Nhom 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC

HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN (XN347)

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI CHUYỂN


LAO ĐỘNG ĐỂ TÌM KIẾM VIỆC LÀM TẠI HUYỆN MANG
THÍT, TỈNH VĨNH LONG

Cần Thơ, tháng 04 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC

BÁO CÁO NHÓM

HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN (XN347)

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI CHUYỂN LAO


ĐỘNG ĐỂ TÌM KIẾM VIỆC LÀM TẠI HUYỆN MANG THÍT, TỈNH
VĨNH LONG

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

TH.S Châu Mỹ Duyên 1. Trần Thị Thúy Kiều B2004937

2. Phạm Trần Thanh Vi B2004958

3. Lê Thị Mai Suốt B2004983

4. Phạm Thúy Vi B2013710

5. Võ Thị Thúy Vi B2013763


I. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài

Con người, cụ thể hơn là nguồn nhân lực vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xét ở 2 khía cạnh trên, tạo và giải quyết việc làm cho
người lao động đều có ý nghĩa quan trọng, một là giúp họ tham gia vào các quá trình
sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của xã hội phát triển, là điều kiện cơ bản cho sự tồn
tại, phát triển của con người và hơn thế nữa, mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người,
mà mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động
tích cực tới sự phát triển. Đại hội đại biểu lần thứ 9 của Đảng đã xác định giải quyết
việc làm là nhân tố quyết định trong “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát
huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng
nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Trong tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bên cạnh những bước chuyển mình trên nhiều lĩnh
vực kinh tế-xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, thị xã Bình Minh
cũng đang đối diện với nhiều vấn đề, trong đó tạo việc làm cho lao động, đặc biệt là
lao động trẻ là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu
các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động của địa phương càng có ý nghĩa quan
trong hướng đến tạo ra nhiều việc làm cho lao động của địa phương càng có ý nghĩa
quan trọng, hướng đến tạo ra nhiều việc làm, giảm thời gian rảnh rỗi, qua đó góp phần
ổn định đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân, tiến tới giảm khoảng cách giàu
nghèo đang ngày càng tăng lên so với khu vực thành thị.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực hiện tìm hiểu thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho
lao động ở huyện Mang Thít, Vĩnh Long. Từ đó đề ra giải pháp và kiến nghị để đảm
bảo sinh kế người dân trong khu vực được phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng lao động ở nông thôn huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long.

- Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động để tìm kiếm việc làm
của người dân huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân
huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động
ở huyện Mang Thít, Vĩnh Long
Đối tượng khảo sát: Người dân sinh sống huyện Mang Thít.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 27 tháng 03 năm 2023
đến ngày .. tháng 04 năm 2023.

Phạm vi không gian: Người dân sinh sống huyện Mang Thít.

1.5. Phương pháp nghiên cứu


1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng để thu thập số liệu dưới dạng đã
qua tổng hợp, phân tích và thống kê từ các nguồn như niên giám thống kê, tạp chí khoa
học, báo cáo nghiên cứu trong nước và ngoài nước, báo cáo của các cơ quan hành
chính, đơn vị, địa phương có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài,
phương pháp này giúp xác định được những vấn đề liên quan, làm cơ sở lý luận bám
sát mục tiêu chính xác về thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động ở
huyện Mang Thít, Vĩnh Long

1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng khung sinh kế để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng
lao động ở Mang Thít.
Bảng 1.1 Tiến trình thu thập thông tin

STT Dạng Phương pháp Kỹ thuật

Phỏng vấn bán cấu trúc


1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính
n= 5

Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc


2 Nghiên cứu tiền chính thức Định lượng
n= 5

Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc


3 Nghiên cứu chính thức Định lượng
n= 15

(Nguồn: Tác giả, 2023)

1.5.2.1. Phương pháp khảo sát

Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát
được thiết kế ngắn gọn, câu từ chính xác, dễ hiểu với câu hỏi đóng là chủ yếu để thu
thập các thông tin liên quan đến 4 mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra bằng hình
thức tạo và gửi khảo sát mẫu. Cấu trúc của phiếu khảo sát bao gồm: Phần giới thiệu
(mục đích nghiên cứu và sự cam đoan về tính bảo mật), thông tin của khách thể nghiên
cứu ( giới tính, tuổi,…) và nội dung các câu hỏi nghiên cứu dành cho các khách thể.
1.5.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Chọn mẫu theo
phương pháp này, tác giả tiến hành lựa chọn những người dân sinh sống quanh KCN.
Sau khi được sự đồng ý của đáp viên, một bảng câu hỏi dùng để phỏng vấn người dân
đảm bảo số mẫu hợp lệ tối thiểu là 15 khảo sát.

1.5.3. Phương pháp xử lý số liệu

1.5.3.1. Phương pháp dữ liệu định tính

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tường thuật và
tổng hợp ý kiến khách thể để phân tích dữ liệu từ bảng hỏi cấu trúc. Nghiên cứu tường
thuật có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc, độc đáo về các khía cạnh, kinh nghiệm của
người tham gia từ góc độ cá nhân. Phương pháp này nhằm thu thập thông tin liên quan
đến vấn đề nghiên cứu từ góc độ cá nhân của người tham gia khảo sát.

1.5.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

Dữ liệu sau khi được nhập xong chưa thể xử lí ngay vì có khả năng sai sót do
nhập sai sót hoặc thừa dữ liệu. Do vậy, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu bằng bảng
tần số dể rà soát các giá trị lạ tại các biến. Sau khi làm sạch dữ liệu, tác giả tiến hành
xử lí dữ liệu bằng các kỹ thuật thống kê, số liệu sẽ được mã hóa và phân tích bằng
SPSS 20 đối với từng mục tiêu cụ thể:

Ở mục tiêu 1, mục tiêu 2 . Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích
thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến lao động nông thôn huyện Mang Thít.
Các công dụng được sử dụng bao gồm: tần số, tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình. Ngoài
ra, thống kê mô ta còn được sử dụng để mô tả các thông tin chung của khách thể
nghiên cứu: Biến biến tuổi, biến kinh tế.

Phương pháp phân tích tần số là một trong những công cụ thống kê mô tả được
sử dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu mẫu thô nào đó
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong phạm vi nghiên cứu này
phương pháp phân tích tần số được dùng để đo lường cả biến định lượng lẫn định tính
để mô tả và tìm hiểu một số biến có liên quan đến thực trạng sinh kế của người dân.

Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt,
trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quan
đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp đo lường, mô tả
trình bày số liệu dưới dưới dạng bảng tần số, các đại lượng thống kê như số trung bình
(mean), độ lệch chuẩn giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min).

Đối với mục tiêu 3: Sử dụng cơ sở khoa học từ kết quả phân tích của các mục tiêu
trên và từ thực tiễn để đề xuất giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho người dân
huyện Mang Thít.
II. CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết kỳ vọng – xác nhận”

Lý thuyết được phát triển bởi Oliver (1989) và được dùng để nghiên cứu sự hài
lòng của khách hàng đối với chất lượng của các dịch vụ hay sản phẩm của một tổ
chức. Lý thuyết đó bao gồm hai quá trình nhỏ đến tác động độc lập đến sự hài lòng của
khách hàng: kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi trải
nghiệm. Theo lý thuyết này có thể hiểu sự hài lòng của khách hàng là quá trình sau:

1. Trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những kì vọng về
những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp có thể mang lại cho
họ trước khi khách hàng quyết định mua.

2. Sau đó, việc mua dịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp và niềm tin khách hàng
về hiệu năng thực sự của dịch vụ mà họ đang sử dụng.

3. Sự thoả mãn của khách hàng chính là kết quả của sự so sánh hiệu quả mà dịch
vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước khi mua dịch vụ và những gì mà
họ nhận được sau khi sử dụng dịch vụ đó và sẽ có ba trường hợp: Kỳ vọng của khách
hàng là: Được xác nhận nếu hiệu quả của dịch vụ đó hoàn toàn trùng với kỳ vọng của
khách hàng; sẽ thất vọng nếu hiệu quả dịch vụ không phù hợp với kỳ vọng, mong đợi
của khách hàng; sẽ hài lòng nếu như những gì mà họ cảm nhận và trải nghiệm sau khi
sử dụng dịch vụ vượt quá những gì mà họ mong đợi, kỳ vọng trước khi mua dịch vụ.

Qua các nghiên cứu trên, có thể nhận thấy sự hài lòng của khách hàng có vai trò
tác động đối với mục tiêu, chiến lượt phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Việc thoả
mãn khách hàng trở thành một tài sản quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng
dịch vụ, giữ vững sự trung thành, nâng cao nâng lực cạnh tranh của tổ chức, doanh
nghiệp. Khách hàng được thoả mãn là một yếu tố quan trọng để duy trì được thành
công lâu dài trong kinh doanh và các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút và
duy trì khách hàng.

2.2. Lý thuyết Khung sinh kế bền vững của DFID

Tiếp cận sinh kế theo khung sinh kế bền vững được trình bày trong các nghiên
cứu của Chambers và Conway; Scoones. Trong , khung phân tích sinh kế bền vững do
Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) được
các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi trong phân tích về sinh kế và
đói nghèo. Trong hung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh
kế bao gồm: (1) Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được; (2) Các chiến lược
mà họ lựa chọn để theo đuổi ưu tiên ; (3) Các thể chế, chính sách và tổ chức quyết
định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu
được ; (4) Các tiếp cận của họ đối với năm loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các
loại vốn mình có; (5) Bối cảnh sống cuộc sống của con người, bao gồm các xu hướng
kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ.
Đề cập đến khái niệm “Vốn”, khung sinh kế bền vững cho rằng con người sử
dụng các loại vốn mình có để kiếm sống. Con người dựa vào 5 loại tài sản vốn, hay
hình thức vốn, để đảm bảo an ninh, sinh kế hay giảm nghèo bao gồm:

Vốn vật chất: Cơ sở hạ tầng, các loại hàng hóa mà con người sản xuất cần để hậu
thuẫn sinh kế.

Vốn tài chính: Ngụ ý về các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt
được các mục tiêu sinh kế của mình.

Vốn xã hội: Các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đổi mục tiêu
sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ
thuộc lẫn nhau,..

Vốn con người: Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm
việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con người theo
đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ
gia đình, vốn con người là số lượng và chất lượng lao động của hộ và loại vốn này
khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp,
khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữuu chính thống và
phi chính thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ
tục...)

Vốn tự nhiện: tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Có rất
nhiều nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các nguồn lực tự nhiên, nước,
rừng, dạng sinh học, và những nguồn tài nguyên không thể tái tạo đuợc như khoáng
sản.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Thực trạng lao động ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

Để có được thông tin số liệu về thực trạng lao động của người dân ở nông thôn
huyện Mang Thít hiện nay. Nghiên cứu đã khảo sát thu được những thông tin chung về
khách thể tham gia khảo sát bao gồm giới tính, độ tuổi.
Bảng 3.1 thông tin chung về mẫu khảo sát

Thông tin của người Tần số (n=15) Tỷ lệ (%0


dân
Giới tính Nam 9 60
Nữ 6 40
Độ tuổi lao động Dưới 18 tuổi 3 20
Từ 18 đến 35 tuổi 9 60
Trên 35 tuổi 3 20
(Nguốn: Sinh viên thực hiện, 2023)
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 15 mẫu với khách thể là người dân lao động ở
nông thôn huyện Mang Thít, trong đó giới tính, nam chiếm tỷ lệ 60% (9 lao động), nữ
chiếm 40% (6 lao động). Về độ tuổi lao động, dưới 18 tuổi có 20% (3 lao động), từ 18
đến 35 tuổi có 60% (9 lao động), trên 35 tuổi có 20% (3 lao động). Việc lựa chọn mẫu
ngẫu nhiên sẽ làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu, sự khác nhau về giới
tính, độ tuổi giúp thu được những thông tin đa dạng để so sánh và có cái nhìn thực tế,
chính xác hơn về thực trạng của người dân lao động về di cư lao động ở nông thôn
huyện Mang Thít, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về thực trạng của dư cư lao
động hiện nay ở nông thôn huyện Mang Thít và nhận được kết quả sau:
Bảng 3.2 Dạng lao động của người dân

Dạng lao động Tần số (n=15) Tỷ lệ (%)

Nông nhiệp 3 20

Phi nông nghiệp 12 80

(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2023)

Qua Bảng 3.2, khảo sát 15 người dân lao động, ta có thể thấy lao động của người
dân thuộc dạng nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp 20% (3 lao động) những người làm
nông nghiệp đa phần là người dân còn đất đai canh tác. Còn lại 80% (12 lao động)
thuộc dạng lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Có thể trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa không còn đất hoặc còn rất ít đất để sản xuất nông. Đây là xu
thế chung và tất yếu hiện nay.
Hình 3.1 Lý do dẫn đến di cư lao động

(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2023)

Qua kết quả nghiên cứu Hình 3.1, lý do mà người dân lao động chọn di cư
nhiều nhất đó là không đủ thu nhập chiếm 37,7%. Lý do tiếp theo của người dân lao
động là thất nghiệp ở nơi cũ chiếm 25% và không có người dân chọn lý do không có
gia đình, người thân, bạn bè và thiếu các cơ hội giao lưu văn hóa xã hội. Cho thấy,
nguyên nhân mà người dân lao động thường di cư nhất là không đủ thu nhập và thất
nghiệp ở nơi ở cũ. Điều này có ý nghĩa là ở nơi ở cũ không đủ đáp ứng nhu cầu và cơ
hội việc làm cho người lao động. Dẫn đến tình trạng người dân lao động phải di cư đến
nơi khác.

Một điều chúng ta cần nói ở đây là nguyên nhân mùa màng thất bại chiếm
12,4%. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến mùa màng thất bại. Có thể do
thiên tai hoặc chưa áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách. Có 6,3% do các thiên tai,
6,3% đất đai không đủ canh tác, 6,3% hệ thống y tế không đủ đáp ứng và 6,3% còn lại
do trường học không đủ điều kiện.

Nhìn chung người dân lao động đều gặp những nguyên nhân khác nhau trong
cuộc sống dẫn đến di dân. Nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là không đủ thu nhập và
thất nghiệp ở nơi cũ. Nên các cơ quan chức năng cần phải tạo ra nhiều cơ hội việc làm
đáp ứng nhu cầu lao động cho người dân lao động ở nông thôn.

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc di chuyển lao động để tìm kiếm việc làm

Trong giai đoạn đất nước đang ngày càng phát triển như hiện nay, cụm từ “việc
làm” luôn là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên các diễn đàn điện tử. Trước tác
động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì thành thị là nơi thu hút
nhiều lao động trẻ nhất bởi vì sự phát triển của các khu công nghiệp, các ngành dịch
vụ luôn tìm kiếm và luôn cần nguồn nhân lực dồi dào.

Đứng trước tình hình đó, đa số lao động trẻ tại huyện Mang Thít đều có xu hướng bỏ
quê lên phố vì các yếu tố như sau:

3.2.1. Yếu tố con người


Bảng 3.2.1: Mức độ đồng ý về ảnh hưởng của yếu tố con người

Danh mục Trung bình Ý nghĩa

Trình độ lao động chưa cao 4.1333 Đồng ý


Chưa có nhiều kỹ năng trong tìm kiếm việc làm 4.0667 Đồng ý

Lao động nông nghiệp là chính 3.4000 Đồng ý


Có truyền thống làm gạch 3.8000 Đồng ý

Dân bảng địa chiếm đa phần 4.2000 Đồng ý


(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2023)

Đầu tiên phải kể đến là trình độ lao động chưa cao, chủ yếu là lao động chân tay,
không thuần thục máy móc cũng như chưa thể áp dụng khoa học kĩ thuật vào lao động
sản xuất. Kĩ năng chỉ được truyền thụ theo hình thức “Cha truyền con nối” chứ chưa
có sự tiến bộ của kĩ thuật hiện đại. Người dân bản địa chiếm đa số, chưa có sự trao đổi
văn hóa tại nơi đây, cũng như người dân cũng còn hạn chế trong việc nhận thức về sự
phát triển kinh tế, văn hóa. Người lao động quen với việc lao động chân tay thuần
nông.

Theo bảng 3.2.1 Cho thấy, giá trị trung bình giữa các yếu tố lần lượt và liền kề
nhau, giá trị trung bình (mean) cao nhất là 4.2000 với yếu tố là “Dân bản địa chiếm đa
phần”, tiếp theo là mean 4.1333 với yếu tố “Trình độ lao động chưa cao”, và cuối cùng
là giá trị trung bình (mean) 3.4000 với yếu tố “Lao động nông nghiệp là chính”. Từ
bảng trên cho ta thấy các yếu tố về con người liên quan đến việc di cư lao động đều
xuất phát từ các yếu tố bên trong, các yếu tố đều liên quan nhau và có sự thống nhất
chung về nhiều khía cạnh.

Dân cư tại huyện Mang Thít có mật độ dân số khá đông, tuy nhiên không phát
triển vượt bậc như các vùng huyện, thị xã khác trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nguồn
lao động chính là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, các loại cây ăn quả như bưởi, cam,..
Ngoài ra, vùng còn chuyên phân phối các giống cây trồng như vú sữa, nhãn, ổi,.. Tuy
nhiên, chưa thật sự nổi bật và chưa thúc đẩy được nền kinh tế của huyện đi lên. Mang
Thít được mệnh danh là “Vương quốc lò gạch”, tuy có làng nghề truyền thống lâu đời,
nhưng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, các lò gạch của huyện chỉ còn
hoạt động với quy mô hộ gia đình, làng nghề nay đã bị mai một và không còn thịnh
vượng như những giai đoạn trước đây.

3.2.2. Yếu tố kinh tế


Bảng 3.2.2: Mức độ đồng ý về ảnh hưởng của yếu tố kinh tế

Danh mục Trung bình Ý nghĩa


Nhu cầu việc làm, vui chơi giải trí ngày càng cao 4.1333 Đồng ý
Áp lực kinh tế 4.6000 Đồng ý
Thu nhập từ lao động truyền thống không cao 4.0000 Đồng ý
Mức sống tăng 4.3333 Đồng ý
(Nguồn: Sinh viên hực hiện, 2023)

Với tốc độ phát triển kinh tế của toàn cầu, cùng với đó là sự mai một của làng
nghề truyền thống, thu nhập từ việc làm gạch từ làng nghề thủ công không cao, khí
hậu khắc nghiệt cùng với trình độ lao động không lành nghề nên thu nhập của dân cư
tại huyện Mang Thít là khá thấp, chỉ là đạt ở mức cần để sống chứ chưa thật sự đủ để
có một cuộc sống đủ đầy, áp lực vè cơm áo gạo tiền càng làm cho bộ phận lao động
của huyện bỏ quê lên phố.

Từ bảng 3.2.2 cho ta thấy rằng, tỉ lệ trung bình (mean) giữa các yếu tố về kinh tế
không có tỉ lệ chênh lệch nhau quá nhiều, tỉ lệ trung bình gần nhau cho ta thấy các yếu
tố về kinh tế luôn có sự biến động, luôn tác động lẫn nhau, nhưng chung quy lại, tác
nhân ảnh hưởng nhất là “Cơm áo gạo tiền” với mean 4.6000, tiếp theo là “Mức sống
tăng” với giá trị trung bình (mean) là 4.333 và yếu tố chiếm giá trị trung bình thấp nhất
là veeg yếu tố “Thu nhập bằng nghề thủ công truyền thông không cao” với mean
4.000.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu sống của con người cũng từ đó được nâng
cao. Để có cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn cả về vật chất lẫn tinh thần thì người lao
động phải thật sự nổ lực để nắm lấy cơ hội việc làm để có cuộc sống ổn định hơn. Và
nguồn lao động trẻ huyện Mang Thít cũng vậy, mức sống cao đòi hỏi người lao động
phải đứng lên, từ bỏ mảnh đất cằn cỏi huyện nhà để đến các thành phố, các khu công
nghiệp, đô thị hiện đại để tiềm kiếm cơ hội việc làm, cũng như sức hút của thành phố
lớn ngày càng nhiều từ các dịch vụ vui chơi giải trí đến chăm sóc sức khỏe tinh thần.

3.2.3. Yếu tố tự nhiên


Bảng 3.2.3: Mức độ đồng ý về ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên

Danh mục Trung bình Ý nghĩa


Diện tích đất sản xuất thu hẹp 4.1333 Đồng ý
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi 4.0000 Đồng ý
nông nghiệp

Mức độ đo thị hóa 4.2000 Đồng ý


Thu hoạch không ổn định 4.0000 Đồng ý
(Nguồn: Sinh viên hực hiện, 2023)

Từ bảng 3.2.3 cho thấy mật độ dân số khá cao nhưng diện tích đất sản xuất khá ít
chiếm tỉ lệ trung bình (mean) cao thứ hai với giá trị là 4.1333, vì là vùng có làng nghề
truyền thống là làm gạch đất nung nên thổ nhưỡng tại huyện Mang Thít đa phần là đất
sét. Vì đặc điểm của đất sét là mềm dẻo nên khó trồng các cây ăn quả trên diện rộng.
Sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gặp nhiều bất lợi vì tại huyện
chưa có khu công nghiệp hay công ty xí nghiệp nào cả, mọi hoạt động phi nông nghiệp
đều phải đến các khu đô thị và các khu công nghiệp lân cận huyện với giá trị trung
bình (mean) với yếu tố “Mức độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tương đối chậm” là cao
nhất với mean 4.2000. Tuy huyện Mang Thít có vị trí địa lý ngay cạnh thành phố Vĩnh
Long, nhưng mũi nhọn kinh tế lại không nằm ngay vùng của huyện nên kinh tế phát
triển tương đối chậm, các nhà doanh nghiệp cũng không lựa chọn đầu tư cho huyện vì
thế mạnh vốn có của vùng đã và đang bị mai một. Với diện tích đất trồng trọt khá thấp,
tuy vùng có sản xuất cây ăn trái nhưng sản lượng không cao, đa số trồng và thu hoạch
theo quy mô hộ gia đình.
3.2.4. Yếu tố xã hội
Bảng 3.2.4: Mức độ đồng ý về ảnh hưởng của yếu tố xã hội

Danh mục Trung bình Ý nghĩa


Nhu cầu của con người ngày càng tăng cao 4.2000 Đồng ý
Tuổi lao động có xu hướng trẻ hóa 4.0000 Đồng ý
Không đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động 3.9333 Đồng ý
Nhu cầu sống cao 3.7333 Đồng ý
(Nguồn: Sinh viên hực hiện, 2023)

Ngày nay, để bắt kịp tiến bộ khoa học kĩ thuật, nguồn lao động phải thật sự trẻ và
có tìm năng mới có thể có cơ hội việc làm ổn định. Để đáp ứng mọi nhu cầu về cơ sở
vật chất và tinh thần, cũng như yêu cầu về xã hội khá cao, người lao động nếu không
thật sự năng động có thể sẽ bị bỏ lại phía say bất cứ lúc nào. Tỷ lệ bị đào thải ở các
khu công nghiệp và các thành phố lớn đối với lao động không lành nghề là khá cao. Ở
nông thôn thì đất chật người đông nên gây ra tình trạng dư thừa nguồn lao động. Qua
bảng … cho thấy, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì “Nhu cầu của con người
ngày càng cao” chiếm tỉ lệ trung bình (mean) cao nhất với 4.2000, yếu tố ảnh hưởng
thứ hai là “ Tuổi lao động có xu hướng trẻ hóa” với giá trị trung bình (mean) là 4.000
và với yếu tố tác động là “Nhu cầu sống cao” chiếm tỉ lệ thấp nhất là 3.733, các yếu tố
xã hội luôn đan xen nhau và luôn tác động lẫn nhau và tình trạng di cư lao động cũng
từ đó ngàu càng nhiều trên địa bàn huyện Mang Thít.

3.3. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho lao động
3.3.1. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với
sử dụng lao động

3.3.1.1.Công tác hướng nghiệp

- Cần làm cho người lao động có quan niệm đúng đắn về việc làm và nghề nghiệp.

+ Định hướng cho người lao động tự chọn nghề và việc làm để tự tạo ra việc làm cho
phù hợp với đặc điểm kinh tế tự nhiên của từng vùng.

+ Định hướng cho người lao động làm với những việc trước mắt chưa đòi hỏi chuyên
môn kĩ thuật cao tại các doanh nghiệp mới hình thành trong các khu công nghiệp và tư
vấn cho người lao động đang có việc làm biết cách trao dồi phát triển kĩ năng nghề
nghiệp để làm những công việc đòi hỏi trình độ cao hơn.

- Về phía người sử dụng lao động: cần phải được tư vấn pháp luật, cung cấp cho
người sử dụng lao động về đặc điểm, trình độ, tâm lý của người lao động trong vùng
và định hướng người sử dụng lao động phải tích cực tuyển dụng lao động tại địa
phương.
3.3.1.2. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề

- Điều tra, khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực và thị trường sức lao động của
huyện, xã, công ty, xí nghiệp, sở, ngành...

- Điều tra đánh giá năng lực các cơ sở dạy nghề hiện có: Cơ sở vật chất kỹ thuật;
số lượng, chất lượng giáo viên; các ngành nghề cần đào tạo, qui mô đào tạo; các hình
thức đào tạo.

- Khuyến khích việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài quốc lập, nhằm huy động
các nguồn lực của các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong và ngoài nước, thực
hiện xã hội hóa lĩnh vực đào tạo nghề.

3.3.1.3. Chính sách đào tạo nghề

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ thuật, thợ lành nghề;
Có thể đào tạo, bồi dưỡng bộ phận lao động này bằng nhiều loại hình trường lớp; Chú
trọng đào tạo ngắn hạn với tạo nguồn phát triển lâu dài, cân đối phát triển giáo dục đào
tạo với tăng cường dạy nghề.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở bậc cao đẳng, đại học và sau
đại học.

- Giữ vững và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.

- Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội.

- Đào tạo nghề có đặc thù riêng so với các bậc học khác cần có chính sách khuyến
khích, ưu đãi riêng đối với giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo. Vấn đề quan trọng là
phải luôn luôn điều chỉnh dự báo và cung cấp thông tin dự báo cầu lao động cho các
nhà đào tạo lao động kỹ thuật để có điều chỉnh kế hoạch, nội dung và chương trình đào
tạo.

3.3.1.4. Giới thiệu việc làm

- Cần coi dịch vụ việc làm không phải là lĩnh vực kinh doanh như những lĩnh vực
khác.

- Thông qua nhà nước nhà cung cấp dịch vụ việc làm đẩy mạnh các liên kết giữa
nhà đào tạo và người sử dụng lao động, theo hợp đồng đào tạo, đẩy mạnh loại hình đào
tạo tại xí nghiệp kèm cặp vừa học vừa làm.

- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của các nhà cung cấp việc làm như: hội chợ
việc làm, triển lãm, thi tay nghề cho các học sinh học nghề trong và ngoài huyện,
ngoài khu vực, ngoài nước... từ đó có cơ sở đúc kết kinh nghiệm và có chính sách hỗ
trợ từ nhà nước.
Bảng 3.3.1: Mức độ đồng ý của người dân về các giải pháp

Danh mục Trung bình Ý nghĩa

Công tác hướng nghiệp 4.0667 Đồng ý

Huy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề 3.9333 Đồng ý

Chính sách đào tạo nghề 3.9333 Đồng ý

Giới thiệu việc làm 4.5333 Đồng ý

(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2023)

3.3.2. Giải pháp cho vay vốn giải quyết việc làm

- Có chính sách phù hợp, cân nhắc nên đầu tư vào những ngành có tiềm năng phát
triển, ngành sử dụng nhiều lao động.

- Phân phối sử dụng vốn hợp lý, trách đầu tư dàn trải. Nên đầu tư vào các ngành
trọng điểm để đẩy mạnh ngành nghề có tiềm năng phát triển, giải quyết việc làm cho
số lượng lớn lao động.

- Tăng nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt là nông dân
trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Trước khi cho vay vốn cần hướng dẫn bà con, nhất là bà con dân tộc thiểu số,
vùng cao nên lựa chọn con gì, cây gì cho phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, tập
quán của từng địa phương.

3.3.3. Phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động

3.3.3.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ

- Ưu tiên vốn đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất,
coi trọng công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông sản.

- Cần chú trọng đúng mức đến công tác khuyến nông, khuyến công hướng dẫn kỹ
thuật cho bà con nông dân nhằm nâng cao năng suất lao động, giải quyết việc làm cho
lao động ở nông thôn miền núi.

- Mở rộng các loại hình dịch vụ: dịch vụ bưu điện đến các thôn, xã, dịch vụ sửa
chữa các loại máy móc, dịch vụ vận tải ... Đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh
thái, du lịch mạo hiểm.

3.3.3.2. Phát triển các ngành nghề trong nông thôn

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống
- Du nhập các nghề mới sử dụng nhiều lao động có thị trường tiêu thụ để tạo việc
làm mới cho lao động nông thôn.

- Phát triển các hiệp hội ngành nghề như hội làm vườn, hội trồng cây cảnh, hội
trồng nấm, ...

- Phát triển kinh tế trang trại

- Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ

3.3.3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trong nông thôn

- Tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhưng chủ yếu cho kết cấu hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn như hệ thống: thuỷ lợi, đường, hệ thống điện…

- Triển khai mạnh các giải pháp đồng bộ thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát
triển; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư về hạ tầng hình thành các vùng nguyên liệu tập
trung gắn với chế biến; Tăng cường công tác giám sát cộng đồng đối với các công
trình hạ tầng nông thôn, công tác theo dõi, kiểm tra, thanh tra vốn nhà nước, kỷ luật
báo cáo về các dự án đầu tư, hoàn thiện các văn bản về đầu tư.
Bảng 3.3.3: Mức độ đồng ý của người dân về các giải pháp

Danh mục Trung bình Ý nghĩa

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn 3.8000 Đồng ý

Phát triển các ngành nghề trong nông thôn 4.1333 Đồng ý

Phát triển các khu công nghiệp 3.8000 Đồng ý

Tằng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trong nông thôn 4.3333 Đồng ý

(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2023)

3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của tỉnh,
các doanh nghiệp lớn trong nước để có hợp đồng tốt cho người lao động trong huyện.

- Coi trọng đào tạo nghề cho người lao động phục vụ chương trình xuất khẩu lao
động; Huyện đẩy mạnh dịch vụ tư vấn cho người lao động trong vấn đề xuất khẩu lao
động, để người lao động hiểu một cách rõ hơn. Hỗ trợ cho người tham gia xuất khẩu
lao động, như cho vay vốn, dạy ngoại ngữ.
- Các thủ tục xuất khẩu lao động gọn nhẹ; Tăng cường tìm kiến thị trường xuất
khẩu lao động để giúp chao người lao động.

3.3.5. Một số giải pháp khác

3.3.5.1. Thực hiện chiến lược phát triển dân số

- Giảm tỷ lệ người ăn theo, thông qua đó tăng thu nhập bình quân đầu người.

- Tăng tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư, từ đó có khả năng đầu tư mở rộng cho cầu
lao động.

3.3.5.2. Kiểm soát việc di chuyển dân cư theo chiến lược phát triển

- Di dân có kế hoạch ở những địa bàn có mật độ dân số đông đến những xã
khác có lợi thế về đất canh tác.

- Đối với các chương trình di dân có tổ chức cần đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng,
đường sá, điện, đường, trường, trạm... ở những nơi tiếp nhận người dân di cư, giải
quyết tốt các vấn đề đất đai, nhà ở tại nơi dân đến, đảm bảo phù hợp về văn hóa, bản
sắc của người di cư đến và người địa phương.

3.3.5.3. Sử dụng diện tích đất đai một cách có hiệu quả:

Trong nông nghiệp phải thay đổi cơ cấu và diện tích cây trồng, vật nuôi trên cơ sở
chọn đúng cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp, phải đẩy nhanh thâm canh, tăng vụ.
Đẩy mạnh thực hiện giao đất giao rừng cho người dân để họ có trách nhiệm trong việc
bảo vệ và khai thác rừng một cách có hiệu quả, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người
lao động.

3.3.5.4. Hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ trở ngại về cơ chế chính sách và
thủ tục hành chính

- Khuyến khích doanh nhân đầu tư sản xuất kinh doanh theo luật định (Luật
doanh nghiệp; Luật khuyến khích đầu tư...)

- Phổ biến sâu rộng các Văn bản pháp luật của Nhà nước về các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, về đất đai, tín dụng, thuế, cải cách hành chính và một số quy định
khác của Trung ương để áp dụng trong Huyện.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động ở
huyện Mang Thít, Vĩnh Long”đã cho thấy những kết luận như sau:

Nghiên cứu đã tìm hiểu được thực trạng lao động ở huyện Mang Thít, hoạt động
lao động chủ yếu là phi nông nghiệp. Ngoài ra, tình trạng di cư lao động diễn ra khá
phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do thất nghiệp và thu nhập thấp.

Các yếu tố con người, yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên đã và đang
ảnh hưởng rất lớn đến di chuyển lao động để tìm kiếm việc làm của người dân huyện
Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đặc biệt là sự mai một của làng nghề sản xuất gạch, đã
khiến người dân khó khăn trong khi tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập để ổn định cuộc
sống.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với cơ quan chức năng

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở, máy móc trang thiết bị dạy nghề; thành lập
thêm cơ sở dạy nghề cho huyện, mở rộng qui mô đào tạo. Cần thiết thực hiện chế độ
ưu đãi, ưu tiên cho các đối tượng khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn.

- Các đơn vị sử dụng lao động qua đào tạo, thời gian qua chưa gắn kết nhiều với
cơ sở đào tạo, chỉ thông qua một số chương trình tuyển dụng, chiêu mộ… Vì vậy,
cần có phối hợp của tổng thể như: Nhà nước, các đoàn thể, doanh nghiệp sử dụng lao
động.

4.2.2. Đối với các cơ sở kinh tế:

Đối với các cơ sở kinh tế cần nêu cao tinh thần chống tham nhũng, giảm chi phí
cho việc sử dụng lao động sao cho có hiệu quả. Từ đó, phát triển sản xuất, tạo khả
năng tạo việc làm cho lao động nông thôn.

4.2.3. Đối với người lao động

- Người lao động cần ý thức được trách nhiệm tự nâng cao trình độ bản thân,
giao tiếp, khả năng hòa nhập vào môi trường mới. Cần tự cập nhập thông tin, trao dồi
kiến thức về việc làm và về tốc độ phát triển kinh tế một cách tối đa để từ đó nâng
cao vai trò nhận thức về việc tự tạo việc làm cho cá nhân

- Hộ nông dân cần xóa bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên
cạnh đó cũng cần phản ánh những thiếu sót, những vướng mắc trong sản xuất kinh
doanh lên các tổ khuyến nông, phản ánh những sai phạm một cách kịp thời cho các
cơ quan có thẩm quyền...
MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU ............................................................................................................1


1.1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................1
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................2
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................................2
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................................2
1.5.3. Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................3
II. CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .....................................................................4
2.1. Lý thuyết kỳ vọng – xác nhận” .........................................................................4
2.2. Lý thuyết Khung sinh kế bền vững của DFID ................................................4
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................................5
3.1. Thực trạng lao động ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long .............................5
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc di chuyển lao động để tìm kiếm việc làm .....7
3.2.1. Yếu tố con người ........................................................................................7
3.2.2. Yếu tố kinh tế ..............................................................................................8
3.2.3. Yếu tố tự nhiên ...........................................................................................9
3.2.4. Yếu tố xã hội .............................................................................................10
3.3. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho lao động ..........................10
3.3.1. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với
sử dụng lao động ....................................................................................................10
3.3.2. Giải pháp cho vay vốn giải quyết việc làm ..............................................12
3.3.3. Phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động ......................12
3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động ...............................................13
3.3.5. Một số giải pháp khác ..............................................................................14
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................15
4.1. Kết luận............................................................................................................15
4.2. Kiến nghị .........................................................................................................15

You might also like