Lớp 11 - Andehit-xeton-Axit Cacbon - 61 Câu Từ Đề Thi Thử Năm 2018 Các Trường Chuyên

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 24

Câu 1 (CHUYÊN LAM SƠN THANH HÓA LẦN 2 -2018) Cho CH3CHO phản ứng với

H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được chất nào sau đây?
A. HCOOH. B. CH3OH. C. CH3COOH. D. CH3CH2OH.
Câu 2 (CHUYÊN LAM SƠN THANH HÓA LẦN 2 -2018) X là một axit hữu cơ thỏa mãn
điều kiện sau: m gam mol ; m gam mol . Công thức
cấu tạo của X là:
A. B. C. D.
Câu 3: (CHUYÊN LAM SƠN THANH HÓA LẦN 2 -2018) 2 Chất hữu cơ X, Y có thành
phần . Cả X và Y đều có phản ứng tráng bạc và phản ứng với dung

dịch thu được . Tỉ khối hơi của Y so với X là:


A. 1,91 B. 1,61 C. 1,47 D. 1,57
Câu 4 ( Chuyên Bắc Ninh - Bắc Ninh - Lần 1 – 2018) X là một axit hữu cơ thỏa mãn điều
kiện sau: m gam X + NaHCO3 → x mol CO2; m gam X + O2 → x mol CO2. Công thức cấu tạo
của X là
A. CH3COOH B. CH3CH2COOH C. CH3C6H3(COOH)2 D.
HOOC-COOH
Câu 5 (Chuyên Đại Học Vinh - Nghệ An - Lần 1 -2018)
Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
A. CH3CH2OH B. HCOOH C. CH3OH D.
CH3COOH
Câu 6 (Chuyên Đại Học Vinh - Nghệ An - Lần 1 -2018)
Chất nào sau đây phản ứng udodwjc với dung dịch axit axetic tạo chất khí ở điều kiện
thường?
A. NH3 B. NaOH C. NaHCO3 D.
CH2CH2OH
Câu 7. (Chuyên Hùng Vương - Lần 1-2018) Thực hiện phản ứng thủy phân 3,42 gam
mantozo trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng. Sau một thời gian, trung hòa axit dư
rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư, đun
nóng thu được 3,78 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân là
A. 87,50%. B. 69,27%. C. 62,50 %. D.
75,00 %.
Câu 8. (Chuyên Hùng Vương - Lần 1-2018) Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức,
mạch hở, chưa no (một nối đôi C = C; M X < MY); Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với
X; T là este ba chức tạo bởi X, Y và Z. Chia 40,38 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T làm 3
phần bằng nhau:
+ Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,5 mol CO2 và 0,53 mol nước.
+ Phần 2 cho tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 0,05 mol Br2 phản ứng.
+ Phần 3 cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1M và NaOH 3M rồi
cô cạn được m gam rắn khan.
Giá trị của m là
A. 6,66. B. 6,80. C. 5,04. D.
5,18.
Câu 9 (Chuyên Thái Bình - Lần2-2018) Lysin có phân tử khối là:
A. 89. B. 137. C. 146. D. 147.
Câu 10. (Chuyên Thái Bình - Lần2-2018)Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp X gồm 1
axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong
phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6
gam X với H = 80% thu được m gam este. Giá trị của m là:
A. 6,12 gam. B. 3,52 gam. C. 8,16 gam. D. 4,08
gam.
Câu 11. (Chuyên Bắc Ninh Lần 2-2018)Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X
với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m 2 gam chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y so với X
bằng 0,7. Hiệu suất phản ứng đạt 100%. X có công thức phân tử là:
A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. C5H11OH. D.
C4H9OH.
Câu 12. (Chuyên Bắc Ninh Lần 2-2018) Có bao nhiêu anđehit là đồng phân cấu tạo có cùng
công thức phân tử C5H10O?
A. 6 đồng phân B. 5 đồng phân C. 4 đồng phân D. 3
đồng phân
Câu 13. (Chuyên Biên Hòa - Lần 1- 2018)Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2
este tạo từ cùng một axit với 2 ancol đon chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được
0,26 mol CO2. Nếu đun nóng 3,42 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,5M đến phản ứng
hoàn toàn khi cô cạn thu được khối lượng chất rắn là
A. 3,40 gam. B. 5,40 gam. C. 6,80 gam. D. 7,42
gam.
Câu 14. (Chuyên Biên Hòa - Lần 1- 2018) Đun nóng axit axetic với isoamylic
(CH3)2CHCH2CH2OH có H2SO4 đặc xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Khối lượng
dầu chuối thu được 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu isoamylic có giá trị
gần nhất là (biết hiệu suất phản ứng đạt 68%)
A. 97,5 gam. B. 292,5 gam. C. 195,0 gam. D.
192,0 gam.
Câu 15. (Chuyên Biên Hòa - Lần 1- 2018) Cho 12,0 gam axit axetic tác dụng với lượng dư
ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc) thu được 11,0 gam este. Hiệu suất của phản ứng este đó là
A. 50,0%. B. 75,0%. C. 70,0%. D.
62,5%.
Câu 16. (Chuyên Biên Hòa - Lần 1- 2018) Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là
C4H6O2. Thủy phân X trong môi trường axit, đun nóng thu được một axit cacboxylic và một
ancol. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 17 (Chuyên Hạ Long - Lần 1-2018) Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 lít hơi
anđehit A có khối lượng bằng khối lượng 1 lít khí cacbonic. A là
A. anđehit benzonic. B. etanal. C. metanal. D.
anđehit acrylic.
Câu 18. (Chuyên Hạ Long - Lần 1-2018) Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là
C3H4O2 thỏa mãn các tính chất: tác dụng được với dung dịch NaOH, tác dụng được với dung
dịch Na2CO3, làm mất màu dung dịch nước brom. Vậy công thức của X là
A. CH2=CHOOCH. B. HOCCH2CHO. C. CH3COCHO. D.
HOOCCH=CH2.
Câu 19. (Chuyên Hạ Long - Lần 1-2018)X, Y, Z, T là 4 anđehit no, đơn chức, mạch hở
đồng đẳng liên tiếp, trong đó MT = 2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Z rồi hấp thụ hết sản
phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thì khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao
nhiẻu gam?
A. Giảm 30 gam. B. Tăng 18,6 gam. C. Tăng 13,2 gam. D.
Giảm 11,4 gam.

Câu 20. (Chuyên Hạ Long - Lần 1-2018)Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp axit cacboxylic no, đơn
chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1
phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung
hòa hoàn toàn phần 2 cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của hai axit đó là
A. CH3COOH, C2H5COOH. B. HCOOH, C3H7COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. CH3COOH, C3H7COOH.
Câu 21. (Chuyên Hạ Long - Lần 1-2018) Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit
benzoic, axit adipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối.
Cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 vừa đủ thu được b gam
muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là
A. 3m = 11b-10a. B. 9m = 20a - 11b. C. 3m = 22b-19a. D. 8m
= 19a- 11b.

Câu 22: (CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU 2018) Đốt cháy hoàn toàn 9,1 gam hỗn hợp E gồm
hai axit cacboxylic X, Y (M X < MY), thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Phần
trăm khối lượng oxi trong phân tử Y là
A. 71,11%. B. 69,57%. C. 53,33%. D. 49,45%.
Câu 23: (CHUYÊN THÁI NGUYÊN 2018) Cho m gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, ancol
anlylic, axit ađipic và 1,4-đihiđroxibenzen tác dụng với kali dư thu được 6,72 lít H 2 (đktc).
Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên thì thể tích khí CO2 (đktc) thu được là:
A. 40,32 lít. B. 13,44 lít. C. 49,28 lít. D. 20,16 lít.
Câu 24. (Chuyên Trần Phú - Lần 1-2018)Cho CH3CH2CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni,
đun nóng) thu được
A. CH3CH2OH. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3COOH. D.
CH3OH.

Câu 25. (Chuyên Trần Phú - Lần 1-2018)Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn
chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8
gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là:
A. 4,6 gam. B. 7,4 gam. C. 6,0 gam. D. 3,0
gam.

Câu 26. (Chuyên Trần Phú - Lần 1-2018)Axit acrylic (CH2=CHCOOH) không tham gia
phản ứng với
A. H2 (xúc tác). B. dung dịch Br2. C. NaNO3. D.
Na2CO3.
Câu 27. (Chuyên Trần Phú - Lần 1-2018)Để phân biệt axit fomic và axetic có thể dùng
A. CaCO3. B. Cu(OH)2 Ở điều kiện thường.
C. Dung dịch NH3. D. AgNO3 trong dung dịch NH3.
Câu 28. (Chuyên Trần Phú - Lần 1-2018) Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z và
este T (Z và T là đồng phân). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O 2, thu được
0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Cho một lượng Y bằng lượng Y có trong 0,2 mol X tác
dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng, sau phản ứng được m gam
Ag (hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị của m là
A. 32,4. B. 16,2. C. 64,8. D.
21,6.
Câu 29 (CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ 2018) Một mol chất nào sau đây tác dụng hoàn
toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được bốn mol bạc
A. HO-CH2-CHO. B. CH3-CHO. C. HOOC-CH2-CHO. D. H-CHO.
Câu 30: (CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ 2018) Chất X có công thức phân tử C3H6O2 tác
dụng với NaOH tạo thành chất Y (C3H5O2Na). Chất X là:
A. Anđehit. B. Axit. C. Ancol. D. Xeton.

Câu 31: (CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ 2018) Trung hòa 9 gam một axit no, đơn chức,
mạch hở X bằng dung dịch KOH, thu được 14,7 gam muối. Công thức của X là:
A. C2H5COOH. B. C3H7COOH. C. CH3COOH. D. HCOOH.

Câu 32: (CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ 2018) Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02
mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 30,24. B. 15,12. C. 25,92. D. 21,60.
Câu 33: (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml
dung dịch HCl 2M, thu được dd X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là
A. 0,55 mol. B. 0,65 mol. C. 0,35 mol. D. 0,50 mol.
Câu 34: (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Hỗn hợp E gồm một axit cacboxylic no,
hai chức (có phần trăm khối lượng cacbon lớn hơn 30%) và hai ancol X, Y đồng đẳng kế tiếp
(MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 8,96 lít khí O2(đktc), thu được 15,4 gam
CO2 và 8,1 gam H2O. Đun nóng 0,2 mol E với axit sunfuric đặc, thu được m gam các hợp
chất có chức este. Biết phần trăm số mol tham gia phản ứng este hóa của X và Y tương ứng
bằng 30% và 20%. Giá trị lớn nhất của m là
A. 6,32. B. 6,18. C. 4,86. D. 2,78.

Câu 35: (CHUYÊN CHUYÊNHƯNG YÊN 2018) Hỗn hợp X gồm ba chất hữu cơ mạch
hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức –OH, –CHO, –COOH. Chia 0,15 mol X thành
ba phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được 1,12 lít CO 2 (đktc). Phần hai tác
dụng với Na dư, thu được 0,448 lít H2 (đktc). Đun nóng phần ba với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm số mol của chất có phân tử khối lớn
nhất trong X là
A. 30%. B. 50%. C. 40%. D. 20%.

Câu 36: (CHUYÊN CHUYÊN BIÊN HÒA 2018) Cho 0,1 mol ancol etylic vào một bình
chứa 0,2 mol axit axetic có H2SO4 (đặc) làm xúc tác. Đun nóng bình để phản ứng tạo este xảy
ra với hiệu suất phản ứng là 80% thu được x gam este. Giá trị của x là
A. 8,80. B. 6,24. C. 7,04. D. 5,12.

Câu 37: (CHUYÊN CHUYÊN BIÊN HÒA 2018) Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X tạo ra số mol nước đúng bằng số mol X đã phản ứng. Mặt
khác khi cho 0,25 mol hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3,
thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 27 gam. B. 54 gam. C. 81 gam. D. 108 gam.

Câu 38: (CHUYÊN CHUYÊN BIÊN HÒA 2018) Hỗn hợp X gồm phenyl axetat và axit
axetic có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Cho 0,3 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch
hỗn hợp KOH 1,5M; NaOH 2,5M thu được x gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 33,5. B. 38,6. C. 28,7. D. 21,4.
Câu 39: ( Chuyên Hà Giang 2018 ) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol anđehit X cần 1 mol O 2 và
thu được 1 mol H2O. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2CH=O. B. O=CH_CH=O. C. HCHO. D. HC=C_CH=O.
Câu 40: ( Chuyên Hà Giang 2018 ) Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X và este Y (đều đơn
chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25
mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng
với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng kết thúc phản ứng thu được 332,4 gam
Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là
A. HCOOH và 11,5. B. C2H5COOH và 18,5.
C. C2H3COOH và 18,0. D. CH3COOH và 15,0.

Câu 41: (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Cho 11,2 lít hỗn hợp X gồm axetilen và
anđehit axetic (ở đktc) qua dung dịch AgNO 3/NH3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được
112,8 gam kết tủa. Dẫn lượng hỗn hợp X như trên qua dung dịch nước brom dư, khối lượng
brom tham gia phản ứng là (giả sử lượng axetilen phản ứng với nước là không đáng kể).
A. 90,6 gam. B. 112 gam. C. 26,6 gam. D. 64 gam.
Câu 42: (CHUYÊN CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2018) Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá
trong phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng cộng hiđro sinh ra ancol. B. Phản ứng với nước brom tạo axit axetic.
C. Phản ứng tráng bạc. D. Phản ứng cháy tạo CO2 và H2O.

Câu 43: (CHUYÊN CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2018) Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối
đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 16,2. C. 21,6. D. 5,4.
Câu 44: (CHUYÊN CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2018) Cho 6,3 gam hỗn hợp X gồm axit
axetic, axit propionic và axit acrylic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 6,4
gam brom. Để trung hoàn toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dung dịch NaOH 0,5M. Thành
phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là
A. 35,24%. B. 23,49%. C. 19,05%. D. 45,71%.

Câu 45: (CHUYÊN CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2018) X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp
thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy
25,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 16,576 lít O 2(đktc) thu được
14,4 gam nước. Mặt khác, đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M.
Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH) 2. Phần trăm khối
lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:
A. 50%. B. 40%. C. 55%. D. 45%.

Câu 46: ( Chuyên Hưng Yên 2018 ) Hỗn hợp E gồm muối của axit hữu cơ X (C2H8N2O4)
và đipeptit Y (C5H10N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z.
Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được chất hữu cơ Q và 3 muối T 1, T2, T3. Nhận
định nào sau đây sai?
A. Chất Q là HOOC-COOH.
B. 3 muối T1, T2, T3 đều là muối của hợp chất hữu cơ.
C. Chất Y có thể là Gly – Ala.
D. Chất Z là NH3 và chất Y có một nhóm COOH.
Câu 47: ( Chuyên Hưng Yên 2018 ) X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy
đồng đẳng (MX<MY<MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E.
Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 79,8 gam hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1 Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O 2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2
gam H2O.
Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu
được 21,6 gam Ag.
Phần 3: Cho phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch
G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 33. B. 25. C. 38. D. 30.
Câu 48 ( Chuyên Hùng Vương 2018 ) Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo
thu gọn là
A. HOOC-COOH. B. HCOOH. C. CH3-COOH. D. CH3-CH(OH)-COOH.
Câu 49 ( Chuyên Bắc Giang – Lần 2-2018) Cho CH3CHO phản ứng với H2 ( xúc tác Ni,
đun nóng), thu được
A. CH3COOH. B. HCOOH. C. CH3OH. D. CH3CH2OH.
Câu 50 ( Chuyên Bắc Giang – Lần 2-2018) Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với
CaCO3 giải phóng khí CO2?
A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. CH3COOH.

Câu 51 (Chuyên Đại học Sư phạm lần 2 - 2018) Cho 4,4 gam một anđehit no, đơn chức,
mạch hở X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 đun nóng thu
được 21,6 gam kim loại Ag. Công thức của X là
A. HCHO. B. C3H7CHO. C. C2H5CHO. D. CH3CHO.

Câu 52: (Chuyên Đại học Sư phạm lần 2 - 2018) Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X
cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X
phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
A. 60,36. B. 54,84. C. 57,12. D. 53,16.
Câu 53: (Chuyên Thái Nguyên lần 2 - 2018) Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y
(cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau M X<MY) và một amino axit Z (phân tử có một
nhóm –NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N 2; 14,56 lít CO2 (đktc) và
12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với x mol dung dịch HCl. Nhận xét nào sau
đây không đúng?
A. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%
B. Phần trăm khối lượng của Y trong M là 40%
C. X có phản ứng tráng bạc
D. Giá trị của x là 0,075

Câu 54: (Chuyên Lê Khiết - lần 2 - 2018) Axit axetic không tác dụng được với dung dịch
nào :
A. Natri phenolat B. Amoni cacbonat C. Phenol D. Natri etylat
Câu 55: (Chuyên Lê Khiết - lần 2 - 2018) Hỗn hợp X gồm andehit Y, axit cacboxylic Z và
este T (Z và T là đồng phân). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,62 mol O 2, thu được 0,52
mol CO2 và 0,52 mol H2O. Cho một lượng Y bằng lượng Y trong 0,2 mol X tác dụng với một
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sau phản ứng thu được m gam Ag (HIệu
suất phản ứng 100%). Giá trị của m là :
A. 32,40g B. 17,28g C. 25,92g D. 21,60g

Câu 56: (Chuyên Đại học Vinh– lần 3 - 2018) Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no,
hai chức; Y và Z là hai ancol không no, đơn chức (M Y>MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa
chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm Z và T, thu được 0,27 mol CO 2 và 0,18
mol H2O. Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được CO 2, H2O và
0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G, thu được 0,3 mol CO 2. Phần trăm khối lượng của T
trong M có giá trị gần nhất với Giá trị nào sau đây?
A. 86,40. B. 64,80. C. 88,89. D. 38,80.
Câu 57: (Chuyên Sơn La– lần 3 - 2018) Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác
dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác
dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 22,30. B. 22,35. C. 50,65. D. 44,65.

Câu 58: (Chuyên Sơn La– lần 3 - 2018) Cho X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch
hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z, T là hai este hơn kém nhau 14u, Y và Z là đồng
phân của nhau (MX < MY < MZ). Đốt cháy 11,52 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T (số mol X
gấp 2 lần số mol Y) cần dùng 0,32 mol O2. Mặt khác, để tác dụng hết với 11,52 gam hỗn hợp
E cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được mgam hỗn hợp 3 ancol với số mol bằng
nhau. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,60 gam B. 1,26 gam C. 2,82 gam D. 1,98 gam
Câu 59 (Chuyên Sư phạm Hà Nội – lần 3 - 2018) Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến
cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?
A. Nước. B. Muối ăn. C. Vôi tôi. D. Giấm ăn.
Câu 60: (Chuyên Chuyên Bắc Ninh – lần 3 - 2018) Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit
tactric, ….gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta
sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu:
A. Muối ăn. B. Nước vôi trong. C. Phèn chua. D. Giấm ăn.
Câu 61: (Chuyên Chuyên Bắc Ninh – lần 3 - 2018) Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng
của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức
tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 5,58 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 6,608 lít
khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 4,68 gam nước; Mặt khác 5,58 gam E tác dụng tối đa với
đung dịch chứa 0,02 mol Br 2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với
KOH dư là
A. 5,44 gam. B. 2,34 gam. C. 4,68 gam. D. 2,52 gam.
Câu 1 Đáp án D
Câu 2 Đáp án D
(Phản ứng với )

( phản ứng cháy) X là hoặc


Câu 3: Đáp án B
X, Y đều có phản ứng tráng bạc và

Câu 4 Chọn đáp án D


• phản ứng với NaHCO3: COOH + NaHCO3 → COONa + CO2↑ + H2O
m gam X sinh x mol CO2 ⇒ ∑nchức COOH trong X = nCO2↑ = x mol.

• phản ứng đốt cháy m gam X + O2 ―t0→ x mol CO2 + ? mol H2O.
⇒ ∑nC trong X = x mol. || kết hợp trên có nC trong X = nchức COOH trong X
Nghĩa là ngoài C trong nhóm COOH ra, X không có C ở đâu khác nữa
→ thỏa mãn chỉ có 2 axit cacboxylic là HCOOH và (COOH)2.
⇒ quan sát 4 đáp án → ta chọn đáp án D.
Câu 5 Chọn đáp án A
Phản ứng hóa học xảy ra:

Chọn đáp án A.
Câu 6 Chọn đáp án C
Phản ứng: CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2↑ + H2O.
⇒ chọn đáp án C.
Câu 7. Chọn đáp án D

1 mantozơ + 1 H2O 2 glucozơ || 1 glucozơ 2Ag.

► 1 mantozơphản ứng → 4 Ag || 1 mantozơdư 2 Ag.

Đặt nmantozơ phản ứng = x; nmantozơ dư = y ⇒ ∑nmantozơ = x + y = 0,01 mol.


nAg = 4x + 2y = 0,035 mol ||⇒ giải hệ có: x = 0,0075 mol; y = 0,0025 mol.
H = 0,0075 ÷ 0,01 × 100% = 75% ⇒ chọn D.
Câu 8. Chọn đáp án D
nCO2 = 0,5 mol < nH2O = 0,53 mol ⇒ Z là ancol no, 3 chức, mạch hở.
► Quy E về CH2=CH-COOH, C3H5(OH)3, CH2 và H2O.
nCH2=CHCOOH = nBr2 = 0,05 mol. Đặt nC3H8O3 = x; nCH2 = y; nH2O = z.
⇒ mE = 13,46(g) = 0,05 × 72 + 92x + 14y + 18z
nCO2 = 0,05 × 3 + 3x + y = 0,5 mol; nH2O = 0,05 × 2 + 4x + y + z = 0,53 mol.
► Giải hệ có: x = 0,11 mol; y = 0,02 mol; z = – 0,03 mol.
Do nC3H8O3 > nCH2 ⇒ chỉ ghép CH2 vào axit.
● Phản ứng vừa đủ ⇒ ∑nOH– = nCH2=CHCOOH = 0,05 mol.
⇒ nKOH = 0,0125 mol; nNaOH = 0,0375 mol.
► m = 0,05 × 71 + 0,02 × 14 + 0,0125 × 39 + 0,0375 × 23 = 5,18(g) ⇒ chọn D.

Câu 9 Chọn đáp án C


Lys là H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH ⇒ MLys = 146 ⇒ chọn C.
Câu 10. Chọn đáp án D
7,6(g) X + ?O2 → 0,3 mol CO2 + 0,4 mol H2O. Bảo toàn khối lượng:
||⇒ mO2 = 0,3 × 44 + 0,4 × 18 - 7,6 = 12,8(g) ⇒ nO2 = 0,4 mol. Bảo toàn nguyên tố Oxi:
nO/X = 0,3 × 2 + 0,4 – 0,4 × 2 = 0,2 mol. Do nCO2 < nH2O ⇒ ancol no, đơn chức, mạch hở.
Ta có: nCO2 – nH2O = (k – 1).nHCHC (với k là độ bất bão hòa của HCHC).
► Áp dụng: nancol = ∑nH2O - ∑nCO2 = 0,1 mol ⇒ naxit = (0,2 - 0,1) ÷ 2 = 0,05 mol.

Đặt số C của axit và ancol là a và b ⇒ 0,1a + 0,05b = 0,3 a = 1 và b = 4

⇒ X gồm HCOOH và C4H9OH. Do naxit < nancol ⇒ hiệu suất tính theo axit.
► Este là HCOOC4H9 với số mol 0,04 ⇒ m = 0,04 × 102 = 4,08(g) ⇒ chọn D

Câu 11. Chọn đáp án B


dY/X = 0,7 ⇒ MY = 0,7.MX ⇒ MY < MX ⇒ X tách nước tạo anken.
X là ancol no, đơn chức, mạch hở ⇒ có dạng CnH2n+2O ⇒ Y là CnH2n.
► 14n ÷ (14n + 18) = 0,7 ⇒ n = 3 ⇒ X là C3H7OH ⇒ chọn B.
Câu 12. Chọn đáp án C
Các đồng phân cấu tạo anđehit ứng với công thức phân tử C5H10O là:
CH3CH2CH2CH2CHO, CH3CH(CH3)CH2CHO, CH3CH2CH(CH3)CHO, CH3C(
CH3)2CHO.
⇒ tổng cộng có 4 đồng phân anđehit ⇒ chọn
Câu 13. Chọn đáp án B
gt ⇒ 2 este có số C liên tiếp. Mặt khác, Ctb = 0,26 ÷ 0,1 = 2,6.
⇒ 2 este là HCOOCH3 và HCOOC2H5. Dùng sơ đồ đường chéo:
||⇒ nHCOOCH3 : nHCOOC2H5 = (3 - 2,6) ÷ (2,6 - 2) = 2 : 3 = 2x : 3x.
mX = 60 × 2x + 74 × 3x = 3,42(g) ⇒ x = 0,01 mol ⇒ NaOH dư.
► m = mHCOONa + mNaOH dư = 0,05 × 68 + (0,1 - 0,05) × 40 = 5,4(g).
Cách khác: Ctb = 2,6 ⇒ chứa HCOOCH3. Kết hợp gt cấu tạo ta có:
X có dạng HCOOCnH2n+1 ⇒ n = 2,6 - 1 = 1,6 (hay HCOOC1,6H4,2).
⇒ nX = 3,42 ÷ 68,4 = 0,05 mol ⇒ NaOH dư.
Rồi giải tiếp tương tự cách trên! ⇒ chọn B.
Câu 14. Chọn đáp án C
CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OH (H2SO4 đặc, to) ⇄ CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 +
H2O.
nCH3COOH 2,21 mol < n(CH3)2CHCH2CH2OH 2,27 mol ⇒ hiệu suất tính theo axit.
⇒ mdầu chuối = 2,21 × 0,68 × 130 195,36(g) ⇒ chọn C.
Câu 15. Chọn đáp án D
Cứ 1 phân tử CH3COOH → 1 phân tử CH3COOC2H5.
+ Nhận thấy nCH3COOH = 0,2 mol và nCH3COOC2H5 = 0,125 mol

⇒H= × 100 = 62,5% ⇒ Chọn D

Câu 16. Chọn đáp án A


Số CTCT Este ứng với CTPT C4H6O2 gồm:
1) HCOOCH2–CH=CH2
2) HCOOCH=CH–CH3
3) HCOOC(CH3)=CH2
4) CH3COOCH=CH2
5) CH2=CHCOOCH3
Vì yêu cầu thủy phân trong môi trường axit thu được axit và ancol.
⇒ Chỉ có (1) và (5) thỏa mãn yêu cầu ⇒ Chọn A
Câu 17 Chọn đáp án B
+ Thể tích và khối lượng bằng nhảu ⇒ Phân tử khối bằng nhau.
⇒ andehit đơn chức có phân tử khối = 44.
⇒ MRCHO = 44 ⇒ R = 15.
⇒ Andehit A là CH3CHO (Etanal) ⇒ Chọn B
Câu 18. Chọn đáp án D
+ Để phản ứng với Na2CO3 ⇒ X là 1 axit
⇒ X chỉ có thể có CTCT là CH2=CH–COOH (Axit acrylic) ⇒ Chọn D
Câu 19. Chọn đáp án D
Vì andehit no đơn chức mạch hở ⇒ CTTQ là CnH2nO.
⇒ Gọi X có CTPT là CnH2nO ⇒ MX = 14n+16.
⇒ MT = 14n + 16 + 14×3.
+ Mà MT = 2,4×MX 14n + 16 + 14×3 = 2,4 × (14n + 16) n=1
⇒ X là HCHO ⇒ Z là C2H5CHO.
+ Đốt 0,1 mol C2H5CHO ⇒ nCO2 = nH2O = 0,3 mol.
⇒ mGiảm = mCaCO3 – mCO2 – mH2O = 0,3×100 – 0,3×(44+18) = 11,4 gam.
⇒ Chọn D
Câu 20. Chọn đáp án B
Do tác dụng được với Ag2O/NH3 tạo kết tủa nên chắc chắn có HCOOH.
nAg = 0,2 ⇒ nHCOOH = 0,1 ⇒ mHCOOH = 4,6 gam.
mRCOOH = 13,4 – 8,8 gam.
nRCOOH = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol ⇒ MRCOOH = 88
⇒ C3H7COOH ⇒ Chọn B
Câu 21. Chọn đáp án C
Gọi công thức chung của axit là RCOOH

Tăng giảm khối lượng:

Tăng giảm khối lượng:

Số mol OH– cần dùng là như nhau:


⇒ Chọn C
Câu 22: Đáp án A
► nCO₂ = 0,2 mol; nH₂O = 0,15 mol ⇒ nC = 0,2 mol; nH = 0,3 mol
mE = mC + mH + mO ⇒ mO = 9,1 - 0,2 × 12 - 0,3 = 6,4(g) ⇒ nO = 0,4 mol
► nCOO = nO ÷ 2 = 0,2 mol = nC ⇒ C không có trong gốc hidrocacbon (chỉ có trong nhóm
chức)
⇒ chỉ có 2 chất thỏa mãn là HCOOH và (COOH)₂ lần lượt là X và Y
⇒ %O/Y = 16 × 4 ÷ 90 × 100% = 71,11%
Câu 23: Đáp án A

Câu 24. Chọn đáp án B

Ta có phản ứng: CH3CH2CHO + H2 CH3CH2CH2OH.

⇒ Chọn B
Câu 25. Chọn đáp án C
+ gọi công thức chung của 2 axit là: RCOOH.
⇒ Phản ứng: 2RCOOH + 2Na → 2RCOONa + H2

Ta có nRCOOH = nRCOONa

⇒ R = 22 ⇒ 2 axit đó là CH3COOH và C2H5COOH.


+ Đặt nCH3COOH = a và nC2H5COOH = b

⇒ Ta có hệ

⇒ mCH3COOH = 6 gam ⇒ Chọn C


Câu 26. Chọn đáp án C
+ Axit acrylic (CH2=CHCOOH) có liên kết đôi C=C ⇒ Có thể pứ H2 và B2.
+ LÀ 1 axit ⇒ có thể tác dụng với Na2CO3 hoặc NaHCO3 ⇒ Chọn C
Câu 27. Chọn đáp án D
Vì HCOOH có nhóm chức andehit và CH3COOH không có nhóm chức andehit.
⇒ Sử dụng pứ tráng gương để nhận biết ⇒ Chọn D

Câu 28. Chọn đáp án B


Nhận thấy CO2 bằng số mol H2O nên một anđehit, một axit cacboxylic và một este đều no
đơn chức, mạch hở
Gọi số mol andehit là a, tổng số mol axit và este là b

Ta có hệ
+ Gọi số cacbon trong andehit là x và trong Z và T là y ta có:
0,075x + 0,125y = 0,525 3x + 5y = 21
+ Giải phương trình nghiệm nguyên ⇒ x = 2 và y = 3.
+ Vì x = 2 ⇒ andehit là CH3CHO: 0,075 mol.
⇒ mAg = 2nCH3CHO × 108 = 0,075 × 2 × 108 = 16,2 gam.
⇒ Chọn B
Câu 29 Đáp án D
Câu 30: Đáp án B
Câu 31: Đáp án C
Axit no đơn chức mạch hở có CTTQ là: CnH2nO2.
Ta có phản ứng: CnH2nO2 + KOH → CnH2n-1O2K + H2O.

Tăng giảm khối lượng ta có: nCnH2nO2 = = 0,15 mol.

⇒ MCnH2nO2 = = 60

Câu 32: Đáp án C


Thực hiện phản ứng tráng gương ta có:
HCHO → 4Ag || HCOOH → 2Ag.
⇒ ∑nAg = 0,05×4 + 0,02×2 = 0,24 mol.
⇒ mAg = 25,92 gam

Câu 33: Đáp án B


Quy quá trình về: Glu + HCl + NaOH vừa đủ.
||⇒ nNaOH phản ứng = 2nGlu + nHCl = 0,65 mol

Câu 34: Đáp án C

Axit no, 2 chức có dạng CnH2n–2O4 ⇒ %C = > 30%.

||⇒ n > 2. Lại có, nH2O = 0,45 mol > nCO2 = 0,35 mol ⇒ X, Y no, mạch hở.
● Đặt naxit = x; ∑nX,Y = y ⇒ nE = x + y = 0,2 mol; nCO2 – nH2O = x – y = – 0,1 mol.
Giải hệ có: x = 0,05 mol; y = 0,15 mol. Bảo toàn nguyên tố Oxi: nO/E = 0,35 mol.
⇒ số OX,Y = (0,35 – 0,05 × 4) ÷ 0,15 = 1 ⇒ X, Y là ancol no, đơn chức, mạch hở.
● Đặt số C trung bình của X, Y là m (m > 1) ⇒ nCO2 = 0,05n + 0,15m = 0,35 mol.
⇒ n = 3 và m = 4/3 ⇒ X là CH3OH, Y là C2H5OH. Đặt nX = a; nY = b.
⇒ a + b = 0,15 mol; a + 2b = 0,15 × 4/3 ||⇒ giải hệ có: a = 0,1 mol; b = 0,05 mol.
► Dễ thấy khối lượng lớn nhất khi các ancol đều phản ứng tạo este 1 chức.
||⇒ 0,03 mol CH2(COOH)(COOCH3) và 0,01 mol CH2(COOH)(COOC2H5).
m = 0,03 × 118 + 0,01 × 132 = 4,86(g) ⇒ chọn C.
Chú ý: hợp chất có chứa chức este không nhất thiết phải thuần chức!.
Câu 35: Đáp án C
nX trong 1 phần = 0,05 mol || Xét phần 1: nCO2 = 0,05 mol.
||⇒ Ctb = 0,05 ÷ 0,05 = 1 ⇒ X gồm các chất có cùng 1 C.
► X gồm CH3OH, HCHO, HCOOH với số mol x, y, z.
nX = x + y + z = 0,05 mol; nH2 = 0,5x + 0,5z = 0,02 mol.
nAg = 4y + 2z = 0,08 mol ||⇒ giải hệ có: x = z = 0,02 mol; y = 0,01 mol.
► Chất có PTK lớn nhất là HCOOH ⇒ %nHCOOH = 40%
Câu 36: Đáp án C
naxit > nancol ⇒ hiệu suất tính theo ancol.
⇒ neste = 0,1 × 0,8 = 0,08 mol ⇒ x = 0,08 × 88 = 7,04(g)
Câu 37: Đáp án D
Đốt X cho nH2O = nX ⇒ các chất trong X đều có 2H.
⇒ X gồm HCHO và (CHO)2 (do các chất đều no).
Mặt khác, cả 2 chất đều tráng bạc theo tỉ lệ 1 : 4.
► nAg = 4nX = 1 mol ⇒ m = 108(g)
Câu 38: Đáp án B
Dễ tính được nCH3COOC6H5 = 0,1 mol; nCH3COOH = 0,2 mol.
► Tác dụng vừa đủ ⇒ ∑nOH = 2nCH3COOC6H5 + nCH3COOH = 0,4 mol.
||⇒ nKOH = 0,15 mol; nNaOH = 0,25 mol
nH2O = nCH3COOC6H5 + nCH3COOH = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol.
Câu 39: Đáp án C

► Bảo toàn khối lượng: x = mX + mKOH + mNaOH – mH2O = 38,6(g)


Câu 40: Đáp án D
nmuối = nNaOH = 0,25 mol ⇒ MTB muối = 18,4 ÷ 0,25 = 73,6 ⇒ muối chứa HCOONa.
Do X và Y có cùng số cacbon ⇒ Y có dạng HCOOR’.
nY = nAg ÷ 2 = 0,3 ÷ 2 = 0,15 mol ⇒ nX = 0,25 – 0,15 = 0,1 mol.
⇒ Mmuối của X = (18,4 – 0,15 × 68) ÷ 0,1 = 82 ⇒ muối là CH3COONa ⇒ X là CH3COOH.
⇒ Y là HCOOCH3 ⇒ m = 0,25 × 60 = 15 gam.
Câu 41: Đáp án B

Câu 42: Đáp án A


Câu 43: Đáp án A
Ta có mAncol Y = 9 : 0,1 = 90.
Giả sử Y là ancol đơn chức ⇒ MY = MCnH2n+1OH = 90 ⇒ n = 5,14 ⇒ Loại.
Giả sử Y là ancol 2 chức ⇒ MY = MCnH2nOH2 = 90.
⇒ n = 4 (C4H4O2) ⇒ X là andehit 2 chức ⇒ X tráng gương tạo 4 Ag.

⇒ nAg = = 10,8 gam

Câu 44: Đáp án C


Đặt số mol 3 axit lần lượt là a b và c ta có:
60a + 74b + 72c = 6,3 gam (PT theo khối lượng hỗn hợp). (1)
c = 6,4:160 = 0,04 mol (PT theo số mol brom phản ứng). (2)
Để pứ hoàn toàn với 3,15 gam X cần 0,045 mol NaOH ⇒ 6,3 gam X cần 0,09 mol NaOH.
⇒ a + b + c = 0,09 (PT theo số mol NaOH pứ) (3).
+ Giải hệ (1) (2) và (3) ⇒ a = nAxit axetic = a = 0,02 mol ⇒ mAxit axetic = 1,2 gam.

⇒ %mAxit axetic/hh = ≈ 19,05%

Câu 45: Đáp án D


Bảo toàn khối lượng khi đốt E ⇒ mCO2 = 34,32 gam  nCO2 = 0,78 mol < nH2O.
⇒ Ancol T thuộc loại no 2 chức mạch hở.

Ta có sơ đồ:

+ PT bảo toàn oxi: 2a + 4b + 2c = 0,88 (1).


+ PT theo nH2O – nCO2: –b + c = 0,02 (2).
+ PT theo số mol NaOH pứ: a + 2b = 0,38 (3).
+ Giải hệ (1) (2) và (3) ta có: a = 0,3, b = 0,04 và c = 0,06 mol.
⇒ nHỗn hợp = 0,4 mol ⇒ CTrung bình = 1,95 ⇒ 2 Axit là HCOOH và CH3COOH.

⇒ Hỗn hợp ban đầu gồm:

⇒ PT theo khối lượng hỗn hợp:


0,3(14n+32) + 0,04.[12(x+3) + 2x+4 + 64)] + 0,06.(14x + 34) = 25,04.
 4,2n + 1,4x = 9,24 [Với 1 < n < 2 ⇒ 0,6 < x < 3,6].
+ Vì Ancol T không hòa tan Cu(OH)2 ⇒ T là HO–[CH2]3–OH với x = 3.

⇒ n = 1,2 ⇒ nHCOOH = 0,3×(1–0,2) = 0,24 mol ⇒ %mHCOOH = %

Câu 46: Đáp án B


Y là Gly-Ala hoặc Ala-Gly
X là (COONH4)2
Z là NH3
Q là HOOC-COOH
T1, T2, T3: NH4Cl, ClH3N-CH2-COOH, và ClH3N-CH(CH3)-COOH
Câu 47: Đáp án A
M có phản ứng tráng gương nên X là HCOOH, (X, Y, Z là các axit no đơn chức), Z là este no
ba chức
Este T có độ bất bão hòa k = 3 nên:
nT = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,05
Mỗi mol T cần 3 mol H2O để quay trở lại axit và ancol nên quy đổi M thành:
CnH2nO2: a mol
CmH2m+2O3: b mol
H2O: -0,15 mol
nCO2 = na+mb = 1
nH2O = na+b(m+1)-0,15 = 0,9
mM = a(14n+32)+b(14m+50)-18.0,15 = 26,6
Giải hệ trên được a = 0,4; b = 0,05
=> 0,4n+0,05m = 1 => 8n + m = 20
=> m = 3, n = 2,125
Trong 26,6 gam M chứa CnH2nO2 là 0,4 mol; nNaOH = 0,4 mol
=> Chất rắn chứa CnH2n-1O2Na (0,4 mol)
=> m = 0,4.(14n+54) = 33,5 gam
Câu 48 Đáp án C
Câu 49 Đáp án D
CH3CHO + H2 CH3CH2OH
Câu 50 Đáp án D
Ghi nhớ: tất cả các axit hữu cơ đều mạnh hơn axit H 2CO3 nên đẩy được anion CO32- ra khoir
dung dịch muối.
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Câu 51 Đáp án D
nAg = 21,6 : 108 = 0,2 (mol)
=> nRCHO = nAg/2 = 0,1 (mol)
=> MRCHO = 4,4 : 0,1 = 44 (g/mol) => CH3CHO
Câu 52: Đáp án B
X + O2 → CO2 + H2O
a gam 4,83 mol 3,42 mol 3,18 mol
BTKL => a = 3,42.44+3,18.18-4,83.32 = 52,16 gam
BTNT O: nO(X) = 2nCO2+nH2O-2nO2 = 0,36 mol
=> nX = 0,36/6 = 0,06 mol (Vì X chứa 6O)

Câu 53: Đáp án B


nCO2 = 0,65 mol
nH2O = 0,7 mol
Do nH2O > nCO2 => Z là amino axit no mạch hở, có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2
Số C trung bình: 0,65/0,4 = 1,625
=> X là HCOOH, Y là CH3COOH
n amino axit = (nH2O – nCO2)/0,5 = (0,7-0,65)/0,5 = 0,1 mol
=> nX = nY = 0,15 mol
BTNT C: 0,15.1+0,15.2+0,1.n=0,65 => n=2 (số C trong Z)
Z là H2N-CH2-COOH
%mZ=(0,1.75)/(0,1.75+0,15.46+0,15.60) = 32,05% => A đúng
%mY=(0,15.60)/(0,1.75+0,15.46+0,15.60) = 38,46% => B sai
X là HCOOH nên có phản ứng tráng Ag => C đúng
0,4 mol M tác dụng được với 0,1 mol HCl => 0,3 mol M tác dụng đủ với 0,075 mol HCl =>
D đúng
Câu 54: Đáp án C
Câu 55: Đáp án A
nCO2 = nH2O => Các chất trong X đều no
Y có dạng RO (a mol)
X và T có dạng R’O2 (b mol)
=> a + b = 0,2 mol (1)
Bảo toàn nguyên tố O trong X
nO(X) = 3.0,525 – 2.0,625 = 0,325 mol
=> a + 2b = 0,325 mol (2)
Từ (1,2) => a = 0,075 ; b = 0,125 mol
nAg max = 4nY = 0,3 mol
=> m = 32,4g
Câu 56: Đáp án C
Câu 57: Đáp án D

Tăng giảm khối lượng => nKOH = ( 32,4 – 21)/ 38 = 0,3 (mol)
Ta có hệ PT

Câu 58: Đáp án C


Y, Z là đồng phân nên X, Y, Z, T đều là các chất 2 chức
nNaOH = 0,2 mol => nE = 0,1 mol => nO = 4nE = 0,4 mol
Đặt mol CO2 và H2O lần lượt là a, b
BTKL: 44a+18b = 11,52 + 0,32.32
BTNT O: 2a + b = 0,32.2 + 0,4
=> a = 0,38; b = 0,28
Ta thấy nE = nCO2 – nH2O => X, Y, Z, T đều là các hợp chất no
Số C trung bình: 0,38 / 0,1 = 3,8
Do MX < MY = MZ < MT, este có ít nhất 4C nên các chất có CTPT là:
X: C3H4O4
Y và Z: C4H6O4
T là: C5H8O4
Câu 59 Đáp án C

Do E + NaOH → 3 ancol nên Z cho 1 ancol và T cho 2 ancol


Vậy các este là:
T: CH3OOC-COOC2H5 (y mol)
Z: (HCOO)2C2H4 (y mol)
Các ancol gồm CH3OH (y mol); C2H5OH (y mol); C2H4(OH)2: y mol
Giả sử: E gồm
C3H4O4: 2x
C4H6O4 (axit): x
C4H6O4 (este): y
C5H8O4: y
nE = 2x+x+y+y = 0,1
nC = 3.2x+4x+4y+5y = 0,38
=> x = 0,02; y = 0,02
Vậy m = (32+46+62).0,02 = 2,8 gam
Câu 60: Đáp án B
Các axit oxalic, axit tactric có vị chua => ta dùng Nước vôi trongdo nước vôi trong có môi
trường bazo (OH-) kết hợp với H+ của axit => dẫn đến giảm được vị chua
OH- + H+ → H2O
Câu 61: Đáp án B
nO2 = 6,608/ 22,4 = 0,295 (mol) ; nH2O = 4,68/18 = 0,26 (mol)
Bảo toàn khối lượng: mE + mO2 = mH2O + mCO2
=> mCO2 = 5,58 + 0,295.32 – 4,68 = 10,34 (g)
=> nCO2 = 10,34 / 44 = 0,235 (mol)
Ta thấy nH2O > nCO2 => ancol no, hai chức

Gọi công thức của Z gồm:

BTNT O: nO( trong Z) = 2nCO2 + nH2O – nO2


=> 2x + 2y + 4z = 2. 0,235 + 0,26 -0,295.2
=> 2x + 2y + 4z = 0,14 (1)
E phản ứng tối đa với 0,02 mol Br2 nên: x + 2z = 0,02 (2)
Từ sự chênh lệch số mol H2O và CO2 ta có: y – x – 3z = 0,025 (3)
Từ (1), (2) và (3) => x = 0,01; y = 0,05 ; z = 0,005 (mol)

Số nguyên tử cacbon trung bình trong E:

Khối lượng axit và este trong E là: mX,Y,Z = mE – mT = 5,58 – 0,05.76 =1,78 (g)
Cho E tác dụng với KOH dư chỉ có X,Y,Z phản ứng;
nKOH = x + 2z = 0,02 (mol) ; nH2O = x = 0,01 (mol) ; nC3H8O2 = z = 0,005 (mol)
BTKL ta có: mmuối = mX,Y,Z + mKOH – mH2O = 1,78 + 0,02.56 – 0,005.76- 0,01.18 = 2,34 (g)

You might also like