TRAO DUYÊN-Nhom Trâm-Thúy-Tiên

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TRAO DUYÊN

(Trích “Truyện Kiều”_Nguyễn Du)


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, học sinh (HS) có thể:
1. Về kiến thức:
+ Chỉ ra được vị trí của đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”.
+ Nêu được hoàn cảnh, bi kịch tình yêu và thân phận của Thúy Kiều.
+ Phân tích được tâm trạng của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
+ Cảm nhận được thân phận và vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích.
+ Đánh giá về sự thống nhất giữa chữ “tình” và “hiếu” trong nhân vật Thúy Kiều.
+ Đánh giá nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật
miêu tả nội tâm qua đoạn trích.
2. Về kĩ năng:
+ Kĩ năng xác định những thông tin, từ ngữ, hình ảnh quan trọng trong văn bản.
+ Kĩ năng tưởng tượng, dự đoán.
+ Kĩ năng suy luận.
+ Kĩ năng đặt câu hỏi.
3. Về thái độ:
+ Đồng cảm với bi kịch tình yêu, thân phận của Kiều và những người phụ nữ đương thời.
+ Biết xót thương, đồng cảm với những tình cảnh đau khổ, xót xa của những người phụ nữ
xung quanh mình trong xã hội nay.
+ Nhận thức giá trị cao đẹp của “Truyện Kiều” và tài năng của đại thi hào Nguyễn Du.
4. Về năng lực:
+ Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
1
+ Năng lực đặc thù:
- Năng lực đọc hiểu văn bản văn học
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

B. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN


1. Phương pháp:
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, làm việc nhóm, đàm thoại; bình giảng.
+ Kĩ thuật: Kĩ thuật Request, kĩ thuật “phòng tranh”, kĩ thuật QAR.
2. Phương tiện:
+ Sách giáo khoa (SGK) lớp 10 (tập 2).
+ Máy chiếu, loa, phòng học tiện nghi.
+ Phiếu học tập.
C. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:
+ Chuẩn bị giáo án bài dạy “Trao duyên”.
+ Chuẩn bị PTT bài dạy, trò chơi, phiếu học tập (số 1, 2, 3), bộ câu hỏi, giấy A3, bút lông.
2. Chuẩn bị của HS:
+ Ôn lại kiến thức về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và các đoạn trích đã học
ở chương trình lớp 9.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (2 tiết):
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (2 phút)
Không kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới (75- 80 phút):
Hoạt động GV và HS Mục tiêu hoạt Nội dung cần đạt
động
Hoạt động 1: Kích hoạt kiến thức + Kích hoạt kiến I. Tìm hiểu chung
nền. thức nền, khơi gợi 1. Tác giả: Nguyễn Du
kiến thức về tác + Là nhà văn chủ nghĩa nhân đạo
Tổ chức trò chơi giả Nguyễn Du, tài ba, thành công với những tác
tác phẩm Truyện phẩm chữ Nôm và chữ Hán.
Kiều.
2
Luật chơi: HS sẽ trả lời 5 câu + Gợi mở để vào 2. Tác phẩm: “Truyện Kiều”
hỏi với 5 mảnh ghép được thiết kiến thức bài học + Tên khác: “Đoạn trường tân
kế trên ppt. (qua bức tranh ẩn thanh”
sau câu hỏi)
+ GV tổ chức trò chơi, gọi HS + Dựa vào cốt truyện “Kim – Vân
mở câu hỏi và trả lời. – Kiều truyện (Trung Quốc).
Hệ thống câu hỏi: Phụ lục 1 + Nội dung: Viết về 15 lưu lạc của
Vương Thúy Kiều.
+ HS theo cách tổ chức của GV
trả lời câu hỏi theo sự hiểu biết
của mình.
+ Sau khi các mảnh ghép được
mở, một bức tranh hiện ra dưới 5
mảnh ghép.
+ GV dựa vào bức tranh tóm tắt
kiến thức chính và dẫn vào bài
mới.
Nội dung bức tranh: Cảnh Thúy
Kiều trao duyên cho Thúy Vân.

3. Đoạn trích: “Trao duyên”


Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về + Vị trí: từ câu 723-756.
đoạn trích + Ý nghĩa nhan đề:
PP diễn giảng, bình giảng. - Trao: trân trọng đưa cho người
khác
Trước khi đọc tiểu dẫn: - Duyên: tình cảm thiêng liêng
 GV đặt câu hỏi: giữa đối lứa yêu nhau
+ Dựa vào bức tranh ở trò chơi + Hình thành kĩ => Đây không phải là việc trao
cùng với nhan đề, em hãy thử dự năng tưởng duyên của đối lứa yêu nhau. Đây
đoán đoạn trích “Trao duyên” tượng, dự đoán. là Kiều đứt ruột trao tình yêu son
nói về nội dung gì? sắt của mình với Kim Trọng cho
+ Từ dự đoán trên, em nghĩ đoạn Thúy Vân để làm trọn chữ hiếu
trích nằm ở vị trí nào của tác với cha mẹ. Kiều chấp nhận bi
phẩm? kịch vào mình để mang lại hạnh
+ HS phát biểu ý kiến theo hiểu phúc cho người khác.
biết cũng như tìm hiểu của mình. + Bố cục: 3 phần
+GV nhận xét ý kiến, 1. Kiều thuyết phục em gái thay
cho HS mở sách đọc tiểu dẫn và mình trả nghĩa cho Kim Trọng 12
đoạn trích. dòng đầu).

3
+ GV đặt câu hỏi: Theo em, có 2. Kiều đứt ruột trao duyên và
thể chia bố cục của đoạn trích dặn dò Thúy Vân về tương lai (14
thành mấy phần, nêu rõ nội dung dòng tiếp theo).
từng phần? + Tâm trạng đau đớn của Kiều sau
+ HS trả lời câu hỏi GV khi trao duyên (8 dòng cuối).
+ GV nhận xét và chốt lại ý
chính.
Hoạt động 3: Phân tích 12 dòng II. Đọc – hiểu văn bản:
đầu: Kiều thuyết phục em gái 1. Kiều thuyết phục em gái
thay mình trả nghĩa cho Kim thay mình trả nghĩa cho
Trọng Kim Trọng (12 dòng đầu):
a) Kiều mở lời cậy nhờ Thúy
Kĩ thuật Request, bình giảng, Vân (2 câu đầu):
diễn giảng. “Cậy em em có chịu lời,
Bước 1: GV và HS đọc thầm 12 + Hình thành kĩ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”
dòng đầu của đoạn trích năng đặt câu hỏi - Lời nói:
hay và đúng trọng + Cậy: trông cậy, có ý nài xin
+ GV yêu cầu HS ghi lại những tâm bài học.  Khác với “nhờ”
câu hỏi về những điều các em + Chịu lời: chấp nhận một cách bị
thấy đặc biệt, thấy khó hiểu, thấy động
ấn tượng, …về đoạn văn bản vừa + Hình thành kĩ  Khác “Nhận lời”
đọc. năng xác định - Hành động:
những thông tin + Lạy, thưa: hết sức chân thành,
Bước 2: HS nêu câu hỏi cho GV
từ ngữ, hình ảnh kính cẩn
+ GV lắng nghe và ghi nhận câu quan trọng trong  Kiều nhún nhường so với
hỏi của HS. văn bản. Vân vì nàng hiểu hoàn cảnh thiệt
thòi của Vân.
Bước 3: GV nêu câu hỏi cho HS  Ngôn ngữ đắt, hành động
(Hệ thống câu hỏi: Phụ lục 2). thích hợp
Bước 4: GV cho HS tổ chức thảo  Kiều luôn biết nghĩ cho
người khác.
luận những câu hỏi đã nêu.
b) Kiều giải bày và thuyết
Bước 5: GV cùng học sinh xem phục em gái:
lại những câu hỏi đã nêu, phân - Kiều giải bày cảnh ngộ và tâm
tích các câu hỏi, câu hỏi nào hay, sự của mình:
sâu sắc, thú vị. + Cảnh ngộ và tâm sự:
. Quá khứ: Quạt ước, chén thề
. Hiện tại: đứt gánh tương tư,
sóng gió bất kì, chắp mối tơ thừa
mặc em, hiếu tình khôn lẻ hai bề
vẹn hai
4
=> Sự đối lập tàn nhẫn giữa thực
tại và quá khứ
=> Kiều không còn sự chọn lựa
nào hơn, tình thế bắt Kiều đặt chữ
hiếu lên trước.
- Kiều thuyết phục Vân để trao
duyên:
+ Ngày xuân: Thúy Vân còn trẻ,
còn có tương lai
+ Tình máu mủ: tình ruột thịt, sao
nở chối từ
+ thịt nát xương mòn, ngậm cười
chính suối: lời thề, gợi sự
thương cảm
 Thúy Vân không thể chối từ
 Thuyết phục tài tình
 Dù đau xót chọn chữ hiếu,
nhưng Kiều vẫn không quên trao
duyên cho em với Kim Trọng
 Chữ hiếu với tình thống
nhất với nhau.
Hoạt động 4: Phân tích 14 dòng 2. Kiều trao duyên cho Thúy
tiếp theo: Kiều trao duyên cho Vân và dặn dò em
Thúy Vân và dặn dò em - Kiều trao duyên cho em:
Phương pháp giải quyết vấn + “Chiếc vành”, “bức tờ mây”: kỉ
đề, làm việc nhóm, kĩ thuật + Qua việc thảo vật tình yêu son sắt.
phòng tranh. luận chọn chi tiết + “Phím đàn”, “mãnh hương
+ GV cho HS tham gia đọc 14 và thể hiện chi nguyền”: kỉ niệm tình yêu trong
dòng thơ tiếp theo. Sau đó, GV tiết bằng tranh quá khứ.
chia lớp thành 4 nhóm và phổ ảnh, HS hình + “Của chung”: đứt ruột, lưu
biến cách thức thực hiện hoạt thành kĩ năng luyến, tiếc nuối, muốn níu kéo
động. tưởng tượng và chút gì đó.
+ GV đặt vấn đề: Người ta nói: ốc thẩm mĩ. => Mâu thuẫn giữa lí trí với tình
“Khi nào bạn thật sự buông cảm.
xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết + Qua việc trao => Kiều “trao duyên” chứ không
phiền não”. Nhận định này có đổi với các nhóm “trao tình”.
đúng với tâm trạng của Thúy khác, phản biện, - Kiều dặn dò em về tương lai:
Kiếu khi nàng trao duyên của nhận xét về cách + “Mai sau dù có bao giờ”: ẩn ý
mình cho Thúy Vân không? hiểu của các một tương lai đầy trúc trắc
+ GV phát phiếu học tập cho 4 nhóm, HS rèn + “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”,
nhóm: luyện kĩ năng “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ
5
- Nhóm 1, 2: Làm phiếu học tập thuyết trình, làm liễu”, “đền nghì trúc mai”, “dạ
số 1. (Phụ lục 3) việc nhóm, giao đài”, “giọt nước”, “người thác
- Nhóm 3, 4: Làm phiếu học tập tiếp oan”: gợi ra hình ảnh cõi âm, cái
số 2. (Phụ lục 4) chết.
+ HS thực hiện theo yêu cầu của + Qua hoạt động, => Kiều đau đớn, dự cảm về
GV trong phiếu học tập HS lĩnh hội chính cuộc đời mình
- HS thông qua tìm hiểu đoạn những kiến thức => Sau khi trao duyên, Kiều
trích và thảo luận, vẽ một bức và có được năng không còn thiết sống, hình ảnh
tranh về gương mặt của Thúy lực giải quyết vấn cái chết cứ chực chờ đâu đó.
Kiều để giải quyết vấn đề GV đề
đặt ra.
- HS treo bức tranh lên bảng cho
cả lớp cùng xem.
+ GV chọn nhóm có 2 bức tranh
thú vị nhất thuyết trình.
+ Các nhóm còn lại lắng nghe
các nhóm thuyết trình và phản
hồi ý kiến để tìm ra câu trả lời
cho vấn đề được đặt ra.
+ GV cho HS chốt lại vấn đề.
Hoạt động 5: Phân tích 8 dòng 2. Tâm trạng của Kiều sau
cuối: Tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên (8 dòng
Kĩ thuật: QAR, PP đàm thoại cuối)
+ GV phát cho HS phiếu học tập + Hình thành kĩ * Sau khi trao duyên, Kiều phải
số 3. năng xác định một mình đối mặt với:
+ HS làm những yêu cầu ở phiếu những thông tin - Với thực tại:
học tập số 3 (Phụ lục 5). từ ngữ, hình ảnh + “Bây giờ”: không có thời gian
+ GV tổ chức cho HS thảo luận quan trọng trong bình tâm
trên lớp, nêu ý kiến của bản văn bản. + “Trâm gãy gương tan”, “tơ
thân? + Rèn luyện khả duyên ngắn ngủi”: tình duyên tan
+ HS nghe GV nhắc lại câu hỏi, năng trả lời câu vỡ
phát biểu ý kiến dựa và quá trình hỏi theo các mức + “Làm sao xiết”: bất lực
đọc và tìm hiểu của mình. độ.  Kiều bất lực trước
+ GV nhận xét đánh giá, gợi mở hiện thực tình yêu tan
cho HS thêm nhiều hướng suy vỡ
nghĩ - Với Kim Trọng:
+ HS lắng nghe câu trả lời của + “Tình quân”, “Kim Lang”: tôn
bạn để đưa ra nhận xét và phản thờ
biện ý kiến của mình + “Thôi thôi”: không nói nên lời
+ GV chốt lại các ý kiến, thu + “Phụ”: tự nhận mình là kẻ có tội
thập kiến thức chính cho HS.
6
+ Nhịp thơ, ngắt câu: dồn dập, đứt
quãng, nghẹn ngào
 Kiều mang cảm giác
tội lội khi phụ tình
Kim Trọng, từng lời
nói như đứt từng
khúc ruột.
-Với chính mình:
+ “Phận sao”: lời tự than, tự ý
thức
+ “Phận bạc như vôi”, “nước chảy
hoa trội”: số phận bạc bẽo, chìm
nổi
+ “Đã đành”, “lỡ làng”: không
còn hi vọng phản kháng
+ Hai câu cuối: vừa là lời nói với
Kim Trọng vừa là lời tự nói với
chính mình
 Kiều đau đớn tột
cùng khi tự ý thức
được số phận mình,
lời thơ uất ức, dồn
nén phút chốc tuôn
trào như người mê
sảng.
 Xã hội đen tối đã
bóp chết cuộc đời
Kiều. Cuộc đời nàng
là một bi kịch nhưng
không vì thế mà
Kiều không biết hi
sinh cho người khác.
 Phẩm chất tốt đẹp và
số phận bất hạnh
của Kiều.
Hoạt động 6: Tìm và đánh giá 4. Nghệ thuật đặc sắc trong
nghệ thuật của đoạn trích (3- 5 đoạn trích
phút) + Ngôn ngữ tinh tế, chắt lọc.
PP đàm thoại + Hình thành kĩ + Nghệ thuật độc thoại nội tâm
+ GV đặt câu hỏi cho HS: Sau năng xác định sâu sắc, sinh động.
khi tìm hiểu đoạn trích em hãy những thông tin
7
chỉ ra những đặc sắc về nghệ từ ngữ, hình ảnh + Sự dụng nhuần nhuyễn các
thuật có trong đoạn trích. quan trọng trong thành ngữ, điền tích, điển cố.
+ HS trả lời theo sự hiểu biết bản văn bản.
thân.
+ GV có thể đặt câu hỏi gợi mở
định hướng.
+ HS trả lời theo định hướng.
+ GV nhận xét và chốt lại ý.

Hoạt động 7: Tổng kết, gợi mở + Hình thành kĩ 5. Tổng kết


vấn đề năng suy luận. + Đoạn trích thể hiện bi kịch tình
PP bình giảng, đàm thoại + Hình thành kĩ yêu, thân phận bất hạnh và nhân
+ GV tổng kết nội dung và nghệ năng đặt câu hỏi. cách cao đẹp của Thúy Kiều, đồng
thuật. thời cho thấy tài năng miêu tả tâm
+ GV gợi cho HS vấn đề: Từ cái trạng nhận vật của Nguyễn Du.
việc lựa chọn chữ tình và chữ + Định hướng vấn đề về chữ tình
hiếu của chữ tình của Thúy Kiều và chữ hiếu trong xã hội ngày nay.
em có suy nghĩ gì về quan điểm
của giới trẻ hiện nay?
+ HS nêu ý kiến của mình hay
đặt những câu hỏi thắc mắc đối
với HS.
+ GV nhận xét và định hướng
suy nghĩ cho HS.

E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
+ Cho HS chơi trò chơi “tìm từ sai trong bài rap “Trao duyên”” so với bản trong sách giáo
khoa”. Link video: Phụ lục 6
+ Về nhà, viết đoạn văn ngắn bình luận về một khía cạnh em tâm đắc về đoạn trích “Trao
duyên”.
+ Chuẩn bị bài mới “Nỗi thương mình”.

8
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu câu hỏi trò chơi
Trò chơi gồm 5 câu hỏi
Câu 1: Nhận định nào nói lên một cách chính xác về tác gia Nguyễn Du?
A. Là nhà nhân đạo chủ nghĩa
B. Là nhà văn, nhà thơ cách mạng
C. Là nhà văn của hiện thực, đời sống
Câu 2: Truyện Kiều dựa vào cốt truyện của tác phẩm nào?
A. Kim Vân Kiều Truyện của Trung Quốc
B. Đoạn trường Tân Thanh
C. Sở Kiều Truyện
Câu 3: Nội dung chính của Truyện Kiều là gì?
A. Viết về cuộc sống của gia đình nhà họ Vương
B. Viết về 15 năm lưu lạc của Vương Thúy Kiều
C. Viết về chiến tranh phi nghĩa
Câu 4: Nêu câu văn dự báo về cuộc đời Thúy Kiều trong đoạn trích:” Chị em
Thúy Kiều”?
A. Kiều càng sắc sảo mặn mà
B. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
C. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Câu 5: Mối tình đầu của Thúy Kiều là ai?
A. Kim Trọng
B. Thúc Sinh
C. Mã Giám Sinh

LƯU Ý: Đây là phần chuẩn bị của GV, các câu hỏi liên quan đến các kiến thức
HS đã đọc ôn lại trước khi lên lớp.

9
Phụ lục 2: Hệ thống câu hỏi tìm hiểu về việc Kiều thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân.

1. Sau khi đọc xong 12 dòng thơ đầu, em nào cho cô biết Thúy Kiều đã mở lời với Thúy
Vân bẳng những lời nói và hành động như thế nào?
2. Từ hai câu thơ đầu, em nào phát hiện được sự bất thường trong hình thức đối thoại giữa
lời nói và hành động của Thúy Kiều với Thúy Vân hay không?

* Gợi ý:

+ “Cậy” có nghĩa như thế nào? Tại sao không thay bằng những từ khác đồng nghĩa?

+“Chịu lời” nghĩa là gì? Vì sao Kiều không nói là “nhận lời”?

+ Em có suy nghĩ gì về hành động “lạy” rồi sẽ “thưa”? Em có suy nghĩ gì về cử chỉ
này và cách sử dụng từ ngữ như vậy nhằm dụng ý gì?

3. Dựa vào vốn hiểu biết của các em, kết hợp với đọc chú thích SGK, em hiểu ý nghĩa của
thành ngữ “giữa đường đứt gánh” là gì?
4. Đọc câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”, em hiểu như thế nào về những từ
“Keo loan”, “mối tơ thừa”, “mặc em”?
5. Cảm nhận của em về tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng qua câu thơ:
“Kể từ ngày gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”?
6. Em có nhận xét gì về cách lựa chọn giữa chữ “hiếu” và chữ “tình” của Thúy Kiều? Em
có đồng tình với sự lựa chọn của Kiều hay không? Vì sao?
7. Thúy Kiều đã đưa ra lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho
Kim Trọng?
Gợi ý:
Qua câu thơ:
“Ngày xuân em hãy còn dài

10
Xót tình máu mủ, thay lời nước non
Chị dù thịt nát, xương mòn
Ngậm cười chin suối hãy còn thơm lây”
Em có suy nghĩ gì về cách dùng từ của Nguyễn Du trong 4 câu thơ trên? Em hãy hiểu như
thế nào về ý nghĩa của những cụm từ “ngày xuân”, “nước non”, “máu mủ” và các thành ngữ
“thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chin suối”?
8. Thông qua lời lẽ, cử chỉ và hành động của Thúy Kiều trong 12 dòng đầu, em thấy Thúy
Kiều là người như thế nào?
Chú ý: Sử dụng kĩ thuật ReQuest khi dạy 12 dòng đầu trong đoạn trích này. GV yêu cầu
HS đặt câu hỏi sau khi đọc xong màn thuyết phục trao duyên của Thúy Kiều đối với Thúy
Vân. Trên đây là những câu hỏi mà GV định sẽ hỏi học sinh. Tùy theo mức độ đặt câu hỏi
của HS, bộ câu hỏi có thể thay đổi.

11
Phụ lục 3: Phiếu học tập số 1
Đặt vấn đề: Người ta nói: “Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền
não”. Nhận định này có đúng với tâm trạng của Thúy Kiếu khi nàng trao duyên của mình
cho Thúy Vân không?
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

1. Những sự vật nào được nhắc đến trong bài?


2. Những sự việc nào được nhắc đến trong bài?
3. Kiều nhắc đến những sự vật trên để làm gì?
Em có thể đặt tên cho những sự vật, sự việc đó là gì?
4. Kiều có thực sự trao duyên cho Thúy Vân không?
Dựa vào đâu mà em nói như vậy?
5. Theo em, tâm trạng của Kiều lúc này như thế nào?
Kiều đã “thực sự buông xuống” chưa?

BỨC TRANH CỦA NHÓM EM

Sau khi vẽ tranh và thảo luận chung, em thấy nhận định trên có đúng
với tâm trạng của Thúy Kiếu khi nàng trao duyên của mình cho Thúy
Vân không?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

12
Phụ lục 4: Phiếu học tập số 2
Đặt vấn đề: Người ta nói: “Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền
não”. Nhận định này có đúng với tâm trạng của Thúy Kiếu khi nàng trao duyên của mình
cho Thúy Vân không?

“Mai sau dù có bao giờ


Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài khuất mặt cách lời,
Rưới xin chén nước cho người thác oan.”

1. Khi đọc đoạn trích, em thấy những từ nào cùng một trường từ vựng
với nhau?
2. Qua việc sử dụng trường từ vựng trên, Kiều muốn nói lên điều gì?
3. Tại sao Kiều lại suy nghĩ như vậy?
4. Sauk hi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều có thực sự hết phiền não
chưa? Tại sao?

BỨC TRANH CỦA NHÓM EM

Sau khi vẽ tranh và thảo luận chung, em thấy nhận định trên có đúng với tâm
trạng của Thúy Kiếu khi nàng trao duyên của mình cho Thúy Vân không?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

13
Phụ lục 5: Phiếu học tập số 3
Hoạt động: Tìm hiểu tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên

“Bây giờ trâm gãy gương tan,


TRONG TRANG SÁCH Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! TRONG ĐẦU TÔI
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng,
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Ở ĐÂY SUY NGHĨ VÀ TÁC GIẢ DỰA VÀO


TÌM KIẾM VÀ TÔI CHÍNH TÔI

1. Trong câu “Bây giờ trâm 3. Thành 4. Dựa vào đâu 5. Em có suy nghĩ gì về
gãy gương tan”, từ nào nêu ngữ đó có ý em kết luận như tâm trạng của Kiều khi
lên thời điểm Kiều phải đối nghĩa gì? vậy? phải đối mặt với thực
mặt với thực tại? tại như vậy?
2. Trong câu trên, thành ngữ
nào được sử dụng?

6. Kiều gọi Kim Trọng 8. Hãy so sánh những từ Kiều gọi 10. Làm thế 11. Em đã từng trải
bằng các từ ngữ gì? Kim Trọng với các từ “phu quân, nào mà em qua cảm giác tìm được
7. Câu thơ nào trong tướng công”? có thể kết người yêu nhưng phải
đoạn có nhiều dấu 9. Việc sử dụng nhiều dấu chấm luận như chia tay chưa? Em
chấm than nhất? than trong câu thơ có tác dụng gì? vậy? đồng cảm như thế nào
với Kiều?
14. Các thành ngữ
12. Trong
Phận câu:bạc
sao phận “Phận
như vôi
sao phận bạc 16. Dựa vào 17. Nếu em là
ấy nói lên điều gì?
như
Đã vôi/Đã
đành nướcđành
chảynước chảy hoa trôi
hoa trôi đâu mà em lại Thúy Kiều thì
lỡ làng”, thành ngữ nào đã được sử 15. Tác dụng của kết luận như tâm trạng của
dụng? việc đối thoại như vậy? em sẽ như thế
13. Câu thơ trên là ai nói với ai? vậy là gì? nào?

EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ THÂN PHẬN VÀ PHẨM CHẤT CỦA THÚY KIỀU?

14
Phụ lục 6: Link video
https://www.youtube.com/watch?v=CMqSLNXNojk
Sinh viên thực hiện:
1. Lê Thị Huyền Trâm: 41.01.601.118
2. Trần Thị Thanh Thúy: 41.01.601.112
3. Tạ Thủy Tiên: 41.01.601.115

15
16
17
18

You might also like