Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 168

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ


***

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2019

BÁO CHÍ SÁNG TẠO - XU THẾ QUỐC TẾ


VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM
(TÀI LIỆU THAM KHẢO)

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Lương Thị Phương Diệp

HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ
***

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2019

BÁO CHÍ SÁNG TẠO - XU THẾ QUỐC TẾ


VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM
(Tài liệu tham khảo)

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Lương Thị Phương Diệp


Thành viên tham gia : ThS. Nguyễn Thuỳ Chi

HÀ NỘI - 2019
CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTV : Biên tập viên


NXB : Nhà xuất bản
PGS. TS : Phó giáo sư, tiến sĩ
PV : Phóng viên
PVS : Phỏng vấn sâu
TS : Tiến sĩ
ThS : Thạc sĩ
TBT : Tổng biên tập
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Ba đặc điểm của hệ thống thực tại ảo (Nguồn: TUT, Phần Lan)
.......................................................Error! Bookmark not defined.

Hình 1.2. Hình ảnh từ phóng sự về trại tị nạn Calais (Nguồn: Internet) ........ 31

Hình 2.1. Sản phẩm Megs Story trên VietnamPlus: ...................................... 54

Hình 2.2. Các chủ đề sản xuất của Rap News trên vietnamPlus ................... 56

Hìn 2.3. Sản phẩm ảnh 360 độ: Nghĩa trang chiến tranh Taukkyan thanh bình
ở Myanmar, VietnamPlus ............................................................ 59

Hình 2.4. Bức ảnh 360 độ khi điều khiển con trỏ chuột, người xem sẽ được
chiêm ngưỡng hình ảnh từ nhiều góc khác nhauError! Bookmark
not defined.

Hình 2.5. Các loại trò chơi tin tức trên VietnamPlus (2015 – 2017) ............. 75

Hình 2.6. Giao diện trang chủ của VietnamPlusError! Bookmark not
defined.

Hình 2.7. Giao diện thay đổi khi click một vào mục Mega Story .......... Error!
Bookmark not defined.

Hình 2.8. Các mục thể hiện các sản phẩm báo chí sáng tạo được phân chia khá
rõ ràng trên thanh công cụ.............Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Khảo sát công chúng về sự tiếp cận các sản phẩm báo chí sáng
tạo. .............................................................................................. 19
Biểu đồ 1.2. Khảo sát công chúng về mức độ thích thú các sản phẩm báo chí
sáng tạo ........................................Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 1.3. Ý kiến sinh viên báo chí về vai trò của việc ứng dụng xu hướng
báo chí sáng tạo. ......................................................................... 83
Biểu đồ 1.4. Ý kiến của công chúng về sự thu hút của sản phẩm báo chí sáng
tạo so với các sản phẩm báo chí truyền thống. ........................... 86
Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượng sản phẩm mega story theo chuyên mục (3/2017
– 3/2018)..................................................................................... 41
Biểu đồ 2.2. Thống kê số lượng bản tin Rap News Plus trên VietnamPlus (2013
– 2018) ........................................................................................ 56
Biểu đồ 2.3. Số lượng sản phẩm VideoGraphics theo chuyên mục từ 3/2017 –
4/2017 ......................................................................................... 61
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát số lượng sản phẩm Infographic theo từng tháng
.............................................................................................. 63
Biểu đồ 2.5. Thống kê số lượng sản phẩm Infographic theo chuyên mục từ
3/2017 – 3/2018 ...........................Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.6. Số lượng dạng sản phẩm tin timeline theo chuyên mục ............ 68
Biểu đồ 2.7. Số lượng các trò chơi tin tức trên VietnamPlus (2014-2017) .... 76
Biểu đồ 2.8. Ý kiến đánh giá của công chúng về hình thúc thiết kế, trình bày
giao diện báo VietnamPlus ..........Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.1. Khảo sát ý kiến sinh viên báo chí về chương tình giảng dạy kỹ
năng sản xuất báo chí sáng tạo ................................................. 100
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1: BÁO CHÍ SÁNG TẠO - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ XU THẾ PHÁT


TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................ 14

1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài ............................................. 14

1.2. Những xu hướng ứng dụng báo chí sáng tạo................................. 19

1.3. Vai trò của việc ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo đối với diện
mạo báo chí Việt Nam .......................................................................... 78

Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BÁO CHÍ SÁNG TẠO Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY .......................................................................................... 43

2.1. Những xu hướng báo chí sáng tạo trên báo chí ở Việt Nam ......... 43

2.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng xu hướng sáng tạo hình thức tác phẩm
báo chí .................................................................................................. 78

2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng xu hướng báo chí
sáng tạo ở Việt Nam hiện nay ...............Error! Bookmark not defined.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XU HƯỚNG ỨNG DỤNG


BÁO CHÍ SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................... 89

3.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc ứng dụng báo chí sáng tạo ở Việt
Nam hiện nay........................................................................................ 89

3.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo ở
Việt Nam hiện nay. ............................................................................... 94

KẾT LUẬN ................................................................................................. 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 111

PHỤ LỤC .................................................................................................... 115


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong môi trường báo chí hiện đại với những xu thế báo chí mới liên tục
ra đời và phát triển, nhà báo cần biết cách sản xuất sản phẩm báo chí tiếp cận
được tâm lý công chúng. Công chúng báo chí hiện đại chỉ dành rất ít thời gian
trong ngày để tiếp cận với sản phẩm báo chí. Việc tạo cửa tiếp nhận và đường
tiếp nhận hiệu quả nhất với đa số công chúng là kỹ năng quan trọng trong tổ
chức sản phẩm báo chí.
Theo trình tự của sự lĩnh hội, công chúng tiếp cận tác phẩm báo chí bằng
thị giác cảm tính (hình ảnh, chữ lớn và hấp dẫn) trước, sau đó mới quyết định
đọc tiếp hay không. Do đó, nếu không có cửa tiếp nhận hấp dẫn, nhà báo không
thu hút được sự chú ý của công chúng, và kết quả là thông tin không được tiếp
cận. Vậy, muốn thông tin tiếp cận công chúng hiệu quả nhất, nhà báo phải đầu
tư vào hình thức trình bày, có những ý tưởng sáng tạo trong tổ chức sản xuất
sản phẩm, để công chúng thấy hấp dẫn bởi tác phẩm đó. Yếu tố sáng tạo là điều
quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm báo chí.
Sáng tạo trong báo chí là sự kết hợp tất cả những gì có thể để trình bày, thể
hiện, khiến nội dung thông tin trở nên hấp dẫn, thu hút hơn, sử dụng cả nhiều công
nghệ, phầm mềm, thiết bị tối tân và độc đáo. Nhưng quan trọng hơn là phải có tư
duy sáng tạo và sáng tạo không ngừng. Một sản phẩm báo chí sáng tạo có thể tạo
sức hút cao gấp nhiều lần một sản phẩm báo chí thông thường.
Chính điều này đã làm xuất hiện thêm nhiều các loại hình sản phẩm báo
chí mới (hay có thể gọi là những thuật ngữ báo chí mới) có nội dung và hình
thức đầy khác biệt và mới lạ hơn so với những sản phẩm báo chí truyền thống.
Có thể kể đến như báo chí dữ liệu, báo chí di động, báo chí sáng tạo, đa nền
tảng,…nhỏ hơn là các thể loại như livestream, thực tế ảo (VR-Virtual Reality),
sản phẩm truyền thông sáng tạo hay đặc biệt phải kể đến các tác phẩm báo chí
chuyên sâu với tên gọi là Longform Storytelling (Megastory hay E-magazine).

1
Xu hướng báo chí sáng tạo trên báo mạng điện tử hiện nay đang trở thành
xu thế tất yếu của báo chí thế giới. Có rất nhiều cách sáng tạo để làm cho một
tác phẩm báo chí trở nên hấp dẫn hơn, từ những tác phẩm quy mô kiểu như
phóng sự đoạt giải báo chí Pulitzer của New York Times là “Snowfall” hay tác
phẩm tương tự của The Guardian về một vụ cháy rừng – với cách gọi tạm thời
là digital mega-stories (Siêu tác phẩm báo chí) – cho đến việc sử dụng hình đồ
họa 3D của một hãng cung ứng truyền thông Đài Loan. Tháng 9/2014, tờ Des
Moines Register thuộc sở hữu của tập đoàn Garnett ở Mỹ trở thành một trong
những đơn vị báo chí đầu tiên trên thế giới đưa một phóng sự báo chí vào thế
giới thực tại ảo (virtual reality), sử dụng kính Oculus VR. Dự án có tên gọi
“Harvest of Change,” nói về một trang trại đã trải qua bốn thế hệ trong cùng
một gia đình, người xem đeo kính VR và như bước vào một thế giới thực.
Ở Việt Nam, nhiều tờ báo mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các xu
hướng sáng tạo theo xu thế thế giới đang tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ, nhận được
phản hồi tốt từ công chúng. Nhiều tòa soạn đã bắt đầu ứng dụng tổ chức sản
xuất các sản phẩm sáng tạo, tạo nên những hình thức thể hiện mới, khác với lối
mòn làm báo truyền thống, hấp dẫn, thu hút công chúng. Ngay cả những tờ báo
in lâu đời như Nhân Dân, Lao Động, Tuổi Trẻ TPHCM… cũng đã có sự thay
đổi trên phiên bản điện tử bằng những hình thức ứng dụng phổ biến như Long-
form, Infographic.
Vietnamplus.vn là tờ báo đầu tiên sản xuất các sản phẩm báo chí sáng
tạo, và cũng là tờ báo áp dụng nhiều xu hướng sáng tạo nhất với những kết quả
tích cực ngoài mong đợi. VietnamPlus cũng là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam nhận
những giải thưởng về báo chí sáng tạo trên thế giới. Số RapNewsPlus đầu tiên
ra đời vào ngày 12/11/2013 và ngay lập tức gây tiếng vang vì được coi là cách
tiếp cận đột phá và đầy sáng tạo với thanh thiếu niên. Bản tin RapNewsPlus được
Hiệp hội các Nhật báo và Nhà xuất bản Tin tức Thế giới (WAN-IFRA) trao giải
nhất cho sản phẩm báo chí sáng tạo trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Độc
giả Trẻ Thế giới và Ý tưởng Sáng tạo hồi tháng 11/2014 tại Bali, Indonesia. Ứng

2
dụng Chatbot của Báo Điện tử VietnamPlus, Thông tấn xã Việt Nam cũng vinh
dự nhận “Giải thưởng xuất sắc chất lượng thông tấn” của OANA tại phiên bế
mạc Hội nghị Ban Chấp hành Tổ chức các Hãng thông tấn khu vực châu Á-Thái
Bình Dương (OANA) lần thứ 44 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/2019.
Tuy là xu thế tất yếu của báo chí thế giới, đồng thời mang lại nhiều hiệu
quả tích cực, nhưng không phải cơ quan báo chí nào ở Việt Nam cũng có thể
ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo trong quá trình sản xuất sản phẩm báo chí.
Bởi việc ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo phụ thuộc vào rất
nhiều các yếu tố từ định hướng của tòa soạn, điều kiện tài chính, công nghệ -
kỹ thuật, yếu tố con người, đặc biệt là tư duy sáng tạo của con người. Đơn cử
như VietnamPlus, Zing News, VnExpress… là những báo điện tử đi đầu trong
xu hướng ứng dụng báo chí sáng tạo, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế,
thách thức trong quá trình sản xuất, trong hệ thống sản phẩm sáng tạo.
Dựa trên lý thuyết và thực tiễn, điều kiện nghiên cứu, nhận thấy tính cấp
thiết của đề tài, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Báo chí sáng tạo - xu thế quốc
tế và ứng dụng ở Việt Nam” để nghiên cứu. Tôi thực sự kì vọng, đề tài nghiên
cứu khoa học sẽ góp phần tích cực nâng cao hoạt động học tập, nghiên cứu và
sáng tạo tác phẩm báo chí phục vụ cho sự phát triển của nền báo chí nước nhà.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam
Tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về báo chí sáng
tạo nhưng ở Việt Nam đã có nhiều những nghiên cứu xoay quanh các vấn
đề liên quan.
Cuốn “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, năm
2014. Cuốn sách giới thiệu những nét khái quát nhất về những vấn đề đang
được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm, nhiều thập kỷ qua như truyền
thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ,

3
đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa
năng” trong môi trường hội tụ truyền thông.
Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại (2016), NXB
Thông tin và Truyền thông của nhóm tác giả Phạm Chiến Thắng, Phan Văn
Kiền, Phan Quốc Hải và Nguyễn Đình Hậu. Cuốn sách gồm 4 chương với
chương đầu đề cập đến một số vấn đề và xu hướng chung của báo chí truyền
thông trong thời đại số ở cả Việt Nam lẫn thế giới, trong đó, các xu thế mới như
Mega Story, Báo chí dữ liệu và Báo chí di động được đề cập khá kỹ.

Ngoài ra, một số vấn đề trong đề tài nghiên cứu đã từng được đề cập
trong các công trình là luận văn, đề án như: “Truyền thông đa phương tiện trên
Internet – xu thế của truyền thông hiện đại”, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn
Xuân Hương, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2009. Luận văn đã
nghiên cứu những cơ sở khoa học và pháp lý cho sự phát triển hiện đại của hệ
thống truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam, đánh giá hiện trạng và đưa ra
những giải pháp khả thi nhằm xây dựng một hệ thống truyền thông đa phương
tiện trên mạng Internet tại Việt Nam.
“Vấn đề ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa
phương tiện”, luận văn thạc sỹ của Bùi Thị Vân Anh, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, năm 2016. Công trình đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ
thực tại ảo của một số hãng thông tấn trên thế giới, đồng thời đề xuất ứng dụng
công nghệ thực tại ảo, một trong những xu hướng báo chí sáng tạo trong tác
phẩm báo chí đa phương tiện, phù hợp với hiện trạng và xu hướng công nghệ
tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, có một số bài báo đề cập đến những nội dung trong đề tài
nghiên cứu như: “Các xu thế phát triển của báo chí hiện đại trong kỷ nguyên
mới”, của tác giả Bảo Quyền, Thông tấn xã Việt Nam. Bài viết phân tích khái
quát một loạt các xu hướng nổi lên của báo chí hiện đại. Trong đó có xu hướng
đa nền tảng, xu hướng báo chí sáng tạo. Bài viết đưa ra khái niệm cơ bản về

4
báo chí sáng tạo, đồng thời khẳng định báo chí hiện đại đồng nghĩa với nhiều
sáng tạo.
“Báo chí đa phương tiện đã… lại hậu!” của tác giả Việt Hoàng, báo
Infornet.vn 18/5/2015.Bài viết đã cung cấp những kiến thức khái niệm về đa
nền tảng, báo chí đa nền tảng và xu hướng báo chí đa nền tảng hiện nay trên
báo mạng điện tử Việt Nam. Đồng thời bài viết trích dẫn những chia sẻ của nhà
báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Tổng
biên tập báo điện tử VietnamPlus, tại tọa đàm “Báo chí đang thay đổi: Chiến
lược truyền thông cũng đổi thay”, với quan điểm, đây là thời của báo chí đa nền
tảng
“Báo chí dữ liệu: Hướng đi mới của tương lai”, Nội san Thông tấn số
9/2017, giới thiệu bài viết của nhà báo Lê Quốc Minh, Phó giám đốc
TTXVN.Trong bài viết, tác giả, cập nhật xu hướng mới của báo chí hiện đại
những nét khái quát nhất về loại hình báo chí dữ liệu, từ ý tưởng thể hiện đến
quy trình sản xuất cùng kinh nghiệm xử lý dữ liệu.
“VietnamPlus đang đi đúng hướng với Mega Story” của tác giả Ngô
Khiêm, đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Hội nhà báo Việt Nam, 15/8/2017.
Bài viết đã cung cấp những lý thuyết khái quát về một trong những hình thức của
xu hướng Báo chí sáng tạo là Mega Story (long – form), việc ứng dụng mô hình
này ở báo điện tử VietnamPlus hiện nay. Bài viết là những cơ sở góp phần vào
quá trình nghiên cứu của khóa luận về việc ứng dụng báo chí sáng tạo theo xu
hướng đa nền tảng trên báo điện tử VietnamPlus hiện nay.
“Báo chí đa nền tảng và sự trở về với giá trị cốt lõi”, tác giả Lê Quốc
Minh, Nguyên Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus, đăng tải trên Zing.vn
30.12.2015.Bài viết cung cấp những lý thuyết cơ bản về báo chí đa nền tảng,
về xu hướng đa nền tảng trên thế giới và tình hình tạo Việt Nam.
“Nhà báo Lê Quốc Minh – TBT báo VietnamPlus: “Ý tưởng sáng tạo thì
luôn mới và rất khó sao chép”, tác giả Hà Vân, đăng tải trên báo Công luận.
Bài viết trich dẫn những ý kiến, quan điểm của nhà báo Lê Quốc Minh về những

5
ý tưởng sáng tạo, xu hướng sáng tạo trên báo VietnamPlus và báo mạng điện
tử hiện nay.
Bài báo “Xu hướng sản xuất gói tin tức đa phương tiện trên báo điện tử
hiện nay” của Th.S Ngô Bích Ngọc đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị và
Truyền thông (8/2014). Bài báo chia làm 3 phần: Thuộc tính đa phương tiện
của mạng điện tử; Gói tin tức đa phương tiện – Multimedia News Package;
Nghiên cứu trường hợp: Gói tin tức đa phương tiện trên báo điện tử
NYTimes.com. Trên Tạp chí Người làm báo cũng có nhiều bài viết về xu hướng
sản xuất các loại hình Longform như “Xu hướng phát triển của báo chí trong
kỷ nguyên kỹ thuật số” của PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang được trình bày
dưới dạng Mega Story dành riêng một phần nói về gói tin tức và sự ảnh hưởng
của nó đến cục diện báo chí; “Mega story” và những câu chuyện trực tuyến của
Vũ Thanh Hòa đăng trên phiên bản điện tử của Tạp chí Người làm báo tháng
6/2017: đưa đến cho độc giả thuật ngữ Mega Story, các đặc điểm và tính năng
ưu việt của nó.
Gần đây nhất, Thông tấn xã Việt Nam đã xuất bản cuốn “Những sáng
tạo trong báo chí - Báo cáo toàn cầu 2018 - 2019”. Cuốn sách cho biết đổi mới
tiếp tục mang lại nhiều cơ hội cho các cơ quan báo chí trên toàn thế giới và cập
nhật nhiều xu thế đổi mới, sáng tạo của báo chí trên thế giới. Tuy nhiên, những
ứng dụng của báo chí Việt Nam lại chưa được nghiên cứu trong tài liệu này.
2.2. Công trình nghiên cứu, bài báo khoa học nước ngoài
“Journalism in the digital age: trends, tools and technologies” - “Báo
chí trong kỷ nguyên số: xu hướng, công cụ và công nghệ”, Martin Belam
(14/4/2010), The Guardian. Bài viết đánh giá những nét khái quát về những xu
hướng báo chí trong kỷ nguyên số. Cùng với đó là yếu tố chi phối của công
nghệ đối với báo chí trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Creative writing is also an essential journalism tool - Viết sáng tạo cũng
là một công cụ báo chí cần thiết, Christoppher warren, (25/4/2016), The John
S. Knight Journalism Fellowships at Stanford (JSK). Bài viết đưa ra những

6
quan điểm khẳng định sự sáng tạo trong nội dung sản phẩm báo chí hiện là công
cụ quan trọng của báo chí hiện đại.
The Future of Innovation Journalism - Tương lai của báo chí đổi mới, Brian
Rashid, (30/3/2016), Forrbes. Bài viết khẳng định tác động của công nghệ tới tất
cả lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có báo chí. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ, báo chí buộc phải phát triển theo với các xu hướng đổi mới, sáng tạo
nhất định để đáp ứng với thực tiễn, nhu cầu công chúng.
Innovative Journalism on the Rise - Sự nổi lên của báo chí sáng tạo,
Taylah Borg, (4/9/2017), City Journal. Bài viết khẳng định sự bùng nổ của các
xu hướng báo chí sáng tạo, tính hiệu quả của việc ứng dụng sáng tạo vào sản
xuất báo chí và tác dụng của nó với công chúng. Tác giả dẫn chứng một số tác
phẩm nổi bật của báo chí sáng tạo, qua đó dánh giá hiệu quả truyền tải của
những tác phẩm sáng tạo đó dưới vai trò của một công chúng trực tiếp thưởng
thức tác phẩm.
“Streaming, Sharing, Stealing: Big Data and the Future of
Entertainment” (Tạm dịch: Trực tiếp, chia sẻ, bản quyền: dữ liệu lớn và tương
lai của giải trí ”) – 2106 của Giáo sư Michael D. Smith, Học viện Công nghệ
Massachusetts Cambridge, Hoa Kỳ. Tác giả giải thích một cách nhẹ nhàng
nhưng chắc chắn như Internet đe dọa và thiết lập, mang lại những gì có thể và
không thể được thực hiện về đưa tin trực tiếp thông qua mô hình hoạt động của
mảng điện tử báo Wall Street Journal - nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới,
xuất bản tại Thành phố New York.
“The effects of online news package structure in attitude, attention, and
comprehension” (Tạm dịch: “Những ảnh hưởng của cấu trúc gói tin tức trực tuyến
đến thái độ, sự chú ý và hiểu biết công chúng”) – nghiên cứu của nhóm tác giả
Mclntyre, Barnes, Spencer Ruel, Laura đăng trên website Hội đồng chỉ định Giáo
dục Truyền thông Báo chí của Vương Quốc Anh (Accrediting Council on
Education in Journalism and Mass Communications, viết tắt là AEJMC). Nghiên
cứu đề cập đến hiệu quả lan truyền tin tức và những ảnh hưởng đến suy nghĩ, tình

7
cảm, hành động của công chúng do tin tức trực tiếp đem lại, so sánh hiệu quả của
việc truyền tin theo hình thức này với các hình thức khác của báo chí.
“Flash Journalism: How to create Multimedia News Packages” ( Tạm
dịch: “Báo chí đa phương tiện: Làm thế nào để xây dựng gói tin tức đa phương
tiện”) của tác giả Mindy McAdams, giảng viên khoa Báo chí – Đại học Florida,
Mỹ (NXB: Focal Press/ Elsevier, 4/2005). Cuốn sách này được TS. McAdams
viết trong vòng một năm, ông cho rằng ảnh động, audio, video, tương tác hai
chiều…. các ứng dụng này chính là cơ sở để hình thành báo chí đa phương tiện
và có liên hệ mật thiết. Trong cuốn sách của mình, McAdams cũng dành nhiều
trang nói về tin tức đưa trực tiếp từ hiện trường tới người đọc trong tương lai,
báo chí tạo ra những điều không tưởng. Đồng thời chia sẻ các kỹ năng, bài học
cần thiết để ứng dụng và kết hợp các yếu tố đa phương tiện trong việc tạo nên
một tác phẩm hoàn chỉnh.
Đưa tin trực tiếp trên báo điện tử cũng đã được đưa vào một số nghiên
cứu, tài liệu, đề cương bài giảng ở một số trường đại học đào tạo chuyên ngành
báo chí truyền thông. Có thể kể đến như một vài giáo trình giảng dạy báo chí
của trường Đại học California (thành phố Berkeley, bang California, Mỹ) được
đăng tải trực tiếp và có hệ thống như: “Tutorial: The Transition To Digigital
Journalism” (Giáo trình sự chuyển tiếp sang báo chí đa phương tiện) của Paul
Grabowicz; “Tutorial: Multimedia Storytelling: Learn The Secrets From
Experts” (Giáo trình câu chuyện đa phương tiện: Câu chuyện kể đa phương
tiện: học hỏi bí kíp từ các chuyên gia)...
Ngoài ra, liên quan đến đề tài, còn có rất nhiều cuốn sách, công trình
nghiên cứu , tài liệu bàn về ứng dụng đa phương tiện trong tác phẩm báo chí
cũng như kỹ năng của nhà báo đa phương tiện trong kỷ nguyên làm báo hiện
đại như: “The Multimedia Journalism” (2012), (Nhà báo đa phương tiện), NXB
Đại học Oxford của tác giả Jennifer George Palilonis, “Feature and Narrative
Storytelling for Multimedia Journalists” (Bài báo đặc biệt và kể chuyện tường
thuật cho nhà báo đa phương tiện) – Duy Linh Tu (NXB Focal Press – 1/2015)...

8
Flash Journalism: How to Multimedia New Package (2005), NXB Focal
Press/Elsevier, (Tạm dịch: Báo chí đa phương tiện: Làm thế nào để xây dựng
gói tin tức đa phương tiện) của tác giả Mindy McAdams. Tác giả dành nhiều
tâm huyết cho phần gói tin tức đa phương tiện (về cách xây dựng bài viết, chia
sẻ kỹ năng, cách kết hợp các yếu tố đa phương tiện) thông qua một vài gói tin
tức cụ thể trên các báo.
Multimedia Storytelling of Digital Communicators in a Multiplatform
Word (2015), NXB Routledge, (Tạm dịch: Câu chuyện đa phương tiện cho nhà
báo công nghệ trong thế giới đa nền tảng) của tác giả Seth.Gitner là một cuốn
sách tương đối khái quát về loại hình Megastory dưới tên gọi là Multimedia
Storytelling. Tác giả trình bày được những đặc điểm cơ bản của một siêu tác
phẩm báo chí, cách xây dựng và kết hợp các yếu tố đa phương tiện trong bài
viết. Cuốn sách cũng nêu bật được một vài xu hướng mới phát triển của
Megastory trong tương lai.
The principles of Multimedia Journalism: Package Digital News (2015),
NXB Routledge, (Tạm dịch: Các nguyên tắc của báo chí đa phương tiện: Gói
tin tức số) của hai tác giả Richchard Hernandez và Jeremy Rue. Tại đây, nhóm
tác giả đã phân loại và hệ thống được yếu tố về mặt hình thức của một gói tin
tức đa phương tiện. Cuốn sách đưa ra được phương thức và cách thức kết hợp
các yếu tố đa phương tiện vào tin tức để tạo nên sự tổng hòa. Hai tác giả cũng
thu thập được nhiều ý kiến từ các chuyên gia của các tờ báo lớn về vấn đề này.
Cuốn sách “A practical guide to Graphics reporting – Infomation
graphics for print, web, broadcast” (2006), Jennifer George – Palilonis, NXB
Linacre (Tạm dịch: Một cách hướng dẫn thực tế để báo cáo đồ họa – Thông tin
đồ họa để in, trên web, phát sóng). Trong cuốn sách này tác giả đã xem xét các
vấn đề của đồ họa trong tác phẩm báo chí một cách có hệ thống, đồng thời đưa
ra những lý thuyết, khái niệm cơ bản.
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm chuyên sâu khác về mảng gói tin tức đa
phương tiện như The Multimedia Journalism (2012), (Tạm dịch: Nhà báo đa

9
phương tiện), NXB Đại học Oxford của tác giả Jennifer George Palilonis, The
transition to Digital Journalism, (Tạm dịch: Sự chuyển tiếp đến báo chí đa
phương tiện) của tác giả Paul Grabowics, Multimedia Storytelling: Learn the
Secrets from Expert (Tạm dịch: Câu chuyện đa phương tiện: Học hỏi bí quyết
từ các chuyên gia) của Jane Steven,….
Tuy có nhiều sách và các công trình khảo cứu về những xu hướng mới
của báo chí hiện đại, song chưa có nghiên cứu nào tập trung khái quát các xu
hướng, hình thức của báo chí sáng tạo, những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó
khăn, cũng như đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của các sản phẩm, việc ứng
dụng các sản phẩm sáng tạo đó với diện mạo báo chí Việt Nam. Bởi vậy, “Báo
chí sáng tạo - xu thế quốc tế và ứng dụng ở Việt Nam” là đề tài chưa được
bất kì ai nghiên cứu và cần được bàn luận một cách chuyên sâu hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới nghiên cứu các xu hướng báo chí sáng tạo trên thế giới
và thực tế ứng dụng, ý nghĩa của nó đối với diện mạo của nền báo chí Việt Nam
hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao kỹ năng, nhận
thức cho đội ngũ làm báo, nhất là sinh viên báo chí về vai trò của mình khi thực
hiện sản xuất các sản phẩm báo chí theo các hình thức sáng tạo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và các kết quả nghiên cứu đã có về các xu
hướng báo chí sáng tạo, ý nghĩa của các sản phẩm đó trong bối cảnh toàn cầu
hóa thông tin.
Nghiên cứu các xu hướng báo chí sáng tạo, từ đó chứng minh rằng việc
ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo là xu hướng tất yếu, nhìn
nhận sức ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của báo chí.

10
Khảo sát và phân tích thực trạng ứng dụng xu thế báo chí sáng tạọ của các
cơ quan báo chí, tập trung vào các báo mạng điện tử. Từ đó rút ra các hình thức ứng
dụng báo chí sáng tạo chính của báo chí Việt Nam hiện nay.
Xác định các vấn đề đặt ra đối với kỹ năng nghiệp vụ, nhận thức của
người làm báo khi thực hiện sản xuất báo chí sáng tạo. Từ đó đưa ra những giải
pháp, kiến nghị để nâng cao khả năng ứng dụng xu thế báo chí sáng tạo của báo
chí nước ta, đặc biệt với công tác đào tạo báo chí.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là báo chí sáng tạo - xu thế quốc tế và ứng dụng ở
Việt Nam.
Công trình tập trung nghiên cứu các xu hướng báo chí sáng tạo của Việt
Nam và thế giới, để từ đó làm rõ các xu hướng sáng tạo hiệu quả có thể ứng
dụng trên báo chí Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động ứng dụng của các cơ quan báo chí
gồm: Vietnamplus, Zing News, Nhân dân điện tử, VTC news, Vietnamnet, Tuổi
trẻ Online.
• Thời gian: Từ 2017 - 2019 đối với các xu hướng sản xuất ổn định.
Nghiên cứu trong vài năm tính từ thời điểm bắt đầu sản xuất đến ngừng sản
xuất sản phẩm với những xu hướng đã thoái trào.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Bao gồm những lý luận về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động
của báo chí; lý luận về những những hình thức sáng tạo tác phẩm báo chí; lý
luận về tâm lý tiếp nhận, nhu cầu, thị hiếu của công chúng về các sản phẩm báo
chí sáng tạo trong các sản phẩm báo chí; lý luận về vai trò, đặc điểm và phương
thức tác động của báo chí sáng tạo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

11
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích nội dung,
điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia… để thu thập những thông tin đa
dạng, mang tính khách quan về đối tượng nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu tài liệu: bao gồm việc thu thập và phân
loại sơ bộ tài liệu, đọc tài liệu và thu thập thông tin, lược thuật và tổng thuật tài
liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu bao gồm cả định
lượng (phân tích nội dung các sản phẩm tin tức thuộc diện khảo sát) và định
tính thông qua các tài liệu văn bản và hình ảnh.
Phương pháp điều tra xã hội học (sử dụng bảng hỏi): dành cho công
chúng báo chí nhằm mục đích điều tra mức độ quan tâm và thói quen tiếp nhận
các hình thức tác phẩm báo chí sáng tạo.
Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với lãnh đạo quản lý các tờ
báo, nhà nghiên cứu báo chí, người phụ trách giảng dạy báo chí, người phụ
trách, phóng viên sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài hệ thống được những xu thế phát triển trên thế giới của báo chí sáng
tạo, từ khi manh nha xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại, với nhiều xu hướng mới
được tạo ra cùng với sự phát triển của công nghệ và thay đổi trong thói quen tiếp
nhận của công chúng báo chí. Đồng thời, đề tài cũng nhận diện, tổng hợp và phân
tích được một số cách thức ứng dụng báo chí sáng tạo của các cơ quan báo chí
Việt Nam. Đặc biệt, đề tài phân loại sự ứng dụng theo cả hình thức và nội dung
dựa trên kết quả khảo sát thực tế của nhiều cơ quan báo chí.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Từ việc nghiên cứu xu thế báo chí sáng tạo trên thế giới và thực tế ứng
dụng tại Việt Nam, có thể rút ra những ưu thế và hạn chế về hình thức và nội
dung các sản phẩm báo chí sáng tạo. Từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, đào tạo
bồi dưỡng và định hướng cho sinh viên báo chí xu hướng học và rèn nghề.
7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn

12
Đề tài góp phần làm rõ mối quan hệ thực tiễn của các xu hướng sản xuất
các sản phẩm báo chí sáng tạo với báo chí nói chung và phương thức sản xuất
các sản phẩm báo chí nói riêng, phân tích sự ảnh hưởng, ưu điểm và hạn chế
của vấn đề; từ đó đề ra những phương thức hiệu quả làm tăng giá trị của các
sản phẩm báo chí, đồng thời đóng vai trò định hướng cho các chương trình đào
tạo kỹ năng, nghiệp vụ báo chí phù hợp cho những người làm báo, sinh viên
chuyên ngành báo chí.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, những nội dung
chính của đề tài được bố trí trong 3 chương, gồm:
Chương 1: Báo chí sáng tạo - Cơ sở lý luận và xu thế phát triển trên thế giới
Chương 2: Thực trạng ứng dụng báo chí sáng tạo ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng xu thế báo chí sáng tạo
ở Việt Nam hiện nay.

13
Chương 1
BÁO CHÍ SÁNG TẠO - CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài


1.1.1. Xu thế
Theo từ điển tiếng Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), “xu thế” có
nghĩa là chiều hướng phát triển hợp quy luật. Sự thiên về những hoạt động nào
đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.
[26, tr.1135]. Hiểu một cách đơn giản, xu thế là sự thiên về một hướng nào đó
trong quá trình hoạt động phát triển.
Theo thuật ngữ tiếng Anh, xu thế (trend) được định nghĩa trong từ điểm
Oxford là “một hướng đi chung trong quá trình phát triển”.
Các biểu hiện của xu thế bao gồm nhu cầu, hứng thú, lý tưởng và thế giới
quan. Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy thỏa mãn để tồn tại và
phát triển. Đặc điểm của nhu cầu đó là bao giờ cũng có đối tượng. Nội dung do
điều kiện và phương thức thỏa mãn nhu cầu quy định, có tính chu kỳ, mang bản
chất xã hội.
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng hay hoạt dọng
nào đó có ý nghĩa với đời sống của cá nhân và đem lại cho họ những tình cảm
nhất định. Đặc điểm của hứng thứ đó là biểu hiện ra hành vi bên ngoài trong
quá trình hoạt động, nảy sinh và phát triển khi gắn với xúc cảm con người, Llàm
nảy sinh khát vọng hành dộng, tăng hiệu quả hoạt động.
Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực tương đối hoàn
chỉnh có sức lôi cuốn con người vươn tới. Đặc điểm: vừa mang tính hiện thực
vừa mang tính lãng mạn, là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng, mang tính
xã hội.
Thế giới quan là hệ thống quan điểm của con người về tự nhiên, xã hội
và bản thân, xác định phương châm hoạt động của con người. Ở mức độ phát

14
triển cao của thế giới quan sẽ trở thành niềm tin, trở thành chân lý bền vững
của mỗi cá nhân tạo sức mạnh, nghị lực cho con người hành động quyết liệt với
niềm đó.
1.1.2 Ứng dụng
Theo Từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê (chủ biên) của Viện Ngôn
ngữ học, NXB Hồng Đức, ứng dụng là đem lý thuyết dùng vào thực tiễn.
Trong lĩnh vực báo chí ngày nay, các tòa soạn ứng dụng rất nhiều thành
tựu của những ngày khác để hoàn thiện và phát triển tòa soạn của mình. Trong
quá trình quản lý và điều hành công việc, hầu hết các tòa soạn ứng dụng công
nghệ thông tin để quản lý các ấn phẩm, tin bài và cả quá trình tác nghiệp, công
tác biên tập của phóng viên và biên tập viên. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi nó
mang tính hội tụ và kết nối.
Trong quá trình sản xuất tác phẩm báo chí, các tòa soạn ứng dụng kiến
thức và kĩ năng của những ngày khác cùng với sự phát triển khoa học công
nghệ để sáng tạo tác phẩm báo chí. Nội dung trên báo ngày nay được độc giả
yêu cầu cao, đi cùng với nó còn là đòi hỏi về khâu trình bày sản phẩm đưa đến
công chúng cũng phải được đầu tư kĩ lưỡng. Ứng dụng các kiến thức trong thiết
kế, ứng dụng phần mềm đồ họa để trình bày sản phẩm báo chí một cách có hiệu
quả. Ví dụ sử dụng các phần mềm như Ilustrator, Premiere, Indesign để xử lý
đồ họa, video và dàn trang chuyên nghiệp,...Ngoài ra là phần mềm quản lý hệ
thống để đăng tải bài lên Internet. Ứng dụng hợp lý và hiệu quả thành tựu của
cách mạng công nghệ sẽ đưa đến cho độc giả những sản phẩm báo chí tốt nhất
và chất lượng nhất.
1.1.3. Báo chí sáng tạo
1.1.3.1 Báo chí
Báo chí được hiểu là phương tiện thông báo, thông tin về những việc mới
diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết. báo chí là phương tiện thông tin thời
sự, phương tiện giao tiếp xã hội; là diễn đàn cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông
tin công khai.

15
Ở góc độ tiếp cận từ lý thuyết, báo chí được coi là “những tư liệu sinh
hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang
diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích, xuất bản định kỳ,
đều đặn” [2, tr74]
Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống: Quan điểm này nhìn
nhận báo chí theo nghĩa rộng, ở bình diện vĩ mô của nền báo chí cũng như có
thể tiếp cận nó trên bình diện vi mô khi xem xét các hiện tượng báo chí trong
hoạt động thực tiễn. Từ đó, cách nhìn nhận báo chí và hoạt động báo chí theo
một quan điểm khoa học – thực tế và luôn vận động chi phối hoạt động thực
tiễn trong quá trình sản xuất các ấn phẩm báo chí, trong quan hệ với công chúng
– thị trường, với các nhóm xã hội và nhóm lợi ích, cũng như trong quan hệ với
quyền lực chính trị và thể chế khác trên phạm vi mỗi nước [2, tr.61, 62]
Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên (2008),
NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.giải nghĩa: “Báo chí là các loại hình báo chí
nói chung”. [28]
Về khái niệm Báo chí, TS. Đỗ Chí Nghĩa cho rằng: “Báo chí là loại hình
phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt
động, có nhiềm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất, mới mẻ nhất đến cho đông
đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn” [18, tr23]
Trong cuốn sách Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, TS Đinh Thị
Thúy Hằng trích dẫn ý kiến của Frank Morgan cho rằng, báo chí như là một
phương tiện truyền tải kiến thức và là sự hội thoại của nền văn hóa của chúng
ta mà trong đó các câu chuyện được kể lại thông qua sự quan sát thế giới của
các nhà báo [8, tr37]
Nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Vũ Quang (Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn cho rằng, “báo chí là hiện tượng xã hội ra
đời do như cầu thông tin giao tiếp, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng
phản ánh, thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục xuyên suốt trong
mối quan hệ cuộc sống – nhà báo – tác phẩm – công chúng” [21]

16
Tác giả Nguyễn Văn Dững quan niệm: Báo chí là hoạt động thông tin giao
tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu
nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và các nhóm
lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế… [2, tr.61]
Luật báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 5 tháng 4 năm 2016 quy định rõ: “Báo chí là sản phẩm thông
tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình
ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới
đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử.” [14]
Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thông tin chính và phản
hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng. Tuy nhiên báo chí không phải lúc nào
cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin. Truyền thông báo chí có
thể mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh.
1.1.3.2 Sáng tạo
Theo tác giả Nguyễn Như Ý trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb
Văn hóa – Thông tin, Hà Nội (1999): Sáng tạo là “làm ra cái mới, phát hiện
cái mới” [29, tr1429]. Sáng tạo khác với sự lặp đi lặp lại, cũ mòn, nhàm
chán.
Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời cả hai
tính chất sau: tính mới và tính có lợi. Tính mới là sự khác biệt của đối tượng
cho trước so với đối tượng cùng loại ra đời trước đó về mặt thời gian (đối tượng
tiền thân). Tính có lợi chỉ thể hiện ra khi đối tượng cho trước hoạt động (làm
việc) theo đúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó. Cụm từ “bất kỳ
cái gì” nói lên rằng: sáng tạo có mặt ở bất kỳ lĩnh vực nào trong thế giới vật
chất và thế giới tinh thần của con người.
Để đánh giá đối tượng cho trước có phải là sáng tạo hay không, người ta
thường dùng thuật toán sau để đánh giá: Bước 1: Chọn đối tượng tiền thân.
Bước 2: So sánh đối tượng cho trước với đối tượng tiền thân. Bước 3: Tìm “tính

17
mới” của đối tượng cho trước. Bước 4: Trả lời câu hỏi: “Tính mới đó đem lại
lợi ích gì và trong phạm vi áp dụng nào?”; Bước 5: Kết luận theo định nghĩa
sáng tạo.
Từ những quan điểm trên, tác giả khóa luận định nghĩa “sáng tạo” là hoạt
động phát hiện ra cái mới, nghiên cứu và thực hiện những cái mới đó nhằm
hướng đến những mục đích có lợi.
1.1.3.3 Báo chí sáng tạo
Khái niệm “Innovation journalism” (Báo chí đổi mới, Báo chí sáng tạo)
được đề xuất đầu tiên bởi David Nordfors vào năm 2003. Đến năm 2008,
“Innovation journalism” đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới liệt kê là một trong
bảy khía cạnh chính để thảo luận về việc xác định lại phương tiện truyền thông
và vai trò của nó trong một xã hội toàn cầu, liên kết với nhau. Thuật ngữ mới
này đã được đưa vào Từ điển bách khoa toàn thư Sage năm 2009.
Báo chí sáng tạo là sự kết hợp tất cả những gì có thể để trình bày, thể
hiện, khiến nội dung thông tin trở nên hấp dẫn, thu hút hơn, sử dụng cả nhiều
công nghệ, phầm mềm, thiết bị tối tân và độc đáo. Nhưng quan trọng hơn là
phải có tư duy sáng tạo và sáng tạo không ngừng. [21]
Báo chí hiện đại cũng đồng nghĩa với nhiều sáng tạo. Một sản phẩm báo
chí sáng tạo có thể tạo sức hút cao gấp nhiều lần một sản phẩm báo chí thông
thường. Một tác phẩm báo chí giờ đây không đơn giản là mấy trăm, mấy ngàn
từ kèm theo bức ảnh minh họa, hoặc một đoạn âm thanh, một phóng sự hình
ảnh. Báo chí sáng tạo là những sản phẩm báo chí được sản xuất dựa trên ý
tưởng, tư duy sáng tạo, mới mẻ, khác lạ của con người, kết hợp với nền tảng
công nghệ - kỹ thuật hiện đại. Các sản phẩm báo chí sáng tạo có sự trình bày,
thiết kế, thể hiện, tổ chức, sắp xếp nội dung khác với với các sản phẩm báo chí
thông thường.
Xu thế báo chí sáng tạo là việc thiên về một hoặc một số hình thức tổ
chức, sản xuất các sản phẩm báo chí mới, khác với sản phẩm truyền thống, kết
hợp nhiều yếu tố, phương tiện trên nền tảng công nghệ tại một tòa soạn, một tờ

18
báo hay với một nền báo chí nào đó. Tương lai của báo chí đổi mới là những
quan điểm táo bạo hơn, dữ liệu phong phú hơn và phương pháp làm báo mới.
Tại Việt Nam
1.2. Xu hướng sáng tạo hình thức tác phẩm của báo chí trên thế giới
Theo cuộc khảo sát của tác giả nghiên cứu với 150 công chúng báo chí, có
tới 96.2 % công chúng cho rằng họ thích, có hứng thú với những sản phẩm báo chí
sáng tạo. Và 93.39% công chúng được khảo sát cho biết họ đã từng tiếp cận với một
trong số các xu thế sản phẩm báo chí sáng tạo trên báo mạng điện tử.
Biểu đồ 1.1. Khảo sát công chúng về sự tiếp cận
các sản phẩm báo chí sáng tạo.

Một số xu hướng sáng tạo hình thức tác phẩm của báo chí trên thế giới
hiện nay như: Mega-stories (Siêu tác phẩm báo chí), Long-form (Tác phẩm dài,
sâu), Báo chí dữ liệu; Virtual reality (thế giới thực tại ảo); Interactive Map (Bản
đồ tương tác)…
1.2.1. Mega-stories, long-form
Mega-srories là “siêu tác phẩm báo chí’ hay thể loại báo chí hiện đại trong
thời đại công nghệ kỹ thuật số, tạo cho công chúng một môi trường thực tại ảo
sống động để trải nghiệm và tương tác với tác phẩm báo chí. Trong môi trường
hội tụ truyền thông, nhu cầu hưởng thụ tin tức của độc giả cũng thay đổi lên một
cấp độ mới, đó là yếu tố để những “siêu tác phẩm báo chí” (Mega Story) ra đời
nhằm thu hút và giữ chân độc giả.

19
Trên thế giới, có những tác phẩm sáng tạo như phóng sự đoạt giải báo
chí Pulitzer của New York Times là “Snowfall” hay tác phẩm tương tự của The
Guardian về một vụ cháy rừng – với cách gọi tạm thời là digital mega-stories
(Siêu tác phẩm báo chí).
Năm 2012, Tờ New York Times (Mỹ) lần đầu tiên giới thiệu một siêu
tác phẩm báo chí nổi tiếng với tiêu đề “Tuyết rơi” (Snow fall) - hay còn được
gọi là một tác phẩm “Mega Story” gây tiếng vang lớn trong cộng đồng báo chí
thế giới.
Tác phẩm Mega Story này thu hút một số lượng đông đảo độc giả theo
dõi và tương tác một cách kinh ngạc khi đạt đến con số 3,5 triệu lượt theo dõi
và tương tác ngay trong tuần đầu tiên ra mắt trên nền tảng công nghệ Internet.
Đây là một trong những câu chuyện trực tuyến lớn đầu tiên được công chúng
chấp nhận như là một tác phẩm báo chí dài và hấp dẫn - Mega Story, phục vụ
cho cả công chúng phổ thông cũng như những độc giả nghiên cứu ‘học thuật’
về lĩnh vực báo chí. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng dự án đặc biệt “Snowfall”
báo hiệu một xu hướng làm báo mới trong tương lai, kết hợp thông minh cả nội
dung văn bản lẫn video, ảnh và đồ họa 3D. Sau New York Times, một số cơ
quan báo chí trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã thử áp dụng cách làm này
với chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Mega Story là những tác phẩm báo chí sáng tạo, được thể hiện theo một
phong cách mới trên phương diện cả về nội dung và hình thức trình bày, để đạt
được sự quan tâm trên diện rộng và có khả năng lan truyền nhanh chóng.
Mega Story không nhất thiết phải là tác phẩm báo chí dài kỳ, không cần
áp dụng quá nhiều ứng dụng kỹ thuật đa phương tiện trong trình bày hay tất cả
những đề tài và thông tin liên quan về một cuộc khủng hoảng hoặc sự kiện nào
đó đang xảy ra có tính chất ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới.
Các đặc điểm cơ bản của “Mega Story” thường là một hình thức bài viết
báo chí dài, được thể hiện theo phong cách văn bản phi truyền thống.Các “Mega
Story” kỹ thuật số hiện nay được trình bày có thể bao gồm âm thanh, video,

20
hình ảnh, dữ liệu và nhiều phương tiện truyền thông có liên quan khác để nhấn
mạnh chủ đề trong câu chuyện được đề cập. Một đặc điểm riêng biệt nữa thường
thấy để phân biệt là những tác phẩm báo chí “Mega Story” có những cốt truyện
phi tuyến tính.
Không giống như các thể loại báo chí truyền thống khác, “Mega Story”
có thể được sáng tác ra từ những câu chuyện ở bất cứ đâu và chúng vẫn tiếp tục
khiến công chúng hiểu bản chất về những gì đã và đang được chuyển tải giống
thể loại báo chí truyền thống nhưng theo một phong cách hành văn mới và kỹ
thuật trình bày mới. Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc có
thể làm cho câu chuyện trở nên cá nhân hơn nhiều đối với người đọc, độc giả
có thể tiếp cận theo cách riêng của họ và cho phép người đọc có thể có những
suy nghĩ riêng thể hiện rõ chính kiến của mình hơn về chủ đề.
“Mega Story” khác biệt với những câu chuyện truyền thông bình thường
về mặt định hướng tư duy và suy nghĩ của độc giả. Và đây chính là yếu tố có thể
khiến người đọc kết nối với câu chuyện ở mức độ sâu hơn, tác động đến hành vi
tò mò muốn đọc của độc giả và quan trọng hơn là người đọc có thể đem nó thành
câu chuyện bàn luận với người khác tạo ra tính lan truyền.
Một trong những tác phẩm “Mega Story” tiếp theo hay nhất của báo chí
thế giới được biết đến đó là tác phẩm “Những chú sư tử vùng Serengeti”
(Serengeti Lions) của tờ National Geographic. Tác phẩm “Mega Story” này đã
thể hiện được cả hai khía cạnh phức tạp và đơn giản trong việc thể hiện câu
chuyện - đơn giản về nội dung, nhưng công phu và phức tạp trong việc thể hiện
nội dung đó. Bài viết thể hiện sự kết hợp một cách bài bản giữa thiết kế, văn
bản, hình ảnh và các yếu tố âm thanh, sự kết hợp này cho phép người đọc hiểu
sâu hơn về nội dung câu chuyện cũng như có cảm giác thực khi “tương tác” với
câu chuyện.
Tương tác là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất trong ngành báo
chí, truyền thông hiện nay do sự phát triển đa dạng của các phương tiện truyền
thông kỹ thuật số, đây chính là hình thức dễ dàng nhất để gây ấn tượng với độc

21
giả cũng như tạo ra sự tương tác của độc giả với bài viết. Có nghĩa là một bài
viết cung cấp thông tin mới và cập nhật không còn là tin bài hoàn hảo và nó dễ
dàng bị độc giả bỏ qua khi không tạo môi trường tương tác thực sự để thu hút
và “giữ chân” họ. Và “Mega Story” được coi là cách để giữ được sự chú ý cũng
như trung thành của độc giả đối với các bài viết cũng như tờ báo của mỗi tòa
soạn, hay nói một cách khác các tác phẩm “Mega Story” của báo chí cần phải
thể hiện được rõ ý đồ cũng như mục đích của bài viết đối với độc giả, không
thể chỉ chung chung là cung cấp thông tin cho độc giả.
Hai siêu tác phẩm báo chí “Snow fall” của New York Times và
“Serengeti Lions” của National Geographics đã trở thành những ví dụ đầu tiên
và điển hình của nền báo chí thế giới về thể loại “Mega Story”. Đây là những
tác phẩm đã thu hút được đông đảo sự theo dõi và tương tác của độc giả phổ
thông cũng như các nhà nghiên cứu về học thuật báo chí, tạo bước ngoặt mang
tính lịch sử trong hoạt động nghiệp vụ báo chí.
Mặc dù “Mega Story” còn bộc lộ một số nhược điểm như đôi khi không
thực tế, cần nhiều thời gian, công sức cũng như phải vận dụng nhiều kỹ thuật
trong trình bày, nhưng nó đã thực sự trở thành một thể loại báo chí mới, thu hút
đông đảo công chúng theo dõi và tương tác góp phần tạo nên một môi trường
báo chí đầy sôi động trên thế giới ngày nay.
Về xu hướng sản xuất các tác phẩm Mega Story ở Việt Nam mới xuất
hiện không lâu và chỉ vào năm 2016 mới đếm trên đầu ngón tay các tòa soạn
đã triển khai cách làm mới này. Nhưng đến năm 2017, nhiều tòa soạn đã thử
nghiệm và nó đã trở thành một xu hướng lan rộng. Đương nhiên mỗi tòa soạn
áp dụng một cách thức khác nhau, có những cơ quan sở hữu một đội ngũ nhân
viên thiết kế lành nghề nên chủ động tạo ra các bài rất đẹp và hấp dẫn, có báo
điện tử làm còn khá đơn sơ và chưa thực sự đầu tư vào vấn đề công nghệ cũng
như mỹ thuật, có những sản phẩm thực sự là chất lượng cao nhưng cũng có
những bài chưa thể gọi là Mega Story theo đúng nghĩa.

22
Dù là xu thế tất yếu, dù được Hiệp hội báo chí thế giới liên tục mở các
cuộc hội thảo về vấn đề này thì tại Việt Nam, không phải tờ báo điện tử nào
cũng có thể tự mình sản xuất được hình thức báo chí này. Do đó, nhắc đến e-
magazines hay megastory thì hiện tại ở Việt Nam, một số tờ báo có thể kể tới
như: Vietnam Plus, Zing.vn, Vietnamnet, Vnexpress…
“Mega Story là tác phẩm mô tả những vấn đề rộng lớn, trong đó có rất
nhiều những câu chuyện. Hình thức này có tác dụng làm nổi bật vấn đề từ nhiều
câu chuyện trong đó. Vậy nên nó được gọi là siêu tác phẩm bởi nội dung được
thể hiện không chỉ dừng ở một tác phẩm, một câu chuyện cụ thể nào. Trong
siêu tác phẩm có nhiều tác phẩm con. Vấn đề được nhìn nhận, đánh gia từ nhiều
góc độ khác nhau, từ đó sẽ triển khai những câu chuyện theo nhiều hướng khác
nhau.” [PVS4]
Vì có nhiều câu chuyện bên trong nên nếu độc giả muốn tìm hiểu sâu
hơn, cụ thể hơn các câu chuyện nhỏ phải nhấn chọn các đường link được tạo
sẵn bên trong ấy.
Việc quyết định sản xuất một tác phẩm mega story phải dựa vào vấn đề
được chọn. Vấn đề được chọn để trình bày dưới dạng mega story phải là một
vấn đề lớn. Nội dung, tầm quan trọng của vấn đề ấy phải đủ tầm mới có thể
dùng hình thức này để thể hiện.
Long–form, tương tự như Mega Story, dạng long- form là các sản phẩm
báo chí dài và có độ sâu tựa như các tác phẩm phóng sự trên báo in. Tuy nhiên
được trình bày một cách sáng tạo trên báo mạng điện tử, kết hợp các yếu tố
hình ảnh, văn bản, video, đồ họa và trình bày hấp dẫn trên trang. Tuy nhiên
long- form là cấp độ thấp hơn Mega Story. Một bài long- form thường chỉ chứa
một câu chuyên – một tác phẩm duy nhất, và đi sâu phân tích, tìm hiểu câu
chuyện đó. Còn một tác phẩm Mega Story là siêu tác phẩm, bao gồm nhiều câu
chuyện – nhiều tác phẩm nhỏ bên trong, với sự sắp xếp trình bày logic.
Tác phẩm long- form đó đi sâu vào một vấn đề, tái hiện, thể hiện một câu
chuyện một cách cụ thể, chi tiết. Long-form chỉ xuất hiện trong một địa chỉ link

23
duy nhất. Độc giả click vào địa chỉ link ấy một lần duy nhất có thể đọc hết được
một tác phẩm dạng long-form.
Theo báo cáo “Long-form reading shows signs of life in our mobile news
worl” được đăng tải trên website của Trung tâm Pew Reasearch (5/2016), khi
khảo sát 75000 tin bài trong đấy 24% là các bài theo dạng Longform được độc
giả tiếp nhận qua điện thoại di động, một con số hết sức ngạc nhiên khi độc giả
có xu hướng nán lại các bài báo Longform thời gian lâu hơn gấp 2 lần so với
các bài ngắn (123 giây với 57 giây) trong khi số lượng độc giả truy cập hai dạng
bài này là gần như tương đương nhau (1530 người của Longform so với 1576
người của tác phẩm ngắn).

Hình 1.1: Báo cáo của Pew Research về việc truy cập và tương tác với các
tác phẩm Longform trên điện thoại của độc giả
Báo cáo này đã chỉ ra được xu hướng tiếp nhận thông tin của độc giả hiện
nay, tức độc giả đang có xu hướng đọc chậm lại (slow journalism) và nghiên
cứu kỹ thông tin. Trước một làn sóng thông tin như vũ bão hiện nay, kèm theo
độ nhiễu và các dòng fake news (tin tức giả mạo) tràn lan trên mạng xã hội, độc
giả đang có nhu cầu hướng đến việc thưởng thức những sản phẩm “sạch”,
những sản phẩm chính thống có chất lượng và hơn trên hết là được tòa soạn
đầu tư công phu.
Nếu như trước đây, viết cho báo mạng điện tử người ta quan điểm phải
viết thật ngắn gọn, xúc tích, thống tin đơn giản và hơn hết phải nhanh bởi đặt

24
trong bối cảnh báo chí đang cạnh tranh gay gắt với mạng xã hội kèm theo sự
cạnh tranh giữa các tòa soạn với nhau. Thì giờ đây, yếu tố về mặt dung lượng
không phải là vấn đề vì tác phẩm Longform có dài nhưng độc giả vẫn lựa chọn
và rất quan tâm đến hình thức này.
Sự ra đời của Longform chính là kết quả của việc đánh giá đúng nhu cầu
tiếp cận thông tin của độc giả hiện nay. Trước đây, đã có nhóm độc giả thích
đọc sâu như vậy, tuy nhiên, hiện nay, khi có một tác phẩm dài mà lại được trình
bày đẹp, logic thì sẽ lại càng thu hút.
Điều này chính là đang tạo cho độc giả những trải nghiệm báo chí mới lạ
hơn so với các hình thức truyền thống. Độc giả sẽ càng ngày càng có nhiều
cách tiếp cận thông tin mới lạ hơn. Từ đó, khơi gợi trong độc giả sự thích thú
và có nhu cầu tìm đến những sản phẩm chất lượng như vậy.
1.2.3. Báo chí dữ liệu
Theo Nội san thông tấn số 9/2017, nói đến báo chí dữ liệu cũng là nói đến
khái niệm “hình ảnh hóa” (visualisation) – thực chất là ám chỉ tới các biểu đồ. Dữ
liệu và khả năng hình ảnh hóa kết hợp với việc phân tích báo chí và lối viết bài
hấp dẫn sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn nhiều so với các bài báo thông thường. Báo
chí dữ liệu tranh thủ sức mạnh của máy tính, các hình thức thể hiện dữ liệu digital
cùng những công nghệ khác để trình bày dữ liệu theo cách thức lôi cuốn, hữu hiệu
và nhanh chóng hơn cách đưa tin truyền thống. [17]
Những kỹ năng để cho ra đời một bài báo dữ liệu hấp dẫn, khách quan
và chính xác như nhạy cảm khi tìm ra mối liên hệ giữa con số và vấn đề xã hội
muốn phản ánh,tư duy mạch lạc khi phân tích các con số, đặt số liệu trong từng
ngữ cảnh cụ thể để nêu bật ý nghĩa của nó; tìm kiếm dữ liệu từ nhiều nguồn
thông tin khác nhau, từ nguồn chính thống cho đến các nguồn tin phi chính
thống; xử lý thận trọng dữ liệu và luôn kiểm tra chéo các thông tin; tối đa hóa
thông tin trong một khoảng trình bày nhất định; trình bày đơn giản hóa, tránh
rườm rà rối mắt…

25
Một bài viết trên trang The Next Web ví von báo chí dữ liệu là cuộc hôn
phối giữa khả năng “ngửi tin” của một phóng viên và tình yêu đối với việc phân
tích dữ liệu của một nhà thống kê. Bằng cách phân tích các bộ dữ liệu khổng
lồ, các “nhà báo dữ liệu” sử dụng dữ liệu để phơi bày sự thực và kể câu chuyện
của họ.Điều đó có nghĩa là các nhà báo phải lục lọi hàng đống dữ liệu và nhờ
đến các công cụ digital, để tìm ra những điểm bất thường thú vị biến nó thành
tác phẩm báo chí.
Báo chí dữ liệu là cách chúng ta hình ảnh hóa thông tin một cách dễ hiểu
nhất cho độc giả, và chúng ta không cần giải thích cầu kì mà thuần túy đưa dữ
liệu. Có những dữ liệu rất đơn giản có thể dễ dàng xử lý, tuy nhiên có những
dữ liệu phức tạp, phải đơn giản hóa dữ liệu đó đi nhưng không được làm sai
lệch. Dữ liệu về cuộc chiến tại Afghanistan được chuyển đến phóng viên tờ The
Guardian dưới dạng Excel với hơn 92.201 hàng dữ liệu. Phóng viên rất khó có
thể tóm tắt toàn bộ thông tin cuộc chiến để có thể truyền tải đến công chúng
bằng cách diễn giải thông thường khi một số dữ liệu không thể hiện rõ nội dung.
Nhóm phóng viên điều tra của The Guardian phải xây dựng một cơ sở dữ liệu
nội bộ giúp phóng viên có thể tìm kiếm câu chuyện qua các cụm từ khóa hoặc
sự kiện quan trọng. Nhóm phóng viên bắt đầu lọc dữ liệu và kể câu chuyện
bằng biểu đồ và Infographic về toàn bộ cuộc chiến bằng một số từ khóa. Ví như
sự gia tăng của các cuộc tấn công bằng bom hẹn giờ. Có khoảng 7.500 vụ nổ
và phục kích trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2009. Dữ liệu cho thấy,
miền Nam Afghanistan, nơi quân đội Anh và Canada đóng quân là khu vực bị
thiệt hại nặng nề nhất do các cuộc đánh bom.
Theo ông John Duchneskie, đại sứ quán Hoa Kỳ, nhà báo, Biên tập viên
đồ họa, nhà nghiên cứu đến từ tờ The Philadelphia (Mỹ), báo chí dữ liệu thực
chất là việc sử dụng con số để kể lại câu chuyện một cách tốt nhất có thể. Báo
chí hiện nay có “quá nhiều chữ” và việc đơn giản những con chữ, con số bằng
hình ảnh phong phú, những thông tin chính và đồ thị được gọi là là trực quan
hóa số liệu. [26]

26
Báo chí dữ liệu cung cấp cho độc giả những cái nhìn tổng quan hơn và
việc biểu thị chúng bằng đồ họa hay các biểu đồ thực sự quan trọng để nổi bật
nội dung vốn có của nó. Các kỹ thuật của báo chí đang thay đổi bởi công cụ
công nghệ phong phú và dễ dàng tiếp cận hơn.
Báo chí dữ liệu được sử dụng trong hầu như tất cả các lĩnh vực phản ánh,
từ kinh doanh, thể thao, văn hóa cho đến xã hội, môi trường… Dữ liệu được
thể hiện linh hoạt, đa dạng và độc đáo, giúp người xem có cái nhìn trực diện,
rõ ràng, thấu đáo hơn về vấn đề mà nhà báo đề cập đến. [23]
Có thể là một bản đồ về mức tăng, giảm thu nhập của một khu vực để
phản ánh mức sống của một khu dân cư; con số quy đổi từ thù lao của một
người nổi tiếng với mức thu nhập của một gia đình trung lưu để cho thấy sự bất
bình đẳng xã hội; đồ họa về tình trạng sử dụng súng đạn tràn lan để cỗ vũ một
đạo luật mới về cấm vũ khí… Chính dữ liệu là công cụ đắc lực tạo sự khác biệt,
độc đáo trong cách nhìn vấn đề và cách đưa tin của nhà báo.
Một ví dụ rõ ràng nhất của báo chí dữ liệu là vụ Panama Papers, vụ rò rỉ
tài liệu mật khổng lồ từ một công ty luật ở Panamavới 11,5 triệu bản tài liệu và
2,6 TB dữ liệu. Các phóng viên đã phải sử dụng phần mềm đặc biệt để phân
tích hồ sơ nhằm hỗ trợ cho các bài phóng sự điều tra của họ. Ngoài ra, có thể
kể đến những dự án nổi bật khác như bài viết của Telegraph về chi tiêu của các
nghị sỹ Quốc hội Anh, bài mô tả hiệu quả của vaccine bằng những hình ảnh
trực quan trên Wall Street Journal, hay dự án “Build a New St. Louis” của tờ
nhật báo khu vực St. Louis Post - Dispatch thách thức bạn đọc tái thiết khu vực
này trong khi vẫn tiết kiệm ngân sách. Kể cả những dữ liệu bị phủ bụi nhiều
năm cũng có thể trở nên hấp dẫn khi được tích hợp với bản đồ: Trang
Shipmap.org theo dõi hoạt động của các tàu container đã cung cấp những thông
tin vô cùng chi tiết.
Báo điện tử có xu thế phát triển vượt trội hơn báo in, gia tăng nhu cầu
xem tin tức của độc giả trên các thiết bị di động và số hóa, thay đổi tư duy làm
báo hiện đại theo hướng linh hoạt, nhanh nhạy hơn, chú trọng đến phản ứng

27
của độc giả qua các nghiên cứu truyền thông thường xuyên, yêu cầu bức thiết
về kỹ năng và hiểu biết về công nghệ đối với các nhà báo… Đặc biệt, nhu cầu
về tra cứu dữ liệu để phục vụ hoạt động nghiên cứu, truyền thông, phân tích và
các nhu cầu khác trong xã hội tăng vượt bậc.Mỗi ngày Google phải xử lý 3 tỷ
lượt tìm kiếm thông tin trên mạng. Đó là nguyên nhân cho sự ra đời và phát
triển mạnh mẽ của báo chí dữ liệu.
Và càng ngày, báo chí dữ liệu càng chứng tỏ hiệu quả phân tích và phản
ánh thông tin vượt trội. Những bài báo với đồ họa, con số và bảng biểu, tranh
ảnh hấp dẫn đã thu hút sự chú ý của độc giả hơn nhiều so với những bài báo
viết theo kiểu truyền thống.
Tờ The Philadelphia Inquirer đã áp dụng công nghệ kỹ thuật để tạo ra
những sản phẩm Infographic chất lượng. Các bản Infographic rất sống động và
bạn chỉ cần "click" vào một khu vực trên hình ảnh, những thông tin về khu vực
đó sẽ hiện ra. Đây có thể được xem là một hình thức nén dữ liệu mà ở đó độc
giả sẽ thấy những dữ liệu theo nhu cầu quan tâm, thay vì tất cả các dữ liệu được
dàn trải trên mặt báo. [26]
Theo một báo cáo được công bố về Tình trạng báo chí dữ liệu năm 2017
của Simon Rogers, Biên tập viên của Phòng thông tin tại Google, đã đưa ra kết
quả về việc sử dụng báo chí dữ liệu. Nghiên cứu này thực hiện trên phương
pháp phân tích định các cuộc phỏng vấn sâu của hơn 56 nhà báo ở Mỹ, Anh,
Đức và Pháp và khảo sát trực tuyến 900 nhà báo ở Mỹ và châu Âu. Theo đó,
kết quả cho thấy, có 42% phòng viên, nhà báo sử dụng dữ liệu để kể chuyện
thường xuyên (trên 2 lần/tuần). Có 51% các tổ chức tin tức ở Mỹ và châu Âu
hiện đang có ít nhất một nhà báo dữ liệu chuyên dụng.Trong nền tảng kỹ thuật
số, có đến 60% các tổ chức tin tức đó có nhà báo chuyên xử lý dữ liệu.Việc sử
dụng dữ liệu để kể các câu chuyện về các lĩnh vực được quan tâm như: 33% sử
dụng báo chí dữ liệu cho bài viết về chính trị, 28% cho tài chính, 25% điều tra.
Tờ The Economist được biết đến với mảng tài chính kinh doanh, kinh tế
và chính trị, nhưng giờ có thể mở rộng ra cả mảng thể thao để tăng lượng độc

28
giả. Đội ngũ dữ liệu của báo từng dùng số liệu phân tích thể thao để tạo ra
những bài viết cho thấy vai trò của huấn luyện viên bóng đá thấp hơn nhiều so
với hầu hết mọi người nghĩ, hoặc bài nêu chuyện làm thế nào các đội bóng Anh
trở lại thời kỳ chinh phục bóng đá châu Âu. Đội dữ liệu của The Economist
cũng từng gây tiếng vang với bài tương tác dự đoán xu hướng bầu cử của cử tri
Mỹ. Thêm vào đó, tờ báo ra mắt cả mô hình dự đoán cho các giải golf lớn.
Người khởi xướng cho sự đổi mới này là biên tập viên dữ liệu Dan Rosenheck
với niềm đam mê thể thao mà ông ấy mang vào chuyên mục blog thể thao của
The Economist mang tên “Game theory”. Điều thuận lợi trong mảng thể thao
là có dữ liệu sẵn sàng, rõ ràng và đầy đủ.
Có thể thấy, đối với các phóng viên, nhà báo, việc tiếp cận với công nghệ
rất cần thiết. Sử dụng báo chí dữ liệu góp phần làm tăng tính hấp dẫn nội dung
bài viết. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các phóng viên phải có tính “nghi
ngờ lành mạnh”. Tức là đứng trước những số liệu không nên quá tin tưởng mà
cần phải có sự nghi ngờ. Việc xem xét về phương pháp để ra được số liệu đó là
cần thiết. Theo ông Lê Quốc Minh, báo chí dữ liệu (data journalism) là một
khái niệm lớn, thông tin đồ họa là một phần trong đó. Ở Việt Nam, báo điện tử
VietnamPlus “chạm” vào loại hình báo chí này từ khá sớm, khi báo chí Việt
Nam mới dừng ở mức độ vẽ hình minh họa cho các bài viết trên báo in. Năm
2010, VietnamPlus tiến thêm một bước là bắt tay với AFP để sản xuất thông
tin đồ họa, tiếp đó là đồ họa tương tác về 5 giải bóng đá châu Âu (thậm chí đã
có khả năng phân tích 5 trận đấu gần nhất để đưa ra dự đoán tỷ số) đến
videographics. Từ giữa năm 2016, việc sản xuất thông tin đồ họa tương tác
chuyển sang một hướng mới. [17]
1.2.3. Công nghệ thực tại ảo (Virtual reality)
Công nghệ thực tại ảo được biết đến trên thế giới từ cuối những năm
1960 nhưng phải đến đầu những năm 1990 thì công nghệ này mới thực sự
phát triển mạnh mẽ.Từ khi ra đời đến nay công nghệ này có nhiều cách gọi
khác nhau như: Môi trường ảo (Virtual Environments – VE), Trải nghiệm

29
nhân tạo (Synthetic Experience), Thế giới ảo (Virtual Worlds), Thế giới nhân
tạo (Artificial World) hay Thực tại nhân tạo (Artificial Reality),… Tuy
nhiên, phổ biến nhất vẫn là tên gọi Thực tại ảo hay Thực tế ảo (Virtual
Reality – VR)
Quan niệm về công nghệ thực tại ảo, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau:
“Thực tại ảo là một môi trường ba chiều được phát sinh, tổng hợp và điều khiển
thông qua máy tính nhằm mục đích mô phỏng lại thế giới thực hoặc một thế
giới theo tưởng tượng của con người. Nó cho phép người dùng thông qua các
thiết bị ngoại vi và bộ chuyển đổi tương tác với những sự vật, hành động của
thế giới ảo giống như tương tác với những sự vật, hành động của thế giới thực”
[34]. “Thực tại ảo là một trải nghiệm tương tác và đắm chìm, với cảm giác như
đang có mặt trong một thế giới được mô phỏng (độc lập) [32].
Từ những định nghĩa về thực tại ảo có thể rút ra ba điểm chính của một
hệ thống thực tại ảo, đó là: tính tương tác, tính đắm chìm (hay còn gọi là tính
nhập vai) và tính tưởng tượng. Có thể thấy, thực tại ảo là một môi trường không
gian ba chiều được giả lập bằng máy tính nhằm mô phỏng lại thế giới thực.
Trong môi trường mô phỏng đó, con người không chỉ quan sát mà còn có thể
thực hiện những thao tác mà mình mong muốn. Công nghệ thực tại ảo đã và
đang có những bước phát triển vượt bậc và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực của đời sống nhu giáo dục, y tế, nghệ thuật, an ninh, quốc phòng, kiến
trúc…và báo chí cũng không ngoại lệ.
Năm 2015 là cột mốc đánh dấu sự xuất hiện mạnh mẽ của xu hướng báo
chí thực tại ảo với những tác phẩm tiêu biểu đến từ các hãng thông tấn, tờ báo
lớn, như “Seeking home” (Tìm nhà) của AP, “Inside North Korea” (Bên trong
Bắc Triều Tiên) của ABC News, hay “The Displaced” (Những kẻ lạc nhà) của
New York Times...Công nghệ thực tại ảo được thể hiện rõ nét nhất trên báo chí
là ở các sản phẩm dạng Đồ họa 3D và video 360 độ.
Tháng 9/2014, tờ Des Moines Register thuộc sở hữu của tập đoàn Garnett
ở Mỹ trở thành một trong những đơn vị báo chí đầu tiên trên thế giới đưa một

30
phóng sự báo chí vào thế giới thực tại ảo (virtual reality), sử dụng kính Oculus
VR. Dự án có tên gọi “Harvest of Change,” nói về một trang trại đã trải qua bốn
thế hệ trong cùng một gia đình, người xem đeo kính VR và như bước vào một
thế giới thực.
Tác phẩm “Cailas Migrants: What’s like in the “Jungle”? (dự án đầu tiên
của BBC ứng dụng công nghệ thực tại ảo) qua kính VR, người xem như đang có
mặt tại chính “khu rừng mới” Cailas, nơi những người di cư đến từ các nước như
Syria, Iraq, Pakistan… làm chỗ trú chân để hi vọng tìm đến một miền đất hứa.
Mục tiêu của dự án là tái hiện lại cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn của
người dân cư trú tại trại tị nạn Calais thông qua các góc quay 360 độ để người
xem có cái nhìn đầy đủ vê cuộc khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu.

Hình 1.2. Hình ảnh từ phóng sự về trại tị nạn Calais (Nguồn: Internet)
Trận động đất ở Nepal là dự án đầu tiên của RYOT (Công ty truyền thông
được thành lập năm 2012 ở Los Angeles) trong lĩnh vực báo nhúng. Khi trải
nghiệm dự án Trận động đất ở Nepal, người xem như được nhúng vào hàng
đống đổ nát và sự tàn phá sau trận động đất, chứng kiến thảm cảnh kinh hoàng,
sự mất mát to lớn của đất nước này. Bộ phim cũng kết hợp nhiều cảnh quay
khác nhau với các điểm nhìn khác nhau để dẫn dắt người xem đến từng địa

31
điểm trong thành phố để quan sát, chứng kiến và do đó có sự đồng cảm sâu sắc
với người dân ở đây.
Có thể thấy các cơ quan báo chí lớn trên thế giới đã thực sự quan tâm
đến sự phát triển ứng dụng công cụ sáng tạo báo chí hoàn toàn mới mẻ này.
Các tác phẩm báo nhúng này đã thực sự mang đến cho công chúng một lối kể
chuyện hoàn toàn mới mẻ. Nội dung tác phẩm không chỉ đơn thuần là thông
tin, sự kiện mà là một câu chuyện và người xem có thể trở thành một nhân vật
hay người chứng kiến, “mắt thấy tai nghe”.
New York Times vừa có một ứng dụng thực tế ảo riêng vừa có một tính
năng thực tế tăng cường Daily 360, phần lớn do Samsung và Google tài trợ,
mỗi tháng sản xuất một bộ phim thực tế ảo có độ dài từ 6-10 phút và mỗi ngày
sản xuất một video 360 độ, dài 1 - 2 phút.
Tháng 10/2017, tờ Guardian, vốn bắt đầu thực hiện các dự án thực tế ảo
gần 2 năm trước đó, đã tặng 97.000 kính thực tế ảo bằng bìa cứng Google
Cardboard cho độc giả Anh kèm các số báo Guardian được lựa chọn và thông
qua trang The Guardian.com. Độc giả có thể tải miễn phí ứng dụng thực tế ảo
của Guardian từ Google Play hoặc Itunes Store. Với ứng dụng này, người dùng
có thể truy cập 9 dự án thực tế áo mà báo này triển khai.
Tuy nhiên, trải nghiệm về thực tế ảo của Guardian, cho dù thú vị và có
chất lượng cao, cũng cho thấy những rào cản lớn đối với phần lớn các cơ quan
báo chí khi bước vào lĩnh vực này. Ê-kíp thực tế ảo gồm 5 người của công ty
này đã phải mất 6 tháng để tạo ra sản phẩm thực tế ảo mới nhất của họ. Mặc dù
cũng gây bất ngờ và tốn kém như trước đó, nhưng dự án này đã rút ngắn được
33% thời gian thực hiện, so với 9 tháng mà họ phải bỏ ra với dự án đầu tiên.
Tạp chí Slate đã khai trương một chương trình được chiếu trực tiếp hàng
tuần trên Facebook về thực tế ảo, trong đó các diễn viên và nhân vật nổi tiếng
xuất hiện trong một thế giới ảo thông qua các hình ảnh đại diện được tạo ra
giống người thật. Slate đang sử dụng một công nghệ mà Facebook đã giới thiệu
vào năm 2017 gọi là Spaces cho phép tối đa 3 người gặp nhau thông qua các

32
hình ảnh đại diện trong thực tế ảo. Những người tham gia có thể xem video
cùng với nhau, chơi trong không gian 3 chiều và làm nhiều điều khác nữa.
Kính thực tại ảo cũng được sử dụng trong một hình thức khác mới mẻ khác
là trò chơi liên quan đến hoạt động báo chí, với thuật ngữ tiếng Anh là “gaming
journalism.” Chẳng hạn người chơi được giao nhiệm vụ trong vòng 60 giây phải
chụp được hình ảnh một sự kiện thời sự, và tùy vị trí đứng của họ mà có thể nhìn
thấy những gì đang diễn ra trước mắt giống hệt như ngoài đời.
Trong lĩnh vực báo chí, thực tại ảo được coi là một công nghệ phục vụ
sáng tạo tác phẩm báo chí của tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam,
hướng đi này còn khá mới mẻ và chưa có các nghiên cứu hệ thong về khả năng
và phương pháp ứng dụng công nghệ này trong tác phẩm báo chí.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí – truyền thông đã đánh giá cao về
tiềm năng và vai trò của công nghệ thực tại ảo đối với báo chí. Thực tại ảo là một
hướng đi mới mẻ, nó mang lại nhiều trải nghiệm khác lạ so với cách thưởng thức
media nói chung và báo chí nói riêng theo cách thông thường. Các khả năng truyền
đạt thông tin, khả năng tương tác, khả năng tái hiện lại hiện thực (Ví dụ như cụ tài
xế xe tải cứu sống xe khách bị mất thắng trên đèo Bảo Lộc ngày 6/9/2016 đã được
chuyển dộng 24h của VTV1 mô phỏng lại bằng đồ họa 3D, bởi thời điểm xảy ra
vụ việc không ai lường trước và ghi lại được bằng máy quay. Đây là cách để báo
chí tái hiện lại sự kiện một cách chân thực và sống động nhất. Đặc biệt là với
những sự kiện về lịch sử chỉ có thể tái hiệu lại thông qua ngôn từ và hình ảnh. Với
công nghệ thực tại ảo, không gian lịch sử nơi xảy ra sự kiện có thể được dựng lại
bằng kỹ thuật mô phỏng đồ họa 3D).
1.2.4 Bản đồ số, Bản đồ tương tác (Interactive Map)
Thời đại kỹ thuật số của báo chí cung cấp một số lượng tài nguyên trực
tuyến ngày càng tăng có thể lấp đầy khoảng trống, đặc biệt là khi các phóng viên
cần thêm một hình ảnh trực quan để đưa người đọc đến hiện trường với các yếu
tố định vị có thể giúp kể một câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn. Các công cụ lập
bản đồ trực tuyến là một ví dụ về các tài nguyên cho phép các nhà báo tạo bản đồ

33
có thể tùy chỉnh và có thể chia sẻ nhanh chóng để thêm chi tiết, nội dung đa
phương tiện và bối cảnh định vị vào câu chuyện và bài viết của họ. Lợi ích là các
nhà báo không phải học các kỹ năng thiết kế đồ họa, hiểu Photoshop hay Illustrator
hoặc biết một đoạn mã lập trình.

Hình 1.3 Huffington Post đã sử dụng bản đồ này để giúp minh họa một câu
chuyện về nhập cư. Ảnh chụp màn hình

Với các tài nguyên kỹ thuật số mới này và từ giao diện người dùng đơn
giản, các nhà báo có thể tạo - trong vài phút - một bản đồ có thể tùy chỉnh, có thể
chia sẻ về bất kỳ chủ đề hoặc chủ đề nào, ở bất cứ đâu trên thế giới. Biết rằng độc
giả (và người xem) yêu thích bản đồ, các nhà báo có thể đăng nhập vào các công
cụ tạo bản đồ và tạo ra một bản đồ xác định vị trí của một vụ cháy rừng hoành
hành ở California, nắp hố ga liên quan đến một nhà tù ở Dannemora, NY. Đại sứ
quán Hoa Kỳ dọc theo Malecón của Havana, các tuyến di cư của những người
nhập cư Syria qua Hungary vào các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu hoặc một
khu phố được xây dựng lại ở New Orleans 10 năm sau cơn bão Katrina.
Bản đồ trực tuyến tùy chỉnh tạo ra những cách mới để phân phối, phân tích,
đo lường và bản địa hóa báo chí. Ví dụ, báo chí của Geofence, có thể bao gồm các
bản đồ di động dễ tạo, dễ chia sẻ để cảnh báo công chúng hoặc gửi cảnh báo về
tai nạn giao thông gần đó, thiên tai, cảnh cháy/cứu hộ hoặc lũ lụt. Các bản đồ được
tạo dễ dàng và thông báo đẩy đi kèm của chúng có thể nhanh chóng đưa Cảnh báo

34
Amber đến các vị trí và khu vực cụ thể. Nếu chính các nhà báo sử dụng bản đồ
trực tuyến để ghi lại địa chỉ các bài tập và tin tức hàng ngày của họ, các biên tập
viên và người quản lý có thể vẽ các điểm để tin bản đồ của Nhật Bản - theo nghĩa
đen - như một cách đánh giá xuất bản hoặc khu vực tập trung tin tức địa lý của họ
bảo hiểm và hoạt động cao nhất. Người đọc được hưởng lợi vì các yếu tố hình ảnh
độc đáo giúp đưa họ vào một vị trí cụ thể tại một thời điểm cụ thể và đưa ra bối
cảnh, xác định và ý nghĩa của vị trí đối với lời nói của nhà báo.
Và các nhà báo được hưởng lợi, không chỉ từ khả năng kể chuyện hấp dẫn,
mà còn từ việc truy cập vào các tài nguyên trực tuyến giúp bản đồ tùy chỉnh dễ
dàng chia sẻ với cộng đồng kỹ thuật số - lĩnh vực có thể ghi lại và theo dõi lưu
lượng truy cập, liên kết, nhấp chuột và số liệu. Một số tài nguyên trực tuyến lưu
trữ bản đồ tại các URL được tùy chỉnh và rút ngắn có thể được nhúng và chia sẻ
trên Facebook, Twitter, Google+, LinkedIn, Pinterest hoặc thông qua plugin
WordPress, tin nhắn văn bản, tin nhắn đa phương tiện, email hoặc Mã QR.
1.3 Xu thế phát triển của báo chí sáng tạo trên thế giới
Cơ quan báo chí không những phải làm chủ các công cụ kể chuyện mới mà
còn phải phá bỏ những văn hoá cũ. Nếu không có một văn hoá đổi mới, thì mọi
kỹ năng trên thế giới đều chẳng còn ý nghĩa gì. Xu thế phát triển của báo chí sáng
tạo không phải là một cuộc chạy đua công nghệ mà là một cuộc đua về sáng tạo
và nhắm trúng mục tiêu. Tuy nhiên chính công nghệ và sự thay đổi trong cách tiếp
nhận của công chúng đã định hình những xu thế phát triển của báo chí sáng tạo
trên thế giới.
1.3.1 Kể chuyện bằng âm thanh số
Bất kể đó là một chương trình podcast, những câu chuyện bằng âm thanh
được tạo ra một các độc lập hay xây dựng “kỹ năng” cho các thiết bị kích hoạt
giọng nói như Amazone Echo, các câu chuyện bằng âm thanh đã thu hút đươc
ngày càng nhiều thính giả trên toàn cầu. Tại Washington Post, một trong những
tờ báo hàng đầu về đổi mới kể từ khi được Jeff Bezos (CEO của Amazone) mua
lại vào năm 2013, âm thanh luôn được coi trọng hàng đầu.

35
Tại Bồ Đào Nha, tập đoàn truyền thông nổi tiếng Público đang tìm cách
chuyển đổi trọng tâm sang thông tin bằng âm thanh. Để tăng cường mối quan hệ
với độc giả, Público đang thử nghiệm “P24” - một định dạng âm thanh được cá
nhân hoá. Dữ liệu của tập đoàn này cho thấy độc giả chỉ dành vài phút tiếp xúc
với họ mỗi ngày. Chính vì vậy, Público đã phát triển “P24” - một bản tin âm thành
hàng ngày được cá nhân hoá, dài khoảng 10 phút. Giám đốc sáng tạo của Público
Joao Pedro cho biết: “Sản phẩm này được tạo ra để phục vụ các khách hàng thân
thiết của chúng tôi. P24 đưa nội dung báo chí vào nhiều khoảng khắc trong cuộc
sống của mỗi người. Chúng tôi có thể hiện diện bên cạnh người đọc khi họ đang
ở phòng gym, xe ô tô hoặc đang rửa bát”. Người dùng có thể cá nhân hoá bản tin
ngắn của mình bằng cách lựa chọn chủ đề. Sản phẩm cuối cùng sẽ được tạo ra dựa
trên cả thuật toán và sự lựa chọn của bộ phận biên tập.
Cuối năm 2017, BBC công bố một chương trình âm thanh tương tác hài -
khoa học viễn tưởng mang tên Căn phòng kiểm tra (The Inspection Chamer) dành
riêng cho thiết bị Alexa của Amazon. Điểm mấu chốt là người nghe phải sử dụng
chính giọng nói của mình để trở thành nhân vật trong câu chuyện. Sau đó, người
nghe có thể thay đổi chiều hướng nội dung.
Việc tách nội dung âm thanh ra khỏi những nền tảng và ứng dụng chuyên
dụng sẽ giúp người nghe có thể nghe được nội dung mà không phải tải về hay kích
hoạt. Chính vì những thử thách về tính khám phá mà Guardian đã nhận được sự
chú ý khi họ tiến hành thử nghiệm cách kể chuyện bằng âm thanh trên các trang
web. Alastair Coote, một lập trình viên tại Phòng thí nghiệm sáng tạo di động của
Guardian, đã tạo ra một ứng dụng phát thanh di động dựa trên nền tảng web bằng
cách tích hợp một ứng dụng phát thanh vào trình duyệt Chrome, giúp người dùng
tìm và chạy nội dung trên di động một cách dễ dàng hơn. Sau đó, để duy trì mối
liên kết với người nghe, Coote đã thiếp lập một lựa chọn theo dõi, theo đó người
dùng có thể nhận được tin báo mỗi khi có một chưng trình mới. Các bản phát
thanh trên mạng là một trải nghiệm hợp lý và đầy tính khám phá cho người dùng.
1.3.2 Báo chí tự động hoá hay báo chí robot

36
Khoảng giữa năm 2016, tờ Washington Post đã tung ra công nghệ trí tuệ
nhân tạo chuyên dụng (Heliograf) để tạo ra các bản tin do robot viết. Theo lời
Giám đốc sáng kiến chiến lược của tờ Washington Post Jeremy Gilbert nói với tạp
chí Digiday, kể từ đó, tờ báo này đã sản xuất 350 nghìn bản tin ngắn và các thông
báo khẩn về thế vận hội ở Rio, hàng trăm bản tin về các cuộc chạy đua vào quốc
hội và vị trí thống đốc bang và hàng trăm tin về các cuộc thi đấu thể thao ở các
trường đại học địa phương.
Trong các cuộc bầu cử trước năm 2016, Heliograf chưa tồn tại. Đến năm
2016, Washington Post đã sử dụng công nghệ này để tao ra số tin bài nhiều hơn
gấp 7 lần. Ban biên tập Washinton Post tạo ra các tin mẫu, bao gồm cách diễn đạt
chuẩn khi đưa tin về một loại kết quả có thể xảy ra. Khi cuộc bầu cử tới gần, họ
kết nối Heliograf với các nguồn dữ liệu (về bầu cử, đó là ngân hàng dữ liệu
VoteSmart.org). Sau đó Heliograf sẽ bắt tay vào phân tích những dữ liệu liên quan
đến câu chuyện, kết nối với các cụm từ tương ứng trong văn bản mẫu, hợp nhất
hai yếu tố, và phát hành các phiên bản khác nhau của mỗi câu chuyện cho từng
nền tảng báo chí.
Hệ thống trí tuệ nhân tạo cũng được lập trình để cảnh báo các biên tâp viên
về những bất thường trong dữ liệu, sao cho phóng viên có thể bắt tay viết bài ngay
lập tức. Washington Post đặt ra 2 mục tiêu cho chương trình đưa tin tự động của
họ. Thứ nhất, tăng lượng người xem. Với chương trình đưa tin tự động, họ có thể
đưa tin nhiều hơn về những chủ đề ngách mà họ không có nhân viên viết bài nhưng
lại có độc giả, cho dù chúng ít hơn so với những chủ đề “nóng” được phóng viên
đưa tin. Thứ 2 là khiến tờ báo hoạt động hiệu quả hơn. Bằng cách giao những công
việc tẻ nhạt cho máy móc, Heliograf cho phép các phóng viên tập trung vào những
câu chuyện đòi hỏi trí tuệ và óc sáng tạo của con người. Nó còn có khả năng cập
nhật dữ liệu trong các câu chuyện đã xuất bản. Chẳng hạn, nếu bạn đang đọc một
bản tin Chủ nhật vào thứ Tư và các sự kiện đã thay đổi, Heliograf sẽ cập nhật dữ
liệu theo thời gian thực.

37
Không chỉ riêng Washinton Post, hãng thông tấn AP cũng sử dụng robot để
tự động tìm kiếm tin tức, và USA Today cũng dùng robot để tao ra các đoạn video
ngắn. Francesco Marconi, Giám đốc chiến lược kiêm lãnh đạo mảng trí tuệ nhân
tạo của AP cho biết, dùng robot đưa tin đã giải phóng 20% thời gian của phóng
viên viết bài về doanh thu doanh nghiệp và nâng cao tính chính xác.
Tờ USA Today sử dụng Wibbitz, một phần mềm trí tuệ nhân tạo để tạo các
video ngắn. Công cụ này chọn một câu chuyện trình bày dưới dạng văn bản, rút
gọn nó, thu thập hình ảnh và video, thậm chí thêm cả lời bình.
Báo điện tử Beritagar.id ra đời ngày 24/8/2015, trên cơ sở hợp nhất trang
báo điện tử cũ Beritagar.com và công ty dữ liệu LokaData. Sau 3 năm hoạt động,
đến nay Beritagar.id có 100 nhân viên, gồm có 25 nhà báo, 25 lập trình viên, và
50 người làm kinh doanh, tiếp thị, hành chính, kỹ thuật. Beritagar có hai công
đoạn quan trọng nhất để máy tính tự động xuất bản một bài báo, đó là: tự động
cập nhật nguồn số liệu lớn; trình bày số liệu dưới dạng đồ họa và chữ viết. Phó
Tổng Biên tập Báo điện tử Beritagar Rahadian Paramita cho biết: “Chúng tôi mua
số liệu của các công ty chuyên cung cấp dữ liệu lớn. Từ đó, tòa soạn có thông tin
cùng lúc với các cơ quan sở hữu thông tin đó. Ví dụ: các kết quả thi đấu thể thao,
số liệu quan trắc thời tiết, biến động trên sàn chứng khoán, v.v..”. Ngay khi máy
tính của Beritagar nhận dữ liệu, phần mềm sẽ tự động lọc ra các con số có ý nghĩa
để điền vào những mẫu câu có sẵn, tự đổ số liệu vào các cột biểu bảng, sau đó xuất
ra hình đồ thị và nội dung bài, và tự động đưa bài viết lên trang web.
Dưới những bài viết tự động, luôn có dòng chữ tuyên bố: “Đây là bài báo
do chương trình máy tính chuyển số liệu thành chữ viết và đồ thị và tự động xuất
bản”. Khi những bài báo này được dẫn link để đăng trên các trang truyền thông xã
hội của Beritagar, cuối phần giới thiệu bài báo luôn đi kèm hashtag #Robotaria
(Báo chí rô bốt) để phân biệt với những bài báo do phóng viên viết. Thời gian từ
khi sự kiện xảy ra, đến lúc máy đo được dữ liệu và xử lý để xuất bản, kéo dài
không quá 5 phút. Với những trận thi đấu, thời gian từ khi có diễn biến trận đấu
đến khi diễn biến đó được xuất hiện trên trang báo điện tử chỉ còn tính bằng giây.

38
Để rút ngắn thời gian xuất bản tự động, các phóng viên của Beritagar đã mất một
năm để dạy máy tính tự làm báo. Hàng trăm ngàn bài báo đã được đưa cho máy
đọc để tự tìm ra quy tắc về mẫu câu và cấu trúc bài. Hàng ngàn mẫu câu đã được
viết sẵn để máy tự điền kết quả. Ví dụ, nếu tỉ số trận đấu là 0 - 1 thì phần thắng
thuộc về đội nào? Kết quả 0 - 1 là thắng, nhưng kết quả cách biệt 0 - 5 thì máy cần
điền tỷ số vào mẫu câu có sẵn cụm từ thắng đậm, hoặc thua đau.
Ông Rahadian Paramita cho biết 80% số bài báo đưa cho máy tính đọc là
những bài báo cũ, 20% còn lại là những bài báo mới, lạ, không theo cấu trúc thông
thường. Mục đích là để máy không lặp lại theo lối mòn và máy tự rèn khả năng
sáng tạo. Beritagar có các bản tin ngày và bản tin tuần. Những tin tức thời sự do
máy tính tự động xuất bản thường là các tin hằng ngày. Với những tin tuần, nhà
báo có thời gian để đầu tư điều tra sâu hơn, phỏng vấn nhân vật và kiểm chứng
những ý kiến do nhân vật đưa ra.
Ở giai đoạn phát hiện đề tài, Beritagar cung cấp dữ liệu phân tích nội dung
báo chí. Chương trình riêng của báo tự động thu thập và phân tích 1.000 bài báo
mới xuất bản trên các trang báo điện tử. Sau đó, máy tính tìm ra những chủ đề
đang được đề cập nhiều nhất và các góc độ đưa tin. Chương trình phần mềm phân
tích nội dung báo chí chính là bộ não của tòa soạn. Sau 3 năm hoạt động, bộ não
này có khả năng phân tích đúng từ 86% đến 96% so với con người, tùy vào từng
chủ đề báo chí. Dựa vào những phân tích đó, phóng viên quyết định sẽ chọn đề tài
gì và đưa tin từ góc độ nào, để tránh trùng lặp những góc độ đã được các báo khác
khai thác.
Báo chí tự động hoá không chỉ đạt lượng tin bài gần những không giới hạn,
chúng còn chính xác và độc đáo 100%. Tin bài có thể được sản xuất 24/7, 365
ngày một năm và bằng tất cả các ngôn ngữ. Nếu đầu tư vào nội dung tự động hoá,
cơ quan báo chí đã tiến được nửa đường tới chatbot (ứng dụng trả lời tự động) và
các dịch vụ ghi hình - ghi âm tự động - nói cách khác là các dịch vụ có thu phí.
Tin bài có khả năng cá nhân hoá mà chi phí vận hành chỉ bằng 1 - 5% chi phí dành
cho con người. Đối với các phóng viên, nó giúp tiết kiệm thời gian phân tích,

39
phỏng vấn và nghiên cứu thông tin bối cảnh. Với rất nhiều ưu điểm như vậy thì
đây là một trong những xu thế sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
1.3.3 Chatbot (Ứng dụng trả lời tự động)
Cách đây 5 năm ý tưởng về công cụ trả lời tự động chatbot vẫn là điều nằm
ngoài sức tưởng tượng. Nhưng trong công cuộc tìm kiếm càng nhiều càng tốt
những cách thức mới để tương tác với người dùng, các công ty truyền thông phát
hiện ra rằng chatbot ngày càng trở thành phương thức liên lạc phổ biến. Ví dụ tiêu
biểu nhất cho việc sử dụng chatbot nhưng một công cụ kể chuyện là Tạp chí Kinh
doanh Harvard (HBR). Họ quan sát độc giả của mình và nhận ra sự hứng thú ngày
càng tăng đối với công cụ liên lạc Slack. Sau khi ra mắt ứng dụng Slack, HBR đã
làm thêm một chatbot khác trên facebook. Cuối 2017, các ứng dụng kết hợp với
nhau khá tốt, chương trình ứng dụng chatbot đạt 20.000 người sử dụng, phần lớn
trong số họ truy cập hàng ngày.
1.3.4 Câu chuyện đọc theo chiều ngang
Cho đến năm 2013, chúng ta vẫn quen với việc cuộn xuống một trang để
đọc tin trên máy tính hoặc điện thoại thông minh. Và rồi Snapchat ra mắt chức
năng Stories. Ý tưởng “gõ để xem tiếp” đã nảy ra - sau đó, Twitter giới thiệu chức
năng Khoảng khắc (Moments) vào tháng 10/2015, Facebook ra mắt chức năng
Stories trên Instagram vào tháng 8/2016. Các hãng truyền thông cũng đã áp dụng
ý tưởng “vuốt” (swipe) này, trong đó có hãng tin NowThis với ý tưởng “Gõ để
xem tin”. Telegraph và Guardian cũng làm như vậy với các ứng dụng của họ.
Nhưng có một sự khác biệt giữa việc vuốt để lướt qua các tin và vuốt trong
1 tin. Một bên chỉ là một hệ thống sắp xếp nội dung trong khi bên kia là một cách
tiếp cận kể chuyện thực tế, khiến người tạo tin phải suy nghĩ về trình tự tin, lựa
chọn phương tiện, phong cách và nhịp điệu. Việc chuyển từ một chế độ điều hướng
cuộn theo chiều dọc sang chế độ điều hướng theo chiều ngang bằng cách
chạm/vuốt sẽ bổ sung một cách nhìn nhận mới. Những người có xu hướng thích
văn bản sẽ ngày càng cần phải suy nghĩ không chỉ về cách chúng ta sử dụng ngôn

40
từ, mà còn tính đến cách chúng ta sử dụng những “đoạn cắt” giữa các phần của
câu chuyện, từ toàn cảnh sang cận cảnh.
1.3.5 Sản xuất nội dung phát trực tiếp
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ vào tất cả các yếu tố căn
bản của nền báo chí truyền thông từng quốc gia, tạo ra một lớp công chúng tương
thích của thời kỳ truyền thông số. Từ được tiếp nhận thông tin nhanh, nhu cầu
công chúng bước sang thông tin “ngay lập tức” ở thời gian thực tại hiện trường.
Đó cũng chính là một trong những điểm mới và thế mạnh của báo mạng điện tử
trong những năm gần đây. Nó tiếp tục phát huy các thế mạnh của “đàn anh” truyền
hình trực tiếp và phát thanh trực tiếp: truyền tải thông tin liên tục, trực tiếp với
những sự việc, sự kiện quan trọng, nhận được sự quan tâm lớn từ độc giả.
Sự phát triển mạnh mẽ của hình thức truyền tải thông tin trực tiếp đã tạo ra
xu hướng mới cho báo mạng điện tử và gần như ngay lập tức được công chúng
đón nhận. Trong 3 năm trở lại đây, báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong
việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tiếp…
nhằm tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho
độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích. Điều này
tạo áp lực vô cùng lớn lên các cơ quan thông tấn báo chí trong cuộc đua cung cấp
thông tin tới bạn đọc.
Đặc biệt, khi Facebook và Youtube giới thiệu dịch vụ livestream lần đầu
tiên vào năm 2016 và ngay lập tức trở thành một cú hit. Đây vừa là thách thức,
nhưng cũng trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực khi các đơn vị báo chí, tin tức sử
dụng nó để livestream các sự kiện trực tiếp ngay từ điện thoại thông minh.
Theo công ty nghiên cứu thị trường iResearch, đến 2021 thị trường video
live-stream trên toàn càu sẽ đạt trị giá 70 tỷ USD. Theo trang LiveStream, người
xem dường như chuộng video live-stream hơn: 80% trong số này muốn xem video
trực tiếp từ một hãng tin hơn là đọc blog, và 82% thích video trực tiếp từ một hãng
tin hơn là bài đăng trên mạng xã hội.

41
Khi trước đây, mọi thông tin trên báo điện tử cung cấp tới bạn đọc đều được
xử lý kỹ lưỡng, thì truyền tải thông tin trực tiếp đã tạo nên sự khác biệt, giúp mọi
người tiếp cận được với thông tin nguyên bản ngay trong thời gian thực. Bắt kịp
xu thế phát triển và vận động, nhiều tòa soạn báo Việt Nam đã ngay lập tức bắt
tay phát triển hình thức này như Vietnamnet, Zing.vn, Vn Express, Tuổi trẻ
Online…
Các tác phẩm báo chí được làm dưới dạng có video rút ngắn, trực tiếp theo
dòng sự kiện (tin Timeline), tóm tắt nội dung từng diễn biến trở nên phổ biến và
thu hút lượng người đọc, thì chắc chắn các tin trực tiếp sẽ được đón nhận một cách
đông đảo. Việc các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube hỗ trợ video
trực tiếp vừa là một công cụ tuyệt vời nhưng cũng đặt ra những bài toán mới với
các tòa soạn báo, cuộc đua “live” sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết.
Tốc độ và kết quả đưa tin trực tiếp trong thời công nghệ 4.0 phụ thuộc vào
mức độ đáp ứng yêu cầu của 5 yếu tố căn bản: kết cấu hạ tầng công nghệ thông
tin, truyền thông; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xây dựng môi trường pháp
lý cho nền báo chí truyền thông kỷ nguyên số; nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp
an ninh truyền thông hiệu quả.

Tiểu kết chương 1


Ứng dụng sản xuất báo chí sáng tạo là một trong nhũng xu thế thiết yếu
của báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng.
Chương 1 đã hệ thống lại những lý luận cơ bản về những xu hướng báo
chí sáng tạo. Từ đó khái quát những nét cơ bản nhất về các xu hướng báo chí
sáng tạo trên thế giới và những nét biểu hiện cơ bản Việt Nam hiện nay.

42
Chương 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BÁO CHÍ SÁNG TẠO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Những hình thức ứng dụng báo chí sáng tạo ở Việt Nam
2.1.1 Longform Storytelling là ứng dụng báo chí sáng tạo sản xuất
mạnh nhất
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa thế nào là Longform
Storytelling (câu chuyện dài) và các dạng thức hiện nay của nó. Ở Việt Nam,
hiện đang không có sự thống nhất trong cách gọi tên các hình thức theo hướng
bài dài như vậy. Trước mắt, tại các tòa soạn báo có 3 dạng thức được các báo
đặt riêng cho hình thức tác phẩm này là Longform, Megastory và Emagazine.
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại
Có thể thấy thuật ngữ Megastory bắt đầu xuất hiện sau tác phẩm
“Snowfall” (Tuyết lở) của NewYork Times. Tác phẩm là tập hợp nhiều câu
chuyện với cách trình bày mới là ngay từ ảnh đầu tiên với ảnh động một cơn
bão tuyết. Tác phẩm đạt 3,5 triệu lượt theo dõi và tương tác ngay trong tuần
đầu tiên ra mắt trên nền tảng công nghệ internet. “Snow Fall” cũng là tác phẩm
đạt được giải thưởng Pulitzer năm 2013 ở hạng mục phóng sự, điều tra (Feature
Writting).
“Longform là một khái niệm xuất phát từ báo in ở các nước phương Tây,
để chỉ những tác phẩm dài hơi và không đơn thuần là tường thuật tin tức.”
[30,tr.27]. Như vậy, khi nói đến “Longform”, yếu tố nội dung lớn và dung
lượng dài là điều nổi bật nhất
Theo nhà báo Lê Quốc Minh, người có vai trò tiên phong định hướng sản
xuất hình thức Megastory trên báo điện tử Vietnamplus, tờ báo có hẳn một
chuyên mục gọi là Megastory thì cho rằng “Megastory (hay long-form) là một
kiểu nội dung báo chí mới nổi lên vài năm gần đây, một phần xuất phát từ thực
tế là các cơ quan báo chí nhận thấy cần phải quay trở lại tập trung sản xuất

43
những nội dung chất lượng cao, thay vì chạy đua về tin tức với mạng xã hội thể
ví von làm Mega Story giống như làm tạp chí, nó đòi hỏi sự chỉn chu về hình
thức và sâu về nội dung hơn nhiều so với báo ngày”. Tức là ở đây, nhà báo cho
rằng Megastory hay Longform thì là một, khác nhau là ở cách gọi tên, chung
quy chúng là một nhánh của báo chí đa phương tiện. [30]
Tại Vietnamplus, “Megastory hay Emagazine, song cũng đều là một dạng
thức của “Long-form Storytelling”. Tờ báo tiếp nhận thuật ngữ Megastory
thông qua việc tham khảo các khóa tập huấn của Hiệp hội Báo chí và Xuất bản
Thế giới WAN-IFRA). “Megastory (thể loại Longform Storytelling) gồm
những phóng sự đặc biệt, những bài viết chuyên sâu của VietnamPlus được
trình bày theo phong cách mới lạ và hấp dẫn, bắt kịp xu hướng mới báo chí thế
giới, đem lại trải nghiệm đa phương tiện cho độc giả.” Hiện nay, trên thế giới,
các tòa soạn hàng đầu cũng không thể ngày nào cũng sản xuất Megastory.
Giống như vậy, Vietnamplus chỉ có thể sản xuất Longform theo ngày còn
những bài Megastory thì một năm chỉ sản xuất được vài bài. [PVS2]
Trong bài báo “Megastory và những câu chuyện trực tuyến” đăng tải trên
Tạp chí Người làm báo của tác giả Vũ Thanh Hòa (29/6/2018) “Megastory là
“siêu tác phẩm báo chí’ hay thể loại báo chí hiện đại trong thời đại công nghệ
kỹ thuật số, tạo cho công chúng một môi trường thực tại ảo sống động để trải
nghiệm và tương tác với tác phẩm báo chí. Megastory được trình bày có thể
bao gồm âm thanh, video, hình ảnh, dữ liệu và nhiều phương tiện truyền thông
có liên quan khác để nhấn mạnh chủ đề trong câu chuyện được đề cập. Những
tác phẩm báo chí “Mega Story” có những cốt truyện phi tuyến tính. [10]
Theo quan điểm của báo điện tử Zing.vn “Megastory hay Longform là
những thuật ngữ tiếng Anh chuyên đề chỉ một hình thức thể hiện tác phẩm báo
chí mới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, mang hàm ý chỉ những tác
phẩm có dung lượng dài. Megastory là những câu chuyện lớn. Longform là bài
dài. Từ đúng có thể gọi về định dạng này là Longform Storytelling. Riêng tại
Zing, những bài được gọi là Longform là những bài có dung lượng lớn, có chứa

44
vấn đề trong đó và được trình bày đẹp. Những bài này được phóng viên và tòa
soạn đầu tư để thể hiện một chủ đề đặc biệt. Có nhiều cách thể hiện, có thể là
một bài tổng hợp, một câu chuyện, phóng sự hoặc một bài phỏng vấn.” [PVS3]
Trong bài viết, Emagazine - Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử
Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga đăng tải trên Tạp chí Người làm
báo (10/7/2017) thì Emagazine là những bài báo điện tử được thiết kế theo
phong cách tạp chí. Đây là kiểu bài báo đa phương tiện có thể bao gồm cả chữ
viết, ảnh, video, âm thanh, yếu tố đồ họa, ảnh động,… được thiết kế theo hình
thức hoàn toàn mới. Ở đó, người ta sử dụng tít hiệu ứng (thường được chèn
trong ảnh đầu bài-gọi là cover), chữ viết trở nên linh hoạt với những phần trích
dẫn được bố trí đẹp mắt, ảnh thường được thiết kế toàn màn hình theo chiều
ngang. [19]
Đứng dưới quan điểm đào tạo, các thuật ngữ Megastory/Longform hay
Emagazines đều chỉ chung đến những hình thức sáng tạo mới của báo chí. Tuy
nhiên, có sự phân biệt nhất định. E-magazine là thuật ngữ chỉ các bài báo được
trình bày như tạp chí. Megastory được định nghĩa là siêu tác phẩm báo chí. Nó
đề cập vấn đề rộng lớn chứa đựng nhiều câu chuyện trong đó để làm nổi bật
toàn bộ vấn đề. Longform là các tác phẩm báo chí dài, đi sâu vào một vấn đề
hay là một câu chuyện cụ thể. “Một bài Longform sẽ cần 2-3 người để sáng tạo
nhưng Megastory thì phải cần cả một nhóm. Longform chỉ xuất hiện trong một
địa chỉ link còn Megastory bao gồm nhiều câu chuyện nên muốn biết thêm thì
phải truy cập vào thêm các địa chỉ link khác nhau. Hầu hết, các cơ quan báo
chí Việt Nam đang đi theo con đường sản xuất Longform chứ không phải
Megastory.” [PVS6]
Theo báo cáo của Pew Research thực hiện vào năm 2015, Longform được
quan niệm tương đối đơn giản. Nó được giải nghĩa như những bài báo có dung
lượng từ 1000 từ trở lên. [45]
Chuyên gia Tenore và Mallary Jean trong bài báo “Longform journalism
morphs in print as it finds a new home online" có định nghĩa Longform là 1

45
nhánh của báo chí chỉ riêng các bài viết dài với nội dung lớn, thông thường từ
1.000 đến 20.000 từ. Các bài viết dạng dài thường mang hình thức của báo chí
sáng tạo và báo chí tường thuật”. [42]
Trong đề án nghiên cứu “The place of Longform in online journalism” của
tác giả Raquel Ritter Longhi, 2015 có định nghĩa Longform là những bài báo ở
mức độ chuyên sâu, kể về một câu chuyện được trình bày hấp dẫn, kết hợp các
yếu tố đa phương tiện”. ” [43, tr.106]
Thông qua các quan điểm trên, có thể thấy từ ngữ chính xác nhất để tổng
kết chính là Longform Storytelling. Megastory hay Emagazine hay Longform,
tất cả sẽ là một dạng thức của hình thức này. Nơi mà Megastory được định
nghĩa chính xác nhất là những siêu tác phẩm báo chí, tập hợp nhiều câu chuyện
trong bài viết kèm theo các yếu tố đa phương tiện theo kết cấu phi tuyến tính.
Trong đó, Emagazine là những tác phẩm báo chí đa phương tiện dài, được thiết
kế đẹp mắt theo hướng tạp chí.
Longform chính là một tác phẩm báo chí đa phương tiện dài khoảng 1500
từ lên được trình bày, thiết kế đẹp mắt theo hướng phi truyền thống. Nội dung
Longform phải thể hiện được một vấn đề chuyên sâu hoặc kể một câu chuyện.
Tại các báo, không có phân chia loại hình của Longform. Mỗi tòa soạn tự
chọn cho mình một hướng đi với đặc điểm và dạng thức khác nhau như
Vietnamplus chọn theo hướng Megastory (tuy nhiên việc sản xuất không được
nhiều mà chủ yếu lấy tên gọi, các bài viết thường đi theo hướng Longform);
Zing.vn đi theo hướng Longform (các bài dài, có thiết kế), Laodong.vn trước
đây gọi hình thức này là Longform nhưng gần đây cũng chuyển sang tên gọi
Emagazine; một số trang thông tin điện tử như Kenh14, Soha và Afamily đi
theo hướng Emagazine,…
Tuy nhiên, cũng có nhiều cách chia khác như theo đặc điểm dạng thức
trình bày tác phẩm Longform tuyến tính (phải đọc theo trật tự được sắp xếp để
hiểu được câu chuyện) và thứ hai là Longform phi tuyến tính (có thể đọc bất
kỳ phân nào trong câu chuyện cũng hiểu được nội dung).

46
Ngoài ra, còn có cách chia theo hướng chủ đề tác phẩm Longform hướng
tới thông thường, dựa vào vấn đề được nếu lên trong tác phẩm. Ví dụ như,
Zing.vn chia Longform theo 3 dạng thức thứ nhất là Longform, những bài dài
về những vấn đề sự kiện nổi bật, theo dòng thời sự; Thứ hai là Kover, chuyên
phỏng vấn chân dung nhân vật; Thứ ba, Lens là những câu chuyện dài nhưng
được thể hiện tập trung chủ yếu qua ảnh.

Hình 2.1: Dạng thức phân chia Longform trên Zing.vn


2.1.1.2 Quy trình sản xuất
Về cơ bản, quy trình sản xuất Longform tương đối giống với việc sản xuất
một tác phẩm báo mạng điện tử gồm: Lên đề cương, nội dung tuyên truyền,
Lựa chọn đề tài, Sáng tạo tác phẩm, Biến tập và duyệt nội dung và xuất bản.
Tuy nhiên, do là một dạng thức trình bày mới nên khâu thiết kế đóng vai
trò hết sức quan trọng. Kèm theo đó, việc cho ra đời một tác phẩm Longform
dựa trên khá nhiều nền tảng về mặt kỹ thuật, tức là phải có nền tảng công nghệ
tốt cộng thêm việc tạo lập các mã (code) để đăng tải dữ liệu. Bởi vậy, các công
đoạn sáng tạo Longform phải có thêm sự góp mặt của đội thiết kế và kỹ thuật.
Để cho ra đời một tác phẩm Longform cần tốn rất nhiều thời gian và nhân
lực để thực hiện. Thông thường, một bài Longform cần ít nhất 3 người thực

47
hiện kéo dài sẽ từ 1 đến 2 ngày. Có những tác phẩm lớn có thể mất từ 6 tháng
đến 1 năm để hoàn thiện như tác phẩm Megastory “Đường sắt Bắc Nam:
Những niềm vui và bao điều trăn trở” của Vietnamplus (21/4/2018) với 5 đoàn
phóng viên được cử đi, kèm theo đó là khi đã có đủ tư liệu cũng cần thuê 2
người làm kỹ thuật để lập trình tay bài viết. Một số tòa soạn như Vietnamplus
do sử dụng các công cụ với template sẵn nên đa phần các tác phẩm Longform
do một cá nhân thực hiện và trong thời gian 2 – 3 tiếng có thể xuất bản một tác
phẩm, nhưng số tòa soạn làm được như vậy là không nhiều.
Với các đặc điểm về tính chuyên sâu, dung lượng dài kèm theo yếu tố kỹ
thuật đi kèm nên Longform không nên sản xuất quá nhiều và lạm dụng. Trung
bình tại các tòa soạn lớn chuyên sản xuất Longform hiện nay thì mỗi ngày sẽ
có khoảng từ 1-2 bài, một tháng sẽ dao động từ 20 – 30 tác phẩm, còn đa số 1
tháng mới ra một vài sản phẩm. Kèm theo đó, chưa có nhiều tòa soạn đi theo
hướng sản xuất Longform hiện nay do nền tảng công nghệ còn chưa đáp ứng
đủ. Điều đặc biệt ở quy trình sản xuất Longform là tính tập thể rất cao. Mọi
khâu đều cần các cá nhân liên kết chặt chẽ với nhau và nhịp nhàng. Người
trưởng ban hay người quản lý nội dung phải theo sát và kiểm soát hoạt động
sáng tạo tác phẩm từ đầu đến cuối.

Lên đề
cương
nội dung Biên tập,
tuyên Sáng tạo duyệt nội
truyền tác phẩm dung

Lựa chọn Thiết kế Xuất bản


đề tài và trình nội dung
bày

Đặt trong sự kiểm soát của trưởng ban nội dung/Thư ký


tòa soạn phụ trách nội dung

Hình 2.2.: Quy trình sáng tạo tác phẩm Longform

48
Tuy nhiên, mỗi một toà soạn lại có những điểm khác nhau trong quy trình
để phù hợp với thực tế sản xuất. Ví dụ như, ở Zing.vn, đa số các đề tài được
đinh hướng làm Longform là do đội ngũ phóng viên đề xuất lên cấp trên (trưởng
ban nội dung). Về cơ bản, quy trình sáng tạo nội dung các tác phẩm Longform
tại Zing.vn khá giống với việc sản xuất các tác phẩm báo chí thông thường. Các
phóng viên tại Zing.vn thường tự chủ động tư duy đề tài để không bị bó buộc
thời gian và không gian sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều lúc vẫn cần sự chỉ đạo từ
phía cấp trên là đội ngũ ban biên tập hay trưởng ban nội dung.
Phóng viên lên
Phóng viên đề Trưởng ban đề cương bài
xuất/nhận đề tài duyệt viết. Trưởng ban
góp ý

Phóng viên Đội ngũ trực Trình bày nội


viết/ảnh/quay
quan lên ý dung hoàn
phim sáng tạo tưởng thiết kế chỉnh
tác phẩm

Trưởng ban
duyệt nội dung
và xuất bản

Hình 2.3: Quy trình sáng tạo nội dung tác phẩm Longform tại Zing.vn
Tại tòa soạn Zing.vn, bộ phận thiết kế sẽ nằm trong đội trực quan (tức là
đội phụ trách hình ảnh, video, đồ họa và lên ý tưởng bố cục thiết kế). Trước
đây, trưởng bộ phân trực quan sẽ là người nắm giữ việc đẩy các bài viết lên hệ
thống CMS. Tuy nhiên, sau này, tòa soạn đã phổ biến cách thức đăng tải bài
cho đội ngũ phóng viên và họ sẽ phụ trách vấn đề tự trình bày.
Một tác phẩm Longform tại Zing.vn được thiết kế rất kỹ càng. Hầu hết
đến 99% các tác phẩm Longform có sự tham gia của đội ngũ thiết kế, bởi vậy,
các tác phẩm Longform của Zing đều có hình thức như một tác phẩm
Emagazines. Đội thiết kế tham gia vào quá trình sáng tạo Longform khi phóng
viên đã tác nghiệp xong và có đầy đủ các dữ liệu thô.

49
Phóng viên
lên ý tưởng
thiết kế

Trưởng
ban nội
dung
duyệt

Đội trực quan


tham vấn và tiến
hành thiết kế

Hình 2.4: Quy trình sáng tạo hình thức tác phẩm Longform tại tòa soạn
2.1.1.3 Hình thức báo chí sáng tạo phổ biến nhất nhưng phát triển chưa
đồng đều giữa các cơ quan báo chí
Trong khoảng thời gian khảo sát (từ 6/2017 đến 4/2019) chuyên mục
Mega story của báo Nhân dân điện tử có 42 bài. Trong đó có 38 bài do phóng
viên ban Nhân dân điện tử tổ chức và triển khai thực hiện. Số bài viết còn lại
(4 bài) được lấy lại từ báo khác như: CNN, APEC… Tuy nhiên trong 38 bài do
Nhân dân điện tử thực hiện, một số được trích nguồn tư liệu (thông tin, hình
ảnh, video) nhưng đều được bộ phận thực hiện sắp xếp, chỉnh lại phù hợp với
cấu trúc và giao diện báo Nhân dân điện tử. Dung lượng mỗi bài khoảng 2000
– 3000 từ. Một số bài viết dài hơn có thể lên tới 4000 từ, số lượng ảnh phụ
thuộc vào chủ đề thường dao động trên dưới 10 ảnh kèm video, đồ hoạ.

Thời gian khảo Số lượng tác phẩm


STT Tên báo
sát Megastory
1 Nhân dân điện tử 6/2017 – 4/2019 42
2 Vietnamplus 3/2019 44
3 Tuổi trẻ online 2+3+4/2019 40

50
4 Tiền phong online 3+4/2019 45

Bảng 2.1: Bảng so sánh số lượng số lượng bài Mega story trên 4 tờ báo:
Nhân dân điện tử (từ 6/2017 đến 4/20190, Vietnamplus (Tháng 3/2019), Tuổi
trẻ online (Tháng 2+3+4/2019), Tiền phong online (Tháng 3+4/2019)

Ta có thể thấy rõ rằng qua Bảng so sánh trên, số lượng bài trong chuyên
mục Mega story trên Nhân dân điện tử còn thấp. Trong gần 2 năm (từ 6/2017
đến 4/2019) mới đạt số lượng là 42 bài. Trong khi đó số lượng bài Mega story
trên báo Vietnamplus (tờ báo đang dẫn đầu xu hướng Mega story ở Việt Nam)
chỉ riêng tháng 3 năm 2019 là 44 bài. Nếu chỉ so sánh về số lượng tác phẩm
Mega story có thể thấy rõ sự chênh lệch. Tổng số tác phẩm Mega story mà báo
Nhân dân điện tử đăng tải trong gần 2 năm chưa bằng số sản phẩm Mega story
trong 1 tháng của Vietnamplus, hay số bài trong 2 tháng của báo Tiền phong
online, và chỉ nhỉnh hơn một chút số bài trong 3 tháng của báo Tuổi trẻ online.

Trong quá trình khảo sát từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018, Zing.vn sản
xuất được 447 bài báo Longform. Đây là con số tương đối lớn, tính trung bình
trong 1 năm sẽ có khoảng 1.2 bài/ngày, 37.5 bài/1 tháng. Điều mà không phải
tòa soạn báo nào làm Longform cũng có thể sản xuất được.

50 46 47 45
45 42 41 41
37 37 38
40 34
35
30 23
25
20 17
15
10
5
0
7

7
17

17

17

17

17

18

18

18

18
01

01

01
20

20

20

20

20

20

20

20

20
/2

/2

/2
5/

6/

7/

8/

9/

1/

2/

3/

4/
10

11

12
g

g
g

g
án

án

án

án

án

án

án

án

án
án

án

án
Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th
Th

Th

Th

Số bài Longform

Biểu đồ 2.1: Số lượng bài Longform tính theo tháng của Zing.vn

51
Năm 2018, Zing.vn cho ra đời 490 tác phẩm Longform (1/2018 – 12/2018)
và 45 bài Voices (6/2018-12/2018). Tính trung bình sẽ có khoảng 40.3 bài
Longform được đăng/tháng và 7.5 bài Voices được đăng/tháng. Đây là con số
khá ấn tượng. Với tuần suất đăng bài như vậy có thể đánh giá sự ổn định trong
việc sản xuất những tác phẩm ứng dụng đa phương tiện. So với các tòa soạn
đang đi theo xu hướng mới hiện nay, Zing.vn vẫn đang đi đầu về số lượng. Thời
gian sản xuất Voices tốn khoảng 2-3 ngày và Longform tốn 1-2 ngày nhưng
về cơ bản Zing.vn vẫn ra tác phẩm theo dòng sự kiện và ngày nào cũng có tác
phẩm chứng tỏ được lợi thế về con người của tòa soạn. Đội ngũ phóng viên và
nhóm phóng viên vận hành trơn tru và theo chuẩn sản xuất để tham gia sáng
tạo tác phẩm, đáp ứng công chúng đúng tiến độ được giao.
Trong năm 2019, Zing.vn đã đặt ra mục tiêu sản xuất ra 520 tác phẩm
Longform và 130 tác phẩm Voices. Tính đến tháng 5/2019 đã đạt được 50%
chỉ tiêu đề ra. Điều đó càng chứng tỏ sự đều đặn trong khâu sản xuất và chuyên
nghiệp trong quá trình sáng tạo tác phẩm ở tòa soạn Zing.
Thực tế có thể thấy hầu hết hiện nay các tác phẩm trên báo chí Việt Nam
hầu hết đang đi theo hướng Longform, Emagazine hơn là Megastory. Qua khảo
sát, nghiên cứu, tuy chuyên mục được đặt tên là Mega Story nhưng các tác
phẩm trong chuyên mục Mega Story trên báo VietnamPlus đa số là các bài dạng
long-form (bài dài và sâu). Các tác phẩm đạt chuẩn, đủ các tiêu chí của một bài
Mega story trên VietnamPlus không nhiều. Tuy nhiên, do định hướng, chủ
trương của tòa soạn trong tương lai sẽ đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm Mega
Story nên các tác phẩm dạng Long-form trên VietnamPlus được đặt vào cùng
chuyên mục và gọi tên là Mega Story.
Từ 3/2017 – 3/2018, VietnamPlus sản xuất tổng 327 sản phẩm Mega
Story và Long-form. Có thể thấy, trung bình mỗi ngày tờ báo sản xuất ít nhất
một tác phẩm. Trung bình mỗi tháng, VietnamPlus sản xuất khoảng 30 tác
phẩm Mega Story/ Long-form. Con số này đã tăng lên khi khảo sát từ tháng
5/2018 đến tháng 4/2019, VietnamPlus sản xuất 353 tác phẩm báo chí dưới

52
dạng Mega Story, trung bình gần 1 bài 1 ngày. Các tác phẩm Mega Story/ long-
form được sản xuất rộng rãi ở tất cả các chủ đề thuộc nhiều chuyên mục khác
nhau, xuất hiện nhiều nhất trên các chuyên mục: Thế giới (88 tác phẩm/ năm),
ời sống – xã hội (66 tác phẩm/ năm). Các chuyên mục khác như Thời sự - Chính
trị, Thể thao ở mức khoảng 28, 29 bài một năm. Các chuyên mục còn lại dao
động từ khoảng trên 10 -20 tin bài/ năm.

Biểu đồ 2.2. Thống kê số lượng sản phẩm mega story theo chuyên mục
(3/2017 – 3/2018).

30 26.91
25
20.18
20

15 13.45

8.5 8.87 Số lượng sản phẩm


10
5.195.19 4.59 Mega Story theo
5 3.66 3.36 chuyên mục

0
g
Ki trị

X ế

Vă ao

a
Th hệ
ng ội

Th lịch

ền tế
Du ới

ôn

t
Cô ã h

gi

th
ng
nh

uy Y
nh

th
n
ế



-C
sự

Tr
ời
Th

Gọi chung các tác phẩm chuyên chuyên mục Mega Story của
VietnamPlus là Mega Story, tuy nhiên các chuyên gia nghiên cứu báo chí, cũng
như lãnh đạo báo VietnamPlus đều khẳng định, đa số các tác phẩm trên chuyên
mục Mega Story mới chỉ dừng ở dạng Long – form (Bài dài và sâu, được trình
bày tựa như một bài phóng sự. tạp chí trên điện tử, có kết hợp, sắp xếp các yếu
tố đa phương tiện một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo.)
Điểm độc đáo nhất của dạng long-form trên VietnamPlus so với một số
báo ở Việt Nam là báo VietnamPlus dùng một công cụ để sản xuất chứ không
lập trình tay từng bài. Thời kỳ đầu, nhân viên tòa soạn phải lập trình tay nhưng
mất quá nhiều thời gian cho mỗi bài, và khi muốn chỉnh sửa thì dù một lỗi nhỏ

53
nhất cũng khá phức tạp. Khi sử dụng công cụ như thế, việc trình bày hoàn toàn
do BTV thực hiện, không cần đến nhân viên lập trình nữa. Và tốc độ sản xuất
được cải thiện ngoạn mục. Tuy nhiên, do vấn đề kinh phí nên tòa soạn chưa có
được công cụ cao cấp, và cũng chưa nhiều nội dung tạo ấn tượng mạnh. Những
hình ảnh đồ họa hay video hoàn toàn có thể đẹp hơn nữa nếu được đầu tư nguồn
lực phù hợp. Do đặc thù Mega Story không phải chủ đề nào cũng có thể sản
xuất được, yếu tố về công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực để thực hiện một sản
phẩm Mega Story không phải lúc nào cũng có, nên một năm VietnamPlus chỉ
sản xuất được số ít các tác phẩm Mega Story theo đúng nghĩa một siêu tác phẩm
báo chí (tác phẩm quy mô lớn, bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ bên trong, nhiều
hiệu ứng và tương tác trong tác phẩm).
Ví dụ, một bài siêu tác phẩm báo chí trên VietnamPlus như: Ký sự
đường sắt Bắc – Nam, đây là tác phẩm Mega Story gây tiếng vang lớn cho
báo điện tử VietnamPlus. Tuyến bài đặc biệt về Đường sắt Việt Nam theo lối
“ký sự hỏa xa” là một sản phẩm được thực hiện ròng rã trong suốt nửa năm
trời, với sự tham dự của các phóng viên viết, ảnh, quay phim fly-cam… Các
phóng viên của VietnamPlus đã phải “ăn tàu, ngủ ray” để ghi lại những khoảng
khắc, những câu chuyện về những niềm vui, những hy sinh và bao điều trăn
trở trên tuyến đường sắt Bắc Nam trên 6 ga tàu, với số lượng lên tới 30 tác
phẩm con.

Hình 2.5. Sản phẩm Megs Story trên VietnamPlus:


Ký sự Đường sắt Bắc Nam

54
Trước đây, nguyên tắc của báo điện tử là nội dung ngắn gọn, với tin chỉ
vài trăm chữ, với bài viết cũng chỉ dưới 1000 chữ, dài quá thì độc giả sẽ không
đọc. Nhưng xu hướng đọc báo điện tử cũng thay đổi khá nhiều trong những
năm qua, cả do thói quen “tiêu dùng thông tin” và nhờ những cải tiến về công
nghệ của những chiếc điện thoại thông minh. Những tác phẩm Mega Story vô
cùng đẹp đẽ trên màn hình máy tính sẽ thu hút người đọc, ngay cả trên điện
thoại nó cũng vô cùng hấp dẫn và khiến nhiều người sẵn sàng bỏ công nghiền
ngẫm. [9]
2.1.2. Rap News Plus là sản phẩm báo chí sáng tạo độc quyền của
VietnamPlus
Rap News Plus (bản tin bằng nhạc rap) là sản phẩm sáng tạo mang
thương hiệu của riêng báo VietnamPlus và được thế giới thừa nhận bằng giải
nhất cho thể loại Digital First của tổ chức báo chí danh tiếng WAN-IFRA.
Dạng sản phẩm báo chí này được độc giả trẻ, đặc biệt là những độc giả
có sở thích nghe nhạc rất thích vì trong đó thể hiện tính vui nhộn của nhạc
những cũng chuyển tải thông tin về một sự kiện nào đó một cách thông minh,
cuốn hút tới họ. Số RapNewsPlus đầu tiên ra đời vào ngày 12/11/2013 và ngay
lập tức gây tiếng vang vì được coi là cách tiếp cận đột phá và đầy sáng tạo với
thanh thiếu niên. Số RapNewsPlus đầu tiên lập kỷ lục đạt 1 triệu lượt xem chỉ
sau 48 giờ trên nhiều trang chia sẻ nội dung khác nhau, các số khác đều có trong
khoảng từ 400.000 đến 500.000 lượt xem. Nhờ cách truyền tải những thông tin
nghiêm túc bằng cách diễn đạt dí dỏm, nhẹ nhàng thông qua nhạc rap, nhờ đó
thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm.
Đây được cho là một dạng ý tưởng đặc biệt của xu hướng báo chí sáng
tạo, khi sử dụng nhạc rap để thu hút người trẻ trên toàn thế giới và có thể trở
thành một công cụ tuyệt vời để khuyến khích giới trẻ nói lên những suy nghĩ
của mình. Biện pháp sáng tạo này đã lôi kéo sự tham gia của giới trẻ thông qua
điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác. Sự sáng tạo là
không giới hạn, và sự sáng tạo đó nếu giúp chuyển tải được những thông tin

55
khô cứng thành dạng cuốn hút, hấp dẫn trên báo chí thì có thể mang lại hiệu
quả vô cùng to lớn.
Biểu đồ 2.3. Thống kê số lượng bản tin Rap News Plus
trên VietnamPlus (2013 – 2018)

Số lượng bản tin Rap News Plus từ


năm 2013-2018
50
39
40
32
30
Số lượng bản tin Rap
20 News Plus từ năm 2013-
13 2018
10 4
1 1 0
0
2013 2014 2015 2016 2017 2018

Rap News đã từng là cơn sốt của báo chí Việt Nam vào giai đoạn từ năm
2014 đến 2015. Sau đó số lượng các sản phẩm Rap News bắt đầu có xu hướng
giảm dần từ cuối năm 2015 đến năm 2018.Tần suất sản xuất các sản phẩm cũng
giảm.Cụ thể đến năm 2017 và 2018, mỗi năm Rap News chỉ có 1 sản phẩm duy
nhất.

Bản tin Rap


sự kiện

Rap News Plus

Bản tin Rap


chuyên đề

Hình 2.6. Các chủ đề sản xuất của Rap News trên vietnamPlus

Các chủ đề của bản tin nhạc Rap có thể dựa theo những sự kiện nổi bật
cùng thời điểm, ví dụ như các số Rap News theo sự kiện: Sập Cầu Ghềnh, sung

56
nổ Yên Bái trong năm nhiều biến cố (31/12/2016); Ai biết chữ ngờ,Donald
Trump trở thành người chiến thắng(17/11/2016);…
Ngoài bản tin theo sự kiện, Rap News còn hình thức sản xuất theo chuyên
đề cụ thể. Ví dụ Rap New chuyên đề: Nước mắm với người việt là quốc hồn, quốc
túy (1/11/2016); “Đừng làm vấy bẩn thêm những lá phổi của thủ đô”(13/9/2016);
Tôn vinh “Đổi mới sáng tạo – Cải thiện cuộc sống”(21/4/2017),… Hay bản tin sản
xuất theo “đơn đặt hàng” của các đối tác như: Rap New IP Day 2018: Nâng cao
nhận thức thay đổi cuộc sống (20/4/2018).
Các bản tin với nội dung thông tin được chuyển thể thành lời nhạc rap,
cùng cách thể hiện sáng tạo, hài hước của ca sĩ thể hiện khiến nhóm công chúng
yêu thích âm nhạc, nhất là nhạc rap sẽ được tiếp nhận thông tin hấp dẫn và dễ
dàng hơn. Những thông tin khô khan, lượng thông tin lớn, được tóm tắt, chuyển
thể thành những câu từ dễ nghe, dễ nhớ, thông tin được truyền tải một cách hiệu
quả hơn.
VietnamPlus còn sản xuất một số bản tin nhạc Rap bằng nhiều ngôn ngũ
khác nhau. Điển hình như sau khi bản tin thời sự RapNewsPlus số 13 đề cập
vấn đề Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam gây tiếng vang lớn, VietnamPlus quyết định thử
nghiệm kêu gọi cộng đồng cùng tạo các phiên bản ngữ khác nhau nhằm tăng
hiệu quả tuyên truyền tới bạn bè quốc tế bằng chính ngôn ngữ của họ. Dự án
đầu tiên của báo điện tử VietnamPlus kêu gọi sự tham gia của cộng đồng
(crowdsource) trong một sản phẩm báo chí sáng tạo đã nhanh chóng thu hút sự
quan tâm và có hiệu quả thực sự.
Chỉ sau vài tiếng đồng hồ nêu ý tưởng trên Facebook vào ngày 22/5, đã
có nhiều ý kiến ủng hộ dự án, trong đó nhiều người tình nguyện dịch nội dung
bài rap sang tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức,
Malaysia... Giống như phiên bản tiếng Việt, lời của bản tin - giống như một bài
hát rap - được thể hiện trên màn hình để độc giả dễ theo dõi.Những người tổ
chức hy vọng các video của từng ngữ sẽ được lan truyền tới các khán-thính giả

57
sử dụng ngôn ngữ khác nhau, giúp họ hiểu rõ hơn về tình hình Biển Đông cũng
như quan điểm trước sau như một của Việt Nam.
Ngoài ra, vào thời điểm Rap News Plus phát triển mạnh mẽ và có sức ảnh
hưởng lớn đến một bộ phận công chúng, VietnampPlus còn tổ chức cuộc thi “Rap
News Contest” nhằm khuyến khích giới trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua
các bản tin thời sự bằng nhạc rap. Ý tưởng tổ chức cuộc thi này xuất phát từ việc bản
tin bằng nhạc rap của VietnamPlus nhận được sự đón nhận rộng khắp của thanh niên
trong hơn 1 năm qua kể từ khi số đầu tiên ra mắt vào tháng 11/2013.
2.1.3. Xu hướng báo chí thị giác qua sản phẩm ảnh 360 độ và
VideoGraphics
2.2.3.1 Ảnh 360 độ
Đây là xu hướng được hầu hết các báo điện tử ở Việt Nam ứng dụng.
Tuy nhiên xét về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đầu tư nội dung thì số báo đầu tư có
chất lượng không nhiều. Từ tháng 8/2017 đến tháng 3/2019 chuyên mục Lens
của Zing.vn có 447 tác phẩm được đăng tải và đạt được rất nhiều sự khen ngợi
của công chúng, do hình ảnh chân thực, sinh động góc nhìn đa chiều, phản ánh
đúng, đầy đủ thông tin về sự kiện, nhân vật.

Hình 2.7.: Bức ảnh 360 độ khi điều khiển con trỏ chuột, người xem sẽ
được chiêm ngưỡng hình ảnh từ nhiều góc khác nhau

58
Hiện tại, VietnamPlus có một chuyên mục về ảnh 360 độ nhằm cung cấp tới
công chúng những sản phẩm báo chí theo hình thức sáng tạo mới. Những tác phẩm
dạng ảnh 360 độ này giúp những độc giả yêu du lịch được khám phá các địa danh
bằng cách nhìn những bức ảnh được chụp bằng công nghệ 360.
Chủ đề các bức ảnh chủ yếu về các địa điểm nổi tiếng ở Hà nội như: Văn
miếu, hồ Hoàn kiếm, hồ tây, chùa Kim Liên, hồ Trúc Bạch, trung tâm ẩm thực
Almaz Hà Nội, nhà thờ lớn, phố Tạ hiện;… Những địa điểm khác cũng là chủ
đề cho chuyên mục ảnh 360 độ như: Vịnh Hạ Long, Nghĩa trang Taukkmar,
chùa vàng Shwedagon,…

Hình 2.8. Sản phẩm ảnh 360 độ: Nghĩa trang chiến tranh Taukkyan
thanh bình ở Myanmar, VietnamPlus

Với việc sử dụng con trỏ chuột khi xem ảnh 360 trên máy tính, công
chúng có thể tùy việc điều khiển chuột vào các vị trí trên ảnh để xem được các
góc độ khác nhau. Còn với điện thoại di động, công chúng có thể trực tiếp dùng
tay chạm màn hình cảm ứng, hay xoay, lắc màn hình điện thoại để cảm nhận
hình ảnh ở các góc độ, góc cảnh khác nhau trên ảnh. Hình thức báo chí sáng
tạo bằng ảnh 360 giúp người xem được trải nghiệm một cách sống động, chân
thực về khung cảnh trên hình, có cảm giác như đang ở tại địa điểm đó để ngắm
nhìn trực tiếp. Công chúng vừa được tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng
bằng phần text ngắn gọn được trình bày trên giao diện chính, vừa được xem
hỉnh ảnh một cách chân thực, trải nghiệm.

59
Thay vì những chiếc điện thoại thông minh hay máy quay số ghi lại
“video phẳng” như trước đây, phóng viên phải sử dụng camera 360 độ để sáng
tạo tác phẩm 360 độ. Với camera thông thường, phóng viên cần phải lựa chọn
các góc quay để tiếp cận vấn đề một cách khách quan và toàn diện nhất, nhưng
camera 360 độ thì thâu tóm tất cả không gian của bối cảnh. Quan trọng là phóng
viên lựa chọn được vị trí phù hợp để quay hình. Tùy phạm vi của bối cảnh mà
vị trí đặt camera được thay đổi nhiều hay ít, nhằm giúp phóng viên thu thập
được nhiều cảnh quay khác nhau phục vụ cho nội dung tác phẩm.
Lợi thế của ảnh 360 độ sẽ không chỉ cho người dùng quan sát tất cả
những cảnh vật ở trong tầm mắt mà còn xa ở trên như bầu trời và cả dưới nơi
mà người dùng đang đứng. Vì vậy những nội dung này thường được áp dụng
để tăng trải nghiệm người dùng trên các website hay các nền tảng hình ảnh mới.
Do đó, nhu cầu tạo ra hình ảnh 360, thưởng thức thực tại ảo (Virtual Reality)
của người dùng đang trở nên lớn dần và kích thích các công nghệ này phát triển
nhanh chóng. Việc này mở ra cơ hội lớn cho các hãng công nghệ tập trung phát
đầu tư vào các thiết bị công nghệ phục vụ nhu cầu của người dùng trong nội
dung 360 và thực tại ảo.
2.2.3.2 VideoGraphics
Videographics là một dạng video đồ họa. Mỗi video graphics có thời lượng
khoảng từ 1 phút đến 2 phút. Video tái hiện vấn đề, sự kiện, hiện tượng không có
cơ hội tái hiện bằng clip hiện trường, hay sử dụng theo mục đích riêng của tác giả
bằng những đồ họa, hình ảnh,… với kết hợp các hiệu ứng trong video một cách
sáng tạo giúp công chúng vừa cập nhật được thông tin, vừa hình dung, tưởng
tượng, trải nghiệm các chủ đề một cách chân thực, sống động.
Các chủ đề được chọn để sản xuất dạng Videographics thường là các
chủ đề thuộc các chuyên mục như Thế giới (12 tác phẩm/ năm), Kinh tế (5
tác phẩm/ năm), Khoa học (11 tác phẩm/ năm), Thể thao, Ô tô – xe máy (3-
4 tác phẩm/ năm)… Tuy tần suất và số lượng của các sản phẩm sạng video
đồ họa không nhiều, nhưng các sản phẩm này hiện nay vẫn được duy trì sản

60
xuất và đăng tải cùng chuyên mục Video trên VietnamPlus đến thời điểm
hiện tại. Một số sản phẩm Videoraphics về khoa học nổi bật của VietnamPlus
như: Bí mật của tình yêu 'phát lộ' dưới lăng kính khoa học (8/4/2018); Hiện
tượng động đất hình thành như thế nào?(9/9/2017); Giải mã hiện tượng sao
băng và mưa sao băng (2/9/2017); Những điều bạn chưa biết về hiện tượng sét
đánh (22/4/2017).

Biểu đồ 2.4. Số lượng sản phẩm VideoGraphics theo chuyên mục


từ 3/2017 – 4/2017
12
12
10
10

6 Số lượng sản phẩm


videographics theo chuyên
4 mục
4 3 3

0
Thế giới Kinh tế Thể Khoa Ô tô -
thao học xe máy

Bên cạnh đó, Videographics về thế giới cũng đem đến cho công chúng
những trải nghiệm chân thực về một số sự kiện, vấn đề như: Lịch sử hình thành
tổ chức Liên hợp quốc (30/11/2017); Tìm hiểu sức mạnh của quốc gia đông
dân nhất thế giới (23/2/2018); Cận cảnh hoạt động di cư tới châu Âu
(11/8/2017); Boko Haram: Nhóm khủng bố tàn bạo nhất thế giới (7/8/2017).
Thay vì những số liệu, hình ảnh đơn thuân, Videographics về kinh tế
giúp công chúng có cái nhìn khái quát về vấn đề, tạo hứng thú bởi những đồ
họa 3D thay vì sử dụng hình ảnh, số liệu thông thường.
2.1.4. Các sản phẩmbáo chí dữ liệu dạng Infographics

61
Thuật ngữ “infographic” là sự kết hợp hai khái niệm: “information”
(thông tin) và “graphic” (đồ họa). Infographic tức đồ họa thông tin là phương
thức sử dụng hình ảnh đồ họa để mô tả thông tin, kiến thức, dữ liệu,... Mục tiêu
của infographic là giúp khối dữ liệu khổng lồ, rối rắm trở nên rõ ràng, sống
động và hấp dẫn hơn bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các biểu đồ,
hình ảnh…theo chủ đề riêng biệt.
Sức mạnh của infographic đó là đơn giản hóa những dữ liệu phức tạp,
giúp công chúng tiếp nhận được nhiều thông tin trong thời gian ngắn, giúp
người xem nhớ lâu, có khả năng thu hút và dễ chia sẻ.
Infographics giúp đơn giản hóa những dữ liệu phức tạp. Bẩm sinh con
người khám phá thế giới bằng trực quan, 90% thông tin được não ghi nhận
dưới dạng hình ảnh. Do đó, thể hiện thông tin bằng hình ảnh vừa làm rõ những
dữ liệu phức tạp, vừa cho phép “đóng gói” một lượng lớn thông tin chỉ trong
vài bức hình nhỏ. Giúp công chúng tiếp nhận nhiều thông tin trong thời gian
ngắn, vì bộ não vốn xử lý hình ảnh nhanh hơn chữ viết. Khoảng chú ý trung
bình của con người là 8 giây, còn thời gian não xử lý tín hiệu thị giác là ¼
giây. Do đó, sử dụng hình ảnh giúp truyền đạt một lượng lớn thông tin chỉ
trong tích tắc. Khi quỹ thời gian ngày càng ngắn thì infographic càng trở nên
hữu ích. Giúp công chúng nhớ lâu bởi infographic hệ thống thông tin theo
từng chủ đề riêng biệt, nhờ đó người xem có khả năng ghi nhớ lâu hơn. Khoa
học đã chứng minh, với dữ liệu rời rạc, não chỉ đơn giản giải mã ý nghĩa của
chúng mà không có chức năng ghi nhớ. Trái lại thông tin đã được hệ thống
sẽ kích thích các khái niệm có sẵn trong não, liên hệ đến cảm xúc, suy nghĩ
và để lại ấn tượng lâu dài. Dạng tác phẩm này cũng có sức mạnh thu hút cao,
vì theo nghiên cứu của Đại học Saskatchewan, hình ảnh giúp người xem cảm
thấy dữ liệu hấp dẫn và thu hút hơn. Giữa rất nhiều thông tin cập nhật mới
liên tục trên internet, một infographic có khả năng được chọn đọc nhiều gấp
30 lần so với bài viết hoặc biểu đồ đơn giản. Dễ chia sẻ do định dạng hình
ảnh cho phép người xem dễ dàng chia sẻ infographic trên các công cụ trực

62
tuyến. Dù bài viết cung cấp nhiều thông tin hơn nhưng infographic lại giúp
thông tin đó đạt được số lượt người xem đông nhất có thể.
Ví dụ với những bản tin cung cấp rất nhiều dữ liệu như: số ca mắc sởi,
số bệnh nhân điều trị, tỷ lệ ca sởi đã tiêm chủng… nhưng người đọc chỉ cảm
nhận được những con số mơ hồ. Trái lại, khi thể hiện dưới dạng hình ảnh,
biểu đồ trong infographic, thông tin trở nên hết sức rõ ràng và hình dung
toàn cảnh.
Thực tế khảo sát cho thấy, hình thức Infographic được ứng dụng phổ
biến với tần suất cao ở hầu hết các cơ quan báo chí, đặc biệt là ở cả báo mạng
điện tử và báo in. Khảo sát Vietnamplus trong vòng 1 năm từ 3/2017 đến
3/2018, về số lượng tác phẩm sử dụng Inforgraphic có con số quá ấn tượng:
918 sản phẩm/ năm. Về tần suất, mỗi tháng các tác phẩm sản xuất dạng
inforgraphic trong tất cả chuyên mục dao động từ 56 -96 tác phẩm. Không
có tháng nào sản xuất dưới 50 sản phẩm Infographics. Như vậy trung bình
một ngày, VietnamPlus đăng tải 2-3 sản phẩm Infographics.

Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát số lượng sản phẩm Infographic
theo từng tháng
120

96 96
100
87
82 81
80 71
67 68 65
60
57 56
60 53
Số lượng sản phẩm
Infographic theo tháng
40

20

0
Jul-17

Sep-17

Nov-17

Feb-18
Mar-17
Apr-17

Oct-17
May-17
Jun-17

Aug-17

Dec-17
Jan-18

Mar-18

63
Các chuyên mục có nhiều tác phẩm Inforgraphic nhất: Chuyên mục Đời
sống – xã hội có nhiều các tin, bài được thể hiện bằng Inforgraphic (255 tác phẩm/
năm). Chuyên mục Kinh tế, Thế giới có số lượng nhiều thứ hai, với 164 và 165
tác phẩm/ năm. Thứ ba là chuyên mục Thể thao với 127 tác phẩm/ năm. Các
chuyên mục có ít tác phẩm sử dụng Inforgraphic nhất là Mục Ô tô – xe máy (5
tác phẩm/ năm), du lịch (13 tác phẩm/ năm) và Khoa học (17 tác phẩm/ năm).
Các tác phẩm Infographisc tuy mất thời gian để sản xuất hơn những sản
phẩm báo chí truyền thống, nhưng trên VietnamPlus, dạng tin đồ họa này vẫn
đáp ứng được theo những sự kiện nổi bật đòi hỏi tính thời sự. Ví dụ trong tháng
1/2018, chuyên mục Thể thao có những ngày lên tới 3-5 tin, bài/ một ngày. Đó
là khi có những sự kiện nổi bật diễn ra. Các tác phẩm Infographic được sử dụng
liên tục để cập nhật thông tin đến một chủ đề nhất định.
Cụ thể vào khoảng thời gian từ ngày 23/1 đến 27/1/2018, diễn ra sự kiện
nổi bật khi đội tuyển U23 Việt Nam chuẩn bị tham dự chung kết U23 châu Á.
Các tin, bài Infographics được đăng tải thành hệ thống, ít nhất 1 tin/ngày, nhiều
nhất lên tới 5 tin/ ngày. Các nội dung tin, bài được chuyển tải tới công chúng
bằng Infographics như: Đội hình dự kiến U23 Việt Nam ở chung kết; Những
điểm địa off màn hình lớn xem chung hết U23 châu Á; HLV Pack Hang Seo nói
gì trước trận chung kết?; Bảng thành tích của Bùi Tiến Dũng, Quang Hải,…;
Hành trình đến trận chung kết u23 châu á của VN – Uzbekistan; U23 Việt Nam:
Thua hiệp phụ U23 VN lỡ hẹn chức vô dịch.
Theo nhà báo Lê Quốc Minh, báo chí dữ liệu (data journalism) là một
khái niệm lớn, trong đó có hình thức là thông tin đồ họa. VietnamPlus đã
“chạm” vào loại hình báo chí này từ khá sớm, khi báo chí Việt Nam mới dừng
ở mức độ vẽ hình minh họa cho các bài viết trên báo in. Sau chuyến tham quan
học hỏi ngắn ngày tại công ty Graphic News ở London, ông Lê Quốc Minh xin
phép Ban lãnh đạo cơ quan và Ban biên tập tin Đối ngoại tuyển dụng hai nhân
viên thiết kế đồ họa để chính thức tham gia vào lĩnh vực xa lạ này. [27]

64
Năm 2010, VietnamPlus tiến thêm một bước là bắt tay với AFP để sản
xuất thông tin đồ họa, tiếp đó là đồ họa tương tác về 5 giải bóng đá châu Âu
(thậm chí đã có khả năng phân tích 5 trận đấu gần nhất để đưa ra dự đoán tỷ số)
đến videographics. Từ giữa năm 2016, việc sản xuất thông tin đồ họa tương tác
chuyển sang một hướng mới.
Chỉ sau một khóa đào tạo, toàn bộ phóng viên, biên tập viên của
VietnamPlus được làm quen với những công cụ tạo đồ họa tương tác online mà
không cần có kỹ năng đồ họa, cũng không cần biết gì về ngôn ngữ lập trình.
Tòa soạn đã cử một số phóng viên, biên tập viên có kinh nghiệm tham dự các
lớp đào tạo về báo chí dữ liệu ở trong và ngoài nước với mục tiêu có những
“data journalist” thực thụ. Phóng viên VietnamPlus không chỉ là “3 trong 1”
(viết bài, chụp ảnh, quay video) mà còn phải biết làm đồ họa tương tác để bổ
sung cho bài viết của mình.
Dạng tin Infographic cũng được Zing.vn đầu tư với đội ngũ họa sĩ, thiết
kế chuyên nghiệp. Trong 2 năm 2018 - 2019, trung bình có khoảng 30
infographic/tháng. Ngay như báo Nhân dân điện tử cũng đạt được tần suất
trung bình 3 infographic/tuần.
Thay vì đọc hằng kỳ để hiểu về một vụ việc với chi chít con chữ, độc giả
giờ đây hoàn toàn có thể nắm được những mắt xích thông tin chỉ trong một sản
phẩm, có tên gọi là infographic (thông tin đồ họa). Đây không phải là cách làm
mới trên thế giới, thế nhưng với báo chí Việt Nam, dạng sản phẩm báo chí này
những năm gần đây đã tạo nên một “gia vị” lạ lẫm, nhưng đầy sáng tạo của báo
chí. Đặc điểm của dạng tin đồ họa này được các họa sĩ thiết kế đẹp, bắt mắt,
sử dụng số liệu, biểu đồ có nguồn thông tin chính thống. Dạng tin đồ họa này
thích hợp với những tin có nhiều con số, so sánh giữa các số liệu, giúp độc giả
dễ nắm bắt thông tin cụ thể hơn so với tin bài chỉ toàn text.
2.1.5. Xu hướng đưa tin trực tiếp dạng tin timeline
Dạng tin Timeline là tin theo dòng sự kiện, một trong những cách thức
đưa tin vừa thể hiện tính tương tác cao vừa cung cấp thông tin nhiều cửa một

65
cách linh hoạt. Để có các tin Timeline, đội ngũ phóng viên cập nhật liên tục các
sự kiện của một vấn đề cụ thể theo trình tự thời gian. Khi nhìn vào dòng
Timeline, độc giả dễ dàng nhận ra các mốc thời gian cụ thể của một vấn đề theo
tiến trình thời gian. Từ đó độc giả dễ dàng nhận ra sự kiện nào có trước, sự kiện
nào có sau.
2.1.5.1 Phân loại và thực trạng ứng dụng
Xét trên phương diện hình thức, tác phẩm đưa tin trực tiếp trên báo mạng
điện tử có thể phân làm 2 loại: tường thuật có video trực tiếp và tường thuật
không có video trực tiếp. Việc quyết định cần có hình ảnh, video trực tiếp hay
không sẽ phụ thuộc vào tính chất đề tài và tiêu chí của từng tòa soạn.
Trong 6 tháng từ tháng 10/2017 – 3/2018, báo Tuổi trẻ Online có 8 bài
đưa tin trực tiếp, trong đó chỉ có duy nhất 1 bài là không có video. Báo
Vietnamnet có 38 bài có video trực tiếp và 10 bài không có video. Nổi bật nhất
là trong 75 tác phẩm báo chí trực tiếp trên VTCNews thì gần như chiếm trọn,
có tới 74 bài là có video trực tiếp.
Qua khảo sát của tác giả trong 6 tháng trở lại đây trên 3 báo điện tử
Vietnamnet, Tuổi trẻ online, VTCNews thì hình thức đưa tin trực tiếp được
đưa mạnh nhất là ở mục Thể thao. Đặc biệt ở bảo điện tử Vietnamnet và
VTCNews còn có riêng hẳn một chuyên mục Trực tiếp bóng đá trong mục Thể
thao. Tuy nhiên thì có sự chênh lệch khá lớn giữa báo điện tử là Vietnamnet và
VTCNews với báo điện tử có xuất thân từ báo in là Tuổi trẻ Online. So sánh về
lượng bài được thực hiện dưới hình thức đưa trực tiếp sẽ thấy báo điện tử
nguyên gốc có phần chiếm ưu thế hơn hẳn. Tại TTO, báo chỉ tập trung đưa trực
tiếp về các đề tài chính trị - xã hội, nằm trong mục Thời sự với số lượng rất ít.
Chưa thực sự mạnh, trong vòng 6 tháng từ tháng 10/2017-3/2018 chỉ có 8 bài
được đưa tin theo hình thức trực tiếp. Bên cạnh mục trực tiếp thể thao, báo điện
tử Vietnamnet trong vòng 6 tháng có đưa 48 tin trực tiếp. Trong đó cũng tập
trung lớn vào mục Thời sự với 39 tin, bao gồm các vấn đề liên quan đến xã hội,
sự kiện chính trị, an toàn giao thông. Là báo điện tử ra đời sau nhưng VTCNews

66
cũng không hề kém cạnh, chỉ trong 6 tháng từ 10/2017-3/2018 có tổng cộng tất
cả 264 tin trực tiếp ở đa dạng các mục.
Bảng 2.1 : Số lượng tin trực tiếp ở các mục trên báo điện tử
VTCNews từ 10/2017-3/2018
Mục Văn Thể Xã hội Thế Kinh Truyền Pháp
hóa - thao giới tế hình luật
Giải trí

Tin 20 171 14 8 2 31 18

Ở Việt Nam hình thức đưa tin trực tiếp không còn mới nhưng không hẳn
nhiều báo sẽ thực hiện tốt. Do vậy chất lượng các tác phẩm báo chí không đồng
đều. Chỉ tập trung ở một số tờ báo điện tử lớn như VNExpress, Zing.vn,
VTCNews, Vietnamnet, ...và một số trang thông tin điện tử lớn như Kênh14,
2sao.vn... Hầu hết các tờ báo điện tử địa phương không chú trọng phát triển
hình thức đưa tin này. Ngoài ra thì các tờ báo điện tử “xuất thân” từ báo in còn
chưa mạnh, có đưa tin theo hình thức trực tiếp nhưng không thật sự mạnh như
Tuổi trẻ Online, Tiền phong Online... Ngoài ra, với một tác phẩm báo chí trực
tiếp, vấn đề đang dần trở nên “nóng” và sẽ rất quan trọng trong tương lai gần
là bản quyền hình ảnh. Một bài tường thuật trực tiếp có thể được tạo nên bởi 3
loại nội dung: video, ảnh và chữ viết. Vấn đề bản quyền ảnh hưởng trực tiếp tới
video và ảnh. Với một sự kiện quốc tế lớn, nếu không có quyền tác nghiệp tại
hiện trường hay quyền sử dụng hình ảnh, bài trực tiếp sẽ trở nên nghèo nàn về
nội dung, do đó chất lượng giảm sút. Tất nhiên chúng ta đang nói tới trường
hợp các bên “chơi đúng luật”.
Vietnamplus cũng đầu tư khá bài bản cho tin time-line. Từ 3/2018 –
4/2019, tin dạng Timeline có tổng số là 34 tác phẩm. Có thể thấy, dạng timeline
được sản xuất hiện nhiều nhất trong chuyên mục Chính trị (18 tin/ năm). Xếp
thứ hai là chuyên mục Thế giới (7 tin/ năm). Các chuyên mục Đời sỗng – xã

67
hội và Thể thao có 3 tin/ năm. Còn lại các tin dạng timeline chỉ xuất hiện 1 lần/
1 năm ở chuyên mục Thế giới, Khoa học, Pháp luật và Điện ảnh.
Biểu đồ 2.6. Số lượng dạng sản phẩm tin timeline theo chuyên mục

Số lượng
18
18
16
14
12
10
8 7
6 Số lượng
4 3
2 3
1 1
0 1
Chính trị Đời
Thế giới Khoa
sống - Pháp
xã hội học Điện
luật Thể
ảnh
thao

2.1.5.2 Những ưu điểm của hình thức đưa tin trực tiếp
Thông tin nhanh được đưa trong thời gian thực
Nội dung được đưa song song với diễn biến trong thời gian thực. Đây chính
là ưu điểm đầu tiên phải kể đến, thông tin trực tiếp sẽ có tính thời sự cao nhất.
Thông tin tức thời, gần như ngay lập tức, công chúng nắm bắt tin sớm nhất từ
những khoảng cách xa. Mọi thông tin từ khi thu nhập được đến khi phát hành được
diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác. Chính
khả năng này làm cho thông tin trực tiếp phải luôn được cập nhật từng phút. Nó
tạo nên tính phi định kỳ đặc trưng của báo mạng điện tử.
Trong khi đó, đối với loại hình phát thanh và truyền hình, vẫn có một
hạn chế vì khả năng tiếp nhận thông tin trực tiếp của công chúng vẫn hoàn toàn
phụ thuộc vào trình tự thời gian nhất định. Đối với báo mạng điện tử, mặc dù
công chúng hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn tắc phẩm báo chí trực tiếp theo

68
nhu cầu, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào việc máy tính hay các thiết bị cá
nhân có khả năng kết nối Internet hay không.
Tin tức trên trên báo điện tử luôn phải chủ yếu nhấn mạnh tính kịp thời.
Chuyện gì đã xảy ra? Động thái mới nhất là gì? Cập nhập thông tin, đồng thời
đưa ra lời “dự đoán” chính xác về tình huống sắp xảy ra? Kỷ nguyên chờ đợi
báo ra ngày hôm sau đưa tin về sự kiện khẩn cấp từ ngày hôm trước đã không
còn tồn tại.
Bảng 2.2: So sánh cách thức giữa đưa tin trên báo in và tin trực tiếp
Cách đặt câu hỏi Cách dùng từ Ví dụ
cho bài viết
Báo in Đã xảy ra sự kiện Dùng trạng từ hoặc “Sáng sớm hôm qua,
gì? phó từ chỉ các mốc một vụ hoả hoạn đã xảy
Ai đã làm chuyện thời gian trong quá ra tại tầng 8 của một
gì? khứ (hôm qua, khu nhà tập thể ở trung
đã,..) để đưa tin tâm thành phố, khiến
hai gia đình bị cháy
sạch nhà cửa”.
Trực tiếp Hiện tại đang xảy Dùng trạng từ hoặc “ Vụ cháy ngày hôm
trên báo ra sự kiện? phó từ chỉ các mốc nay đã thiêu huỷ tầng 8
điện tử/ Ai đang làm thời gian ở thời của một khu nhà tập thể
truyền hình chuyện gì? điểm hiện tại( hôm nằm ở trung tâm thành
trực tiếp nay, hiện tại,..) để phố, hiện tại cả hai gia
đưa tin sẽ phù hợp đình đều không còn
hơn. chốn nương thân”.

Sự kiện, vấn đề được đưa một cách chi tiết


Đưa tin trực tiếp là cách để phóng viên đem lại cái nhìn toàn cảnh, chi
tiết mọi diễn biến nhất về sự việc, sự kiện. Với những người không có thời gian

69
theo dõi mọi tình tiết thì lúc này, vai trò của người phóng viên là đóng làm
chiếc camera để tường thuật lại diễn biến cho độc giả.
Không bị sức ép về dung lượng bài viết như trên báo in, phát thanh và
truyền hình, nhà báo có thể thỏa thích đi sâu và vấn đề muốn làm rõ, đưa vào
góc nhìn gần, chi tiết ra góc nhìn toàn cảnh, tổng thể. Điều này giúp tin trực
tiếp càng vững chãi khi đáp ứng được nhu cầu của đại đa số bạn đọc, đó là
thông tin nhanh - đủ - sâu.
VTCNews hiện đang làm khá tốt mảng đưa tin trực tiếp, đặc biệt là ở
mảng thể thao với số lượng tin trực tiếp lớn. Hầu hết tại các bài đề có video
trực tiếp bản quyền nhưng bên cạnh đó, phóng viên vẫn tường thuật theo hình
thức khung thời gian cho các diễn biến chi tiết, ngoài lề và đưa thêm yếu tố
bình luận vào trong hình thức này.

Hình 2.9 : Bài Tường thuật trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Myanmar giải
M150 Cup 2017 trên VTCNews
Sử dụng yếu tố đa phương tiện
Các tác phẩm đưa tin trực tiếp khá hấp dẫn, chất lượng hình ảnh với độ
phân giải cao; truyền thông đa điểm chia sẻ thông tin giữa nhiều người dùng
cách xa nhau.

70
Tin trực tiếp trên báo mạng điện tử có sử dụng nhiều loại phương tiện
(ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện một sản phẩm báo chí. Hình thức
đứa tin này để đạt hiệu quả cao phải mang đến cho công chúng từ 2 đến 3 cách
thức truyền tải trở lên.
Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, tác phẩm báo chí trực
tiếp trên báo mạng điện tử lại ngày càng tích hợp thêm nhiều “phương tiện”
mới, với những cách thức thể hiện khác nhau. Đó là:văn bản (text), hình ảnh
tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video
& animation) và gần đây nhất là các chương trình tương tác (interactive
program) gồm video trực tiếp, những chương trình giao lưu trực tuyến như
phỏng vấn khách mời, chơi trò chơi…
Tính năng trực tiếp này đã góp phần đa dạng hoá các phương thức truyền
tải thông tin đến với công chúng của báo mạng điện tử. Nhiều độc giả của loại
hình báo chí này đã dần quen với những cách thức tiếp cận mới như “nghe”,
“xem”, tương tác giao lưu bên cạnh việc “đọc” đã quá quen thuộc.
Trực tiếp thì có nhiều cách sáng tạo để tiếp cận và thu hút nhiều công
chúng, bạn đọc hơn. Hiện chưa nhiều báo điện tử thực hiện nhưng đã có những
kênh thông tin phát triển, đẩy mạnh, sáng tạo các hình thức livestream như trò
chuyện với nhân vật nào đó, live ăn uống... Hình thức này cho phép tạo ra rất
nhiều sản phẩm phù hợp với từng đối tượng độc giả tuỳ vào mục tiêu của từng
toà soạn.
Ưu việt hơn so với truyền hình trực tiếp và phát thanh trực tiếp
Để thực hiện tác phẩm báo chí trực tiếp trên báo điện tử sẽ cần ít nhân
lực và hỗ trợ về máy móc hơn so với trực tiếp trên các phương tiện khác. Tất
nhiên về quy trình và phương tiện để làm trực tiếp của phát thanh và truyền hình
chắc chắn sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với báo điện tử.
Trực tiếp trên báo mạng điện tử có thế mạnh hơn các loại hình báo chí
khác ở khả năng lưu giữ thông tin một cách có hệ thống. Báo mạng điện tử cho
phép độc giả tìm kiếm thông tin theo chủ đề, thống kê theo thời gian rất tiện lợi.

71
Chỉ bằng các siêu liên kết, công chúng của báo mạng có thể dễ dàng tìm kiếm
thông tin mình cần trong một biển vô vàn những thông tin ở khắp nơi trên thế
giới. Với những sự kiện nóng đã qua, công chúng vẫn có thể tìm lại chỉ với
những từ khóa mà không tốn nhiều công sức và thời gian.
So với Truyền hình trực tiếp thì tin tức trực tiếp trên báo mạng điện tử
có tính tương tác lớn hơn nhiều, có nghĩa độc giả vừa thưởng thức và vừa cung
cấp thêm thông tin, hình ảnh và tham gia trực tiếp vào sự kiện.
Tương tác với độc giả cao nhất ngay tại diễn biến sự việc, sự kiện
Khả năng giao lưu trực tiếp, tương tác nhiều chiều giữa đông đảo công
chúng, tạo điều kiện trực tiếp tiếp cận trực tiếp với nguồn tin không cần khâu
khâu trung gian nào tần suất tương tác giữa chủ thể và khách thể tăng lên, cho
nên hiệu quả hiệu quả truyền thông đạt được rất lớn. Người xem hiện có thể
đưa ra đề xuất, ý kiến, nhu cầu ngay qua những nút like, comment trong các bài
trực tiếp ngay trên giao diện của tờ báo hoặc trên các mạng xã hội.
Tương tác có định hướng, công chúng chủ động và dễ dàng di chuyển
trong một trang báo mạng hay giữa các trang báo mạng với nhau, linh hoạt của
các phần từ trực tiếp bằng video hay bằng văn bản và chữ cho phép người đọc
tham chiếu tới các nội dung khác nhau mà không nhất thiết tập trung, phải ngồi
theo dõi liên tục mà bạn đọc vẫn nhận được lượng thông tin phong phú, đa
dạng, sâu sắc về nhiều vấn đề.

Hình 2.10: Báo Tuổi trẻ Online có thực hiện trực tiếp trên fanpage sự
kiện đón U23 Việt Nam về nước

72
Việc hai mạng xã hội hàng đầu Youtube và Facebook tung ra dịch vụ
Video trực tiếp (Live video) được giới công nghệ nhận định là một thách thức
lớn chưa từng có của mạng xã hội với báo chí. Tuy nhiên có những tờ báo đã
tận dụng rất tốt cơ hội này để phát triển đưa tin trực tiếp ngay trên Fanpage của
mình. Đặc biệt với Live Video của Facebook, nó cho phép phát sóng trực tiếp
video quay lại môi trường xung quanh ngay trong thời gian thực lên Facebook,
nhà báo hoàn toàn có thể quay và phát trực tiếp tại fanpage của báo để độc giả
cùng theo dõi. Trong quá trình stream video, người dùng còn có thể thấy được
bao nhiêu người đang xem video của mình và đọc được bình luận của những
người khác về video của mình, việc tương tác, lắng nghe ý kiến độc giả sẽ càng
rất dễ dàng. Hình thức này chủ yếu phục vụ đối tượng công chúng muốn cập
nhật thông tin một cách khái quát, theo hệ thống với dữ liệu về thời gian, hình
ảnh ngắn gọn rõ ràng. Hình thức trình bày khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ.
2.1.6. Các hình thức chương trình tương tác (Interactive Program)
2.1.6.1 Bản đồ tương tác (interactive map)
Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi nhanh chóng khi các công
nghệ mới cho phép dữ liệu không gian địa lý được sử dụng theo những cách
mới trên mọi lĩnh vực. Sự gia tăng của điện toán đám mây, lưu trữ vô hạn, thiết
bị cảm biến, mạng Internet tốc độ cao đã mang lại sức mạnh mới cho dữ liệu
không gian địa lý. Đồng thời, với khả năng thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích
thông tin nhanh chóng dựa trên dữ liệu này, chúng ta đang thấy sự biến đổi
trong mọi lĩnh vực, từ quản lý xây dựng đến nông nghiệp để phân phối các dịch
vụ xã hội đến quốc phòng và cả báo chí.
Trong tác phẩm “50 năm ASEAN – Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng
đồng” trên báo Nhân dân điện tử, khi xem bản đồ các nước thành viên ASEAN,
độc giả có thể nhấn vào biểu tượng quốc kỳ các nước để xem thêm thông tin về
thủ đô, múi giờ, GDP, Thu nhập bình quân, diện tích, dân số và ngày gia nhập
ASEAN.

73
Hình 2.11: Chương trình tương tác trên tác phẩm 50 năm ASEAN – Một tầm
nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đăng tải trên Nhân dân điện tử (8/8/2017)

Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, công nghệ số được ứng dụng rộng
rãi trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, bên cạnh bản đồ truyền thống đã xuất hiện
nhiều thể loại mới như bản đồ số, WebMap, WebGIS… mà nền tảng là dữ liệu
không gian địa lý. Theo tính toán của một số nhà khoa trên thế giới, dữ liệu
không gian địa lý chiếm tỷ lệ khoảng 70% dữ liệu trong hệ thống dữ liệu của
Chính phủ. Vì vậy, công nghệ không gian địa lý, đặc biệt là dữ liệu dựa trên vị
trí là một yếu tố thiết yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2.1.6.2 News Game - Sản phẩm báo chí sáng tạo đặc biệt của VietnamPlus
Trò chơi tin tức (News Game) trên VietnamPlus là những dạng trò chơi
sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm có dữ liệu thông tin, hình ảnh để công chúng
thử sức với những thông tin mình có. Đồng thời có tác dụng cung cấp thêm
những thông tin mới về sự kiện đang diễn ra thời điểm hiện tai, hay các vấn đề
nóng thời điểm đó được dư luận quan tâm.
Các loại trò chơi tin tức trên VietnamPlus được thiết kế, tập hợp trong một
chuyên mục riêng giúp công chúng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn. Qua khảo sát
trên chuyên mục News Game từ năm 2015 – 2017, VietnamPlus sản xuất 4 dạng

74
trò chơi tin tức đó là: trò chơi thời sự, giải trí, kiến thức và thăm dò ý kiến. Trong
đó trò chơi kiến thức có số lượng và tần suất sản xuất nhiều nhất trên VietnamPlus
trong vòng 3 năm từ thời gian bắt đầu đưa lên web trò chơi đầu tiên.

Game
Game Giải trí
Thời (21)
sự
News
Game

Game
Game
Kiến thức
thăm dò
(33)
ý kiến

Hình 2.12. Các loại trò chơi tin tức trên VietnamPlus (2015 – 2017)
Trò chơi tin tức về thời sự, từ tháng 3/2015 đến 4/2017 có tổng số 26 trò.
Đa số là trò chơi tìm hiểu thông tin về thế giới, theo những sự kiện nổi bật cùng
thời điểm đó. Đây là một dạng để độc giả thử sức với lượng thông tin mình có,
đồng thời cập nhập thêm những tin mới vào cùng thời điểm các sự kiện nổi bật
đang diễn ra mà báo chí đưa tin. Một số dạng trò chơi về tin tức thời sự như:
Kiểm tra kiến thức của bạn về chuyến bay MH370 (8/3/2015); Bạn nhớ gì về
thảm họa kép tại Nhật cách đây 4 năm?; Bạn có quan tâm đến sự kiện Crimea
sáp nhập vào Nga?; Bạn biết gì về dự án Sân bay quốc tế Long Thành?...; Thử
trí nhớ với những dấu ấn của các kỳ đại hội Đảng?; Những con số ấn tượng
về Đại hội Đảng lần thứ XII (2/2/2016); Bạn biết gì về tổng thống đắc cử Mỹ
Donal Trumb (20/1/2017)
Trò chơi giải trí có tổng số 21 trò. Nội dung chủ yếu là đưa ra các câu
hỏi trắc nghiệm, hình ảnh thông tin về các bộ phim điện ảnh, các chương trình
truyền hình, những câu chuyện về cuộc sống, tâm lý của công chúng,… Ví dụ

75
như: Bạn có hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại? (20/3/2015); "Soi"
các chi tiết trong bộ phim gây sốt "Sống chung với mẹ chồng (17/4/2017)
Trò chơi kiến thức là những trò chơi để công chúng tự đánh giá về kiến
thức của mình về nhiều lĩnh vực, chủ đề khác nhau.Đa số là những thông tin
tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới. Bên cạnh đó là kiến thức về thể
thao, phim ảnh,…Số lượng 33 trò chơi. Ví dụ: Bạn phù hợp với cuộc thi TOEFL
hay IELTS? (5/3/2015); 10 câu hỏi chứng tỏ bạn mê “Kong: Skull Island"
(15/3/20117);…
Trò chơi thăm dò ý kiến: có tổng số 30 trò chơi. Những trò chơi thông
tin nhằm thăm dò ý kiến dư luận về các vấn đề thời sự, thể thao,… như: Ý kiến
của bạn về vấn đề tiêm vắcxin cho trẻ?; Ai xứng đáng với giải Âm nhạc cống
hiến…; Đánh giá đồng phục mới của tiếp viên Vietnam Airlines (5/3/2015); Dự
đoán kết quả giải thưởng âm nhạc Cống hiến (23/2/2017);…

Biểu đồ 2.7. Số lượng các trò chơi tin tức trên VietnamPlus (2014-2017)

90
80
70
60
50
Số lượng các trò chơi tin
40 tức trên VietnamPlus
(2014 - 2017)
30
20
10
0
2015 2016 2017

Thời gian đầu ứng dụng sản xuất trò chơi tin tức vào tháng 3/2015, News
game của VietnamPlus nhân được phản hồi tích cực của công chúng tờ báo.
Lãnh đạo tòa soạn cũng khẳng định thời điểm đó, trò chơi tin tức có hiệu quả
cao trong việc thu hút công chúng, một phần là để thử sức với các câu hỏi về
thông tin báo chí, một phần có thể cập nhật các thông tin mới từ các sự kiện

76
đang diễn ra nóng hổi thời điểm đó. Dựa trên những thành công bước đầu, News
Game của VietnamPlus trong năm đầu tiên (2015) sản xuất rộng trên 4 mục:
Trò chơi thời sự, Trò chơi giải trí; Trò chơi kiến thức; Trò chơi thăm dò ý kiến.
Với tổng số lượng trò chơi trong năm 2015 lên tới 79 trò.
Sang đến năm 2016, số lượng và tần suất sản xuất các trò chơi giảm
mạnh. Từ 79 trò năm 2015 xuống còn 27 trò chơi năm 2016. Và sang đến năm
2017, News Game chỉ còn duy trì được 1 trò chơi/ 1 tháng, và ngừng hẳn sau
trò chơi cuối cùng lên song vào tháng 4 năm 2017.
Do hiệu quả của các trò chơi tin tức đã không đạt được như ý muốn của
người sản xuất. Lượt người chơi giảm mạnh, chứng tỏ xu hướng đã không còn
thu hút công chúng và không còn phù hợp với xu thế lúc bấy giờ. Nên
VietnamPlus đã ngừng sản xuất News Game.
2.1.6.3 Game quizz
Ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và thu hút được sự quan tâm của
công chúng bởi tính mới lạ và thú vị. Hình thức dưới dạng trò chơi trực tuyến,
trả lời câu hỏi, làm trắc nghiệm hay đưa ra câu hỏi lấy ý kiến. Với giao lưu trực
tuyến, công chúng có thể tiếp nhận thông tin và tham gia đặt câu hỏi, bày tỏ ý
kiến về chủ đề mình quan tâm một cách trực tiếp, nhanh chóng.

Hình 2.13. Trắc nghiệm trực tuyến trên báo Zing.vn

77
2.1.6.4 Chatbot (Ứng dụng trả lời tự động)

Ứng dụng Chatbot của Báo Điện tử VietnamPlus, Thông tấn xã Việt
Nam, đã vinh dự nhận “Giải thưởng xuất sắc chất lượng thông tấn” của OANA
tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Tổ chức các Hãng thông tấn khu vực
châu Á-Thái Bình Dương (OANA) lần thứ 44 tổ chức tại Hà Nội tháng 4/2019.
Sản phẩm tương tác với độc giả này được ra mắt đúng vào ngày kỷ niệm 10
thành lập của Báo Điện tử VietnamPlus, 13/11/2018, đánh dấu bước tiến mới
của tòa soạn trong việc ứng dụng cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh
vực báo chí. Ứng dụng này được tích hợp trên fanpage cũng như trên website
www.vietnamplus.vn. Theo đó, độc giả có thể yêu cầu thông tin cần đọc và hệ
thống tự động giới thiệu những tin bài phù hợp. Sử dụng các thuật toán trí tuệ
nhân tạo, chatbot của VietnamPlus có khả năng cá nhân hóa cho mỗi người
dùng, dựa vào lịch sử trao đổi, trò chuyện giữa người và máy. Người dùng có
thể lựa chọn theo các chủ đề tin, nhập từ khóa nội dung mà họ muốn tìm kiếm
hoặc ra lệnh bằng giọng nói. Nối tiếp những bước đi tiên phong trước đó,
VietnamPlus đã trở thành cơ quan báo chí chính thống đầu tiên của Việt Nam
sử dụng chatbot để kết nối với độc giả.

2.2. Vai trò của việc ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo đối với diện
mạo báo chí Việt Nam
2.2.1 Đối với cơ quan báo chí
2.2.1.1 Đáp ứng nhu cầu và thu hút các nhóm công chúng cho tờ báo
Ứng dụng báo chí sáng tạo là xu thế tất yếu để các tờ báo tạo ra các tác
phẩm đáp ứng nhu cầu thông tin và thị hiếu của các nhóm công chúng khác
nhau, hướng tới mục đích cuối là thu hút công chúng cho tờ báo.
Sự sáng tạo là không giới hạn, và sự sáng tạo đó nếu giúp chuyển tải được
nội dung thông tin trên báo chí một cách tốt hơn thì nó sẽ trở thành xu thế tất yếu.
Làm thế nào để có được những tác phẩm báo chí mới lạ trong hình thức thể hiện,
nhưng vẫn đảm bảo nội dung thông tin, đảm bảo chất lượng, thu hút công chúng

78
là câu hỏi luôn đặt ra với mỗi phóng viên, mỗi cơ quan báo chí. Việc có tư duy
sáng tạo và khả năng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo sẽ góp phần tạo ra
hệ thống những chuyên mục với dạng tác phẩm khác nhau, nhằm đáp ứng thị hiếu,
nhu cầu của nhiều nhóm công chúng khác nhau.
Một trong những xu thế phát triển của báo chí, truyền thông hiện đại trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, để đảm bảo sự phát triển, sự tồn tại
của cơ quan báo chí. Đồng thời, đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận của các nhóm
công chúng khác nhau, thu hút được lượng lớn công chúng cho tờ báo nói chung,
thì tính sáng tạo là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành công như vậy.
Tính sáng tạo hiện nay đang là một yêu cầu quan trọng đối với các tòa
soạn, thể hiện ở chỗ các tờ báo buộc phải tư duy, nghĩ ra tất cả các loại, các sản
phẩm khác nhau, các phương thức khác nhau, để đáp ứng nhu cầu thông tin,
thể hiện thông tin và truyền tải thông tin đến những nhóm công chúng mục tiêu,
một cách phù hợp, hiệu quả nhất.
Trên báo điện tử từ trước đến nay vẫn tồn tại những nhóm độc giả muốn
tìm hiểu sâu một vấn đề, một câu chuyện nào đó. Tuy nhiên vì hình thức trình bày
chưa phù hợp, các tác phẩm viết quá dài chỉ toàn dạng văn bản, khiến nhóm độc
giả đó dù muốn đọc sâu nhưng cũng sẽ không chọn tác phẩm đó để tiếp nhận thông
tin. Cách thể hiện tác phẩm dạng truyền thống gây nhàm chán khiến nhiều độc giả
không muốn chọn tác phẩm để tiếp nhận thông tin. Hình thức mới như long-form,
mega story ra đời đã mở ra một cơ hội, cách tiếp cận mới cho nhóm độc giả muốn
đọc các tác phẩm sâu trên báo mạng.
Hay với dạng đồ họa thông tin (infograpphic), đối tượng hướng tới là
những nhóm công chúng muốntiếp cận tác phẩm dưới dạng ít văn bản, thông
tin được thể hiện bằng con số, hình ảnh, hình vẽ một cách sáng tạo, hợp lý. Còn
với những nhóm đối tượng muốn đọc nhanh, đọc ngắn, thì sẽ có những hình
thức tác phẩm để phục vụ nhóm đối tượng đó.
Sáng tạo là mang lại sự mới mẻ, cái gì đó khác lạ. Đó chính là điều mà báo
chí nước ta hiện nay đang cần, đang hướng tới. Hiện nay nhiều cơ quan báo chí

79
đang đi vào một trong những lối mòn trong làm báo truyền thống quá nhiều, điều
đó dẫn đến sự buồn tẻ, nhàm chám. Đó là nguyên do khiến độc giả xa rời báo chí,
quay lưng với báo chí, ưa thích những hình thức mới mẻ của các dạng truyền thông
khác điển hình như mạng xã hội. Vậy nên hình thức các tác phẩm báo chí buộc
phải theo xu hướng sáng tạo, đổi mới để thu hút được công chúng.
Theo ông Phí Hữu Tuấn, tạp chí Người làm báo: “Việc ứng dụng sản
xuất các sản phẩm báo chí theo xu hướng sáng tạo đối với các cơ quan báo chí
hiện nay là rất quan trọng, đặc biệt là với những báo điện tử các Bộ ban ngành
và các báo Đảng địa phương. Hiện tại Việt Nam mới chỉ có một số cơ quan báo
lớn đầu tư công nghệ mạnh để cho ra các sản phẩm báo chí có hình thức sáng
tạo. Độc giả Việt Nam có xu hướng đọc thông tin qua mạng xã hội. Tuy nhiên
trên mạng xã hội hiện có rất nhiều tin tức giả, tin tức không chính thống gây
nhiễu loạn môi trường truyền thông Việt Nam. Do đó về lâu dài, một mặt các
cơ quan báo chí cần ứng dụng công nghệ mới để cho ra các tác phẩm sáng tạo,
mặt khác cũng cần tương tác mạnh mẽ hơn trên mạng xã hội để góp phần định
hướng, nắn dòng thông tin cho độc giả.”
“Không chỉ riêng với nền báo chí của Việt Nam, báo chí thế giới cũng được
thay đổi diện mạo nhờ ứng dụng xu hướng sáng tạo vào trong thực hiện sản xuất các
tác phẩm báo chí. Ở Việt Nam hiện nay, các tòa soạn có phát triển được hay không,
có thu hút và “giữ chân” công chúng được hay không là nhờ sự ứng dụng linh hoạt
các xu hướng sáng tạo tác phẩm mới.” [PVS4]
Từ xưa đến nay người ta cứ cho rằng nội dung là vua. Nhưng đến thời
điểm hiện tại không thể chỉ coi nội dung là vua nữa, bởi vì nếu một tác phẩm
dù có rất nhiều thông tin hữu ích, nhưng không có cách sắp xếp, trình bày khoa
học, linh hoạt, đặc biệt là sáng tạo và mới mẻ thì chưa chắc đã có thể tiếp cận
được đến các nhóm công chúng và thu hút sự quan tâm của họ. Do vậy, bên
cạnh nội dung, phương thức và hình thức truyền tải đóng vai trò quan trọng
không kém. Người làm báo cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình

80
thức thể hiện. Hình thức, phương thức truyền tải là nơi để phóng viên cũng như
các tòa soạn thể hiện mạnh mẽ nhất tính sáng tạo của mình.
Báo chí hiện đại cũng đồng nghĩa với nhiều sáng tạo. Công chúng hiện
nay cũng ưa những sản phẩm có chứa tư duy sáng tạo cùng hình thức mới lạ,
hấp dẫn, kích thích được sự tò mò của công chúng.
2.2.1.2 Tạo dựng uy tín và phát triển thương hiệu cơ quan báo chí
Trong môi trường truyền thông hiện nay, phóng viên, kỹ thuật viên, biên
tập viên cần nắm được những xu thế của báo chí thế giới, đồng thời phải hiểu thị
hiếu và thói quen của công chúng, để có cách trình bày, thể hiện tác phẩm phù
hợp. Để theo kịp xu thế báo chí hiện đại trên thế giới, các tòa soạn hiện nay cũng
không ngừng sáng tạo các sản phẩm báo chí, đem đến độc giả những tác phẩm
sáng tạo, mới mà quen, hấp dẫn, thu hút mà vẫn đáp ứng nhu cầu thông tin.
Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng
hóa hay dịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức.
Việc xây dựng thương hiệu cho một cơ quan báo chí có vai trò rất quan trọng trong
xu thế phát triển của báo chí hiện nay. Khi mà báo chí Việt Nam đang diễn ra sự
cạnh tranh độc giả mạnh mẽ giữa các cơ quan báo chí với nhau, tờ báo nào có
thương hiệu, chắc chắn sẽ thu hút công chúng hơn.
Báo chí cũng được coi là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt – hàng hóa
phục vụ nhu cầu tinh thần của xã hội. Vì vậy báo chí cũng phải hoạt động theo
quy luật của nền kinh tế thị trường. Muốn bán được nhiều sản phẩm dịch vụ,
thu hút quảng cáo, thu hút công chúng thì phải tạo dựng được thương hiệu của
cơ quan báo chí.
Trong một cơ quan báo chí, nếu “sở hữu” một nguồn nhân lực hội tủ đủ
yếu tố của một nhà báo đa kỹ năng, đồng thời có tư duy sáng tạo, không ngừng
đổi mới, sản xuất các tác phẩm báo chí một cách sáng tạo, thì các tác phẩm nói
riêng và tờ báo nói chung chắc chắn sẽ thu hút công chúng, tạo uy tín, thương
hiệu cho tờ báo.

81
2.2.1.3 Tăng nguồn thu để tái sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo
Việc ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo sẽ giúp cơ quan báo
chí có được những nguồn thu mới từ các sản phẩm đó. Qua các hình thức thu hút
quảng cáo hay thu phí xem tác phẩm trên báo điện tử. Cộng với việc lượng người
xem các sản phẩm lớn sẽ có thể tăng được nguồn thu, Nguồn thu đó có thể được
dùng vào việc tái sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo: trả công cho đội ngũ
sản xuất, công nghệ, tiếp tục đầu tư công nghệ để tái sản xuât.
Theo ông Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập VietnamPlus: “Về việc áp
dụng thu phí với các sản phẩm báo chí sáng tạo. nếu một sản phẩm thu 5.000
đồng/ 1 lượt xem, giả dụ lượng người xem sản phẩm đó khoảng 10.000 người.
Mức thu đó có thể chi trả công tác phí, thưởng khuyến khích cho đội ngũ phóng
viên kỹ thuật, công nghệ thực hiện sản xuất. Như vậy có thể tạo được một động
lực nào đó mạnh mẽ cho việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm báo chí
sáng tạo trên báo.” [PVS1]
Việc sáng tạo các hình thức thể hiện tác phẩm sẽ tạo nên những dấu ấn,
điểm nổi bật cho mỗi tòa soạn báo chí. Các tác phẩm được sáng tạo trong hình
thức thể hiện mang đến sự mới lạ mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin
của công chúng, sẽ góp phần làm các tác phẩm trở nên chất lượng hơn, thu hút
sự quan tâm của công chúng. Như vậy sẽ phát huy được chức năng kinh tế dịch
vụ của báo chí, trong đó nguồn thu từ hoạt động của các cơ quan báo chí hiện
nay đang là nguồn thu chính và lâu dài.
Từ nguồn thu quảng cáo, dịch vụ góp phần đầu tư, đổi mới công nghệ,
bổ sung, nâng cấp trang thiết bị, đào tạo nhân lực, tăng sức cạnh tranh của các
cơ quan báo chí.Trong bối cảnh truyền thông hiện đại, yêu cầu về chất lượng
chương trình để thu hút công chúng và gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ
quảng cáo là vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mỗi cơ quan báo chí, đây là một
hướng phát triển cơ bản và hiệu quả.
Ngoài ra, việc ứng dụng báo chí sáng tạo trên báo điện tử, sẽ giúp cơ
quan tạo dựng thương hiệu của tờ báo. Từ đó, tòa soạn sẽ có cơ hội hợp tác với

82
những đối tác khác nhau trong và ngoài nước. Khi các sản phẩm báo chí sáng
tạo thực sự tạo sự hài lòng, thuyết phục với đối tác, các sản phẩm báo chí sáng
tạo trên VietnamPlus sẽ được đối tác tin tưởng và lựa chọn là nơi để thực hiện
các chiến dịch, sản phẩm quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp,.. Đó là cơ
hội giúp tòa soạn có thêm những nguồn thu để khuyến khích đẩy mạnh các sản
phẩm sáng tạo trên tờ báo.
2.2.2. Đối với đội ngũ những người làm báo
Qua khảo sát ý kiến của sinh viên báo chí, đa số các sinh viên đã và đang
nhận định được vai trò của việc có kiến thức và kỹ năng tham gia sản xuất các xu
hướng báo chí sáng tạo. Đa số đều đồng ý với quan điểm, ứng dụng thành thạo xu
hướng báo chí sasg tạo có vai trò quan trọng, giúp những người làm báo, đặc biệt
là sinh viên báo chí thích ứng với môi trường báo chí hiện đại, tăng cơ hội việc
làm trước và sau khi ra trường, đồng thời tạo điều kiện gây dựng uy tín và thương
hiệu cho bản thân người làm báo.
Biểu đồ 2.8. Ý kiến sinh viên báo chí về vai trò của
việc ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo.

2.2.2.1 Thích ứng với môi trường báo chí hiện đại
Theo kết quả khảo sát từ bảng khảo sát ý kiến công chúng, sinh viên báo
chí và những người làm báo, việc nắm vững và có khả năng sản xuất các tác
phẩm báo chí theo xu hướng sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng với những

83
người làm báo. Đặc biệt là rèn luyện khả năng thích ứng với môi trường báo
chí hiện đại hiện nay.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang bước vào xu thế
Cách mạng Công nghiệp 4.0, những người làm báo Việt Nam cũng cần được
trang bị kiến thức, kỹ năng, sẵn sàng để theo kịp công nghệ. Độc giả Việt Nam
ngày càng yêu cầu những sản phẩm báo chí có hình thức sáng tạo. Tất yếu các
cơ quan báo chí cũng sẽ phải cố gắng đáp ứng nhu cầu của độc giả. Để làm
được điều đó, trong tương lai sẽ có những sự thay đổi, sàng lọc, làm mới bộ
máy nhân sự của một cơ quan báo chí. Do vậy. những người làm báo có đủ khả
năng để tham gia vào sản xuất những tác phẩm sáng tạo cho cơ quan báo chí sẽ
có thể có khả năng thích ứng với những yêu cầu mới của môi trường báo chí
hiện đại.
Báo chí sẽ còn có những sự thay đổi trong tương lai, những xu hướng
khác sẽ tiếp tục xuất hiện. Tuy nhiên, đội ngũ hoạt động báo chí có thể nắm
vững và sản xuất được các sản phẩm theo xu hướng báo chí sáng tạo ở thời
điểm hiện tại, hoàn toàn có khả năng cập nhật những cách thức sản xuất mới
trong tương lai. Điều đó thể hiện khả năng cập nhật và thích ứng với những xu
thế mới trên thế giới của người làm báo. Và với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ, sự nổi lên của những sản phẩm báo chí sáng tạo mới, những người làm
báo có khả năng cập nhật, chủ động bổ túc kiến thức kỹ năng sản xuất các loại
hình mới sẽ không bị “đào thải” trong môi trường báo chí hiện đại.
2.2.2.2 Tăng cơ hội việc làm cho sinh viên báo chí và tạo dựng thương
hiệu cho bản thân người làm báo
Tài sản lớn nhất của tòa soạn là những nhà báo vừa có khả năng viết báo,
vừa có hiểu biết về công nghệ thông tin và chúng tôi luôn “săn lùng” những
người như vậy ngay khi họ còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Những nhà
báo vừa có khả năng viết báo, vừa có khả năng viết các đoạn mã lập trình, sử
dụng thành thạo đồ họa, có kiến thức về hình ảnh… là vốn quý của các tòa soạn

84
hiện đại. Họ có thể đi bất cứ đâu trên thế giới để làm việc và được trả lương rất
cao. [26]
Việc nắm vững các xu hướng và có khả năng sản xuất các sản phẩm
báo chí sáng tạo giúp phóng viên thích ứng trong môi trường truyền thông
hiện đại, đặc biệt thể hiện được tính chuyên nghiệp trong sáng tạo tác phẩm
báo chí. Mỗi nhà báo có khả năng sáng tạo sẽ tạo dựng phong cách riêng
cho mình, cao hơn là tạo dựng thương hiệu cho bản thân. Ví dụ, khi xem
một sản phẩm Mega Story trên báo VietnamPlus, không cần xem phần tên
tác giả cũng biết người thực hiện tác phẩm là ai. Hay khi nghe một chương
trình phát thanh, dù không biết tên tác giả, nhưng qua giọng điệu, khẩu khí,
cách ngắt nghỉ, cách biểu cảm, thính giả có thể biết giọng đó của ai.
Như đã phân tích trên, việc có khả năng sản xuất tác phẩm báo chí theo
những xu hướng sáng tạo trên quyết định sự thích ứng với môi trường báo chí
hiện đại, đồng thời tạo dựng thương hiệu cho bản thân người làm báo. Mà
những yếu tố trên đối với các sinh viên đang theo học ngành báo chí đóng vai
trò quyết định tới cơ hội việc làm trong quá trình học hay sau khi ra trường của
sinh viên.
Một sinh viên có đủ các kỹ năng, kinh nghiệm tác nghiệp, hoạt động
trong môi trường báo chí hiện đại, lại có thương hiệu bản thân thì sẽ có khả
năng tìm được những công việc phù hợp tại các cơ quan báo chí.Nhất là trong
giai đoạn vấn đề việc làm sau ra trường đang nhức nhối, với ngành báo, các cơ
quan báo chí đang tinh giảm biên chế mạnh mẽ.Việc tuyển chọn nhân sự sẽ
khắt khe với những tiêu chuẩn và yêu cầu cao hơn.Như vậy, chỉ những sinh
viên hội tụ được những tiêu chí nổi bật trong đó có những yếu tố kể trên có khả
năng có được vị trí phù hợp.
2.2.3 Đối với công chúng báo chí
Kết quả khảo sát, nghiên cứu, phân tích lý luận cho thấy, sản xuất các
sản phẩm theo xu hứng sáng tạo sẽ có vai trò khơi gợi sự tò mò, thích thú cho

85
công chúng và tạo cho công chúng có được những sự lựa chọn hình thức tiếp
nhận thông tin.
Theo nghiên cứu từ việc khảo sát ý kiến công chúng về các xu hướng
báo chí sáng tạo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay nói chung, kết quả cho
thấy 96,2% công chúng cho rằng bản thân họ thích xem các tác phẩm báo chí
sáng tạo, sáng tạo cả về nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm.
Cũng theo kết quả khảo sát ý kiến công chúng, 70,5% công chúng cho
rằng các sản phẩm báo chí sáng tạo khơi gợi sự tò mò, thích thú cho họ hơn các
tác phẩm báo chí truyền thống. Bên canh đó có 10,6% công chúng cho rằng sự
khơi gợi tò mò của cả báo chí sáng tạo lẫn báo chí truyền thống là ngang nhau.
Biểu đồ 2.9. Ý kiến của công chúng về sự thu hút của sản phẩm báo chí
sáng tạo so với các sản phẩm báo chí truyền thống.

Báo chí sáng tạo đang thay đổi việc tiếp nhận thông tin của độc giả.
Dường như đang đi đúng chiều hướng, xu thế mà độc giả đang cần. Báo chí
trước đây yêu cầu viết cho báo điện tử phải ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng trực tiếp
vào vấn đề. Thì xu thế hiện nay, các tác phẩm long-form là những tác phẩm
vượt quá 1200 từ, cùng cách trình bày sắp xếp khoa học. Việc ứng dụng xu
hướng báo chí sáng tạo với những xu hướng thể hiện nội dung, hình thức tác
phẩm báo chí khác nhau được truyền tải tới công chúng, công chúng sẽ được
thay đổi cách tiếp nhận thông tin và có sự lựa chọn đa dạng trong việc tiếp cận
thông tin tùy theo nhu cầu và sở thích.

86
Xu hướng siêu tác phẩm báo chí Mega Story, tác phẩm báo chí dài và
sâu Long-form, sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin của nhóm độc giả thích đọc những
tác phẩm có chiều sâu, như dạng phóng sự trên báo in. Tuy nhiên, với long-
form, độc giả sẽ được tiếp cận với cùng nội dung như vậy nhưng với hình thức
trình bày, sắp xếp thông tin, các yếu tố đa phương tiện trong bài một cách linh
hoạt, mới mẻ, không nhàm chán, không gây sự mệt mỏi vì phải đọc quá nhiều.
Dựa theo tâm lý tiếp cận công chúng, có thuật ngữ “cửa tiếp nhận” chính
là điểm vào của một cá nhân khi tiếp cận và bắt đầu quá trình tiếp nhận một tác
phẩm báo chí nào đó. Với báo chí thường có 2 nhóm công chúng chủ yếu là
nhóm công chúng truyền thống (có thói quen tiếp cận với một sản phẩm báo
chí nào đó, một chuyên trang, chuyên mục hay nhóm tác phẩm báo chí nào đó)
và công chúng vãng lai (tiếp cận trên cơ sở phản xạ, do tò mò, hoặc nhìn thấy
dấu hiệu nhu cầu, thị hiếu của mình). Cửa tiếp nhận là điểm vào của “đường
tiếp nhận” của công chúng – con đường mà quá trình đến với thông tin báo chí
của công chúng khi tiếp cận với một sản phẩm, tác phẩm báo chí nào đó.
Công chúng báo chí chỉ dành rất ít thời gian trong ngày để tiếp cận với
sản phẩm báo chí, họ không có thời gian đọc, nghe, xem toàn bộ các thông tin
báo chí trên các sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí. Do đó việc tạo cửa tiếp
nhận và đường tiếp nhận hiệu quả nhất với đa số công chúng là yêu cầu quan
trọng trong kĩ năng viết báo và tổ chức sản phẩm báo chí.
Nội dung của những bài viết Voices hay Longform đều rất kén độc giả,
chẳng hạn trong 100 độc giả thì có lẽ có dưới 30% thích đọc nội dung này. Tuy
nhiên, độc giả của loại nội dung này nhìn chung thuộc nhóm “độc giả chất
lượng”, có nhu cầu đọc nhiều và đọc sâu. Điều quan trọng của việc ứng dụng
mỹ thuật đa phương tiện vào sáng tạo tác phẩm báo chí chính là nó khiến thời
gian người dùng lưu lại trên trang báo dài đáng kể. Trong bài nghiên cứu “Viết
và biên tập tin đồ họa”, Phó tổng biên tập mảng đồ họa của tờ USA Today công
bố, có tới hơn 70% người đọc chú ý đến hình ảnh và đồ họa khi họ xem bất cứ
tin tức nào. Con số này ở yếu tố chính văn (chữ viết) là hơn 20%..

87
Thời gian trung bình mà độc giả dành để đọc một tin báo điện tử thường
là 5 – 10 giây và 15 – 20 giây với những tin dài hơn, nhưng thời lượng xem
mỗi bài Longform hay Voices là 5 – 6 phút, thậm chí có bài lên tới 10 – 15
phút bởi thông tin chuyên sâu, nhiều hình ảnh, đồ họa và video. Thời gian độc
giả lưu tâm trên trang (time on site) và mức độ tương tác (engagement) của độc
giả giờ đây là những tiêu chí đánh giá còn quan trọng hơn lượng truy cập
(pageview).
Bên cạnh đó, quảng cáo không còn là yếu tố phiền nhiễu đến độc giả khi
đọc những tác phẩm này. Không có banner, pop-up quảng cáo đột nhiên xuất
hiện làm giật mình và gián đoạn, thay vào đó nội dung bài viết được thể hiện
trọn vẹn mà không có dấu vết các phần quảng cáo hiển thị. Đó cũng là yếu tố
mà độc giả mong muốn báo điện tử cải thiện hiện nay. Vai trò lớn nhất của xu
hướng báo chí sáng tạo đối với công chúng đó là việc tạo cho công chúng có được
những sự lựa chọn hình thức tiếp nhận thông tin.

Tiểu kết chương 2

Qua chương 2, tác giả nghiên cứu đã công bố kết quả khảo sát các xu
hướng ứng dụng báo chí sáng tạo ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, đánh giá hiệu
quả của việc ứng dụng các xu hướng và tác động của nó tới diện mạo báo chí
Việt Nam.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu chương 2 sẽ là tiền đề để đưa ra những
nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra, đồng thời
đề ra những giải pháp để đẩy mạnh phát triển những xu hướng báo chí sáng tạo
hiệu quả trên báo điện tử Việt Nam nói chung.

88
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XU HƯỚNG ỨNG DỤNG
BÁO CHÍ SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc ứng dụng báo chí sáng tạo ở Việt
Nam hiện nay
3.1.1. Thách thức về trình độ, khả năng thích ứng của nguồn nhân lực
thực hiện sản xuất
Thứ nhất, “Với những thách thức về mặt con người thì lớn nhất và trướt
hết là ở bản thân lãnh đạo cơ quan báo chí. Có nhiều lãnh đạo tòa soạn chưa
nhận ra được vai trò của việc áp dụng xu hướng và thể hiện tính sáng tạo đối
với tờ báo, với sự phát triển của tờ báo. Chính vì vậy họ còn chậm chạp trong
việc thay đổi tư duy sáng tạo để phù hợp với xu thế phát triển mới và chung
của cả thế giới.” [PVS4]
Thứ hai là ở bản thân phóng viên, khi lãnh đạo chưa nhận ra thì phóng
viên cũng chưa bị thúc ép, sẽ có sức ỳ trong việc thay đổi bản thâm, tư duy sáng
tạo. Thứ ba, hiện nay báo chí Việt Nam nói chung có một bộ phận không nhỏ
phóng viên chuyển từ báo in hoặc các thể loại báo chí khác sang mảng điển tử
mà chưa qua tập huấn, đào tạo để cập nhật những kỹ năng. Chính họ cũng
không biết phải bắt đầu từ đâu.
Thứ tư, là một bộ phận phóng viên cũng chuyển từ mảng khác sang như vậy
nhưng độ tuổi hơi cao. Cho nên chính bản thân họ cũng cảm thấy ngại trong việc thay
đổi bản thân, ngại trong việc cập nhật những kiến thức kỹ năng mới. Đặc biệt là mảng
sáng tạo liên quan đến kỹ thuật nhiều. Thì đội ngũ phóng viên cao tuổi sẽ bị chậm
chạp và sức ỳ hơn những người trẻ.
Chuyên gia nghiên cứu báo chí, PGS. TS Nguyễn Thành Lợi, Hội nhà
báo Việt Nam cũng cho rằng thách thức lớn nhất của tòa soạn là Tư duy của
lãnh đạo cơ quan báo chí. “Đây là thách thức, cũng là yếu tố quyết định sự
thành công của một tờ báo. Trong việc ứng dụng báo chí sáng tạo cũng vậy,

89
lãnh đạo phải có tư duy sáng tạo, tư duy muốn đổi mới, thay đổi thì mới đề ra
được những định hướng, chủ trương cho tòa soạn. Đồng thời người lãnh đạo có
tư duy sáng tạo, luôn đi đầu trong việc áp dụng các xu hướng mới, cập nhật xu
thế thế giới và phổ biến lại cho nhân lực, sẽ là sự truyền cảm hứng tốt nhất đến
cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của tòa soạn đó.” [PVS7]
Theo ông Phí Hữu Tuân, trợ lý Tổng biên tập tạp chí Người làm báo, các
cơ quan báo chí hiện nay đều cần có đội ngũ phóng viên đa năng, chuẩn 4.0,
đội ngũ thiết kế designer, đội ngữ lập trình viên am hiểu về nghề báo. Bên cạnh
đó cũng cần những người lãnh đạo có tư duy hiện đại.
3.1.2. Thách thức về yếu tố công nghệ, kỹ thuật để ứng dụng sản xuất
Góc độ kỹ thuật công nghệ, ThS Vũ Thế Cường nhận định: Tính sáng
tạo ngoài việc sáng tạo ở tư duy con người, do bản thân con người nghĩ ra, còn
phụ thuộc vào công nghệ. Công nghệ 4.0 hiện nay đang hỗ trợ tính sáng tạo rất
nhiều. Ví dụ, hình thức long- form hay mega story, không phải muốn là làm
được tác phẩm như vậy, mà phải có một cốt riêng. Và để có được cốt riêng như
vậy phải có một nền tảng công nghệ hiện đại và đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp.
Hoặc với một mini game, đâu phải chỉ cần thông tin là sản xuất được trò chơi,
phải có một đội quân kỹ thuật đằng sau để sản xuất những ý tưởng sáng tạo đó.
[PVS4]
Theo các chuyên gia nghiên cứu báo chí, để sản xuất được nhiều những dạng
tác phẩm sáng tạo chất lượng và duy trì được những hình thức ấy trên như báo
VietnamPlus, là điều không phải tờ báo nào cũng làm được, kể cả những tờ báo
điện tử lớn ở Việt Nam hiện nay. Bởi chỉ có các tòa soạn có công ty công nghệ hỗ
trợ, hoặc có được những nền tảng công nghệ cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên
nghiệp mới có khả năng sản xuất những sản phẩm sáng tạo.
Mỗi tờ báo có những thế mạnh khác nhau, ví dụ các tác phẩm long-form
trên Dân trí, Zing.vn. Một số tờ báo điện tử mới nổi hiện nay như Dân Việt
cũng đã bắt đầu thực hiện triển khai sản xuất các tác phẩm dạng long-form. Các
chuyên gia nhận định đây là những xu hướng sáng tạo không phải quá khó để

90
thực hiện. Hầu như các tờ báo điện tử đều có thể làm được, miễn là họ có sự
đầu tư về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tuy nhiên, ngay cả các tòa soạn đã và đang có sự hỗ trợ của công nghệ
kỹ thuật cũng chưa thể sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng tốt. Điển hình,
nhận định vê chất lượng các tác phẩm sáng tạo dạng long- form trên báo điện
tử Việt Nam hiện nay còn dừng ở mức khá đơn giản, thô sơ. Nhiều tờ báo mới
chỉ sản xuất long- form theo cách kéo dài bài, trộn lẫn các yếu tố đa phương
tiện để khiến tác phẩm trở nên đa dạng. Còn để kết hợp, sắp xếp, trình bày các
yếu tố đó một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo hơn, nâng cao chất lượng tác phẩm
hơn thì đòi hỏi phải có những công cụ, phần mềm kỹ thuật hiện đại hơn nữa.
Những xu thế phát triển báo chí sáng tạo đang rất được quan tâm trên thế
giới như trí tuệ nhân tạo, báo chí tự động, thực tế ảo, chatbot chưa thể phát triển
ở Việt Nam do hạn chế về kỹ thuật công nghệ, cộng với thói quen tiếp nhận của
công chúng chưa thích nghi.
3.1.3. Thách thức về tài chính để ứng dụng các xu hướng báo chí sáng tạo
Nhắc đến sáng tạo, đến công nghệ và kỹ thuật là phải nhắc đến vấn đề
tài chính. Tài chính để đầu tư nền tảng công nghệ - kỹ thuật, tài chính để đào
tạo, bồi dưỡng nhân lực, tài chính để tái sản xuất các sản phẩm báo chí sáng
tạo.
Không có tài chính thì không cập nhật được công nghệ, những kỹ thuật
mới. Hiện nay báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng tất cả
đều gặp khó khăn trong việc nâng cao doanh thu tờ báo. Thậm chí doanh thu
đang ngày càng giảm. Bởi vì mạng xã hội và các thế lực truyền thông khác đang
cạnh tranh rất lớn. Vậy nên các tờ báo hiện nay không phải tờ báo nào cũng dư
giả về mặt tài chính để cập nhật công nghệ kỹ thuật mới, để đào tạo phóng viên,
thay đổi đội quân nhân lực của mình từ đội ngũ truyền thống sang đội ngũ làm
phong cách hiện đại, sáng tạo.

91
Không phải tòa soạn nào cũng có kinh phí để cử đội ngũ phóng viên,
biên tập viên đi cập nhật những xu thế mới, đào tạo kiến thức, kỹ năng sản xuất
các sản phẩm sáng tạo cho phóng viên.
Vấn đề tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kinh phí
cho nhân sự để tái sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo. Những tòa soạn
không có khả năng về mặt tài chính sẽ khó có thể khuyến khích các tác phẩm
sáng tạo ra đời. Để thực hiện một siêu tác phẩm báo chí, hay một bản tin bằng
nhạc rap,…đều tốn công sức, thời gian và chi phí khá lớn. Nếu không đáp ứng
được vấn đề chi phí để bù đắp cho công sức sản xuất thì những tác phẩm khó
có khả năng được tái sản xuất. Có thể, một bộ phận tòa soạn, phóng viên thực
hiện các sản phẩm sáng tạo vì đam mê, vì tư duy muốn sáng tạo, nhưng nếu để
thực hiện lâu dài thì buộc phải có kinh phí sản xuất.
Mặc dù đã có các cơ quan đi trước khẳng định được vị thế của mình trong
sản xuất Longform nhưng chưa tòa soạn nào tại Việt Nam có thể dám chắc
Longform thời điểm hiện tại đang sinh lời cho họ, đặc biệt trong bối cảnh mỗi tòa
soạn đang chật vật trong việc tạo nguồn thu. Chưa kể đến, muốn sản xuất được
Longform trước hết phải có một nền tảng kỹ thuật đủ tốt được xây dựng. Nền tảng
này hầu hết các tòa soạn hiện nay đều có thể dễ dàng có được tuy nhiên yếu tố
công nghệ để làm ra Longform thì việc đầu tư không phải là đơn giản.
Những tòa soạn thông thường, để sản xuất ra Longform họ có thể mua các
tool (công cụ) với những biểu mẫu sẵn. Giá cả dao động lên đến vài ngàn đến vài
chục ngàn đôla Mỹ, tùy thuộc vào số layout (bố cục) sẵn là nhiều hay ít. Đây là
con số không hề rẻ đối với các tòa soạn nhỏ và vẫn đang loay hoay với bài toán
tài chính khi hiện nay doanh thu quảng cáo là không nhiều.
Còn những tòa soạn lớn mạnh hơn, họ sẽ thuê một đội ngũ viết phần mềm
riêng được tích hợp lên hệ thống quản trị tin bài CMS. Phần mềm này sẽ được viết
riêng cho tòa soạn và tính hết những khả năng rủi ro khi gặp các sự cố đột ngột.
Các tòa soạn đều phải đi thuê ngoài những công ty lập trình hàng đầu để có thể
làm được công việc này.

92
Chưa kể đến, khi đã có nền tảng công nghệ trong tay, thì vẫn phải đầu tư vào
yếu tố con người. Phải tổ chức tập huấn đội ngũ phóng viên để nắm bắt được kỹ
thuật viết những bài viết Longform sao cho đúng chuẩn. Muốn tập huấn được
thì phải mời được những chuyên gia nước ngoài hay những tư vấn viên đầu
ngành tại các tòa soạn lớn.
Thêm vào đó, việc sản xuất một tác phẩm Longform tương đối mất nhiều
thời gian, nhân lực. Một tác phẩm Longform ra đời cần ít nhất 2 người, chưa kể
thời gian làm kéo dài từ 2-3 ngày. Những tòa soạn nhỏ với nguồn lực phóng viên
hạn chế thì không thể đáp ứng được quá trình sản xuất Longform. Rồi để cho ra
đời một tác phẩm Longform, tòa soạn vẫn cần có chế độ khuyến khích cho phóng
viên. Mức nhuận bút thông thường sẽ cao hơn nhiều lần so với các bài thông
thường, chưa kể những bài phức tạp còn cần có sự tham gia của đội ngũ kỹ thuật.
Do đó, mức đầu tư dành cho việc sáng tạo tác phẩm Longform không hề nhỏ.
3.1.4. Thách thức trong việc tổ chức chiến lược sản xuất trước những
xu hướng có nguy cơ thoái trào
Theo chuyên gia nghiên cứu báo chí PGS. TS Nguyễn Thành Lợi, với xu
hướng cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, chắc chắn các xu hướng sẽ còn
thay đổi, nên sẽ có rất nhiều các hình thức báo chí sáng tạo mới ra đời. Ví dụ
trước đây người ta chỉ nói đến văn hóa đọc, chỉ có xem báo, xem tạp chí. Nhưng
sau khi phát thanh truyền hình ra đời chúng ta có văn hóa nghe nhìn. Sau khi
mạng Internet ra đời có văn hóa “lướt” web. Báo chí di động phát triển thì có
văn hóa “vuốt” màn hình. Khi các xu hướng báo chí sáng tạo mới ra đời thì
công chúng lại được trải nghiệm những tính tương tác, tính đắm chìm (công
nghệ thực tại ảo) …
Các xu hướng báo chí mới sẽ tiếp tục ra đời, vậy nên những xu hướng
tồn tại có hiệu quả với công chúng, với cơ quan báo chí sẽ được tiếp tục phát
triển. Còn những xu hướng không còn hiệu quả sẽ buộc phải ngừng lại. Đó là
quy luật bình thường của những xu hướng, chúng có thời kỳ hưng thịnh thì đến
lúc nào đó sẽ có giai đoạn thoái trào. Điều này còn phụ thuộc vào những xu thế

93
mới của báo chí thế giới trong tương lai và nhu cầu, thị hiếu của công chúng
hiện đại mỗi thời điểm.
Đây là thách thức mà hầu hết các cơ quan báo chí đã trải qua và phải tìm
cách khắc phục. Những xu hướng báo chí sáng tạo như Rap News Plus (Bản
tin nhạc rap), News Game (trò chơi tin tức) trên VietnamPlus đã từng có thời
kỳ phát triển mạnh mẽ, tạo nên những cơn sốt trong làng báo, thu hút công
chúng. Tuy nhiên những hình thức trên đã rơi vào giai đoạn thoái trào khi không
còn đáp ứng nhu cầu của công chúng thời điểm hiện tại. Thay vào đó là sự phát
triển của những xu hướng báo chí mới. Trước sự sụt giảm về lượng công chúng,
cũng như tính hiệu quả của xu hướng đó không còn.
3.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng xu thế báo chí sáng tạo ở
Việt Nam hiện nay.
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với định hướng của cơ quan báo chí
3.2.1.1 Lãnh đạo tòa soạn phải có tư duy sáng tạo và muốn đổi mới
Muốn đổi mới sáng tạo cho tờ báo, trước hết phải thay đổi từ trên cao
xuống thấp, cụ thể là thay đổi tư duy của lãnh đạo các tòa soạn. Lãnh đạo các
cơ quan báo chí phải hiểu được vai trò, tầm quan trọng của xu hướng sáng tạo
trong ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí. Khi thay đổi được tư duy của
người lãnh đạo, từ đó sẽ có được những quyết sách, chỉ đạo, định hướng cho tờ
báo, cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Đồng thời lãnh đạo phải tạo yêu
cầu, áp lực lên đội ngũ nhân lực, phóng viên của họ.
Điển hình như với Zing News, VietnamPlus - hai báo mạng điện tử đầu
tư nhiều nhất cho báo chí sáng tạo tính đến thời điểm hiện tại - lãnh đạo tòa
soạn luôn là người đi đầu trong việc đề ra những ý tưởng sáng tạo, nắm bắt
những xu thế sáng tạo của thế giới, ứng dụng nó vào nội dung của tờ báo.
Từ nguổn cảm hứng được nhận từ lãnh đạo cơ quan, đội ngũ nhân viên
tòa soạn có thể nhận ra được tầm quan trọng của việc bản thân buộc phải thay
đổi sáng tạo, làm mới tư duy của chính bản thân mình. Từ đó, họ sẽ có động
lực để không ngừng sáng tạo và sản xuất hệ thống những sản phẩm báo chí

94
sáng tạo chất lượng. Theo chuyên gia nghiên cứu báo chí, PGS. TS Nguyễn
Thành Lợi, Hội nhà báo Việt Nam: “Tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy
lãnh đạo tòa soạn. “Trước hết lãnh đạo tòa soạn phải coi việc đổi mới, sáng tạo
là yếu tố cần thiết, quan trọng trong việc duy trì, phát triển, xây dựng thương
hiệu tờ báo. Từ lãnh đạo tòa soạn đến phóng viên, biên tập viên đều phải thay
đổi được tư duy làm nghề. Không nên chỉ tập trung đi theo những lối mòn làm
báo truyền thống.” [PVS6]
Theo ông Lê Quốc Minh, Phó Giám đốc TTXVN: “Đầu tư vật chất thì
quan trọng nhưng không quan trọng bằng việc thay đổi tư duy. Có chiến lược
và có quyết tâm thì sẽ nghĩ ra nhiều cách thức để xoay xở. Chúng tôi thực hiện
các sản phẩm báo chí sáng tạo sẽ nhìn thấy được về mặt bạn đọc, về chất lượng
và nhiều giá trị trong đó nên chắc hẳn sẽ được cổ vũ. Chỉ ngại đầu tư nhân lực
nhiều mà không nhìn thấy thông tin nào cho bạn đọc thôi. Cái khó, vẫn luôn là
chất xám và sự tâm huyết, dụng công với nó. Còn về nhân lực, chúng tôi vẫn
đang chủ trương tự mình thực hiện, phát huy thế mạnh của từng cây bút, khuyến
khích họ sáng tạo và đam mê hơn để tạo cho riêng mình cũng như tòa soạn
nhiều những câu chuyện mới mẻ, đặc sắc…” [7]
3.2.1.2 Lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp phù hợp
Kế hoạch chiến lược (strategic plans) là các chương trình hành động tổng
quát, là kế hoạch triển khai và phân bố các nguồn lực quan trọng để đạt được
mục tiêu cơ bản toàn diện và lâu dài của tổ chức. Kế hoạch chiến lược không
vạch ra một cách chính xác làm như thế nào để đạt được mục tiêu, mà nó cho
ta một đường lối hành động chung nhất để đạt được mục tiêu. Kế hoạch này có
thể kéo dài 15 năm, 10 năm, 5 năm…
Đối với các cơ quan báo chí đã và đang hội tụ được những yếu tố để ứng
dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo như: yếu tố con người, yếu tố
công nghệ kỹ thuật, yếu tố tài chính, việc cần thiết là lập ra những kế hoạch dài
hạn. Các tòa soạn phải có chiến lược cụ thể trong việc ứng dụng xu hướng báo
chí sáng tạo trên tờ báo của mình. Lãnh đạo cơ quan báo chí là người trực tiếp

95
vạch ra kế hoạch dài hạn, hướng đến những mục tiêu lớn, tổng quát, mang tính
ảnh hưởng tới toàn bộ cơ quan báo chí.
Khi lập kế hoạch chiến lược cho việc ứng dụng xu hướng báo chí sáng
tạo, lãnh đạo tòa soạn cần đưa ra những kế hoạch mang tính định hướng lâu
dài: kế hoạch tổ chức sản xuất hệ thống sản phẩm báo chí sáng tạo; kế hoạch
đào tạo tập huấn kiến thức, kỹ năng cho nhân lực của tòa soạn; kế hoạch thu
hút tài trợ, quảng cáo, tạo nguồn thu cho tòa soạn để có kinh phí đầu tư công
nghệ, đầu tư sản xuất các xu hướng báo chí sáng tạo theo xu thế của báo chí thế
giới hiện nay.
Bên cạnh kế hoạch chiến lược, các cơ quan báo chí phải đồng thời xây
dựng những kế hoạch tác nghiệp (operational plans). Kế hoạch tác nghiệp được
xây dựng trên cơ sở kế hoạch chiến lược, là kế hoạch cụ thể hóa của kế hoạch
chiến lược. Kế hoạch sẽ cụ thể hóa chương trình hoạt động của tòa soạn theo
không gian (cho các phòng, ban trong cơ quan) và thời gian (kế hoạch hàng
năm, kế hoạch hàng quý, kế hoạch hàng tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày,
đêm, ca, giờ).
Qua nghiên cứu và khảo sát, tôi nhận thấy có nhiều xu hướng sáng tạo
chỉ được đầu tư sản xuất trong một thời gian nhất định. Sau đó khi những hình
thức không còn hiệu quả, không còn đáp ứng nhu cầu của phần đa công chúng,
không còn phù hợp với xu thế chung của thế giới, thì các hình thức đó sẽ được
ngưng sản xuất, hoặc chỉ sản xuất theo các đơn đặt hàng của đối tác. Như vậy
có thể thấy, các xu hướng đến thời điểm nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ, cũng
có thể sẽ thoái trào. Tại những thời điểm ấy, các tòa soạn cần lập chiến lược cụ
thể về việc triển khai sản xuất các hình thức hiệu quả, phù hợp.
Lãnh đạo các cơ qua n báo chí cần liên tục cập nhật tình hình mới, xu thế
mới để điều chỉnh kế hoạch đầu tư sản xuất cho phù hợp. Với những xu hướng
phát triển hiệu quả, thu hút công chúng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu công chúng
tại thời điểm đó nên được tập trung đầu tư và phát triển. Còn những hình thức
đã không còn đáp ứng tính hiệu quả nên tìm hiểu nguyên nhân, tiến hành các

96
cuộc điều tra xã hội học tham khảo ý kiến công chúng, chuyên gia nghiên cứu
báo chí. Từ đó, điều chỉnh mức độ, tần suất sản xuất sản phẩm, quyết định tiếp
tục ứng dụng sản xuất hình thức này hay dừng lại để đầu tư phát triển những
xu hướng mới và hiệu quả hơn.
3.2.1.3. Thường xuyên tổ chức điều tra xã hội học phân tích nhu cầu các
nhóm công chúng hiện đại
Qua phần khảo sát, đánh giá thực trạng ở chương II, có thể thấy một yếu
tố hạn chế, thách thức của quá trình ứng dụng báo chí sáng tạo trên báo chí Việt
Nam nói chung đó là việc một số xu hướng đầu tư sản xuất nhưng không hiệu
quả. Những hình thức ấy sẽ phải dừng sản xuất hoặc giảm mức độ sản xuất trên
tờ báo.
Mà thực chất, các sản phẩm báo chí sáng tạo được tạo ra một phần do
định hướng, chủ trương của tòa soạn, theo xu thế của thế giới, một phần dựa
vào thị hiếu và nhu cầu của các nhóm công chúng. Vậy, yêu cầu đặt ra đối với
các tòa soạn phải liên tục tìm hiểu, nắm bắt được những nhu cầu và thị hiếu của
các nhóm công chúng ở từng thời điểm, giai đoạn khác nhau. Do vậy, tòa soạn
phải có những kế hoạch thăm dò ý kiến công chúng, từ đó xem xét áp dụng
điều chỉnh hướng sản xuất, mức độ sản xuất sao cho phù hợp. Tránh chỉ dựa
vào chủ trương chủ quan của tòa soạn, dẫn đến sản xuất lãng phí nhưng hiệu
quả thu được từ công chúng không cao.
Các cuộc điều tra xã hội học với công chúng báo chí sẽ giúp phóng viên,
biên tập viên và lãnh đạo tòa soạn khảo sát được nhu cầu, thị hiếu của các nhóm
công chúng khác nhau, tại các giai đoạn khác nhau.Công chúng là một trong
nhũng yếu tố quan trọng quyết đính sự tồn tại và phát triển của một tờ báo. Nếu
chỉ tập trung sản xuất chạy theo những xu thế mà bỏ qua yếu tố công chúng thì
các sản phẩm sản xuất chất lượng đến đâu cũng sẽ không có hiệu quả tốt. Do
vậy, các tòa soạn phải cân đối giữa việc đề ra các kế hoạch sản xuất cùng với
việc khảo sát, thăm dò ý kiến, phản hồi, nhu cầu của công chúng báo mình và
công chúng nói chung.

97
Báo cáo toàn cầu 2018 - 2019 cho thấy, thế hệ độc giả đầy hứa hẹn trong
hiện tại và tương lai (thế hệ Millenial - thế hệ những người sinh ra trong giai
đoạn từ 1980 đến 2000) và nhiều người khác sẵn sàng trả tiền cho những ấn
phẩm có nội dung chất lượng. Steve Lacy, Chủ tịch Hội đồng quản trị của
Merdith, nói với báo Wall Street Journal: “Cái hay của thế hệ Millenial là họ
có thói quen mua bán trên mạng và sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ. Chúng
tôi giao dịch với họ bằng thẻ tín dụng và áp dụng hình thức gia hạn tự động.
Nội dung phải chuẩn và phải được truyền tải tới họ theo cách họ muốn. Nhưng
họ sẽ trả tiền cho nó”.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra doanh thu từ độc giả không chỉ đơn giản là
các hợp đồng đặt báo hay quảng cáo dài hạn. Các cơ quan báo chí có cơ hội
thành công đảm bảo tài chính với các hình thức như:
- Doanh thu tư vấn
- Doanh thu liên kết
- Quảng cáo theo định hướng dữ liệu
- Thương mại điện tử
- Tổ chức sự kiện
- Thu phí thành viên
- News letter (Bản tin định kỳ)
- Cấp phép sản phẩm từ bên thứ ba
- Quảng cáo tự động
- Quảng cáo thông qua thiết bị được kích hoạt bằng giọng nói
Khi tất cả các dòng thu nhập đã có, giờ cần phải chon chiến lược doanh
thu nào thích hợp với các độc giả duy nhất của bạn và sau đó thực hiện chiến
lược đó với các nhóm công chúng. Việc không thực hiện được các chiến lược
tạo nguồn thu mới thường không phải vấn đề mong muốn hay ý thích mà là
kiến thức và kỹ năng. Các nhóm quản lý hoặc không biết đủ về độc giả của họ
(thiếu dữ liệu) hoặc thiếu năng lực triển khai.

98
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực
3.2.2.1. Coi việc đào tạo nhân lực là vai trò thiết yếu
Tài sản lớn nhất của tòa soạn là những nhà báo vừa có khả năng viết báo,
vừa có hiểu biết về công nghệ thông tin. Các cơ quan báo chí hiện nay luôn
“săn lùng” những người như vậy ngay khi họ còn ngồi trên ghế giảng đường
đại học.Những nhà báo vừa có khả năng viết báo, vừa có khả năng viết các
đoạn mã lập trình, sử dụng thành thạo đồ họa, có kiến thức về hình ảnh… là
vốn quý của các tòa soạn hiện đại. Họ có thể đi bất cứ đâu trên thế giới để làm
việc và được trả lương rất cao. [26]
Có thể thấy vai trò của việc đào tạo nguồn nhân lực thực hiện các sản phẩm
báo chí sáng tạo là đặc biệt quan trọng. Báo chí sáng tạo là xu hướng báo chí đòi
hỏi đội ngũ sản xuất phải có kiến thức, kỹ năng, tư duy sáng tạo và thành thạo
công nghệ. Vậy nên nguồn nhân lực có thể tham gia vào các quá trình sản xuất
sản phẩm báo chí sáng tạo cần đáp ứng được các yếu tố kể trên.
Công nghệ là quan trọng nhưng con người mới là nòng cốt. Công nghệ
chỉ giúp chúng ta giảm bớt sức lực chứ không thể thay thế con người. Nếu biết
tận dụng công nghệ thì con người có thời gian tập trung vào công việc cao cấp
hơn. Đối với đội ngũ nhân viên của VietnamPlus, toà soạn tiến hành đào tạo
khá kỹ trong vòng 3 năm đầu. Vào thứ Năm hàng tuần, chúng tôi dành 1 tiếng
từ 13h – 14h chiều để trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng từ những điều nhỏ nhất cho
đến vấn đề đạo đức báo chí và những thứ có vẻ không liên quan trực tiếp lắm
như những mã lập trình cơ bản trong hệ điều hành. [28]
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy bộ phận lớn những người làm
báo do chuyển từ hoạt động báo in sang báo điện tử nên kỹ năng làm báo hiện
đại mới chỉ dừng ở mức tự mày mò, học hỏi, thực hành. Điều này cho thấy một
phần quá trình đào tạo nhân lực để thực hiện các sản phẩm báo chí hiện đại
chưa được chú trọng, quan tâm.Trừ một số tòa soạn có điều kiện để tổ chức các
lớp tập huấn, cử nhân lực tham gia các khóa đào tạo để tiếp thu kiến thức, kỹ

99
năng làm báo mới, đa số các cơ quan báo chí còn lại chưa có cơ chế đào tạo,
làm mới nguồn nhân lực phù hợp.
Một số tờ báo đã nhìn ra được vai trò của việc đào tạo nguồn nhân lực
thực hiện sản xuất hình thức sáng tạo, đã và đang thúc ép, yêu cầu phóng viên
cua rminfh cập nhật các xu hướng và cách thức thực hiện
3.2.2.2 Đổi mới phương pháp đào tạo nhân lực dài hạn chính quy
Qua khảo sát ý kiến sinh viên báo chí về chương trình giảng dạy tại
trường học có cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng để sản xuất các sản phẩm
báo chí sáng tạo, kết quả có tới 36,5% sinh viên báo chí cho rằng họ chưa
được cập nhật các kỹ năng làm báo sáng tạo theo kịp xu thế chung của thế
giới.
Biểu đồ 3.1. Khảo sát ý kiến sinh viên báo chí về chương tình
giảng dạy kỹ năng sản xuất báo chí sáng tạo

Điều này cho thấy, việc đổi mới và hoàn thiện chương trình giảng dạy
tại các trường đào tạo báo chí, đáp ứng đúng xu thế và yêu cầu của thực tiễn là
vô cùng quan trọng. Chất lượng đội ngũ làm báo sau khi tốt nghiệp dựa vào
phần lớn quá trình đào tạo trong trường đại học. Như vậy, việc đào tạo nhân
lực cũng phải liên tục đổi mới.

100
Dù hiện nay các trường đào tạo báo chí, đội ngũ giảng dạy đã cập nhật
liên tục những kiến thức, xu hướng mới vào bài giảng, chương trình giảng dạy
của mình. Nhưng để đào tạo sâu cho sinh viên báo chí các kỹ năng sản xuất báo
chí hiện đại, sáng tạo thì chưa có điều kiện. “Tổng thể đào tạo theo tôi đánh giá
vẫn chưa đủ, chưa theo kịp được xu thế chung của thế giới, chưa theo kịp được
sự thay đổi, nhu cầu trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Thêm nữa,
đã là xu hướng thì sẽ có thể thấy đổi, có thể thoái trào và bị thay thế bởi những
xu hướng khác. Nên các chương trình đào tạo phải linh hoạt trong việc tổ chức
các môn học, các chuyên đề sao cho hợp lý.” [PVS4]
Để đẩy mạnh chất lượng đào tạo chính quy đại học, các giảng viên phải
liên tục cập nhật, nhanh hơn, mạnh hơn ở trong trường. Phải có sự linh hoạt
trong việc bố trí các môn học. Có những môn học cứng, môn học mềm. Những
môn học mềm là nơi để cho giảng viên, những nhà nghiên cứu đưa vào những
kiến thức mới, xu hướng mới, kỹ năng mới để sinh viên được tiếp cận và cập
nhật với những tình hình, xu thế mới của báo chí.
3.2.2.3 Đẩy mạnh đào tạo nhân lực theo khóa học ngắn hạn, hiệu quả
Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu báo chí, thực trạng đào
tạo nhân lực thực hiện sản xuất báo chí sáng tạo ở Việt Nam hiện nay chia làm
hai hướng: Một là đào tạo sinh viên dài hạn chính quy mà hiện ngày càng có
nhiều cơ sở đào tạo được thành lập. Trước đây chỉ có 2 cơ sở chính là Học viện
Báo chí và Tuyên truyền và khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội
Nhân văn. Chính tại các cơ sở ấy, bản thân các giảng viên cũng đang liên tục
cập nhật những tình hình, xu hướng báo chí mới, những hình thức sáng tạo
mới để lồng ghép vào trong các chương trình giảng dạy, trong bài giảng. Hình
thức đào tạo thứ hai là đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Là các
khóa ngắn hạn trong vài ngày, khoảng một vài tuần hoặc một vài tháng. Khả
năng cập nhật kiến thức, kỹ năng của hình thức đào tạo ngắn hạn sẽ tốt hơn.
Bởi vì khóa học, tập huấn này dựa theo nhu cầu, yêu cầu thực tiễn.

101
Với các tòa soạn, hoàn cảnh và yêu cầu của thực tiễn buộc các tòa soạn
phải mở tổ chức các lớp bồi dưỡng, hoặc cử phóng viên của mình đi để cập
nhật những kỹ thuật mới hay phương thức làm báo sáng tạo, hiện đại, nếu muốn
“sở hữu” nguồn nhân lực có khả năng giúp tờ báo đi theo những xu hướng báo
chí sáng tạo. Việc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn nhưng tập trung, cô đọng
kiến thức, hiệu quả và tiết kiệm thời gian sẽ giúp nhân sự tòa soạn nhanh chóng
cập nhật kiến thức, kỹ năng theo kịp xu thế. Nhất là với những phóng viên, biên
tập viên chưa được đào tạo làm báo hiện đại.
Để khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất các
sản phẩm báo chí sáng tạo và đẩy mạnh xu hướng sáng tạo trong một cơ quan
báo chí, chúng ta cần đào tạo đội ngũ phóng viên năng động nhưng cũng hết
sức đa năng, có khả năng làm báo, đồng thời có khả năng, am hiểu về công
nghệ thông tin. Đây là điều cần thay đổi trong chương trình giảng dạy với các
cơ sở đào tạo báo chí.
3.2.2.4 Bản thân sinh viên báo chí, đội ngũ làm báo cần chủ động làm
mới bản thân, sáng tạo, học hỏi kỹ năng sản xuất báo chí sáng tạo
Yếu tố chủ động tìm hiểu, học hỏi, trang bị kiến thức, kỹ năng của đội ngũ
những người làm báo là vô cùng quan trọng. Dù việc đào tạo luôn giữ vai trò chủ
đạo quan trọng, quyết định chất lượng của đội ngũ phóng viên, hoặc cập nhật tình
hình mới cho phóng viên, sinh viên báo chí. Nhưng không thể chỉ trông chờ vào
việc đào tạo như vậy, mà các phóng viêncũng phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ
năng cho bản thân mình mình. Không thể lúc nào cũng trông chờ các khóa tập
huấn hay việc tập huấn từ bên ngoài.
Vấn đề đào tạo rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Đặc biệt với
sinh viên báo chí, không thể cứ trông chờ vào các bài giảng, các chương trình,
các khóa học, mà phải tự tìm tòi, học tập, thực hành sản xuất để tự cập nhật
kiến thức cũng như kinh nghiệm sáng tạo cho mình. Khi các chương trình giảng
dạy trong trường chưa có điều kiện để đổi mới, bổ sung các môn học, chuyên
đề về các xu hướng báo chí hiện đại, hoặc có cập nhật nhưng không thể tập

102
trung đào tạo chuyên sâu. Khi ấy, sinh viên nên chủ động tìm kiếm các khóa
học bồi dưỡng trong và ngoài trường, đồng thời tự tìm các môi trường để thực
hànhứng dụng sản xuất, tự trang bị kiến thức và kinh nghiệm làm nghề cho
bản thân thay vì thụ động chờ đợi được giảng dạy, “cầm tay chỉ việc”.
Nếu đội ngũ những người hoạt động báo chí, đặc biệt là sinh viên thực
sự nhìn nhận ra được vai trò của việc học và thực hành sản xuất các sản phẩm
báo chí hiện đại theo xu hứng sáng tạo, có sự đam mê, chính bản thân các bạn
ấy sẽ tự bắt đầu khởi động tìm tòi học hỏi.
Lợi thế của đa phần đội ngũ sinh viên báo chí, phóng viên trẻ Việt Nam
hiện nay đó là được tiếp cận và nhanh nhạy với công nghệ, họ hầu như đều sở
hữu những chiếc điện thoại cảm ứng thông minh, trên đó đã có những phần
mềm hỗ trợ phóng viên như phần mềm dựng video cho tin, phần mềm biến
giọng nói thành text, phần mềm đồ họa, phần mềm chụp chỉnh ảnh, video. Nếu
bản thân sinh viên, phóng viên có thể cập nhật được những kiến thức, phần
mềm mới, kỹ năng xử lý trên các phần mềm ứng dụng này thì coi như đã khắc
phục được một phần những khó khăn trong quá trình sản xuất các sản phẩm
báo chí sáng tạo.
3.2.3. Nhóm giải pháp đối với vấn đề công nghệ - kỹ thuật, tài chính
3.2.3.1. Coi vấn đề đầu tư công nghệ - kỹ thuật là mục tiêu quan trọng
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa những ý
tưởng sáng tạo của con người. Bằng chứng là thời điểm hiện tại, không phải cơ
quan báo chí nào cũng có thể ứng dụng được xu hướng báo chí sáng tạo. Để có
thể ứng dụng xu hướng này, các cơ quan báo chí phải có một nền tảng công
nghệ vững chắc.
Có thể thấy các tờ báo ở Việt Nam hiện nay đã và đang ứng dụng xu hướng
báo chí sáng tạo như VietnamPlus (TTXVN), Soha (VCcorp), Zing (VNG), Vn.
Express (FPT)… đều có công ty công nghệ lớn hỗ trợ. Do vậy, để ứng dụng được
xu hướng báo chí sáng tạo, nền tảng công nghệ hiện đại hỗ trợ là yếu tố đặc biệt
quan trọng. Với các tòa soạn không có công ty công nghệ hỗ trợ, nên đầu tư một

103
đội ngũ lập trình viết code cho các hình thức sáng tạo. Hoặc phải đi mua temples,
phải tùy theo giá thành. Giá thành thấp thì hình thức sáng tạo không cao, không có
cơ hội thay đổi thường xuyên.
Như vậy, để có thể ứng dụng sản xuất các xu hướng báo chí sáng tạo,
ngoài việc có nhân lực và ý tưởng sáng tạo, công nghệ hỗ trợ là yếu tố quyết
định. Ngay cả các tòa soạn đã và đang có nền tảng công nghệ để ứng dụng sản
xuất báo chí sáng tạo cũng cho rằng họ còn phải “đau đầu” tìm cách đầu tư
nâng cấp hệ thống công nghệ - kỹ thuật, để đảm bảo hiện thực hóa những ý
tưởng sáng tạo theo nhiều hình thức mới hơn nữa.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông là yếu tố giúp các cơ
quan báo chí và cơ sở truyền thông theo kịp xu thế phát triển của công nghệ
4.0, đồng thời phù hợp với trình độ tiếp cận và sử dụng các thiết bị thông minh
của công chúng.
3.2.3.2. Xây dựng bức tường phí (paywall) để tăng nguồn thu cho tờ báo
Để có được nên tảng công nghệ tốt, sự vững mạnh về tài chính, có nguồn
đầu tư lớn. Để có được nguồn tài chính mạnh đầu tư vào công nghệ sản xuất
cho tờ báo, ngoài những cơ quan báo chí có công ty kỹ thuật lớn hỗ trợ thì hầu
hết các tòa soạn phải mua công nghệ kỹ thuật nước ngoài. Để có thể có có được
nguồn tài chính, các tòa soạn buộc phải bắt đầu từ việc phát triển tốt các xu
hướng sáng tạo đang ứng dụng trên tờ báo, từ đó thu lợi nhuận từ chính các sản
phẩm đó để tái sản xuất.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang: Nguồn thu đang là đề tài nóng,
được nhiều cơ quan báo chí quan tâm trong thời kỳ báo in đang phải vật lộn để
tồn tại, còn báo mạng điện tử mặc dù phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn loay hoay
chưa tìm cho mình được nguồn thu ổn định. Vì vậy thu phí độc giả không còn
là điều thích, hay không thích, nó trở thành giải pháp bắt buộc phải nghĩ đến và
là xu hướng đang định hình để tồn tại. [6]
Có ba loại bức tường phí: Bức tường phí cứng, tường phí mềm và mô
hình Freemiun. Hệ thống cứng là khi người dùng chỉ có thể đọc được lượng nội

104
dung tối thiểu trên trang web, thậm chí là không thể truy cập nếu không trả tiền;
hệ thống mềm thì linh hoạt hơn, kể cả không trả tiền thì người dùng vẫn được
đọc một lượng tác phẩm nhất địnhh trong một tháng; hệ thống Freemium là sự
kết hợp giữa Free (miễn phí) và Premium (phí trả thêm), hoạt động dựa trên
nguyên lý: miễn phí các sản phẩm cơ bản để có được nhiều khách hàng, sau đó
thu phí các tính năng cao cấp, tức là, nếu khách hàng muốn sử dụng phiên bản
đầy đủ của sản phẩm với tất cả các chức năng cũng như các ứng dụng cao cấp
khác thì phải trả thêm một khoản phí để nâng cấp gói sản phẩm.
Qua nghiên cứu và khảo sát, hiện nay báo điện tử VietnamPlus đã và
đang ứng dụng thử nghiệm và chuẩn bị đưa vào chính thức loại bức tường phí
Freemium (sự kết hợp giữa miền phí và trả phí thêm). Theo ông Hoàng Nhật,
Phó TBT VietnamPlus, tờ báo đang tiến hành thử nghiệm xây dựng bức tường
phí trên các những sản phẩm báo chí đặc biệt, ngoài ra các tác phẩm khác còn
lại trên báo vẫn sẽ được đọc miễn phí. Cụ thể, những sản phẩm báo chí sáng
tạo được đầu tư công phu cả chất xám, công sức, công nghệ, kỹ thuật sẽ phải
áp dụng thu phí để có nguồn thu tái sản xuất các sản phẩm tương tự. Ban đầu,
mức thu sẽ giao động khoảng 2000 – 3000 – 5000… một lượt truy cập để xem
tác phẩm.
Nguồn thu từ bức tường phí sẽ góp phần giúp tài chính của tòa soạn mạnh
hơn, có kinh phí để sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo: trả công cho đội
ngũ sản xuất, đầu tư công nghệ để tái sản xuât hiệu quả, tạo được một nguồn
động lực nào đó mạnh mẽ cho việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm
báo chí sáng tạo trên báo.
Như vậy, để bức tường phí hoạt động hiệu quả, tạo ra lợi nhuận nhưng
không làm mất đi lượng công chúng hiện tại, vấn đề đặt ra đó là các tờ báo buộc
phải tạo ra “giá trị mới”, điển hình như các sản phẩm sáng tạo phải có chất
lượng cao, có giá trị, sức hút với công chúng. Làm sao để khiến công chúng
trước sản phẩm báo chí đó phải tò mò, hứng thú, quan tâm đến mức buộc phải
trả một khoản phí nhỏ để có thể truy cập vào để xem tác phẩm Để đạt được

105
điều này, các tin bài phải có chất lượng tốt hơn, phải thực sự mới mẻ, sáng tạo,
hấp dẫn hơn những sản phẩm miễn phí thông thường.
Nhiều tờ báo lớn trên thế giới cho rằng, thời kỳ “đọc báo miễn phí” đã
chấm dứt, công chúng sẽ phải trả tiền để có thể đọc được những nội dung trên
báo mạng điện tử. Paywall (bức tường phí) - là bức tường ngăn cách giữa nội
dung và công chúng - đã được dựng lên ở nhiều tờ báo mạng điện tử lớn, yêu
cầu công chúng phải đóng một khoản phí thì mới được đọc thông tin. Có khá
nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề thu phí đọc báo mạng điện tử nhưng số
lượng các tờ báo áp dụng hình thức này đang tiếp tục tăng lên. Có thể kể tới
Wall Street Jounal, Globe and Mail, The Times, The Independent, New York
Times, Washington Post, Chicago Tribune...
Việc ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo chất lượng sẽ giúp
cơ quan báo chí có được những nguồn thu mới từ các sản phẩm đó. Qua các hình
thức thu hút quảng cáo hay thu phí xem tác phẩm trên báo điện tử. Cộng với việc
lượng người xem các sản phẩm lớn sẽ có thể tăng được nguồn thu
3.2.3.3 Đầu tư sản xuất sản phẩm sáng tạo chất lượng cao, nâng cao
thương hiệu tờ báo để thu hút đối tác, nhà tài trợ
Việc ứng dụng sản xuất các báo chí sáng tạo trên báo điện tử, đặc biệt là
việc ứng dụng đa dạng các hình thức và tạo nên các sản phẩm chất lượng sẽ
giúp cơ quan tạo dựng được uy tín, thương hiệu của tờ báo. Từ đó, tòa soạn sẽ
có cơ hội quảng bá những sản phẩm sáng tạo của tờ báo, mở ra những hợp tác
với những đối tác khác nhau trong và ngoài nước.
Hiện nay, việc thu hút các quảng cáo truyền thông đang gặp khó khăn, tuy
nhiên, các doanh nghiệp lại rất chú tâm đến loại hình branded content.“Hiện có
hai loại hình quảng cáo hiện nay là branded content và programatic (quảng
cáo thường thấy trên Google). Để thu hút quảng cáo theo branded content thì
cách tốt nhất chính là sử dụng các bài viết Longform Storytelling. Đây không
chỉ là xu hướng cho người đọc mà còn là xu hướng kiếm tiền. Rất nhiều thương

106
hiệu, hay các chiến dịch truyền thông muốn gắn tên những sản phẩm báo chí
như vậy.” [PVS2]
Việc ứng dụng sản xuất báo chí sáng tạo nên những dấu ấn, điểm nổi bật
cho mỗi tòa soạn báo chí. Những sản phẩm sáng tạo mang đến sự mới lạ mà
vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, sẽ góp phần làm các
tác phẩm trở nên chất lượng hơn, thu hút sự quan tâm của công chúng. Không
dừng lại ở đó, các tờ báo đã và đang ứng dụng sản xuất báo chí sáng tạo cần
xây dựng chiến lược cụ thể để sản xuất các sản phẩm không chỉ sáng tạo mà
phải có chất lượng cao, có sức ảnh hưởng, tác động lớn đến công chúng. Khi
đó các sản phẩm báo chí sáng tạo chất lượng cao sẽ có cơ hội tiếp cận đến
nhũng đối tác, được sự công nhận, tin tưởng và lựa chọn là nơi để thực hiện các
chiến dịch, sản phẩm quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
Đó là cơ hội giúp tòa soạn có thêm những nguồn thu giữa thời kỳ vấn
đề nguồn thu từ quảng cáo của các cơ quan báo chí đang gặp khó khăn lớn.
Nếu làm được như vậy, toàn soạn sẽ phát huy được chức năng kinh tế dịch
vụ của báo chí, trong đó nguồn thu từ hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí
sáng tạo của các cơ quan báo chí hiện nay đang là nguồn thu chính và lâu
dài. Nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ thu phí công chúng, góp phần đầu tư, đổi
mới công nghệ, bổ sung, nâng cấp trang thiết bị, đào tạo nhân lực, tăng sức
cạnh tranh của các cơ quan báo chí. Trong bối cảnh truyền thông hiện đại, yêu
cầu về chất lượng chương trình để thu hút công chúng và gia tăng nguồn thu từ
hoạt động dịch vụ quảng cáo là vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mỗi cơ quan
báo chí, đây là một hướng phát triển cơ bản và hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào những phân tích, đánh giá kết quả khảo sát, tính hiệu quả của
các xu hướng báo chí sáng tạo ở chương 2, trong chương 3, tôi đặt ra một số
vấn đề cần khắc phục, đẩy mạnh để phát triển xu hướng ứng dụng báo chí sáng
tạo ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra một số những giải pháp khắc

107
phục những khó khăn, thách thức, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng những
xu hướng báo chí sáng tạo.
Những giải pháp đưa ra dựa trên định hướng của lãnh đạo các tòa soạn như
VietnamPlus, Zing News, Nhân dân điện tử…, tạp chí Người làm báo, dựa trên
quan điểm của các chuyên gia nghiên cứu báo chí Hội nhà báo việt Nam, cùng với
những ý kiến đóng góp của những người làm công tác giảng dạy báo chí tại trường
đào tạo báo chí.

108
KẾT LUẬN

Dựa trên hệ thống lý thuyết kết hợp cùng với phương pháp nghiên cứu
chuyên sâu tiếp cận đề, tôi đã cố gắng ở mức cao nhất để có thể triển khai tìm
hiểu một đề tài còn mới mẻ, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu mang tính
thực tiễn xã hội cao để nhìn nhận, đánh giá, và đề ra những giải pháp để đẩy
mạnh ứng dụng xu hướng này ở Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu, tôi nhận thấy có nhiêu
các tài liệu nghiên cứu riêng rẽ về từng hình thức những chủ yếu mới là các bài
báo, với mức độ chưa được chuyên sâu, hoặc mới chỉ dừng ở mức độ chỉ ra các
xu hướng. Chưa có đề tài nào nghiên cứu, tiếp cận vấn đề một cách cụ thể. Bởi
vậy, dựa vào quá trình khảo sát xu hướng ứng dụng báo chí sáng tạo trên thế
giới, trên một số báo đại diện ở Việt Nam, cũng như tiến hành điều tra xã hội
học và phỏng vấn sâu các chuyên gia, tôi xin rút ra những kết luận về đề tài.
Ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo là một xu thế tất yếu của báo chí
thế giới hiện nay, ở Việt Nam số ít các cơ quan báo chí đã ứng dụng và đạt
được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, việc ứng dụng xu hướng báo chí
sáng tạo ở Việt Nam hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, gặp nhiều thách thức
như: Các sản phẩm mới dừng ở mức nắm bắt kịp xu thế, nhưng những sản phẩm
chất lượng cao chưa nhiều, đa số còn khá đơn sơ. Các xu hướng có thời kỳ phát
triển mạnh mẽ, hưng thịnh đến khi không còn hiệu quả, thu hút công chúng sẽ
bước vào giai đoạn thoái trào. Lúc đó, lãnh đạo tòa soạn phải có chiến lược phù
hợp để dừng sản xuất sản phẩm theo xu hướng đó để nắm bắt, phát triển sản
xuất những xu hướng sáng tạo mới.
Đặc biệt, để có thể ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo, các
tòa soạn phải những chiếc lược dài hạn và chiến lược cụ thể để chỉ đạo, định
hướng, phối hợp sản xuất một cách hiệu quả nhất. Cần đề ra những kế hoạch
mang tính khái quát để định hướng đi chung cho cả tòa soạn, đồng thời đề ra
những kế hoạch cụ thể, kế hoạch gối đầu quá trình triển khai có cơ sở để vận

109
hành hiệu quả nhất. Trong đó, những chiến lược để tạo nguồn thu từ chính
những sản phẩm sáng tạo đó để có kinh phí tái sản xuất, đầu tư công nghệ, đào
tạo nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, bản thân những người làm báo, những sinh viên báo chí cũng
cần tự ý thức được tầm quan trọng của việc nắm bắt những xu thế, chủ động
tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng sản xuất báo chí theo xu hướng mới.
Điều đó sẽ giúp những người làm báo nói chung và sinh viên báo chí nói riêng
có thể thích ứng với moi trường báo chí hiện đại, tăng cơ hội việc làm và tạo
dựng thương hiệu cho bản thân.
Để khắc phục được những khó khăn, thách thức còn tồn tại trong hệ
thống các sản phẩm, quá trinh ứng dụng sản xuất sản phẩm báo chí sáng tạo,
chúng ta cần khắc phục dần từng yếu tố từ con người đến yếu tố cơ sở vật chất,
kỹ thuật, công nghệ. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là đến từ tư duy sáng
tạo, muốn dổi mới cùng sự chủ động tìm hiểu, học hỏi của đội ngũ những người
hoạt động báo chí. Đặc biệt, đội ngũ lãnh đạo là linh hồn của mỗi tờ báo, cần
thể hiện tốt vai trò của mình trong việc đi đầu về tư duy đổi mới, định hướng
đường lối hoạt động của tòa soạn, tạo môi trường hoạt động báo chí phát huy
được tính chủ động sáng tạo cho đội ngũ phóng viên của mình. Đây là cơ sở
nền móng để có thể thay đổi được thực trạng, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh
phát triển những xu hướng báo chí hiện đại, hiệu quả trên báo chí Việt Nam
hiện nay.

110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:


1. PGS.TS Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, NXB Thông Tấn,
Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nhà xuất bản Lao động,
Hà Nội
3. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB
Đại học Quốc Qia Hà Nội
4. Th.S Nguyễn Tuấn Đức (2007), Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng
thông tin văn hóa trên báo mạng điện tử”, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang, (2014) Báo mạng điện tử - Những vấn
đề cơ bản của, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang (21/9/2017), Xu hướng phát triển của
báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tạp chí Người làm báo
7. Nguyễn Thị Trường Giang, Nguyễn Hoàng Lan Chi, (2014), Xu hướng phát
triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
8. Đinh thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb
Thông tấn, Hà Nội
9. PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng, (2013), Tâm lý học báo chí, Nxb Đại học Quốc
gia Tp. HCM
10. PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng, TS. Trần Quang Diệu, (24/10/2017), Báo chí
thời công nghệ 4.0, Tạp chí Người làm báo
11. Vũ Thanh Hòa, (29/06/2017), Mega Story và những câu chuyện trực
tuyến, Tạp chí Người làm báo.
12. Nguyễn Xuân Hương, (2009), Luận văn thạc sỹ Truyền thông đa phương
tiện trên Internet – xu thế của truyền thông hiện đại, Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn

111
13. Ngô Khiêm, 15/8/2017, “VietnamPlus đang đi đúng hướng với Mega
Story”, Cổng Thông tin điện tử Hội nhà báo Việt Nam.
14. Luật báo chí 2016 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
15. PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường
truyền thông hiện đại, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
16. PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi, Bùi Thị Vân Anh (2016), “Vấn đề ứng dụng
công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện”, Luận
văn thạc sỹ Nxb Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
17. Lê Quốc Minh, Phó Giám đốc TTXVN, Báo chí dữ liệu: Hướng đi mới
của tương lai, Nội san thông tấn số 9/2017, Thông tấn xã Việt Nam.
18. Nguyễn Trí Nhiệm (2014), Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp
sáng tạo, Nxb Chính trị Quốc gia.
19. Đỗ Chí Nghĩa (2010), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã
hội. Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
20. Hằng Nga (10/22017), Nhà báo Lê Quốc Minh – Tổng Biên tập báo điện
tử VietnamPlus: Chuyên sâu, thú vị, toàn diện… là cách “giữ chân”
độc giả, Nhà báo và công luận
21. Bảo Quyên (20/6/2015), Các xu thế phát triển của báo chí hiện đại trong
kỷ nguyên mới, VietnamPlus./ 17. Bảo Quyê n,Các xu thế phát triển
của báo chí hiện đại trong kỷ nguyên mới”, Thông tấn xã Việt Nam.
22. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo
chí và truyền thông, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
23. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hải (1995) Tác phẩm báo chí – tập 1, Nxb
Giáo dục.
24. PGS.TS Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) và Nguyễn Thị Hằng Thu, (2011) Giáotrình
Tác phẩm báo chí đại cương” Nxb. Giáo dục Việt Nam

112
26. Diễm Thi – Ngọc Trâm, 19/10/2017, Sử dụng báo chí dữ liệu và trực quan
hóa số liệu trong truyền thông, tạp chí Người làm báo.
27. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học (1992) Từ điển Tiếng
Việt, Hà Nội
28. Hà Vân, (2017) Nhà báo Lê Quốc Minh TBT VietnamPlus: Ý tưởng sáng
tạo thì luôn mới và rất khó sao chép, báo điện tử Congluan.vn
29. Nguyễn Như Ý chủ biên (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB ĐHQG Tp.
Hồ Chí Minh.

II. Tài liệu nước ngoài


30. Martin Belam, (14/4/2010), Báo chí trong kỷ nguyên số: xu hướng, công
cụ và công nghệ., The Guardian
31. Taylah Borg, (4/9/2017), Sự nổi lên của báo chí sáng tạo, City Journal
32. Tomasz Mazuryk and Micheal Gervautr, Thực tế ảo - Lịch sử, ứng dụng,
công nghệ và tương lai, đồ họa máy tính, Đại học Công nghệ Vienna,
Áo.
33. Justin McLaughlin (2016), “Đối tác 360Heros với RYOT”,
www.360Heros.com
34. M.O. Onyesolu & F.U. Êz (2011), Hiểu biết về Công nghệ học ảo:
Adavances and Applications, Những tiến bộ trong Khoa học và Kỹ
thuật Máy tính, Chương 4.
35. Brian Rashid, (30/3/2016), Tương lai của báo chí đổi mới, Forrbes
36. Christoppher Warren, (25/4/2016), Viết sáng tạo cũng là một công cụ báo
chí cần thiết, The John S. Knight Journalism Fellowships at Stanford
(JSK),

III. Website
37. www.cdit.ptit.edu.vn
38.http://daotao.vtv.vn/nha-bao-le-quoc-minh-tbt-bao-vietnamplus-y-tuong-
sang-tao-thi-luon-moi-va-rat-kho-sao-chep/

113
39.http://hoinhabaovietnam.vn/VietnamPlus-dang-di-dung-huong-voi-Mega-
Story_n22647.html
40.http://hoinhabaovietnam.vn/E-magazine--Xu-huong-phat-trien-hay-loi-
thoat-chat-luong-cho-bao-dien-tu-Viet-Nam_n31474.html
42..https://news.zing.vn/bao-chi-da-nen-tang-va-su-tro-ve-voi-gia-tri-cot-loi-
post615211.html
43.http://nguoilambao.vn/su-dung-bao-chi-du-lieu-va-truc-quan-hoa-so-lieu-
trong-truyen-thong-n7365.html
44.http://nguoilambao.vn/mega-story-va-nhung-cau-chuyen-truc-tuyen-
n5996.html
45.http://nguoilambao.vn/xu-huong-phat-trien-cua-bao-chi-trong-ky-nguyen-
ky-thuat-so-n6967.html
47. www.intechopen.com
48. www.VR3D.vn

114
PHỤ LỤC

1. Mẫu phiếu thăm dò ý kiến công chúng


2. Kết quả phiếu thăm dò ý kiến công chúng
3. Biên bản phỏng vấn sâu.
4. Các bài báo, bài nghiên cứu phát triển từ đề tài

115
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Viện Báo chí
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN CÔNG CHÚNG VỀ
“XU HƯỚNG ỨNG DỤNG BÁO CHÍ SÁNG TẠO
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMPLUS”
Xin chào anh/chị, tôi là giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề “Báo chí sáng tạo - Xu
thế quốc tế và ứng dụng ở Việt Nam hiện nay”. Nhằm mục đích nghiên cứu xu
hướng ứng dụng các sản phẩm báo chí sáng tạo trên báo VietnamPlus nói riêng
và báo chí Việt Nam hiện nay, đồng thời có thêm tài liệu thực tế tạo cơ sở cho
quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong anh/chị vui lòng trả lời những câu hỏi
dưới đây. Những thông tin anh/chị cung cấp sẽ được đảm bảo nguyên tắc khuyết
danh và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu này.
Chúng tôi hy vọng các bạn sẵn sàng chia sẻ thông tin với chúng tôi bằng
cách trả lời tất cả các câu hỏi chúng tôi nêu ra. Xin trân trọng cám ơn sự hợp
tác của anh/chị!
A. Phần cá nhân
(Đánh dấu nhân (x) vào các phương án phù hợp)
A1. Độ tuổi của anh/chị
Dưới 18 £
Từ 18 đến 30 £
Từ 30 đến 50 £
Trên 50 £
A2. Giới tính
Nam £ Nữ £
A3. Nghề nghiệp
Học sinh £
Sinh viên: £
Cán bộ viên chức: £
Lao động tự do: £
Nghề khác: .............................................................

A4. Trình độ học vấn


THCS/ THPT: £
Đại học: £
Trên đại học: £

B. Ý kiến công chúng về việc sáng tạo các hình thức thể hiện tác phẩm
báo chí trên báo điện tử Việt Nam hiện nay
(Đánh dấu nhân (x) vào các phương án anh/chị cho là đúng)
B1. Mức độ thường xuyên của anh/chị khi cập nhật tin tức qua báo mạng
điện tử?
1. Ít đọc £
2. Vài lần/ ngày £
3. Vài lần/ tuần £
B2. Anh/ chị có tiếp cận với những tác phẩm báo chí được sáng tạo trên báo
mạng điện tử không?
1. Có £
2. Không £
3. Tùy hình thức thể hiện £
4. Chưa từng tiếp cận £
5. Ý kiến khác £
B3. Hãy chọn đáp án là các hình thức báo chí sáng tạo mà anh đã từng tiếp
cận (có thể chọn nhiều phương án)
1. Mega Story/ Long – form/ E- magazines £
(Siêu tác phẩm báo chí)
2. Ảnh 360, Video Graphics £
3. Infographic, tin timeline £
4. Rap News (Bản tin bằng nhạc Rap) £
5. Ý kiến khác…………..……………………………………….
B4. Anh/chị tiếp cận những tác phẩm báo chí (chính là các tác phẩm báo chí
sáng tạo) trên những tờ báo mạng điện tử nào?(có thể chọn nhiều đáp án)
1. VietnamPlus £
2. Dân trí £
3. Zing.vn £
4. Vn Express £
5. Tuoitre Online £
6. SaoStar £
7. Ý kiến khác:…………………………………………………
B5. Lý do anh/chị lựa chọn báo mạng điện tử trên là gì? (có thể chọn
nhiều đáp án)
1. Thói quen của bản thân £
2. Mức độ phổ biến của tờ báo £
3. Giao diện thuận tiện £
4. Hình thức thể hiện sán tạo £
5. Có chuyên mục ưa thích £
6. Thông tin chính xác, nhanh chóng £
7. Ý kiến khác £
Ghi rõ ý kiến:..............................................................................................
B6. Anh/chị thường đọc những tác phẩm sáng tạo trên thuộc những lĩnh vực
nào? (có thể chọn nhiều đáp án) *
1. Thời sự £
2. Kinh tế £
3. Đời sống – xã hội £
4. Văn hóa-Giải trí £
5. Thế giới £
6. Thể thao £
7. Ý kiến khác:……………………………………………………
B7. Dựa vào đánh giá của cá nhân, anh/chị nhận thấy tần suất xuất hiện
của các tác phẩm báo chí sáng tạo trên báo điện tử hiện nay như thế nào?

Hình thức Rất ít Tương đối Nhiều Rất nhiều


MegaStory/ Long - form
(Siêu tác phẩm báo chí)
Infographic(Thông tin đồ họa),
Timelime
Rapnews (Bản tin nhạc Rap)
Ảnh 360, Video Graphics.

B8. Anh/chị cho rằng các tác phẩm báo chí truyền thống hay tác phẩm được
sáng tạo sẽ khơi gợi sự tò mò, thích thú hơn cho công chúng?,
1. Tác phẩm báo chí sáng tạo £
3. Tác phẩm báo chí truyển thống £
2. Ngang bằng nhau £
4. Không thể đánh giá £

B9. Anh chị có thích xem các tác phẩm báo chí sáng tạo không?
1. Có £ 2. Không
£
B10. Anh/chị đánh giá mức độ thích thú của việc tiếp cận thông tin qua
các sản phẩm báo chí sáng tạo (theo thang đo từ 1 đến 10)?

(1) thấp nhất (10) cao nhất

£ £ £ £ £ £ £ £ £ £
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B11. Anh/chị hãy đưa ra đánh giá về chất lượng của các tác phẩm báo chí
theo xu hướng sáng tạo (xin anh/ chị cho biết mức độ đồng ý của mình bằng
cách đánh dấu “X” vào các con số)
(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Không ý kiến (4)
Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý
9(1) ((2) ((3) ((4) (5)
Đề tài đa dạng, phản ánh mọi lĩnh vực đời sống
Nhóm chủ đề được chọn để sáng tạo còn hạn chế
Các tác phẩm sáng tạo hình thức thường kén độc giả
Hình thức thể hiện tác phẩm dễ hiểu, dễ tiếp nhận
thông tin
Hình thức tác phẩm gây tò mò, kích thích công chúng
Dễ dàng tiếp cận trên nhiều phương tiện khác nhau
(laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…)

B12. Anh/ chị có cảm thấy sự cần thiết của việc cung cấp tới công chúng
những sản phẩm báo chí sáng tạo trên báo mạng điện tử?
1. Rất cần thiết £
2. Không cần thiết £
3. Tùy thuộc vào chủ đề đăng tải £
4. Ý kiến khác…. £
B13. Anh (chị) mong muốn thêm những gì ở các sản phẩm báo chí sáng
tạo trên báo mạng hiện nay? (có thể khoanh nhiều đáp án) *
1. Có nhiều nội dung chủ đề được sáng tạo hơn £
2. Có nhiều ý tưởng sáng tạo, mới lạ hơn trong hình thức thể hiện £
3. Tăng thêm hiệu ứng, tính tương tác với công chúng £
4. Ý kiến khác:……………………………………
B14. Anh/ chị có tin tưởng vào sự phát triển của các xu hướng báo chí
được sáng tạo trong tương lai?
1. Có £
2. Không £
3. Chưa chắc chắn £
4. Tùy xu hướng £
Nếu là sinh viên Báo chí đề nghị anh/chị trả lời tiếp các câu hỏi từ B15
đến B18
B15. Yếu tố mà anh chị sẽ chú trọng nhất khi sản xuất một tác phẩm báo
chí?
1. Nội dung tác phẩm £
2. Hình thức thể hiện tác phẩm £
3. Đáp ứng thị hiếu độc giả £
4. Ý kiến khác £
Ghi rõ ý kiến:...........................................................................................

B16. Chương trình giảng dạy tại trường học hiện nay có cung cấp đầy đủ
kiến thức, kỹ năng giúp anh/chị sản xuất các sản phẩm báo chí theo xu hướng
sáng tạo không?
1. Đầy đủ £
2. Tương đối đầy đủ £
3. Không đầy đủ £
4. Ý kiến khác……………………………….
Ghi rõ ý kiến………………………………………………………………
B17. Theo anh chị, các tờ báo điện tử áp dụng các xu hướng sáng tạo hình
thức thể hiện tác phẩm có thu hút công chúng hơn không?
1. Có £
2. Không £
3. Ý kiến khác £
Ghi rõ ý kiến:...............................................................................................
B18. Với tư cách là một sinh viên báo chí, theo anh/chị việc học và sản
xuất các tác phẩm báo chí theo xu hướng sáng tạo có tầm quan trọng như thế
nào với bản thân?
1. Thích ứng với môi trường báo chí hiện đại £
2. Tăng cơ hội việc làm trước và sau khi ra trường £
3. Tạo dựng thương hiệu cho bản thân £
4. Ý kiến khác £
Ghi rõ ý kiến:……………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

ÐÑÒÓÔÌÓÔÑÒÏ
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH/CHỊ
ĐÃ THAM GIA KHẢO SÁT CÙNG CHÚNG TÔI
BẢNG TỔNG KẾT PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

(Công chúng với xu hướng sáng tạo hình thức tác phẩm trên báo mạng điện tử)
Thời gian thực hiện: tháng 4 /2018 Phương thức tiến hành: Phát, thu trực tiếp và mẫu đơn online
Mẫu phát ra: 150 phiếu
Mẫu thu về: 132 phiếu
Địa điểm phát mẫu: Mẫu tự do (phát trực tiếp, mẫu online – 150 phiếu)

STT Độ tuổi Giới tính Nghề nghiệp Trình độ học vấn

<118 18- 30- >50 Nam Nữ HS SV CB LĐ Khác THCS CĐ/ Trên Khác
30 50 NV TD /THPT ĐH ĐH

6 104 17 5 64 68 6 69 33 19 5 22 100 10
BẢNG TỔNG KẾT PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Phần ý kiến công chúng tự do)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương
án Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Số Số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Số Số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lệ lệ lệ lệ lệ
người người người % người % người % người người người người % người %
Câu hỏi % % % % %

B1 13 9.8 93 70.5 26 19.7


B2 80 60.6 6 4.5 44 33.3 2 1.5
B3 52 39.4 77 58.3 88 66.7 25 18.9
B4 44 33.3 55 41.7 84 63.6 86 65.2 34 25.8 24 18.2 10 7.6 3 2.3 1 0.8 1 0.8
B5 77 58.3 68 51.5 46 34.8 45 34.` 35 26.5 55 41.7 1 0.8
B6 68 51.5 36 27.3 106 80.3 95 72 54 40.9 38 28.8 1 0.8
B7
B8 93 70.5 10 7.6 14 10.6 15 11.4
B9 127 96.2 5 3.8
B10 2 1.5 0 0 0 0 2 1.5 10 7.6 8 6.1 20 15.2 44 33.5 26 19.7 20 15.2
B11
B12 95 72 3 2.4 34 25.8
B13 87 65.9 95 72 82 62.1
B14 114 86.4 1 0.8 8 6.1 9 6.8
C1 58 59.8 14 14.4 24 24.7 1 1
C2 17 17.7 44 45.8 35 36.5
C3 87 91.6 8 8.4
C4 51 53.7 32 33.7 10 10.5 2 2.2

Lưu ý: Có những câu hỏi người trả lời được chọn nhiều phương án nên tổng số % có thể lớn hơn 100%
Câu B7: Đáp án đánh giá theo các cấp độ

Phương án 1 2 3 4

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %


Câu hỏi
B7.1 48 63.6 62 81.8 19 25.9 3 3.96
B7.2 19 25.9 51 67.32 54 71.28 8 10.56
B7.3 77 101.64 40 52.8 13 17.16 2 2.64
B7.4 17 22.44 53 69.96 42 55.44 20 26.4
Câu B11: Đáp án đánh giá theo các cấp độ

Phương án 1 2 3 4 5

Tỷ lệ Số Số Số
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
% người người người
Câu hỏi
B11.1 12 14.5 10 13.2 30 39.6 64 84.48 16 21.12
B11.2 9 11.88 24 31.68 43 56.76 50 66 6 7.92
B11.3 13 17.16 44 58.08 37 48.84 29 38.28 9 11.88
B11.4 8 10.56 7 9.24 17 22.44 72 95.04 28 36.96
B11.5 9 11.88 8 10.56 18 23.76 81 106.92 16 21.12
B11.6 13 17.16 6 7.92 18 23.76 70 92.4 25 33
MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 1
(Lãnh đạo cơ quan báo chí VietnamPlus)

Ông: Hoàng Nhật


Chức vụ: Phó Tổng biên tập
Cơ quan công tác: Báo điện tử VietnamPlus

1. Ông có thể chia sẻ những định hướng, chủ trương của Vietnamplus về việc ứng
dụng, tổ chức sản xuất các tác phẩm báo chí theo xu hướng sáng tạo hiện nay?
VietnamPlus luôn có chủ trương tạo ra những sản phẩm báo chí sáng tạo theo những
xu thế mới của thế giới, đồng thời đầu tư sản xuất các sản phẩm sáng tạo có chất lượng cao.
Những sản phẩm báo chí sáng tạo có sức hút sẽ giúp thu hút lượng công chúng lớn cho tờ
báo, từ đó tạo nên những nguồn thu chính từ những sản phẩm báo chí sáng tạo chất lượng
ấy, đồng thời tạo ra nguồn thu để tái sản xuất các sản phẩm.
2. Về vấn đề phân công nguồn nhân lực, ông chỉ đạo các phóng viên hoạt động
độc lập hay lập ra một đội riêng (e-kip) để sản xuất?
Theo tôi, team work (làm việc nhóm) là điều quan trọng nhất. VietnamPlus luôn hướng
nhân viên của tòa soạn phối hợp, cộng tác với nhau để sản xuất tin, bài, nhất là với các sản
phẩm báo chí sáng tạo cần nguồn lực lớn. Trong đó vẫn khuyến khích sự chủ động sáng tạo
trong ý tưởng, trong chọn lọc chủ đề nội dung, hình thức thể hiện, tạo không gian sáng tạo
riêng cho mỗi cá nhân phóng viên, biên tập viên của tòa soạn. Để làm nên những sản phẩm
báo chí sáng tạo, nhất là những tác phẩm quy mô lớn, quan trọng nhất là phải có sức mạnh
của tập thể. Khi chuẩn bị sản xuất các sản phẩm, công việc đầu tiên là tòa soạn sẽ họp và lên
bảng timeline đăng kí, phân công công việc, nhân lực và tiến hành sản xuất.
3. Việc ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo phụ thuộc vào định
hướng của tòa soạn hay phản hồi của công chúng, thưa ông?
Mỗi xu hướng sản phẩm báo chí sáng tạo được sản xuất đều hướng đến những nhóm
công chúng mục tiêu riêng. Và VietnamPlus đã nhận được những phản hồi tích cực từ công
chúng yêu thích những dạng sản phẩm báo chí khác nhau. Tuy việc ứng dụng báo chí sáng tạo
là dựa theo chủ trương, định hướng của tòa soạn, nhưng phản hồi của công chúng là yếu tố
quyết định số lượng, tần suất sản xuất, và việc duy trì các sản phẩm báo chí sáng tạo hiện nay.
Ví dụ, dạng sản phẩm Long-form hiện nay đang đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm độc giả
thích đọc những tác phẩm dài, sâu nhưng không nhàm chán trong hình thức thể hiện, cách
thức truyền tải. Nên các sản phẩm được sản xuất đều đặn, trung bình mỗi ngày đều có 1 tác
phẩm, tuy nhiên để nói về các tác phẩm đạt đến mức Mega Story thực sự thì trong 1 năm chỉ
sản xuất được khoảng vài tác phẩm. Ví dụ tác phẩm ký sự Đường sắt Bắc Nam, nhóm sản
xuất mất khoảng thời gian là 6 tháng trời để thực hiện, đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc,
công nghệ,…
Một ví dụ khác với dạng báo chí sáng tạo như Rap News Plus, khi sức hút với công
chúng đã giảm sút, dạng sản phẩm này không còn hiệu quả với công chúng và tòa soạn, nên
hiện nay Rapnew Plus chỉ còn được sản xuất theo “đơn đặt hàng” của các đơn vị, đối tác.
4. VietnamPlus có những điều kiện thuận lợi nào trong việc ứng dụng xu hướng
báo chí sáng tạo, thưa ông?
VietnamPlú là báo điện tử chính thức của TTXVN, được quy hoạch vào là báo đối
ngoại quốc gia. TTXVN là một trong những cơ quan báo chí lớn nhất Việt Nam có đủ các
thể loại ban tin nguồn, ban tin thế giới, ban tin đối ngoại, ban tin kinh tế, truyền hình,… Có
được sức mạnh tổng hợp của TTX. Lợi thế về thông tin để sản xuất các sản phẩm sáng tạo
theo xu hướng sáng tạo cả về nội dung và hình thức sản phẩm.
Đồng thời, TTXVN có trung tâm kỹ thuật, đội ngũ kỹ thuật viên. Đồng thời TTXVN
là thành viên của nhiều tổ chức báo chí lớn: Hiệp hội Báo chí Thế giới, CFI Cơ quan hợp tác
Quốc tế Pháp,… Những đơn vị ấy thường dành cho tòa soạn những suất học bổng để tham
dự các khóa học, khóa đào tạo, tham dự các hội thảo về báo chí, đó là những lợi thê, là cơ
hội để lãnh đạo tòa soạn, các phóng viên được tiếp cận và nắm bắt những xu thế báo chí mới
để áp dụng về tòa soạn.
5. Trong quá trình ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí theo xu hướng sáng
tạo, liệu có thách thức hay khó khăn nào tòa soạn phải đối mặt hay không?
Khó khăn lớn nhất với VietnamPlus hiện nay theo tôi là vấn đề về con người. Nhân sự
hiện nay của VietnamPlus còn ít so với khối lượng công việc đảm bảo vận hành một tòa soạn
điện tử. Nên để triển khai những hình thức báo chí sáng tạo, các phóng viên, biên tập viên
của tòa soạn phải chịu áp lực công việc rất lớn.
Thứ hai là khó khăn về tài chính: Muốn triển khai bất cứ sản phẩm nào, đặc biệt là các sản
phẩm báo chí sáng tạo đều cần có một nguồn tài chính lớn. Các tòa soạn hiện nay đều phải nuôi
sống tờ báo bằng các nguồn như quảng cáo, tuy nhiên hiện nay doanh thu từ quảng cáo đã sụt
giảm rất lớn. Với một tòa soạn còn trẻ như VietnamPlus thì khó khăn về tài chính khiến tờ báo
chưa phát huy được tối đa những lợi thế để ứng dụng sản xuất các xu hướng báo chí sáng tạo.
Khó khăn về công nghệ - kỹ thuật: Muốn có được những công nghệ để ứng dụng sản
xuất phải đầu tư nguồn phí lớn để mua các sản phẩm. Các đơn vị nước ngoài có giới thiệu
rất nhiều những sản phẩm hiện đại, chất lượng tuy nhiên giá thành của từng loại cũng là một
khó khăn đối với tài chính của một tòa soạn tuổi khá trẻ và độc lập về kinh tế như
VietnamPlus. Tôi hi vọng các công ty công nghệ ở Việt Nam với khả năng cập nhật nắm bắt
nhanh sẽ sớm sản xuất được để bù đắp được khó khăn về mặt công nghệ này.
Ngoài ra một thách thức đó là việc những xu thế báo chí có thời kỳ hưng thịnh cũng
sẽ có giai đoạn thoái trào. Như Rap News, News Game là một điển hình. Hiện nay rap new
chỉ được sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc những dịp có chủ đề đặt biệt nổi bật. Còn News
Game đã ngừng sản xuất do hình thức này không còn hiệu quả, thu hút công chúng và góp
phần giúp tờ báo phát triển.
Tuy nhiên tôi nghĩ, biết dừng lại đúng thời điểm và tiếp tục sáng tạo, phát triển những
xu hướng sáng tạo khác thì mới khiến tờ báo tiếp tục phát triển, không dậm chân tại chỗ.
6. Với những thách thức như vậy, cơ quan đã có những định hướng, giải pháp gì
để khắc phục, nâng cao chất lượng các sản phẩm sáng tạo trên báo thưa ông?
Giải pháp quan trọng nhất đó là đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm báo chí sáng tạo
chất lượng cao: cả về nội dung và hình thức để thu hút công chúng và có thể áp dụng thu phí
trên những sản phẩm đó.
Việc ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo sẽ giúp cơ quan báo chí có
được những nguồn thu mới từ các sản phẩm đó. Qua các hình thức thu hút quảng cáo hay
thu phí xem tác phẩm trên báo điện tử. Cộng với việc lượng người xem các sản phẩm lớn
sẽ có thể tăng được nguồn thu. Nguồn thu đó có thể được dùng vào việc tái sản xuất các
sản phẩm báo chí sáng tạo: trả công cho đội ngũ sản xuất, công nghệ, tiếp tục đầu tư công
nghệ để tái sản xuât.
Ví dụ về việc áp dụng thu phí với các sản phẩm báo chí sáng tạo. Nếu một sản phẩm
thu 5.000 đồng/ 1 lượt xem, giả dụ lượng người xem sản phẩm đó khoảng 10.000 người.
Mức thu đó có thể chi trả công tác phí, thưởng khuyến khích cho đội ngũ phóng viên kỹ
thuật, công nghệ thực hiện sản xuất. Như vậy có thể tạo được một động lực nào đó mạnh mẽ
cho việc tiếp tục đẩy majh sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo trên báo.
7. Sau quá trình ứng dụng sản xuất và tổ chức thực hiện theo xu hướng sáng tạo
các hình thức của tác phẩm báo chí, ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của tờ
báo?
Nhờ ứng dụng sản xuất báo chí sáng tạo giúp VietnamPlus nâng cao uy tín, thương
hiệu tờ báo nói chung và thương hiệu của các phóng viên trong tòa soạn. Hiện nay ở Việt
Nam, nhắc đến báo chí sáng tạo nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng người ta thường
nhắc đến VietnamPlus đầu tiên.
Lượng truy cập xem, đọc các tác phẩm báo chí sáng tạo có lượt view cao hơn các tác phẩm
thông tin thông thường rất nhiều. Các tác phẩm có chiều dài và sâu như Mega Story có lượt xem
lớn hơn các tin tức thời sự, nóng hổi hàng ngày.
Ngoài ra, việc ứng dụng sản xuất tốt các sản phẩm báo chí sáng tạo, VietnamPlus còn
có cơ hội nhận được những tài trợ, học bổng từ những tổ chức quốc tế. Những sản phẩm báo
chí sáng tạo sẽ tạo được dấu ấn và như những sản phẩm “chào hàng” để các đơn vị, đối tác
biết đến và tìm đến VietnamPlus khi có nhu cầu.
8. Ông có thể chia sẻ về những chiến lược tiếp theo của tòa soạn để phát triển mô
hình ứng dụng và sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo này không ạ?
Trong thời gian sắp tới, VietnamPlus sẽ tập trung phát triển các xu thế báo chí mói mà
thế giới đang quan tâm: xu hướng báo chí dữ liệu, báo chí thị giác và đẩy mạnh chất lượng
các sản phẩm Mega Story, Long –fom trên báo.
Thứ hai, xây dựng bức tường thu phí đối với các sản phẩm sáng tạo chất lượng cao, quy
mô lớn. Trong tháng 5/2018, sẽ bắt đầu áp dụng thu phí đối với những sản phẩm báo chí sáng
tạo nhất định. Hình thức đã và đang được thử nghiệm trên tờ báo và chuẩn bị được đưa vào áp
dụng. Mức phí thu dự tính khoảng từ 2.000- 3.000- 5.000 đồng,… Tùy theo mức độ công phu,
quy mô, chất lượng của tác phẩm. Việc thu phí chỉ áp dụng với những sản phẩm báo chí đặc
biệt, ngoài ra các tác phẩm khác còn lại trên báo vẫn sẽ được đọc miễn phí. Những sản phẩm
được đầu tư công phu cả chất xám, công sức, công nghệ, kỹ thuật sẽ áp dụng thu phí để có nguồn
thu tái sản xuất các sản phẩm tương tự.
9. Đối với diện mạo báo chí Việt Nam hiện nay, ông đánh giá như thế nào về vai
trò của việc ứng dụng sáng tạo trong hình thức thể hiện các tác phẩm báo chí?
Trong thời gian tới, các cơ quan báo chí ở Việt Nam đều sẽ thấy được vai trò của việc
ứng dụng báo chí sáng tạo. Đơn giản chúng ta hiểu, báo chí Việt Nam có nhiệm vụ chính là
tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, của nhà nước. Nếu vẫn giữ những cách tuyên
truyền cũ, đơn thuần hô khẩu hiệu hay truyền tải bằng những sản phẩm truyền thống như văn
bản, hình ảnh đơn giản thì khả năng sẽ khó tiếp cận với độc giả. Nhất là trong giai đoạn nhu cầu
và thị hiếu của độc giả ngày càng cao, đôc giả của thời 4.0. Để tiếp cận được với độc giả thế hệ
mới, độc giả trẻ nắm bắt công nghệ tốt, thì báo chí buộc phải sử dụng công nghệ, phải sáng tạo
để hướng đến nhóm độc giả đấy. Những tác phẩm được sáng tạo và sử dụng công nghệ sẽ tiếp
cận với độc giả tốt hơn.
Các tờ báo áp đã và đang ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo như VietnamPlus
(TTXVN), Soha (Picicop), Kênh 14, Zing, Vn. Express (FPT), tât cả các tờ báo này đều có
công ty công nghệ lớn hỗ trợ. Do vậy, để ứng dụng được xu hướng báo chí sáng tạo, nền
tảng công nghệ hiện đại hỗ trợ là yếu tố đặc biệt quan trọng. Các tòa soạn nhỏ không có đội
ngũ lập trình viết code cho các hình thức sáng tạo, thì phải đi mua temples, phải tùy theo giá
thành. Giá thành thấp thì sự sáng tạo không cao,không có cơ hội thay đổi thường xuyên.
Thực tế hiện nay, công nghệ có vai trò dẫn dắt báo chí. Đó là lí do mà đến thời điểm
hiện tại, không phải cơ quan báo chí nào cũng có thể ứng dụng được xu hướng báo chí sáng
tạo, hay ứng dụng một cách hiệu quả. Để có thể ứng dụng xu hướng này, các cơ quan báo
chí phải có một nền tảng công nghệ vững chắc.
MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 2
(Biên tập viên báo VietnamPlus)

Ông: Hoàng Long


Chức vụ: Phó phòng Biên tập
Cơ quan công tác: Báo điện tử VietnamPlus
1. Qua khảo sát trên báo điện tử VietnamPlus hiện nay, tôi ghi nhận được một
số xu hướng báo chí sáng tạo được thực hiện. Ông có đánh giá, nhận xét như thế nào
về chất lượng, tính hiệu quả của các tác phẩm được sáng tạo như trên?
VietnamPlus là một trong những tờ báo điện tử đi đầu về những sản phẩm báo chí sáng
tạo.Nhưng do hiệu quả của từng xu hướng sáng tạo, nên có những hình thức không còn được
sản xuất thường xuyên nữa. Những xu hướng báo chí sáng tạo phát huy được tính hiệu quả
thu hút công chúng vẫn được đẩy mạnh sản xuất, còn những hình thức không còn hiệu quả đã
được ngừng thực hiện hoặc chỉ thực hiện theo các “đơn đặt hàng”. Điển hình như Mega Story,
các hình thức của báo chí dữ liệu như Infographics, tin Timeline, ảnh 360 độ, Video graphics,..
vẫn được sản xuất với số lượng và tần suất ổn định. Còn những hình thức như Rap News, News
Game hiện đã không còn làm thường xuyên, hoặc ngừng sản xuất do không còn hiệu quả.
Tin timeline thì vẫn được triển khai thực hiện thường xuyên mỗi khi có sự kiện
nóng.Nội dung của tin timeline mang tính tổng kết các sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng,
đơn giản và khá hiệu quả. Vậy nên time line vẫn đang hoạt động rất tốt.Cơ quan sử dụng
một công cụ riêng để sản xuất các dạng tin timeline.Dựa trên những tin đã xuất bản, lọc ra
hệ thống nhưng thông tin liên quan.Ví dụ sự kiện Triều Tiên đang diễn ra, Hội nghị thượng
đỉnh đương triều.Thì dựa trên hệ thống thông tin đã có, sử dụng tune công cụ, phóng viên có
thể sản xuất tin timeline trong vòng 5-10 phút.
Dạng Infographic: PV, BTV có thể vừa khai thác từ phòng đồ họa của TTXVN, vừa
biên dịch tin Infographic của AFP, hoặc tự sản xuất từ nguồn tin tự cập nhập hoặc của
TTXVN. Trung bình 1 ngày sản xuất khoảng 4,5 tin đồ họa, cao nhất tới 6-7 tin 1 ngày.Đặc
trưng của tin đồ họa là dạng báo chí dữ liệu nhỏ, nhanh, tức thời, tương tác tốt với độc giả
nên hình thức này được duy trì và hoạt động ổn định.
Dạng Mega story (siêu tác phẩm báo chí), long -form (bài dài – sâu, tương đương một
bài phóng sự điều tra trên báo in) hiện đnag được triển khai và có hiệu quả cao trên
VietnamPlsu. Lượng người xem tương đối lớn.
Có thể thấy các sản phẩm báo chí sáng tạo trên VietnamPlus hiện nay vừa đáp ứng nhu
cầu thông tin, vừa thể hiện tính đa dạng trong cách thể hiện thông tin, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của nhiều nhóm công chúng khác nhau.
2. Về quá trình thực hiện sản xuất một tác phẩm sáng tạo, phóng viên của
VietnamPlus sẽ thực hiện độc lập hay có theo e-kip ạ? Ông có thể chia sẻ về quá
trình sản xuất một tác phẩm báo chí sáng tạo cụ thể?
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của tòa soạn sẽ linh hoạt giữa việc hoạt
động độc lập và hoạt động theo e- kip. Mỗi người đều có những mảng công việc phụ trách, theo
dõi riêng, độc lập sản xuất các sản phẩm sáng tạo. Tuy nhiên khi cần thiết sẽ kết hợp để sản xuất
các sản phẩm báo chí sáng tạo có quy mô lớn, cần nhân lực. Ví dụ sản phẩm về tuyến đường sắt
Bắc Nam là sản phẩm đầu tư lớn, huy động e – kip lên tới 7 thành viên trong gần 6 tháng.: 1
phóng viên viết chính, 1 lập trình viên, 1 phóng viên quay và dưng video, 1 phóng viên ảnh, 1
hiệu đính để soát lỗi, 1 người chịu trách nhiệm biên tập cuối cùng và xuất bản. Với một số tác
phẩm quy mô lớn, tòa soạn phối hợp với nhân lực Vnews, thuê các kỹ thuật viên ngoài tòa soạn,
hợp tác với các đơn vị khác,…
3. Theo ông, các sản phẩm báo chí sáng tạo có thu hút công chúng hơn những tác
phẩm báo chí thông thường không?
Xu hướng sáng tạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút công chúng. Các sản phẩm
càng sáng tạo thì mức độ thu hút sẽ càng đạt hiệu quả cao hơn. Đấy là lý do tại sao tòa soạn
luôn tìm những cách thức làm báo mới, không đi theo lối mòn làm báo truyền thống nhàm
chán.
4. Theo ông, những thế mạnh và thách thức với báo VietnamPlus trong việc ứng
dụng, sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo hiện nay là gì?
Về thế mạnh, VietnamPlus có đội ngũ nhân sự tương đối trẻ (học kỹ năng nhanh, nắm
bắt và ứng dụng xu hướng tốt, không ngại thay đổi, làm mới, sáng tạo). PV, BTV của
VietnamPlus về nền tảng kinh nghiệm, chuyên môn, ngoại ngữ và công nghệ tương đối tốt.
Các biên tập viên hầu hết đều có thể đọc thông viết thạo đa ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Trung, Khả năng sử dụng công nghệvà ứng dụng công nghệ vào sản xuất báo
chí sáng tạo tốt.
Về hạn chế, theo tôi với khối lượng công việc khá lớn, quy mô tòa soạn tương đối nhỏ,
tòa soạn gặp khó khăn trong việc phân công nhân lực, đảm báo thời gian để sản xuất những
sản phẩm báo chí sáng tạo mang hình thức chuyên sâu và quy mô lớn, chất lượng cao hơn
hẳn. Ngoài ra còn có khó khăn về tài chính. Vì tòa soạn tương đối trẻ và nhỏ. Quá trình ứng
dụng báo chí sáng tạo đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao, nhân lực tốt, tuy nhiên nếu không có
tài chính vững mạnh thì không thể đầu tư vào công nghê, đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng
cao.
5. Có giải pháp nào để khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình
sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo không, thưa ông?
Trong năm 2018, ngoài đầu tư phát triển mạnh báo chí dữ liệu, thì tòa soạn sẽ áp dụng
thu phí báo chí trên báo VietnamPlus. Bán báo hay quảng cáo hiện nay đã không còn là
phương pháp tối ưu cho các tòa soạn, Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia báo chí rút ra
được rằng việc thu phí báo chí sẽ là một cách giúp tòa soạn tồn tại. Hiện tại tòa soạn đang
thử nghiệm và sẽ áp dụng trong thời gian gần nhất. Hiệu quả thì phải chờ thời gian, tuy nhiên
hướng cơ bản là như vậy. Tòa soạn triển khai thu phí một số sản phẩm nhất định trên một số
sản phẩm báo chí sáng tạo nổi bật. Độc giả muốn đọc những tác phẩm sáng tạo chất lượng
cao sẽ phải trả một khoản phí nhỏ từ 1.000, 2000 đến 5000 đồng. Tòa soạn chủ trương áp
dụng từ những điều nhỏ. Để đánh giá hiệu quả của cách thức rồi sẽ tiến hành mở rộng hình
thức thu phí.
6. Ông đánh giá như thế nào về vai trò, tầm quan trọng của việc sáng tạo các hình
thức thể hiện tác phẩm báo chí (đối với công chúng, đối với sự phát triển của tòa soạn?)
Với tòa soạn ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo: Thứ nhất, cạnh tranh được với các
tờ báo khác có bề dày hơn. Thứ hai, gây dấu ấn với độc giả, tạo thương hiệu uy tín cho cả tờ
báo và phóng viên. Thứ ba, có được những tác phẩm báo chí đạt giải cả trong và ngoài nước.
Những yếu tố trên là động lực, nắm tầm quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của một
tờ báo. Thứ tư, tạo cơ hội để tờ báo có thể hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Về
mặt kinh doanh, nếu có một sản phẩm ấn tượng thì các đối tác sẽ bị thuyết phục, thu hút và
cơ hội hợp tác cao hơn. Các doanh nghiệp khi chọn đối tác thực hiện sản phẩm quảng bá
thương hiệu cho doanh nghiệp sẽ chọn những đối tác có năng lực. Những sản phẩm báo chí
sáng tạo của tờ báo nổi bật, được nhiều người biết đến và công nhận thì đó là lợi thế rất lớn
cho tờ báo.
Với công chúng, báo chí sáng tạo sẽ giúp thông tin báo chí đến với công chúng dễ
dàng hơn. Ví dụ cả với những thông tin khó tiếp cận, với hình thức cách thức truyền tải sáng
tạo, công chúng đều có thể tiếp nhận. Kể cả với những nhóm đối tượng không thuộc nhóm
công chúng mục tiêu mà loại hình hướng đến. VietnamPlus luôn luôn tìm hiểu và thử nghiệm
các phương thức làm báo mới, sáng tạo. Ngoài ra, theo tôi, việc ngưng sản xuất những sản
phẩm không còn hiệu quả đúng thời điểm, nhường chỗ cho những xu hướng mới là điều vô
cùng cần thiết.
MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 3
(Người sản xuất sản phẩm báo chí sáng tạo)

Bà: Phạm Thị Thanh Trà


Chức vụ: Nhân viên thiết kế đồ họa
Cơ quan công tác: Tòa soạn báo điện tử VietnamPlus
1. Nhân sự của tòa soạn VietnamPlus sẽ thực hiện sản xuất các tác phẩm báo
chí dữ liệu, dạng Infographic theo e-kip hay hoạt động độc lập, thưa bà?
Chúng tôi kết hợp giữa việc hoạt động theo nhóm (team work) đồng thời vẫn phát huy
tính chủ động sáng tạo của từng phóng viên, biên tập viên, cả nhân viên thiết kế, tùy thuộc
vào quy mô, nội dung sản phẩm để sản xuất các sản phẩm Infographic.
Bình thường tôi sẽ chủ động độc lập sản xuất các sản phẩm Infographic. Từ chọn chủ
đề, tổng hợp dữ liệu từ các nguồn tin, nhất là kho thông tin nguồn của TTXVN, nghiên cứu,
phân tích dữ liệu, rồi lên ý tưởng trình bày sản phẩm Infographics của mình.
Tuy nhiên, nhóm phóng viên, biên tập viên tại VietnamPlus cũng linh hoạt phối hợp
với nhau, cộng tác với cả phóng viên bên Vnew, TTXVN để sản xuất khi cần.Ví dụ, các tác
phẩm báo chí của đồng nghiệp cần một đồ họa mình họa trong bài có thể bàn bạc với tôi, lên
ý tưởng và cùng thực hiện sản xuất. Hay khi sản xuất một tác phẩm Mega Story với rất nhiều
các yếu tố từ video clip, hỉnh ảnh, đồ họa,…Chúng tôi kết hợp thành một nhóm mỗi người
đảm nhiện một ví trí. Bản thân tôi sẽ chịu trách nhiệm thiết kế đồ họa cho sản phẩm.Chúng
tôi phối hợp trong việc phân tích nghiên cứu, chọn lọc dữ liệu sao cho phù hợp nhất trước
khi tiến hành.
Nếu để ý, công chúng có thể thấy các sản phẩm Infographics đăng tải trên VietnamPlus
hiện nay, ở phần tác giả/ nguồn có thể thấy một số dạng ghi nguồn như: tên tác giả hoặc
“Vietnam+”; “Vnew/ Vietnam+”; “TTXVN/ Vietnam+;….. Vì đa số các sản phẩm Info,
Mega Story, Long –form trên VietnamPlus hiện nay được sản xuất theo e-kip.
2. Là một phóng viên có kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm Infographic , bà
nhận định có những khó khăn, thách thức nào trong quá trình sản xuất các sản phẩm
này?
Sản xuất một tác phẩm Infographic chủ yếu là làm việc với dữ liệu. Nên khó khăn nhất
là khi sản xuất những sản phẩm Infographic mà số liệu từ các nguồn không rõ ràng, không
thống nhất với nhau. Ví dụ, vụ việc thu phí của các ngân hàng vừa rộ lên gần đây, nhiều
ngân hàng không hợp tác cung cấp số liệu, thông tin, nên khi thu thập dữ liệu để sản xuất rất
khó khăn. Hoặc với những thông tin nhạy cảm, ví dụ tiểu sử của một nhân vật nào đó liên
quan đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, đòi hỏi người sản xuất phải xử lý dữ liệu sao
cho công chúng vẫn nắm được thông tin mà không đưa vào tác phẩm những dữ liệu quá nhạy
cảm.
3. Những chủ đề thuộc nhóm chuyên mục nào sẽ được sản xuất theo dạng
Infographic thưa bà?
Tôi thực hiện sản xuất Infographic trên tất cả các lĩnh vực. Tùy thuộc vào “trend” của
ngày, của tuần, tùy sự cập nhật thông tin, hay chỉ đạo của lãnh đạo,… sẽ chọn các chủ đề
phù hợp để sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, kinh tế, xã hội là những chuyên mục có nhiều
sản phẩm dạng Infographic nhất trên VietnamPlus.
Hiện nay, tôi không bị khoán chỉ tiêu số lượng sản phẩm Infographic theo ngày hay
tháng. Bởi có sự hỗ trợ, phối hợp cùng sản xuất giữa các PV, BTV trong tòa soạn, phối hợp
sản xuất với Vnews, TTXVN. Nên bản thân tôi sẽ có thời gian để tìm tòi những ý tưởng sáng
tạo hơn, nội dung và hình thức mới mẻ hơn, tìm hiểu những xu hướng mới, nhu cầu và thị
hiếu của công chúng hiện nay để sản xuất các sản phẩm sáng tạo hơn nữa.
4. Bà mất khoảng thời gian bao lâu để sản xuất hoàn thiện một sản phẩm
Infographic?
Thời gian để thiết kế dữ liệu thành Infographic thì nhanh, nhưng thời gian thu thập,
phân tích, tổng hợp dữ liệu sẽ mất nhiều thời gian hơn. Với những sản phẩm đơn giản, mất
khoảng thời gian vài tiếng để hoàn thành tính từ lúc bắt đầu chọn chủ đề, tìm dữ liệu, tổng
hợp phân tích dữ liệu, và sáng tạo trên công cụ thực hiện.Cũng có những sản phẩm với lượng
dữ liệu lớn, đầu tư công phu, thu thập dữ liệu trong thời gian dài, xử lý trên nhiều phần mềm
khác nhau. Những tác phẩm ấy có thể mất thời gian từ nửa tháng đến 1 tháng, từ lúc có ý
tưởng, và bắt đầu thực hiện, đến lúc được duyệt đăng..
5. Bà nhận định như thế nào về vai trò của việc sản xuất các sản phẩm theo xu
thế mới, nhất là xu hướng báo chí sáng tạo đối với nhân viên của tòa soạn?
Tôi gắn bó với VietnamPlus đến năm đã được 8 năm, và suốt quá trình hoạt động nghề
nghiệp tôi đã tạo dựng được thương hiệu cho bản thân với những sản phẩm Infographics
chất lượng, được công chúng biết tới. Việc nắm bắt được những xu thế, cả khả năng tham
gia sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo theo xu thế mới của thế giới nói chung và định
hướng của tòa soạn nói riêng, giúp tôi gây dựng và phát triển được thương hiệu bản thân
trong nghề. Bất cứ nghề nào, không riêng nghề báo, việc tạo dựng thương hiệu cho bản thân
là vô cùng quan trọng trong hoạt động làm nghề. Một khi sản phẩm ta tạo ra được nhiều
người đón nhận, tạo sức ảnh hưởng trong đời sống xã hội, đó là động lực lớn để những người
như chúng tôi không ngừng sáng tạo và sản xuất.
6. Theo bà, yếu tố nào khiến PV, BTV của VietnamPlus phát huy được sức sáng
tạo từ cá nhân đến toàn thể tòa soạn như vậy?
Theo tôi, quan điểm, sự chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo cơ quan báo chí là yếu tố vô
cùng quan trọng. Đặc biệt, với VietnamPlus, từ bản thân lãnh đạo tòa soạn là những người
rất đam mê sáng tạo, không ngừng nắm bắt những xu hướng sáng tạo của thế giới, và liên
tục chỉ đạo, định hướng ứng dụng tại tòa soạn. Đó là những sự chỉ đường, dẫn lối và là động
lực lớn nhất giúp VietnamPlus có được thương hiệu như ngày hôm nay: một trong những tờ
báo đi đầu trong việc ứng dụng những xu thế mới, nhất là xu hướng báo chí sáng tạo. Tư duy
sáng tạo, mong muốn thay đổi, làm mới và dẫn đầu những xu thế của người lãnh đạo đã
truyền cảm hứng cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của tòa soạn
VietnamPlus.
MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 4
(Người giảng dạy báo chí)
Kính gửi ông (bà): Th.S Vũ Thế Cường
Chức vụ: Giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình
Cơ quan công tác: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tôi là sinh viên, khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hiện nay, tôi đang
thực hiện đề tài tốt nghiệp mang tên “Xu hướng sáng tạo hình thức thể hiện tác phẩm báo
chí trên báo điện tử VietnamPlus”. Để có thêm tư liệu tạo cơ sở cho quá trình nghiên cứu
thực hiện đề tài, tôi rất mong được lắng nghe ý kiến, quan điểm, nhận xét của ông (bà) về
vấn đề sáng tạo hình thức thể hiện tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện
nay cũng như hướng đề xuất của ông (bà) để khắc phục những thực trạng đang diễn ra trên
báo chí.
Những ý kiến trả lời của ông (bà) sẽ là những cứ liệu thực tế quý giá để tôi có thể hoàn
thành được đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xin được tiếp thu ý kiến của ông (bà) về một số vấn đề sau đây:
1. Qua khảo sát trên VietnamPlus, tôi ghi nhận được một số xu hướng sáng tạo
hình thức thể hiện tác phẩm báo chí trên báo như: Mega Story, Infographic, Ảnh 360,
Video Graphics, Rap News,… Ông có đánh giá, nhận xét gì về các xu hướng báo chí sáng
tạo như trên?
Tôi cho rằng những sản phẩm báo chí liệt kê trên được coi là một trong những hình
thức sáng tạo thành công của VietnamPlus. VietnamPlus trong vòng khoảng 10 năm đổ lại
đây nổi lên là một trong số ít các tờ báo có tính sáng tạo nhất ở Việt Nam hiện nay.
Những tác phẩm đi theo hướng sáng tạo đó không chỉ thành công có tiếng ở trong nước
mà còn đạt được những giải thưởng báo chí sáng tạo quốc tế, vi dụ như Bản tin bằng nhạc
rap (Rap news).
Ngoài các tác phẩm báo chí, VietnamPlus còn có các sản phẩm truyền thông sáng tạo
khác như trò chơi tin tức, đã từng thu hút công chúng mạnh mẽ trong năm 2015,2016.
Trong báo cáo thường niên đánh giá xu hướng (xu thế) phát triển của báo chí và truyền
thông trên thế giới thì cu hướng sáng tạo báo chí, sáng tạo các sản phẩm truyền thông là một
trong những yêu cầu bắt buộc các tòa soạn trên thế giới phải có, để đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển trong tương lai của tờ báo của mình.
Như vậy tôi thấy những sản phẩm báo chí được sáng tạo như vừa liệt kê trên là một sự
khẳng định rõ ràng của VietnamPlus để thể hiện tính sáng tạo của tờ báo.
2. Ngoài các xu hướng sáng tạo trên, ông có biết hình thứcbáo chí sáng tạo nào
khác trên báo điện tử Việt Nam hiện nay không?
Thực ra để làm tốt và duy trì được những hình thức sáng tạo vừa liệt kê trên đã là một
việc khó khăn rồi. Mà không phải tờ báo nào cũng làm được, kể cả những tờ báo điện tử lớn
ở Việt Nam hiện nay.
Mỗi tờ báo có những thế mạnh khác nhau, ví dụ các tác phẩm long-form trên Dân trí,
Zing.vn.Một số tờ báo điện tử mới nổi hiện nay như Dân Việt cũng đã bắt đầu thực hiện triển
khai sản xuất các tác phẩm dạng long-form. Vậy thì tôi nghĩ là đây là những xu hướng sáng
tạo không phải quá khó làm. Hầu như các tờ báo điện tử đều có thể làm được, miễn là họ có
sự đầu tư về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật.
3. Theo ông, việc ứng dụng các sản phẩm báo chí sáng tạo có thu hút công chúng
hơn những tác phẩm báo chí thông thường không?

Chắc chắn rồi. Một trong những xu thế phát triển của báo chí, truyền thông hiện đại
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, để đảm bảo sự phát triển, sự tồn tại, đặc
biệt để thu hút được lượng lớn công chúng hiện nay, thì tính sáng tạo là một trong những
yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành công như vậy.
Sáng tạo là mang lại sự mới mẻ, cái gì đó khác lạ.Đó chính là điều mà báo chí nước ta
hiện nay đang cần, đang hướng tới.Chúng ta đang đi vào một trong những lối mòn trong làm
báo truyền thống quá nhiều, điều đó dẫn đến sự buồn tẻ, nhàm chám. Đó là yếu tố khiến độc
giả xa rời báo chí, quay lưng với báo chí, nếu báo chí không chịu đổi mới, sáng tạo.
4. Trong các xu hướng sáng tạo kể trên, ông đánh giá hình thức sáng tạo nào có
khả năng thu hút công chúng nhất?
Mỗi hình thức sáng tạo đều có thế mạnh riêng, bởi vì mỗi cái đều hướng đến một nhóm
đối tượng, một nhóm đề tài riêng.Để sản xuất một tác phẩm có hình thức sáng tạo, phụ thuộc
vào thứ nhất là đề tài, phụ thuộc kỹ thuật là hai, phụ thuộc vào đối tượng hướng đến là ba.
Chính vì không đồng đều nhau nên không thể đánh giá hình thức nào thu hút hơn, vì chúng
sẽ có những nhóm độc giả riêng để phục vụ, có vai trò riêng.
5. Theo ông, thực trạng đào tạo nguồn nhân lực sản xuất các tác phẩm báo chí theo
xu hướng sáng tạo hiện nay như thế nào?
Đào tạo nhân lực ở Việt Nam hiện nay chia làm hai hướng: Một là đào sinh viên dài
hạn chính quy. Hiện ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo.Trước đây chỉ có 2 cơ sở chính là Học
viện Báo chí và Tuyên truyền và khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân
văn.Nhưng hiện nay có nhiều các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên sâu. Chính tại
các cơ sở ấy, bản thân các giảng viên cũng đang liên tục cập nhật những tình hình, xu hướng
báo chí mới, những hình thức sáng tạo mới để lồng ghép vào trong các chương trình giảng
dạy, trong bài giảng.
Nếu các bạn sinh viên thực sự nhìn nhận ra được vai trò của nó, có sự đam mê, các
bạn sinh viên đã bắt đầu khởi động tìm tòi học hỏi.Ví dụ các sinh viên của tôi đào tạo, đã bắt
đầu tự làm được các sản phẩm long- form.Tôi đánh giá rất cao bộ phận sinh viên như
vậy.Hình thức đào tạo thứ hai là đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.Là các khóa
ngắn hạn trong vài ngày, khoảng 1 vài tuần hoặc 1 vài tháng.
Theo tôi thì khả năng cập nhật của hình thức đào tạo ngắn hạn sẽ tốt hơn. Bởi vì khóa
học, tập huấn này dựa theo nhu cầu, yêu cầu thực tiễn. Yêu cầu thực tiễn và nhu cầu của tòa
soạn.Yêu cầu của thực tiễn buộc các tòa soạn phải mở ra, tổ chức các lớp bồi dưỡng, hoặc
cử phóng viên của mình đi để cập nhật những kỹ thuật mới hay phương thức làm báo mới
như vậy.
Một số tờ báo đã nhìn ra được vai trò của việc đào tạo nguồn nhân lực thực hiện sản
xuất hình thức sáng tạo, đã và đang thúc ép, yêu cầu phóng viên cua rminfh cập nhật các xu
hướng và cách thức thực hiện.
6. Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc đào tạo nhân lực thực
hiện các sản phẩm báo chí sáng tạo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay?
Việc đào tạo luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc sản sinh ra các phóng viên, hoặc
cập nhật tình hình mới cho phóng viên.Nhưng không chỉ trông chờ vào việc đào tạo như vậy,
mà còn một hướng khác đó là phóng viên phải tự cập nhật cho mình. Không phải lúc nào
cũng trông chờ các khóa tập huấn hay việc tập huấn từ bên ngoài. Quan trọng thì quan trọng
nhưng không phải là tất cả. Với sinh viên cũng vậy, không phải cứ trông chờ vào các bài
giảng, các chương trình, các khóa học, mà phải tự tìm tòi, học tập, thực hành sản xuất để tự
cập nhật kiến thức cũng như kinh nghiệm sáng tạo cho mình.
7. Ông có nhận định như thế nào về vai trò của việc ứng dụng sản xuất các sản
phẩm báo chí theo xu hướng sáng tạo hình thức tác phẩm đối với diện mạo báo chí Việt
Nam hiện nay?
Không chỉ với Việt Nam, diện mạo báo chí thế giới cũng được thay đổi diện mạo nếu
ứng dụng xu hướng sáng tạo vào trong làm báo. Ở Việt Nam hiện nay, các tòa soạn có phát
triển được hay không, có thu hút và giữ chân công chúng được hay không là nhờ sự ứng
dụng các xu hướng sáng tạo hình thức báo chí mới.
Tôi luôn có một quan niệm, và thường chia sẻ với học viên, các đối tượng trao đổi đó
là: Từ xưa đến nay người ta cứ cho rằng nội dung là vua. Nhưng đến thời điểm hiện tại không
thể chỉ coi nội dung là vua nữa, mà phải kết hợp sáng tạo đồng thời cả nội dung và hình thức
thể hiện, cách thức truyền tải. Nếu không báo chí sẽ bị đánh bật bởi những hình thức truyền
thông khác ví dụ như mạng xã hội.
8. Theo ông, thách thức với các tờ báo trong việc ứng dụng các sản phẩm báo chí
sáng tạo hiện nay là gì?

Thách thức về mặt con người: Trước hết là ở bản thân lãnh đạo. Có nhiều lãnh đạo tòa
soạn cũng chưa nhận ra được vai trò của việc áp dụng xu hướng và thể hiện tính sáng tạo
của mình. Chính vì vậy họ còn rất chậm chạp trong việc thay đổi bản thân mình phù hợp với
xu thế phát triển mới.Thứ hai là ở bản thân phóng viên, khi lãnh đạo chưa nhận ra thì phóng
viên cũng chưa bị thúc ép, sẽ có sức ỳ trong việc thay đổi bản thâm, tư duy sáng tạo.
Thứ ba, hiện nay chúng ta đang có một bộ phận không nhỏ phóng viên chuyển từ mảng
báo in hoặc các thể loại báo chí khác sang mảng điển tử mà chưa qua tập huấn, đào tạo để
cập nhật những kỹ năng. Chính họ cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Thứ tư, là một bộ
phận phóng viên cũng chuyển từ mảng khác sang như vậy nhưng độ tuổi hơi cao. Cho nên
chính bản thân họ cũng cảm thấy ngại trong việc thay đổi bản thân, ngại trong việc cập nhật
những kiến thức kỹ năng mới. Đặc biệt là mảng sáng tạo liên quan đến kỹ thuật nhiều. Thì
đội ngũ phóng viên cao tuổi sẽ bị chậm chạp và sức ỳ lớn.
Góc độ kỹ thuật công nghệ. Tính sáng tạo ngoài việc sáng tạo ở tư duy con người, do
bản thân con người làm ra, nghĩ ra. Nó còn phụ thuộc vào công nghệ. Công nghệ 4.0 hiện
nay đang hỗ trợ tính sáng tạo rất nhiều. Ví dụ, hình thức long- form hay mega story, không
phải tự dưng làm ra được tác phẩm như vậy, mà phải có một cốt riêng. Và để có được cốt
riêng như vậy phải có một đội ngũ kỹ thuật để làm. Hoặc với một mini game, đâu phải có
thông tin là làm ra được trò chơi, mà phải có một đội quân kỹ thuật đằng sau để sản xuất
những ý tưởng sáng tạo đó.
Thứ ba là về tài chính, nhắc đến sáng tạo, đến công nghệ và kỹ thuật là phải nhắc đến
vấn đề tài chính. Bởi vì không có tài chính thì không cập nhật được công nghệ, những kỹ
thuật mới. Hiện nay báo chí thế giới nói chung và báo chí VN nói riêng tất cả đều gặp khó
khăn trong việc nâng cao doanh thu tờ báo. Thậm chí doanh thu đang ngày càng giảm. Bởi
vì mạng xã hội và các thế lực truyền thông khác đang cạnh tranh rất lớn. Vậy nên các tờ báo
hiện nay không phải tờ báo nào cũng dư giả về mặt tài chính để cập nhật công nghệ kỹ thuật
mới, để đào tạo phóng viên, thay đổi đội quân nhân lực của mình từ đội ngũ truyền thống
sang đội ngũ làm phong cách hiện đại, sáng tạo.
9. Có giải pháp nào để khắc phục những khó khăn, thách thức, và nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo không, thưa ông?
Theo tôi, để đẩy mạnh xu hướng sáng tạo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
nói chung, phải thay đổi từ cao xuống thấp,. Trước hết, các lãnh đạo tòa soạn, lãnh đạo các
cơ quan báo chí hiểu ra được vai trò quan trọng của việc ứng dụng xu hướng báo chí sáng
tạo đối với sự phát triển của cơ quan báo chí. Khi lãnh đạo hiểu được, từ đó sẽ có được những
quyết sách, chỉ đạo, định hướng, tạo yêu cầu, áp lực lên đội ngũ nhân lực, buộc phóng viên
của tòa soạn cũng phải thay đổi tư duy làm báo, cập nhật những xu thế mới của thế giới.
Kinh nghiệm của tôi khi đi giảng dạy, những lớp học nào có lãnh đạo tòa soạn tham
dự, ở tòa soạn đó có sự thay đổi nhanh nhất, mạnh mẽ nhất. Vậy nên theo tôi một trong
những yếu tố quan trọng nhất phải nằm ở tầng lớp lãnh đạo, tư duy của lãnh đạo, mong muồn
của lãnh đạo tòa soạn. Lãnh đạo có muốn đổi mới, muốn sáng tạo, hiểu được tầm quan trọng
thì mới có cơ hội thay đổi hướng đi của cả tờ báo.
Dưới góc độ là người giảng dạy báo chí, tôi nhận thấy việc đào tạo hiện nay cũng phải
đổi mới.Dù hiện nay các giảng viên đã cập nhật liên tục những kiến thức, xu hướng mới vào
bài giảng, chương trình giảng dạy của mình. Nhưng theo tôi nhận thấy như vậy chưa đủ,
chưa theo kịp được xu thế chung của thế giới. Và chưa theo kịp được sự thay đổi, nhu cầu
trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Phải liên tục cập nhật, nhanh hơn, mạnh hơn
ở trong trường.Phải có sự linh hoạt trong việc bố trí các môn học. Có những môn học
cứng,môn học mềm. Những môn học mềm là nơi để cho giảng viên, những nhà nghiên cứu
đưa vào những kiến thức mới, xu hướng mới, kỹ năng mới để sinh viên được tiếp cận và cập
nhật với những tình hình, xu thế mới của báo chí.
MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 5 [PVS5]
Kính gửi ông (bà): Nguyễn Hưng
Chức vụ: Trưởng ban Thời sự
Cơ quan công tác: Báo điện tử Zing.vn
1. Riêng quý báo có gọi các tác phẩm Megastory với tên gọi là Longform trong
mục Multimedia, vậy theo ông (bà) một tác phẩm như thế nào được gọi là Longform?
Megastory hay Longform là những thuật ngữ tiếng Anh chuyên đề chỉ một hình thức
thể hiện tác phẩm báo chí mới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, mang hàm ý chỉ
những tác phẩm có dung lượng dài. Megastory là những câu chuyện lớn. Longform là bài
dài. Từ đúng có thể gọi về định dạng này là Storytelling hay định dạng Datastory (báo chí
dữ liệu).
Riêng tại Zing, những bài được gọi là Longform là những bài có dung lượng lớn, có
chứa vấn đề trong đó và được trình bày đẹp. Những bài này được phóng viên và tòa soạn
đầu tư để thể hiện một chủ đề đặc biệt. Có nhiều cách thể hiện, có thể là một bài tổng hợp,
một câu chuyện, phóng sự hoặc một bài phỏng vấn. Các bài được đầu tư nội dung thì có thể
biến tấu để đưa lên định dạng Longform, định dạng Longform hay Kover.
2. Quý cơ quan bắt đầu sản xuất các sản phẩm báo chí Longform từ khi nào và
hướng chủ yếu đến những vấn đề, sự kiện nào của cuộc sống?
Việc sản xuất bắt nguồn từ năm 2015, bắt đầu phát triển sản xuất nhiều từ năm 2017.
Những bài Longform không hướng đến một mảng đề tài nào cụ thể mà các nội dung, vấn đề
mình đều có thể đưa thành Longform. Khi minh chia ra như báo chí dữ liệu thì mình thiên
về vấn đề kinh tế, hay mảng giải trí phỏng vấn nhân vật,…thì hay được đưa về Longform.
Số lượng sản xuất tương đối nhiều. Trong năm 2017, khoảng hơn 300 bài, dao động khoảng
1 bài/ ngày
3. Xin ông (bà) cho biết quy trình sáng tạo các tác phẩm Longform tại quý báo?
Quy trình sáng tạo một tác phẩm Longform cũng tương tự như quy trình sáng tạo một
tác phẩm báo chí. Đề tài có thể do phóng viên đề xuất hay lãnh đạo yêu cầu. Hiện tại, các kỹ
thuật viên không tham gia gì nhiều bởi họ đã tham gia việc sáng tạo nền tảng trước với các
định dạng sẵn và dự trù các tình huống.
Số lượng sẽ tùy biến theo nội dung nhưng khó có thể một người có thể sản xuất được
1 bài Longform. Tối thiếu sản xuất bài Longform thì cần tối thiểu 2 người. Một người chuẩn
bị nội dung về văn bản, số liệu. Một người là nhân viên đồ họa thiết kế layout hay tít, ảnh,
các chi tiết minh họa cho tác phẩm. Tuy nhiên, ít khi có thể sản xuất được 2 người bởi ngoài
text, ảnh sẽ có video, chưa kể người thiết kế. Bài phức tạp sẽ cần phải đến 2 người chụp, 2
người quay.
Dựng bài do biên tập viên hay một phóng viên đã được tập huấn về sử dụng code trên
CMS dựng. Các trưởng ban đọc duyệt, thẩm định xong mới được đẩy lên trang. Trong quá
trình làm thì các trưởng ban hay biên tập viên kiểm soát rất sát sao toàn bộ quy trình. Khi
phần nội dung văn bản đã đạt yêu cầu thì mới chuyển qua bên đồ họa thiết kế. Khi thiết kế
xong, đội đồ họa chuyển lại thì các biên tập viên sẽ ráp nối xem layout, nếu tốt thì sẽ duyệt
đăng còn không thì mình phải chuyển lại để họ thiết kế đúng yêu cầu.
Một bài có thể sản xuất được trong vòng vài tiếng (những bài thời sự kỷ lục chỉ trong
vòng 4-6 tiếng) hoặc chỉ trong ngày nên cũng khá đáp ứng được tính thời sự. Nhưng cũng
có bài mất đến cả tháng. Các bài thiên về thời sự thì sẽ không mang nặng yếu tố đồ họa như
ở mảng giải trí hay nhân vật. Quy trình này được tiếp thu từ báo chí phương Tây bởi vấn đề
liên quan đến data hay đồ họa họ đã phát triển từ rất lâu rồi trong khi Việt Nam còn tương
đối yếu ở thời điểm hiện tại. Trong khoảng vài năm gần đây, vấn đề đồ họa, video đồ họa
hay interactive (tương tác) mới được các tòa soạn, đặc biệt tòa soạn điện tử để ý.
Interactive mất công sức bởi lập trình viên sẽ phải viết code riêng cho từng hiệu ứng
và vấn đề tương thích với tất cả các nền tảng khá khó. Một thời gian các báo khá hào hứng
bởi rất mất công đầu tư. Trước đây, mọi người xem trên máy tính là chủ yếu thì vấn đề này
khá ổn. Tuy nhiên, giờ nhiều người xem điện thoại, để nhét hết tính năng một bài interactive
là rất khó và ít nhiều giảm chất lượng bởi nền tảng công nghệ còn yếu.
4. Báo Zing.vn có định hướng chủ trương như thế nào với việc phát triển xu
hướng Longform hiện nay?
Hướng phát triển của Zing.vn với hình thức Longform thì hiện tại báo vẫn duy trì số
lượng. Trong năm nay và các năm tiếp theo, báo sẽ tập trung đầu tư nâng cao chất lượng.
Thứ nhất, chuẩn hóa về mặt trình bày. Thứ hai, tập trung nâng cấp hơn về mặt câu chuyện,
nội dung. Năm nay, số lượng được dự đoán tăng hơn khoảng 20 đến 30% và các thể loại
nhánh được phát triển mạnh hơn như phân tích số liệu (data story).
5. Tòa soạn có sự thống kê cụ thể nào về tình hình sản xuất các tác phẩm
Longform cũng như đánh giá phản hồi của độc giả về các tác phẩm Longform (thông
qua các kênh phản hồi thứ cấp)?
Kênh phản hồi dựa trên pageview, like, share, comment. Để đánh giá được một bài
viết thì ngoài pageview, tòa soạn còn phải dựa trên mức độ phản hồi của độc giả qua việc
binh luận, chia sẻ, đánh giá. Những bài nhận được phản hồi tốt sẽ có mức nhuận bút thêm từ
2 đến 5 lần so với khung ban đầu.
6. Đội ngũ phóng viên sản xuất Longform phải đạt những tiêu chí gì về kỹ năng
thưa ông (bà)?
Ngoài ra, sự khuyến khích của tòa soạn dành cho đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên
sáng tạo các tác phẩm Longform là gì thưa ông (bà)?
Đội ngũ phóng viên sản xuất Longform, đặc biệt các bạn phóng viên phải có nền tảng
kiến thức nhất định và trải qua thời gian làm nghề nhất định để nắm bắt được những kỹ năng
cơ bản trong sáng tạo tác phẩm báo chí. Các phóng viên chuyên sản xuất Longform phải trải
qua những buổi đào tạo nhất định trong quy trình đào tạo cán bộ của tòa soạn.
Sự khuyến khích sẽ nằm ở ba yếu tố. Một là về mặt đề tài, tức đề tài đạt tiêu chuẩn sẽ
được ưu tiên sản xuất. Thứ hai là và việc hiển thị vị trí trên trang. Thứ ba là khung nhuận
bút cao hơn rất nhiều so với bài thông thường. Các phóng viên tỏ ra khá hào hứng khi làm
Longform bởi không chỉ nhuận bút mà còn được thỏa sức sáng tạo.
7. Những khó khăn và hạn chế của quý cơ quan khi sản xuất các tác phẩm
Longform là gì thưa ông (bà)?
Nếu có khó khăn, xin hỏi quý cơ quan có đường hướng giải quyết vấn đề này như thế
nào trong tương lai?
Khó khăn khi làm Longform chính là việc phải bỏ nhiều công sức. Đôi lúc sẽ gặp trục
trặc ở các khâu. Điều này đòi hỏi tòa soạn phải chuẩn hóa nhiều hơn trong quy trình sáng
tạo cũng như đòi hỏi yêu cầu cao hơn đối với phóng viên.
Nhìn dưới góc độ Zing, theo tôi khó khăn ban đầu xuất phát từ nền tảng công nghệ,
phải có người lập trình ra một hệ thống tích hợp trên CMS mới có thể sản xuất được
Longform. Yếu tố về mặt tài nguyên như ảnh, video thì hiện nay khá dễ dàng giải quyết còn
về mặt định hướng, tư duy của lãnh đạo cũng là một yếu tố ảnh hưởng nhưng nó nẳm riêng
về mặt trình độ nên khó bàn xét.
Ngoài vấn đề tài chính, đào tạo con người thì vấn đề về mặt xác định đề tài được coi
là khó khăn nhất thời điểm hiện tại. Ngay cả khi đã lựa chọn được đề tài phù hợp để phát
triển được câu chuyện, người phóng viên hay ban biên tập phải có cả tư duy về mặt nội dung
và tư duy về mặt hình ảnh (ảnh, video, câu trích). Bởi có nhiều đề tài khá nhạy cảm, chúng
ta không thể sử dụng hình ảnh thực mà lúc đó phải dùng hình minh họa mang nghĩa ẩn dụ.
Lúc đó lại đặt ra yêu cầu, giữa người làm nội dung và người làm đồ họa phải trao đổi rất kỹ
để truyền tải hết được thông điệp tác phẩm.
8. Xin ông bà đưa ra nhận định về sự phát triển của loại hình Longform trong
tương lai? Liệu đây sẽ là định hướng phát triển lâu dài của quý cơ quan hay phụ thuộc
vào việc tiếp nhận của công chúng?
Về sự phát triển của Longform trong tương lai thì cũng tương đối khó nói bởi hiện tại
nó như một trào lưu nở rộ, sau đó nó có thể thoái trào. Tuy nhiên, theo tôi, những tác phẩm
chất lượng thì sẽ không thể biến mất. Về sau, có hình thức nào mới hay hơn, phù hợp với gu
độc giả thì việc sản xuất Longform có thể thay đổi. Nói chung nó phụ thuộc vào nhu cầu độc
giả thì mình sẽ gia giảm liều lượng.
Việc sản xuất Longform đã và đang rèn luyện cho đội ngũ phóng viên những kỹ năng
làm nghề nên dù có thay đổi hình thức sang loại hình mới thì kỹ năng ấy vẫn được tiếp tục
phát triển. Bản thân tôi có quan điểm thể loại có thể thay đổi, nội dung là bất biến. Nếu một
bài viết đẹp nhưng nội dung không có thì sẽ không thể thu hút độc giả hay nội dung hay
nhưng trình bày kém thì cũng sẽ không ai xem. Tuy nhiên, khi mình kết hợp được cả hai yếu
tố này lại được với nhau thì nó sẽ không bao giờ khiến độc giả nhàm chán.
9. Theo ông bà, sự ra đời của hình thức thể hiện mới như Longform có ảnh hưởng
thế nào đến cục diện báo chí nói chung?
Một bài Longform trong thời buổi báo chí hiện nay được coi là đặc sản, mang dấu ấn
riêng của tòa soạn trước các thông tin tràn lan thiếu kiểm chứng hay các thông tin thời sự mỳ
ăn liền hiện tại. Mọi người nhìn thấy những tác phẩm như vậy sẽ nhận định ra được vai trò
hiện tại của những người làm báo chí, khác với đội ngũ blogger hay facebooker trong việc đưa
ra các tác phẩm hay, đẹp và khác biệt.
Không thể nhận định các tác phẩm Longform đều kén độc giả bởi kén hay không kén
người đọc còn nằm ở đề tài tác phẩm. Với bài viết có chủ đề hay, trình bày đẹp thì có tác
động lan tỏa rất lớn trên mạng xã hội. Nói riêng về Longform thì vấn đề layout được coi như
quyết định. Chúng ta không thể tránh được những độc giả đọc lướt dù ở bất kỳ thể loại nào
bởi vậy ngay từ khâu chọn các câu trích, chọn hình ảnh,…chính là những ô cửa thông tin níu
chân độc giả.
MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 6 [PVS6]
Kính gửi ông (bà): Nguyên Anh
Chức vụ: Trưởng ban Infographic
Cơ quan công tác: Báo điện tử Zing.vn
1. Riêng quý báo có phần Longform trong mục Multimedia, vậy theo ông (bà)
một tác phẩm như thế nào được gọi là Longform?
Các bài Longform chuyên về bài sâu thì độc giả có một định dạng mang tính tổng hợp,
tổng kết cho độc giả. Là các định dạng đọc khác nhau. Lens thiên nhiều về ảnh, Kover chuyên
về phỏng vấn nhân vật còn Longform là những bài viết rất sâu về một vấn đề. Longform
thường mang những vấn đề thời sự được đào sâu từ ý kiến chuyên gia, của phóng viên và
những bài phỏng vấn độc quyền nhân vật.
2. Quý cơ quan bắt đầu sản xuất các sản phẩm báo chí Longform từ khi nào và
hướng chủ yếu đến những vấn đề, sự kiện nào của cuộc sống?
Những tác phẩm đầu tiên vào khoảng đầu năm 2015. Ban đầu phải sản xuất 1 tuần 1
bài. Đợt trước tính hiệu quả không cao, đầu tư một bài sâu như vậy còn chưa đảm bảo. Bài
lên được trang nhiều người khen ngợi nhưng làm bài này rất tốn công sức. Làm được khoảng
3 đến 4 bài thì dừng lại. Bài thứ nhất về Điện Biên Phủ, bài thứ hai về người lính lái xe tăng
húc đổ Dinh độc lập, bài Hoàng Sa, Trường Sa. Các bài đều có hiệu ứng âm thanh, có tính
tương tác
Các bài đấy phóng viên phải thu thập rất lâu vì là sự kiện lịch sử và có riêng mảng
Interactive riêng nên khâu thiết kế khá phức tạp. Còn hiện nay, chỉ áp dụng đơn thuần ảnh,
video, đồ họa,...
3. Tòa soạn có sự thống kê cụ thể nào về tình hình sản xuất các tác phẩm
Longform cũng như đánh giá phản hồi của độc giả về các tác phẩm Longform (thông
qua các kênh phản hồi thứ cấp)?
Đây là thể loại bài viết sâu và đánh vào cảm xúc con người nên rất nhiều người đồng
cảm cùng bài viết. Đặc biệt những bài chuyên trong mục Kover, chuyên phỏng vấn người
nổi tiếng, họ thể hiện bản thân, cảm xúc rất nhiều thì thu hút độc giả rất tốt. Có các bộ đo
đếm riêng trong tòa soạn với số liệu thay đổi trong ngày.
4. Xin ông (bà) cho biết quy trình sáng tạo các tác phẩm Longform tại quý báo?
(Quy trình này tự xây dựng trong quá trình sản xuất Longform hay có tiếp thu học hỏi
từ các mô hình sản xuất của các tòa soạn báo nước ngoài và Việt Nam?)
Quy trình cũng diễn ra bình thường: Sau khi được duyệt đề tài, phải có định hướng
trước làm Longform, phóng viên đi liên hệ nhân vật, thu thập thông tin, viết bài. Nếu như
phóng viên khai thác vấn đề đủ sâu, thu thập đủ dữ liệu. Sau đó, bài được chuyển cho bộ
phận kiểm duyệt sau đó chuyển qua bộ phận thiết kế. Thông thường sẽ có phóng viên ảnh
chắc tay đi cùng để chụp ảnh. Tuy nhiên, nếu dữ liệu không đủ thì sẽ không được đưa thành
Longform.
Phần mềm đẩy bài Longform là phần mềm CMS đã được thiết kế với code riêng. Kỹ
thuật viên phải nâng cấp phiên bản CMS lên để có thể xuất bản của Longform.
Sau khoảng 1-2 ngày sẽ cho ra các bài Longform. Sau đó, bài sẽ được người chuyên
trách đẩy bài và duyệt bài. Một số bài khó cần chuyển động hay Interactive thì sẽ có cần bộ
phận kỹ thuật can thiệp.
Quy trình này phải đi nghiên cứu các mô hình báo chí nước ngoài, rồi tự tổng kết. Ví
dụ như NY Times hằng năm có báo cáo tổng kết xu hướng và chúng tôi xem các bài báo trên
trang của họ để cho ra đời những tác phẩm Longform phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của độc
giả.
5. Báo Zing.vn có định hướng chủ trương như thế nào với việc phát triển xu
hướng Longform hiện nay?
Phát triển nhân sự, đào tạo phóng viên trẻ có thể sáng tạo ra nội dung. Ngoài ra còn
liên kết các chuyên gia để có các bài viết chất lượng.
Yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng khá lớn. Hiện nay, ảnh, video có thể tải lên với dung lượng
khá lớn, người đọc được trải nghiệm và thưởng thức những tác phẩm chất lượng hơn.
Kỹ thuật tốt khiến cho độc giả có thể tương tác trực tiếp, tuy nhiên hiện nay, mặt này
còn hạn chế do độc giả hiện tương tác chủ yếu trên điện thoại. Do đó, nền tảng điện thoại.
Nó được coi như guồng quay khi đang trong cơn bão thông tin thì độc giả cũng cảm thấy
nhàm chán với những dòng tin nhanh thì hiện tại nảy sinh một loại mới cho độc giả đọc sâu.
Kenh14 là người khá thành công. Zing.vn cũng phải học tập nhiều bên họ. Hệ thống
kỹ thuật cũng chưa thể đáp ứng hoàn toàn việc sản xuất các tác phẩm chứa đựng nhiều yếu
tố tương tác.
6. Đội ngũ phóng viên sản xuất Longform phải đạt những tiêu chí gì về kỹ năng
thưa ông (bà)?
Ngoài ra, sự khuyến khích của tòa soạn dành cho đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên
sáng tạo các tác phẩm Longform là gì thưa ông (bà)?
Để gọi là được một tác phẩm Longform thì cần phải đến các yếu tố về mặt chiều sâu
nội dung, chiều sâu về mặt thể hiện: ảnh/video, minh họa. Các phẩn này được đầu tư rất kỹ.
Phóng viên phải viết bài kỹ, phóng viên ảnh cũng phải có yêu cầu riêng cho Longform (khai
thác sâu biểu cảm thần thái, có ảnh phù hợp nội dung, ảnh phải có không gian) và người vẽ
minh họa cũng phải nghiên cứu kỹ bài viết.
Ảnh cho Longform phải cho khâu sản xuất nên phải có những yêu cầu riêng vì cần
phải có không gian xử lý chữ.
Ba yếu tố này phải kết hợp nhuần nhuyễn, nếu không thì không thể trở thành
Longform. Bởi nếu nội dung tốt bạn có thể chuyển về bài thông thường. Ảnh tốt có thể
chuyển về tin ảnh. Yếu tố thiết kế mang tính khơi gợi cảm xúc sâu hơn cho người đọc. Những
bài không có ảnh, video thì muốn thành Longform thì phải có minh họa, đặc biệt với những
đề tài mang tính nhạy cảm. Có nhiều lớp tập huấn cho phóng viên về mảng này nhưng vẫn
còn nhiều chệch choạc.
Với vai trò trưởng ban Infographic, tôi kiểm soát hình ảnh trên trang. Sau khi đọc xong
nội dung thì hướng đội thiết kế theo hướng phù hợp. Ra quy định một bài Longform tối đa
là 3 ngày cho khâu thiết kế.
Khuyến khích:
- Tính theo định mức sản xuất (KPI). Trong một tuần, các ban phải tự đăng ký định
mức số lượng bài với lãnh đạo
- Nhuận bút cũng cao hơn nhiều so với bài thông thường
- Nhiều phóng viên có mong muốn viết bài sâu thì đây là mảnh đất
7. Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế của quý cơ quan khi sản xuất các tác
phẩm Longform là gì thưa ông (bà)?
Hạn chế của Longform: Đội ngũ sản xuất hơi cồng kềnh. Thời gian tổn tại trên giao
diện tối đa chỉ là 24h tuy nhiên phải có sự góp sức của 3-4 người so với một bài thông thường
chỉ cần một người; Kén chọn độc giả. Một bài Longform rất là dài có bài lên 5000 chữ, nên
rất tốn thời gian để đọc
Trước đây, tác phẩm báo chí có thể một người phóng viên tự sản xuất, thì hiện nay, bộ
máy sản xuất Longform khá cồng kềnh. Cần ít nhất từ 3 người trở lên (phóng viên, chụp ảnh,
thiết kế), các bài đòi hỏi cao hơn thì cần có cả kỹ thuật viên. Do đó, muốn ra đời một tác
phẩm chất lượng thì bộ máy này phải hoạt động hết sức trơn tru.
Tuy nhiên, từ đó, phát sinh nhiều vấn đề hơn. Thứ nhất, sau khi người phóng viên viết
bài về xong sẽ phải đẩy bài lên chờ kiểm duyệt. Sau đó, họ phải chờ tiếp phóng viên ảnh đẩy
file lên, nếu phóng viên ảnh làm không tốt thì bài đó không được đẩy thành Longform. Sau
đến phần thiết kế, người thiết kế cũng phải đọc rất kỹ để nắm được tinh thần thiết kế sao cho
phù hợp với bài viết.
8. Xin ông bà đưa ra nhận định về sự phát triển của loại hình Longform trong
tương lai? Liệu đây sẽ là định hướng phát triển lâu dài của quý cơ quan hay phụ thuộc
vào việc tiếp nhận của công chúng?
Theo cá nhân, tôi thấy trong năm 2017, Longform đã phát triển đến giới hạn của nó và
chưa thật sự nhìn thấy được hướng phát triển mới tiếp theo. Nếu có thì chỉ là việc giữ phong
độ của các tòa soạn. Bởi Longform hướng đến nhóm độc giả đọc sâu, đọc kỹ và độc giả thích
xem hình ảnh.
MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 7 (PVS7)
(Chuyên gia nghiên cứu báo chí)
Kính gửi ông (bà): PGS.TS Nguyễn Thành Lợi
Chức vụ: Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo
1. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng đào tạo nhân lực làm các sản phẩm
báo chí sáng tạo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay?
Hầu hết các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay còn tập trung đào tạo theo hướng sản xuất
các sản phẩm báo chí truyền thống. Tại các cơ quan báo chí đang ứng dụng xu hướng báo
chí sáng tạo thì số ít là nhân lực được đào tạo bài bản, còn đa số mới đang sản xuất mang
tính chất mày mò, thử nghiệm. Điều này dẫn đến nguồn nhân lực thực hiện được các sản
phẩm báo chí sáng tạo ở Việt Nam còn mỏng, nhân lực thực hiện được cũng chưa thực sự
chuyên sâu. Nên các sản phẩm tạo ra vẫn chưa có nhiều sản phẩm thực sự chất lượng, hiệu
quả, đáp ứng được những tiêu chí mà báo chí thế giới đề ra. Do vậy, vấn đề đẩy mạnh đào
tạo nguồn nhân lực thực hiện sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo hiện nay rất cần thiết.
Vấn đề đặt ra hiện nay đó là, ngay từ các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học đào tạo
báo chí, nên đẩy mạnh các môn học, các chuyên đề cập nhật những xu thế mới, truyền cho
sinh viên những phần mềm, kỹ năng để sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo theo những
xu thế chung của thế giới.
2. Ông có nhận định như thế nào về vai trò của việc ứng dụng các sản phẩm báo
chí sáng tạo đối với diện mạo báo chí Việt Nam hiện nay?
Một tác phẩm báo chí được sáng tạo cả về nội dung, đa dạng trong hình thức trình bày,
truyền tải sẽ hấp dẫn công chúng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng so với các tác
phẩm báo chí truyền thống. Những xu hướng sáng tạo sản phẩm khác nhau sẽ đáp ứng được
với nhiều nhóm công chúng, đối tượng khác nhau, từ đó nâng cao hiệu quả truyền thông của
các sản phẩm.
3. Với tư cách là một nhà nghiên cứu báo chí lâu năm, ông có dự báo gì về tương
lai của các sản phẩm báo chí sáng tạo trên báo chí Việt Nam, thưa ông?
Với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, chắc chắn các xu hướng sẽ còn
thay đổi, nên sẽ có rất nhiều các hình thức báo chí sáng tạo mới ra đời. Ví dụ trước đây người
ta chỉ nói đến văn hóa đọc, chỉ có xem báo, xem tạp chí. Nhưng sau khi phát thanh truyền
hình ra đời chúng ta có văn hóa nghe nhìn. Sau khi mạng Internet ra đời có văn hóa “lướt”
web.Báo chí di động phát triển thì có văn hóa “vuốt” màn hình. Khi các xu hướng báo chí
sáng tạo mới ra đời thì công chúng lại được trải nghiệm những tính tương tác, tính đắm
chìm,…(công nghệ thực tại ảo),…
Các xu hướng báo chí mới sẽ tiếp tục ra đời, vậy nên những xu hướng tồn tại có hiệu
quả với công chúng, với cơ quan báo chí sẽ được tiếp tục phát triển.Còn những xu hướng
không còn hiệu quả sẽ buộc phải ngừng lại. Đó là quy luật bình thường của những xu hướng,
chúng có thời kỳ hưng thịnh thì đến lúc nào đó sẽ có giai đoạn thoái trào. Điều này còn phụ
thuộc vào những xu thế mới của báo chí thế giới trong tương lai và nhu cầu, thị hiếu của
công chúng hiện đại mỗi thời điểm.
4. Theo ông, thách thức với các tờ báo trong việc ứng dụng các sản phẩm báo
chí sáng tạo hiện nay là gì?
Tư duy của lãnh đạo tòa soạn là thách thức, cũng là yếu tố quyết định sự thành công
của một tờ báo. Trong việc ứng dụng báo chí sáng tạo cũng vậy, lãnh đạo phải có tư duy
sáng tạo, tư duy muốn đổi mới, thay đổi thì mới đề ra được những định hướng, chủ trương
cho tòa soạn. Đồng thời người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, luôn đi đầu trong việc áp dụng
các xu hướng mới, cập nhật xu thế thế giới và phổ biến lại cho nhân lực, sẽ là sự truyền cảm
hứng tốt nhất đến cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của tòa soạn đó.
Thách thức thứ hai là vấn đề nền tảng công nghệ - kỹ thuật và tài chính. Muốn ứng dụng
được các xu hướng báo chí sáng tạo buộc tòa soạn phải có một nền tảng công nghệ tốt, đội ngũ
kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Và để có được những yếu tố đó là vấn đề về tài chính là yếu tố
quyết định.Nếu không có tài chính mạnh thì việc đầu tư vào công nghệ kỹ thuật là điều không
khả thi.
5. Có giải pháp nào để khắc phục những khó khăn, thách thức hiện tại, và nâng
cao chất lượng các sản phẩm báo chí sáng tạo trên báo điện tử hiện nay không, thưa
ông?
Trước hết lãnh đạo tòa soạn phải coi việc đổi mới, sáng tạo là yếu tố cần thiết, quan
trọng trong việc duy trì, phát triển, xây dựng thương hiệu tờ báo. Từ lãnh đạo tòa soạn đến
phóng viên, biên tập viên đều phải thay đổi được tư duy làm nghề. Không nên chỉ tập trung
đi theo những lối mòn làm báo truyền thống.
Các tòa soạn phải có một chiến lược cụ thể trong việc ứng dụng xu hướng báo chí sáng
tạo. Tập trung đầu tư và phát triển những xu hướng hiệu quả.Đào tạo tập huấn kiến thức, kỹ
năng cho nhân lực của tòa soạn. Có những chiến lược thu hút tài trợ, quảng cáo, tạo nguồn
thu cho tòa soạn để có kinh phí đầu tư sản xuất các xu hướng báo chí sáng tạo theo xu thế
của báo chí thế giới hiện nay.
MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU PVS 8
(Lãnh đạo cơ quan báo chí)
Kính gửi ông (bà): Phạm Duy Thành
Chức vụ: Trưởng Ban Thể thao
Cơ quan công tác: Báo VTCNews
Xin được tiếp thu ý kiến của ông (bà) về một số vấn đề sau đây:
1. Theo ông (bà), từ ngữ nào chính xác nhất để có thể định nghĩa được cho hình
thức sản xuất tin này.
“Tường thuật trực tiếp” theo tôi là từ thông dụng và cũng là đúng nhất về mặt ngữ
nghĩa. Đưa tin trực tiếp về mặt bản chất là ghi lại, tường thuật ngay tại hiện trường, khác
với đến hiện trường để ghi lại làm thể loại phản ánh, bình luận. Tường thuật trực tiếp là
phóng viên sẽ đến, mô tả lại hiện trường ngay tại thời điểm nó diễn ra, đưa tin 1 cách trực
diện, trực tiếp về vấn đề.
2. Dưới góc độ là một nhà quản lý và người làm báo, ông (bà) có thể đưa ra
nhận định đánh giá như thế nào về sự ra đời của xu hướng đưa tin trực tiếp trong thời
kỳ công nghệ số hiện nay? Nó có tác động thế nào đến sự phát triển của cục diện báo
chí nói chung?
Tính đến nay, VTCNews đã thực hiện các tác phẩm trực tiếp được khoảng 10 năm.
Theo tôi biết, 24h.com.vn là một trong những trang thông tin điện tử đã bắt đầu đưa trực tiếp
theo hình thức Timeline trong bóng đá. Đây là xu hướng chung, phổ biến không những của
thế giới mà còn của hầu hết các báo đa phương tiện, trang thông tin điện tử ở Việt Nam hiện
nay. Sự ra đời của xu hướng này là tất yếu, không thể thay đổi. Nó vừa là sản phẩm, cũng
vừa là yêu cầu của thời đại, của độc giả và của thời đại công nghệ 4.0. Hình thức đưa tin này
ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng xã hội. Đặc biệt khi mạng xã
hội lớn nhất hành tinh Facebook “trình làng” tính năng Live thì nó đã trở thành công cụ hỗ
trợ đắc lực cho các báo phát triển làm trực tiếp, từ đó làm giảm áp lực về hạ tầng kỹ thuật
khi thực hiện đưa tin trực tiếp của một tờ báo. Đơn giản, phong viên chỉ cần quay trực tiếp
thông qua Facebook và lấy đường Link từ đó nhúng vào trong báo điện tử đã giúp tờ báo có
ngay được tác phẩm báo chí trực tiếp. Lúc này, không quá cần thiết đến sự có mặt của các
thiết bị, đồ nghề tốt, các nhóm kỹ thuật đông đi theo để phục vụ cho một bài báo đưa tin trực
tiếp. Hiện nay các đài truyền hình, báo điện tử trong đó có VTCNews cũng đều đang theo
hướng phát triển đưa tin tức trực tiếp tại hiện trường, và càng ngày càng có sự đầu tư vào
công nghệ cao.
Đưa tin trực tiếp có sự tác động lớn tới cục diện báo chí nói chung. Rõ ràng khi báo
in đang bị lấn áp, sự xuất hiện của tin trực tiếp chính là một trong những nhận diện chung
của báo mạng điện tử. Báo mạng hơn báo in là có thể đưa tin trực tiếp và ngay cả truyền hình
cũng phải đi sau báo mạng.
Chính khi báo điện tử đẩy mạnh phát triển hình thức này, thì áp lực tới truyền hình
cũng ngày càng phải sáng tạo, làm mới. Nó yêu cầu đài truyền hình buộc phải tích hợp và
chuyển các bản tin thông thường thành các tin trực tiếp nhiều hơn. Sự ra đời của chương
trình VTV24 trên truyền hình chính là ví dụ minh chứng cho xu hướng tường thuật tin tức
trực tiếp. Những bản tin ngắn, tin đưa trực tiếp, bản tin hiện trường sẽ được đẩy mạnh hơn
hết.
2. Sự phát triển này được đánh giá như thế nào so với sự phát triển của hình
thức đưa tin trực tiếp trên thế giới? So với Truyền hình trực tiếp thì Tin tức trực tiếp
trên báo mạng điện tử có gì khác biệt?
Thế giới đã bắt tay vào công cuộc đưa tin trực tiếp từ rất lâu. Đưa tin trực tiếp là xuất
phát từ truyền hình, vào đầu khoảng thập niên 60-70. Cuộc cách mạng báo chí của thế giới
cũng bắt đầu từ đưa tin trực tiếp và ngày càng phát triển lên. Vì thế mà tất nhiên là sẽ có
khoảng cách khá lớn giữa báo chí thế giới và Việt Nam. Ở Việt Nam, hình thức này chỉ thực
sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng 3-4 năm nay, khi kỹ thuật, điều kiện công nghệ tốt lên.
Đặc biệt là khi Facebook và Youtube ra mắt công cụ Live đã hỗ trợ báo chí rất nhiều.
Các tác phẩm báo chí trực tiếp ở Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế hơn so với sự
lâu đời của thế giới. Thứ nhất chính là ở góc quay. Trực tiếp của nước ta hiện còn đơn giản,
thường chỉ quay góc trực diện vấn đề. Còn việc phát triển góc quay khác như bằng Flycam
còn bị nhiều hạn chế. Tại nhiều quốc gia phát triển, trực tiếp đã có những cảnh quay từ trực
thăng, , làm trực tiếp ở góc quay rộng. Ở Việt Nam thì gần như không có, ngay cả đài truyền
hình quốc gia cũng rất hãn hữu sử dụng đến Flycam. Điều này khiến trực tiếp của nước ta
hiếm góc quay cao, góc quay mới bao quát, trong khi nước ngoài lại quan tâm về khung cảnh
rất nhiều, thông tin đến với độc giả sẽ đặc sắc hơn.
Sự khác biệt thứ hai theo tôi đó là dung lượng thông tin trong các tác phẩm trực tiếp
của báo chí thế giới thường sâu và dài hơn rất là nhiều. Hàm lượng thông tin và nội dung khi
đọc để so sánh giữa Việt Nam và báo lớn thế giới thì họ sâu hơn rất nhiều. Hiện tại báo Việt
Nam thường đưa tin vấn đề trực tiếp theo kiểu mô tả, miêu tả chứ không đi sâu vào bình luận
hay có những thông tin mang tính phát hiện.
Tùy từng yêu cầu của từng tờ báo, từng tòa soạn mà phóng viên sẽ triển khai thực
hiện khác nhau. Ví dụ như tại VTCNews, khi tường thuật một trận bóng đá, bên cạnh mô tả
một trận đấu theo hình thức Timeline còn có video trực tiếp, hình ảnh, có bình luận của tác
giả thực hiện bài báo, có bình luận của các bình luận viên do phóng viên phỏng vấn ngay
trong trận đấu. Đây là một cách để làm giàu phần nội dung thông tin lên cho bài báo đa dạng
và nhiều góc nhìn hơn tới độc giả.
Hiện tại, nhìn chung sự yếu thế hơn ở các tác phẩm đưa tin trực tiếp ở Việt Nam hiện
nay so với thế giới là bởi 3 lí do cơ bản:
- Đầu tiên phải kể đến là yếu tố điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Để bắt
kịp với báo chí thế giới, đòi hỏi nước ta cần có hệ thống công cụ hiện đại hỗ trợ cho nhà báo
tác nghiệp một cách tiên tiến nhất.
- Thứ hai là ở lực lượng nhân sự. Một tờ báo điện tử ở Việt Nam thông thường sẽ
có khoảng từ 2-4 người cho một ekip, nhưng ở các tờ báo lớn trên thế giới, ekip làm việc
của họ thường không dưới 10 người. Tùy tòa soạn sẽ có cách thức và bí quyết riêng, nhưng
thực tế cho thấy, càng nhiều ekip thì sẽ có càng nhiều góc quay và thông tin được dày hơn.
Qua những sự kiện quốc tế từng tham gia thì theo đánh giá cá nhân, tôi vẫn chưa thấy tác
phẩm trực tiếp trên báo điện tử Việt Nam hiện nay có thể đạt hẳn ở độ chuyên nghiệp. Đó là
chuyên nghiệp về số lượng người và độ chuyên nghiệp riêng của từng phóng viên, so với thế
giới thì vẫn có phần chưa bằng.
- Thứ ba, yếu tố quyết định ở đây là vấn đề về bản quyền. Đây là hạn chế của rất
nhiều báo hiện nay. Nhiều sự kiện hiện mang tính độc quyền cao trong khi ở Việt Nam,
nhiều tòa soạn vẫn chưa sẵn sàng bỏ kinh phí để mua những “suất độc quyền” như vậy. Lấy
ví dụ như trong thể thao, muốn được phỏng vấn một cầu thủ sau trận đấu lớn như World
Cup, báo chí sẽ phải mua lại bản quyền hình ảnh, hoặc để được trực tiếp một trận đấu cũng
cần phải bỏ một khoản để được đứng trong sân quay trực tiếp. Bản quyền sẽ tạo sự phân hóa
giữa các tờ báo mạng với nhau.
Các sự kiện sẽ dần bản quyền hơn trong tương lai, chỉ thuộc về một số đơn vị có
quyền thông tin. Lúc này, khi muốn tường thuật trực tiếp, nhiều tờ báo sẽ buộc phải chọn
phương án là để phóng viên mô tả lại trực tiếp qua Timeline, thậm chí là không có hình ảnh,
làm cho bài trực tiếp mất hấp dẫn. Chắc chắn, bản quyền sẽ là vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất
đến đưa tin trực tiếp sau này.
Thế giới hiện đang thắt chặt vấn đề đảm bảo an ninh bản quyền. Tuy nhiên thì tại
Việt Nam, thực tế chưa có sự quản lý kiểm soát quá chặt chẽ nên ngoài các sự kiện chính trị
hay thể thao nóng thì gần như, bất cứ sự kiện xã hội nào cũng không quá khó khăn để trực
tiếp. Độc quyền sẽ làm rõ sự phân hóa giữa báo chí Việt Nam với thế giới, và giữa các tờ
báo Việt Nam. Tờ báo nào có sự độc quyền, tờ báo đó có lợi thế. Bởi độc giả, họ cần video,
hình ảnh trực tiếp cảm nhận bằng mắt chứ không chỉ qua những đoạn văn dài, khô khan.
3. Hiện nay ông (bà) có thể phân loại các tác phẩm báo chí trực tiếp trên thế
giới và tại Việt Nam như thế nào?
Xét trên phương diện hình thức, tôi phân làm 2 loại: tường thuật có video trực tiếp
và tường thuật không có video trực tiếp.
- Tường thuật có video trực tiếp: video chính là sự mô tả, bên cạnh video, có thế
có hoặc không cần đến nội dung văn bản diễn giải lại quá trình. Phục vụ cho nhu cầu thông
tin rộng, nhiều hơn xung quanh một sự kiện thì lúc đó, timeline, phần text sẽ phát huy tác
dụng và hỗ trợ video tuyệt đối. Tùy tính chất, độ quan trọng từng sự kiện mà mỗi tòa soạn
sẽ có cách chọn lựa thông tin và kế hoạch làm cho phù hợp, video phải luôn được quay có
bản quyền, công phu.
- Tường thuật có video trực tiếp: Có những độc giả lại không quá để tâm tới chi
tiết, họ cần cập nhật thông tin nhanh nhưng không muốn tốn thời gian để tho dõi xem trực
tiếp thì lúc này phần cập nhật bằng hình ảnh, text sẽ rất hữu hiệu. Hoặc lý do khách quan,
các điều kiện bên ngoài mà không thể quay video thì phóng viên buộc phải mô tả lại bằng
text và hình ảnh.
Về nội dung có thể chia làm 2 loại.
- Trực tiếp có kiểm soát ở mức độ cao: đó là những sự kiện lớn, cố định, tòa soạn
có nắm chắc lịch trình để lập kể hoạch phân công cụ thể, kỹ càng như sự kiện chính trị - xã
hội quan trọng, vấn đề liên quan đến an toàn, an ninh, chính trị đều sẽ yêu cầu sự kiểm soát
rất là cao.
- Có kiểm soát thì chất lượng nội dung sẽ tốt hơn, chất lượng về biên tập hình ảnh
và nội dung sẽ đảm bảo về mặt an toàn, an ninh thông tin. Bởi hiện nay, rất khó để có thể
kiểm soát hậu quả trong thời đại thông tin công nghệ số, thông tin được lan truyền tất nhanh
trên các mạng xã hội lớn như Facebook...
- Trực tiếp không có kiểm soát hoặc kiểm soát ở mức độ thấp: là các sự kiện xã
hội thường ngày nhận được sự quan tâm lớn của công chúng như cháy nổ thông thường, bắt
cóc, tắc đường, tai nạn... những sự kiện có sự rủi ro thấp hơn về mặt thông tin.
4. Được biết tại quý cơ quan của ông (bà) hiện cũng đang phát triển các tác
phẩm đưa tin trực tiếp tương đối tốt, xin hỏi quy trình sản xuất của của quý tòa soạn?
Khâu đầu tiên trong mọi thể loại báo chí luôn là chọn đề tài. Sự kiện được làm trực
tiếp phụ thuộc vào độ nóng và hấp dẫn của sự kiện. Ban lãnh đạo phải có sự chọn lọc, xem
xét tính hiệu quả khi sử dụng nhân sự đi làm trực tiếp.
Thứ hai là việc sử dụng nhân sự, thông thường một ekip thực hiện đưa tin trực tiếp
đối với báo mạng thì khoảng từ 3 đến 5 người. Tuỳ mức độ quan trọng của sự kiện thì ban
lãnh đạo sẽ thay đổi trong phân công số lượng người thực hiện.
Độ lớn của sự kiện là sự trải dài về mặt địa lý của sự kiện. Ví dụ thực tiễn như bão
đổ vào dọc miền Trung, lựa chọn khu vực tất quan trọng. Ban lãnh đạo sẽ phải “rải quân” ,
chọn nhiều địa điểm để có cái nhìn toàn cảnh nhất về sự việc.
Với những sự kiện có độ lớn mang tính chính trị như APEC thì tòa soạn sẽ họp để
đưa về các mũi. Khi có sự cố định về mặt địa điểm thì cái khó là khả năng tiếp cận các sự
kiện nhỏ ở trong sự kiện lớn đó, điều này phụ thuộc vào nguồn tin, biết được địa điểm và
thời gian của sự kiện.
Với những sự kiện cố định, mọi đề tài đều phải có kế hoạch đầy đủ, phương án cụ
thể để làm sao bao quát được tốt nhất các vấn đề đó. Đối với những sự kiện không cố định
thì sẽ có “bước ngược” trong tòa soạn. Thông tin đến từ phóng viên, xin ý kiến chỉ đạo
trưởng ban và tuỳ tính chất sự việc thì trưởng ban sẽ báo cáo ban biên tập. Ban biên tập sẽ
xem xét tính chất của sự kiện, có cần thiết phải làm hay không và nếu có thì phóng viên sẽ
thực hiện ngay.
Yêu cầu của việc làm trực tiếp là vấn đề hình ảnh.Bởi vấn đề rủi ro về mặt thông tin
nên thường một tờ báo sẽ thường chọn lựa trực tiếp sự kiện đơn giản, không quá phức tạp,
bất thường, thông tin không phải kiểm soát quá khắt khe. Những sự kiện xã hội đơn thuần
mà người đọc chỉ cần biết, không cần đi quá sâu.
Tuỳ vào tính chất sự kiện, diễn biến, độ lớn, độ nghiêm trọng, toà soạn sẽ dự báo,
lập kế hoạch cho các góc quay, góc lấy thông tin, góc cập nhật bên lề.
Thông thường, phóng viên sẽ chỉ phụ trách cập nhật, lấy thông tin, hình ảnh, video.
Còn cập nhập, phụ trách đẩy bài là việc của ban biên tập hình ảnh và ban biên tập nội dung,
họ sẽ xử lý hệ thống thông tin bên lề của nhóm phóng viên từ hiện trường gửi về.
Khi livestream thì không yêu cầu về chất lượng hình ảnh. Hiện nay, kỹ thuật “quay
vội” đôi khi có thể thực hiện ngay bằng điện thoại thông minh thay cho chiếc máy quay. Về
cơ bản thì phóng viên đưa tin trực tiếp không thể xử lý hình ảnh. Họ chỉ có thể lựa chọn góc
để quay và không thể xử lý về mặt thông tin. Toà soạn phải chấp nhận thông tin đưa về là
thông tin thô, các thông tin đưa về sẽ được ban biên tập xử lý ngay trong thời gian thực.
Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ đắc lực từ chế độ Live của Facebook và Youtube, việc làm
báo chí trực tiếp càng dễ dàng hơn. Tờ báo điện tử chỉ cần code của Youtube hoặc Facebook
đã có thể nhúng lên đẩy bài trực tiếp lên trên báo.
Với báo VTCNews, ngay cả tác phẩm trực tiếp cũng phải có sự kiểm duyệt qua ban,
rất hiếm khi rất đưa thẳng. Trong lúc đưa tin thì góc nhìn của bản thân phóng viên trong bài
viết đôi khi sẽ là góc nhìn một chiều. Ở góc nhìn của ban biên tập thì đa chiều hơn vì trước
hết họ cũng là độc giả, họ đủ tỉnh táo để biết sự kiện có đưa được hay không, đưa sự kiện
theo thứ tự như thế nào là hợp lý. Báo chí Việt Nam là tiếng nói của Đảng, bởi thế với những
sự kiện mang tính chính trị thì yêu cầu kiểm duyệt sẽ cao hơn, trưởng ban thư ký toà soạn sẽ
thận trọng, phóng viên phải cứng, kiến thức nền phải tốt.
5. Trong tương lai thì quý báo có muốn phát triển việc đưa tin trực tiếp hơn
không và hướng phát triển các tác phẩm này của quý tòa soạn trong tương lai?
Chắc chắn không chỉ ở VTCNews mà các báo điện tử khác cũng sẽ phát triển hình
thức đưa tin này trong lương lai. Vì nó là sản phẩm tất yếu của thời đại 4.0.
Trực tiếp thì có nhiều cách tiếp cận độc giả hơn, thu hút được nhiều công chúng.
Hiện chưa nhiều báo điện tử thực hiện nhưng đã có những kênh thông tin phát triển, đẩy
mạnh, sáng tạo hình thức livestream như trò chuyện với nhân vật nào đó, live ăn uống... Hình
thức này cho phép tạo ra rất nhiều sản phẩm phù hợp với từng đối tượng độc giả tuỳ vào
mục tiêu của từng toà soạn.
Livestream trở nên khá phổ biến, vì vậy nên rất cần đầu tư về mặt thiết bị và nhân
sự. Hiện nhiều tòa soạn sẽ còn gặp khó khăn và hạn chế. Đó là bởi hình thức đưa tin này yêu
cầu về mặt nhân sự lớn và đòi hỏi trang thiết bị hiện đại như máy quay, máy ảnh, điện thoại
chất lượng cao, đường truyền tốt. Đặc biệt đòi hỏi chất lượng nhân sự để xử lý các vấn đề,
tình huống trong khi thực hiện trực tiếp sẽ cao hơn nhiều so với hình thức đưa tin thông
thường.
Đa phần phóng viên hiện nay đều tự học tập kỹ năng, cách thức từ những kênh báo
chí, tài liệu của nước ngoài chứ chưa có nhiều lớp tập huấn về kỹ năng này. VTCNews hiện
đang học hỏi và thực hiện theo format của đài VTC.
Một khó khăn nữa là nằm ở bản quyền. Nó đòi hỏi sự đầu tư về mặt kinh tế của một
tòa soạn.
6. Ông (bà) hãy đề xuất ra một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tác
phẩm đưa tin trực tiếp thời điểm hiện tại?
Sự chuyên nghiệp là rất cần thiết. Các tòa soạn phải được đẩy lên mức chuyên nghiệp
nhất có thể, và trước hết điều đó thể hiện ở trang thiết bị công nghệ cao. Chất lượng bài báo
sẽ cao hơn rất nhiều khi có máy quay, máy ảnh chuyên dụng hỗ trợ.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam vẫn còn ràng buộc về mặt chính trị. Các tòa soạn phải chú
trọng trong bước kiểm soát thông tin, đưa tin nhanh cũng phải chính xác, khách quan, có lợi
nhất cho độc giả. Điều này phụ thuộc vào trình độ của phóng viên và năng lực người biên
tập. Cần tăng cường đưa hình thức đưa tin này vào giảng dạy trong các trường đào tạo chuyên
ngành báo chí.
Tiếp tục phát huy những ưu điểm của video trực tiếp đó là để độc giả theo dõi trực
tiếp và tương tác trong thời gian thực. So với truyền hình trực tiếp, hình ảnh trôi rất nhanh,
trong khi theo dõi trực tiếp trên mạng điện tử, nội dung xuyên rõ ràng phù hợp, có thể theo
dõi theo nhu cầu độc giả. Trực tiếp có thể có hình ảnh, video và những bình luận chuyên sâu,
phần báo chí sáng tạo kèm theo như infographic... Thử thách sáng tạo các hình thức mới sẽ
là cách để đưa trực tiếp trên báo mạng điện tử ngày càng phát triển và phát huy khả năng của
mình.
MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU PVS 9
(Lãnh đạo cơ quan báo chí)
Kính gửi ông (bà): Lê Thế Vinh
Chức vụ: Phó Tổng biên tập
Cơ quan công tác: Báo Vietnamnet
1. Dưới góc độ là một nhà quản lý và người làm báo, ông (bà) có thể đưa ra
nhận định đánh giá như thế nào về sự ra đời của xu hướng đưa tin trực tiếp trong thời
kỳ công nghệ số hiện nay? Nó có tác động thế nào đến sự phát triển của cục diện báo
chí nói chung?
Đưa tin trực tiếp với báo chí điện tử không phải mới phát triển những năm vừa qua,
mà cách đây 5-6 năm đã có nhiều báo dùng hình thức này để cung cấp thông tin cho độc giả.
Đó là những bài tường thuật trực tiếp dưới dạng cập nhật sự kiện theo diễn tiến đang xảy ra,
từng phút một gắn với những thông tin chi tiết theo từng nấc thang. Ví dụ như tường thuật
bão lũ, một vụ tai nạn lớn, một phiên tòa quan trọng... Với hình thức này, cái quan trọng nhất
là độc giả được tiếp cận những thông tin nóng nhất, đang diễn ra nhất và đặc biệt độc giả
như là đang chứng kiến, trực tiếp chứng kiến vụ việc tại hiện trường.
Sự ra đời này là tất yếu trong thời kỳ công nghệ số khi kỹ thuật công nghệ đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển báo điện tử và báo chí nói chung.
Gần đây, là thời của nhưng video trực tiếp thông qua mạng xã hội. Bất cứ người dân
nào cũng có thể trở thành 1 người cung cấp thông tin cho báo chí. Đây là xu hướng mà bất
cứ tờ báo điện tử nào cũng làm để phục vụ độc giả vì tính nóng hổi, thông tin nguyên bản
chưa qua biên tập cắt ghép, thời gian lại vô cùng thực tế. Bên cạnh đó, độc giả có thể tham
gia bình luận trực tiếp hoặc tiếp tục cung câp thêm thông tin, hình ảnh xung quan và liên
quan đến vụ việc cho các cơ quan báo chí. Tính lan tỏa với tốc độ share chóng mặt đang là
lợi thế của phương án đưa tin trực tiếp.
Càng ngày, nhu cầu tiếp cận thông tin của độc giả càng nhanh hơn, khó tính hơn, đa
dạng hơn nên xu hướng đưa tin trực tiếp trong thời kỳ công nghệ số có tác động rất lớn và
trực diện vào sự phát triển của báo chí nói chung. Độc giả ngày nay không còn thụ động ngồi
chờ nhà báo cung cấp thông tin, có gì ăn nấy nữa. Mà họ chủ động đi tìm những món ăn
ngon, nóng hổi và hợp với mình, chung thị hiếu với số đông xã hội. Những bài báo theo dạng
text và ảnh cũ kỹ dần sẽ không còn sức hấp dẫn đối với các độc giả ngày một khó tính lên
trong thời kỳ họ đọc báo qua điện thoại nhiều. Hơn nữa, chính mỗi độc giả với thiết bị di
động trong tay sẽ trở thành người cung cấp thông tin cho báo chí thông qua mạng xã hội. Nó
đi ngược lại với trước đây, đó là độc giả lấy thông tin từ báo chí đưa lên mạng xã hội. Nhu
cầu thay đổi, công nghệ ngày càng hiện đại và cũng thay đổi từng ngày từng giờ, nếu báo
chí không bắt kịp xu hướng hiện đại, nhất là về công nghệ số thì sẽ bị thụt lùi, bị mất thị
trường, mất độc giả...
2. Sự phát triển này được đánh giá như thế nào so với sự phát triển của hình
thức đưa tin trực tiếp trên thế giới? (Nó có gì khác, đặc biệt là trong cách thức đưa tin
trực tiếp của các tờ báo trên thế giới và nguyên nhân cho sự khác biệt ấy là do đâu?)
So với Truyền hình trực tiếp thì Tin tức trực tiếp trên báo mạng điện tử có gì khác
biệt?
Về cơ bản không khác nhau nhiều vì thế giới có công nghệ gì thì sau một thời
gian ngắn báo chí VN sẽ cập nhật được xu thế đó. Ở các kênh truyền hình nước ngoài thì họ
mạnh hơn về truyền hình trực tiếp qua dạng breaking news vì sự đầu tư, tính chuyên nghiệp,
sự lớn mạnh thực sự... So với THTT thì tin tức trực tiếp trên báo mạng điện tử có tính tương
tác lớn hơn nhiều, có nghĩa độc giả vừa thưởng thức và vừa cung cấp thêm thông tin, hình
ảnh và tham gia trực tiếp vào sự kiện.
3. Xin ông (bà) đưa ra đánh giá chung về chất lượng các tác phẩm báo chí trực
tiếp tại Việt Nam hiện nay?
Về breaking news, hầu như ở VN đang thua khá xa báo chí nước ngoài vì trình độ,
độ chuyên nghiệp... Một số kênh truyền hình lên kế hoạch rầm rộ nhưng gần như chưa thực
hiện được.
Về tường thuật trực tiếp ở các sự kiện có sẵn (phiên tòa, bão lũ, họp báo) có khá hơn
trước nhiều nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định (như dẫn dắt sự kiện, truyền tải thông
điệp chính, cách thức trình bày...).
Về video trực tiếp phải phụ thuộc nhiều vào đường truyền (ở những sự kiện lớn, chỗ
đông người thường mạng kém), người dẫn chương trình tại hiện trường chưa tốt, các thông
tin phụ trợ và vệ tinh chưa chuyên nghiệp và chưa hợp lý, nhiều khâu về kỹ thuật chưa ổn
định.,..
4. Được biết tại quý cơ quan của ông (bà) hiện cũng đang phát triển các tác
phẩm đưa tin trực tiếp tương đối tốt, xin hỏi quy trình sản xuất của của quý tòa soạn?
Có những quy trình phải áp dụng mộ hình từ các tòa soạn nước ngoài, sẽ được chỉnh
sửa cho phù hợp với môi trường báo chí việt nam, với đặc thù thể chế chính trị ở VN và với
độc giả vn. Cũng có những quy trình đưa tin trực tiếp do báo tự sáng tạo ra như chuyên mục
Góc nhìn thẳng, Bàn tròn trực tuyến...
Các vấn đề nếu được xác định làm trực tiếp thường đã có những quy chuẩn, quy trình
đặt ra rồi, các ban chuyên môn sẽ căn cứ vào đó mà áp dụng và phối hợp với các bộ phận kỹ
thuật cũng như các bộ phận khác thực hiện. Tùy mỗi sự kiện khi tiến hành sẽ có những thay
đổi và chỉ đạo cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Những sự kiện lớn ban biên tập sẽ định
hướng nội dung, các ban chuyên môn sẽ thực hiện. Những sự kiện nhỏ và vừa thì các trưởng
ban sẽ theo quy trình thực hiện như mọi sự kiện khác.
Có quy trình của mỗi tòa soạn, mỗi thao tác sẽ có những bộ phận riêng và người xuất
bản là trưởng ban, TKTS được ban biên tập ủy quyền. Với những đề tài nhạy cảm và có quy
định gửi duyệt thì các ban chuyên môn sẽ gửi lên ban biên tập.
5. Trong tương lai thì quý báo có muốn phát triển việc đưa tin trực tiếp hơn
không và hướng phát triển các tác phẩm này của quý tòa soạn trong tương lai?
CNTT phát triển mỗi ngày mỗi giờ, và các sản phẩm báo chí theo xu hướng công
nghệ hóa ngày càng được chú trọng ở mỗi tòa soạn, ở VNN cũng tương tự. Thách thức lớn
nhất là đội ngũ kỹ thuật CN phải đáp ứng được, phải tìm tòi, tiếp cận và cập nhật được xu
thế của các sản phẩm báo chí cong nghệ trên thế giới một cách nhanh nhất. Đồng thời phải
luôn tự mình sáng tạo những sản phẩm mới, cách trình bày, thể hiện mới và hợp lý sao cho
hiệu quả.
6. Ông (bà) hãy đề xuất ra một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tác
phẩm đưa tin trực tiếp thời điểm hiện tại?
- Tăng cường khả năng tương tác với bạn đọc.
- Thường xuyên cập nhật, sáng tạo những hình thức đưa tin mới mẻ để thu hút độc
giả.
- Nắm tốt những nguồn thông tin để bao phủ những sự kiện nóng và độc quyền.
- Định hướng đúng và trúng các vấn đề xã hội đang quan tâm.
- Phát triển, đẩy mạnh đưa tin trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội.
7. Xin ông (bà) đưa ra nhận định về sự phát triển của hình thức này trong
tương lai?
Loại hình bình luận trực tiếp sẽ phát triển mạnh trong tương lai khi và tuổi thọ của
tin tức thường ngắn ngủi. Bên cạnh đó, sự tương tác trực tiếp với độc giả, coi mỗi độc giả
như là 1 phóng viên của bản báo sẽ là xu thế, là sự kết nối rộng rãi cần khai thác.

You might also like