Bai 5-Su Ba

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

(Copy trước vào chỗ SB giảng)

Anan, đại giảng đường này mở rộng về phương Đông. Mặt trời lên thì sáng, đêm không trăng
hoặc mây mù mờ mịt thì tối, cửa mở thì thông suốt, chỗ có tường nhà thì ngăm bịt, chỗ phân
biệt ắt thấy cảnh sắc duyên, trong rỗng trống là hư không, cảnh mù mịt vì bụi nổi lên, mưa
tạnh trời thanh thì lại trong trẻo. Anan ông thấy rõ các tướng biến hóa. Nay tôi trả các tướng
ấy về bản nhân của nó. Này Anan, sáng trả về cho mặt trời vì không mặt trời thì không sáng.
Tối trả về cho đêm không trăng. Thông trả về cho cửa mở. Bịt trả về cho tường vách. Các
duyên trả về cho phân biệt. Hư không trả về cho rỗng trống. Mù mịt trả về cho bụi nổi. Trong
sáng trả về cho trời lạnh. Thế gian có gì ngoài mấy loại ấy.

Tánh thấy của ông đứng nhìn tám thứ kia, ông định trả về đâu? Nếu đem tánh thấy trả về cho
sáng thì lúc không sáng không thể thấy tối. Các thứ sáng tối khác nhau, cái thấy không sai
khác. Các thứ có chỗ trả về dĩ nhiên không phải của ông. Tánh thấy không chỗ trả về, không
phải của ông vậy của ai? Nên biết tâm ông vốn diệu minh, ông tự mê muội, bỏ mất bản tâm mà
chịu luân hồi chìm đắm trong bể sanh tử. Như Lai gọi là đáng thương xót.
Tánh thấy của ông đứng nhìn tám thứ kia, ông định trả về đâu?

Bài này học về chữ “sanh”, con đặc biệt nói về chữ “sanh”, chứ con đừng thuận cái miệng mà nói về diệt thành ra các em không
nhận rõ. Bài này đang nói về chữ “vô sanh”, còn chuyện diệt đã nói ở trên bài: ông vua ông Ba Tư Nặc rồi.

Mình để ý chỉ cho các em nó nhận cái tánh của mình nó vô sanh. Thế nào là vô sanh? Ở đây đang chỉ chỗ đó:

Cả các pháp ở thế gian cứ theo duyên mà sanh ra, còn tánh thấy của mình duyên có hay không có không quan hệ, tánh thấy của
mình nó độc lập, nó vẫn thường trụ nó vô sanh.

Này Phật nói cũng rõ rồi thì chị em nhận nghĩa, tất cả ai có điều gì chưa nhận xin nói rõ, xin nói

(Đệ tử) Cung thỉnh Thầy giảng lại cho con cái câu” chỗ phân biệt ắt thấy cảnh sắc duyên, tâm rỗng trống là hư không”, câu đó
con chưa rõ con kính bạch thưa Thầy.

(Sư bà) Trong rỗng trống là hư không, con nhận chưa? Còn nếu có cái cửa sổ thì con phân biệt cái cửa sổ, hễ có cái tường thì
con phân biệt cái tường, trên tường có mấy cái bức ảnh thì con nhận mấy cái bức ảnh. Đấy chỗ phân biệt thì có cảnh sắc duyên,
có cái đồng hồ thì con phân biệt cái đồng hồ, có cái chuông thì con phân biệt cái chuông, chỗ phân biệt có cái đồng hồ

Có cái đồng hồ có cảnh sắc làm duyên cho nên con phận biệt đồng hồ, cho nên cái chuông là duyên, cho nên cảnh sắc làm
duyên nên con phân biệt đây là cái chuông, chỗ rỗng trống đây là hư không. Cảnh mù mịt có bụi nổi lên thì con thấy cảnh mù
mịt, còn mưa tạnh trời thanh thì con thấy trong trẻo.

Đó là bởi cảnh thế nào thì con phân biệt như thế. Con nhận hông? Dạ con nhận rồi con kính bạch Thầy.

(Đệ tử) Dạ kính bạch Thầy: con chưa nhận ra kiến tinh ạ

(Sư bà) Kiến tinh thì vô sanh. Đây thì bây giờ mình cứ theo bài đây mà nhận nghĩa. Bây giờ cái chuông, có cái chuông đây nên
duyên theo cái chuông, ánh sáng mặt trời chiếu vào cái chuông, chiếu qua con ngươi. Thầy nhìn thấy cái chuông, vậy nhãn thức
là phải có chuông làm duyên, có ánh sáng mặt trời làm duyên thì mình mới thấy, cho nên nhãn thức mới sanh, còn nếu không
có cái chuông thì cái nhãn thức có sanh không? Dạ không kính bạch Thầy.
Thế là cái nhãn thức nó phải duyên theo cái chuông nó mới có nó mới sanh ra, nhưng mà cái tánh biết thấy căn bản bồ đề ở nơi
mắt của Thầy không có cái chuông thì nó có biết thấy không? Dạ biết.

Đấy nên căn bản bồ đề, cái chuông hiện ra thì nó vẫn đứng đấy rồi, nó không theo cái chuông mà sanh ra cho nên nó vô sanh,
nghĩa là bản lai nó vẫn đứng đấy, không phải vì cái chuông mà nó sanh ra, trong khi nhãn thức hễ có cái chuông thì nhãn thức
mới sanh ra để tôi thực thấy cái chuông, không có cái chuông thì nhãn thức không sanh.

Nhưng mà cái nhãn căn là căn bản bồ đề, cái kiến tinh, là tánh thấy thì không có cái chuông nó vẫn biết vẫn thấy, nó niết là
không có cái chuông, nghĩa là nó vẫn đứng đấy, khi cái chuông đến nó vẫn đứng đấy nó vô sanh, trong khi nhãn thức thì theo
cái chuông mà sanh ra. Con phân biệtssss không?

Nhãn thức là cái công dụng, còn cái nhãn căn cái kiến tinh nó vẫn thường trụ, căn bản bồ đề nó vẫn thường trụ nó không sanh?
Nhận được không? Vậy căn bản bồ đề căn bản sanh tử nói từ nãy đến giờ cô có nhận được không? Hiểu nhưng con không nhận
được nơi con Thầy.

Thầy đang trả lời cho em đó, nãy giờ trả lời căn bản bồ đề căn bản sanh tử, con nhận được chưa? Con nhận trên nghĩa Thầy dạy
nhưng mà con chưa nhận được nơi con nó làm sao. Đấy cái căn bản sanh tử là nhãn thức, nó theo duyên mà nó có, có cái
chuông có ánh sáng mặt trời chiếu vào cái chuông qua con mắt, bây giờ Thầy mới thấy cái chuông, thế là nhãn thức đã sanh, vậy
nhãn thức nhờ có cái chuông, nhờ ánh sáng mặt trời mới sanh ra. Nhãn thức có sanh nhưng tánh thấy của Thầy vẫn ở trong con
mắt thì ban nãy không có cái chuông thì Thầy có thấy không? Dạ có. Thì bây giờ cái chuông nó đến thì nó vẫn đứng đấy thì gọi
là nó vô sanh, nó không sanh ra nó vẫn đứng đấy nên gọi là vô sanh. Nhận nghĩa không? Dạ con nhận rồi Thầy

Cho nên căn bản bồ đề, cái kiến tinh của mình nó vô sanh, có ai cần góp ý xin lên tiếng.

6. Kiến tinh nhân ngã:

Anan bạch: “Tuy con biết tánh thấy không thể trả về đâu nhưng làm sao con biết được tánh
thấy thật là chân tánh của con?

-Nay tôi lại hỏi ông. Hiện ông chưa được vô lậu đạo quả thanh tịnh, nhờ thần lực Phật, thầy
được cõi sơ thiền không bị ngăn ngại. Ông A Nan Luật Đà thấy cõi Diêm Phù đề như xem xem
quả am-ma-la trên bàn tay. Các vị Bồ Tát thấy trăm ngàn cõi. Mười phương Như Lai, cùng tột
vi trần quốc độ thanh tịnh, không chỗ nào không thấy. Còn chúng sanh thấy rõ được không
quá gang tấc

Anan, nay tôi cùng ông hãy xem cung điện của Tứ thiên Vương, chặng giữa các loài thủy lục
không hành, tuy có nhiều hình tượng sáng tối khác nhau nhưng không gì chẳng phải là tiền
trần phân biệt. Ông hãy nhìn kỹ, tôi cùng ông lựa xem đâu là tâm thể của ông, đâu là hình
tượng của vật. Anan , cùng tột sức thấy của ông, mặt trời mặt trăng đều là vật chớ không phải
ông. Đền Thất Kim Sơn tuy có hào quang nhưng vẫn là vật chớ không phải ông. Lần lần đến
mây kéo, chim bay, gió động, bụi nổi, cây cối, núi sông, cỏ rác, người vật, đều là vật chớ không
phải ông.

Anan, các vật gần xa tuy sai khác nhau nhưng đồng do cái thấy của ông thanh tịnh trông thấy.
Các vật kia tự có sai khác. Cái thấy nhiệm mầu sáng suốt đó thật là tánh của ông.
Nếu cái thấy là vật, thì ông cũng có thể thấy cái thấy của tôi. Nếu cho rằng đồng thấy sự vật là
thấy cái thấy của tôi thì khi tôi không thấy, sao lại không thấy được chỗ không thấy của tôi?
Nếu nói rằng thấy cái không thấy thì dĩ nhiên không đúng. Còn nếu không thầy được chỗ
không thấy của tôi thì cái thấy bản nhiên không phải là vật, làm sao lại không phải là ông?

Nếu cái thấy là vật, đương khi ông thấy vật, vật cũng thấy ông, thế thì thể tánh xen lộn. Ông
cùng tôi và cả thế gian không thành lập được.

Anan khi ông thấy là chính ông thấy chớ không phải tôi. Cái thấy cùng khắp đó không phải
ông thì là ai? Làm sao tự nghi chân tánh của mình? Chân tánh ông, ông không tự nhận, lại cứ
theo tôi cầu chứng chân thật.
Kiến tinh nhân ngã:

Anan bạch: “Tuy con biết tánh thấy không thể trả về đâu nhưng làm sao con biết được tánh thấy thật là chân tánh của
con?

Chân thật là ta, thường lạc ngã tịnh, chúng mình học đại thừa. Tiểu thừa là vạn pháp là vô thường, vô ngã, nó không có nếu ta
bám thì sau ta sẽ khổ gọi là vô thường, vô ngã và khổ và khóc, đó là pháp ấn của tiểu thừa

Còn pháp ấn của đại thừa thì ngược lại, chân tánh của chúng mình nó thường lạc ngã tịnh, chân ngã nó là chân thật. Nó chính
thật là mình?

Thế nào thật là mình? Cô giải nghĩa thế nào chỗ trả về, chỗ nào không trả về tức là vô sanh. Con sanh ra là đứa nào? Dạ là tánh
biết. Tánh biết nó vẫn có. Vậy tại sao nói con sanh ra? Cẩn thận lời nói để các em khỏi lẫn, con là đứa nào? Thân bằng đất này
nó nhờ có cơm có gạo mới có, nhờ có máu của mẹ nó mới sanh ra. Thế cho nên trả về cho máu của mẹ, máu mẹ ăn cơm uống
nước có máu, thế đấy vọng thân ấy trả về cho máu của mẹ, do máu của mẹ thành ra có sanh.

Tánh thấy không trả về đâu, không bởi vì mà nó sanh ra cả cho nên nó mới vô sanh. Thế thì con biết con biết tánh thấy tánh
nghe của con nó vô sanh, nó không do gì sanh ra cả.

Bây giờ ông Anan hỏi: con biết cái thấy cái nghe này là vô sanh nhưng làm sao biết nó thật là chân tánh của con?

Bởi vì ông ấy vẫn nắm cái vọng tâm làm tâm tánh của ông chưa nhận chưa buông được, bây giờ làm sao để biết là cái tánh thấy
tánh nghe này là vô sanh, làm sao biết nó là mình. Thì đây ông xin Phật giảng cho ông nghe.

Anan đang nhận xét, ông đang nhận xét đây Phật chỉ cho ông Anan để nhận ra, xét để thấy. Phật cũng thấy, Phật thấy rộng còn
các Bồ Tát thấy trăm ngàn cõi. Ông A Nan Luật Đà thấy cõi Diêm Phù. Còn ông Anan thấy cõi sơ thiền, thì Phật chỉ cho ông
Anan gì? Trình độ thấy thì có khác nhau, nhưng mà ai cũng có tánh thấy cả, cái đồng một thể thì ai cũng có tánh thấy, ai cũng có
ông Anan cũng phải có, ai cũng có cả, trình độ khác nhau mà ai cũng có, nhận một cái nhận xét

Anan, nay tôi cùng ông hãy xem cung điện của Tứ thiên Vương:

Anan, các vật gần xa tuy sai khác nhau nhưng đồng do cái thấy của ông thanh tịnh trông thấy . Các vật kia tự có sai
khác. Cái thấy nhiệm mầu sáng suốt đó thật là tánh của ông:

Minh bạch không lẫn lộn. Với tánh thấy của ông, ông nhìn mọi vật có phần của nó, tánh thấy của ông riêng biệt rõ ràng không
có tạp loạn không có lẫn lộn, vậy thì không lo việc lẫn với các vạn vật rồi. Cái thấy của ông minh bạch nó đứng riêng

Nếu cái thấy là vật, thì ông cũng có thể thấy cái thấy của tôi. Nếu cho rằng đồng thấy sự vật là thấy cái thấy của tôi thì
khi tôi không thấy, sao lại không thấy được chỗ không thấy của tôi? Nếu nói rằng thấy cái không thấy thì dĩ nhiên không
đúng. Còn nếu không thầy được chỗ không thấy của tôi thì cái thấy bản nhiên không phải là vật, làm sao lại không phải
là ông:

Thì đây nhưng đằng này ông có thấy được không, cho nên cái thấy là tinh thần không phài là vật chất nên không thấy được nó,
nó là tinh thần, mà tinh thần của ông thì ông xài, tinh thần của tôi thì tôi xài, không lẫn lộn nhau được.

Bài trên cái thấy của ông không tạp loạn các vật, bây giờ đây cái thấy là tinh thần mà cái tinh thần của ai nấy riêng biệt không có
tạp loạn với nhau, như vậy thì làm sao mà lo nó mập mờ lo nó lẫn lộn, cái của ông là riêng của ông, cái của tôi là riêng của tôi
không lẫn lộn được

Nếu cái thấy là vật, đương khi ông thấy vật, vật cũng thấy ông, thế thì thể tánh xen lộn. Ông cùng tôi và cả thế gian
không thành lập được.

Nó không phải là vật chất, bạch rõ ràng: nếu vật chất tinh thần lẫn lộn thì sợ mập mờ, còn đằng này thế gian minh bạch vật chất
ra vật chất, tinh thần ra tinh thần không thể lẫn lộn được.

Anan khi ông thấy là chính ông thấy chớ không phải tôi. Cái thấy cùng khắp đó không phải ông thì là ai? Làm sao tự
nghi chân tánh của mình? Chân tánh ông, ông không tự nhận, lại cứ theo tôi cầu chứng chân thật.

Đấy ông nhìn cả trên trời, nhìn dưới đất, nhưng cái thấy là riêng của ông không lẫn của ai cả, ông nhận lấy cái tánh của ông
đừng đi hỏi ai, nhờ ai cầu chứng, ông nhận lấy tánh của mình, người nào nhận lấy tánh của người ấy. Tinh thần cái thấy của ông
với cái thấy của tui không lẫn lộn nhau.

Ngay cả khi chúng ta trong bụng mẹ, cái biết của người mẹ với cái biết của đứa bé đã không lẫn nhau. Tuy thân đứa bé làm
bằng máu của mẹ, thân đứa bé chính từ máu của mẹ mà thành nhưng mà tánh biết của đứa bé vẫn không lẫn lộn với người mẹ,
thế cho nên tánh Phật của ai nấy xài không lẫn được nên ông đừng lo, của ông thì ông nhận lấy ông xài

7. Kiến tinh tùy duyên bất biến:

Anan “ Bạch Thế Tôn, nếu tánh thấy đó quyết là con thì sao khi con cùng Như Lai xem bảo
điện Tứ Thiên Vương, mặt trời mặt trăng, cái thấy ấy cùng khắp cõi Ta Bà. Trở về tịnh xá chỉ
thấy cảnh vườn chùa. Thanh tâm trong nhà chỉ thấy thềm vách. Thề là cái thấy rút lớn thành
nhỏ hay tường nhà chia cắt làm cho đứt đoạn? Con không biết nghĩa thế nào, xin Phật từ bi
chỉ rõ.

- Tất cả các thứ lớn nhỏ trong ngoài của thế gian đều thuộc tiền trần. Không nên nói cái
thấy có co duỗi. Ví như trong hộp vuông thấy hư không vuông. Hư không này có nhất
định vuông không? Nếu nhất định vuông thì khi thay hộp tròn, lẽ ra không thấy hư
không tròn. Nếu không nhất định vuông thì sao trong hộp vuông lại thấy hư không
vuông ?Ông nói không biết nghĩa nó do đâu. Nghĩa đó như vậy
Anan, muốn hết chuyện vuông tròn chỉ cần trừ bỏ những cái hộp. Không nên nó trừ
tướng vuông tròn của hư không.
Lại như lời ông hỏi: nếu khi vào trong phòng cái thấy rút nhỏ lại thì khi ngửa mặt lên
trời, há phải kéo cái thấy tới mặt trời? Nếu tường nhà chia cắt cái thấy làm cho đứt đoạn
thì ở một chỗ hổng sao không thấy dấu nối? Nghĩa ấy không đúng.
Tất cả chúng sanh từ vô thủy tới nay lầm mình là vật, bỏ mất tâm tánh, bị vật xoay
chuyển, cho nên trong đó thấy lớn thấy nhỏ. Nếu chuyển được vật tức đồng Như Lai,
thân tâm viên minh, không động đạo tràng, một đầu lông, ngậm chứa mười phương
quốc độ.
Kiến tinh tùy duyên bất biến:

Thế thì thế nào là tùy theo duyên mà nó không thay đổi? Như tánh biết chúng ta đây cứ tùy duyên, nơi mắt thì nó thấy hiện ra
các cảnh, ở nơi tai thì hiện ra các âm thanh nhưng tánh biết của chúng mình bản lai nó vẫn là nó, chúng ta xài từ bé cho đến già
không thay đổi

Chân tâm, tánh, tánh biết nó không thay đổi nhưng mà cứ tùy duyên, ở nơi mắt thì thấy, ở nơi tai thì nghe, ở nơi mũi thì ngửi gọi
là tùy duyên, xài trọn đời rồi đến kiếp sau, từ vô thủy đến giờ bao nhiêu…đã thay đổi nhưng mà tánh biết nó không thay đồi, nó
không hỏng không hư, nó vẫn như thế, nó tùy duyên bất biến (tức là không đổi)

“ Bạch Thế Tôn, nếu tánh thấy đó quyết là con thì sao khi con cùng Như Lai xem bảo điện Tứ Thiên Vương, mặt trời
mặt trăng, cái thấy ấy cùng khắp cõi Ta Bà. Trở về tịnh xá chỉ thấy cảnh vườn chùa. Thanh tâm trong nhà chỉ thấy thềm
vách. Thề là cái thấy rút lớn thành nhỏ hay tường nhà chia cắt làm cho đứt đoạn:

Nếu nó là mình thì là mình thì phải làm chủ, mình muốn gì thì nó phải nghe, mình muốn gì nó phải hiện ra, tại làm sao ngồi
trong nhà muốn thấy bầu trời thì lại không thấy, muốn thấy bầu trời thì chạy ra ngoài, còn muốn biết trong phòng có chuyện gì
thì nó lại không thấy. Nếu nó là con thì con muốn cái gì nó phải chiều con chứ, đằng này nó là con mà con đứng bên ngoài trong
nhà người ta ăn cắp ăn trộm, con chả thấy gì chả biết gì cả, vậy tại sao lại bảo nó là con?

Ở đây ông Anan bạch Phật: nếu cái thấy chân tâm bản tánh thật là mình thì mình là nó thì con muốn cái gì nó phải theo, đằng
này con vào trong nhà không thấy cảnh bên ngoài, đứng bên ngoài thì không thấy cảnh trong nhà, thế nghĩa là thế nào?

Tất cả các thứ lớn nhỏ trong ngoài của thế gian đều thuộc tiền trần:

…Ông ta thấy nhà, núi, bầu trời, đủ thứ, nói tổng quát có 4 hình tướng: lớn, nhỏ, trong và ngoài, tóm lại 4 hình tướng.

Mình ở trong nhà, mình ở ngoài nhà, mình có cái lớn, có cái nhỏ thì tất tổng quát lại có cả trăm hình tướng. Những cái mình
thấy đây đều là thuộc về cảnh bên ngoài

Tiền là ở trước mặt mình, trần là các cái cảnh, các cảnh ở trước mặt mình chứ không phải mình, cái lớn cái nhỏ ở trong ở ngoài,
hàng trăm thứ hình tướng mình đang thấy là thuộc về cảnh bên ngoài chứ không phải mình

Không nên nói cái thấy có co duỗi:

Nó độc lập, nó bất động, nó đứng nó nhìn, lớn cũng là cảnh bên ngoài, nhỏ cũng là cảnh bên ngoài không can thiệp gì cả, hễ lớn
thì nó thấy lớn, hễ nhỏ thì nó thấy nhỏ, cảnh bên ngoài biến đổi

Tánh thấy nó độc lập, chủ nhân ông nó độc lập đứng nhìn.

Không nên nói cái thấy có co duỗi. Ví như trong hộp vuông thấy hư không vuông. Hư không này có nhất định vuông
không? Nếu nhất định vuông thì khi thay hộp tròn, lẽ ra không thấy hư không tròn. Nếu không nhất định vuông thì sao
trong hộp vuông lại thấy hư không vuông ?Ông nói không biết nghĩa nó do đâu. Nghĩa đó như vậy:

Nghĩa đó như vậy là sao? nghĩa đó là đang nói cái gì đây? Là tánh thấy của ông, có phải mình đang nói tánh thấy của ông
không? Dạ.

Ông hỏi: Con không biết nghĩa đó thế nào? Ở trên ông hỏi: không biết nghĩa đó thế nào xin Phật từ bi chỉ rõ
Nghĩa đó là gì? Gì đây gọi là nghĩa đó? Ông Anan đang hỏi cái gì? Nghĩa đó là cái gì? Tánh thấy quyết là tánh của con thì làm
sao con ở trong nhà sao con không thấy bầu trời, con ngoài sân sao con không thấy trong nhà? Thế thì cái thấy của con rút lớn
thành nhỏ hay tường nhà chia cắt đứt đoạn, ông không biết nghĩa đó xin Phật chỉ dạy:

“Nghĩa đó” của ông Anan là tánh thấy, đứng trong nhà lại không thấy ngoài vường, đứng ngoài vườn thì lại không thấy trong
nhà, vậy là tánh thấy có co rút lại hay là nó bị cắt đứt sau lại nối, nó có cắt đứt nối có co rút. Ông không hiểu nghĩa ấy, tánh thấy
nó đứt nối hay nó co rút, thế ông ấy không hiểu

Thế thì bân giờ Phật giải nghĩa: “cái nghĩa đó như vậy” . Như vậy là thế nào? như hư không. Cái thấy của mình Phật ví dụ như
hư không, hễ cho hộp vuông vào thì nó thấy vuông như tựa hộp vuông, cho hồ tròn thì tựa hồ tròn, nó tựa hồ thôi chứ vuông
tròn là tại cái hộp, đây nói về tánh thấy của mình thế nào, hư không. Nó không hình không tướng thế cho nên ở tai nó thành cái
nghe, ở mắt thì nó thành cái thấy.

Nó chẳng phải cái thấy cái nghe, nó là nó. Ở nơi mũi thì nó ngửi, ở nơi lưỡi thì nó nếm, nó không hình không tướng nên tên của
nó là tùy duyên nhưng nó không biến đổi không mất cái thể chất của nó nên gọi là “tùy duyên bất biến”

Phật ví nó như hư không. Hiện tại chúng ta đang thấy đang nghe đây thì nó có thật nên nó thấy nó nghe nó biết nó hiểu nhưng
nó không hình không tướng, chỗ có con mắt thì nó thấy, chỗ có cái tai thì nó nghe, công dụng của nó “vô biên nhưng nó chẳng
là thứ nào cả”. Nó không vuông cũng không tròn, nó là nó bởi vì nó không hình không tướng nó như hư không, nghĩa là như
vậy

Chị em có ý kiến gì thêm xin ý kiến

Anan, muốn hết chuyện vuông tròn chỉ cần trừ bỏ những cái hộp. Không nên nó trừ tướng vuông tròn của hư không:

Này Anan, muốn hết chuyện vuông tròn chỉ cần trừ bỏ những cái hộp, bởi vì cái hộp vuông thì tôi thấy vuông, cái thấy thấy hộp
vuông chứ nó không vuông theo cái hộp. Cái thấy nó không hình không tướng, cái hộp tròn thì nó thấy tròn, chứ nó không tròn
theo cái hộp, thế thì nói “nó tùy duyên”. Hễ vuông thì nó thấy vuông, hễ tròn thì nó thấy tròn, thế là tùy duyên nhưng nó tánh
thấy vẫn độc lập, “không vướng” chuyện vuông tròn

Bởi vì nó không hình không tướng nên nó không có chuyện đứt với chuyện nối. Ở đây Phật nhắc lại chỉ rõ, tánh thấy không
hình không tướng, nó viên mãn nó ở khắp vạn pháp, trong ngoài chỗ nào nó cũng có mặt. Nó thấy thì nó thấy theo duyên, nếu
vuông thì nó thấy theo vuông, hễ tròn thì nó thấy tròn nhưng nó không mất thể chất của nó, nó như hư không

Tất cả chúng sanh từ vô thủy tới nay:

Nghĩa là lâu lắm rồi, chúng ta cứ lầm mình là vật, mê muội thấy đây là hư không rồi lại suy ám thấy là đất là nước, mình là vật
thế nên quên mất tâm tánh của mình, tâm tánh của mình là “vô lượng quang, vô lượng thọ” ở khắp pháp giới, là” bản thể của
vạn pháp”

Vạn pháp là pháp thân của mình, ta quên không nhớ gì cả cho nên gọi là bỏ mất, cứ cho những cảnh vật là sự thật cảnh bên
ngoài cho nên bị vật nó xoay chuyển.

Trông thấy quả ổi quả cam thì ưa thích, bị quả ổi quả cam ấy nó lôi cuố n, nghe tiếng người chê khen, người ta khen thì mừng
người ta chê thì giận, thế là bị những cảnh bên ngoài xoay chuyển,

Thế trở lại cái lớn cái nhỏ, cái kia tốt, cái này đẹp cái kia dở, nếu mà chúng ta chuyển được vật tức là đừng thấy nó là quả ổi
nữa, biết đây là Như Lai diệu tạng Như Lai tánh, đừng thấy kia là của ta...biết tất cả là Như Lai diệu tạng Như tánh, là tánh Phật
A Di Đà, vô lượng quang vô lượng thọ, như thế là chuyển được vật. Nghĩa là không thấy cái hình tướng quả ổi quả cam cô A bà
B, không thấy những hình tướng là thật nữa, mà biết là tại mình suy ám, thấy lầm, tất cả chỉ là tánh vô lượng quang vô lượng
thọ
Vị nào nhận được tất cả lớn nhỏ trong ngoài đều là Phật A Di Đà cả, thế vị ấy tức đồng Như Lai, tức là có cái con mắt thấy
giống như Phật, cái vị ấy nhận được chân tâm bản tánh của mình, thân tâm viên minh. Viên là ở khắp chỗ nào cũng có nó, tức là
vô lượng, tánh A Di Đà chỗ nào cũng là vô lượng quang, ở khắp nên chỗ nào cũng là vô lượng. Minh là sáng. Vô lượng quang ở
khắp cả, thân tâm viên minh, vị này đồng với Phật nên không cần động đạo tràng, tức là ngồi yên an ổn, không bận gì cả mà làm
được việc mà không ai làm được cả, tức là từ một đầu lông là hết sức nhỏ mình chứa được mười phương Quốc độ mà cái hết sức
lớn. Tức là sự sự vô ngại pháp giới, tức là đức Phật có cái khả năng sự sự vô ngại, một đầu lông là việc hết sức nhỏ mà chứa
được cả phương quốc độ là cái hết sức lớn. Bởi vì cái lớn đến đâu thì lớn, các ngài biết tánh A Di Đà vô lượng quang vô lượng
thọ, mà cái nhỏ đến đâu thì nhỏ các ngài cũng biết, nó là tánh A Di Đà vô lượng quang vô lượng thọ, nó viên thông, nó không
hình không không tướng, nhưng thể tánh là tánh viên minh của chúng ta là tánh Phật của chúng mình, cho nên không có chuyện
lớn nhỏ, lớn nhỏ đây là ta lầm, mê muội ta thấy có hư không rồi kết án mà thấy đất nước gió lửa, sự thật là chân tâm bản tánh
của mình thôi,... nó không lớn không nhỏ, tức là Phật dạy tâm tánh của mình là tánh A Di Đà của chúng mình, tánh đó biết thấy
biết nghe. Thầy đang biết nói chị em đang nghe đây, tánh chúng mình không hình không tướng nó ở khắp pháp giới mà tự nó
tùy duyên biến hiện, như chúng ta trong cảnh giới của loài người, chúng ta thấy đủ các thứ: cảnh, thân người,loài người. Nếu
làm con cua thì tự thấy mình là con cua, lại nhìn sống trong cảnh giới của loài cua. Nghiệp báo ở thân nào thì ở cảnh giới của
loài ấy, đều do tâm mình biến ra thôi, chứ thật chỉ có tánh vô lượng quang, vô lượng thọ. Tánh vô lượng quang vô lượng thọ,
tánh A Di Đà này mười phương Phật đồng một thể ấy mà mười phương chúng sanh cũng đồng một thể ấy, thì có một tâm của
mình, ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, thế nhưng đồng thể như nhau không khác, cùng ở khắp pháp giới.

Như chúng mình thấy cái chùa nó lớn, cái vườn nó rộng, con kiến nó bé đó là theo nghiệp báo của loài người mình thấy

You might also like