Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

1.

Tổng quan tỉnh Quảng Nam


Tỉnh Quảng Nam được tái lập vào ngày 1/1/1997; là tỉnh thuộc duyên
hải miền Trung, nằm ở vị trí trung độ của nước ta, cách thủ đô Hà Nội khoảng
759 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 971 km về phía
Nam. Quảng Nam còn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước có sân
bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ; có hai thành phố trực thuộc, vừa có núi,
có biển với bờ biển dài 125 km; có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu Di tích Mỹ
Sơn và phố cổ Hội An cùng Cù Lao Chàm là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Vị trí địa lý, diện tích
Giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế về phía Bắc, giáp
Tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum về phía Nam, giáp nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào về phía Tây và giáp Biển Đông về phía Đông.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.574,74 km2.
Địa hình
Địa hình với 4 dạng chính là: địa hình núi cao, địa hình đồi cao núi
thấp, địa hình đồi gò và địa hình đồng bằng
Địa hình núi cao phân bổ ở phía Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh, gồm
nhiều dãy núi chạy nối tiếp theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung
bình từ 500 - 1000 m, nằm trong hệ thống dãy Trường Sơn, có nhiều ngọn núi
cao, trong đó cao nhất là Ngọc Linh (2.567m).
Địa hình núi cao có hướng dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, càng
về phía Đông Nam địa hình càng thấp dần. Ngoài ra, ở ven biển Quảng Nam
còn có nhiều hòn đảo lớn nhỏ .
Hệ thống sông ngòi Quảng Nam với tổng chiều dài hơn 900 km, nối liền miền
xuôi và miền ngược, thuận lợi cho giao lưu kinh tế bằng đường thủy giữa các
địa phương,
Con sông lớn nhất của Quảng Nam là sông Thu Bồn, bắt nguồn từ dãy Trường
Sơn
Khí hậu
Nhiệt đới ẩm gió mùa; mùa mưa trùng với mùa Đông; mưa tập trung
vào các tháng 9 - 12.
DÂN SỐ , DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Tổng dân số tỉnh Quảng Nam 1.497 nghìn người (tính đến cuối năm
2019)
Dân tộc thiểu số có 140,6 nghìn người chiếm 9,4% tổng dân số toàn tỉnh, gồm
dân tộc Cơ tu, Xơ Đăng, Gié Triêng, Cor…

CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG


Đường bộ: ngoài tuyến đường quốc lộ 1 A, tuyến đường cao tốc Đà
Nẵng-Quảng Ngãi và đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua địa bàn tỉnh.
Một số công trình trọng điểm đã đưa vào sử dụng có sức lan tỏa, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra diện mạo mới cho Quảng Nam như:
Cầu Cửa Đại; cầu Đế Võng; cầu Giao Thủy; …Trên cơ sở đó tạo ra một môi
trường đầu tư cho các khu công nghiệp và Khu kinh tế mở Chu Lai…
Cửa khẩu biên giới Việt-Lào: Quảng Nam có cửa khầu Đăc-Ta- Ooc
thuộc huyện Nam Giang và cửa khẩu (phụ) Kà-Lừm thuộc huyện Tây Giang.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh Quảng
Nam có chiều dài 95 km.
Cảng biển: tỉnh Quảng Nam có 02 cảng biển: cảng Kỳ Hà và cảng Tam
Hiệp.
Cảng hàng không: Cảng hàng không Chu Lai - Quảng Nam là một
trong sáu cảng hàng không hiện đại của Việt Nam.
Tiềm năng Du lịch
Quảng Nam có bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung
Quất, nhiều nơi còn hoang sơ. Cùng với đó, Quảng Nam có Hồ Phú Ninh,
thủy điện Duy Sơn, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường
Giang và Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An. Ngoài ra còn có 15
hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi, 10 hồ nước (với 6.000 ha mặt nước, khoảng
11.000 ha rừng xung quanh khu vực hồ và 40 đảo trong các hồ) là một trong
những tiềm năng lớn để phát triển du lịch Quảng Nam. Môi trường không bị ô
nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh và đặc biệt khí
hậu biển rất lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch.
Quảng Nam là một trong các tỉnh có nhiều địa điểm du lịch lý tưởng
như: có 02 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là đô thị cổ Hội An,
Đền tháp Mỹ Sơn; du lịch biển, đảo với các bãi biển đẹp (Cửa Đại, Bằng
An, Cù Lao Chàm, Hà My, Tam Thanh, Bãi Rạng),
Trong đó Cù lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ
sinh quyển thế giới; du lịch sinh thái được phát triển trên các làng nghề và
làng dân tộc (làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, làng
Triêm Tây). Bên cạnh đó các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng được đầu tư
xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh
hùng; Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình
Dương, Khu du lịch nghỉ dưỡng và sân gôn cao cấp Mai House Hội An, Khu
phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An… tạo nên những điểm thu
hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu.
Bên cạnh đó các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo và
những vùng ruộng, đồng, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê
Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, làm đa
dạng các loại hình du lịch, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách. Ngoài ra,
trên địa bàn tỉnh còn có 04 di tích quốc gia đặc biệt; 06 di tích cấp quốc gia;
279 di tích cấp tỉnh…
2. Căn Cứ Chu Lai
Căn cứ quân sự Chu Lai hay còn gọi là căn cứ không quân Chu
Lai , trước đây thuộc Thủy Quân Lục Chiến và là một trong những căn cứ
quân sự lớn nhất của Mỹ ở chiến trường Việt Nam
Căn cứ Chu Lai là căn cứ sát biển, thuộc khu vực Núi Thành,
Quảng Nam cách Đà Nẵng khoảng 90 km về hướng Đông Nam.
Năm 1965 lúc chiến trường Việt Nam trở nên sôi sục, quân đội Việt
Nam Cộng Hòa bại trận liên tục. Chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam là tướng
Westmoreland đã bắt đầu đưa lính Mỹ vào tham chiến và giúp đỡ chế độ miền
Nam Việt Nam.
Ngày 6 tháng 5 năm 1965, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 9 Thủy Quân
Lục Chiến Mỹ với sự hỗ trợ của 1 số đơn vị thuộc sư đoàn 2 Việt Nam Cộng
Hòa bắt đầu thiết lập căn cứ nơi này. Mục tiêu của lính Mỹ là biến căn cứ này
thành căn cứ hậu cần cho cả Hải Lục Không quân, có thể tiếp tế đạn dược, tiếp
liệu cho các phi đội máy bay ném bom trong khu vực, làm căn cứ phụ, nhận
các tàu vận tải, giảm tải cho căn cứ Hải Quân ở Đà Nẵng. Căn cứ được đặt tên
dựa theo tên phiên âm tiếng Hoa của trung tướng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ là
Lieutenant General Victor H. Krulak lúc này đang là tư lệnh Thủy Quân Lục
Chiến Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương.
Cảng biển Chu Lai nằm trên bãi biển Mỹ Khai. Đây là bãi biển đẹp
dành cho lính Mỹ nghỉ ngơi và thư giãn.
Ngày 3 tháng 6 năm 1967, đoàn tàu vận tải PCF 45 đã trở thành đoàn
tàu đầu tiên từ Cam Ranh tiến vào căn cứ Chu Lai . Ngoài ra, căn cứ Chu Lai
còn có đơn vị quân Y chịu trách nhiệm chữa trị cho các lính Mỹ bị thương
được về từ Vùng I lẫn vùng II Chiến Thuật. Ở đây còn có sân bóng, rạp chiếu
phim, … Có thể nói, khu căn cứ quân sự Chu Lai không chỉ là căn cứ quân sự
mà thực sự là cả khu phức hợp khổng lồ phục vụ bộ cho lính Mỹ từ tiếp liệu,
chiến đấu, nghỉ ngơi, …
Căn cứ quân sự Chu Lai ngoài hải cảng, còn có sân bay. Thoạt đầu
chỉ là sân bay với đường bay ngắn, phục vụ các máy bay ném bom chiến thuật
với đường băng dài 1.200m được lót vỉ nhôm. Sau đó, các đơn vị công binh
tiếp tục nối dài các đường băng và có những đường băng dài đến 10.000m để
các máy bay vận tải cỡ lớn có thể đáp xuống dễ dàng. Có những thời điểm, căn
cứ không quân Chu Lai là căn cứ nhà của 80 chiếc
Đến ngày 13 tháng 10 năm 1970, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bắt đầu rút
khỏi căn cứ Chu Lai và căn cứ này được giao lại cho Lục Quân Mỹ quản lý
Sau ngày Giải Phóng, căn cứ Chu Lai trở thành khu kinh tế mở Chu Lai
và sau này nhiều doanh nghiệp được giao 320ha thuộc khu vực trên để sản
xuất. Hiện nay, để đến thăm lại sân bay Chu Lai, chúng ta có thể đi theo đường
đường ven biển phía ngoài chu vi sân bay Chu Lai cũng còn gọi là đường
Thanh Niên. Đường băng sân bay Chu Lai cũ và hiện nay song song cách bờ
cát chừng trên 1000 mét. Đường rất vắng vẻ và ít người qua lại
3. Sân bay Chu Lai
Năm 1965, người Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai nhằm mục đích
phụ vụ các hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên. 40 năm sau,
ngày 02 tháng 3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thương mại đầu
tiên từ thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một sự kiện lịch sử của tỉnh.
Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại sẽ thúc đẩy mạnh
mẽ sự phát triển không chỉ của Quảng Nam (với khu công nghiệp Chu Lai)
mà còn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp Dung Quất). Hiện nay, mỗi
tuần có hai chuyến bay đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, sẽ mở
thêm đường bay đến Hà Nội.
Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tế
phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngoài
ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di
sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn. Trong thời gian tới ngành
hàng không sẽ tiếp tục mở tuyến bay Chu Lai – Hà Nội và các đường bay nội
địa nối các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước với Chu Lai. Vẫn đi trên quốc
lộ 1A chúng ta sẽ tới thành phố Tam Kỳ.
4. Khu Kinh Tế Mở Chu Lai
Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế đầu tiên được Chính phủ Việt
Nam thành lập tháng 6 năm 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nơi có 2 Di sản
văn hoá thế giới : Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn. Đây là khu
kinh tế tổng hợp, có quy mô lớn với tổng diện tích khoảng 32.400 ha.
Khu kinh tế mở Chu Lai có điều kiện giao thông thuận lợi để kết nối
các địa phương khác của Việt Nam và thế giới thông qua đường quốc lộ
1A, đường sắt xuyên Việt, đường biển qua cảng Kỳ Hà, đường hàng không
qua sân bay quốc tế Chu Lai đã được Chính phủ cho phép mở cửa bầu trời với
3 chức năng chính là trung chuyển hàng hoá quốc tế, vận chuyển hành khách
và sửa chữa, bảo dưỡng máy bay hạng nặng.
Định hướng phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai là ưu tiên thu hút
các ngành công nghiệp nhẹ có khả năng kiểm soát ô nhiễm môi trường kết
hợp với du lịch dịch vụ, đô thị cao cấp. Khu kinh tế mở Chu Lai có Khu
thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ cho phép thành lập và
hoạt động theo thông lệ quốc tế với tổng diện tích khoảng 1.700 ha, nối liền sân
bay quốc tế Chu Lai và cảng biển Kỳ Hà theo mô hình 3 trong 1: sân bay - khu
thương mại tự do - cảng biển; có 5 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích
3.000 ha, nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt rất thuận lợi về giao
thông; có hơn 30 km chiều dài bờ biển với cát trắng, nắng vàng là môi trường
lý tưởng để xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí cao cấp; và đặc biệt
có khoảng 10.000 ha đất phát triển các khu đô thị, dân cư. Đây chính là những
thế mạnh để kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai.
5. Tháp Khương Mỹ
Tháp Khương Mỹ là di tích văn hóa Chăm pa còn sót lại thuộc thôn
4, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Khu tháp nằm cách
quốc lộ 1A (đoạn đường tránh Thành phố Tam Kỳ) khoảng 200m về phía tây
theo hướng từ thành phố Tam Kỳ vào.
Nhóm tháp Khương Mỹ gồm 3 công trình kiến trúc xếp thành hàng
ngang theo trục Bắc-Nam. Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt
bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là
hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp
có một cửa ra vào và 5 cửa giả. Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung,
trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành
nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp
cành lá uốn thành hình lá đề. Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường trang trí
hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng
tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường. Nhóm Khương
Mỹ gồm có 3 tháp, cửa ra vào ở hướng Đông, là kiểu tháp Champa truyền
thống với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu
nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch.
Tại Khương Mỹ, vào năm 1918, các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm
thấy một thành bậc cấp bằng sa thạch có chạm cảnh hai người đang đấu vật,
trong đó gương mặt của người ở bên phải rất dữ tợn, miệng có răng nanh; một
số nhà nghiên cứu cho rằng đây là trích đoạn cảnh chiến đấu của Rama và quỷ
vương Ravana trong trường ca Ramayana. Được sự cho phép của Bộ Văn Hóa
-Thể Thao, đầu tháng 7 - 2007, Trung tâm Bảo tồn Di Tích tỉnh Quảng Nam đã
phối hợp với khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội
tiến hành khai quật phát lộ chân tháp Khương Mỹ để chuẩn bị cho việc tu bổ di
tích.Do tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc mang tính chất Vishnu giáo, lại
vắng bóng Siva và Brahma, nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ
là một khu đền thờ thần Vishnu. Tuy một số lượng tác phẩm điêu khắc ở
Khương Mỹ không nhiều, nhưng chúng thể hiện được sự chuyển tiếp từ những
nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng,
trang nhã của phong cách Trà Kiệu, do đó các nhà nghiên cứu đã xếp chúng
vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ X.
6. Thành Phố Tam Kỳ
Từ một phủ lỵ năm 1906 đến năm 1997 trở thành Thị xã Tỉnh lỵ và
Thành phố Tỉnh lỵ Quảng Nam là thời gian tròn một thế kỷ. Trải qua chiều
dài lịch sử, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính và có những tên gọi
khác nhau: Phủ Tam Kỳ, huyện Tam Kỳ ( huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ
và Thị xã Tam Kỳ). Mỗi lần thay đổi tên gọi đơn vị hành chính là có gắng với
sự thay đổi, điều chỉnh quy mô về diện tích đất đai. Tam Kỳ là một vùng đất
giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, con người Tam Kỳ hiếu học, cần cù,
chịu thương, chịu khó và cầu tiến.
Thành phố Tam Kỳ được thành lập ngày 29/9/2006, bao gồm 9
phường, 4 xã của Thị xã Tam Kỳ, diện tích gần 93Km2, dân số gần 12 vạn
người. Thành phố Tam Kỳ là một trung tâm hành chính, văn hoá – khoa học kỹ
thuật của tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung độ của cả nước và vùng trọng điểm
kinh tế ven biển miền Trung. Thành phố Tam Kỳ ra đời đánh dấu một bước
phát triển mới về chất, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của vùng đất và
con người Hà Đông xưa, đang mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng
của thành phố tương lai.
Trong thời gian tới, thành phố Tam Kỳ tập trung phát huy lợi thế tiềm
năng, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp –
nông nghiệp. Phát triển văn hoá – xã hội ngang tầm với vị thế trung tâm kinh tế
- chính trị - văn hoá của một tỉnh giàu truyền thống văn hoá và đấu tranh cách
mạng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tăng cường đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng đô thị và nông thôn, phấn đấu xây dựng Thành phố đạt các tiêu chí
đô thị loại II, tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thống nhất, đồng bộ, có hiệu
quả, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật
tự an toàn xã hội.
7. Tượng đại mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ
Theo ban Quản lý tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, kinh phí xây dựng
tượng đài Mẹ Thứ lên đến 411 tỷ đồng. Công trình này được xây dựng trên
mảnh đất có diện tích 15 ha. Tượng đài Mẹ Thứ còn được biết đến với tên
gọi khác là tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bức tượng của Mẹ Thứ lấy
nguyên mẫu từ bà Nguyễn Thị Thứ, quê ở Quảng Nam.
Nằm trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam. Tượng đài nằm cách chùa Cầu Hội An 8 km về phía Tây.
Tượng đài Mẹ Thứ là tượng đài to lớn nhất tại xứ Quảng. Là công
trình văn hóa cấp quốc gia, tượng đài Mẹ Thứ là tượng đài về Bà mẹ Việt
Nam anh hùng lớn nhất nước ta tính đến hiện nay.
Bà sinh tại xóm Rừng ở xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam.
Bà có chồng, 9 người con trai, một con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, là
người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống
Pháp chống Mỹ kéo dài gần 30 năm (từ năm 1948 đến ngày 30 tháng 4 năm
1975)
Trong hai cuộc Chiến tranh chống Pháp chống Mỹ, Nguyễn Thị Thứ lần
lượt nhận 9 giấy báo tử của các con. Tại khu vườn của nhà bà có 5 hầm bí mật,
nơi bà và con gái đầu Lê Thị Trị nuôi giấu nhiều cán bộ, bộ đội, du kích Quân
Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trên miệng hầm bà thả hàng chục con bò ăn
cỏ ngay trong vườn. Lúc không có quân đối phương, hai mẹ con bà mở hé cửa
hầm cho họ dễ thở, khi có động thì lại giả vờ đi coi bò để chỉnh sửa, ngụy trang
lại miệng hầm.
Vào ngày 27/07/2009, tỉnh Quảng Nam khởi công xây dựng tượng đài
Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ. Khu tượng đài được thiết kế dựa vào
bản phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng cùng kiến trúc sư Nguyễn Luận.
Khu vực tượng đài chính
Khu vực chính của tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị
Thứ gồm có khối tượng chính cao 18.5 m. Bên cạnh tượng chính là các khối
tượng được làm từ đá hoa cương chạy dài theo hình cánh cung rộng khoảng
120 m. Công trình to lớn này được xây dựng từ hơn 20.000 tấn đá vận chuyển
từ tỉnh Bình Định.
Ở chính giữa của tượng đài là chân dung mẹ Nguyễn Thị Thứ.
Xung quanh khu tượng đài khổng lồ chính là một hồ nước vô cùng rộng
lớn. Hồ nước có diện tích lên đến hơn 1000 m2. Nhìn từ ngoài vào trong,
những dòng nước chảy từ vách tượng đá như đang tràn trên mặt hồ.
Ngay ở cổng ra vào, bạn có thể nhìn thấy 8 cột trụ nằm sừng sững. Mỗi
cột trụ có chiều cao 11.2 m và đường kính dài hơn 1.2 m. Trên mỗi thân trụ là
hình ảnh các bà mẹ tại khắp đất nước Việt Nam. Đó là những bà mẹ Bắc Bộ
phúc hậu, mẹ Trung Bộ tần tảo hay mẹ Nam Bộ bất khuất.
30 ngọn đèn đá nằm dọc theo lối vào chính để đến tượng đài. Đây là
biểu tượng tượng trưng cho 30 năm mòn mỏi, vất vả để chờ đợi các con trở về
sau trận đánh chống quân thù của các người Mẹ Việt Nam.
Bảo tàng Mẹ Việt Nam anh hùng
Bức tượng đài được làm rỗng để xây dựng bên trong là khu bảo tàng Mẹ
Việt Nam anh hùng. Bảo tàng này có diện tích khoảng 400 m2. Trong bảo tàng
có phòng trưng bày, phòng bảo quản với những tư liệu, thước phim và hình ảnh
quý giá về những năm tháng chiến tranh khốc liệt.
8. Tháp Chiên Đàn
Tháp Chiên Đàn nằm cách thành phố Tam Kỳ 5 km về phía Bắc và
nằm ngay cạnh quốc lộ 1A. Hiện nay, tại di tích Chiên Đàn có một nhà trưng
bày những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu nhất, đồng thời còn trưng bày một bộ
Yoni - Linga rất lớn được tìm thấy tại phế tích Champa ở Mỹ An, nằm cách
Chiên Đàn 1,5 km về phía Tây Nam.
Chiên Đàn là một nhóm gồm 3 tháp xếp hàng theo trục Bắc - Nam,
cửa ra vào ở hướng Đông. Các tháp ở Chiên Đàn có hình dạng gần giống
nhau, mặt bằng tháp hình vuông, mái tháp là những tầng thu nhỏ dần lên trên.
Trên thân các tháp không có hoa văn trang trí nhưng giáp đỉnh tháp có những
đường diềm bằng sa thạch chạm trỗ nhiều mặt Kala xếp thành hàng ngang. Tại
đây, đã phát hiện nhiều hiện vật trang trí, điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao,
đặc biệt là bệ thờ Yoni và các bức tượng người, động vật (tượng rắn Naga,
ngỗng thần Hamsa, chim thần Garuda, voi thần Gajasimha ...) được thể hiện
theo phong cách Chánh Lộ (giai đoạn cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12).

9. Khu đền tháp Mỹ Sơn


Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, nằm
cách thành phố Hội An 45km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 70km
về phía Tây Nam.
Bắt đầu từ những thế kỷ đầu công nguyên, trên dải đất miền Trung
- Việt Nam đã nảy sinh và phát sáng rực rỡ một nền văn hoá Chămpa độc
đáo. Trong đó, vùng đất Quảng Nam với tên gọi xưa là Amaravati, được các
văn bia cổ nhắc đến như là trái tim của vương quốc Chămpa trong một giai
đoạn khá dài.
Năm 1898, một người Pháp tên là C. Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ
Sơn nằm kín đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp.Sau
đó không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến
nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn. Cũng chính
họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn
giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Chămpa, xây dựng liên tục trong suốt
hơn 1000 năm. Được khởi công từ thế kỷ 4 bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ
năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ 13, đầu thế kỷ 14 dưới
triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), Mỹ Sơn là một quần thể với hơn
70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho
từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Hầu hết các công trình kiến
trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
Ngoại trừ một vài tháp quay về hướng Tây hoặc cả hai hướng Đông - Tây, các
đền tháp phần lớn quay về hướng Đông - hướng mặt trời mọc, chỗ trú ngụ của
thần linh. Thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi
chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.
Do thiên tai, địch họa và sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, đến nay
Mỹ Sơn chỉ giữ lại được khoảng gần 20 tháp. Tuy nhiên, tất cả tài liệu bia ký,
kết quả khảo cổ, dấu tích vật chất còn lưu lại tại Mỹ Sơn và một số bảo tàng
trong nước như bảo tàng Chămpa Đà Nẵng, bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí
Minh ... cũng đủ làm cho chúng ta vô cùng thán phục về nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc và trang trí của người Chămpa cổ xưa. Đặc biệt, cho đến nay kỹ thuật
kết dính vật liệu không có mạch hồ trong việc xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn
vẫn là một bí ẩn luôn kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu và đam mê khám phá
của các nhà khoa học cũng như đối với mỗi chúng ta.
Không đồ sộ, kỳ vĩ như Ăngkor (Campuchia), Pagan (Myanma),
Borobudua (Indonesia)... nhưng Mỹ Sơn vẫn có một vị trí rất quan trọng
trong nền văn hóa nghệ thuật của vùng Đông Nam Á. Tháng 12 năm 1999
khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản
văn hóa thế giới.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong thung lũng là vì:
Nằm trong một thung lũng khép kín, hiểm trở; địa thế này rất phù
hợp với yêu cầu của giáo lý Ấn Độ giáo. Bởi tư tưởng của Ấn Độ giáo cho
rằng không gian thần linh là không gian thiêng, và con người có thể đạt
đến thần linh bằng con đường sùng tín với thần linh
Tư tưởng chính của tôn giáo Ấn là thoát tục nên họ cần nơi có không
gian yên tĩnh để thực hiện phép thiền định, họ xa rời đời thường, vào sống
trong rừng sâu, ngồi dưới bóng cây hoặc trên đá, tách biệt khỏi mọi việc đời,
tập trung tâm trí suy nghiệm chân lý. Do chịu ảnh hưởng của tư duy Ấn Độ
giáo, người Chăm cũng quan niệm đi tu là hành hương, là đi vào miền núi rừng
u tịch, và không gian Mỹ Sơn đã đáp ứng được yêu cầu đó của các tín đồ
Bàlamôn giáo.

10. Phổ cổ Hội An

Phố cổ Hội An hay Hoài Phố - là một khu vực phố cổ trong thành
phố Hội An, được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn
đến nay. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ
năm 1999.
Cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam, phố cổ Hội An in mình
duyên dáng bên dòng sông Hoài xanh biếc. Đã hơn 400 năm từ ngày hình
thành, vượt qua biết bao thử thách của bom đạn chiến tranh, vượt qua sức tàn
phá khốc liệt của tự nhiên, đặt biệt là vượt qua chính xu thế hiệ đại hóa kiến
trúc của con người, phố Hội vẫn hiện tồn tại gần như nguyên vẹn, mang đậm
nét cổ xua cả về không gian phố thị, kiểu dáng kiến trúc lẫn lối sống truyền
thống, các lễ hội văn hóa dân gian độc đáo.
Hội An trước mắt du khách với những đường phố chật hẹp đan xen
kiểu bàn cờ, nhà cửa cao một hai tầng san sát bên lối đi, những mái ngói
rêu phong cổ kính và cuộc sống cho đến hôm nay vân bình lặng êm ả trôi
xuôi.
Khu di tích đô thị cổ nằm ở phía Nam thành phố Hội An. Phố Lê Lợi
hiện nay được xây dựng đầu tiên, sau người Nhật mới xây tiếp những dãy phố
này là đường Trần Phú còn gọi là phố cầu Nhật Bản. Đến giữa thế kỉ 17, người
Hoa sang xây dựng phố Quảng Đông tức phố Nguyễn Thái Học hiện nay. Tiếp
đến các phố Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thị Minh Khai và một
phố ven sông ở Hội An. Những phố trên đây với sông rạch, cầu đường, đình,
hội quán, miếu đền , nhà ở,… lưu dấu một tổng thể không gian đô thị cổ xưa
gần như nguyên vẹn.
Về mặt kiến trúc ở Hội An, nhà cửa mang đậm nét dáng vẻ truyền thống
ở các đô thị cổ ở nước ta, đó là kiểu nhà gỗ hình ống, dài 40- 60m thông suốt
hai mặt phố, nội dung và hình thức kiến trúc rất đặc sắc đã tồn tại trên 200
năm.Phần lớn nhà ở có mặt tiền tiếp giáp với đường phố để buôn bán, mặt Nam
hướng về bến sông có cầu cảng riêng, vẻ đẹp không kém phần hấp dẫn dành
làm nơi chứa hàng hóa và các công trình phụ. Khu ở, khu sinh hoạt và thờ gia
tiên đặt ở giữa kế với với sân trời sáng sủa và thông thoáng. Cạnh sân nhà có
cầu nối các gian nhà với nhau để đi lại không bị mưa nắng. Trong khu ở thường
được chú ý trang trí làm đẹp không gian. Trên các kết cấu kiến trúc được chạm
trổ rất tinh xảo về các đề tài hoa lá chim muông,…
Các di tích tiêu biểu trong đô thị cổ Hội An gồm có: Chùa Cầu, nhà cổ
Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng, Hội Quán Phúc Kiến, Hội Quán Quảng Đông,
chùa Ông, Quan Âm Phật tự Minh Hương, đêm rằm phố cổ, ẩm thực phố cổ,…
Chùa Cầu
Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu trong đô thị cổ Hội An,
tỉnh Quảng Nam. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản
xây dựng vào khoảng thế kỉ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật
Bản. Theo truyền thuyết ngôi chùa này được coi như một thanh kiếm đâm
xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận
động đất ở Nhật vì họ cho rằng đầu con quái vật nằm ở Ấn Độ, lưng ở Việt
Nam và đuôi ở Nhật Bản. Mỗi lần nó quẫy đuôi là nó gây ra những trận động
đất kinh hoàng ở Nhật Bản. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền
vào lan can phía Bắc, nho ra giữa cầu, từ đó người dân địa phương gọi là chùa
Cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đã đặt tên cho chiếc cầu
này là “ Lai Viễn kiều”, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”. Theo niên đại
được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng
lại vào năm 1817. Ngôi chùa óc lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy
ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và
Trần Phú. Chùa Cầu là một trong những di tích óc kiến trúc khá đặt biệt, mái
chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của chùa Cầu có
một tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là “Lai Viễn kiều”. Chùa và cầu đều
bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai
đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là
tượng khỉ (có lẽ được xuất phát từ ý nghĩa cây cầu được xây dựng từ năm
Thân, hoàn thành năm Tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người sùng
bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật.
Phần gian chính giữa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Vũ, vị thần bảo hộ xứ sở,
ban niefm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà
con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt lành. Chùa
Cầu mang tính chất một ngôi chùa Hoa kiều. Ở miền Nam Việt Nam thường có
các ngôi chùa Hoa, thực chất là đền thờ các vị thần hay nữ thần.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã được chính thức chọn làm biểu tượng
của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc polymer 20.000đ
của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Nhà cổ Tấn Ký
Một điều dễ thấy là tất cả các ngôi nhà cổ ở Hội An đều hình ống và
lấy bộ sườn nhà làm cơ sở chịu lực. Bộ sườn ấy được cấu thành bằng sự liên
kết các vì kèo. Việc liên kết ấy được thực hiện bởi các thanh xà, đó có thể là sự
liên kết bằng những thanh dầm dọc gọi là kèo, kẻ hoặc là liên kết bằng các
thanh dầm ngắn xếp theo chiều ngang gọi là con rường. Nhà cổ Tấn Ký gồm
nhiều nếp nối với nhau, nếp thứ nhất có 6 hàng cột tạo thành 3 gian nhà, 2
gian hai bên và gian giữa. Xuất xứ của những tảng đá tròn nằm bên dưới
những cây cột kia được chở về từ Thanh Hóa, chỉ có loại đá chắc khỏe này mới
giúp cho những thanh cột tránh được mục ruỗng, điều đó cũng lý giải vì sao đã
mấy trăm năm nay, ngôi nhà cổ này vẫn còn như nguyên trạng.
Còn các cột hiên hình vuông này lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo
thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà
vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn. Còn mí cửa gắn 2 con mắt kia là "hình xoáy
âm dương lá đề", đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người
vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và
đầm ấm đời sống gia đình". Vì nóc ngôi nhà chia làm hai phần. Vì nóc sát hiên
được kiến trúc theo kiểu "cột trốn kẻ chuyền" (các cột được "trốn" bằng cách
"mọc" lên từ các thanh xà ngang) gồm 3 hàng cột cộng với hàng cột hiên. Rồi
kế tiếp hàng cột thứ 4 và thứ 5, kiến trúc theo kiểu "chồng rường giả thủ" (các
rường cột chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón) được chạm trổ tinh vi.
Hàng cột thứ 5 và thứ 6 có kết cấu vì vỏ cua cong vồng lên in hệt vỏ cua vậy.
Nếp thứ hai chạy dọc theo sân trời (vì rằng những ngôi nhà hình ống ở
Hội An chung tường với nhau và ít có cửa sổ, để thông thoáng cũng như tuân
theo triết lí Tam Tài của người phương Đông, chủ nhân những ngôi nhà này để
một gian chính giữa đón lấy bầu trời gọi là sân trời) gồm hai tầng kết cấu và
cũng theo lối "chồng rường giả thủ" quen thuộc nhưng nhỏ hơn, 2 cột vuông
đứng trên tảng đá vuông với các tai cột chạm khắc hình con sóc, hòm thư, quả
lựu, quả phật thủ, con dơi.
Có thể nói thêm rằng các hình chạm khắc này đều có ý nghĩa biểu
trưng của nó như con dơi là biểu trưng về hạnh phúc; hòm thư: Học hành;
quả lựu: Thật nhiều con cái. Đi hết nếp 2, nếp 3 lại xoay ngang gồm 4 hàng
cột ăn thông lên mái. Mái lợp ngói âm dương rất dày nên thoáng mát về mùa
hè, ấm áp vào mùa đông.
Nhà cổ Phùng Hưng
Từ nhà cổ Tấn Ký, ngôi nhà số 101 phố Nguyễn Thái Học, rẽ lên
chùa Cầu, đầu phố bên kia ngôi chùa cổ, số 4 phố Nguyễn Thị Minh Khai
là nhà cổ Phùng Hưng. Cũng như những ngôi nhà cổ khác ở Hội An, nhà cổ
Phùng Hưng hình ống gồm 2 tầng, với 3 nếp nhà. Từ cửa chính ngôi nhà đi vào
thấy 5 hàng cột chia ngôi nhà thành 3 gian, gian giữa rộng hơn có cửa chính
nhìn thông xuống bếp, các cây cột hình tròn đứng trên tảng đá hoa sen. Hàng
cột ngoài hiên lại có hình vuông đứng trên tảng đá hình vuông liên kết với nhau
bằng các vì vỏ cua chạm hình 2 con cá chép. Cửa gỗ thượng song hạ bản rất
tiện lợi cho việc che chắn mưa gió vào mùa đông và thông mát cho mùa hè. Vì
nóc chính làm theo kiểu cột trốn kẻ chuyền quen thuộc.
Nếp 2 của ngôi nhà cũng 2 tầng 3 gian nhưng chạy dọc ôm lấy phần sân
trời với 4 cột tròn đứng trên tảng đá tròn nối với nếp 1 và nếp 3 như một hành
lang. Nếp 3 cũng có vì nóc tương tự. Cầu thang lên tầng 2 đặt ở nếp này.
Có thể thấy, bMật mía mềm, tiết ra chất chua và đây là nguồn thức ăn
không bao giờ vơi cạn của cỏ, rêu và… cây xanh trên các mái phố trầm mặc
Hội An.Về mùa hè, trên các mái phố có màu thâm hơn vì cỏ đã ẩn mình vào
ngói, và… chúng kiên nhẫn đợi cho đến những ngày mưa nối nhau mới mạnh
dạn bò ra xanh lên.
Hội Quán Phúc Kiến
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho
tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng
gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần
trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng
trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội
An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh),
bà mụ, thần tài ... hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con
người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía
Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) ... tại
hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du
khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp
bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Hội Quán Quảng Đông
Hội quán được Hoa kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885,
thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và đức Khổng Tử, sau năm 1911
chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu
lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có.
Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công
(24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người
tham gia.
Chùa Ông
Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm:
1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành
tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung - tín
- tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là
trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương
nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin
xăm cầu may.
Quan Âm Phật tự Minh Hương
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến
trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các
tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực
hiện. Chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì
vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến.

Lễ hội đêm rằm phố cổ


Phố cổ Hội An hàng tháng vào ngày 1 và ngày 15 thường tổ chức
đêm rằm phố cổ, tất cả các ngôi nhà trong phố cổ đều thắp đèn lồng, cấm
xe máy và tổ chức cáchoạt động du lịch phong phú. Vào những ngày này, tất
cả các đoạn đường đều cấmxe máy và hình thành nên phố đi bộ. Hiện nay, đêm
rằm Phố Cổ được tổ chức địnhkỳ vào cuối tuần.

11. Bài Chòi


Bài Chòi là thú vui tao nhã của người dân miền Trung Việt Nam
nhân dịp đầu xuân. Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính
sáng tạo ngẫu hứng, vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ, ra đời từ nhu
cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy, ở vùng trung du, rồi
lan rộng đến các vùng nông thôn và ra cả miền biển.
Bài Chòi là hình thức chơi bài nhưng không mang tính sát phạt, ăn
thua như ở sòng bài, mà chỉ để giải trí bằng hình thức đối đáp vui xuân.
Người ta đến chơi Bài Chòi cốt để nghe hô Bài Chòi, thưởng thức giọng hô,
hát, tài ứng đối và lối diễn trò của “Hiệu” (người hô, hát chính).
Ở Bình Định, từ xưa tới nay, thịnh hành ba hình thức Bài Chòi, gồm:
Bài Chòi “truyện” có phông màn, có rạp che chắn; Bài Chòi “lớp”/”chiếu” thể
hiện ngay trên chiếu, đi khắp các làng mạc miền quê và hội chơi Bài Chòi
thường được trình diễn mỗi dịp xuân về.
Hội chơi Bài Chòi thường diễn ra ở sân đình làng hoặc những khoảng
đất rộng, bằng phẳng, gần các khu dân cư, gần chợ, thuận lợi cho mọi người đi
dự hội. Để chơi Bài Chòi, người ta dựng 9 hoặc 11 chòi bằng tre, nứa, lợp tranh
như những chòi canh giữ rẫy, xếp theo hình chữ U. Chòi ở đáy chữ U gọi là
chòi Cái. Người dẫn dắt cuộc chơi là các anh/chị Hiệu, ngồi ở chòi Cái. Họ rút
con bài trong ống bài, giơ lên rồi hát những câu hát đố tên con bài ấy, gọi là Hô
Thai. Người chơi mua 3 con bài, ngồi trên các chòi để đợi. Nếu cả 3 con bài
trùng với những con bài mà anh/chị Hiệu xuớng tên thì thắng cuộc, được lĩnh
thưởng, kết thúc một lượt chơi và sau đó, lượt chơi mới lại bắt đầu.
Nhạc cụ đệm trong Bài Chòi thường gồm: đàn nhị, song loan, kèn
bóp và trống chiến. “Hiệu” khi hô, hát phải theo nhịp trống, nhịp sanh, có
tiếng đàn tiếng kèn đệm theo, làm cho điệu hò thêm réo rắt, hấp dẫn. Đây
là người rành các điệu hát nam, hát khách, hát lý... thuộc nhiều thơ, ca dao, biết
pha trò, đồng thời, ứng đối nhanh nhẹn. “Hiệu” vừa hô tên con bài được rút từ
trong ống thẻ giữa sân hội, vừa biểu diễn những động tác, giọng điệu để góp
vui, tăng phần hấp dẫn cho người chơi và người xem hội. Bên cạnh những câu
hô đơn giản lấy trong ca dao tục ngữ, hò vè, người chơi còn thi nhau sáng tác
các câu hát cho hội chơi Bài Chòi thêm phần phong phú và phù hợp với nhu
cầu thưởng thức của người dân. Tích truyện Bài Chòi là những bài học về đạo
đức, lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước và đoàn kết dân tộc. Nội dung
bi hài của Bài Chòi phản ánh nhân tình thế thái và phê phán thói hư tật xấu,
khiến người xem phải suy ngẫm hoặc vui cười sảng khoái.
Sinh hoạt Bài Chòi là môi trường thực hành và sáng tạo nghệ thuật,
đồng thời giúp bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, phong cách trình diễn và các giá
trị văn hóa vùng miền. Các thành tố văn hóa nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội
họa, ngôn ngữ, tập tục… Rất nhiều tục ngữ, ca dao, bài vè… liên tục được biến
tấu một cách linh hoạt, diễn tả sinh động mọi cảnh đời, từ tình yêu đôi lứa đến
những khúc mắc nhân tình thế thái, tạo nên sự hấp dẫn và riêng biệt của Bài
Chòi và cũng góp phần lưu giữ, phổ biến một phần của kho tàng văn học Việt
Nam.
Với những giá trị đặc sắc, Nghệ thuật Bài Chòi Bình Định đã được
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thêó thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày
25/8/2014.

You might also like