Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

1

CHƯƠNG 3: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG

Nội dung chính


Tăng trưởng kinh tế
Hàm sản xuất và đặc trưng của hàm sản xuất
Năng suất và các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất
Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn

I. Tăng trưởng kinh tế


1. Khái niệm
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định
- Được phản ánh thông qua GDP thực tế

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong đó, 𝑔 : tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân


t : khoảng cách năm
- Do tốc độ tăng trưởng khác nhau, thứ hạng của các nước có thể thay đổi
theo thời gian:
+ Các nước nghèo không nhất thiết phải chịu cảnh mãi là quốc gia
nghèo đói
+ Các quốc gia giàu không có sự đảm bảo về vị trí của mình: thứ
hạng này có thể bị thay thế bởi những nước nghèo hơn nhưng tốc
độ tăng trưởng cao hơn
3. Quy tắc 70
- Ban đầu có 1 lượng A
- Tốc độ tăng trưởng đều qua các năm: x%/năm
70
=> Sau 𝑥
(năm), lượng A sẽ tăng gấp đôi (2A)

II. Năng suất: vai trò của các yếu tố quyết định
1. Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế
- Vốn tư bản/ Vốn vật chất (K) (Physical capital)
- Lao động (L) (Labor)
1

- Vốn con người (H) (Human capital)


- Tài nguyên thiên nhiên (N) (Natural resources)
- Công nghệ (A)
2. Hàm sản xuất
- Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa
và dịch vụ của quốc gia đó (khả năng này phụ thuộc vào năng suất)
- Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa lượng đầu vào được sử dụng
trong quá trình sản xuất và lượng đầu ra từ kết quả sản xuất
Y = A.f (L, K, H, N)
Y: sản lượng nền kinh tế trong dài hạn
- Hàm sản xuất phản ánh công nghệ hiện có
- Nhiều hàm sản xuất có đặc trưng lợi suất không đổi theo quy mô: Khi
sự gia tăng tất cả các nhân tố sản xuất cùng một tỷ lệ thì cũng làm cho
sản lượng tăng một tỷ lệ như vậy.
zY=A.f (zL,zK,zH,zN) với z > 0

3. Năng suất và các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất


- Năng suất là số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi đơn
vị nhập lượng lao động
- Tầm quan trọng của năng suất:
+ Khi người lao động của một quốc gia đạt năng suất cao thì GDP
thực tế và thu nhập của quốc gia đó cũng cao
+ Khi năng suất tăng nhanh chóng thì mức sống cũng vậy
- Với hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô ta có:
Y/L = A.f (1, K/L, H/L, N/L) với z = 1/L
Trong đó,
+ Y/L = năng suất cho mỗi lao động
+ A = trình độ công nghệ
+ K/L = lượng tư bản cho mỗi lao động
+ H/L = lượng vốn nhân lực cho mỗi lao động
+ N/L = lượng tài nguyên thiên nhiên cho mỗi lao động
a. Vốn vật chất (tư bản) trên mỗi công nhân (K/L)
- Vốn vật chất (K): trữ lượng máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ
tầng được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ
- Công nhân sẽ đạt năng suất cao hơn nếu họ có công cụ làm việc
(máy móc, thiết bị,…)
- Tăng trong K/L dẫn đến tăng trong Y/L
b. Vốn nhân lực trên mỗi lao động (H/L)
- Vốn nhân lực (H): kiến thức và các kỹ năng mà người lao động
có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm
1

- Vốn nhân lực giúp tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ
của đất nước
- Tăng trong H/L dẫn đến tăng trong Y/L
c. Tài nguyên thiên nhiên trên mỗi lao động (N/L)
- Tài nguyên thiên nhiên (N): các yếu tố đầu vào của sản xuất được
cung cấp bởi tự nhiên như đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng sản
- Tăng trong N/L dẫn đến tăng trong Y/L
- Một số quốc gia giàu có bởi vì họ có tài nguyên thiên nhiên dồi
dào (Ả Rập Saudi có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ), nhưng một số
quốc gia không cần nhiều N để có thể giàu có (Nhật nhập khẩu N
mà quốc gia này cần)
d. Kiến thức công nghệ (A)
- Là sự hiểu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất
hàng hóa và dịch vụ
- Tiến bộ công nghệ nghĩa là những kiến thức tiên tiến giúp đẩy mạnh
năng suất (cho phép xã hội có thêm nhiều sản lượng từ nguồn lực của
mình)
- Vốn nhân lực là yếu tố trung chuyển tri thức công nghệ vào
quá trình sản xuất dùng tư bản hiện vật
e. Năng suất lao động (Y/L)
𝑡
𝑌 𝐺𝐷𝑃 𝑟
𝐿
= 𝑃
Trong đó, P: dân số quốc gia
III. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công
Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn
1. Thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư
- Khi trữ lượng tư bản tăng thì nền kinh tế có thể sản xuất được nhiều loại
hàng hóa và dịch vụ hơn nữa
- Đầu tư sản xuất hàng hóa tư bản sẽ giúp tăng năng suất trong tương lai
- Khi xã hội đầu tư nhiều cho tư bản thì phải tiêu dùng ít lại và tiết kiệm
nhiều hơn
=> Thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư là một cách mà chính phủ có thể thúc đẩy
tăng trưởng và tăng mức sống của nền kinh tế trong dài hạn
a. Quy luật sinh lợi giảm dần
- Khi chính phủ thực hiện các chính sách giúp tăng tiết kiệm và
đầu tư, K sẽ tăng, dẫn đến năng suất và mức sống tăng theo
- Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn này chỉ duy trì trong
một khoảng thời gian nhất định do quy luật sinh lợi giảm dần
(lợi suất giảm dần): khi K tăng, mức sản lượng sản xuất thêm từ
một đơn vị tư bản bổ sung thêm sẽ giảm xuống
1

Hàm sản xuất và sinh lợi giảm dần

b. Hiệu ứng đuổi kịp


- Là đặc tính mà theo đó các quốc gia khởi đầu còn nghèo có xu
hướng tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia khởi đầu giàu có hơn

2. Thu hút đầu tư nước ngoài


- Đầu tư từ nước ngoài giúp tăng trữ lượng tư bản trong nước
- Đầu tư từ nước ngoài có thể giúp những nước kém phát triển thừa kế
công nghệ tiên tiến được phát triển và sử dụng ở các nước phát triển
hơn.
- Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: Người nước ngoài mang vốn vào đầu tư
và trực tiếp tham gia quản lý DN
- Đầu tư gián tiếp từ nước ngoài: Người nước ngoài mang vốn vào đầu tư
nhưng không tham gia quản lý DN (mua cổ phiếu…)
1

3. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo


- Đầu tư giáo dục và đào tạo là đầu tư vào vốn con người (H)
- Đầu tư vào giáo dục giúp cải thiện mức sống
- Tác động của vốn nhân lực với tăng trưởng là rất lớn vì những ảnh
hưởng ngoại ứng của nó
- Một vấn đề mà một số quốc gia đang đối mặt là hiện tượng “chảy máu
chất xám”

4. Xác định quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị


- Chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua bảo vệ quyền
sở hữu tài sản và ổn định chính trị
- Quyền sở hữu tài sản là khả của người dân thực hiện quyền đối với các
nguồn tài nguyên mà họ sở hữu
- Quốc gia có hệ thống tòa án có hiệu quả, nhân viên chính phủ trung thực
và hệ thống chính trị ổn định sẽ có mức sống cao hơn

5. Thúc đẩy tự do thương mại


- Các quốc gia nghèo sẽ hưởng được lợi từ việc áp dụng các chính sách
hướng ngoại
- Những chính sách này sẽ giúp các nước hội nhập với kinh tế thế giới
- Những quốc gia dỡ bỏ những rào cản thương mại sẽ tăng trưởng giống
như một nước có sự tiến bộ công nghệ

6. Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số


- Dân số là nhân tố chính của lực lượng lao động
- Tốc độ gia tăng dân số cao sẽ làm giảm GDP bình quân đầu người
- Quốc gia có tốc độ gia tăng dân số cao sẽ tạo nên gánh nặng cho hệ
thống giáo dục
- Giảm tốc độ gia tăng dân số có thể giúp các nước kém phát triển cải
thiện mức sống

7. Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D)


- Tiến bộ công nghệ có được nhờ quá trình nghiên cứu
- Chính phủ khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng:
+ Các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu,
+ Giảm thuế cho việc sản xuất dùng công nghệ mới
+ Hệ thống công nhận và bảo hộ sáng chế

You might also like