2 - Mau BT 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Bài tập NHÓM

Mỗi nhóm nhỏ nghiên cứu các thí nghiệm trên trang web của PhET,
viết hướng dẫn sử dụng và phân tích sử dụng thí nghiệm đó

1. PHẦN MỀM PHET


1.1. Cách cài đặt
- Muốn sử dụng được các mô phỏng tương tác khoa học PhET trên máy vi tính cá
nhân thì máy tính đó cần phải có cài đặt ngôn ngữ lập trình Java (nền tảng để chạy ứng
dụng PhET trên website).
+ Tải Java:

Hình 1: Cách download

Hình 2a: Cài đặt Java Hình 2b: Cài đặt Java
+ Cài đặt:
- Truy cập trang web https://phet.colorado.edu/vi/research - Phiên bản Tiếng Việt
hoặc https://phet.colorado.edu/ - phiên bản Tiếng Anh.

1
- Lựa chọn phần nội dung kiến thức liên quan và chọn các mô phỏng phù hợp với
bài dạy.

Hình 4: Phần mô phỏng tương tác môn Vật lý.

- VD: Mô phỏng “Sóng trên một sợi dây” – thuộc phần Âm học và Sóng.
- Người dùng có thể tải về máy và khởi chạy khi không có kết nối mạng Internet.
- Mô phỏng tương tác cho phép thay đổi các thông số và điều kiện của thí nghiệm
ảo gần đúng với điều kiện thực tế hoặc điều kiện lý tưởng để phù hợp với mục đích
sử dụng khi giảng dạy hoặc học tập.
Các đại lượng và thông số đều hiển thị rõ ràng, dễ dàng sử dụng.

2
1.2. Sử dụng mô phỏng tương tác PhET trong giảng dạy Vật lý
- Mô phỏng tương tác có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy khi:
+ Tìm hiểu, hình thành khái niệm.
+ Thiết lập hoặc kiểm nghiệm lại một định luật hay hệ quả.
+ Kết hợp với thí nghiệm thật để đạt hiệu quả tốt hơn.
+ Kết hợp giao bài tập định tính về nhà: yêu cầu HS khảo sát một hiện tượng,
ghi lại các số liệu và xử lý.
Ưu nhược điểm của mô phỏng Vật lý PhET
1. Ưu điểm:
- Không cần phải cài đặt phức tạp.
- Giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng và khai thác.
- Có khả năng tương tác, sinh động, hồi tiếp động, cho phép có nhiều hoạt động
khám phá phong phú.
- Giúp học sinh phát triển được khả năng sử dụng tính chất tương tự - một trong
những tính chất quan trọng khi học tập môn Vật lý.

Hình 6: Mô phỏng tương tác sóng trên dây khi không có mạng Internet
2. Nhược điểm:
- Học sinh không thể rèn luyện được các kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm khi
tương tác làm thí nghiệm mô phỏng tương tác.
- Tuy đã rất cố gắng đưa vào các thông số gần sát với thực tế trong một thí
nghiệm mô phỏng nhưng không thể thay thế hoàn toàn như với thí nghiệm thực.
- Vẫn còn rất ít hệ thống các bài giảng được thiết kế tích hợp các mô phỏng
tương tác PhET một cách khoa học, phù hợp với từng hoạt động giảng dạy và mục
đích giảng dạy.
1.3. Một số ví dụ của mô phỏng Vật lý PhET
3
VD 1: Thí nghiệm ảo khảo sát con lắc đơn.

Hình 7: Thí nghiệm khảo sát con lắc đơn

Trong thực tế, thí nghiệm khảo sát chu kì của con lắc đơn bằng thí nghiệm thực rất
dễ tiến hành và rèn luyện được kỹ năng thực hành trên các dụng cụ thí nghiệm, tuy
nhiên, với thí nghiệm ảo này HS có thể tiến hành tại nhà, kết hợp với các bài tập định
tính do GV giao về nhà.
- Các công cụ trên thí nghiệm rất dễ tiến hành: thước dùng để đo chiều dài con
lắc, đồng hồ bấm giờ, điều chỉnh chiều dài con lắc, điều chỉnh khối lượng, trọng lực,
ma sát…v.v. (gần như đầy đủ các dữ kiện với thực tế). Ngoài ra còn có nút quay chậm
và bình thường. Chỉ cần kéo thả chuột là có thể kích thích cho con lắc dao động với
các góc ban đầu khác nhau.
- Tuy nhiên, khác với thực tế, việc kéo thả chuột chỉ phù hợp với điều kiện kích
thích ban đầu vo = 0, chưa thể tiến hành nếu điều kiện kích thích ban đầu vo khác 0.
VD 2: Thí nghiệm ảo khảo sát va chạm của các vật

4
Hình 8: Va chạm của các vật

- Đối với thí nghiệm mô phỏng này thuận tiện khi giảng dạy các bài liên quan đến
nội dung kiến thức “Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng”, “Va chạm mềm”,
“Va chạm đàn hồi”…
- Trong thực tế, khi tiến hành tổ chức dạy học nội dung kiến thức này các thí
nghiệm thường khó tiến hành để có thể loại bỏ hoàn toàn ngoại lực như lực ma sát, lực
cản không khí…v.v. Nhưng đối với thí nghiệm mô phỏng này, có thể thực hiện được
trong trường hợp loại bỏ được lực ma sát, thay đổi được khối lượng của các vậy, hiển
thị hướng của các vecto lực, hiển thị được động năng và vận tốc của vật trước và sau
va chạm.
VD 3: Trạng thái của vật chất
- Khi giảng dạy về nội dung kiến thức “trạng thái của vật chất”, các thể rắn-lỏng-
khí, cấu tạo nguyên tử, phân tử…v.v là các kiến thức liên quan đến hệ vi mô, đối với
học sinh rất khó để có thể tưởng tượng. Vì vậy phương pháp mô hình hóa và mô
phỏng sẽ giúp cho việc giảng dạy và học tập trở nên sinh động hơn, tường minh và dễ
hiểu hơn.
- Thí nghiệm mô phỏng này có thể mô tả chuyển động của các phân tử, lực tương
tác giữa các phân tử ở trạng thái rắn lỏng khí khác nhau và các chất cụ thể khác nhau,
có thể điều chỉnh được nhiệt độ, có nhiệt kế để biết chính xác nhiệt độ từ đó thể hiện
sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến chuyển động của các phân tử.
- Ngoài ra thí nghiệm này còn thể hiện được sự chuyển pha của các thể rắn-lỏng-
khí và thế năng tương tác của hai hạt phân tử trong vật chất.

5
.

Hình 9: Trạng thái của vật chất

Hình 9: Sự chuyển pha của vật chất

Hình 10: Thể hiện thế năng tương tác giữa hai phân tử
6
VD 4: Bộ lắp ráp mạch điện DC – Phòng thí nghiệm ảo
- Đối với nội dung kiến thức liên quan đến lắp ráp thí nghiệm về mạch điện DC,
việc giảng dạy gắn liền với thí nghiệm rất quan trọng. Khi tiến hành trên thực tế HS có
thể được làm quen với các thao tác với dụng cụ, thiết bị điện như vôn kế, ampe kế,
nguồn điện, dây nối, điện trở, bóng đèn…và đọc được các thông số về giới hạn đo, độ
chia nhỏ nhất, giá trị định mức, v.v.
- Tuy nhiên với bộ thí nghiệm ảo, HS có thể thực hành tại nhà, kết hợp với các
bài tập định tính GV giao để kiểm chứng lại, hoặc có thể dùng thí nghiệm ảo này làm
khâu lên ý tưởng thử nghiệm trước khi lắp ráp một thí nghiệm thực tế để đảm bảo an
toàn cháy nổ hoặc hư hại các thiết bị trước khi đóng khóa K (trước khi vận hành).
- Bộ thí nghiệm ảo có đầy đủ các dụng cụ và thiết bị cần thiết như trên thực tế, dễ
sử dụng chỉ với thao tác kéo-thả.

Hình 11: Bộ lắp ráp thí nghiệm mạch điện DC

Sử dụng các bộ công cụ thí nghiệm ảo – mô hình – mô phỏng sẽ trở thành công
cụ đắc lực trong việc giảng dạy và học tập bộ môn khoa học nói chung và môn Vật lý
nói riêng. Với các thí nghiệm ảo được xây dựng bằng flash, tiện dụng, giao diện đẹp,
độ chính xác cao và thân thiện như PhET có thể giúp ích rất nhiều cho giáo viên và
học sinh khi biết cách khai thác và sử dụng.

BÀI TẬP CÁ NHÂN (TƯƠNG TỰ BÀI GIỮA KỲ)


Nghiên cứu 1 thí nghiệm trên trang web của PhET,
thiết kế kế hoạch bài dạy kèm có sử dụng thí nghiệm đó

You might also like