B Sung 3.4.2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

3.4.

2 Kiến nghị về lĩnh vực sản xuất và nguồn cung ứng


3.4.2.1 Xây dựng nhà máy tại Indonesia
Bên cạnh việc có lực lượng lao động lớn (hơn 138 triệu người), Indonesia có lợi thế quý giá về việc sở hữu
trữ lượng Nickel và Cobalt dồi dào bậc nhất thế giới – đây là những nguyên liệu quan trọng để sản
xuất pin xe điện. Vì vậy, quốc gia này thu hút các công ty trên thế giới chạy đua để giành quyền kiểm
soát, và đã ký thỏa thuận hàng tỉ USD để sản xuất pin và ô tô điện trong nước với các nhà sản xuất bao
gồm Hyundai Motor, LG Group và Foxconn.

Indonesia cố gắng lôi kéo Tesla xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện hoặc pin tại nước mình. Victor
Chin, cố vấn chính của công ty tư vấn về kim loại CRU, cho biết: “Chính phủ Indonesia đang xây
dựng toàn bộ chuỗi giá trị để phục vụ các nhà máy sản xuất ô tô điện. Vì vậy, việc Tesla xem xét
Indonesia để xây dựng một gigafactory cũng như sản xuất ô tô điện là điều hoàn toàn hợp lý". Bên
cạnh đó, quốc gia này còn có những chính sách ưu đãi, trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất EV để
thu hút họ đặt nhà máy sản xuất như: các doanh nghiệp trong lĩnh vực xanh được hoàn thuế 300% nếu
nghiên cứu và phát triển, và 200% hoàn thuế cho các công ty đào tạo nhân lực cho ngành này. Tổng
thống Joko "Jokowi" Widodo cũng thể hiện rằng chính phủ Indonesia đang hướng tới thiết lập một "hệ
sinh thái" EV tích hợp, từ khai thác kim loại đến sản xuất pin và lắp ráp ô tô.

Indonesia là một trong nhiều quốc gia đã áp dụng luật lái xe bên trái. Do đó, những chiếc xe ô tô cũng
bắt buộc phải có thiết kế vô lăng phù hợp, tức bên phải. Vì vậy, khi xe Tesla sang thị trường Indonesia
cũng phải thiết kế lại vị trí vô lăng nằm bên phải để phù hợp với luật lái xe ở đây. Nếu Tesla đặt nhà
máy tại Indonesia sẽ thuận tiện cho việc giải quyết sản xuất vấn đề này.

Như vậy, nhà máy còn có thể thu hút được nhân viên địa phương có kinh nghiệm, lành nghề để dễ dàng
tạo ra các trung tâm chuyên môn cho toàn công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp nắm bắt cơ hội am hiểu về
kiến thức văn hóa địa phương để tránh những rủi ro về rào cản văn hóa, tiếp cận gần hơn đến khách
hàng cũng như nhà cung ứng trong khu vực. Cơ sở cung ứng đa dạng giúp doanh nghiệp giảm sự phụ
thuộc và rủi ro đứt đoạn chuỗi cung ứng. Tóm lại, việc xây dựng nhà máy sản xuất tại nước sở tại sẽ
phù hợp với yêu cầu đáp ứng, thích nghi cao với thị trường và có lợi về nguồn cung.

Nhà máy sản xuất có thể được xem xét đặt tại tỉnh Tây Java. Đây là trung tâm sản xuất lớn nhất
Indonesia. Khu vực này đã xuất hiện những nhà máy sản xuất của các ông lớn trong ngành như
Hyundai, Honda, Mercedes – benz, Mitsubishi, Suzuki, Toyota,... Hơn thế nữa, Indonesia bắt đầu kỉ
nguyên sản xuất xe điện với nhà máy của Hyundai xây dựng tại thị trấn Cikarang, tỉnh Tây Java.
Về loại hình cơ sở sản xuất nước ngoài, doanh nghiệp nên chọn loại hình Offshore làm bước đệm cho
sản xuất tại thị trường mới vì áp lực phải cắt giảm chi phí thấp cộng thêm điều kiện cơ sở vật chất chưa
đảm bảo. Loại hình này phù hợp với mục đích về chi phí đã được phân tích và thể hiện cụ thể thông
qua đề xuất sử dụng chiến lược xuyên quốc gia (Transnational) nhằm mở rộng thị trường.

Các nhà máy nước ngoài (Offshore) được coi là cơ sở sản xuất hiệu quả với chi phí thấp. Loại hình
giúp tiết kiệm chi phí sản xuất qua việc tiếp cận các yếu tố sản xuất chi phí thấp ở phía đầu vào. Bản
thân nhà máy Offshore chính là lợi thế sở hữu của doanh nghiệp nên không phát triển các lợi thế mới.
Indonesia có ưu điểm sở hữu nguồn tài nguyên nickel và cobalt vượt trội, là nguyên liệu quan trọng để
sản xuất pin xe điện, vì vậy, nhà máy có thể tận dụng tài nguyên sẵn có này nhằm sản xuất ra một số bộ
phận của xe để bán hoặc xuất khẩu qua các nhà máy khác, sau đó lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm. Như
vậy, chi phí sản xuất thành phẩm giảm.

Một loại hình nhà máy sản xuất khác tiếp cận được quy trình sản xuất chi phí thấp là loại hình Source.
Để xây dựng nhà máy này đòi hỏi vị trí phải có cơ sở hạ tầng tốt, tuy nhiên, Indonesia chưa có đủ điều
kiện để đáp ứng. Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới IMD năm 2023 xếp Indonesia ở vị trí thứ
51 trên 64 nền kinh tế về cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế dẫn đến chi phí vận chuyển cao. Cơ
quan Kế hoạch Phát triển Quốc gia (Bappenas) báo cáo rằng chi phí logistics của Indonesia đã chiếm
14,29% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước tính đến tháng 9.

Với quần đảo rộng lớn, Indonesia đặt ra những thách thức về logistics trong việc thiết lập mạng lưới
giao thông hiệu quả. Việc thiếu đường sá, bến cảng và đường sắt ở một số khu vực đã cản trở sự di
chuyển liền mạch của hàng hóa, dẫn đến sự chậm trễ và tăng chi phí trong quá trình phân phối. Hệ
thống giao thông đường biển và đường hàng không giữa các đảo vẫn được đánh giá là kém hiệu quả, và
điều này gây trở ngại đáng kể cho tăng trưởng thương mại ở hầu hết các thành phố của Indonesia.

Các hoạt động khai thác than và niken ngày càng tăng làm xuất hiện nhiều hơn các vấn đề về môi
trường và đảm bảo an toàn lao động, bao gồm nạn phá rừng, lũ lụt, ô nhiễm sông và ven biển ở các khu
vực giàu niken; các nhà máy nhiệt điện than mới được xây dựng để cung cấp năng lượng cho các nhà
máy luyện kim trong các khu công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cam kết giảm lượng khí
thải carbon của Indonesia. Đồng thời dẫn đến các tiêu chuẩn an toàn kém và giám sát lỏng lẻo. Hậu quả
này được cho là nguyên nhân gây ra vụ nổ chết người tại các nhà máy luyện niken tại tỉnh miền Trung
Sulawesi vào cuối năm 2022 và 2023.
Một trở ngại khác là việc tìm kiếm mặt bằng. Mochamad Kasmali, một đối tác (partner) tại Hogan
Lovells, cho biết tranh chấp đất đai là một vấn đề phổ biến, chủ yếu là do sự không nhất quán trong các
bản đồ do các cơ quan chính phủ khác nhau ban hành, bao gồm Bộ Năng lượng, Bộ Môi trường và
Lâm nghiệp và chính quyền khu vực. Sau đó, mặc dù có được giấy phép khai thác hợp pháp, các công
ty thường phải đối mặt với sự phản đối của người dân địa phương, điều này khiến một số doanh nghiệp
nước ngoài “thấy khó khăn khi đầu tư vào Indonesia”.

Xây dựng nhà máy nước ngoài với vai trò chiến lược Source ngay từ đầu là một bài toán khó, do đó cần
tiến hành theo loại hình Offshore. Tuy nhiên, nhà máy Offshore không phát triển FSAs mới, khó đổi
mới nên ít có khả năng duy trì lâu dài. Sau khi tổ chức sản xuất theo loại hình nhà máy Offshore, nếu
tình hình sản xuất có những tín hiệu khả quan, đồng thời chính phủ đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ
tầng hiệu quả thì doanh nghiệp có thể xem xét phát triển loại hình nhà máy sản xuất Source. Trên thực
tế, chính phủ Indonesia vô cùng chú trọng vào lĩnh vực này và đã thông báo sẽ dành hơn 422 nghìn tỷ
Rupiah (khoảng 27 tỷ USD) trong ngân sách năm 2024 để phân bổ cho cơ sở hạ tầng, mở ra một tương
lai nâng tầm vai trò chiến lược của nhà máy sản xuất tại Indonesia.

Kết luận: Chúng em kiến nghị Tesla đặt nhà máy sản xuất pin và xe điện tại Indonesia. Loại hình nhà
máy sản xuất nên bắt đầu với hình thức offshore. Như vậy, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất về phía đầu
vào, có kiến thức về địa phương để đáp ứng dễ dàng nhu cầu của thị trường hơn, bên cạnh đó tận dụng
được sự ủng hộ cùng các chính sách hỗ trợ rộng mở hiện tại của chính phủ Indonesia. Giai đoạn sau,
nếu bắt được tín hiệu sản xuất khách quan, doanh nghiệp có thể nâng cấp vai trò chiến lược cho nhà
máy sản xuất.

3.4.2.2 Đề xuất tìm nguồn cung ứng tại các nước khác trong khu vực
Tại thị trường APAC, Tesla đã đặt nhà máy tại Trung Quốc và đang xây dựng tại Ấn Độ. Cụ thể, Bộ
trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal từng cho biết rằng, nhà sản xuất xe điện Tesla đã mua 1 tỷ
USD linh kiện từ Ấn Độ vào năm 2022. Những nhà cung cấp tại Ấn Độ của Tesla có thể kể đến là
Hindalco Industries, Samvardhana Motherson International, Suprajit Engineering, Sona Blw Precision
Forgings, Varroc Engineering (theo Bloomberg, 2023).
Bên cạnh đó, gần 40% nhà cung ứng nguyên vật liệu sản xuất pin xe điện của Tesla là những công ty
Trung Quốc (theo Nikkei). Trung Quốc chính là nguồn cung ứng rộng lớn nhất cho việc sản xuất pin
lithium - ion, chiếm 24/61 công ty trong doanh mục “kho pin”. Một trong những công ty cung cấp linh
kiện quan trọng trên thế giới của Tesla là Ganfeng Lithium Co đến từ Trung Quốc.
Ngoài ra, một trong những nguồn cung cấp Nickel chính trên toàn cầu của Tesla là công ty BHP (Úc) -
thuộc khu vực APAC.
Đây là những lợi thế cho Indonesia để có cơ hội làm việc khi cần thiết với các nhà cung ứng tại khu
vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tài liệu tham khảo

AFP (18/03/2022). Indonesia begins electric car production with Hyundai plant. Truy cập ngày
08/04/2024 tại: https://www.thejakartapost.com/business/2022/03/18/indonesia-begins-electric-car-
production-with-hyundai-plant-.html.

Ban Thời sự/TTXVN (17/08/2023). Indonesia dành 27 tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Truy cập
ngày 08/04/2024 tại: https://vtv.vn/the-gioi/indonesia-danh-27-ty-usd-dau-tu-cho-co-so-ha-tang-
20230817161716941.htm

Jingyue Hsiao (14/09/2023). Tesla to double components sourcing from India. Truy cập ngày
08/04/2024 tại: https://www.digitimes.com/news/a20230914VL200/ev-india-south-asia-tesla-
vehicle.html

Erwida Maulia (03/04/2024). Indonesia nickel concerns stoked by corruption and land disputes. Truy
cập ngày 08/04/2024 tại: https://asia.nikkei.com/Business/Markets/Commodities/Indonesia-nickel-
concerns-stoked-by-corruption-and-land-disputes?
fbclid=IwAR0RVipTGGJ46LY3yo3qlvGxdHVrzLdk7SzQGN7mrSTijIYl0e9fw-
VSEi8#:~:text=Mining%20activities%20have%20caused%20deforestation,Indonesia's%20net
%2Dzero%20carbon%20pledge

Judijanto, Asniar, Kushariyadi, Utami,Telaumbanua (01/2024). Application of Integrated Logistics


Networks in Improving the Efficiency of Distribution and Delivery of Goods in Indonesia a Literature
Review. Truy cập ngày 08/04/2024 tại: Sciences du Nord Economics and Business.

Pamadi, Sari (28/03/2021). Challenges of Developing a Logistics Hub


Case Study: Batu Ampar Port. Truy cập ngày 08/04/2024 tại: Tata Loka.

You might also like