Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH

A. Tổng quát chung:

1. Thời gian: 90 phút


2. Hình thức: tự luận (40p) kết hợp trắc nghiệm
3. Lưu ý: sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

B. Cụ thể ôn tập:

I. Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?

Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH


1. A và B là hàng xóm của nhau và cùng có sở thích may vá. Hai người có thể cùng
nhau thành lập hộ kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ may quần áo.
2. Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chỉ được chia lợi nhuận khi công ty thanh
toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
3. Khi cần rút vốn ra khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên, các thành viên có
quyền chuyển nhượng vốn góp của mình cho người khác.
4. Mỗi cổ đông sáng lập của công ty cổ phần phải đăng ký mua ít nhất 20% tổng số
cổ phần phổ thông được quyền chào bán trước khi công ty được cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
5. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh X được quyền là cổ đông của công ty
cổ phần Y trong mọi trường hợp.
6. Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều có thể là
cá nhân hoặc tổ chức.
7. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc sửa đổi
nội dung Điều lệ nhằm tăng số lượng thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu
cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
8. Thành viên của Công ty hợp danh không được làm chủ Doanh nghiệp tư nhân.
9. Các thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau mà không phụ thuộc
vào phần vốn góp của họ.

1
10. Trong công ty cổ phần, cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông
nhưng cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.

Chương 3:PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG


1. Đề nghị giao kết hợp đồng không thể được thay đổi khi đã được gửi đi.
Đây là khẳng định sai, căn cứ điều 389 bộ luật dân sự (trang 182)
2. Bên bán luôn phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng.
Đây là khẳng định sai, căn cứ Luật Thương mại 2005, điều 39 (những loại hàng
hóa không phù hợp với hợp đồng), điều 40 cho trách nhiệm của các bên liên quan.
3. Sự im lặng của bên được đề nghị được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Đây là khẳng định sai căn cứ theo điều 393 Bộ luật dân sự (trang 183)
4. Trường hợp hợp đồng vô hiệu khi đang thực hiện, các bên vẫn phải tiếp tục hoàn
thành các nghĩa vụ chưa thực hiện trước thời điểm hợp đồng vô hiệu với bên còn
lại.

5. Trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong mọi trường hợp.
6. Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng.
đây là khẳng định sai, theo điều 418 bộ luật dân sự, Mức phạt vi phạm trong hợp
đồng dân sự do hai bên thỏa thuận, còn trong thương mại và xây dựng thì căn cứ vào giá
trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, và không quá 8% hoặc 12%
7. Khi một bên vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt
vi phạm và bồi thường thiệt hại.
8. Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp
đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ
bỏ hợp đồng.
Đây là khẳng định đúng theo điều 428, khoản 2 bộ luật dân sự (trang 199)
9. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm được miễn trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình mà không cần phải chứng
minh.
sai, căn cứ theo điều 420 bộ luật dân sự (trang 194)

Chương 4: PHÁP LUẬT PHÁ SẢN

2
1. Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh
nghiệp có trụ sở chính tại huyện đó.
Căn cứ theo điều 8 Luật phá sản 2014, đây là khẳng định sai (khoản 2, trang 14)
2. Công ty cổ phần X vay Ngân hàng BIDV 03 tỷ và thế chấp một mảnh đất trị giá
02 tỷ. Vậy Ngân hàng BIDV được gọi là chủ nợ có bảo đảm của công ty X.
Theo khoản 5,6 điều 4 Luật phá sản 2014, Ngân hàng BIDV được gọi là chủ nợ có
đảm bảo một phần của công ty X, do giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn khoản nợ.
3. Người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp mà mình đang
làm việc thì không phải nộp lệ phí phá sản cho Tòa án.
Theo điều 5 luật phá sản, khoản 2 thì đc nộp đơn, căn cứ theo điều 22 luật phá sản
thì người này không phải nộp lệ phí phá sản cho tòa án.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã
không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi có yêu cầu của chủ nợ.
sai theo khoản 1 điều 4 Luật phá sản
5. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải dừng mọi
hoạt động kinh doanh.
Sai, căn cứ theo khoản 1 điều 47 luật phá sản
6. Tổ chức Hội nghị chủ nợ là thủ tục bắt buộc trong thủ tục phá sản.
Theo điều 75 luật phá sản, hội nghị chủ nợ là bắt buộc
7. Mọi doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán đều bị tuyên bố phá sản.

Theo điều 37 luật phá sản 2014, không phải cứ mất khả năng thanh toán là đều bị
tuyên bố phá sản
8. Tổ chức Hội nghị chủ nợ là thủ tục bắt buộc trong thủ tục phá sản.
Theo điều 75 luật phá sản đây là khẳng định đúng
9. Các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán.
Theo khoản 1 điều 5 luật phá sản 2014 chỉ có chủ nợ không có bảo đẩm hoặc có
bảo đảm 1 phần được quyền nộp đơn lên tòa án yêu cầu.
10. Nộp lệ phí phá sản là điều kiện bắt buộc để Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản.
Theo điều 22 luật phá sản đây là khẳng định sai (khoản 2,3,4 điều 5)
Chương 5: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

3
1. Sau khi thông qua phương án thương lượng, các bên bắt buộc phải tiến hành theo
phương án đó.
2. Kết quả hòa giải thành không có giá trị pháp lý.
3. Các bên có quyền tự xây dựng trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài thương mại.
4. Tranh chấp trong thương mại chỉ được giải quyết bằng trọng tài thương mại nếu
có thỏa thuận trọng tài hợp pháp.
5. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập bằng văn bản hoặc lời nói.
6. Khi đã có thỏa thuận trọng tài hợp pháp, nguyên đơn vẫn có quyền nộp đơn yêu
cầu giải quyết tranh chấp đến Tòa án nhân dân.
7. Phán quyết của trọng tài có thể bị tuyên hủy trong mọi trường hợp.

4
II. Tự luận:
Câu 1: Thương nhân là gì? Đặc điểm của thương nhân.
khoản 1 điều 6 luật thương mại 2005
Từ khái niệm thương nhân được xác định trên đây, có thể thấy thương nhân có những
thuộc tính cơ bản như:
- Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại; thương nhân phải thực hiện
các hoạt động thương mại một cách độc lập;
- Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên;
- Thương nhân phải đăng ký kinh doanh.
Như vậy, Luật Thương mại năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005 đã xây dựng khái
niệm thương nhân dựa trên sự kết hợp của hai tiêu chí: Chủ thể và khách thệ. Ngoại
diên của khái niệm (số lượng thương nhân) rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào quan niệm về
hoạt động thương mại ở nghĩa nào. Nếu quan niệm hoạt động thương mại theo Luật
Thương mại năm 1997 thì số lượng thương nhân bị hạn chế (chỉ bao gồm những cá
nhân, tổ chức thực hiện một trong 14 hành vi thương mại quy định tại Điều 45) Còn nếu
hiểu hoạt động thương mại theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 hoặc theo
Luật Thương mại năm 2005 thì số lượng thương nhân được mở rộng đáng kể.

Câu 2: Hành vi thương mại là gì? Đặc điểm của hành vi thương mại.
Khoản 1 điều 3 luật thương mại 2005
Câu 3: Phân tích khái niệm và đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
Câu 4: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
Câu 5: Phân tích những điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh
doanh
Câu 6: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Câu 7: Phân tích khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh.
Câu 8: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh
Câu 9: Phân tích sự khác biệt cơ bản trong quy chế pháp lý về thành viên hợp danh và
thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.
Câu 10: Phân tích khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần
Câu 11: Phân tích các khái niệm cổ phiếu, cổ phần, cổ đông trong Công ty cổ phần.
Câu 12: So sánh cổ phiếu và trái phiếu do công ty cổ phần phát hành.
Câu 13: Phân tích khái niệm và đặc điểm của các loại cổ phần.
Câu 14: Phân tích quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và mỗi loại cổ đông ưu đãi.

5
Câu 15: Trình bày cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần.
Câu 16: Phân tích bản chất pháp lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Câu 17: So sánh công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu và doanh
nghiệp tư nhân
Câu 18: Phân biệt công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Câu 19: Trình bày ưu điểm và hạn chế của công ty TNHH hai thành viên trở lên
Câu 20: Trình bày ưu điểm và hạn chế của công ty cổ phần.
Câu 21: Phân tích khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã
Câu 22: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã.
Câu 23: Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp.
Câu 24: Phân tích các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Câu 25: Nêu hệ quả pháp lý của việc nộp đơn yêu cầu TAND có thẩm quyền mở thủ tục
phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Câu 26: Phân biệt bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
Câu 27: Phân tích đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Câu 28: Có những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại nào? Nêu ưu điểm và
nhược điểm của mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đó.

III. Bài tập tình huống:


Áp dụng pháp luật để giải quyết các tình huống pháp lý cụ thể

You might also like