Kính Chào

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

KÍNH CHÀO CÔ

VÀ CÁC BẠN
Thành viên tổ 4
Nói và nghe:
Trình bày vấn đề thờ ơ
trong học tập
Bài làm
Trong cuộc sống học đường, thái độ thờ ơ đã
và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặc
biệt là đối với học sinh và sinh viên. Thái độ này
không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của cá
nhân mà còn ảnh hưởng đến cả môi trường học
tập chung. Để xây dựng một cộng đồng học tập
tích cực và phát triển bản thân, chúng ta cần cùng
nhau chấp nhận và vượt qua thái độ thờ ơ này.
Lười học là trạng thái khi học sinh không có
động lực học tập, mất hứng thú trong việc học,
chỉ quan tâm đến những điều vô bổ khác khi đến
trường và không tập trung vào công việc học
của mình, thậm chí khi về nhà cũng không chịu
học bài để hiểu rõ hơn.
Hiện nay, tình trạng lười học và mải chơi của các em
học sinh đang trở nên đáng lo ngại. Với sự phát triển
của công nghệ thông tin, các trang mạng truyền thông
và mạng xã hội, tỷ lệ học sinh sử dụng điện thoại di
động cũng tăng lên, từ đó tạo ra sự cám dỗ và sự mê
hoặc đối với các trò chơi điện tử, làm cho việc học trở
nên bị bỏ bê. Ngoài ra, còn có những trường hợp học
sinh bỏ học hoặc trốn học để làm những công việc
riêng tư,...
Nguyên nhân đầu tiên của hiện tượng này phải kể đến cá
nhân học sinh: họ lười biếng, bị cuốn hút và nghiện game,
theo đuổi học theo sự cạnh tranh với bạn bè, thiếu mục tiêu,
không có ước mơ,... Ngoài ra, gia đình và cha mẹ không yêu
thương và chăm sóc con cái, tạo ra áp lực trong việc học tập
khiến con trở nên mất hứng thú. Một nguyên nhân khác là
do các thầy cô giáo chưa thể tạo ra sự hứng thú trong việc
học tập cho học sinh, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy
cổ hủ, chương trình học quá nặng, gây áp lực về thành
tích,...
Thái độ thờ ơ trong học tập không chỉ là vấn đề của
riêng một cá nhân mà còn là kết quả của một loạt yếu tố
từ môi trường xã hội, gia đình, và chính hệ thống giáo
dục. Áp lực từ xã hội và gia đình, cũng như sự thiếu
hứng thú trong việc học và không thấy được giá trị
thực tế của kiến thức, đã dần dần tạo nên tâm lý thờ ơ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đổ
lỗi cho những yếu tố bên ngoài. Việc không biết cách tự
khích lệ và tạo động lực cho bản thân cũng là một
nguyên nhân đáng kể gây ra thái độ thờ ơ này.
Hậu quả của việc lười học là rất nghiêm trọng. Trước
tiên, nó tạo ra những lỗ hổng kiến thức cho học
sinh.Bạn thử nghĩ xem, nếu có lỗ hổng kiến thức này ,
nó sẽ dẫn đến việc họ dần mất đi nền tảng kiến thức, từ
đó gặp khó khăn trong mọi hoạt động. Ngoài ra, lười
học cũng tạo ra nhiều tác động xấu, làm tổn hại đến xã
hội
Tuy nhiên, việc vượt qua thái độ thờ ơ không phải là điều không thể.
Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta cần nhận ra giá trị của việc học
tập. Học không chỉ là việc thu thập thông tin mà còn là cơ hội để phát
triển bản thân, mở rộng kiến thức và kỹ năng. Bằng cách nhìn nhận
học tập như một cuộc phiêu lưu để khám phá và tiến bộ, chúng ta có
thể tạo ra động lực tự nhiên hơn.
Bên cạnh đó, mỗi cá nhân học sinh phải nhận thức rõ trách
nhiệm của mình, có đam mê và sự tận tâm trong việc học tập,
không để bị cuốn hút bởi những trò chơi vô bổ. Gia đình cần
quan tâm và chăm sóc con em nhiều hơn, còn nhà trường cần
chú ý đến học sinh, đưa ra các chương trình giảng dạy độc đáo
và hấp dẫn để tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi người hiểu rõ hơn
về hậu quả của lười học và cố gắng nỗ lực hơn một chút, xã hội
sẽ trở nên tốt đẹp hơn và thế hệ học sinh sẽ phát triển văn minh
hơn.
THANK YOU

You might also like