Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 7 – TIẾT 1

Câu 1: Việc gợi ý cho cử tri lựa chọn ứng cử viên trong quá trình bầu cử dưới mọi hình thức là vi
phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bầu cử. B. ứng cử.
C. tham gia quản lí NN và XH. D. tự do ngôn luận.
Câu 2: Trước khi lập danh sách chính thức, ứng cử viên được tổ chức nào giới thiệu về nơi công
tác hay cư trú để lấy ý kiến của hội nghị cử tri?
A. Hội nông dân. B. Ủy ban nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân. D. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Câu 3: Quyền bầu cử, ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để nhân dân thể hiện điều gì
thông qua các đại biểu do mình bầu ra?
A. Quyền lợi và nghĩa vụ. B. Trách nhiệm và bổn phận.
C. Quan điểm và tư tưởng. D. Ý chí và nguyện vọng.
Câu 4: Để các quyền dân chủ của công dân được thực thi, điều kiện đầu tiên là các quyền đó phải
được NN ghi nhận trong
A. Chỉ thị. B. Nghị định. C. Hiến pháp. D. Pháp luật.
Câu 5: Với hình thức dân chủ gián tiếp, nhân dân thực thi quyền làm chủ NN thông qua tổ chức
nào dưới đây?
A. Quốc hội và chính phủ. B. Quốc hội và hội đồng nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. D. Chính phủ và ủy ban nhân dân.
Câu 6: Đúng ngày bầu cử hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại
bệnh viện nên nhân viên S thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên S đã vi
phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng. B. Bỏ phiếu kín. C. Phổ thông. D. Trực tiếp.
Câu 7: Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử đại
biểu hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc
dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X đã chấp nhận làm theo yêu
cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Phổ thông.
Câu 8: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân là
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và nhanh chóng.
B. Phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông, bình đẳng, tiến bộ và bỏ phiếu kín.
D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Câu 9: Mọi công dân Việt Nam khi có điều kiện nào dưới đây là có thể tự ứng cử đại biểu Quốc
hội và hội đồng nhân dân các cấp?
A. Từ đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
B. Từ đủ 18 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
C. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 10: Quyền bầu cử của công dân quy định
A. Công dân bị kỉ luật ở cơ quan thì không được bầu cử.
B. Ai cũng có quyền bầu cử.
C. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. Chỉ cán bộ, công chức NN mới có quyền bầu cử.
Câu 11: Quyền dân chủ nào của công dân dưới đây giúp nhân dân ta thực hiện quyền lực NN của
mình thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực NN?
A. Bầu cử và ứng cử. B. Khiếu nại và tố cáo.
C. Tham gia quản lí NN và XH. D. Tự do ngôn luận.
Câu 12: Khi viết hộ phiếu bầu cho người không tự mình viết được thì phiếu bầu của cử tri được
viết hộ phải đảm bảo
A. Bí mật. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng.
Câu 13: Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?
A. Người dân tộc thiểu số. B. Người đang chấp hành hình phạt tù.
C. Người đang bị tạm giam. D. Người đang hưởng án tù treo.
Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây là nội dung nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau.
B. Cử tri tự mình đi bầu, tự viết phiếu bầu và tự bỏ phiếu.
C. Việc bầu người trong lá phiếu được đảm bảo bí mật.
D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
Câu 15: Trong cuộc họp bầu tổ trưởng tổ dân phố, thấy chị H lựa chọn ông K là người có mâu
thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh L chồng chị H sửa lại phiếu của vợ. Nhân tiện cụ G nhờ anh L
viết phiếu hộ bầu cho ông K vì cụ không biết chữ, Anh L đã gạch luôn tên ông K. Những ai dưới
đây thực hiện đúng quyền bầu cử của công dân?
A. Chị H và ông K. B. Chị H và cụ G.
C. Chị B và anh L. D. Cụ G và ông K.
Câu 16: Trường hợp nào dưới đây không có quyền bầu cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân?
A. Anh T vừa tròn 18 tuổi, là công dân Việt Nam nhưng bị khuyết tật.
B. Anh Jon 19 tuổi là người Việt gốc Anh.
C. Chị H 30 tuổi là công dân Việt Nam nhưng hiện đang đi công tác ở nước ngoài.
D. Anh B 20 tuổi là người Mĩ gốc Việt.
Câu 17: Mọi công dân trừ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị
pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Phổ thông.
Câu 18: Việc mỗi cử tri chỉ có 1 lá phiếu với giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu
cử?
A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng.
Câu 19: Việc tự do và độc lập trong việc lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên thể hiện
nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Phổ thông. D. Bình đẳng.
Câu 20: Việc thực hiện đúng các nguyên tắc trong quá trình bầu cử và ứng cử góp phần thực hiện
bản chất gì của NN ta?
A. ổn định và phát triển. B. nhân đạo và khoan dung.
C. Dân chủ và tiến bộ. D. Sáng tạo và đổi mới.
Câu 21: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Nhờ người khác viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
B. Trực tiếp viết phiếu bầu và nhờ người khác bỏ phiếu hộ.
C. Nhờ người khác viết phiếu hộ và tự mình bỏ phiếu.
D. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
Câu 22: Hiến pháp nước ta quy định công dân Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền
ứng cử?
A. 19. B. 21. C. 18. D. 20.
Câu 23: Biểu hiện nào dưới đây là nội dung nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A. Cử tri tự mình đi bầu, tự viết phiếu bầu và tự bỏ phiếu.
B. Việc bầu người trong lá phiếu được đảm bảo bí mật.
C. Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau.
D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
Câu 24: Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử vào Quốc hội và hôị đồng nhân dân?
A. Chị A 19 tuổi là công dân Việt Nam, đang điều trị chứng rối loạn tâm thần và ảo giác do
dùng mạng xã hội.
B. Anh B 22 tuổi là người Việt Nam du học ở Nhật Bản.
C. Ông K là giám đốc hiệp hội về quyền trẻ em vừa là người Hàn Quốc, vừa là người Việt
Nam.
D. Ông S 45 tuổi là người Việt Nam gốc Pháp.
Câu 25: Các công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, không vi phạm các điều cấm và có khả năng, trách
nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan NN, các tổ chức chính trị, xã hội
A. Chọn lựa. B. Đề bạt. C. Giới thiệu ứng cử. D. Đề cử.
Câu 26: Tự mình đi bầu, viết phiếu và bỏ phiếu thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Trực tiếp. B. Bình đẳng. C. Phổ thông. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 27: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào
dưới đây?
A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 28: Người nào dưới đây có quyền bầu cử?
A. Người đang bị tạm giam.
B. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực.
C. Người đang chấp hành hình phạt tù.
D. Người mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 29: Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử phổ thông?
A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
B. Nếu không viết được phiếu bầu thì nhờ người khác bầu hộ.
C. Bầu cử qua tin nhắn điện thoại.
D. Việc bầu người trong lá phiếu đảm bảo bí mật.
Câu 30: Tại một điểm bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu giúp
cụ K là người không biết chữ, còn anh B và anh C cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống
nhau nhưng mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi
phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A. Cụ K, anh B và anh C. B. Anh B và anh C.
C. Chị A và cụ K. D. Chị A, anh B và anh C.
Câu 31: Tại một điểm bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, ông H bàn bạc với chị N và thống nhất
cùng viết phiếu bầu với nội dung giống nhau. Phát hiện sự việc, với sự chứng kiến của ông M, anh
T đề nghị chị N cần chủ động bầu theo ý mình. Tuy nhiên, chị N vẫn bỏ phiếu của chị và của ông
H vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Chị N, ông H và anh T. B. Chị N, ông H và ông M.
C. Chị N và ông H. D. Chị N và ông M.
Câu 32: Biểu hiện nào dưới đây là nội dung nguyên tắc bầu cử bình đẳng?
A. Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau.
B. Việc bầu người trong lá phiếu được đảm bảo bí mật.
C. Cử tri tự mình đi bầu và viết phiếu bầu.
D. Người mù chữ được nhờ người khác viết hộ phiếu bầu.
Câu 33: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc khi thực hiện bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Gián tiếp. D. Bình đẳng.
Câu 34: Thực hiện quyền dân chủ của công dân tức là thực thi quyền của người làm chủ
A. Gia đình và nhà trường. B. Nhà nước và xã hội.
C. Nhà trường và xã hội. D. Gia đình và xã hội.
Câu 35: Việc xử phạt những hành vi cản trở, xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân được
quy định trong
A. Hiến pháp. B. Bộ luật dân sự.
C. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân. D. Bộ luật hình sự.
Câu 36: Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang bị tạm giam. B. Người đang đau ốm.
C. Người mất năng lực hành vi dân sự. D. Người đang công tác ở hải đảo.
Câu 37: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được phát triển của công dân. B. Quyền dân chủ cơ bản của công dân.
C. Quyền tự do cơ bản của công dân. D. Quyền được bình đẳng của công dân.
Câu 38: Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?
A. Người Việt Nam du học ở nước ngoài.
B. Người bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực.
D. Người có tôn giáo khác nhau.
Câu 39: Hiến pháp nước ta quy định công dân Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền
bầu cử?
A. 20. B. 18. C. 21. D. 19.
Câu 40: Hành vi nào sau đây là vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Tự mình viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
B. Gửi phiếu bầu để người khác bầu hộ.
C. Đảm bảo bí mật phiếu bầu khi viết hộ người không tự mình viết được.
D. Nhờ người khác viết hộ phiếu bầu khi tự mình không thể tự viết được.
…………..HẾT…………

You might also like