Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1. Mở cửa kinh tế và TCQT

- Cơ sở hình thành TCQT: Thương mại quốc tế và chu chuyến vốn quốc tế

- TCQT ngày càng trở nên quan trọng, phát sinh nhu caaud sử dụng và trao đổi các
đồng tiền của các quốc gia  Tỷ giá

2. Biến động và rủi ro tỷ giá ngày càng gia tăng

- Mâu thuẫn lợi ích giữa nhà XK và NK

- Tỷ giá biến động  Tác động tới chi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp

- Sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nâng các năng lực dự báo biến động
của tỷ giá, đa dạng hóa tiền tệ sử dụng trong thanh toán

- Rủi ro toàn cầu hóa đầu tư: Giá trị tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ thay đổi
khi quy về nội tệ

3. Thị trường TCQT

- Là nơi đi vay – cho vay, mua – bán các TS tài chính giữa các chủ thể ở các quốc
gia khác nhau

- Các TS tài chính: chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,
… và các công cụ tài chính phái sinh

- Cấu trúc:

+ Thị trường tiền tệ quốc tế: Eurocurrency, Eurocredit, Euronotes

+ Thị trường vốn quốc tế: TT cổ phiếu quốc tế, TT trái phiếu quốc tế

+ Thị trường ngoại hối

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1. Ngoại hối là gì?

- Ngoại hối bao gồm các phương tiện tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc
tế.
- Đối với 1 quốc gia, ngoại hối bao gồm:

+ Ngoại tệ: đồng tiền chung của các nước khác và SDR

*) Quyền rút vốn đặc biệt SDR: được IMF đặt ra năm 1969 với mục đích là TS dự
trữ có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành
viên. Ngày nay SDR ít được sử dụng như một TS dự trữ, mà chắc năng chính của
nó là sử dụng như một TK tại IMF của các nước thành viên và một số tổ chức quốc
tế khác, sử dụng như một đơn vị tính toán.

+ GTCG ghi bằng ngoại tệ: Séc thương mại, chấp phiếu ngân hàng, hối phiếu đòi
nợ, hối phiếu nhận nợ, trái phiếu, cổ phiếu và các GTCG khác

+ Vàng tiêu chuẩn quốc tế (Là vàng được sử dụng với vai trò là tiền (phương tiện
thanh toán) trong thanh toán quốc tế): Là vàng khối, vàng thỏi; Có chất lượng từ
99,5% trở lên; Có khối lượng từ 1 kg trở lên; Có nhãn hiệu được hiệp hội vàng,
sở giao dịch vàng quốc tế công nhận

+ Nội tệ do người không cư trú nắm giữ:

*) Người cư trú: Sinh sống trên lãnh thổ quốc gia > 12 tháng và có thu nhập chính
từ quốc gia nơi cư trú.

*) Người không cư trú: không thỏa mãn một trong hai điều kiện trên

2. Thị trường ngoại hối (FOREX, FX: Foreign Exchange Market)

- Nghĩa rộng: Là bất cứ nơi nào diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác
nhau.

- Nghĩa hẹp: Là nơi diễn ra việc mua bán tiền tệ giữa các ngân hàng (interbank).

- Ký hiệu tiền tệ trên FOREX: 2 chữ cái đầu ký hiệu tên quốc gia, chữ cái thứ 3 ký
hiệu đơn vị tiền (VND, USD, NZD, GPB, …).

- Đặc điểm:

+ Không cần thiết một địa điểm cụ thể hữu hình

+ Giao dịch 24/24, tất cả các ngày làm việc trong tuần
+ Là một thị trường quốc tế: ký hiệu tiền tệ theo tiêu chuẩn ISO, niêm yết thống
nhất

+ Trung tâm thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng

+ Giao dịch sôi động, doanh số mua bán lớn, thanh khoản cao

+ Nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, … nhất là với chính sách
tiền tệ của các nước phát triển.

3. Các chức năng của FOREX

- Phục vụ TMQT

- Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế

- Nơi hình thành tỷ giá

- Nơi NHTW can thiệp lên tỷ giá

- Nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro

4. Những thành viên tham gia FOREX

- Nhóm KH mua bán lẻ:

+ Mục đích: Mua bán ngoại tệ nhằm phục vụ hoạt động của chính mình

+ Đặc điểm: Thường không mua bán trực tiếp với nhau mà giao dịch với các
NHTM; Chấp nhận giá của các NHTM.

- Các NHTM:

+ Phục vụ nhóm KH bán lẻ: Không chịu rủi ro tỷ giá + LN là phênh chênh lệch tỷ
giá

+ Mua bán ngoại tệ cho chính mình: Chịu rủi ro tỷ giá + LN phục thuộc vào biến
động tỷ giá

- Nhà môi giới ngoại hối:

+ Khớp lệnh đặt mua và lệnh đặt bán từ KH của mình và đưa ra tỷ giá chào mua –
tỷ giá chào bán trong thời gian ngắn nhất gọi là giá tay trong
+ Đặc điểm: Tiết kiệm thời gian, tỷ giá ưu đãi, giữ bí mật trong kinh doanh, được
hưởng phí môi giới.

- Các NHTW:

+ Là NH phục vụ chính phủ, phục vụ NHTW các nước khác và các tổ chức tiền tệ
quốc tế.

+ Can thiệp vào tỷ giá

+ Mua bán và chuyển đổi ngoại tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại
hối quốc gia.

- Các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn:

+ Các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp

+ Các NHTM

- Các nhà đầu cơ:

+ Tích cực: Đưa tỷ giá về giá trị thực

+ Tiêu cực: Gây nên những bất ổn trên thị trường

*) Các thị trường ngoại hối bộ phận:

- Phân loại theo mô hình tổ chức: TTNH bán buôn (NHTW – NHTM) và bán lẻ
(NHTM – KH)

- Phân loại theo các nghiệp vụ: Spot, Forward, Swaps, Option, Future

+ Ngiệp vụ giao ngay (Spot):

 Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở trên thị trường ngoại hối.

 Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường.

 Thị trường giao ngay bao gồm thị trường bán buôn (Interbank) và thị
trường bán lẻ.

 Thị trường giao ngay là thị trường phi tập trung (OTC)

 Ngày giá trị trong giao dịch giao ngay là T+2


+ Nghiệp vụ hoán đổi (Swaps):

 Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một
đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là
khác nhau.

 Giao dịch hoán đổi không tạo ra trạng thái ngoại tệ ròng do vế mua vào
và bán ra là bằng nhau

 Giao dịch hoán đổi tạo ra độ lệch thời gian về các luồng tiền

 Giao dịch trên thị trường phi tập trung

 Ngày giá trị trong giao dịch hoán đổi là (T+n)+2 trong đó n là kỳ hạn của
hợp đồng hoán đổi

+ Nghiệp vụ kỳ hạn (Forwards):

 Nghiệp vụ kỳ hạn là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được
thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết
hợp đồng.

 Tỷ giá kỳ hạn thỏa thuận ngày hôm nay nhưng làm cơ sở để thanh toán
trong tương lai. Tỷ giá kỳ hạn được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay

 Giao dịch trên thị trường phi tập trung

 Ngày giá trị trong giao dịch kỳ hạn là (T+n) + 2 trong đó n là kỳ hạn của
hợp đồng

+ Nghiệp vụ tương lai (Futures):

 Hợp đồng tương lai là các hợp đồng được chuẩn hóa, cố định và không
thương lượng được

 Hợp đồng tương lai được giao dịch tập trung trên sàn giao dịch

 Chỉ có một số ít ngày giá trị nhất định

 Lãi lỗ hạch toán theo ngày

 Có thể tất toán hợp đồng tương lai bất cứ lúc nào
 Ngày giá trị của hợp đồng tương lai được duy trì cho đến khi đáo hạn là
(T+n)+2 trong đó n là kỳ hạn của hợp đồng

+ Nghiệp vụ quyền chọn (Options):

 Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền mua hoặc
bán một đồng tiền trong tương lai tại tỷ giá đã thỏa thuận trước.

 Có hai loại hợp đồng: quyền chọn mua và quyền chọn bán.

 Người bán hợp đồng quyền chọn sẽ thu về một khoản phí quyền chọn

 Giao dịch trên thị trường phi tập trung và sở GD

 Ngày giá trị trong giao dịch quyền chọn là (T+n)+2 trong đó n là kỳ hạn của
hợp đồng

5. SPREAD

- Là chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán (LN của NHTM trong kinh doanh
chênh lệch giá.

- Tuyệt đối: Spread = tỷ giá bán – tỷ giá mua

- Tương đối: Spread = (tỷ giá bán – tỷ giá mua)/tỷ giá mua

- Các nhân tố ảnh hưởng đến SPREAD:

+ Số lượng ngoại tệ trong giao dịch: ngược chiều

+ Tầm cỡ nổi tiếng của trung tâm tài chính: ngược chiều

+ Tính chất ổn định của đồng tiền tham gia giao dịch: càng ổn định càng nhỏ

+ Tỉ trọng của đồng tiền tham gia giao dịch: càng lớn càng nhỏ

+ Phương tiện giao dịch: càng hiện đại càng nhỏ

You might also like