DE Cuong On Tap Giua Ki 2 Tin 11 Đã Xong.

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II TIN HỌC 11

Câu 1. Hệ CSDL phân tán không phù hợp với:


A. Các hệ thống dịch vụ dựa trên web.
B. Hệ thống tìm kiếm của Google.
C. Hệ thống quản lí học sinh của trường em.
D. Hệ thống thương mại điện tử.
Câu 2. Trong kiến trúc 3 tầng (3-Tier Architecture) của hệ CSDL tập trung, thành phần trình bày dữ liệu nằm
ở tầng mấy?
A. Tầng 1.
B. Tầng 2.
C. Tầng 3.
D. Kiến trúc 3 tầng không có thành phần trình bày dữ liệu.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng về hệ CSDL tập trung.
A. Hệ CSDL tập trung phù hợp với các dịch vụ phủ rộng trên toàn cầu.
B. Hệ CSDL tập trung có tính sẵn sàng và tính tin cậy của dữ liệu cao hơn so với hệ CSDL phân tán.
C. Hệ CSDL tập trung có chi phí cao hơn hệ CSDL phân tán.
D. Một CSDL tập trung được lưu trữ trên một máy tính.
Câu 4. Chọn câu sai.
A. Báo cáo CSDL là một văn bản trình bày thông tin kết xuất từ CSDL, có thể xem trực tiếp trên màn hình
hoặc in ra.
B. Các hệ quản trị CSDL đều cung cấp công cụ tạo báo cáo tự động và người dùng cũng có thể điều chỉnh bố
cục, định dạng báo cáo để nâng cao chất lượng trình bày thông tin.
C. Dữ liệu để đưa vào báo cáo chỉ được lấy từ một bảng.
D. Với những ứng dụng CSDL, người phát triển ứng dụng có thể dùng ngôn ngữ lập trình để thiết kế các báo
cáo phù hợp với nhu cầu người dùng.
Câu 5: Câu nào sau đây sai?
A. Có thể xem toàn bộ dữ liệu của bảng
B. Có thể dùng công cụ lọc dữ liệu để xem một tập con các bản ghi hoặc một số trường trong một bảng
C. Không thể tạo ra chế độ xem dữ liệu đơn giản
D. Các hệ quản trị CSDL quan hệ cho phép tạo ra các biểu mẫu để xem các bản ghi
Câu 6: Thao tác nào sau đây có thể thực hiện được trong chế độ biểu mẫu?
A. Thêm một bản ghi mới.
B. Định dạng font chữ cho các trường dữ liệu.
C. Tạo thêm các nút lệnh.
D. Thay đổi vị trí các trường dữ liệu.
Câu 7: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Nhập dữ liệu ban đầu B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp
C. Thêm bản ghi D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng
Câu 8: Cho các bảng sau
- DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai)
- LoaiSach(MaLoai, LoaiSach)
- HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia) Để biết giá của một quyển sách thì cần những bảng nào ?
A. HoaDon B. DanhMucSach, HoaDon
C. DanhMucSach, LoaiSach D. HoaDon, LoaiSach
Câu 9: Các đối tượng cơ bản trong Access là
A. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Mẫu hỏi
B. Bảng, Macro, Môđun, Báo cáo
C. Bảng, Mẫu hỏi, Biểu mẫu, Báo cáo
D. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Báo cáo
Câu 10: Trường thể hiện cái gì?
A. khả năng phân tán của đối tượng
1
B. khả năng lưu của đối tượng
C. chức năng của đối tượng
D. thuộc tính của đối tưởng
Câu 11: Dưới khung nhìn thiết kế, ta thấy biểu mẫu chia thành những phần nào sau đây?
A. Chia thành hai phần: Đầu biểu mẫu, chân biểu mẫu
B. Chia thành ba phần: Đầu biểu mẫu, chân biểu mẫu và thân biểu mẫu
C. Chia thành bốn phần: Đầu biểu mẫu, chân biểu mẫu, hộp dữ liệu và nhãn tên
D. Chia thành hai phần: Hộp dữ liệu và nhãn tên
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Để tạo biểu mẫu, trước đó phải có dữ liệu nguồn từ bảng hoặc mẫu hỏi
B. Để tạo biểu mẫu, trước đó phải có dữ liệu nguồn từ bảng hoặc báo cáo
C. Để tạo biểu mẫu, trước đó phải có dữ liệu nguồn từ mẫu hỏi hoặc báo cáo
D. Để tạo biểu mẫu, trước đó phải có dữ liệu nguồn từ mẫu hỏi hoặc biểu mẫu
Câu 13: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Chế độ biểu mẫu có giao diện thân thiện, thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu.
B. Bảng ở chế độ hiển thị trang dữ liệu có thể được sử dụng để cập nhật dữ liệu.
C. Để làm việc trên cấu trúc của biểu mẫu thì biểu mẫu phải ở chế độ thiết kế.
D. Có thể tạo biểu mẫu bằng cách nhập dữ liệu trực tiếp (nháy đúp vào Create form by entering data)
Câu 14: Thao tác đầu tiên để thiết lập biểu mẫu điều hướng làm bản điều khiển trung tâm của ứng dụng là gì?
A. Chọn Navigation Form là tên biểu mẫu dự kiến làm bàn điều khiển trung tâm.
B. Chọn Current Database
C. Tìm mục Display Form. Hiện đang bỏ trống. Nháy mũi tên trỏ xuống để thả xuống danh sách các biểu mẫu đang có
trong CSDL
D. Nháy chọn File/Options. Access hiển thị của sở để thiết lập nhiều lựa chọn chung cho toàn bộ phần mềm Access
trên máy cá nhân hoặc riêng cho từng CSDL đang làm việc.
Câu 15. Cấu trúc cơ bản của một câu truy vấn viết bằng ngôn ngữ SQL là:
A. SELECT…WHERE…FROM…
B. SELECT…FROM…WHERE…
C. WHERE…SELECT…FROM…
D. FROM…SELECT…WHERE…
Câu 16. Phương án nào không phải là biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL?
A. Giám sát hiệu suất CSDL.
B. Xác thực người truy cập.
C. Sử dụng tường lửa.
D. Sao lưu dự phòng và duy trì biên bản hệ thống.
Câu 17. Mệnh đề FROM trong câu truy vấn khai thác dữ liệu của SQL xác định:
A. Điều kiện lọc dữ liệu.
B. Thông tin muốn hiển thị.
C. Các thao tác trên dữ liệu.
D. Dữ liệu được lấy từ đâu.
Câu 18. “Năng lực xác định, kiểm tra và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, nguyên nhân và giải pháp khắc phục các
sự cố về CSDL” thuộc kĩ năng nào trong yêu cầu của nghề quản trị CSDL?
A. Kĩ năng giải quyết vấn đề.
B. Kĩ năng tổ chức.
C. Kĩ năng phân tích dữ liệu.
D. Kĩ năng giao tiếp.
Câu19. Mệnh đề SELECT trong câu truy vấn khai thác dữ liệu của SQL xác định:
A. Các thao tác trên dữ liệu.
B. Điều kiện lọc dữ liệu.
C. Dữ liệu được lấy từ đâu.
D. Thông tin muốn hiển thị.
Câu 20. “Năng lực xác định, kiểm tra và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, nguyên nhân và giải pháp khắc phục các
sự cố về CSDL” thuộc kĩ năng nào trong yêu cầu của nghề quản trị CSDL?

2
A. Kĩ năng phân tích dữ liệu.
B. Kĩ năng giải quyết vấn đề.
C. Kĩ năng tổ chức.
D. Kĩ năng giao tiếp.
Câu 21. Mỗi hệ CSDL bao gồm mấy lớp?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 22. Hệ quản trị CSDL nào cho truy vấn bằng cả SQL và QBE?
A. PostgreSQL. B. MySQL. C. Access. D. Excel.
Câu 23: Truy vấn dữ liệu có nghĩa là
A. In dữ liệu
B. Cập nhật dữ liệu
C. Tìm kiếm và hiển thị dữ liệu
D. Xóa các dữ liệu không cần đến nữa
Câu 24: Trong lưới QBE của cửa sổ mẫu hỏi (mẫu hỏi ở chế độ thiết kế) thì hàng Criteria có ý nghĩa gì?
A. Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi
B. Xác định các trường xuất hiện trong mẫu hỏi
C. Xác định các trường cần sắp xếp
D. Khai báo tên các trường được chọn
Câu 25: Khi hai (hoặc nhiều hơn) các điều kiện được kết nối bằng AND hoặc OR, kết quả được gọi là:
A. Tiêu chuẩn đơn giản
B. Tiêu chuẩn phức hợp
C. Tiêu chuẩn mẫu
D. Tiêu chuẩn kí tự
Câu 26: Ý kiến nào sau đây là đúng về mẫu hỏi?
A. Lưới QBH: là nơi gười dùng chọn các trường để đưa vòa mẫu hỏi, thứ tự sắp xếp và xác định điều kiện
B. Thứ tự sắp xếp cần được chỉ ra ở hàng Total
C. Mỗi trường trên hàng Field chỉ xuất hiện đúng một lần
D. Mỗi mẫu hỏi phải đúng hai bảng dữ liệu nguồn trở lên
Câu 27: Xây dựng báo cáo là gì?
A. khâu quan trọng đầu tiên bắt đầu việc kết xuất thông tin từ CSDL phục vụ người dùng
B. khâu quan trọng cuối cùng hoàn tất việc kết xuất thông tin từ CSDL phục vụ người dùng
C. khâu quan trọng cuối cùng hoàn tất việc kết xuất thông tin của cấp quản lí cơ quan, doanh nghiệp
D. mỗi khi chạy thực thi báo cáo, thông tin được kết xuất từ dữ liệu cập nhật mới nhất
Câu 28 . Nhà quản trị CSDL có mấy nhiệm vụ chính?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 29. Chọn phát biểu đúng về hệ CSDL phân tán.
A. Hệ CSDL phân tán có chi phí thấp hơn hệ CSDL tập trung.
B. Một CSDL phân tán được lưu trữ trên một máy tính.
C. Hệ CSDL phân tán có tính sẵn sàng và tính tin cậy của dữ liệu cao hơn so với hệ CSDL tập trung.

Câu 30: Đâu là thao tác sửa đổi nhãn tên?


A. Nháy đúp chuột vào Queries
B. Nháy đúp chuột vào nhãn tên; con trỏ soạn thảo xuất hiện; gõ nhập tên mới
C. Nháy đúp chuột vào Tables
D. Nháy đúp chuột vào Reports
Câu 31: Chọn kiểu dữ liệu nào cho truờng điểm “Tóan”, “Lý”,...
A. AutoNumber B. Yes/No C. Number D. Currency
Câu 32: Trong Acess, để mở CSDL đã lưu, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?
A. File/open/<tên tệp>
B. File/new/Blank Database
C. Create Table in Design View
D. Create table by using wizard

3
Câu 33. Từ khoá để quy định: Nếu kết quả có nhiều dòng giống nhau thì chỉ một dòng được đưa kết quả vào
là:
A. ONLY. B. SEPARATE.
C. UNIQUE. D. DISTINCT.
Câu 34. Nhà quản trị CSDL cần thường xuyên cập nhật xu thế phát triển CSDL để:
A. Kiểm soát và đảm bảo tính toàn vẹn an toàn cho dữ liệu.
B. Có những dự báo tương lai về: không gian lưu trữ của CSDL, công suất sử dụng CSDL.
C. Đề xuất mở rộng, nâng cấp các khả năng đáp ứng trong CSDL.
D. Phán đoán sự cố, nhanh chóng khắc phục các sự cố về CSDL.
Câu 35: Thuộc tính Validation Text của trường A sẽ quy định
A. Dòng thông báo xuất hiện khi con trỏ di chuyển vào cột A
B. Điều kiện đòi hỏi để con trỏ có thể di chuyển vào cột A
C. Dòng thông báo lỗi khi nhập giá trị của trường A không hợp lệ
D. Điều kiện hợp lệ dữ liệu để giới hạn miền giá trị nhập vào trường A
Câu 36: Ý kiến nào sau đây là sai?
A. Access có khả năng cung cấp công cụ tạo lập CSDL
B. Access cho phép cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo, thống kê, tổng hợp.
C. CSDL xây dựng trong Access gồm các bảng và liên kết giữa các bảng
D. Access không hỗ trợ lưu trữ CSDL trên các thiết bị nhớ.
Câu 37: Trong Access, khi tạo liên kết giữa các bảng, thì
A. Hai trường không nhất thiết phải là khóa chính
B. Phải có ít nhất một trường là khóa chính
C. Cả hai trường phải là khóa chính
D. Một trường là khóa chính, một trường không
---- Câu 38. Kiến trúc 2 lớp (2-Tier Architecture) của hệ CSDL bao gồm:
A. Lớp giao diện và lớp logic. B. Lớp ứng dụng và lớp dữ liệu.
C. Lớp truy cập và lớp xử lý. D. Lớp giao diện và lớp dữ liệu.
Câu 39. Từ khóa nào trong câu truy vấn SQL dùng để xác định dữ liệu được lấy từ đâu?
A. SELECT. B. FROM. C. WHERE. D. ORDER BY.
Câu 40. Kỹ năng nào là quan trọng nhất trong yêu cầu của nghề quản trị CSDL?
A. Kỹ năng giải quyết vấn đề. B. Kỹ năng thiết kế giao diện.
C. Kỹ năng sử dụng phần mềm văn phòng. D. Kỹ năng lập trình.
Câu 41. Trong chế độ biểu mẫu, thao tác nào không thể thực hiện được?
A. Thêm một bản ghi mới.
B. Thay đổi vị trí các trường dữ liệu.
C. Tạo thêm các nút lệnh.
D. Định dạng font chữ cho các trường dữ liệu.
Câu 42. Để biết giá của một quyển sách, cần sử dụng những bảng nào?
A. DanhMucSach, HoaDon. B. HoaDon.
C. HoaDon, LoaiSach. D. DanhMucSach, LoaiSach.
Câu 43. Phát biểu nào sai về mẫu hỏi?
A. Mẫu hỏi có thể sử dụng dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng.
B. Lưới QBE là nơi người dùng chọn các trường, thứ tự sắp xếp và điều kiện cho mẫu hỏi.
C. Thứ tự sắp xếp được chỉ ra ở hàng Total.
D. Mỗi trường trên hàng Field có thể xuất hiện nhiều lần.
Câu 44. Biện pháp nào không đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu trong hệ CSDL?
A. Xác thực người truy cập hệ thống.
B. Sao lưu dữ liệu định kỳ.
C. Sử dụng phần mềm diệt virus.
D. Cấp quyền truy cập cho người dùng hợp lệ.
Câu 45. Hệ CSDL phân tán có ưu điểm gì so với hệ CSDL tập trung?
A. Dễ dàng quản trị. B. Khả năng mở rộng cao.
4
C. Tính bảo mật cao hơn. D. Chi phí đầu tư thấp hơn.
Câu 46. Access có các đối tượng cơ bản nào?
A. Bảng, Mẫu hỏi, Biểu mẫu, Báo cáo. B. Tất cả các phương án trên.
C. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Mẫu hỏi. D. Bảng, Macro, Môđun, Báo cáo.
Câu 47. Hệ quản trị CSDL quan hệ không cho phép thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Xem toàn bộ dữ liệu của bảng.
B. Xem các bản ghi trong bảng dưới dạng biểu mẫu.
C. Tạo ra chế độ xem dữ liệu đơn giản.
D. Sử dụng công cụ lọc dữ liệu.
Câu 48. Phát biểu nào sai về báo cáo CSDL?
A. Báo cáo CSDL không thể được in ra.
B. Dữ liệu để đưa vào báo cáo có thể được lấy từ nhiều bảng.
C. Người dùng không thể điều chỉnh bố cục, định dạng báo cáo.
D. Báo cáo CSDL chỉ có thể được xem trực tiếp trên màn hình.
Câu 49. Cấu trúc nào là đúng cho câu truy vấn SQL lấy tất cả thông tin của nhân viên từ bảng "nhanvien"?
A. SELECT nhanvien.* FROM nhanvien; B. SELECT * FROM nhanvien;
C. SELECT nhanvien FROM nhanvien; D. SELECT FROM nhanvien;
Câu 50. Hệ thống CSDL tập trung phù hợp với ứng dụng nào sau đây?
A. Hệ thống quản lý thư viện. B. Hệ thống bán hàng trực tuyến.
C. Cả A và B. D. Hệ thống email.
Câu 51. Hệ quản trị CSDL là:
A. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL
B. Phần mềm dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL
C. Phần mềm dùng tạo lập CSDL
D. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL
Câu 52: Điều kiện để tạo mối liên kết giữa hai bảng
A. Trường liên kết của hai bảng phải cùng kiểu dữ liệu
B. Trường liên kết của hai bảng phải là chữ hoa
C. Trường liên kết của hai bảng phải là kiểu dữ liệu số
D. Trường liên kết của hai bảng phải khác nhau về kiểu dữ liệu
Câu 53: Trong Access, khi nhập dữ liệu cho bảng, giá trị của field GIOI_TINH là True. Khi đó field GIOI_TINH được
xác định kiểu dữ liệu gì ?
A. Date/Time B. Boolean C. True/False D. Yes/No
Câu 54: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Trong khung nhìn bảng dữ liệu, mỗi bản ghi là một hàng trong bảng, mỗi cột trong bảng là một trường của bản ghi,
chứa dữ liệu thuộc một kiểu nào đó
B. Cần thiết lập kiểu dữ liệu cho mỗi cột trong bảng phù hợp với thực tế và mục đích sử dụng
C. Mỗi kiểu dữ liệu có các thuộc tính nhất định
D. Trong khung nhìn bảng dữ liệu, mỗi bản ghi là một cột trong bảng, mỗi hàng trong bảng là một trường của
bản ghi, chứa dữ liệu thuộc một kiểu nào đó
Câu 55: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng B. Nhập dữ liệu ban đầu
C. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp D. Thêm bản ghi
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Mã hoá dữ liệu là gì?
- Mã hóa dữ liệu là biện pháp bảo mật dữ liệu trong CSDL, là lớp bảo vệ trong trường hợp các biện pháp kiểm
soát truy cập đã bị vượt qua.
- Là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang 1 định dạng khác gọi là bản mã. Chỉ những người dùng được ủy quyền có
khóa giải mã mới có thể truy cập được thông tin đó

Câu 2 (1,0 điểm). Nhà quản trị CSDL cần làm gì để đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập?

5
- Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL, bao gồm nâng cấp và chuyển đổi CSDL.
- Tham gia tạo lập và điều chỉnh các CSDL, lập hồ sơ về CSDL để duy trì và nâng cấp hệ thống sau này.
- Đảm bảo tài nguyên cho hoạt động CSDL, bao gồm cung cấp máy tính, bộ nhớ lưu trữ và phương tiện kĩ thuật.
- Đảm bảo an toàn, bảo mật cho dữ liệu là hoạt động quan trọng hàng đầu.
Câu 3: Truy vấn có tham số là gì? Lời nhắc điền tham số viết ở đâu? (1đ)
- Truy vấn có tham số là một loại truy vấn mà tham số được sử dụng để hỏi người dùng cung cấp giá trị vào khi
truy vấn được thực thi. Tham số có thể được sử dụng để giới hạn dữ liệu được trả về hoặc để thực hiện các tính
toán trên dữ liệu cụ thể. Để sử dụng truy vấn có tham số trong Microsoft Access, người dùng có thể thực hiện
các bước sau đây:
- Mở truy vấn mà người dùng muốn thêm tham số.
- Nhấp đúp vào ô "Criteria" (tiêu chí) của trường mà người dùng muốn thêm tham số.
- Để viết lời nhắc tham số thì người dùng cần mở truy vấn muốn thêm tham số, sau đó nhấp đúp vào ô Criteria
của trường mà người dùng muốn thêm tham số rồi viết lời nhắc tham số bằng cách sử dụng cú pháp [Nhập giá
trị] hoặc [Nhập tên giá trị], tùy thuộc vào loại dữ liệu của trường.
- Lưu ý rằng với các truy vấn có nhiều tham số thì người dùng cần xác định lời nhắc tham số cho mỗi trường có
tham số. Lời nhắc tham số cũng có thể được định nghĩa trong một câu truy vấn động (có chứa code VBA) thông
qua việc sử dụng hàm InputBox để yêu cầu người dùng nhập giá trị.

Câu 4: Cho 3 bảng như sau


Bảng Người đọc Bảng Mượn trả Bảng Sách
Sothe Sothe Masach
Hoten Masach Tensach
Ngaysinh Ngaymuon Sotrang
Lop Ngaytra Tacgia
a, Khai báo kiểu dữ liệu cho từng trường(0.5)
- Bảng người đọc:
+ Sothe: short text
+ Hoten: short text
+ Ngaysinh: date/time
+ Lop: short text
- Bảng mượn trả:
+ Sothe: short text
+ Masach: short text
+ Ngaymuon: date/time
+ Ngaytra: date/time
- Bảng sách:
+ Masach: short text
+ Tensach: short text
+ Sotrang: number
+ Tacgia: short text
b, Chọn trường làm khóa chính cho mỗi bảng, tạo liên kết giữa 3 bảng (0.5đ)
- Các trường làm khóa chính trong mỗi bảng:
+ Bảng người đọc: sothe
+ Bảng mượn trả: sothe (liên kết với Sothe trong bảng người đọc) và Masach (liên kết với Masach trong bảng
sách)
+ Bảng sách: masach
- Liên kết: Bảng mượn trả
+ Sothe (ngoại khóa) liên kết với Sothe (khóa chính) trong bảng Người đọc.
+ Masach (ngoại khóa) liên kết với Masach (khóa chính) trong bảng Sách.

Câu 5: Nêu các thành phần trong biểu mẫu (1đ)


- Đầu biểu mẫu ( form header) : hiển thị tiêu đề của biểu mẫu. Có thể thêm logo của tổ chức, hình trang trí tiêu đề
ở đây

6
- Chân biểu mẫu (form footer): phần tùy chọn ở cuối trang biểu mẫu, thường có nội dung để in ra, ví dụ là ngày
tháng, người thực hiện,...
- Phần chi tiết (detail) là thân biểu mẫu

Câu 6: Khóa chính là gì


- Khóa chính là một trường hoặc tập hợp trường chứa các giá trị duy nhất xuyên suốt một bảng
- có thể sử dụng các giá trị của khóa để tham chiếu tới toàn bộ các bản ghi, do mỗi bản ghi lại có một giá trị khóa
khác nhau.

Câu 7: Cho 3 bảng như sau

Bảng Khách hàng Bảng Hóa đơn Bảng Mặt hàng


Ma_khach_hang Sodon Ma_mat_hang
Hoten Ma_khach-hang Ten_mat_hang
Điachi Ma_mat_hang Dongia
Soluong
Ngaygiao hang
a, Khai báo kiểu dữ liệu cho từng trường(0.5)
- Bảng khách hàng:
+ Ma_khach_hang: short text
+ Hoten: Short Text
+ Điachi: Text
- Bảng hoá đơn”
+ Sodon: Number
+ Ma_khach_hang: Number
+ Ma_mat_hang: short text
+ Soluong: number
+ Ngaygiaohang: Date/Time
- Bảng mặt hàng:
+ Ma_mat_hang: short text
+ Ten_mat_hang: short text
+ Dongia: number
b, Chọn trường làm khóa chính cho mỗi bảng, tạo liên kết giữa 3 bảng (0.5đ)
- Các trường làm khóa chính trong mỗi bảng:
+ Bảng khách hàng: trường “ma_khach_hang”
+ Bảng hóa đơn; trường “sodon”
+ Bảng mặt hàng: trường “ma_mat_hang”
- Liên kết: bảng Hóa đơn:
+ Ma_khach_hang (ngoại khóa) liên kết với Ma_khach_hang (khóa chính) trong bảng Khách hàng.
+ Ma_mat_hàng (ngoại khóa) liên kết với Ma_mat_hang (khóa chính) trong bảng Mặt hàng.
Câu 3: Nêu các thành phần trong báo cáo (1đ)
- Report Header: nhãn tiêu đề báo cáo ở phần trên cùng của trang đầu tiên.
- Page Header: nhãn văn bản ở trên đỉnh mọi trang của báo cáo. Đây là các tên trường dữ liệu ở đỉnh mỗi cột.
- Detail: nằm giữa phần đầu trang và chân trang, xác định chi tiết việc hiển thị dữ liệu từ các bản ghi.
- Page Footer: xuất hiện ở đáy mọi trang của báo cáo, hiển thị số thứ tự trang trên tổng số trang và ngày tháng.
- Report Footer: xuất hiện trong trang cuối của báo cáo và hiển thị thông tin tóm tắt.
Câu 8 (2,0 điểm). Nêu khái niệm và đặc điểm của CSDL phân tán.
- KN: là tập hợp dữ liệu được phân tán trên các máy tính khác nhau của một mạng máy tính.
- Đặc điểm:
+ Mỗi nơi (size) của mạng máy tính có khả năng xử lí độc lập và thực hiện các ứng dụng cục bộ.
+ Mỗi nơi cũng tham gia thực hiện ít nhất một ứng dụng toàn cục, yêu cầu truy xuất dữ liệu tại nhiều nơi bằng
cách dùng hệ thống truyền thông con.
Câu 9 (2,0 điểm). Thế nào là kiến trúc 2 tầng (2-Tier Architecture) của hệ CSDL tập trung?

7
- Là kiến trúc có CSDL được lưu trữ ở một máy chủ trên mạng (được xem là tầng 2), thành phần trình bày dữ liệu
cho người khai thác được cài đặt trên máy khách kết nối được với mạng (được xem là tầng 1)

Câu 10 (2,0 điểm).


a) Điểm khác biệt quan trọng giữa CSDL tập trung và CSDL phân tán là gì?
- Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt một hệ cơ sở dữ liệu tập trung với một hệ cơ sở dữ liệu phân tán là vị trí
lưu trữ dữ liệu. Trong hệ cơ sở dữ liệu tập trung, toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên một máy chủ duy nhất, trong
khi đó trong hệ cơ sở dữ liệu phân tán, dữ liệu được phân tán và lưu trữ trên nhiều máy chủ khác nhau trên
mạng.
Do đó, việc truy cập và quản lý dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu phân tán thường phức tạp hơn so với hệ cơ sở dữ
liệu tập trung, nhưng đồng thời cũng đem lại những lợi ích như tăng tính khả dụng, tính toàn vẹn dữ liệu, khả
năng chia sẻ và phân phối tài nguyên trên hệ thống.
-
b) Kiến trúc phổ biến của các hệ CSDL tập trung là gì?
- Hệ quản trị CSDL tập trung theo kiến trúc khách – chủ (client – server)
- Hệ quản trị CSDL bao gồm thành phần yêu cầu tài nguyên và cung cấp tài nguyên.
- Thành phần cung cấp tài nguyên được đặt trên máy chủ.
- Thành phần yêu cầu tài nguyên có thể được cài đặt trên nhiều máy khác trên mạng , được gọi là máy khách.
- Kiến trúc 1 tầng (1-tier architecture): CSDL và ứng dụng khai thác được lưu trữ trên cùng 1 máy tính, không phù
hợp cho các ứng dụng phức tạp.
- Kiến trúc 2 tầng (2-tier architecture): CSDL này được lưu trữ trên máy chủ, ứng dụng trình bày dữ liệu cài đặt
trên máy khách kết nối với mạng, nhưng hiệu suất hoạt động kém khi có nhiều máy khách cùng khai thác CSDL.
- Kiến trúc 3 tầng (3-tier architecture) gồm:
+ Tầng 1: thành phần trình bày dữ liệu
+ Tầng 2: tầng ứng dụng trong không gian giữa tầng 1 và tầng 3
+ Tầng 3: máy chủ chứa CSDL
- Tầng trung gian xử lí vấn đề nghiệp vụ trước khi trao đổi dữ liệu giữa tầng 1 và tầng 3.
- Kiến trúc này thường được sử dụng trong các ứng dụng web lớn.

You might also like