Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

THỜI TRUNG CỔ: PHONG TRÀO KINH VIỆN THẦN BÍ: Với sự thành lập các dòng tu

Carnaldoli, Carthusian và Xitô đã làm sinh động lại linh đạo đan tu (thế kỉ 11-12). Linh đạo "sa
mạc" vô ngôn thần bí đã hình thành và ảnh hưởng lớn vào đầu thời Trung cổ. Nổi bật nhất là tu sĩ
Bênađô đẩy mạnh khoa "thần bí hôn thê". Chủ trương phản trí truyền thống Xitô đạt đỉnh cao bởi
cựu đan viện phụ Joachim Fiore, tác phẩm đã đốt lên cơn sốt cánh chung ở nam Âu châu. Vào
thế kỉ 13, thần học hàn lâm vượt thần học đan tu, với sự thống trị của các đại học. Linh đạo đô
thị nở rộ với sự xuất hiện của các các tu sĩ Đa minh và Phanxicô đã quân bình các yếu tố vô ngôn
và khẳng định, học tập và mộ đạo… Mẫu gương nổi bật Bonaventura và Tôma Aquinô. Sự giao
thoa giữa tính xã hội, lý trí và linh đạo thời gian này nở rộ các phái cấp tiến nhà nước và Giáo
hội.

SUY THOÁI VÀ PHỤC HƯNG: Ảnh hưởng Nạn dịch và Chiến Tranh, phong trào phù thủy
và bành trướng Hồi giáo. Âu Châu thế kỉ 14 -15 linh đạo nổi tiếng Trung cổ tan rã. Linh đạo thời
này thiên về kinh nghiệm và chủ nghĩa cá nhân hơn là quyền bính, thiên về tình cảm mộ đạo hiện
đại. Sự tha hoá trong Giáo hội dẫn đến các cuộc ly khai tôn giáo, nổi bật là cuộc Cải Cách Tin
lành.

CUỘC CẢI CÁCH TÔN GIÁO: Cuộc cải cách Công Giáo bắt đầu thì xuất hiện các linh đạo
mới: cuộc cải cách dòng Cát minh .Phương pháp linh thao của Inhaxio Loyola và Phanxico được
thay thế cho linh đạo truyền thống;

THỜI HIỆN ĐẠI: Xuất hiện sự xung đột linh đạo truyền thống và cải cách. Gần cuối thế kỉ 16,
cổ súy hình thức chiêm niệm thụ động. Linh đạo chính thống phải rời khoa thần bí đến chủ
trương khổ hạnh, đạt nhân đức nhất là khiêm nhượng và vâng lời. Linh đạo công giáo bị xáo trộn
bởi rất nhiều biến cố của thế kỉ 18 và19: dòng tu mới xuất hiện và các dòng tu cũ bắt đầu trở lại.
Đời sống đan tu lại sinh động. Nửa sau thế kỉ, linh đạo có xu hướng dậm chân tại chỗ. Việc đạo
đức bình dân ngày càng hướng về tính duy siêu nhiên như các phép lạ, các thị kiến của nhiều vị
Thánh được ghi nhận rộng rãi.

LINH ĐẠO THẾ KỈ XX: Linh đạo công giáo Thế kỉ 20 không bị ảnh hưởng bởi sự leo thang
xung đột giữa tư tưởng hiện đại bảo thủ. Tới Công đồng Vaticanô II, các giáo huấn và thực hành
vẫn đậm tính truyền thống. Giữa hai cuộc chiến tranh, cuộc cải cách xã hội và chủ nghĩa hòa
bình thì phong trào Phúc Âm triệt để. Sau thế chiến thứ hai, hàng ngàn người cả nam và nữ, gia
nhập các dòng chiêm niệm hay linh mục giáo phận, hình thức đời tu ít nghiêm ngặt hơn. Sau
Công đồng Vatican II có một sự đảo ngược mối quan tâm tới đời tu và sự rời bỏ hàng ngũ của
nhiều giáo sĩ.

Công giáo vào thời gian Công đồng, phong trào Thánh Linh tồn tại chủ yếu như một phong trào
của đại chúng. Được ủng hộ bởi nhiều Giám mục và bởi chính Công đồng Vatican II, việc canh
tân đặc sủng khẳng định cá giá trị truyền thống, sự vâng phục đối với thẩm quyền Giáo hội dân
sự, lòng sùng mộ sâu đậm đối với Chúa Giê-su, niềm tin vào các phép lạ, đề cao cầu nguyện và
thái độ tin tưởng kỳ vọng sự độ trì trực tiếp của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh; cố gắng phục

1
hồi các linh đạo tiền Công đồng trở lại những thục hành phụng vụ La tinh và Triđentinô. Giáo
Hội Đông phương, khoa thần bí, tín ngưỡng và sự thực hành tôn giáo Á châu, nhất là các hình
thức Yoga và thiền Phật giáo.

You might also like