Φ = Bssinα. Φ = Bscosα. Φ = Bstanα. Φ = Bscotanα. 2Πf.: Thời Gian: 35 Phút

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ CƠ BẢN – 006

(Trích đề Sở Quảng Bình năm 2020)


Thời gian: 35 phút

Câu 1: Khung dây phẳng có diện tích S, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B , vectơ pháp tuyến mặt phẳng khung
dây hợp với B góc α. Từ thông  qua khung dây là
A. Φ = BSsinα. B. Φ = BScosα. C. Φ = BStanα. D. Φ = BScotanα.
Câu 2: Dao động điều hòa có phương trình x=Acos(2πft+φ) . Tần số của dao động là
A. A. B. f. C. 2πf. D. φ.
Câu 3: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k, vật nặng khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A.
Cơ năng của con lắc là
1 1 1 1
A. kA 2 . B. kA. C. mA 2 . D. mA.
2 2 2 2
Câu 4: Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra khi
A. biên độ của ngoại lực cưỡng bức đạt giá trị cực đại.
B. tần số của ngoại lực cưỡng bức đạt giá trị cực đại.
C. ngoại lực cưỡng bức có biên độ bằng không.
D. tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
Câu 5: Bước sóng là
A. khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha.
B. quãng đường sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian.
C. khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
D. khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng có vận tốc dao động bằng không.
Câu 6: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?
A. Không khí. B. Chất lỏng. C. Chân không. D. Chất rắn.
Câu 7: Độ cao là đặc trưng sinh lí của âm, phụ thuộc vào đặc trưng vật lí của âm đó là
A. tần số âm. B. biên độ âm. C. mức cường độ âm. D. tốc độ truyền âm.
Câu 8: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C. Chu kì dao động
của mạch là
1 1
A. 2π LC. B. LC. C. . D. .
2π LC LC
Câu 9: Sóng điện từ thuộc dải nào có khả năng xuyên qua tầng điện li?
A. Sóng ngắn. B. Sóng dài. C. Sóng trung. D. Sóng cực ngắn.
Câu 10: Một đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp có điện trở R, cảm kháng ZL, dung kháng ZC. Gọi φ là độ
lệch pha giữa điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời qua đoạn mạch. Biểu thức liên
hệ nào sau đây là đúng?
R Z -Z R Z -Z
A. tanφ = . B. tanφ = L C . C. cosφ = . D. cosφ = L C .
Z L - ZC R Z L - ZC R
Câu 11: Một đoạn mạch xoay chiều có điện áp hiệu dụng hai đầu là U, cường độ dòng điện hiệu dụng I, độ lệch pha
giữa điện áp tức thời và cường độ dòng điện tức thời là φ . Công suất tiêu thụ điện trên đoạn mạch này là
A. UIsinφ. B. UIcosφ. C. UItanφ. D. UI.
Câu 12: Một đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp có điện trở R, cảm kháng ZL, dung kháng ZC. Tổng trở của
đoạn mạch là
R 2 + ( Z L + ZC ) . R 2 + ( Z L - ZC ) . R 2 + Z2L + ZC2 . D. Z = R + ZL + ZC .
2 2
A. Z = B. Z = C. Z =
Câu 13: Ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính bị phân tích thành các màu đơn sắc, đó là hiện tượng
A. nhiễu xạ ánh sáng. B. truyền thẳng ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng.
Câu 14: Trong các bức xạ tử ngoại, hồng ngoại, tia X, ánh sáng vàng, bức xạ có bước sóng (trong cùng môi trường)
nhỏ nhất là
A. tia X. B. hồng ngoại. C. tử ngoại. D. ánh sáng vàng.
Câu 15: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt
phẳng chứa hai khe đến màn là D, bước sóng là λ. Khoảng vân i ở trên màn có giá trị bằng
λD λa aD λ
A. i = . B. i = . C. i = . D. i = .
a D λ aD
Câu 16: Xét nguyên tử Hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi E0 là mức năng lượng ở trạng thái cơ bản. Năng lượng ở
trạng thái dừng L là
E E
A. 0 . B. 0 . C. 4E 0 . D. 2E 0 .
4 2
Câu 17: Gọi f, λ, c lần lượt là tần số, bước sóng và tốc độ của một ánh sáng đơn sắc trong chân không. Theo thuyết
lượng tử về ánh sáng, năng lượng mỗi phôtôn tương ứng với ánh sáng đơn sắc này là (với h là hằng số Plăng)
c
A. hc. B. hλ. C. h . D. hf.
f
Câu 18: Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,35 μm. Chiếu lần lượt các ánh sáng có bước sóng (trong chân không)
tương ứng là λ1 = 0,20 μm , λ 2 = 0,31 μm , λ3 = 0,39 μm vào kim loại trên. Bước sóng ánh sáng để xảy ra hiện tượng
quang điện là
A. λ3 . B. λ1 và λ3 . C. λ2 và λ3 . D. λ1 và λ 2 .
Câu 19: Hạt nhân AZ X có khối lượng là mX. Gọi khối lượng của prôtôn là mp, của nơtrôn là mn. Độ hụt khối của hạt
nhân là
A. Zmn + (A - Z)mp - mX . B. Zmp + (A - Z)mn - mX .
C. Zmp + Amn - mX . D. mX − Zmp - (A - Z)mn .
Câu 20: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong một điện
trường đều quãng đường 10 cm là 1 J. Độ lớn cường độ điện trường là
A. 1000 V/m. B. 1 V/m. C. 100 V/m. D. 0,1 V/m.
Câu 21: Người ta mắc một bộ 3 pin giống nhau song song thì thu được một bộ nguồn có suất điện động 9 V và điện trở
trong 3 Ω. Mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là
A. 9 V; 3 Ω. B. 3 V; 9 Ω. C. 3 V; 3 Ω. D. 9 V; 9 Ω.
Câu 22: Một người cận thị phải đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có độ tụ D = -2 điốp mới có thể nhìn rõ các vật ở xa mà
không cần phải điều tiết. Khi không đeo kính, người ấy nhìn rõ vật ở xa nhất, trên trục chính ở cách mắt bao nhiêu ?
A. Ở vô cực. B. Cách mắt 2 m. C. Cách mắt 50 cm. D. Cách mắt 1 m.
Câu 23: Vật dao động điều hòa theo trục Ox với phương trình x = 6cos4πt (cm) , t tính bằng giây (s). Khoảng thời gian
ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ x = 3 cm đến vị trí cân bằng là
A. 1/12 s. B. 1/24 s. C. 1/6 s. D. 1/3 s.
Câu 24: Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm với hai đầu cố định đang có sóng dừng ổn định. Tần số sóng trên dây là 20
Hz. Tốc độ truyền sóng là 20 m/s. Tính cả hai đầu, số điểm nút và số điểm bụng sóng trên dây là
A. 3 nút, 2 bụng. B. 4 nút, 3 bụng . C. 3 nút, 3 bụng . D. 2 nút, 2 bụng .
Câu 25: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C nối tiếp điện áp xoay chiều có giá trị cực đại 200 2 V. Biết rằng trong
mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 4 A. Điện trở thuần của đoạn
mạch là
A. 100 Ω. B. 50 2 . C. 75Ω. D. 50 Ω.
Câu 26: Một kim loại có công thoát là 3,54 eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,56 µm. B. 0,19 µm. C. 0,11 µm. D. 0,35 µm.
Câu 27: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương
 π  π
trình lần lượt là x1 = 10cos  8t +  (cm) và x 2 = 4cos  8t -  (cm) . Ở thời điểm dao động thứ nhất có x1 = 5cm , tốc
 3  3
độ chuyển động của vật là
A. 40 3 cm/s. B. 16 3 cm/s. C. 24 3 cm/s. D. 20 cm/s.
Câu 28: Tại O có một nguồn âm (được coi là nguồn điểm) phát sóng âm đẳng hướng với công suất không đổi ra môi
trường không hấp thụ âm. Một người cầm máy đo cường độ âm đi bộ từ A đến C theo một đường thẳng để xác định
AC
cường độ âm. Biết rằng, khi đi từ A đến C, cường dộ âm tăng từ I đến 4I rồi lại giảm xuống I. Tỉ số có giá trị bằng
OA
1 2 3
A. B. C. 3 D.
3 3 4

You might also like