Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính:

2018 2019 2020 2021 2022


Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt
động tài chính -1,772,607,074,779 -1,336,234,571,202 -218,195,994,503 1,149,992,513,574 1,049,390,222,309

Trong giai đoạn 2018-2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của NKG có xu
hướng tăng. Tuy nhiên trong giai đoạn 2018-2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính đều âm lần lượt là -1,722 tỷ và -1,336 tỷ, cho thấy số tiền huy động từ các nhà cung
cấp vốn giảm, NKG không cần tài trợ từ bên ngoài. Năm 2018 nợ vay của Nam Kim đã
giảm xuống do không còn nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng dự án mới và vốn lưu động
không bị thiếu và do trong năm công ty có phát hành thêm cổ phiếu nên NKG phải trả cổ
tức cho các cổ đông là 1 tỷ đồng. Năm 2019, NKG đi vay 8.961 tỷ và chi trả cho nợ gốc
vay hơn 10 nghìn tỷ và trong năm này NKG quyết định không chia cổ tức cho cổ đông do
Thép Nam Kim chỉ thực hiện được 78% kế hoạch doanh thu thuần khi đạt 12.177 tỷ
đồng, lợi nhuận sau thuế 47 tỷ, bằng 16% chỉ tiêu đề ra và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động tài chính của 2019 là -1,336 tỷ. Năm 2020, tiền trả lại vốn góp cho chủ sỡ hữu, mua
lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành âm 78 tỷ do NKG đã tự mua lại 10 triệu cổ
phiếu quỹ nhằm cơ cấu lại nguồn vốn và bổ sung vốn lưu động để sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, NKG tiếp tục chi trả nợ gốc vay hơn 11 nghìn tỷ và thực hiện chia cổ tức
với tỷ lệ 3%, tương ứng sẽ với 51,6 tỷ đồng cho cổ đông làm cho DTTHĐTC năm 2020
tiếp tục -218 tỷ
Giai đoạn 2021-2022, LCTTTHĐTC của NKG tăng liên tiếp trong 2 năm lần lượt là
1,149 tỷ và 1,049 tỷ. cho thấy rằng Nam Kim phụ thuộc vào nguồn cung cấp vốn. Do 2
năm này Nam Kim liên tục chi hơn 350 tỷ đồng để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và
các tài sản dài hạn khác. Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác lên tới
hơn 220 tỷ đồng nên 2021 và 1 phần do doanh nghiệp phải trích lập một khoản tiền lớn
để dự phòng giảm giá hàng hóa bởi giá nguyên vật liệu đầu vào giảm. Vì thế 2022 Nam
Kim phải bổ sung dòng tiền bằng hoạt động tài chính, công ty trả nợ gốc vay hơn 39 ngàn
tỷ đồng và thu từ đi vay gần 41 ngàn tỷ, dẫn tới dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính
2021 và 2022 dương lần lượt 1,149 tỷ và 1,049 tỷ.
Tỷ lệ dòng tiền tự do/tổng nợ ngắn hạn:
2018 2019 2020 2021 2022
FCF/NNH 0.56 0.29 0.03 -0.03 -0.10
Trong giai đoạn 2018-2022, tỷ lệ dòng tiền tự do/tổng nợ ngắn hạn giảm mạnh từ 0.56
xuống còn -0.10. Trong giai đoạn này, FCF/NNH của NKG luôn luôn dưới <1 (nhỏ hơn
1) thậm chí 2 năm 2021 và 2022 tỷ lệ âm chứng tỏ dòng tiền của doanh nghiệp đang
không đủ để thực hiện các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào
các khoản vay nợ thì mới có thể bù đắp vào dòng tiền. Năm 2018 FCF/NNH của NKG
cao nhất là 0.56 cho thấy rằng dòng tiền trong kì hiện tại của doanh nghiệp có thể chi trả
cho 0.56 lần các khoản phải trả ngắn hạn. Vào năm này, công ty sử dụng nguồn vốn vay
nợ ngắn hạn để gia tăng tích trữ hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm 2017 và vay nợ tài
chính ngắn hạn xấp xỉ 3,200 tỷ khiến cho nợ ngắn hạn của NKG 2018 là 3,924 tỷ trong
khi FCF chỉ có 2,178 tỷ. Trong 4 năm tiếp, tỷ lệ dòng tiền tự do/NNH luôn luôn giảm
mạnh do nợ ngắn hạn của NKG tăng mà dòng tiền tự do lại giảm, nợ ngắn hạn tăng bởi
phải trả người bán ngắn hạn và vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đều tăng nhanh nguyên
nhân do NKG không đủ khả năng tạo ra tiền để chi trả các khoản chi, đầu tư hay các dự
án của doanh nghiệp cùng với đó là các khó khăn từ dịch bệnh covid-19 và các biến động
khác làm cho doanh nghiệp khó tạo ra dòng tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn.

You might also like