Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

IV.

KẾT LUẬN NỘI


DUNG NGHIÊN CỨU
Nền sản xuất hàng hóa có vai trò
quan trọng trong việc phát triển
kinh tế đất nước với những đặc
trưng, ưu thế vượt trội so với
nền sản xuất tự cung tự cấp.
Điều đó đã được chứng minh
qua các giai đoạn lịch sử của
nước ta gắn với nền sản xuất
hàng hóa cùng các chính sách
đổi mới đã thúc đẩy kinh tế nước
nhà phát triển mạnh mẽ. Tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại những
thách thức, khó khăn bên cạnh
những cơ hội thời đại, đòi hỏi
nước ta phải có những chính
sách thích ứng linh hoạt với bối
cảnh thế giới, đảm bảo một nền
kinh tế sản xuất hàng hóa bền
vững phát triển lâu dài.
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

1.1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của xã hội loài


người được đánh dấu bằng
nhiều tiêu chí, trong đó
có tiêu chí về sự phát triển kinh
tế ở những thời kỳ, những giai
đoạn khác nhau. Từ
chỗ ban đầu thực hành một “nền
kinh tế cướp đoạt” (theo cách nói
của Ph. Ăng-
ghen), con người đã phải trải
qua hàng vạn năm để biết dùng
lửa nấu chín thức ăn và
sưởi ấm, biết thuần hóa súc vật,
biết chăn nuôi, biết làm nghề
nông, biết chế tạo ra
những vật phẩm đơn giản đáp
ứng nhu cầu đơn giản và rất hạn
chế trong một phạm
vi cộng đồng nhỏ hẹp. Dần dần,
khi một cộng đồng có thừa một
loại sản phẩm nào đó đã được
làm ra nhưng lại cần đến những
loại sản phẩm khác mà cộng
đồng
khác dư thừa thì sự trao đổi bắt
đầu diễn ra. Sản xuất phát triển
thì sự trao đổi ấy diễn ra ngày
càng thường xuyên hơn trên
phạm vi ngày càng mở rộng hơn.
Như vậy, từ hình thái kinh tế tự
nhiên, nhân loại chuyển dần lên
một hình thái kinh tế cao hơn là
sản xuất hàng hóa - đó là kinh tế
hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa
ra đời là một bước tiến lớn trong
lịch sử nhân loại, đánh dấu sự
phát triển của nền kinh tế, cho
tới nay nó đã phát triển và đạt tới
trình độ rất cao đó là nền kinh tế
thị trường hiện đại. Kinh tế thị
trường là thành quả của văn
minh nhân loại, được Đảng và
Nhà nước Việt Nam vận dụng
một cách đúng đắn, khách quan,
khoa học, sáng tạo, trở thành
nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong
đó nhấn mạnh vị trí, vai trò của
con người chính là động lực và
cũng là mục tiêu cao nhất của sự
phát triển. Trước đây, C. Mác đã
từng nói rằng, trong nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa mỗi
người đều coi người khác là
phương tiện để lợi dụng. Ngày
nay, trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta đặt con người lên hàng
đầu, coi con người là động lực
nhưng cũng là mục tiêu của sự
phát triển. Bởi vậy, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương không đợi
đến khi kinh tế phát triển cao rồi
mới thực hiện các mục tiêu xã
hội. Kinh tế thị trường là thành
quả của văn minh nhân loại,
được Đảng và Nhà nước Việt
Nam vận dụng một cách đúng
đắn, khách quan, khoa học, sáng
tạo, trở thành nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, trong đó nhấn mạnh vị trí,
vai trò của con người chính là
động lực và cũng là mục tiêu cao
nhất của sự phát triển. Với
những lý do trên, nhóm em đã
chọn đề tài “Quan điểm của Các
Mác về hàng hóa, sản xuất hàng
hóa và sự vận dụng của Đảng ta
trong phát triển nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam trong thời kì
đổi mới” để hoàn thành bài tiểu
luận cuối kì của học phần này.

You might also like