Bao Cao GVG Chinh Thuc. 2023.2024 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Tên biện pháp: “Sử dụng âm nhạc, thơ ca, phim tư


liệu vào tổ chức hoạt động khởi động nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử”

Họ và tên: Nguyễn Thị Huế


Đơn vị: TT GDNN - GDTX Nam Đàn

Nghệ An, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
1 I: Đặt vấn đề 1
2 1.Lý do chọn biện pháp 1
3 2. Mục tiêu biện pháp 2
4 3. Đối tượng tác động, thời gian, địa điểm thực hiện 2
5 II. Nội dung 2
6 1. Các bước thực hiện 2
7 2. Một số ví dụ về việc sử dụng hình thức âm nhạc, thơ ca, 2
phim tư liệu vào tổ chức hoạt động khởi động trong các tiết
học lịch sử ở lớp 10 và lớp 12
8 2.1 Sử dụng hình thức khởi động bằng âm nhạc cho bài 13 2
lịch sử lớp 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ
năm 1925 đến năm 1930 (tiết 2).
9 2.2 Sử dụng hình thức khởi động bằng thơ ca cho bài 16 lịch 3
sử lớp 12: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1939-1945) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời (tiết 2- Lịch sử 12)

10 2.3 Sử dụng hình thức khởi động bằng phim tư liệu trong bài 5
8 Lịch sử 10: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại
(tiết 2)

11 III. Hiệu quả của biện pháp 6


12 IV: Kết luận 9
13 Minh chứng 10
14 Tài liệu tham khảo 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Tên biện pháp: “Sử dụng âm nhạc, thơ ca, phim tư liệu vào tổ chức hoạt động
khởi động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử”
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn biện pháp
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm chuyển từ một nền giáo dục
trang bị kiến thức sang nền giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Mọi hoạt động trong tiết học đều hướng đến việc đáp ứng được mục tiêu ấy.
Hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên trong một tiết học, nó chiếm
thời lượng không nhiều nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu làm tốt hoạt
động khởi động thì cùng lúc thực hiện được nhiều mục đích khác nhau như ổn
định lớp, kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài của học sinh và quan trọng hơn cả là
tạo một tâm thế hứng khởi nhất để thầy và trò cùng chinh phục những tri thức
trong bài học.
Khởi động bằng thơ ca, âm nhạc, phim tư liệu là những hình thức khởi
động có tính giải trí, rất nhẹ nhàng cho học sinh. Việc đưa học sinh vào trong
những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình hoặc là xem một đoạn phim tư liệu, đọc
những bài thơ có nội dung liên quan đến lịch sử sẽ là một cách thú vị để các em
thăng bằng cảm xúc, tạo những hứng thú nhất định khi tiếp cận kiến thức lịch sử.
Tuy vậy một số giáo viên vẫn chưa xác định tầm quan trọng của hoạt động
này nên đang thực hiện một cách sơ sài. Khảo sát cho thấy, gần 50% tiết dạy của
giáo viên chưa thực sự chú trọng vào hoạt động khởi động mà quan tâm đến các
tâm đến bước hình thành kiến thức mới hơn, có đến 60,4% học sinh thấy các tiết
học Lịch sử vừa khô, vừa khó, không mấy hứng thú.
Trên đây là những lí do vì sao tôi chọn biện pháp “Sử dụng âm nhạc, thơ
ca, phim tư liệu vào tổ chức hoạt động khởi động nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học bộ môn Lịch sử” làm đề tài báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công
tác giảng dạy ngày hôm nay.
2. Mục tiêu biện pháp
- Thông qua các hình thức hoạt động khởi động trong dạy học để khơi dậy
sự hứng thú, say mê của mỗi học sinh trong từng tiết dạy để các em dần dần lĩnh
hội kiến thức một cách tự nhiên nhất
- Nhằm góp phần định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học
(năng lực tái hiện lịch sử, nhận thức lịch sử…)
3. Đối tượng tác động, thời gian, địa điểm thực hiện
3.1.Đối tượng là học sinh đang học Chương trình GDTX cấp THPT; Khối
10 thực hiện Chương trình GDPT 2018 và khối 12 thực hiện Chương trình 2006
3.2.Thời gian: năm học 2022-2023.
3.3.Địa điểm : Trung tâm GDNN-GDTX Nam Đàn
II: NỘI DUNG
1. Các bước thực hiện
- Bước 1: Lựa chọn bài học, tiết học có thể áp dụng các hình thức khởi động
trên, bởi không phải bài học nào cũng có thể vận dụng, khai thác âm nhạc, thơ ca,
phim tư liệu một cách có hiệu quả. Các bài hát hay giai điệu âm nhạc, bài thơ hay
đoạn thơ, phim tư liệu cũng phải được lựa chọn kĩ cho phù hợp để mang lại hiệu
quả cao nhất.
- Bước 2: Lựa chọn và xử lí các thông tin liên quan đến việc sử dụng các
hình thức trên cho phù hợp tiết dạy (chọn đoạn nào trong bài thơ, bài hát, phim tư
liệu để sử dụng và chọn ở đâu để có chất lượng tốt), đặt câu hỏi có vấn đề cho
phần khởi động liên quan đến kiến thức mới.
- Bước 3: giáo viên tổ chức thực hiện hoạt động theo các bước rõ ràng
+ Thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên sẽ cho học sinh nghe, xem
các đoạn nhac, đoạn thơ, phim tư liệu, đưa ra yêu cầu với câu hỏi phù hợp, có thể
liên hệ kiến thức mới.
+ Thứ hai: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên
đã chuyển giao.
+ Thứ 3: Học sinh báo cáo kết quả hoạt động.
+ Thứ tư: Giáo viên kết luận, nhận định và dẫn dắt vào bài mới.
2. Một số ví dụ về việc sử dụng hình thức âm nhạc, thơ ca, phim tư liệu
vào tổ chức hoạt động khởi động trong các tiết học lịch sử ở lớp 10 và lớp 12.
2.1 Sử dụng hình thức khởi động bằng âm nhạc cho bài 13 lịch sử lớp 12
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (tiết 2).
- Bước 1: Tôi lựa chọn bài 13 lịch sử lớp 12 (tiết 2 ) để tổ chức hoạt động
khởi động bằng một đoạn bài hát.
- Bước 2: Tìm kiếm trên youtobe bài hát: “Đảng đã cho ta một mùa xuân”
của nhạc sĩ Phạm Tuyên, cắt chọn phần đầu bài hát để sử dụng cho hợp lí. Đồng
thời đặt câu hỏi tạo tình huống: Nghe đoạn nhạc sau và cho biết
+ Đoạn nhạc trong bài hát trên gợi cho các em nhớ đến sự kiện lịch sử gì
của dân tộc ta?
+ Em biết gì về ý nghĩa của sự kiện đó?
- Bước 3: Tổ chức thực hiện hoạt động trong thời gian 5 phút
+ Thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên)
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị với nội dung sau: Nghe đoạn
nhạc sau và cho biết: Đoạn nhạc trên gợi cho các em nhớ đến sự kiện lịch sử gì của
dân tộc ta? Em biết gì về ý nghĩa của sự kiện đó?
+ Thứ hai: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: lắng nghe và chuẩn bị câu trả lời
+ Thứ ba: Báo cáo kết quả hoạt động.
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời.
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Dự kiến sản phẩm: Học sinh trả lời được sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời. Đây là sự kiện quan trọng đối với lịch sử dân tộc.( Đảng ra đời đã lãnh đạo
nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác …)
+Thứ tư: Kết luận, nhận định (giáo viên)
Sau khi học sinh lắng nghe bài hát và trả lời, giáo viên chốt ý dẫn dắt vào
bài mới: Bài hát gợi nhắc chúng ta đến sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,
đây là sự kiện có tầm quan trọng lớn lao đối với lịch sử dân tộc, ví như mùa xuân
tràn đầy sinh khí. Để giúp các em nắm được quá trình ra đời của Đảng và ý nghĩa
lịch sử lớn lao của sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, chúng ta sẽ cùng nhau
tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
2.2 Sử dụng hình thức khởi động bằng thơ ca cho bài 16 lịch sử lớp 12:
Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945)
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (tiết 2- Lịch sử 12)
- Bước 1: Tôi lựa chọn bài 16 lịch sử lớp 12 (tiết 2 ) để tổ chức hoạt động
khởi động bằng một đoạn thơ.
- Bước 2: Tìm kiếm trên google bài thơ: “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố
Hữu, cắt chọn một phần bài thơ để sử dụng cho hợp lí, có kết hợp với hình ảnh
minh họa về Bác để học sinh dễ hình dung. Đoạn thơ và hình ảnh tôi chọn như sau:
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

Đồng thời đặt câu hỏi tạo tình huống: Đoạn thơ trên và hình ảnh minh họa gợi cho
em suy nghĩ đến ai và đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
- Bước 3: Tổ chức thực hiện hoạt động khởi động trong thời gian 5 phút
+ Thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên)
GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị với nội dung sau: Xem đoạn thơ và
hình ảnh minh họa, nghe cô đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi.
+ Thứ hai: Thực hiện nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh nhìn và đọc bài thơ.
HS: Học sinh lắng nghe và trả lời:
+ Thứ ba: Báo cáo kết quả hoạt động.
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của giáo viên.
Dự kiến sản phẩm:
HS trả lời sự kiện: Bác về nước vào mùa xuân năm 1941. Sau đó Bác trực tiếp
tham gia lãnh đaọ cách mạng mở đầu bằng sự kiện Hội nghị Trung ương lần thứ
VIII tại Pác Pó- Cao Bằng.
+ Thứ tư: Kết luận, nhận định (giáo viên)
Sau khi học sinh lắng nghe bài hát và trả lời, giáo viên chốt ý dẫn dắt vào bài
mới: Sau thời gian bôn ba ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở về nước trực
tiếp lãnh đạo cách mạng vào mùa Xuân 1941, Bác đã cùng Trung ương Đảng tổ
chức Hội nghị TƯ lần thứ VIII tháng 5 năm 1941 tại Pác Pó- Cao Bằng. Hội nghị
đã có tầm quan trọng như thế nào trong quá trình chuẩn bị cho thắng lợi cách mạng
sau đó? chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay để hiểu rõ nhé!
2.3 Sử dụng hình thức khởi động bằng phim tư liệu trong bài 8 Lịch sử 10:
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại (tiết 2)
- Bước 1: Tôi lựa chọn bài 8 Lịch sử 10: Các cuộc cách mạng công nghiệp
thời hiện đại (tiết 2) để tổ chức hoạt động khởi động bằng một đoạn phim tư liệu.
- Bước 2: Tìm kiếm trên google đoạn phim tư liệu về cuộc phỏng vấn của rô-
bốt Xô-phi-a tại Việt Nam năm 2018 của kênh VTV1. Đồng thời đặt câu hỏi tạo
tình huống: xem đoạn phim tư liệu sau và cho biết
+ Em có biết nhân vật nào đang được nhắc đến trong video?
+ Theo em điểm khác của nó so với những rô-bốt trước đó là gì?
- Bước 3: Tổ chức thực hiện hoạt động khởi động trong thời gian 5 phút
+Thứ nhất : Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên)
Gióa viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị với nội dung sau: Xem đoạn phim
tư liệu và trả lời câu hỏi.
+ Thứ hai: Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh xem đoạn phim tư liệu.
Học sinh: xem và chuẩn bị câu trả lời
+ Thứ ba: Báo cáo kết quả hoạt động.
GV yêu cầu HS trả lời.
HS t2rả lời câu hỏi của giáo viên.
Học sinh trả lời dự kiến: Đây là cô gái rô-bốt Xô-phi-a, rô-bốt này có điểm khác so
với những rô-bốt trước kia là có gắn trí tuệ nhân tạo.
+ Thứ tư: Kết luận, nhận định (giáo viên)
Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài 8 tiết 2 : Nhân vật chúng ta nhìn thấy
trong video là cô gái rô-bốt Xô-phi-a, được cấp quyền công dân năm 2017. Ngoài
hình dạng giống như con người, rô-bốt Xô-phi-a được tích hợp trí tuệ nhân tạo nên
có thể giao tiếp, thể hiện cảm xúc, diễn thuyết, thực hiện nhiều hoạt động khác như
con người. Đây là thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Vậy cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư diễn ra vào thời gian nào, có những thành tựu gì, mời các em
chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay: Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 (tiết 2)
Ngoài ra có thể thực hiện nhiều giải pháp khác nhau trong khởi động tiết
học: Tổ chức các trò chơi; Sử dụng bài tập nhận thức để tạo tình huống có vấn đề,
sử dụng bản đồ , lược đồ… Tùy mỗi tiết học, có nội dung khác nhau để giáo viên
lựa chọn các giải pháp khác nhau cho phù hợp. Tuy nhiên giáo viên hết sức lưu ý
về mặt thời gian thực hiện không làm ảnh hưởng tới nội dung chính của bài giảng.
Khâu chuẩn bị, cách thức thực hiện ngắn gọn, dễ thực hiện, tạo không khí vui tươi
cho tiết học.
III. Hiệu quả của biện pháp
1. Biện pháp đã tạo được hứng thú cho học sinh trong các tiết học.
Các em được giải tỏa áp lực tâm lý kiểm tra bài cũ, mạnh dạn bày tỏ suy
nghĩ của mình, giờ học sôi nổi, sinh động, thực sự gây hứng thú cho học sinh. Với
phương pháp này, việc lĩnh hội tri thức của các em có tính hiệu quả cao, khắc phục
sự tẻ nhạt của bộ môn, kích thích tính khám phá, tạo sự bình đẳng thân thiện trong
lớp học.

2. Các giải pháp thực hiện đã góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh.
Phương pháp tổ chức hoạt động khởi động bằng việc sử dụng âm nhạc, thơ
ca, phim tư liệu trong dạy học Lịch sử giúp học sinh phát huy tính tích cực tự giác
chủ động sáng tạo, rèn luyện kỹ năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kỹ
năng làm việc cá nhân, nhóm, bồi dưỡng lòng yêu nước, chăm chỉ, có trách nhiệm.
Qua đây học sinh chủ động tìm tòi khám phá phát hiện, rèn luyện và xử lý thông
tin, hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống hiện tại và tương lai. Vì vậy nó đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPGD.
3. Kết quả cụ thể đạt được.
IV: KẾT LUẬN.
1. Kết luận chung
- Bản thân tôi, sau khi áp dụng biện pháp cho các tiết học tôi thấy giờ học đã
thay đổi rất nhiều theo hướng tích cực, với sự chuẩn bị chu đáo về cách thiết kế, về
mặt kiến thức, sự hợp tác nhuần nhuyễn giữa thầy và trò nên giờ học không còn
cứng nhắc, đơn điệu, không còn kiểu dạy truyền thụ một chiều mà giờ học thực sự
đã được học sinh chờ đón một cách háo hức.
- Biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường.
2. Khả năng phát triển của đề tài
- Biện pháp được sử dụng trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường
THPT, nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho
học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập từ đó học sinh thêm yêu bộ
môn Lịch sử và hiệu quả học Lịch sử đạt cao hơn. Biện pháp có tính gợi mở có thể
áp dụng cho nhiều bài học môn Lịch sử và các bài dạy học theo chủ đề, tích hợp
kiến thức liên môn.
- Ngoài ra biện có thể áp dụng được ở tất cả các môn học và tất cả các khối
ở trường THPT với các đối tượng học sinh từ khá giỏi đến yếu kém; góp phần
giúp cho học sinh luôn có hứng thú trong học tập.
PHỤ LỤC
Một số minh chứng

Một số hình ảnh về hoạt động khởi động trong các bài dạy môn Lịch sử nơi tác giả công tác.
Phiếu khảo sát thực trạng giảng dạy ở trung tâm trước khi thực hiện biện pháp

Phiếu khảo sát học sinh trước khi thực hiện biện pháp
Phiếu khảo sát sau khi tiến hành biện pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Lịch sử lớp 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo Dục Việt
Nam.
2. SGV Lịch sử 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - NXB Giáo Dục Việt Nam.
3. Phương pháp giảng dạy Lịch sử - NXB Đại học sư phạm
4. Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử lớp 12 – NXB giáo dục
5. Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể và chương trình môn
Lịch sử. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Website http://baigiang.violet.vn/.

You might also like