Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Các chính sách đối với người cao tuổi.

 Chỉ thị số 59-CT/TW, ngày 27/9/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam về chăm sóc người cao tuổi.
 Chỉ thị số 117/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về chăm sóc
NCT và hỗ trợ hoạt động cho Hội Người cao tuổi Việt Nam.
 Quyết định số 121/1998/QĐ-TTg ngày 09/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về thành lập Ủy ban năm Quốc tế Người cao tuổi Việt Nam.
 Chỉ thị số 34/1998/CT-TTg ngày 30/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tổ
chức hoạt động Năm Quốc tế Người cao tuổi.
 Chủ tịch Nông Đức Mạnh thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký Pháp
lệnh Người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10.
 Nghị định số 30/2002/NĐCP ngày 26/3/2002 Quy định và hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi.
 Quyết định số 141/2004/QĐ-TTG ngày 05/08/2004 về việc thành lập Ủy
ban Quốc gia về NCT Việt Nam.
 Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam.
 Quyết định số 47, năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính “Về việc ban hành
quy chế quản lý và sử dụng Quỹ chăm sóc người cao tuổi”.
 Nghị định 67/CP, năm 2007 của Chính phủ “Về chính sách trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội”, trong đó có đối tượng là người từ 85 tuổi trở lên
không có ương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng 120.000
đ/tháng.
 Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội khóa
XII, kỳ họp thứ 6.
 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người cao tuổi.
 Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt
Nam giai đoạn 2012 - 2020.
 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 viết:
“Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và
phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 Luật hôn nhân và gia đình: Điều 2 trong chương “Những quy định chung”
có ghi rõ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ “cha mẹ có nghĩa vụ nuôi, dạy con
thành những công dân có ích cho xã hội”,”Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm
sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.Điều 27 của luật này đã xác định rõ hơn:”Ông bà
có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cháu chưa thành niên trong trường
hợp cháu không có cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông
bà không còn con...”
 Bộ luật Lao động 2012 : những ưu đãi dành cho người cao tuổi bao gồm:
“Năm trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc
hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc chọn ngày, không chọn tuần’’(Điều
166), “Người sử dụng có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao
động cao tuổi. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hượng xấu tới sức khỏe
người lao động cao tuổi...’’(Điều 167).
 Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật NCT và được Quốc hội thông qua
ngày 23/11/2009. Từ cơ sở pháp lý cao nhất này, chính sách đối với NCT đã
được đề cập và cụ thể hóa trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan tạo ra một khuôn khổ chính sách khá toàn diện đối với NCT ở Việt
Nam. Đó là, Bộ Luật Lao động 2012 có 1 mục quy định riêng đối với lao
động là NCT; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 có sửa đổi, bổ
sung một số điều về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Quyết
định số 1781/ QĐ-TTg ngày 22/11/2012 phê duyệt Chương trình hành động
Quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020; Nghị định số 141/NĐ-
CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 hướng dẫn Luật Giáo dục đại học của Chính
phủ về điều kiện, thời gian, nhiệm vụ, thủ tục, trình tự xem xét việc kéo dài
và chính sách với giảng viên được kéo dài thời gian làm việc; Nghị định
136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội; Thông tư 21/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản
lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT tại nơi cư trú,
chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng NCT; Thông tư 35/TT-BYT
của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe NCT... Các văn bản
quy phạm pháp luật này đã góp phần hoàn thiện các chế độ, chính sách quan
tâm, chăm sóc và ưu đãi đối với NCT ở Việt Nam.
 Để triển khai cụ thể các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT, đến
30/3/2016 Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1727/BYT-KCB và 1728/BYT-
KCB về việc thực hiện chăm sóc sức khỏe và khám sức khỏe định
kỳ NCT, đã hướng dẫn về quy trình khám sức khỏe định kỳ cho NCT theo
Thông tư 14/2013/TT-BYT; xây dựng và hướng dẫn địa phương triển khai
mô hình “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT” nhằm tăng khả năng tiếp cận
với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần phù hợp; phòng
tránh các nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm; biết tự chăm sóc thông
thường đúng cách; duy trì hoạt động mạng lưới tình nguyện viên hỗ trợ
chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng.
 Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy năng lực giảng
dạy - nghiên cứu, kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc của đội ngũ các nhà giáo
cao niên đóng góp cho nền giáo dục nước nhà, để thực hiện chính sách phát
huy vai trò của NCT, từ năm 2000 Chính phủ ban hành Nghị định
71/2000/NĐ-CP ngày 23/11/2000 quy định việc kéo dài thời gian công tác
của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu. Nghị định này quy định về điều
kiện, thời gian, nhiệm vụ, thủ tục, trình tự xem xét việc kéo dài và chính
sách với giảng viên được kéo dài thời gian làm việc. Theo đó, những giảng
viên là giáo sư, phó giáo sư khi đến tuổi nghỉ hưu có thể được kéo dài thời
gian làm việc tối đa là 5 năm. Tiếp đó, ngày 24/10/2013, Chính phủ lại ban
hành Nghị định số 141 hướng dẫn Luật Giáo dục đại học về điều kiện, thời
gian, nhiệm vụ, thủ tục, trình tự xem xét việc kéo dài và chính sách với
giảng viên được kéo dài thời gian làm việc. Nghị định này bổ sung thêm một
đối tượng được kéo dài thời gian làm việc sau khi đến tuổi nghỉ hưu là
những giảng viên có học vị tiến sỹ, ngoài ra Nghị định này cũng thay đổi về
thời gian được kéo dài công tác. Theo đó, giảng viên là tiến sỹ được kéo dài
thời gian công tác tối đa là 5 năm, phó giáo sư tối đa là 7 năm và giáo sư tối
đa là 10 năm. Thực sự, chính sách này đã có tác dụng rất lớn đến việc tăng
cường đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục – đào tạo,
nghiên cứu công lập hiện nay.
 Căn cứ khoản 5 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP,
người cao tuổi là một trong các đối tượng được trợ cấp hàng tháng nếu đáp
ứng điều kiện sau đây:

ST Mức hỗ trợ
Đối tượng
T (đồng/tháng)
1 540.000
- Từ đủ 60 - 80 tuổi.

- Hộ nghèo.
- Không có người phụng dưỡng hoặc có nhưng người
này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

2 720.000
- Từ đủ 80 tuổi trở lên.

- Hộ nghèo.

- Không có người phụng dưỡng hoặc có nhưng người


này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

3 360.000
- Từ đủ 75 - 80 tuổi.

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Không thuộc trường hợp (1).

- Sống ở xã đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc
biệt khó khăn.

4 360.000
- Từ đủ 80 tuổi trở lên.

- Không thuộc trường hợp (2).

- Không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ


cấp xã hội hàng tháng.

5 1.080.000
- Hộ nghèo.

- Không có người phụng dưỡng.

- Không có điều kiện sống ở cộng đồng.

- Đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội


nhưng có người nhận nuôi, chăm sóc tại cộng đồng.
 Thông tư số 96/2018/TT-BTC Quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ;
ưu đãi tín dụng và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi.

You might also like