Khảo Sát Văn 9-2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS SƠN ĐÔNG ĐỀ KHẢO SÁT LẦN II

MÔN: NGỮ VĂN 9


Họ tên:........................................... NĂM HỌC: 2023- 2024
Lớp 9A...... Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. (6,0 điểm) Trong lời tâm sự với con, người cha bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của con
người quê hương qua những vần thơ thật giản dị:
“...Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục...”
(Ngữ văn 9, tập II, trang 72)
Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm) Nêu hàm ý của từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Câu 2 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê
hương” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 3 (3,5 điểm) Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo lối quy nạp trình bày cảm
nhận của em về vẻ đẹp của người đồng mình được người cha nói tới trong khổ thơ trên, trong
đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép lặp (gạch chân khởi ngữ và phép lặp em sử
dụng).
Câu 4 (0,5 điểm) Tình cảm của cha dành cho con được rất nhiều các tác giả lựa chọn trong sáng
tác của mình. Hãy ghi lại một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về tài đó
và ghi rõ tên tác giả.
Phần II. (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(I) “Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương
những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta
làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn
thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh...
(II) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh
mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những
nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi
hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu
thương không bao giờ trả đũa… Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên
cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu”.
(Chu Văn Sơn, Nên bị gai đâm)
Câu 1(0,5 điểm) Theo tác giả, thế giới cần được chúng ta ứng xử như thế nào?
Câu 2 (0,75 điểm) Em hiểu như thế nào về câu nói: “Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với
bước chân quen xéo lên cỏ hoa”.
Câu 3 (0,75 điểm) Em có đồng ý với quan điểm của tác giả: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm,
để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu” không? Vì sao?
Câu 4 (2,0 điểm) Từ gợi dẫn ở đoạn văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy
trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý nghĩa của việc biết trân trọng vẻ đẹp thiên
nhiên.

----------------- Chúc các em làm bài tốt --------------------


GỢI Ý CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT LẦN II
NGỮ VĂN 9
Phần Câu Yêu cầu và cách cho điểm Điểm
I 1 - Bài thơ: Nói với con 0,25
- Tác giả: Y Phương 0,25
2 - Từ “ nhỏ bé” hàm ý nói: người đồng mình tuy giản dị, thô sơ 0,5
nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí; luôn có tư tưởng lớn
lao, mong làm những điều phi thường, sống có ích cho quê
hương…
3 - Câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ qua cụm từ “tự đục đá kê cao 0,25
quê hương”
- Tác dụng: 0,75
+ Việc sử dụng nghệ thuật ẩn dụ giúp cho câu thơ giàu hình ảnh,
cụ thể mang đậm lối tư duy của người miền núi.
+ Hình ảnh thơ “tự đục đá kê cao quê hương” gợi ra hình ảnh
người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động
của mình đã xây dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, nâng quê
hương lên tầm cao mới.
=> Hình ảnh thơ vừa cho thấy vẻ đẹp của người miền núi
4 * Yêu cầu:
- Về hình thức: Viết đúng đoạn văn quy nạp, có sử dụng và gạch 1,25
chân khởi ngữ và phép lặp.
- Về nội dung: Vẻ đẹp của người đồng mình được người cha nói 2,25
tới trong khổ thơ
* Học sinh có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đạt được các ý:
- Vẻ đẹp của sự giản dị và ý chí lớn lao mạnh mẽ:
+ Người đồng mình mộc mạc “thô sơ” về hình thức con người,
nhưng họ rất lớn lao, mạnh mẽ “chẳng mấy ai nhỏ bé”, rất bản lĩnh,
giàu nghị lực trước khó khăn...
->Câu thơ khẳng định tầm vóc lớn lao của con người miền núi.
- Vẻ đẹp của ý thức tự lực tự cường, ước mong xây dựng quê
hương ngày càng phát triển:
+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa
mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của
người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc: Người đồng
mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây
dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quê
hương.
+ Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với những phong tục tập
quán giàu truyền thống đã nâng đỡ những con người giàu bản lĩnh
kiên cường.
- Nghệ thuật: Lối diễn đạt phủ định để khẳng định, đối lập, ẩn dụ,
điệp ngữ, lối tư duy giàu hình ảnh...
(Hs có thể diễn đạt nghệ thuật đan xen nội dung)
5 - Truyện ngắn: Chiếc lược ngà 0,5
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
II 1. Theo tác giả, chúng ta cần ứng xử nâng niu thế giới 0,5
2. Hiểu câu văn: “Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân 0,75
quen xéo lên cỏ hoa”.
- Con người đang trở nên vô tình, không hề bận tâm lo lắng, suy
nghĩ trước những hành động tàn phá vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc
sống như một thói quen mà không hay biết.
- Khuyên mỗi người cần có lòng trắc ẩn, không được sống vô tâm
vô tình… .
(Hs có cách diễn đạt khác, hợp lí vẫn cho điểm)
3. HS biết bày tỏ quan điểm với tác giả: “Thỉnh thoảng bàn chân nên 0,75
bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu”.
- Đồng tình, vì:
+ Trong cuộc sống, cần biết chấp nhận những tổn thương, thất bại
để nhận ra những giá trị của cuộc sống;
+ Khi bị tổn thương con người sẽ thức tỉnh về những gì mình đã
làm.
- Không đồng tình, vì:
+ Nếu gặp tổn thương thất bại cũng dễ làm cho con người nản
lòng, buông xuôi bỏ cuộc.
- Vừa đồng tình vừa không đồng tình: gộp 2 ý trên.
*Cách cho điểm:
- Nêu quan điểm: cho 0,25đ
- Lí giải: hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực…: cho 0,5đ.
(HS có cách diễn đạt khác, hợp lí vẫn cho điểm)
4. Đảm bảo yêu cầu dung lượng. 0,25
Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc biết trân trọng vẻ 0,25
đẹp thiên nhiên.
Triển khai đúng vấn đề nghị luận với lí lẽ và dẫn chứng thuyết 1,5
phục: Có thể triển khai theo các hướng xong nêu bật được khi biết
trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên sẽ mang lại cho con người nhiều
ý nghĩa như:
- Mang lại đời sống kinh tế, vật chất ấm no;
- Kiến tạo những giá trị mỹ quan, đời sống tinh thần phong phú;
- Giúp cuộc sống con người cũng trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, thư
thái hơn
- Mang lại niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa, làm
người bạn tâm giao của người nghệ sĩ.
- Thiên nhiên là người bạn tốt của con người, vì vậy chúng ta cần
biết yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ chính môi trường sống của
chính mình.

*/ Lưu ý: Trên đây là gợi ý chấm, giáo viên linh hoạt, trân trọng sự sáng tạo, hợp lí trong sự lí
giải ở bài viết của HS

You might also like