Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH


‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑ ‑

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP VINFAST

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC


LỚP:A04
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: VŨ NGỌC BÍCH
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 5

Vũ Thùy Dương MSSV: 225143369


Đỗ Thị Anh Thư MSSV: 225220292
Nguyễn Hoàng Hà MSSV: 225143020
Nguyễn Thị Thùy Uyên MSSV: 225084266

Năm học: 2023-2024 ; Học kỳ: 1A


TPHCM, ngày 16 tháng 10 năm 2023
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP........................................................ 1
1. Về doanh nghiệp ................................................................................. 1
2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi ....................................................... 2
3. Giải thưởng đạt được .......................................................................... 2
4. Phát triển bền vững ............................................................................. 3
II. SWOT “Môi trường hoạt động của doanh nghiệp” ........................... 4
1. Strengths (Điểm mạnh): ...................................................................... 4
2. Weaknesses (Điểm yếu): .................................................................... 4
3. Opportunities (Cơ hội): ....................................................................... 5
4. Threats (Mối đe dọa): ......................................................................... 5
5. Phân tích môi trường doanh nghiệp: ................................................... 6
III. LUẬN CỨ LÍ THUYẾT ....................................................................... 7
1. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc ........................................................ 7
2. Một số vấn đề khoa học trong công tác tổ chức .................................. 8
3. Xây dựng cơ cấu tổ chức .................................................................. 10
4. Các mô hình tổ chức thông dụng ...................................................... 11
IV. LUẬN CỨ THỰC TIỄN .................................................................... 15
1. Cơ cấu tổ chức theo trực tuyến ......................................................... 15
2. Cơ cấu tổ chức theo địa lý ................................................................ 17
3. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm ........................................................ 18
V. NHẬN XÉT QUẢN TRỊ .................................................................... 20
VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................ 20
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 (Logo VinFast) ........................................................................... 2
Hình 2 (Cơ cấu tổ chức theo trực tuyến của VinFast) ........................... 15
Hình 3 (Cơ cấu tổ chức theo địa lý của VinFast) .................................. 17
Hình 4 (Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm của VinFast) ............................ 18
1

I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

1. Về doanh nghiệp

Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast (VinFast) thuộc
tập đoàn VinGroup. Đây là thương hiệu ô tô chạy bằng điện đầu tại Việt Nam
và cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động trọng tâm của tập đoàn
VinGroup. Là nền móng của ngành công nghiệp phương tiện giao thông bằng
điện tại Việt Nam, sản phẩm chủ lực mà VinFast hướng đến là hệ thống phương
tiện giao thông thông minh.
Năm 2017, VinFast được quyết định thành lập trong dự án tổ hợp sản xuất ô tô,
xe máy tại khu kinh tế trọng điểm Đình Vũ - Cát Hải thuộc thành phố Hải
Phòng.
Năm 2018, VinFast trình làng hai mẫu ô tô đầu tiên là Lux A2.0 và SUV Lux
SA2.0 của VinFast được chính thức ra mắt tại triển lãm Paris Motor Show 2018.
Năm 2019, ra mắt mẫu xe máy điện Ludo, Impes và Klara.
Năm 2020, ra mắt mẫu xe SUV V8: President.
Năm 2021, ra mắt 5 mẫu xe ô tô, xe máy thuần điện và công bố kế hoạch, tầm
nhìn toàn cầu. Tiếp theo đó, Green Bus - mẫu xe buýt điện đầu tiên của VinFast
được khai trương và vận hành tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm hướng đến sự
phát triển toàn cầu, VinFast chính thức có mặt tại 5 thị trường Bắc Mỹ và châu
Âu.
Năm 2022, VinFast liên tục nhận về các giải thưởng trong ngành và đánh dấu
sự phát triển tại thị trường Mỹ bằng việc thành lập nhà máy sản xuất ô tô đầu
tiên tại bang Bắc Carolina.
2

Logo thương hiệu mang ý nghĩa “Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo
- Tiên phong”

Hình 1: Logo VinFast

2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

2.1. Tầm nhìn


“Trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng
xe điện toàn cầu”
2.2. Sứ mệnh
“Vì một tương lai xanh cho mọi người”
2.3. Giá trị cốt lõi
“Sản phẩm giá tốt, hậu mãi, đẳng cấp vượt trội”

3. Giải thưởng đạt được

● Giải "Xe của năm" (Car of the Year): VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0
(Vietnam Motor Show 2018).
● Giải thưởng "Khởi nghiệp tiêu biểu của năm" (Startup of the Year) -
Techfest Vietnam 2018.
● Giải thưởng "Công ty khởi nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam" (Best Startup
in Vietnam) - Vietnamese Talent Awards 2018.
3

● Giải thưởng "Doanh nghiệp inovasi hàng đầu Việt Nam" (Top Innovative
Business in Vietnam) - Innovation Summit Vietnam 2019.
● Giải "Thương hiệu mới xuất sắc nhất" (Best New Brand): Asia Pacific
Stevie Awards 2019.
● Giải thưởng "Công ty khởi nghiệp đột phá nhất năm" (Most Disruptive
Startup Company of the Year) - Best Startup Awards 2019.
● Giải "Xe điện của năm" (Electric Car of the Year): VinFast VF e34
(Vietnam Motor Show 2020).
● Giải "Thương hiệu mới xuất sắc nhất" (Best New Brand): A' Design
Award & Competition 2020-2021.

4. Phát triển bền vững

4.1. Chiến lược phát triển bền vững


Chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của thị trường xe điện trên thế giới , đặc
biệt là ở các nước Châu Âu và Mỹ, Việt Nam vẫn đang là một quốc gia “non
trẻ” với những thành tựu bước đầu về lĩnh vực xe điện. Với mục tiêu đạt 50%
người dùng sử dụng xe điện vào năm 2030, Việt Nam đã và đang nỗ lực hơn
trong việc hoàn thiện những chính sách thúc đẩy, thay đổi nhận thức người
dùng, cũng như cải tiến, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
VinFast đã có những chiến lược để phát triển bền vững như sau:
● Các chính sách được cụ thể hóa nhằm thúc đẩy người dân sử dụng xe
điện.
● Từng bước thay đổi nhận thức của người dân về xe điện, khiến người
dùng “cởi mở” hơn.
● Từng bước hoàn thiện các hệ sinh thái xe điện.
● Tầm nhìn dài hạn và sự đầu tư của doanh nghiệp.
4.2. Giải thưởng doanh nghiệp bền vững
4

“Hà Nội, ngày 08/11/2022, VinFast đón nhận danh hiệu “Doanh nghiệp Bền
vững - Corporate Sustainability Champions” do Hội đồng giải thưởng ORIGIN
Innovation Awards 2022 bình chọn. Bên cạnh việc ghi nhận những đóng góp
nổi bật cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Hội đồng Liên hợp quốc, giải
thưởng khẳng định mạnh mẽ cam kết của VinFast với sứ mệnh “vì một tương
lai xanh cho mọi người”.”

II. SWOT “Môi trường hoạt động của doanh nghiệp”

SWOT là một phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá các yếu tố nộ
vi và ngoại vi ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Dưới đây là SWOT phân tích môi
trường hoạt động của Vinfast:

1. Strengths (Điểm mạnh):

− Sở hữu tài chính mạnh mẽ từ Vingroup, một tập đoàn đa ngành hàng đầu
ở Việt Nam.
− Có dòng sản phẩm với đa dạng các mẫu xe ô tô điện, xe máy điện và xe
bus điện.
− Sản xuất tại Việt Nam, thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường nội địa và
khu vực Đông Nam Á.
− Sử dụng công nghệ tiên tiến và đổi mới trong việc phát triển xe điện
− Sản phẩm công nghệ cao với chất lượng và thiết kế đẳng cấp quốc tế.

2. Weaknesses (Điểm yếu):

− Mới ra mắt trên thị trường ô tô và xe máy (ra đời năm 2017), không có
sự thừa nhận và lòng tin từ khách hàng so với các thương hiệu nổi tiếng
khác.
5

− Do là một thương hiệu mới, Vinfast còn thiếu kinh nghiệm so với các
đối thủ cạnh tranh lâu dài.
− Cần nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển để cạnh tranh với các
đối thủ lớn.
− Hạn chế về quy mô sản xuất so với các công ty sản xuất ô tô toàn cầu.
− Hệ thống cung ứng thành phần xe hơi có thể gặp khó khăn

3. Opportunities (Cơ hội):

− Tăng trưởng nhanh chóng của thị trường ô tô và xe máy điện do yêu cầu
bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
− Chính sách hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam cho phát triển xe điện và công
nghệ mới.
− Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và
trên thế giới.
− Nhu cầu ô tô tăng cao ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, cung cấp
một cơ hội phát triển mới cho VinFast.
− Sự chuyển đổi đến ô tô điện và các công nghệ tiên tiến khác tạo ra cơ hội
cho VinFast để trở thành một thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực này.

4. Threats (Mối đe dọa):

− Cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất xe hơi quốc tế đã có mặt lâu đời
và sử hữu thương hiệu mạnh
− Biến đổi nhanh chóng của công nghệ và yếu tố kỹ thuật, đòi hỏi Vinfast
phải cập nhật và thích ứng nhanh chóng.
− Tiềm năng xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc biến đổi chính trị, ảnh
hưởng đến ngành công nghiệp ô tô và xe máy.
6

− Biến đổi của môi trường kinh doanh, bao gồm thay đổi chính sách, quy
định, thuế và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
VinFast.

5. Phân tích môi trường doanh nghiệp:

5.1. Môi trường vi mô:


Cạnh tranh cục bộ: VinFast phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất
ô tô quốc tế đã có mặt lâu đời ở thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Điều này đòi hỏi VinFast phải tìm cách phát triển sản phẩm và dịch vụ độc đáo
để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.
Nhà cung cấp và đối tác: Mối quan hệ với các nhà cung cấp thành phần xe
hơi, đối tác liên kết và đại lý phân phối là rất quan trọng cho VinFast. Doanh
nghiệp cần thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác chiến lược để
đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và tiết kiệm chi phí.
Khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu và yêu cầu của khách hàng sẽ giúp VinFast tạo
ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Điều này có thể đòi hỏi VinFast nắm
bắt được xu hướng và thị hiếu của thị trường, đồng thời cải thiện chất lượng và
dịch vụ để tăng cường lòng tin của khách hàng.
Lực lượng lao động: Tìm kiếm và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao là
một thách thức cho VinFast. Doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm
việc thu hút và đầy thử thách, đồng thời đảm bảo cung cấp các chính sách phúc
lợi hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng.
5.2. Môi trường vĩ mô:
Chính sách và quy định: Vinfast phải tuân thủ các quy định và pháp luật liên
quan đến ngành công nghiệp xe hơi, bao gồm các quy định về an toàn xe, tiêu
chuẩn khí thải và quy định về nhập khẩu và xuất khẩu. Sự thay đổi trong chính
sách có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và kinh doanh của Vinfast.
7

Kinh tế: Sự phát triển của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tạo ra cơ hộ và
thách thức cho Vinfast. Nhu cầu mua xe hơi tăng cao cùng với thu nhập tăng
cũng có thể thúc đẩy tiêu thụ xe hơi. Tuy nhiên, thị trường cũng mang tính cạnh
tranh cao và biến đổi nhanh chóng.
Xã hội và văn hóa: VinFast cần hiểu và tương tác tốt với xã hội và văn hóa địa
phương. Điều này bao gồm việc tạo dựng một hình ảnh tích cực trong cộng
đồng và tham gia vào các hoạt động xã hội để tạo lòng tin và sự ủng hộ từ phía
khách hàng và cơ quan chính phủ.

III. LUẬN CỨ LÍ THUYẾT

1. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc


1.1. Khái niệm về chức năng tổ chức
Chức năng tổ chức là việc lựa chọn những công việc, những bộ phận vào giao
cho mỗi bộ phận một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm cần thiết để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.
Chức năng tổ chức thường được biểu hiện là cơ cấu tổ chức quản trị. Cơ cấu tổ
chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và có
những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp nhằm bảo
đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định
1.2. Vai trò của chức năng tổ chức
Thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho
công tác quản trị. Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử
dụng con người với tính chất là con người phát triển toàn diện, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập sáng
tạo của nhà quản trị. Vì vậy chức năng tổ chức là cốt lõi của quy trình quản trị.
1.3. Nguyên tắc của chức năng tổ chức
8

Nguyên tắc thống nhất chỉ huy: mỗi người thừa hành chỉ có một người cấp
trên và chỉ báo cáo, nhận lệnh của người đó thôi.
Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu: bộ máy tổ chức chỉ được xây dựng khi
chúng ta có mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức đó.
Nguyên tắc hiệu quả: bộ máy phải có kết quả hoạt động cao nhất với chi phí
thấp nhất.
Nguyên tắc cân đối: các bộ phận xây dựng phải cân đối giữa quyền hành và
trách nhiệm; đồng thời phải cân đối khối lượng công việc giữa các bộ phận.
Nguyên tắc linh hoạt: tổ chức phải thích nghi, đáp ứng được với những biến
động của môi trường bên ngoài.

2. Một số vấn đề khoa học trong công tác tổ chức

2.1. Chuyên môn hoá công việc


Mỗi cá nhân hoàn thành mỗi bước trong công việc được chia nhỏ .
Tạo ra hiệu quả cao. Tuy nhiên, chuyên môn hoá quá sâu dễ dẫn đến nhàm
chán. Do đó, công việc giảm sút, hiệu quả kém.
2.2. Tầm hạn quản trị( tầm hạn kiểm soát)
Nhà quản trị cấp cao có thể quản trị một cách tốt nhất số lượng nhân viên cấp
dưới
Quản trị thoả đáng, đạt hiệu quả cao
2.3. Chuỗi mệnh lệnh
Chuỗi mệnh lệnh là cơ sở thể hiện một chuỗi quyền lực liên kết những nhân
viên trong tổ chức. Diễn tả cơ cấu quyền lực của tổ chức và chỉ ra mối liên hệ
báo cáo trực tiếp trong cơ cấu tổ chức
Thể hiện qua 2 nguyên tắc:
Tính duy nhất của mệnh lệnh: nhân viên chỉ nhận mệnh lệnh duy nhất từ cấp
trên trực tiếp của mình
9

Tính đa hướng: chỉ rõ tuyến quyền lực trong tổ chức bao gồm tất cả mọi người
● Quyền lực:
Quyền lực là phương tiện để tác động lên suy nghĩ và hành động của người
khác. Quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập trong hoạt động dành cho một
người để tạo ra khả năng sử dựng những quyết đoán của họ thông qua việc trao
cho họ quyền ra các quyết định hay đưa ra các chỉ thị
Được nhận dạng thông qua 3 đặc trưng:
Quyền lực được gắn với vị trí chứ không phải con người (tính chính thức và
hợp pháp của chức vụ)
Quyền lực được phân cấp từ trên xuống dưới theo chiều dọc của hệ thống cấp
bậc
Quyền lực phải được sự chấp nhận của cấp dưới
Mối quan hệ giữa sử dụng quyền lực của nhà quản trị với thái độ của người lao
động:
Mua chuộc: nhân viên làm việc mưu cầu, tính toán
Cưỡng bức: nhân viên sợ nhưng làm việc hời hợt, hiệu quả công việc thấp
Kết thân, xem nhau như đồng nghiệp: nhân viên làm việc bằng tâm huyết, xem
nhau như gia đình. Góp phần đẩy hiệu suất công việc lên cao, hiệu quả
Quyền lực theo tuyến và quyền lực tham mưu:
Nhận thức rõ giữa sự khác biệt và quyền lực theo tuyến và tham mưu là một
vấn đề quan trọng trong nhiều tổ chức vì nó cho phép nhận dạng một nhà quản
trị nào đó đang làm việc theo tuyến cấp bậc hay ở bộ phận tham mưu trong cơ
cấu tổ chức. Các bộ phận theo tuyến thực hiện các công việc nhằm hoàn thành
các mục đích và nhiệm vụ của tổ chức đó
Quyền lực theo tuyến thể hiện quyền lực chính thức của người đó trong việc
chỉ huy và kiểm soát nhân viên theo tuyến đã được giao
10

Quyền lực tham mưu có mức độ hẹp hơn là quyền cung cấp lời khuyên và dịch
vụ cho các nhà quản lý khác
● Trách nhiệm
Trách nhiệm là một trong những mặt của vấn đề quyền lực. Yêu cầu người đó
phải thực hiện nghĩa vụ và gánh chịu hậu quả( kết quả ) trong công việc của
mình
Trách nhiệm báo cáo là một cơ chế được sử dụng để tạo sự tương thích giữa
quyền lực và trách nhiệm
2.4. Phân quyền trong quản trị
Phân quyền hay còn gọi ủy quyền là tạo cho mọi người quyền hành và trách
nhiệm để thực hiện một hoạt động nhất định.
Giao quyền có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng. Việc giao quyền có thể bị
thu hồi trong những điều kiện cần thiết.
Có 2 loại ủy quyền: ủy quyền chính thức(văn bản) và ủy quyền mặc nhiên.
Nghệ thuật giao quyền:
2.5. Tập trung và phân tán quyền lực
Liên quan đến việc đưa ra:
− Tập trung quyền lực: việc ra quyết định được giao cho các nhà quản trị
cấp cao.
− Phân tán quyền lực: việc ra quyết định được chuyển giao cho cấp thấp
hơn.

3. Xây dựng cơ cấu tổ chức


III.1. Khái niệm về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có mối liên hệ và phụ thuộc
lẫn nhau, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích
chung cho tổ chức.
11

Quy trình thiết kế cơ cấu tổ chức:


− Bước 1: xác định mục tiêu của tổ chức
− Bước 2: xác định các hoạt động cần thiết
− Bước 3: phân chia tổ chức thành các hoạt động
− Bước 4: xác định mối quan hệ giữa các bộ phận
III.2. Các yêu cầu đối với một cơ cấu tổ chức quản trị tối ưu
Xác định số lượng bộ phận và các cấp bậc và phải phù hợp với thực tế, có khả
năng thay đổi nhanh chóng.
Xác định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở mỗi bộ phận.
Mỗi bộ phận có nhiều nhiệm vụ nhưng mỗi nhiệm vụ không thể do nhiều bộ
phận giải quyết.
Xác định các luồng thông tin trong tổ chức, bảo đảm có sự phối hợp giữa các
bộ phận
III.3. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức
− Thống nhất chỉ huy
− Gắn với mục tiêu
− Cân đối
− Hiệu quả
− Linh hoạt

4. Các mô hình tổ chức thông dụng


4.1. Cơ cấu tổ chức trực tuyến (độc lập)
Đặc điểm:
Mỗi cấp quản lý bên dưới chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp.
Ưu điểm:
Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp.
Đảm bảo hiệu lực điều hành của thủ trưởng.
12

hế độ trách nhiệm rõ ràng, có sự thống nhất và tập trung cao.


Nhược điểm:
Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện.
Sự ủy quyền xuống cấp dưới gặp nhiều khó khăn.
Dễ dẫn tới cách quản lý gia trưởng.
4.2. Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Đặc điểm:
Các phòng ban chức năng đều có thể chỉ đạo cho tất cả các cấp dưới, cấp dưới
có nhiều cấp trên trực tiếp. Đây là mô hình chỉ tồn tại dưới dạng lí thuyết
Ưu điểm:
Linh hoạt trong việc sử dụng các chuyên gia giỏi
Nhà quản trị không cần phải giỏi toàn diện về mọi mặt
Tạo cơ hội đào tạo thêm nhiều nhà quản trị.
Nhược điểm:
Vi phạm nguyên tắc mỗi người thừa hành chỉ có một cấp trên trực tiếp, cấp trên
quá nhiều dẫn đến trách nhiệm, quyền hạn không rõ ràng khi phân chia nhiệm
vụ
4.3. Cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng
Đặc điểm:
Giám đốc điều hành, trực tiếp quản lí, đưa ra chính sách mục tiêu tới các phòng
ban, các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm tham vấn, đưa ra lời khuyên
cho giám đốc và giám sát hoạt động của các phòng ban khác
Ưu điểm:
Tuân thủ nguyên tắc mỗi người thừa hành có một cấp trên trực tiếp
Cơ hội, điều kiện đào tạo những nhà quản trị cấp cao trẻ
Nhược điểm:
Thời gian ra quyết định lâu vì phải tham vấn các phòng ban chức năng
13

Thường xuyên họp để truyền tải nội dung, mệnh lệnh xuống cấp dưới
Giám đốc phải giải quyết các vấn đề, mối quan hệ giữa các phòng ban trực tiếp
và chức năng
4.4. Cơ cấu tổ chức theo ma trận
Đặc điểm: Cơ cấu quản lí theo dự án theo chiều ngang được lồng ghép vào cơ
cấu quản lí trực tuyến theo chiều dọc của doanh nghiệp. Khi có sự kiện thì
doanh nghiệp thành lập ban Quản lí dự án theo chiều ngang, khi dự án kết thúc
thì giải tán ban Quản lí dự án, trở về theo cơ cấu quản lí ban đầu.
Ưu điểm:
Điều động nhân sự linh hoạt
Đáp ứng linh hoạt sự biến động trong tình hình sản xuất, kinh doanh của thị
trường
Thành lập, giải thể dễ dàng không gây cồng kềnh cho bộ máy quản lí
Nhược điểm:
Dễ xảy ra tranh chấp, xung đột giữa lãnh đạo với các bộ phận trong quá trình
điều động và làm việc
Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có sức ảnh hưởng lớn, có sự thuyết phục với nhân sự
Phạm vi sử dụng, điều động nhân sự còn hạn chế.
4.5. Cơ cấu tổ chức theo địa lý
Đặc điểm:
Mỗi bộ phận ở từng vị trí địa lý khác nhau sẽ hoạt động như một doanh nghiệp
riêng lẻ nhằm phục vụ cho các tệp khách hàng riêng biệt trong từng vị trí lãnh
thổ khác nhau. Điều đó được thực hiện dựa trên phong tục tập quán, ngôn ngữ,
quy tắc của từng khu vực.
Ưu điểm:
Tận dụng ưu thế riêng của từng thị trường để phát triển
Xác định ưu thế cạnh tranh của từng khu vực
14

Dễ dàng tiếp cận, thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng
Nhược điểm:
Cần sử dụng nhiều nguồn tài nguyên cho việc quản lý từng khu vực
Mỗi bộ phận đều có văn hóa, đặc trưng riêng biệt dẫn đến thiếu mất văn hóa
doanh nghiệp giữa các phòng ban ở các khu vực khác nhau.
4.6. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm - lĩnh vực
Đặc điểm:
Mỗi phòng ban tập trung sản xuất, phát triển một sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực
riêng biệt. Hình thành các đơn vị hoạt động riêng lẻ trong một doanh nghiệp.
Ưu điểm:
Tập trung phát triển sản phẩm tốt sản phẩm
Tạo thị trường riêng cho từng loại sản phẩm
Nhược điểm:
Đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao để sáng tạo, sản xuất hoặc phân
phối sản phẩm tới thị trường
Phát triển và đào tạo nhân sự bị hạn chế
Các phòng ban gặp nhiều khó khăn trong việc hợp tác với nhau
4.7. Cơ cấu tổ chức theo khách hàng
Đặc điểm:
Các phòng ban tập trung phục vụ các tệp khách hàng mục tiêu nhằm thỏa mãn
nhu cầu của từng nhóm khách hàng
Ưu điểm:
Chuyên môn hóa phục vụ nhu cầu từng loại khách hàng
Dễ dàng điều chỉnh dịch vụ phục vụ cho khách hàng
Có sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận nhằm mang lại trải nghiệm tốt cho
khách hàng
Nhược điểm:
15

Quản lý cấp cao nhất gặp khó khăn trong việc kiểm soát các bộ phận
Có thể gây ra sự tranh giành nguồn lực tài nguyên giữa các phòng ban
Nhu cầu số lượng lớn nhân sự có năng lực quản lí chung
4.8. Cơ cấu tổ chức theo mạng lưới ảo
Đặc điểm:
Mạng lưới liên kết giữa các công ty với nhau nhằm thu hẹp quy mô nhằm tập
trung vào lĩnh vực chính dựa trên năng lực, thế mạnh của từng công ty và cắt
giảm, kiểm soát chặt chẽ các chi phí.
Ưu điểm:
Thu hút sự tham gia của các chuyên gia có trình độ cao trên toàn cầu
Cắt giảm chi phí quản lý chung nhờ việc không cần duy trì bộ máy quản lý lớn
Hợp tác chia sẻ quyền lợi giữa các bên, không bị giới hạn bởi nguồn lực của
chính mình
Nhược điểm:
Thiếu sự kiểm soát từ cấp trên, ranh giới giữa các cấp không rõ ràng
Thiếu sự trung thành, sự hợp tác có thể dễ dàng bị phá vỡ do xung đột

IV. LUẬN CỨ THỰC TIỄN

1. Cơ cấu tổ chức theo trực tuyến

Hình 2: Cơ cấu tổ chức theo trực tuyến của VinFast


16

Nhận xét:
Chức năng tổ chức của VinFast có thể được suy ra dựa trên lý thuyết khái niệm
về chức năng tổ chức:
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có trách nhiệm và quyền giám sát đối với Hội
đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty.
Ban tổng giám đốc công ty: Đứng đầu công ty và có trách nhiệm quản lý toàn
bộ công ty.
P. Hành chánh: Chịu nhiệm vụ nghiên cứu và nắm vững các quy định pháp luật
liên quan đến hoạt động của công ty và đảm bảo cho các hoạt động của công ty
luôn phù hợp pháp luật, quản lý việc sử dụng và bảo vệ tài sản của công ty.
P.Kỹ thuật: Có nhiệm vụ thiết lập, vận hành và quản trị toàn hệ thống kỹ thuật
trong công ty.
P.Kế toán: Quản lý tài chính, kế toán và các công việc liên quan đến tài chính
của công ty.
P.Cơ điện: Có vai trò phải lập hồ sơ thiết kế dự án, theo dõi và giám sát các
công trình, sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ điện của công ty.
P.Kế hoạch: Có chức năng quản lý chấ t lươ ̣ng quá trình sản xuấ t kinh doanh,
thực hiê ̣n dự án của doanh nghiê ̣p, đưa ra các kế hoạch cụ thể về sản phẩm cũng
như việc sản xuất.
P.Nghiên cứu PTSP: VinFast có thể tổ chức các hoạt động nghiên cứu và phát
triển để tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến và cải thiện hiệu suất của
sản phẩm.
P.Xuất nhập khẩu: Định hướng chiến lược hoạt động xuất nhập khẩu cho công
ty kết hợp nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, điều hành việc thực hiện các hợp
đồng xuất nhập khẩu cho công ty.
17

P.Marketing: Đối với việc tiếp thị sản phẩm của mình, VinFast phải tổ chức các
hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, xây dựng hệ thống kênh phân phối và các
mối quan hệ với khách hàng.
=> Tóm lại, chức năng tổ chức trực tuyến của VinFast bao gồm ban kiểm soát
và ban tổng giám đốc công ty. Và trong ban tổng giám đốc công ty gồm 8 phòng
làm việc khác nhau như P.Hành chính, kỹ thuật, kế toán, cơ điện, kế hoạch,
nghiên cứu PTSP, xuất nhập khẩu và marketing. Điều này giúp công ty duy trì
hoạt động hiệu quả trong ngành công nghiệp xe hơi và xe gắn máy.
Ưu điểm:
Tuân thủ nguyên tắc do hội đồng quản trị đề ra.
Các phòng ban chỉ nhận lệnh từ cấp trên trực tiếp.
Có sự thống nhất rõ ràng, trách nhiệm với công việc.
Nhược điểm:
Hội đồng quản trị phải có kiến thức toàn diện về mọi mặt.
Quá nhiều phòng ban dễ dẫn đến việc khó quản lý.
Cấp trên dễ dẫn đến cách quản lý gia trưởng.

2. Cơ cấu tổ chức theo địa lý


18

Hình 3: Cơ cấu tổ chức theo địa lý của VinFast


Mạng lưới của VinFast, bao gồm 13 công ty con ở Việt Nam và toàn cầu (gồm
các nước Mỹ, Đức, Canada, Hà Lan, Úc)
Đặc điểm:
Cơ cấu tổ chức theo địa lý phân chia hoạt động theo từng khu vực địa lý nhằm
khai thác những ưu thế của từng khu vực đó, tạo ra một phạm vi hoạt động rộng
khắp tại nhiều quốc gia.
Ưu điểm:
Tận dụng thế mạnh của từng thị trường
Tăng cường sự hiện diện và cung cấp sản phẩm của mình không chỉ trên thị
trường trong nước mà còn trên toàn cầu.
Nhược điểm:
Cần đảm bảo quản lý hiệu quả và giao tiếp mạnh mẽ giữa các công ty con để
đạt được sự phối hợp tốt nhất và mục tiêu chung của mạng lưới.
Cơ chế kiểm soát phức tạp

3. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm

Hình 4: Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm của VinFast


Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
Nhận Xét:
Lợi ích:
19

Tuyển chọn được những nhân sự có trình độ , có mức độ liên quan về chuyên
môn giữa các dòng sản phẩm. Mỗi sản phẩm sẽ đảm bảo được mức độ phát
triển cụ thể, sẽ theo một chiến lược nhất của người quản lý.
Đảm bảo khi ô tô VinFast phát sinh lỗi do nhà sản xuất sẽ áp dụng chính sách
bằng tiền hoặc voucher cho người dùng
=> Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đảm bảo sự thành công của từng nhóm
sản phẩm
Quy ước:
Cần nhiều nhân công
Chi phí sản xuất cao
Ưu điểm:
Giúp VinFast có thể quản lý rủi ro tổng thể, không ảnh hưởng đến sản phẩm
khác
Ví dụ: sản phẩm này giảm doanh thu nhưng sản phẩm khác vẫn có thể thành
công
Tuyển chọn những nhân sự có trình độ cao và mức độ chuyên môn liên quan
nhau nên mức độ giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả
VinFast luôn hướng đến kết quả cuối cùng và sản phẩm luôn có tầm nhìn hướng
đến thị trường
Nhược điểm:
Quá nhiều quản lý có trình độ cao => khó hài hòa tiêu chuẩn
Có thể gây tốn kém
Dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ phận quản lý vì quyền hạn và trách nhiệm
có thể chồng chéo nhau, dễ xảy ra khả năng sao chép các chức năng và tài
nguyên
20

V. NHẬN XÉT QUẢN TRỊ


Doanh nghiệp VinFast phân chia cơ cấu tổ chức thành nhiều loại tiêu biểu là:
trực tuyến, địa lí và sản phẩm. Điều này giúp cơ cấu tổ chức của từng thành
phần tập trung vào chất lượng, năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Xây dựng theo từng mô hình cơ cấu tổ chức giúp doanh nghiệp
được quản lí một cách hiệu quả, tập trung vào chuyên môn của từng phòng ban
nhằm đảm bảo các phòng ban có sự thống nhất, trách nhiệm rõ ràng đối với
công việc và nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, việc thành lập các trụ sở, công
ty con tại nhiều quốc gia giúp VinFast tận dụng được thế mạnh của từng thị
trường trong sản xuất - kinh doanh cũng như nâng cao sự nhận diện thương
hiệu và phát triển sản phẩm trên toàn cầu. Thành lập các đội ngũ phát triển riêng
từng loại sản phẩm nhằm tuyển chọn, nâng cao trình độ chuyên môn của các cá
nhân trong tổ chức, tập trung, tạo thị trường riêng cho từng loại sản phẩm. Từ
đó, VinFast có thể dễ dàng quản lí, đánh giá tổng thể rủi ro, xây dựng chiến
lược phù hợp cho từng thị trường mục tiêu.
Tuy vậy, VinFast cũng vấp phải một số hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện
cơ cấu của tổ chức. Mô hình cơ cấu tổ chức trong VinFast mang tính chuyên
môn hóa cao, công việc giữa các phòng ban được độc lập với nhau gây ra sự
thiếu liên kết giữa các phòng ban. Điều này bắt buộc người lãnh đạo, quản lí
cấp cao phải có kiến thức chuyên môn một cách toàn diện có thể gây nên cách
quản lí gia trưởng và sự bị động trong việc hợp tác giữa các phòng ban. Không
chỉ vậy, việc phục vụ các tệp khác hàng chuyên biệt ở các quốc gia cần sử dụng
nhiều nguồn tài nguyên nhằm quản lí từng khu vực. Điều đó dễ tạo nên các mâu
thuẫn từ các bộ phận quản lí khi quyền hạn và trách nhiệm chồng chéo lên nhau.

VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ


21

Sau quá trình tìm hiểu, phân tích về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp VinFast,
cơ cấu tổ chức VinFast được thiết kế đa dạng, phù hợp với từng mục đích quản
trị, đối phó linh hoạt trước những biến đổi bất ngờ từ môi trường. Bên cạnh đó,
VinFast cần chú trọng hơn trong việc xây dựng các mối liên hệ, sự gắn kết giữa
các phòng ban nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm đến thị trường.
Từ đó, VinFast có thể xem xét xây dựng, triển khai hệ thống mới nhằm cải
thiện, tăng cường sự hợp tác giữa các phòng ban bằng việc cho quản lí giữa các
phòng ban làm việc trực tiếp với nhau trên hệ thống mới. Hệ thống này, hỗ trợ
thay thế việc báo cáo những vấn đề bất cập đến cấp trên, chờ cấp trên tham vấn
các phòng ban khác và ban hành quyết định để giải quyết vấn đề. Phương pháp
này giúp đẩy nhanh tiến độ giải quyết vấn đề trong quá trình hoạt động sản xuất
- kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống này còn hỗ trợ tăng năng suất làm
việc và các phòng ban có thể linh hoạt thích nghi, được tham vấn và xử lí nhanh
chóng các vấn đề biến động bất ngờ xảy ra trên thị trường. Mô hình này còn
giúp doanh nghiệp có thêm môi trường đào tạo, rèn luyện các quản lí cấp cao,
khuyến khích sự sáng tạo giữa các nhân việc khi kết hợp làm việc cùng các
phòng ban khác.
Hệ thống các cơ cấu tổ chức củaVinFast không chỉ giúp doanh nghiệp sắp xếp
nhân lực thực hiện công việc hợp lí, còn xác định rõ vai trò và trách nhiệm của
họ trong bộ máy cơ cấu. Cơ cấu tổ chức trong VinFast còn có chức năng thu
thập các thông tin, số liệu đồng thời giải quyết các khó khăn trong quá trình
thực hiện công việc. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả,
đạt năng suất cao mà còn góp phần định hướng sự phát triển, tạo ra giá trị riêng
biệt cho khách hàng. Đồng thời, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, có được
vị thế và chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Qua phân tích thực tế từ doanh nghiệp VinFast chúng ta thấy được rằng chức
năng tổ chức là vai trò cốt lõi trong quản trị, Không chỉ vậy, xây dựng một hệ
22

thống tổ chức hoàn thiện sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
khuyến khích sự phát triển của nhân sự cùng nhà quản trị. Đồng thời, giảm
thiểu sự thiếu trách nhiệm trong công việc và giảm thiểu sự lãng phí nguồn
nhân lực.
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast. (n.d.). Tọa đàm Car

Talks: Giải pháp phát triển bền vững của xe điện tại Việt Nam - Cộng

đồng VinFast Toàn cầu. VinFast. Retrieved October 18, 2023, from

https://vinfast.vn/giai-phap-phat-trien-ben-vung-cua-xe-dien-tai-viet-

nam/

Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast. (n.d.). Giới

Thiệu Về VinFast. VinFast. Retrieved October 18, 2023, from

https://vinfastauto.com/vn_vi/ve-chung-toi

Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast. (2022,

November 8). VinFast được trao giải “Doanh Nghiệp Bền Vững” -

ORIGIN Innovation Awards 2022. VinFast. Retrieved October 18, 2023,

from https://vinfastauto.com/vn_vi/vinfast-duoc-trao-giai-doanh-

nghiep-ben-vung-origin-innovation-awards-2022

Hoàng, B. A. N. (n.d.).

https://www.google.com/url?q=https://www.studocu.com/vn/document

/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/quan-tri-san-pham/phan-tich-

chien-luoc-san-pham-o-to-vinfast-cua-cong-ty-tnhh-san-xuat-kinh-

doanh-vinfast-thuoc-tap-doan-vingroup-tai-thi-truong-viet-nam/21
Kinh Kha. (2022, December 12). Các cổ đông của VinFast hiện gồm

những ai? CafeF. Retrieved October 18, 2023, from https://cafef.vn/co-

cau-so-huu-vinfast-da-bien-dong-nhu-the-nao-truoc-thoi-diem-ipo-

20221212005556889.chn

Phạm, T. K., Phạm, T. H. T., Nguyễn, H. N., Bùi, T. T., Nguyễn, P. H.,

& Trần, L. V. H. (n.d.). https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-

kinh-te-quoc-dan/quan-ly-hoc/quan-li-hoc-nhom-6-to-chuc-vinfast-co-

cau/52791083

VinFast – Wikipedia tiếng Việt. (n.d.). Wikipedia. Retrieved October 18,

2023, from https://vi.wikipedia.org/wiki/VinFast

You might also like