Bài Tập Thảo Luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TẬP THẢO LUẬN


Bộ môn: Luật Hình Sự - phần tội phạm.

Thực hiện: Nhóm 6 – Lớp CLCQTL47A


Tên Thành viên Mã số sinh viên
Lý Diệu Huy 2253401020090
Đặng Quang Lộc 2253401020126
Trần Kim Bảo Phúc 2253401020197
Đặng Vi Tiến 2253401020255
Hồ Bùi Văn Trung 2253401020279
Vũ Hoàng Phương Vy 2253401020304
Phần nhận định:

Nhận định 25: Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội
chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS).

=> Nhận định Đúng. Hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu
thành Tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS. Nếu hành vi dùng vũ lực
chống người thi hành công vụ đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người thi hành
công vụ thì sẽ cấu thành các tội khác theo tinh thần tại Mục 5 Chương VI Nghị quyết
04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của BLHS. Chẳng hạn, nếu người
phạm tội giết người thi hành công vụ thì họ bị xử lý về tội giết người theo Điều 123
BLHS, nếu gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe của người thi hành công vụ thì bị xử
lý về tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS 2015) ở những khoản tương ứng.

Nhận định 28: Mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều cấu thành
Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều
340 BLHS).

=> Nhận định Sai. Không phải mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều
cấu thành Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức
(Điều 340 BLHS). Để cấu thành tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu cơ
quan, tổ chức thì hành vi khách quan của Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các
tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340) bao gồm hai hành vi: sửa chữa, làm sai lệch nội
dung và sử dụng giấy tờ đó để thực hiện tội phạm. Người thực hiện hành vi sửa chữa giấy
chứng nhận tài liệu của cơ quan tổ chức chỉ phạm tội này khi họ sử dụng giấy tờ đã bị sửa
chữa thực hiện tội phạm hoặc có tình tiết nhân thân xấu cụ thể là đã bị xử phạt hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm. Ngoài ra, nếu người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn và lợi
dụng chức vụ quyền hạn đó sửa chữa, làm sai lệch vì mục đích vụ lợi hoặc vì động cơ cá
nhân thì cấu thành Tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 BLHS chứ không phải theo
Điều 340 BLHS.

Nhận định 29: Làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức là hành vi chỉ cấu thành Tội
làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS).

=> Nhận định Sai. Không phải mọi trường hợp làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là
hành vi chỉ cấu thành Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS) mà còn
có thể cấu thành tội phạm khác. Nếu người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn và
lợi dụng chức vụ quyền hạn đó sửa chữa, làm sai lệch vì mục đích vụ lợi hoặc vì động cơ
cá nhân thì cấu thành Tội giả mạo trong công tác (điểm b khoản 1 Điều 359 BLHS).
Ngoài ra, căn cứ vào tinh thần mục I.10 Công văn số 212/TANDTC-PC quy định hành vi
làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm
vào 02 khách thể khác nhau được BLHS bảo vệ, nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu
thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS). Do đó, làm giả
giấy tờ của cơ quan, tổ chức không chỉ là hành vi cấu thành Tội làm giả tài liệu của cơ
quan, tổ chức (Điều 341 BLHS) mà còn cấu thành tội phạm khác.

Phần bài tập:

Bài tập 14

Khoảng 14 giờ, Tâm đang ngủ trưa tại nhà thì có Dân, Hoàng, Nghĩa đến chơi. Khi
mọi người đang ngồi chơi thì Dân đề xuất mọi người cùng tham gia đánh bạc bằng hình
thức “đánh xóc đĩa” và được mọi người nhất trí. Tâm đi lấy một bát, một đĩa sứ và một
hột súc sắc.

Đến 16 giờ khi mọi người đang sát phạt nhau thì bị lực lượng công an bắt quả tang.
Tang vật thu giữ gồm: một bát, một đĩa sứ, một hột súc sắc cùng tổng số tiền thu trên
chiếu bạc là 15.000.000 đồng.

Về vụ án này, có 3 quan điểm về việc xác định tội danh đối với Tâm:

Nhóm đồng ý với quan điểm a: Tâm phạm Tội đánh bạc (Điều 321).

- Khách thể: Hành vi của Tâm xâm phạm trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội; đồng thời
ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình người phạm tội.

- Mặt khách quan của tội phạm: Tâm đã có hành vi đánh bạc, cụ thể là dưới hình thức
“đánh xóc đĩa”, tang vật thu giữ gồm: một bát, một đĩa sứ, một hột súc sắc cùng tổng số
tiền thu trên chiếu bạc là 15.000.000 đồng.

- Mặt chủ quan: Tâm thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp do Tâm nhận thức rõ hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đánh bạc.

- Chủ thể: Tâm là chủ thể thường, có đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS

Tâm có cho mượn địa điểm là nhà của mình nhưng số lượng người tham gia là 4 người
(Tâm,Dân, Hoàng, Nghĩa), Dân là người tổ chức (rủ rê, lôi kéo mọi người cùng chơi); chỉ
có 1 chiếu bạc (căn cứ theo tang vật chỉ có 1 bát, 1 dĩa và 1 hột súc xắc) và số tiền thu
được trên chiếu bạc là 15.000.000 đồng. Căn cứ theo điều 322 quy định về tội tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc, chỉ cấu thành tội này khi có 10 người trở lên trong cùng một lúc
hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên và số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000
đồng trở lên. Trong trường hợp trên, mặc dù số tiền dùng để đánh bạc thu được tại hiện
trường là 15 triệu đồng (hơn mức 5 triệu đồng luật định), Tâm đã cung cấp địa điểm đánh
bạc nhưng vẫn chưa thỏa hết các điều kiện: về số lượng người đánh bạc (10 người đánh
bạc trở lên trong cùng một lúc), số lượng chiếu bạc (tổ chức 2 chiếu bạc trở lên trong
cùng một lúc), số tiền dùng để đánh bạc theo quy định tại khoản 1 Điều 322 BLHS 2015.
Vì vậy, nhóm không đồng tình với quan điểm b và c

Bài tập 15

A, B bàn bạc với nhau về việc góp vốn để thu hút người tới đánh bạc. Họ đã thống nhất
góp mỗi người 3,5 triệu làm vốn để thuê xe, chi dùng cho kế hoạch đã bàn. Để đối phó
với cơ quan chức năng, địa điểm đánh bạc luôn được thay đổi. Chúng đã thuê 01 xe ô tô
để chở những người đánh bạc ra ngoại ô thành phố để đánh bạc. Chúng thuê C và D đi
theo đám bạc, canh gác và nhận tiền chung chi của những người đánh bạc với tiền công
150.000 đồng/ngày. H là người bán trà đá dạo. Thấy A, B hay đưa đám bạc ra ngoại
thành đánh bạc nên H xin A được đi theo để bán trà. A đồng ý cho H đi theo đám bạc để
bán trà đá mỗi ngày. Tiền bán trà đá H không phải chung chi gì cho A, B.
Vụ việc bị phát giác. Công an bắt giữ được A, B, C, D, H và 10 người đánh bạc. Công an
đã thu giữ 14.500.000 đồng trên chiếu bạc; thu giữ được 13.500.000 trên người của
những người tham gia đánh bạc; thu giữ được 8.000.000 đồng trong bóp tiền của A.
1. Anh (chị) hãy xác định số tiền đánh bạc trong vụ án này. Biết rằng, những người đánh
bạc thừa nhận số tiền trên người của họ là để dùng để đánh bạc, A khai rằng số tiền 8
triệu trong bóp của A là tiền vợ đưa để mua xe Honda và A không dùng số tiền đó để
đánh bạc. Kết quả điều tra xác định lời khai của A là đúng sự thật.
2. Anh (chị) hãy xác định A, B, C, D và H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?
3. Hành vi của những người tham gia đánh bạc có cấu thành tội phạm không? Nếu có thì
phạm tội gì? Tại sao?
Bài làm
1. Số tiền đánh bạc được xác định căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị
quyết số 01/2010/NQ-HĐTP:
- Số tiền đánh bạc là tiền được thu giữ trực tiếp trên chiếu bạc và tiền thu giữ được
trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh
bạc. Do đó, tổng số tiền dùng để đánh bạc ở đây là 14.500.000 +
13.500.000=28.000.000 đồng. Số tiền 8.000.000 trong bóp của anh A được cơ
quan điều tra xác minh là được sử dụng với mục đích mua xe Honda nên không
được tính vào số tiền đánh bạc.
2. Cả A,B,C,D,H đều phạm tội. Trong đó,
A. A và B phạm Tội tổ chức đánh bạc theo Điều 322 BLHS
- Mặt khách quan:
+ Khách thể: A và B xâm phạm trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội.
+ Hành vi: A và B đã tổ chức cho 10 người đánh bạc trong cùng một lúc mà tổng số
tiền dùng đánh bạc trị giá 28 triệu. Hành vi này được thể hiện qua việc A và B
cùng hùng tiền thuê xe chở những người đánh bạc ra ngoại ô thành phố để đánh
bạc trái phép.
+ Chủ thể: A và B là chủ thể thường, có đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS
- Mặt chủ quan:
+ Mối quan hệ nhân quả: HÀnh vi tổ chức đánh bạc của A và B đã dẫn đến việc
đánh bạc của 10 cá nhân.
+ Lỗi : hành vi của A và B là lỗi cố ý.
+ Tính đồng phạm: A và B là người tổ chức.
B. C và D phạm Tội tổ chức đánh bạc theo Điều 322 BLHS.
+ Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội.
+ Mặt khách quan: hành vi của C và D chỉ là đi theo những người đánh bạc, canh
gác và nhận tiền chung chi - những công việc liên quan đến chuỗi hành vi “tổ chức
đánh bạc” của A và B. Các hành vi: góp vốn, lên kế hoạch, thuê xe chở người
đánh bạc, bố trí canh gác, phục vụ đánh bạc. Do đó, C và D ở đây được xác định là
người thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc.
+ Chủ thể: C và D là chủ thể thường, có đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS
- Mặt chủ quan:
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi của C và D giúp sức cho A và B tổ chức và vận
hành gá bạc.
+ Lỗi: Hành Vi của C và D là lỗi cố ý
+ Tính đồng phạm: C và D phạm tội đồng phạm theo hình thức người giúp sức, cụ
thể là giúp sức về mặt vật chất.
C. H phạm Tội che giấu việc đánh bạc trái phép theo điểm c khoản 3 Điều 28 Nghị định
số 144/2021/NĐ-CP.
+ Hành vi khách quan: H là người bán trà đá dạo. Thấy A, B hay đưa đám bạc ra
ngoại thành đánh bạc nên H xin A được đi theo để bán trà. A đồng ý cho H đi theo
đám bạc để bán trà đá mỗi ngày.
+ Bởi vì H đã biết hành vi đưa những người đánh bạc của A ra ngoại thành nhưng lại
không tố cáo với cơ quan nhà nước mà lại xin đi theo để bán trà. H biết hành vi
của mình là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình che giấu nhằm mục đích vụ lợi.
- Mặt chủ quan:
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi che giấu vị vụ lợi của H đã giúp cho A và B thực
hiện tội tổ chức đánh bác, gá bạc.
+ Lỗi: Lỗi của H là lỗi cố ý, H biết hành vi của mình là trái luật và nguy hiểm cho xã
hội, nhưng H vẫn quyết định che giấu cho hành vi của A và B.

3. Hành vi của những người tham gia đánh bạc có cấu thành tội phạm và tội ở đây là
Tội đánh bạc theo Điều 321 BLHS
- Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội.
- Mặt khách quan: được đưa đến địa điểm đánh bạc và thực hiện các hành vi đánh
bạc mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Chủ thể: chủ thể thường, có đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý, các cá nhân đánh bạc biết rõ hành vi của mình là xâm
phạm đến an toàn, trật tự an ninh xã hội nhưng họ vẫn quyết định làm.

Bài tập 16

A là gái mại dâm. B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm. Sau khi thỏa thuận giá cả
là 200.000 đồng, A đưa B và C đến nhà D là người cho A thuê chỗ để hành nghề. Sau khi
hành lạc xong B giả quên tiền nên yêu cầu về nhà lấy tiền trả cho A và để lại giấy chứng
minh nhân dân (CMND) làm tin. A chờ không thấy B và C đến nên đã đến địa chỉ ghi
trong giấy CMND thì người có giấy CMND là một thanh niên khác và có nói anh bị mất
giấy CMND. A tìm kiếm, phát hiện ra chỗ ở của B, C và yêu cầu công an giải quyết về
hành vi của B và C.

Anh (chị) hãy xác định có tội phạm trong vụ việc này hay không với giả định:

a. A là người dưới 16 tuổi.

b. A là người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi.

c. A là người trên 18 tuổi.

a. A là người dưới 16 tuổi

- Trường hợp A là người dưới 13 tuổi: Thì B, C phạm tội Hiếp dâm theo
- · Nếu A là người dưới 13 tuổi thì B,C,D phạm tội Hiếp dâm (điểm b khoản 1
điều 142 BLHS 2015)
- Cspl: Điều 142 BLHS 2015.
- - Khách thể: Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm.
- - Đối tượng tác động : A - người dưới 13 tuổi
- - Mặt khách quan: B, C đã thực hiện việc giao cấu với A.
- - Mặt chủ quan: B và C nhận thức được hành vi giao cấu của mình là trái pháp
luật.: B và C vẫn cố ý thực hiện hành vi đó dù biết là hành vi đó sẽ gây ảnh hưởng
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của A.
- - Chủ thể: B và C là chủ thể đặc biệt, đủ 18 tuổi trở lên và đủ năng lực chịu TNHS
- - D là đồng phạm của B,C với vai trò là người giúp sức căn cứ theo khoản 3 điều
17. Vì D đã cung cấp vật chất cụ thể là nơi để thực hiện, còn B và C là người trực
tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật
- Trường hợp A là người đủ 13 đến dưới 16 tuổi: Thì B, C phạm tội mua
- · Nếu A là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì B,C phạm tội mua dâm người
dưới 18 tuổi căn cứ theo điều 329 BLHS
- Cspl : điều 329 BLHS 2015
- - Khách thể: Trật tự an toàn công cộng và sự phát triển bình thường, lành mạnh về
thể chất và tinh thần của người chưa thành niên.
- - Đối tượng tác động: A – người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi
- - Mặt khách quan: B, C đã thực hiện việc mua dâm đối với A.
- - Chủ thể: B và C là chủ thể đặc biệt, đủ 18 tuổi trở lên và đủ năng lực chịu TNHS.
- - Mặt chủ quan: B, C nhận thức được hành vi mua dâm của mình là trái pháp luật,
tuy nhiên B và C vẫn cố ý thực hiện hành vi đó
-

b. A là người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi.

- B và C phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi theo Điều 329 BLHS.
- Cspl: điều 329 BLHS 2015
- - Khách thể: Trật tự an toàn công cộng và sự phát triển bình thường, lành mạnh về
thể chất và tinh thần của người chưa thành niên.
- - Đối tượng tác động : A - người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi
- - Mặt khách quan: B, C đã thực hiện việc mua dâm đối với A.
- - Chủ thể: B và C là chủ thể đặc biệt là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- - Mặt chủ quan: B, C nhận thức được hành vi mua dâm là trái pháp luật, tuy nhiên
B và C vẫn cố ý thực hiện hành vi đó
-

c. A là người trên 18 tuổi

- Vì A, B, C đều trên 18 tuổi và có hành vi mua bán dâm, đây là tội ít nghiêm trọng
nên sẽ bị xử phạt hành chính dựa tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi. B, C, A
sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003
và Nghị định 144/2021/NĐ-CP
-
- Trong cả ba trường hợp thì D (trừ trường hợp nếu A dưới 13 tuổi) phạm tội Chứa
mại dâm theo Điều 327 BLHS 2015.
- - Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến trật tự công cộng; đồng thời xâm phạm
đạo đức, nếp sống văn minh và thuần phong mỹ tục.
- - Mặt khách quan của tội phạm: Đây là tội phạm có cấu thành hình thức. D có
hành vi cho A thuê nhà để thực hiện hành vi bán dâm.
- - Chủ thể: mặc định D là chủ thể thường, đủ tuổi và đủ năng lực TNHS
- - Mặt chủ quan: D thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp: D biết rõ hành vi cho A
thuê nhà để thực hiện hành vi bán dâm là trái pháp luật nhưng D vẫn cố ý thực
hiện hành vi đó

Bài tập 19

Sau khi nhậu xong, A chở B và C không đội nón bảo hiểm phóng nhanh, lạng lách
trên đường. Thấy vậy, T và H là chiến sĩ đội tuần tra giao thông đuổi theo, ép xe của A
vào lề đường và yêu cầu xuất trình giấy tờ. A liền xuống xe, mở cốp lấy cây mã tấu dài
khoảng 35cm chạy tới chém liên tiếp vào H. T rút súng ra để giải nguy cho đồng đội thì
ngay lập tức bị B xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T dọa bắn, T hoảng
sợ chạy vào con hẻm gần đó. Sau khi thấy H nằm bất động và T đã bỏ chạy. A, B, C dùng
mã tấu, gạch, đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5
triệu đồng) mà T và H đang sử dụng rồi lên xe bỏ trốn cùng với khẩu súng mà B lấy của
T. Anh H sau đó được đưa cấp cứu nhưng đã tử vong do đa vết thương ở đầu và bụng.

Anh (chị) hãy xác định tội danh trong tình huống trên và giải thích tại sao?

Hành vi của A, B, C mang tính chất đồng phạm về các tội theo Đ123, 133, 178, 304,
330.

A. Các tội A phạm

A phạm tội giết người theo điểm d, khoản 1 Điều 123. Theo

- Mặt khách quan:


+ Khách thể: Tính mạng của CSGT H
+ Hành vi khách quan: “A liền xuống xe, mở cốp lấy cây mã tấu dài khoảng 35cm
chạy tới chém liên tiếp vào H”, “anh H sau đó được đưa cấp cứu nhưng đã tử vong
do đa vết thương ở đầu và bụng”.
+ Cường độ tấn công của A là liên tục vào dồn dập, biểu hiện qua hành vi chém liên
tiếp vào người H, không cho thấy được yếu tố chỉ muốn gây thương tích. Vị trí tấn
công của A là ở đầu và bụng, là vị trí trọng yếu trên cơ thể. Vũ khí của A cũng là
yếu tố khẳng định tội của A là tội giết người vì thay vì có thể lập tức xuống xe và
dùng tay không chống trả, A đã “mở cốp lấy cây mã tấu dài khoảng 35cm”, thể
hiện ý chí là muốn giết người.
- Mặt chủ quan:
+ Mối quan hệ nhân quả: A lấy cây mã tấu dài khoảng 35cm chạy tới chém liên tiếp
vào H dẫn đến H tử vong khi được đưa đi cấp cứu do vết thương ở đầu và bụng.
+ Lỗi: Đây là lỗi cố ý trực tiếp do A biết rõ hành vi của mình xâm phạm đến tính
mạng của người khác, A biết nhưng vẫn làm. Hành vi giết người của A đạt đến
giai đoạn kết thúc.

B. Các lỗi B phạm

1. B phạm tội đe dọa giết người theo điểm c khoản 2 Điều 133.
- Mặt khách quan
+ Khách thể: Khách thể của tội phạm của B là tính mạng của CSGT T.
+ Hành vi khách quan:T rút súng ra để giải nguy cho đồng đội thì ngay lập tức bị B
xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T dọa bắn
+ Việc chĩa súng vào đầu T thể hiện việc làm làm cho cảnh sát T cảm thấy sự đe dọa
rằng sẽ bị tước bỏ tính mạng, thể hiện qua hành vi của CSGT T là T hoảng sợ,
chạy vào con hẻm nhỏ gần đó.
- Mặt chủ quan
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi tước và chĩa súng vào CSGT T dẫn đến CSGT T
cảm thấy bị đe dọa .
+ Lỗi: Lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp, B biết rõ hành vi của mình sẽ đe dọa đến tính
mạng của CSGT T và nguy hiểm cho xã hội, nhưng B vẫn làm.
2. B phạm tội chống người thi hành công vụ theo khoản 1, Điều 330.
- Mặt khách quan
+ Khách thể: Hoạt động quản lý nhà nước, xã hội. Ở đây là Hoạt động của CSGT
TH và H đang thực hiện nhiệm vụ quản lí trật tự giao thông.
+ Hành vi khách quan.: “T rút súng ra để giải nguy cho đồng đội thì ngay lập tức bị
B xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T dọa bắn, T hoảng sợ chạy
vào con hẻm gần đó. Sau khi thấy H nằm bất động và T đã bỏ chạy”.
+ Hành vi trên làm cho T bị đe dọa sẽ dùng vũ lực bởi B nên đã không thể thực hiện
nhiệm vụ.
- Mặt chủ quan:
+ Mối mối quan hệ nhân quả : Hành vi đe dọa của B khiến T không dám thực thực
hiện nhiệm vụ của mình nữa.
+ Lỗi: Lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp, B biết rõ ràng hàn hành vi của mình xâm phạm
đến việc quản lí của nhà nước và là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng B vẫn
thực hiện. Do tội này là tội phạm cấu thành hình thức nên chỉ cần hành vi khách
quan, đó là chĩa súng dọa bắn CSGT T của B.
3. B phạm tội chế tạo, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự theo khoản 1 ĐIều 304
- Mặt khách quan
+ Khách thể:Khách thể của tội này là việc xâm phạm chế độ quản lí của nhà nước về
vũ khí quân dụng.
+ Hành vi khách quan:T rút súng ra để giải nguy cho đồng đội thì ngay lập tức bị B
xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T dọa bắn, B lấy khẩu súng
của T rồi bỏ chạy.
- Mặt chủ quan
+ Mối quan hệ nhân quả: B lấy được từ tay T khẩu súng rồi bỏ chạy, dấn đến T bị
lấy mất vũ khí quân dụng.
+ Lỗi: Lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp. B biết rõ hành vi của mình khi chiếm đoạt vũ
khí quân dụng là vi phạm đến quản lí nhà nước về vũ khí quân dụng và nguy hiểm
cho xã hội như B vẫn làm.

C. các lỗi của C: C phạm tội thuộc đồng phạm với A, B.

D. Tội A, B, C là đồng phạm.

A, B, C phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điểm c khoản 1
Điều 278.

- Mặt khách quan:


+ Khách thể: Xe CSGT.
+ Hành vi khách quan: A, B, C dùng mã tấu, gạch, đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe
chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu đồng)
+ Hành vi của A, B, C đáng lẽ sẽ không bị xét vào tội hình sự, nhưng vì đối tượng
phạm tội của A là xe CSGT, là phương tiện của lực lượng CSGT bảo vệ an ninh
trật tự. Nên hành vi trên của A đã đủ điều kiện để tính vào điểm c “Gây ảnh hưởng
xấu đến an ninh, trật tự, án toàn xã hội.
- Mặt chủ quan
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của A đập xe đã làm xe CSGT bị thiệt hại 5 triệu.
+ Lỗi: lỗi của A, B, C là lỗi cố ý trực tiếp, A, B, C biết rõ hành vi trên của mình sẽ
gây thiệt hại nhưng vẫn quyết định làm.

Bài tập 24

A đã thuê B làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng số tiền phải chi
trả cho số giấy tờ này là 530 triệu đồng. A đã dùng 9 tờ giấy giả này để vay tiền của 8
người với số tiền hơn 40 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, A đã đổi chỗ ở, cắt đứt mọi liên lạc.
A bị cơ quan công an điều tra bắt giữ sau đó.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?

A phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo điểm c khoản 3 Điều
341.
- Mặt khách quan
+ Chủ thể : Hành vi của A xâm phạm hoạt đến hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ
quan, tổ chức .
+ Hành vi khách quan: A đã thuê B làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
với tổng số tiền phải chi trả cho số giấy tờ này là 530 triệu đồng,
+ A đã dùng 9/13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà mình làm giả để vay tiền
của 8 người với tổng số tiền thu lợi bất chính hơn 40 ty đồng, nên đủ điều kiện để
áp dụng Điều khoản trên.
- Mặt chủ quan
+ Mối quan hệ nhân quả:Việc A dùng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả đã
thu lợi bất chính cho A hơn 40 tỷ.
+ Lỗi: Hành vi của A là lỗi cố ý trực tiếp. A biết rõ hành vi của mình là trái luật và
nguy hiểm cho xã hội, nhưng A vẫn quyết định dùng số giấy tờ giả trên.
A phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 4 ĐIều 174.
- Mặt khách quan
+ Chủ thể Hành vi của A đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu đối
với tài sản của họ.
+ Hành vi khách quan: A đã dùng 9 tờ giấy giả này để vay tiền của 8 người với số
tiền hơn 40 tỷ đồng.
+ A đã dùng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả trên để lừa đảo 8 người, làm
cho học tin rằng chỗ giấy tờ của A là thật để vay được 40 tỷ đồng.
- Mặt chủ quan
+ Mối quan hệ nhân quả:HÀnh vi của A dùng 9/13 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất giả để lừa đảo đã chiếm đoạt hơn 40 tỷ đồng của 8 nạn nhân.
+ Lỗi: Hành vi của A là lỗi cố ý trực tiếp. A biết hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
của mình là trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng A vẫn thực hiện
với cả 8 người.
B phạm tội làm giả con dấu , tài liệu của cơ quan tổ chức (Đ341).
- Mặt khách quan
+ Chủ thể: Hành vi của B xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức.
+ Hành vi khách quan: A đã thuê B làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
với tổng số tiền phải chi trả cho số giấy tờ này là 530 triệu đồng.
- Mặt chủ quan:
+ Mối quan hệ nhân quả: Việc B chấp nhận làm giả số giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho A đã dẫn đến hậu quả A dùng số giấy tờ trên để lừa đảo 8 người.
+ Lỗi: hành vi của B là lỗi cố ý trực tiếp. B biết rõ hành vi làm giả của mình là trái
pháp luật và nguy hiểm cho xã hội, nhưng B vẫn quyết định in.

You might also like