Chéo Hóa TR C Giao

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

3.

Chéo hóa trực giao


3.1 Ma trận trực giao:
*Định nghĩa:
Ma trận A ∈ M n [ R ] gọi là ma trận trực giao nếu A−1=A T .

Từ định nghĩa ta có A AT =I . Như vậy nếu tích của A và AT là ma trận đơn vị I , thì A là ma trận
trực giao.
*Mệnh đề: Ma trận A là ma trận trực giao khi và chỉ khi họ véctơ cột (hoặc họ véctơ hàng) của
A là họ trực chuẩn.
3.2 Chéo hóa trực giao:
*Định nghĩa:
Ma trận vuông, thực A gọi là chéo hóa trực giao được, nếu A=PD P−1=PD PT , với D là ma trận
chéo và P là ma trận trực giao.
*Mệnh đề: Nếu ma trận A chéo hóa trực giao được, thì A là ma trận đối xứng.
3.3 Phương pháp chéo hóa trực giao ma trận vuông đối xứng, thực:
Cho một ma trận vuông cấp n đối xứng, thực A:
Bước 1. Tìm trị riêng:
Lập phương trình đặc trưng det ( A−Iλ)=0 và giải tìm trị riêng.
Bước 2. Tìm một cơ sở trực chuẩn của từng không gian con riêng:
a. Với mỗi giá trị riêng của λ 1, λ 2,… λ n chọn cơ sở E k tùy ý của không gian con riêng E k .
b. Dùng quá trình trực giao hóa Gram Schmidt (nếu cần) để tìm cơ sở trực giao F k .
c. Chia mỗi véctơ trong F k cho độ dài của nó ta có cơ sở trực chuẩn của Qk của E k.

Bước 3. Kết luận: Ma trận A luôn chéo hóa trực giao được. Tức là A=PD PT , trong đó ma trận
chéo D có các phần tử trên đương chéo chính là trị riêng của A , họ véctơ cột của ma trận trực
giao từ các véctơ riêng trong các cơ sở ở bước 2.

You might also like