Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

LỚP CLC46E
NHÓM 6

BÀI THẢO LUẬN TUẦN THỨ TƯ


GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Quang

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6:


STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ

1 Cao Đức Anh 2153801012006 Nhóm trưởng

2 Nguyễn Kim Hiện 2153801013090 Thành viên

3 Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc 2153801013179 Thành viên

4 Nguyễn Thị Thảo Nguyên 2153801013184 Thành viên

5 Phan Tô Ngọc Châu 2153801014037 Thành viên

6 Lưu Thị Khánh Ly 2153801014130 Thành viên

7 Nguyễn Hồng Ngọc 2153801015172 Thành viên

8 Nguyễn Bảo Sơn 2153801015217 Thành viên

Địa chỉ liên lạc nhóm trưởng: caoducanh923@gmail.com

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2022


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự

QSDĐ Quyền sử dụng đất

TAND Tòa án Nhân dân

MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................... 1
VẤN ĐỀ 1. ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM VÀ TÍNH CHẤT PHỤ CỦA
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ........................................................................................ 1
Câu 1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản
có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. ....................................................... 1
Câu 2. Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay? ....................................................... 2

Câu 3. Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?................................... 2


Câu 4. Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa án
chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?............................... 2

Câu 5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối
với việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ................................... 2

Câu 6. Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất
để cầm cố? ...................................................................................................... 3

Câu 7. Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không?
Nêu cơ sở văn bản khi trả lời?.............................................................................. 3

Câu 8. Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng
đất để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?........................ 4

Câu 9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định
số 02.............................................................................................................. 5
Câu 10. Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ
nào? Vì sao?..................................................................................................... 6
Câu 11. Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế
chấp đã chấm dứt? ............................................................................................... 6
Câu 12. Vì sao Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt? ........ 7
Câu 13. Việc Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết
phục không? Vì sao? ........................................................................................... 7

Câu 14. Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận
thế chấp (Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
và quyền sử dụng đất có thuyết phục không? Vì sao? ......................................... 8
VẤN ĐỀ 2. ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM................................................ 9
Câu 1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo
đảm. .................................................................................................................... 10
Câu 2. Vai trò của đăng ký giao dịch bảo đảm trong một hệ thống pháp luật nước
ngoài. .................................................................................................................. 11
Câu 3. Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường
hợp phải đăng ký không? Vì sao? ..................................................................... 13
Câu 4. Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? .................................................... 13

Câu 5. Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có
vô hiệu không? Vì sao?................................................................................. 13

Câu 6. Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì
sao? ............................................................................................................................
13

Câu 7. Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 21 có hiệu lực đối kháng với người
thứ ba không? Vì sao? ....................................................................................... 14

Câu 8. Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS năm 2015), Ngân
hàng có quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả lại tài
sản thế chấp (xe ô tô) không? Vì sao?................................................ 14

Câu 9. Cho biết kinh nghiệm của nước ngoài đối với hoàn cảnh tương tự như hoàn
cảnh trong vụ việc này (truy đòi tài sản thế chấp bị bán cho người thứ ba); ..... 14

Câu 10. Việc Tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô) cho Ngân hàng
có thuyết phục không? Vì sao?........................................................................... 15

VẤN ĐỀ 3. ĐẶT CỌC.......................................................................................... 16


Câu 1. Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp;............. 16
Câu 2. Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc........................... 17
Câu 3. Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc? ... 18
Câu 4. Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không? Vì
sao? ..................................................................................................................... 18
*Đối với Quyết định số 49 ................................................................................ 19
Câu 1. Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho
bên nhận cọc như thế nào?........................................................................... 19
Câu 2. Theo Toà giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc
còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao?............................................. 19
Câu 3. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc. .............................................................. 19
* Đối với Bản án số 26 ...................................................................................... 20
Câu 1. Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL? ............... 20

Câu 2. Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này
có thuyết phục không? Vì sao?.................................................................... 20

Câu 3. Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu
ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số
25/2018/AL không? Vì sao?............................................................................... 21

VẤN ĐỀ 4. BẢO LÃNH....................................................................................... 22


Câu 1. Những đặc trưng của bảo lãnh. ............................................................... 22
Câu 2. Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh............... 23 *
Đối với Quyết định số 02 ............................................................................... 25

Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao. ............................................................................ 25

Câu 1. Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ
tín dụng là quan hệ bảo lãnh? ............................................................................ 26
Câu 2. Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán. ... 26
Câu 3. Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo
đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao? .................................................................. 27
*Đối với Quyết định số 968 .............................................................................. 27
Câu 1. Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và
người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền? ........... 28

Câu 2. Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không? ..... 28
Câu 3. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến vấn đề liên đới nêu trên....................................................................... 28
Câu 4. Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh............................................................................................... 29
Câu 5. Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?29
Câu 6. Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh?.................................................................................................................... 30
Câu 7. Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết........ 30
Câu 8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 32
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 6
Các thành viên trong nhóm:
1. Cao Đức Anh
2. Nguyễn Kim Hiện
3. Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc
4. Nguyễn Thị Thảo Nguyên
5. Phan Tô Ngọc Châu
6. Lưu Thị Khánh Ly
7. Nguyễn Hồng Ngọc
8. Nguyễn Bảo Sơn

Phân công công việc:


Vấn đề 1: Bảo Ngọc, Ngọc Châu, Hồng Ngọc
Vấn đề 2: Thảo Nguyên, Bảo Sơn

Vấn đề 3: Đức Anh


Vấn đề 4: Thảo Nguyên, Kim Hiện, Khánh Ly
PHẦN NỘI DUNG
VẤN ĐỀ 1. ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM VÀ TÍNH CHẤT PHỤ CỦA
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Tóm tắt bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP.
Hồ Chí Minh.
Bị đơn (bà Khen và ông Thảo) thế chấp một giấy tờ sạp D2-9 để vay 60.000.000
đồng từ nguyên đơn (ông Minh) với thời hạn vay là 06 tháng, lãi suất thỏa thuận
3%/tháng. Nhưng khi hết hạn hợp đồng bị đơn không có khả năng thanh toán nên nợ bị
kéo dài đến thời điểm xét thử. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên
đơn buộc bị đơn có nghĩa vụ thanh toán ngay sau khi bản án có hiệu lực và nguyên đơn
phải trả cho bị đơn bản chính giấy chứng nhận sử dụng sạp.
Tòa phúc thẩm đã bác yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn và buộc nguyên đơn, bị
đơn thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm như trong bản sơ thẩm.

Tóm tắt Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân
tỉnh Tiền Giang;
Nguyên đơn (ông Ôn và bà Xanh) cầm cố cho bên bị đơn (ông Rành) quyền sử dụng
3.000m2 đất cho bị đơn canh tác với giá 30 chỉ vàng 24K. Trong hạn 3 năm do hai bên
thỏa thuận nguyên đơn có yêu cầu được chuộc lại đất nhưng bị đơn vì lý do khó khăn
nên không cho chuộc đất, hiện tại phía bị đơn đang canh tác lúa còn 2,5 tháng nữa sẽ thu
hoạch. Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xác định tuy pháp luật không có quy định hình
thức hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất, nhưng về nội dung thì giao dịch thục đất trên
phù hợp với quy định về cầm cố tài sản nên sẽ áp dụng quy định tương tự của pháp luật.

Câu 1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có
thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Khoản 01 Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “1. Tài sản bảo đảm phải thuộc
quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.”
đã không còn yêu cầu tài sản phải :được phép giao dịch” như trong khoản 01 Điều 320
Bộ luật Dân sự 2005. Từ đó, quy định về tài sản bảo đảm được mở rộng, khái quát hơn.
Đồng thời, khoản 02 Điều 295 quy định “tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung,
nhưng phải xác định được.” Việc này nhằm hạn chế việc dùng tài sản hình thành trong
tương lai mà chưa được xác định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự vì các bên
đứng trước nguy cơ hiệu lực của hợp đồng bị tác động bởi việc mô tả tài sản bảo đảm
chung và không xác định được.

Câu 2. Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?
Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 ở đoạn 02 do nguyên đơn trình bày
“Vào ngày 14/09/2007 bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo có thế chấp cho ong
một giấy sử dụng sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000 đồng…” đoạn 03 phần
nhận thấy do bị đơn xác nhận có ghi “Có thể chấp một giấy tờ sạp D2-9 tại chợ Tân
Hương để vay 60.000.000 đồng cho ông Phạm Bá Minh là chủ dịch vụ cầm đồ Bá
Minh…”.
Câu 3. Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?
Giấy chứng nhận sạp không phải là tài sản vì theo khoản 01 Điều 105 Bộ luật Dân sự
2015 quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.” và Điều 8 Nghị
định 21/2021/NĐ-CP quy định1thì giấy chứng nhận sạp không được xem là tài sản bởi
giấy chứng nhận sạp chỉ chứng minh bà có quyền sử dụng sạp đó chứ không phải dùng
để chứng minh sạp đó là tài sản và thuộc quyền định đoạt của bà.

Câu 4. Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa án
chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Tòa án không chấp nhận việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
Điều này đã được nhắc tới trong đọan 06 phần xét thấy của bản án có ghi “ Xét sạp thịt
heo do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân
Hương là giấy đăng ký sử dụng sạp, không phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên
không đủ cơ sở pháp lý để bà Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh”.

Câu 5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với
việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.
Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý khi quyết định giấy chứng nhận sạp không
phải là tài sản bảo đảm bởi quy định tại khoản 01 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 và

1
“Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm
mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm,
biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ; 4.
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”
Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP nên giấy chứng nhận sạp không có khả năng bảo đảm
nghĩa vụ thực hiện của bị đơn. Do đó, bị đơn phải thanh toán tiền nợ cho nguyên đơn và
nguyên đơn phải trả lại bản gốc giấy chứng nhận đất của bị đơn.
Tuy nhiên, Tòa án đã không xem xét tới khả năng trả nợ của bị đơn khi trong bản án
đã ghi rằng “Khi hết hạn hợp đồng, do bà Khen, ông Thảo không có khả năng thanh
toán nên kéo dài số nợ trên cho đến nay.”.

Câu 6. Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất
để cầm cố?
Tại phần Nhận thấy của Quyết định số 02: “Theo thỏa thuận này thì ông Ôn, bà
Xanh là người có tài sản là quyền sử dụng đất (QSDĐ) hợp pháp, ông Rành có tài sản
là 30 chỉ vàng. Thực hiện giao dịch ông Ôn, bà Xanh giao QSDĐ cho ông Rành canh
tác, đổi lại ông Rành đưa cho ông Ôn, bà xanh 30 chỉ vàng 24K để sử dụng, hai bên
thỏa thuận nếu quá 03 năm ông Ôn, bà Xanh không chuộc lại đất cũng bằng số vàng
trên thì ông Rành có quyền canh tác số ruộng đất này vĩnh viễn. Với giao dịch trên cho
thấy, mặc dù pháp luật dân sự không quy định cụ thể cho người sử dụng đất có quyền
cầm cố QSDĐ nhưng xét về bản chất của giao dịch này thấy rằng giữa các bên đương
sự đã thực hiện một giao dịch cầm cố tài sản cho nhau và giao dịch này không trái pháp
luật, không trái đạo đức xã hội và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hình thức,
nội dung của hợp đồng cầm cố tài sản được Bộ luật dân sự quy định từ Điều 326 đến
Điều 341. Hơn nữa, xem xét các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng vô hiệu thì
giao dịch ‘thục đất làm ruộng’ nêu trên không thuộc các trường hợp giao dịch vô hiệu
mà xem xét giao dịch ‘thục đất làm ruộng’ giữa ông Ôn, bà Xanh và ông Rành là giao
dịch tương tự như là giao dịch cầm cố tài sản và phải được pháp luật thừa nhận mới
đảm bảo khách quan…”
Và tại phần Xét thấy của Quyết định:
“Hai bên có lập giấy thục đất làm ruộng” với nội dung giống với việc cầm cố tài
sản.
Theo lời khai của nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận là cầm cố đất (BL số 08, 09,
10, 19, 20)”

Câu 7. Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không?
Nêu cơ sở văn bản khi trả lời?
Đầu tiên, tại Điều 309 quy định về Cầm cố tài sản tại BLDS 2015 quy định: “Cầm cố
tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ.”. Và tại khoản 2 Điều 310 quy định như sau: “Trường hợp bất động sản là đối tượng
của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng
với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”
Trong đó theo quy định tại khoản 1 của Điều 107 thì bất động sản bảo gồm: Đất đai;
nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công
trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật. 2 Như vậy, quyền sử dụng đất
không phải là bất động sản theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định: “Người sử dụng
đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Có thể
thấy trong Luật Đất đai cũng không có quy định về việc cho phép cầm cố QSDĐ.
Như vậy, nếu đối chiếu theo BLDS 2015 và Luật Đất đai 2013 thì các văn bản pháp
luật hiện hành vẫn chưa có quy định về việc cho phép cầm cố quyền sử dụng đất. Mặt
khác, các văn bản pháp luật nói trên cũng không có quy định cấm sử dụng QSDĐ để
cầm cố. Kết luận lại, các văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa đưa ra các quy định rõ
ràng về việc cầm cố QSDĐ, văn bản hiện hành không cho phép cầm cố QSDĐ, nhưng
đồng thời cũng không cấm việc được cầm cố QSDĐ.

Câu 8. Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng
đất để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong quyết định trên, Tòa án chấp nhận cho cho phép dùng quyền sử dụng đất để
cầm cố, bởi việc giao dịch thục đất giữa hai bên trong trường hợp này là tương tự với
giao dịch cầm cố tài sản và phù hợp với quy định về cầm cố tài sản của BLDS. Tại phần
Xét thấy của Quyết định đã có đưa ra câu trả lời:

“Bản án sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp là “Tranh chấp hợp đồng cầm cố
quyền sử dụng đất” là đúng.

[…]

2
“Điều 107. Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật…”
Xét việc giao dịch thục đất nêu trên là tương tự với giao dịch cầm cố tài sản, do đó
phải áp dụng nguyên tắc tương tự để giải quyết. Về nội dung thì giao dịch thục đất nêu
trên phù hợp với quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự (tại Điều 326, 327), do
đó cần áp dụng các quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự để giải quyết mới bảo
đảm quyền lợi hợp pháp của các bên giao dịch”

Câu 9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định
số 02.
Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 02 về việc áp
dụng tương tự pháp luật đối với việc cầm cố quyền sử dụng đất là có phần hợp lý.

Đầu tiên, TAND tỉnh Tiền Giang xác định việc giao dịch thục đất giữa các bên là
tương tự với giao dịch cầm cố tài sản, do đó phải áp dụng nguyên tắc tương tự để giải
quyết là phù hợp với pháp luật. Bởi vì tại các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy
định về việc cầm cố quyền sử dụng đất. Tại khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai 2003: “Người
sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê,
cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
theo quy định của Luật này;”, và tại Điều 326 quy định về cầm cố tài sản như sau: “Cầm
cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự”. Có thể thấy trong các văn bản pháp luật nói trên vẫn chưa có quy định về việc
cho phép cầm cố QSDĐ, mà đồng thời cũng không có quy định cấm đối với điều trên.
Trong trường hợp này thì việc xác định hợp đồng giao dịch thục đất trên là vô hiệu do
trái pháp luật là chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và do đó có thể để
lại nhiều hậu quả pháp lý. Bởi vì việc cầm cố QSDĐ không trái với quy định của pháp
luật, và cũng không trái với đạo đức xã hội. Vì vậy nên việc Tòa áp dụng quy định tương
tự pháp luật3 đối với vụ việc trên là hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai, bởi vì chưa có quy định pháp luật cho phép việc cầm cố quyền sử dụng đất,
cũng như là không có quy định cấm việc cầm cố quyền sử dụng đất. Vì Công dân có
quyền được làm những gì mà pháp luật không cấm, vì vậy nên việc cầm cố quyền sử
dụng đất là phù hợp với pháp luật dân sự. Mà xét nhu cầu thực tế thì có người có

3
“Điều 3. Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật
Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không
có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được
trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.”

đất, nhưng có thể trong giai đoạn nhất định họ không có nhu cầu hoặc không có điều
kiện sử dụng đất và cần vốn. Trong khi đó lại có người có nguồn vốn và có nhu cầu,
điều kiện sử dụng đất. Vậy nên, việc cho phép các bên trao đổi cùng có lợi giúp hạn chế
lãng phí nguồn tư liệu sản xuất vô cùng quý báu là đất đai và giải phóng nguồn vốn,
nguồn lực trong nhân dân. Vì vậy mà hướng giải quyết của Tòa trong việc công nhận
giao dịch trên là tương tự với giao dịch cầm cố tài sản và cần phải áp dụng tương tự
pháp luật để giải quyết là phù hợp với pháp luật và hợp lý trong việc hướng tới đảm bảo
lợi ích cho các bên.

Câu 10. Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ
nào? Vì sao?
Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ đã, đang và sẽ hình thành trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng đã và
sẽ ký giữa Ngân hàng với Bên vay trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế
chấp, cụ thể hơn đó là nghĩa vụ trả nợ. Bởi điều này đã được nêu ra ở phần Xét thấy của
Quyết định tại mục số 2 và nhóm em xin được trích lại như sau: “Để đảm bảo cho khoản
vay 1.500.000.000 đồng của Công ty PT theo Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD
ngày 14/4/2014 thì giữa ông Trần T, bà Trần Thị H và Ngân hàng có ký kết hợp đồng
thế chấp số 63/2014/HĐTC ngày 05/6/2014. Theo đó, ông T và bà H đồng ý thế chấp tài
sản là quyền sử dụng đất có diện tích là 120,75m2 căn nhà 02 tầng gắn liền với đất có
diện tích sử dụng là 214,62m2; đất thuộc thửa số 392; tờ bản đồ số 3, tại số 40, đường Đ,
Phường 13, quận T, Thành phố H do ông Trần T và bà Trần Thị H đứng tên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Tại khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng thế chấp có ghi: “...Hợp
đồng này để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã, đang và sẽ hình thành trong tương
lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng đã và sẽ ký giữa Ngân hàng với Bên vay trong
giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp...”.”

Câu 11. Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế
chấp đã chấm dứt?
Trong phần Nhận định của Quyết định số 27 tại mục số 4 cho thấy Toà án xác định
hợp đồng thế chấp đã chấm dứt như sau: “Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn Ngân
hàng Việt Nga thừa nhận Công ty PT đã tất toán các khoản vay từ Hợp đồng tín dụng số
60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt vào các ngày 15/10/2014; ngày 25/10/2014 và
ngày 12/11/2014. Vì vậy, việc thế chấp tài sản của ông T, bà H đã chấm dứt theo quy
định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều 327 Bộ luật dân sự
năm 2015.
Câu 12. Vì sao Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt?
Theo cơ sở pháp lý mà Tòa án đưa ra. Theo đó tại Điều 357 BLDS 2005: “Việc thế
chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm
dứt”; và Điều 327 BLDS 2015: “Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp Nghĩa vụ
được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt”.
Theo Quyết định số 27 tại phần Nhận định có nêu như sau: Để đảm bảo cho khoản
vay 1.500.000.000 đồng của Công ty PT theo Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD
ngày 14/4/2014 thì giữa ông Trần T, bà Trần Thị H và Ngân hàng có ký kết hợp đồng
thế chấp số 63/2014/HĐTC ngày 05/6/2014. Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn
Ngân hàng Việt Nga thừa nhận Công ty PT đã tất toán các khoản vay từ Hợp đồng tín
dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt vào các ngày 15/10/2014; ngày
25/10/2014 và ngày 12/11/2014. Vì vậy, việc thế chấp tài sản của ông T, bà H đã chấm
dứt theo quy định.
Ngoài ra quá trình giải quyết vụ án, Kết luận Giám định số 916/C09B ngày
19/4/2019 của Phân viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận chữ ký và chữ viết
ông Trần T và bà Trần Thị H trong “Bản cam kết thế chấp tài sản để bảo lãnh vay vốn
ngân hàng” ngày 05/6/2014 không phải chữ ký, chữ viết thật của ông T, bà H. Như vậy,
ông T, bà H không cam kết dùng tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho
Công ty PT đối với khoản nợ của Ngân hàng với hạn mức là 5.000.000.000 đồng. Đối
với hạn mức vay 10.000.000.000 đồng, phía Ngân hàng cũng không có tài liệu, chứng cứ
để chứng minh ông T, bà H đồng ý ký nâng hạn mức vay tín dụng này.
Như vậy hợp đồng thế chấp nêu trên chỉ để đảm bảo cho khoản vay 1.500.000.000
đồng theo Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 và vì Công ty đã tất
toán các khoản vay từ Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 nên Hợp
đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt.
Câu 13. Việc Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết
phục không? Vì sao?
Việc Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt là có cơ sở thuyết
phục. Bởi vì Tòa án đã căn cứ vào Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày
14/4/2014, Hợp đồng thế chấp số 63/2014/HĐTC ngày 05/6/2014 cũng như các quy
định tại khoản 1 Điều 357 BLDS 2005, khoản 1 Điều 327 BLDS 2015. Đồng thời cũng
thấy rằng Công ty PT đã tất toán các khoản vay từ Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD
ngày 14/4/2014 theo sự thừa nhận của bên phía nguyên đơn Ngân hàng Việt Nga trình
bày. Ngoài ra Bản cam kết thế chấp tài sản để bảo lãnh vay vốn ngân hàng ngày
05/6/2014 không phải chữ ký, chữ viết thật của ông T, bà H nên cũng không thể làm cơ
sở để kéo dài thời gian của hợp đồng. Ngoài ra, nội dung của Hợp đồng thế chấp số
63/2014/HĐTC ngày 05/6/2014 là để đảm bảo cho khoản vay 1.500.000.000 đồng của
Công ty PT theo Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 nên không thể
sử dụng để làm thế chấp cho các khoản vay tín dụng khác.

Câu 14. Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận thế
chấp (Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và
quyền sử dụng đất có thuyết phục không? Vì sao?
Theo khoản 1 Điều 422 BLDS 2015 Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp Hợp đồng
đã được hoàn thành và ở đây bên bị đơn Công ty PT đã tất toán các khoản vay từ Hợp
đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014. Việc thế chấp tài sản của ông T, bà H
đã chấm dứt theo quy định.
Theo khoản 1 Điều 322 BLDS 2015: bên nhận thế chấp có Nghĩa vụ Trả các giấy tờ
cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên
nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Do hợp đồng thế chấp đã chấm
dứt nên Ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông T, bà H.
Theo khoản 1 Điều 327 BLDS 2015: Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp
Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
Tuy nhiên, quan điểm của nhóm đồng tình với quan điểm của Tòa án sơ thẩm và
phúc thẩm đó là Công ty PT vẫn phải trả số nợ của các Hợp đồng tín dụng còn nợ và tiếp
tục trả lãi phát sinh cho Ngân hàng từ ngày 05/9/2019 cho đến khi trả xong khoản nợ. Và
ở đây theo quan điểm của nhóm thì cần có 1 tài sản bảo đảm nên có thể xem xét trường
hợp sử dụng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất để bảo đảm cho
việc trả nợ của Công ty PT hoặc nếu các bên có thỏa thuận sử dụng tài sản bảo đảm
khác.
VẤN ĐỀ 2. ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Tóm tắt bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Tòa án nhân dân TP. Hà
Nội:
Nguyên đơn: Ngân hàng N (Kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của Công ty TNHH
MTV Q).
Bị đơn: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại V
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: ông Đỗ Văn Q; bà Phạm
Thị V

Vụ việc: Tranh chấp hợp đồng tín dụng.


Lý do tranh chấp: Không thanh toán nợ gốc, chậm trả lãi phát sinh.
Nội dung vụ án: Giữa công ty TNHH MTV Q (Gọi tắt là VAMC) với Ngân hàng N
có một hợp đồng mua bán nợ thì VAMC mua lại toàn bộ khoản nợ của Công ty CP xây
dựng và thương mại V nay là Công ty TNHH Xây dựng V theo các Hợp đồng tín dụng
số 1421-LAV-200900142/HĐTD ký ngày 29/9/2009 và số 1421-LAV
201000037/HMTD ký ngày 21/05/2010 giữa Ngân hàng với Công ty V và ngày
21/5/2012, Ngân hàng tiếp tục ký Hợp đồng hạn mức tín dụng số 1421-LAV 201000037,
theo đó Ngân hàng N tiếp tục gia hạn cho công ty thêm 12 tháng với hạn mức tín dụng
như cũ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, Ngân hàng N chưa giải ngân mà chỉ
theo dõi phần dư nợ chuyển sang. Vì vậy, VAMC có quyền khởi kiện Công ty V đến
Tòa án để yêu cầu Công ty V phải trả các khoản nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Quyết định của Tòa:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn phải thanh
toán trả nợ gốc, lãi và lãi chậm trả phát sinh từ Hợp đồng tín dụng. Buộc Công ty TNHH
xây dựng và thương mại V phải thanh toán cho Ngân hàng N số tiền tính đến ngày
30/1/2019.
- Bác yêu cầu độc lập của ông Q, bà V về việc tuyên bố Hợp đồng thế chấp tài sản số
công chứng số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 được ký kết giữa bên thế chấp là ông
Đỗ Văn Q và bà Phạm Thị V, bên nhận thế chấp là Ngân hàng và bên vay là Công ty Cổ
phần xây dựng Thương Mại V là vô hiệu, là chưa phát sinh hiệu lực pháp luật cũng như
yêu cầu Ngân hàng phải trả lại bản gốc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất ở số 0104110021, hồ sơ gốc số: 149.TCĐC/2.3.1998 do Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội cấp ngày 16/7/1998 cho ông Đỗ Văn Q và bà Phạm Thị V.

Tóm tắt Bản án số 41/2021/KDTM-GĐT của Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM:
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) Bị đơn: ông Lê
Vĩnh Thọ và bà Nguyễn Thị Ngọc Loan

Nội dung bản án: Ông Thọ và bà Loan ký kết với Ngân hàng VP Bank 1 hợp đồng
vay tiền, với tài sản thế chấp là chiếc oto tải. Trong thời gian thế chấp, ông Thọ - bà
Loan đã tự ý chuyển nhượng chiếc xe nói trên cho bà Giao thông qua hợp đồng ủy
quyền mà không có sự đồng ý của VP Bank. Bà Giao đã thanh toán 10 kỳ cho Ngân
hàng. Sau đó, bà Giao chuyển nhượng chiếc xe cho ông Tân. Sau khi mua xe, ông Tân
đã trả được 3 kỳ cho Ngân hàng. Nay Ngân hàng VP Bank khởi kiện yêu cầu ông Thọ -
bà Loan trả số tiền còn nợ; ông Tân trả lại chiếc xe ôtô tải để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
của ông Thọ - bà Loan.

Câu 1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm.
(BLDS 2005) Điều 323. Đăng ký giao (BLDS 2015) Điều 298. Đăng ký biện
dịch bảo đảm pháp bảo đảm
1. Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân 1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký
sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật theo thỏa thuận hoặc theo quy định của
quy định về việc thực hiện biện pháp luật.
bảo đảm được quy định tại khoản 1
Điều 318 của Bộ luật này.

BLDS 2015 đã xác định đối tượng đăng ký là “biện pháp bảo đảm” còn BLDS 2005
xác định đối tượng đăng ký là “giao dịch bảo đảm”. Bản chất của hai thuật ngữ này có
sự khác nhau nhất định. “Giao dịch bảo đảm” là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận
hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm, còn "biện pháp bảo đảm"
được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Do đó, việc sử dụng thuật
ngữ “biện pháp bảo đảm” sẽ phù hợp hơn.
(BLDS 2005) Điều 323. Đăng ký giao (BLDS 2015) Điều 298. Đăng ký biện
dịch bảo đảm pháp bảo đảm
2. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được 1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký
thực hiện theo quy định của pháp luật về theo thỏa thuận hoặc theo quy định của
đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng luật.
ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch
hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật
bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường
có quy định.
hợp luật có quy định.

BLDS 2015 đã thay thế cụm từ “pháp luật" thành từ “luật”. Mà phạm vi điều chỉnh
của luật sẽ hẹp hơn nhiều so với pháp luật vì luật chỉ điều chỉnh một lĩnh vực còn pháp
luật là cả một hệ thống quy tắc gắn liền với một nhà nước, giúp nhà nước đó điều hành
bộ máy của mình. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc hạn chế về các chủ thể có thẩm
quyền để quy định về giao dịch bảo đảm và các điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu
lực.
(BLDS 2005) Điều 323. Đăng ký giao Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm
dịch bảo đảm
3. Trường hợp giao dịch bảo đảm được 2. Trường hợp được đăng ký thì biện
đăng ký theo quy định của pháp luật thì pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối
giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý kháng với người thứ ba kể từ thời điểm
đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.
đăng ký.

BLDS 2015 đã thay thế cụm từ “giá trị pháp lý” bằng “hiệu lực đối kháng". Có thể
nói rằng việc thay đổi về từ ngữ đã giúp hạn chế các ràng buộc pháp lý đối với bên thứ
ba trong giao dịch đảm bảo tài sản, khi mà “hiệu lực đối kháng” chỉ có thể phát sinh
trong bốn trường hợp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Bảo
lưu quyền sở hữu; Cầm giữ tài sản. Sự điều chỉnh này cũng đã cụ thể hóa hơn quy định
của luật, khiến cho việc sử dụng và áp dụng pháp luật trong thực tiễn đời sống trở nên
thuận lợi hơn.

Câu 2. Vai trò của đăng ký giao dịch bảo đảm trong một hệ thống pháp luật nước
ngoài.
Theo một số điều khoản trong Bộ luật dân sự Pháp 2018 quy định về việc hiệu lực
của quyền ưu tiên thanh toán đối với người thứ ba trong một số trường hợp phải đăng ký
quyền ưu tiên:
“Điều 2377
Quyền ưu tiên đối với bất động sản chỉ phát sinh hiệu lực giữa các người có quyền
khi được công bố công khai thông qua việc đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm, theo trình tự thủ tục quy định tại các điều dưới đây và điều 2426 và điều 2428”.
“Điều 2425
Giữa các người có quyền, việc xác định thứ tự thế chấp, dù là thế chấp theo luật
định, theo bản án, quyết định của tòa án hay theo thỏa thuận, đều căn cứ vào ngày
người có quyền tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo trình
tự,thủ tục do pháp luật quy định.
Nếu nhiều đăng ký thế chấp được thực hiện cùng một ngày đối với cùng một bất
động sản thì căn cứ vào ngày tháng của chứng thư thế chấp, chứng thư nào được lập
sớm hơn sẽ được xếp ở hàng trước, dù thứ tự trong sổ đăng ký quy định tại điều 2453
như thế nào”.
“Điều 2426
Các quyền sau đây phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm nơi có
tài sản:
1° Các quyền ưu tiên đối với bất động sản, trừ những ngoại lệ quy định tại điều
2378;
2° Thế chấp theo luật định, theo quyết định của tòa án hoặc theo thỏa thuận.
Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm không được mặc nhiên tiến hành việc đăng ký;
việc đăng ký chỉ được thực hiện đối với một khoản tiền nhất định và trên những bất
động sản nhất định theo quy định tại điều 2428;

Trong mọi trường hợp, đăng ký ưu tiên và đăng ký thế chấp đối với bất động sản
phải chỉ rõ từng bất động sản, xác định rõ nơi có bất động sản chính xác ở xã nào,
không được chỉ dẫn chung chung dù là giới hạn ở một vùng lãnh thổ nhất định”.
“Điều 2461
Người có quyền ưu tiên hoặc quyền thế chấp đã đăng ký đối với một bất động sản có
quyền truy đòi đối với bất động sản đó, bất kể bất động sản nằm trong tay ai, để được
thanh toán theo thứ tự quyền yêu cầu của mình hoặc thứ tự đăng ký”.

“Điều 2477
Việc công bố văn bản chuyển quyền sở hữu tại phòng đăng ký giao dịch bảo đảm
không giải trừ các quyền ưu tiên và thế chấp đã xác lập đối với bất động sản.
Người bán chỉ chuyển giao cho người mua quyền sở hữu và các quyền mà bản thân
mình có đối với vật bán cùng với các ràng buộc về quyền ưu tiên và thế chấp đối với vật
bán”.
Có thể thấy qua các Điều luật trên của Bộ luật Dân sự Pháp 2018, vai trò của đăng
ký biện pháp bảo đảm ở đây sẽ ảnh hưởng đến các quyền ưu tiên thanh toán đối với bên
thứ ba.

Câu 3. Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp
phải đăng ký không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 7/9/2009 thuộc trường hợp phải đăng
ký. Vì thế chấp tài sản thuộc trường hợp các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được
quy định tại Điều 292 BLDS 2015.

Câu 4. Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 được đăng ký phù hợp với quy định. Tại phần xét
yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, Hội đồng xét xử thấy rằng: “Xem xét việc thế chấp
này HĐXX thấy: Đối với hợp đồng thế chấp… Ngoài ra biên bản định giá có đầy đủ chữ
ký của bên thế chấp là vợ chồng ông Q và bà V; bên khách hàng vay là Công ty V do
ông Nguyễn Tử D làm đại diện ký tên và đóng dấu Văn phòng công chức đã thực hiện
đúng pháp luật công chứng, nội dung văn bản công chứng không trái với quy định của
pháp luật, không vi phạm Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 nên không thể tự vô hiệu”.

Câu 5. Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có vô
hiệu không? Vì sao?
Theo Tòa án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 không vô
hiệu vì Toà cho rằng: “Mà khi đăng ký hợp lệ thì chỉ phát sinh quyền ưu tiên xử lý tài
sản thế chấp chứ không phải sẽ vô hiệu hợp đồng thế chấp do chưa đăng ký giao dịch
đảm bảo như phía gia đình ông Q, bà V đề nghị (Điều 323 BLDS 2005)”.

Câu 6. Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng của Tòa như trong câu hỏi trên là thuyết phục. Bởi vì ở đây đơn đăng ký thế
chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ngày 30/9/2009 tại Văn phòng

13
đăng ký đất đai Hà Nội là giả mạo, không làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế chấp
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba ngày 07/9/2009 khiến cho
hợp đồng thế chấp thiết lập trở nên không còn giá trị khi bản thân những chủ thể giao kết
hợp đồng thế chấp chưa có quyền thế chấp quyền sử dụng đất nên việc điều công chứng
viên thực hiện nhiệm vụ công chứng hợp đồng thế chấp thông qua các thủ tục hành
chính là một điều hết sức cần thiết. Điều này đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật
dân sự, đảm bảo tính minh bạch và đạt được sự công nhận một cách hợp pháp trong quá
trình giao kết hợp đồng.

Câu 7. Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 21 có hiệu lực đối kháng với người
thứ ba không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp trong quyết định số 21 (thế chấp xe oto cho ngân hàng) không
phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba (cụ thể là bà Giao, ông Tân). Bởi, chiếc xe
ban đầu là tài sản bảo đảm cho giao dịch thế chấp giữa ông Thọ, bà Loan với ngân hàng
và không ai có lợi ích, quyền lợi liên quan tới cái xe kể từ thời điểm ngân hàng nhận thế
chấp từ ông Thọ, bà Loan.

Câu 8. Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS năm 2015), Ngân
hàng có quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả lại tài
sản thế chấp (xe ô tô) không? Vì sao?
Theo quy định về đòi tài sản được quy định tại Điều 166 BLDS 2015, ngân hàng có
quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả lại tài sản thế chấp
(xe oto) theo khoản 1 Điều 166 BLDS 2015. Cụ thể, Ngân hàng hiện đang là chủ thể có
quyền khác đối với tài sản (chiếc xe) thông qua hợp đồng thế chấp và ông Tân đang là
người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Bởi lẽ, oto
là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, do đó khi giao dịch chuyển nhượng xe với bà
Giao, ông Tân buộc phải biết về tình trạng giấy tờ (thế chấp) của chiếc xe. Do đó, việc
ông Tân không biết về chiếc xe đang được thế chấp không thể coi là có căn cứ pháp luật.

Câu 9. Cho biết kinh nghiệm của nước ngoài đối với hoàn cảnh tương tự như hoàn
cảnh trong vụ việc này (truy đòi tài sản thế chấp bị bán cho người thứ ba);
Với hoàn cảnh tương tự như hoàn cảnh trong vụ việc này (truy đòi tài sản thế chấp bị
bán cho người thứ ba) thì BLDS Pháp tuy có nhiều quy định về thế chấp tài sản nhưng
không có quy định nào hạn chế quyền định đoạt của người thế chấp. Cụ thể, BLDS có
quy định rằng “người bảo đảm vẫn là chủ sở hữu tài sản được sử dụng để thế

14
chấp và, trên cơ sở vai trò này, người bảo đảm có thể thực hiện các đặc quyền thuộc
khuôn khổ pháp lý thông thường của tài sản”
Như vậy, người bảo đảm vẫn có thể đem bán, chuyển nhượng tài sản thế chấp cho
người thứ ba.

Câu 10. Việc Tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô) cho Ngân hàng có
thuyết phục không? Vì sao?
Theo quan điểm của nhóm, việc Tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe oto)
là thuyết phục. Căn cứ theo khoản 1 Điều 166 BLDS 2015, ông Tân là người đang
chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật (cụ thể là không
ngay tình) bởi như đã nói ở trên, chiếc xe oto là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, do
đó khi mua chiếc xe, ông Tân buộc phải tìm hiểu về giấy tờ xe, và Ngân hàng chính là
chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản (thông qua hợp đồng thế chấp)
Bàn về chi tiết khác: Trong quá trình thế chấp, ông Thọ - bà Loan đã chuyển nhượng
chiếc xe cùng nghĩa vụ trả nợ cho bà Giao thông qua hợp đồng ủy quyền. Vậy có thể
hiểu rằng ông Thọ, bà Loan (bên có nghĩa vụ) đang chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà
Giao. Tuy nhiên, việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ này không được sự đồng ý của Ngân
hàng (bên có quyền) và đã vi phạm khoản 1 Điều 370 BLDS 2015 về chuyển giao nghĩa
vụ do đó hợp đồng ủy quyền này không có giá trị pháp lý hay nói cách khác, hợp đồng
ủy quyền vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật theo Điều 122 BLDS 2015, dẫn chiếu tới
điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS 2015.
Bàn về hướng giải quyết:
1. Ông Tân trả lại chiếc xe cho Ngân hàng nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của ông Thọ,
bà Loan

2. Ông Thọ, bà Loan vẫn là người trả nợ cho Ngân hàng mà không phải ai khác
3. Bà Giao, ông Tân có thể yêu cầu ông Thọ, bà Loan hoàn trả số tiền mà mình đã trả
cho Ngân hàng cộng với số tiền đã dùng để “mua” chiếc xe do các hợp đồng ủy quyền,
chuyển nhượng giữa các bên đều vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

15
VẤN ĐỀ 3. ĐẶT CỌC
Câu 1. Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp;
Cầm cố Đặt cọc Thế chấp
Khái niệm Cầm cố tài sản là Đặt cọc là việc một Thế chấp tài sản là
việc một bên (sau bên (sau đây gọi là việc một bên (sau đây
đây gọi là bên cầm bên đặt cọc) giao gọi là bên thế chấp)
cố) giao tài sản cho bên kia (sau dùng tài sản thuộc sở
thuộc quyền sở hữu đây gọi là bên nhận hữu của mình để bảo
của mình cho bên đặt cọc) một khoản đảm thực hiện nghĩa
kia (sau đây gọi là tiền hoặc kim khí vụ và không giao tài
bên nhận cầm cố) quý, đá quý hoặc sản cho bên kia (sau
để bảo đảm thực vật có giá trị khác đây gọi là bên nhận
hiện nghĩa vụ. (sau đây gọi chung thế chấp).
là tài sản đặt cọc)
trong một thời hạn
để bảo đảm giao kết
hoặc thực hiện hợp
đồng.
CSPL: Điều 309 CSPL: Điều 317.1
CSPL: Điều 328.1 BLDS 2015
BLDS 2015
BLDS 2015

Chủ thề Chủ thể chính: Chủ thể chính: Chủ thể chính: - Bên
thế chấp
- Bên cầm cố - Bên đặt cọc
- Bên nhận thế chấp
- Bên nhận cầm cố - Bên nhận cọc

Đối tượng Tài sản của thuộc Tiền hoặc kim khí Động sản, bất động
quyền sở hữu của quý, đá quý hoặc vật sản hoặc quyền tài sản
bên cầm cố. có giá trị khác,
không bao gồm
quyền tài sản.

Cách
thức Giao tài
sản cầm cố
Giao một
khoản tiền
Thế chấp tài
sản của

16
thực hiện cho bên nhận cầm hoặc kim khí quý, đá mình, không giao tài
cố. quý hoặc vật có giá sản cho bên nhận thế
trị khác cho bên chấp.
nhận cọc.

Mục đích Biện pháp bảo đảm Biện pháp bảo đảm Biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ. cho giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ.
thực hiện hợp đồng.

Chấm dứt 1. Nghĩa vụ được 1. Tài sản đặt cọc 1. Nghĩa vụ được bảo
đảm bảo bằng cầm được trả lại hoặc trừ đảm bằng thế chấp
cố chấm dứt khi thực hiện nghĩa chấm dứt.
vụ trả tiền nếu hợp
2. Việc cầm cố tài 2.Việc thế chấp tài
đồng được thực
sản được hủy bỏ sản được hủy bỏ
hiện, giao kết.
hoặc được thay thế hoặc được thay thế
bằng biện pháp bảo 2. Bên đặt cọc từ bằng biện pháp bảo
đảm khác. chối giao kết, thực đảm khác.
hiện hợp đồng thì tài
3. Tài sản cầm cố 3. Tài sản thế chấp đã
sản thuộc về bên
đã được xử lý được xử lý.
nhận đặt cọc. Ngược
4. Theo thỏa thuận lại bên nhận đặt cọc 4. Theo thỏa thuận
các bên từ chối giao kết, của các bên.
thực hiện hợp đồng
thì phải trả lại tài sản
đặt cọc và khoản
tiền tương ứng tài
sản đặt cọc (trừ
trường hợp có thỏa
thuận khác)
Câu 2. Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 định nghĩa về đặt cọc như sau:
“1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo
17
đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn
bản.”
Và quy định tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi
là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác
(sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực
hiện hợp đồng.”
Căn cứ theo các quy định trên, BLDS năm 2005 yêu cầu về hình thức việc đặt cọc
phải được thể hiện bằng văn bản, với các thỏa thuận đặt cọc theo hình thức khác sẽ
không có giá trị pháp lý. BLDS năm 2015 đã bỏ đi quy định về mặt hình thức, như vậy
thỏa thuận đặt cọc có thể xác lập bằng bất kỳ hình thức nào, dựa trên sự thỏa thuận, thiện
chí, sự tin tưởng giữa các bên và đảm bảo không vi phạm điều cấm của luật và không
trái với đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó BLDS 2015 đã thay thế cụm từ “hợp đồng dân sự” bằng cụm từ “hợp
đồng”. Điều này là phù hợp vì biện pháp đảm bảo đặt cọc không chỉ phổ biến đối với
các hợp đồng dân sự mà còn là một biện pháp phổ biến với các hợp đồng khác.

Câu 3. Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015: “2. Trường
hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc
hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực
hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một
khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, bên đặt cọc mất cọc khi từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng và tài sản
dùng để đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Bên nhận đặt cọc bị phạt cọc khi từ chối giao
kết, thực hiện hợp đồng, buộc bên nhận đặt cọc phải hoàn trả lại tài sản đặt cọc và một
khoản tiền tương ứng với tài sản đặt cọc cho bên nhận cọc, trừ trường hợp hai bên có
thỏa thuận khác.

Câu 4. Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không? Vì sao?
Theo quy định tại điểm d mục 1 Chương I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP: “d.
Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 này, nếu cả hai bên
18
cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan
thì không phạt cọc.”
Như vậy, nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận có nghĩa vụ trả lại tài sản cho bên đặt cọc.

*Đối với Quyết định số 49


Câu 1. Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho
bên nhận cọc như thế nào?
Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho bên nhận
cọc bằng hình thức chuyển tiền vào tài khoản của bên nhận cọc. Được thể hiện ở đoạn
“...Công ty Hoàng Quân đã chuyển số tiền đặt cọc vào tài khoản của Công ty Ninh
Thuận mở tại Ngân hàng...”

Câu 2. Theo Toà giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn
thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao?
Theo Tòa giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc không còn
thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc. Bởi, mặc dù Tòa đã nêu rõ rằng tài sản đặt cọc chưa
thuộc quyền sở hữu của bên nhận cọc, được thể hiện ở đoạn “...số tiền 1 tỷ đồng đặt cọc
chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty Ninh Thuận...” nhưng Tòa cũng không nêu rõ
rằng tài sản đặt cọc vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc. Do đó,có thể ngầm hiểu
rằng Tòa đang theo hướng tài sản đặt cọc đang ở trạng thái ở giữa 2 bên, và chỉ khi nào
bên nhận cọc thực hiện thành công giao dịch thì mới có quyền sở hữu đối với tài sản đặt
cọc, còn không thì tài sản đặt cọc sẽ được hoàn trả cho bên đặt cọc.

Câu 3. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc.
Quan điểm của nhóm về hướng giải quyết trên của Tòa Giám đốc thẩm liên quan đến
quyền sở hữu tài sản đặt cọc (cụ thể là việc số tiền 1 tỷ đồng vẫn chưa thuộc quyền sở
hữu của Công ty Ninh Thuận dù đã được chuyển vào tài khoản).
Việc Tòa án không nêu rõ tài sản đặt cọc sau khi chuyển khoản thuộc quyền sở hữu
của ai khiến cho tài sản đặt cọc rơi vào trạng thái “lơ lửng” giữa 2 bên, bên đặt cọc
không thể “rút” lại cọc và bên nhận cọc cũng không thể sở hữu cọc. Có thể thấy được ý
định của Tòa án là: nếu giao dịch thành công, bên nhận cọc sẽ sở hữu cọc còn nếu không
thành công thì tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc mà đỡ phải mất thời gian,
công sức đi “đòi” tài sản đặt cọc. Tuy nhiên, trong giao dịch dân sự, mục tiêu mà bên đặt
cọc đặt lên hàng đầu không phải là tài sản đặt cọc mà là mục tiêu được
19
đặt cọc để thực hiện; Mà nếu bên nhận cọc vi phạm thì đã có các chế tài về việc phạt cọc
quy định tại khoản 2 Điều 328 BLDS 2015; Chưa kể trong 1 số trường hợp, chính bản
thân khoản tiền đặt cọc được bên nhận cọc sử dụng để thực hiện giao dịch. Do đó, theo
quan điểm của nhóm, hướng giải quyết của Tòa Giám đốc thẩm liên quan tới quyền sở
hữu tài sản đặt cọc là chưa hợp lý.

* Đối với Bản án số 26


Câu 1. Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?
Đoạn thứ 07 của mục 2.2 phần nhận định của tòa án có ghi “Căn cứ theo Án lệ số
25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17
tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11
năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao…” và phần Quyết định đoạn 03 có ghi
“Căn cứ… Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
thông qua ngày 17/10/2018…”. Đã cho thấy Tòa án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL.

Câu 2. Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có
thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này là không
hoàn toàn thuyết phục. Căn cứ theo tinh thần của Án lệ số 25/2018/AL: “Trường hợp
bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do yếu tố khách quan và bên nhận
đặt cọc không phải chịu phạt cọc”.
Về đối tượng của hợp đồng là xe ô tô là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, việc áp
dụng tương tự đối Án lệ 25 đối với ô tô là hợp lý. Khác với Án lệ 25 khi việc đặt cọc là
để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, trường hợp Bản án 26 là đảm bảo cho việc thực
hiện hợp đồng. Mặc dù khác nhau vì mục đích đặt cọc nhưng theo GS. Đỗ Văn Đại thì
vẫn áp dụng tương tự được trong trường hợp này.
Trường hợp trong Quyết định số 26, ông I đã từng nhờ em gái mua được ô tô nhập
khẩu từ Mỹ về Việt Nam để sử dụng, nên ông mới đồng ý mua hộ ông P. Nhưng việc
nhập khẩu ô tô từ Mỹ về Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách quản lý của Nhà
nước ở từng thời điểm và hoàn toàn phụ thuộc vào người thân bên Mỹ của ông I và Đại
lý nhập khẩu. Bên cạnh đó, ông I không có xe ô tô để bán, bản thân ông I và doanh
nghiệp do ông làm chủ cũng không đủ điều kiện nhập khẩu ô tô; ông P biết rõ điều này
và không có chứng cứ cho rằng ông I có đủ khả năng bán xe ô tô cho ông P, nhưng cố
tình từ chối thực hiện. Nhưng trong trường hợp này, cần xác định lỗi của ông

20
I là lỗi vô ý do chủ quan, hợp đồng không phải không thể thực hiện được chỉ do nguyên
nhân khách quan mà còn do yếu tố chủ quan. Tuy nhiên việc Tòa án áp dụng Án lệ 25
cũng đã bảo vệ được phần nào quyền lợi của ông I do việc không thực hiện được hợp
đồng không phải do lỗi cố ý, ông I muốn thực hiện hợp đồng nhưng do yếu tố khách
quan không cho phép.

Câu 3. Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu
ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL
không? Vì sao?
Việc Tòa án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu ông I
phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” là không hoàn toàn phù hợp với tinh thần của
Án lệ 25.
Tóm tắt Án lệ số 25/2018/AL: Không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận trong
thời hạn 30 ngày bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc (Điều 5 Hợp đồng đặt cọc).
Tại thời điểm ông L đặt cọc 2.000.000.000 đồng cho bà Trương Hồng Ngọc H, bà H
đã nhận nhà nhưng chưa làm thủ tục sang tên do cơ quan thi hành án dân sự Thành phố
Hồ Chí Minh đang quản lý toàn bộ giấy tờ có liên quan đến căn nhà.
Tòa xác định nếu có căn cứ xác định cơ quan thi hành án dân sự chậm trễ trong việc
chuyển tên quyền sở hữu cho bà H thì lỗi dẫn tới việc bà H không thể thực hiện đúng
cam kết với ông L thuộc về khách quan, và bà H không phải chịu phạt tiền cọc.
Trong trường hợp này, Tòa không yêu cầu xem xét lại mức độ lỗi của ông I cũng
như xem xét lại về yếu tố khách quan trong trường hợp này là thiếu sót. Án lệ 25 xem
xét kỹ trong trường hợp này là lỗi do CQTHA hay do bà H nhưng Bản án số 26 lại
“không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu ông I phải trả số tiền
phạt cọc là 450.000.000đ” ngay lập tức là không hợp lý trong khi trong trường hợp này
có thể xác định được một phần lỗi dẫn đến việc không thể thực hiện được hợp đồng là
do ông H.

21
VẤN ĐỀ 4. BẢO LÃNH
Câu 1. Những đặc trưng của bảo lãnh.
Để tạo điều kiện cho việc các bên có thể giao kết hợp đồng mà vẫn đảm bảo được
quyền lợi cho người có quyền ngay cả trong trường hợp người có nghĩa vụ không có tài
sản trong việc thực hiện nghĩa vụ, pháp luật cho phép người thứ ba đứng ra cam kết với
người có quyền rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay người có nghĩa vụ, đó là trường hợp
“bảo lãnh”.4

Chế định về bảo lãnh theo Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định từ Điều 335 đến
Điều 343. Trong đó có những đặc trưng như:
- Khái niệm: Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với
bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
- Phạm vi: Người bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
cho bên được bảo lãnh.
- Thù lao: Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh
có thỏa thuận.
- Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:
+ Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ.
+ Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
+ Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận
bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

4
Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 313.

22
- Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh: Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo
lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh:
+ Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
+ Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận
bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi
thường thiệt hại.

Câu 2. Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh. -
Về khái niệm:

Theo khoản 1 Điều 335: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo
lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực
hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ”.
So với Điều 361 BLDS 2005, khái niệm bảo lãnh bổ sung cụm từ “thực hiện
nghĩa vụ” vào sau “thời hạn” nhằm làm rõ nghĩa hơn. Sự thay đổi này không làm thay
đổi về mặt nội dung mà chỉ mang tính kỹ thuật.
- Về phạm vi:
Điều 336 BLDS 2015 đã bổ sung nội dung mới so với Điều 363 BLDS 2005 liên
quan đến phạm vi bảo lãnh.

Quy định thêm “lãi trên số tiền chậm trả” vào nghĩa vụ bảo lãnh với nội dung
“nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại,
lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Quy định về trường hợp người bảo lãnh chết “trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh
là nghĩa vụ được phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ
phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại”.
Quy định về việc “các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài
sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.

23
- Về quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận, bên được bảo lãnh:
Trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, khoản 1 Điều 339
BLDS 2015 đã bổ sung nội dung: “Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên
bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo
lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được
bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ”.
Trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh, trước đây Điều 367
BLDS 2005 đã quy định: “Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu
cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu
không có thoả thuận khác”. Điều này đã làm phát sinh quan điểm rằng chỉ khi nào người
bảo lãnh thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì mới được quay sang đòi
người được bảo lãnh. BLDS hiện hành muốn loại bỏ quy định trên và đã có sự thay đổi.
Theo đó, người bảo lãnh được quyền quay sang đòi người được bảo lãnh phần mà mình
đã thực hiện với người nhận bảo lãnh mà không cần phải đợi thực hiện xong toàn bộ
nghĩa vụ bảo lãnh.
- Về miễn việc thực hiện bảo lãnh:
Điều 341 BLDS 2015 đã có 2 sự thay đổi là sửa đổi khoản 1 Điều 368 BLDS
2005 và bổ sung vào khoản 3 Điều trên.
Cụ thể, những quy định được sửa đổi, bổ sung trong BLDS 2015: “Trường hợp
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì
bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ” và ở khoản 3 “Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường
hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh”
Trong khi đó, ở khoản 1 Điều 368 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp bên
nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.
Như vậy, BLDS 2015 đã nhấn mạnh hai điều: Thứ nhất, “Trường hợp bên bảo
lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh” và được miễn; Thứ hai, nếu đã miễn cho bên

24
bảo lãnh thì bên được bảo lãnh cũng không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo
lãnh.
- Về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh:
Điều 342 BLDS 2015 đã sử dụng tiêu đề là “Trách nhiệm dân sự của bên bảo
lãnh” thay vì tiêu đề “Xử lý tài sản của bên bảo lãnh” theo Điều 369 BLDS 2005.
Đồng thời, nội dung cũng có những thay đổi nhất định. Trong khi BLDS 2005
quy định rằng, trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo
lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo
lãnh phải đưa tài sản của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, BLDS 2015 quy
định: “Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. Trường hợp bên bảo lãnh không thực
hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh
toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.”

* Đối với Quyết định số 02


Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chi nhánh Đồng Nai (theo Tòa
cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định).
Bị đơn: Bà Đỗ Thị Tĩnh - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Trần Văn Miễn; Bà Nguyễn Thị
Cà.
Nội dung vụ việc: Ngày 26/09/2006, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chi
nhánh Đồng Nai ký hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân vay
900.000.000 đồng với thời hạn là 12 tháng. Tài sản bảo đảm gồm có QSD 20.408m 2 đất
tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (đã có giấy tờ hợp lệ) do ông Trần
Văn Miễn và bà Nguyễn Thị Cà đem thế chấp cho Quỹ tín dụng để bảo đảm nghĩa vụ trả
nợ cho Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân. Hợp đồng thế chấp trên đã được chứng
thực và đăng ký giao dịch bảo đảm. Sau khi vay tiền, Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại
Lộc Tân đã trả 270.000.000 đồng tiền gốc, hiện còn nợ số tiền gốc là 630.000.000 đồng
và tiền lãi. Quỹ tín dụng khởi kiện yêu cầu Toà án buộc bà Tĩnh là Chủ Doanh nhân tư
nhân Đại Lộc Tân phải trả tiền gốc lẫn tiền lãi, nếu không trả được thì buộc người bảo
lãnh có trách nhiệm với họ. Bà Tĩnh đồng ý trả nợ và đề nghị đưa nhà, đất của bà vào
thay thế cho tài sản của ông Miễn, bà Cà. Ông bà Miễn đề nghị Tòa án buộc
25
bà Tĩnh trả tiền cho Quỹ tín dụng và buộc Quỹ tín dụng trả lại GCN QSD đất cho ông
bà.
Quyết định của Tòa:
+ Bản án sơ thẩm số 134/2008/KDTM-ST ngày 23/9/2008 đã chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn.
+ Bản án Phúc thẩm số 134/2008/KDTM-PT ngày 27/11/2008 giữ nguyên án Sơ
thẩm.
+ Bản án Giám đốc thẩm số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013: Tuyên Chủ
Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi đối với nợ gốc, kể từ sau
ngày tuyên bản án sơ thẩm cho đến khi thanh toán hết nợ theo mức lãi suất mà hai bên
thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng.

Câu 1. Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ
tín dụng là quan hệ bảo lãnh?
Đoạn cho thấy Toà án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là
quan hệ bảo lãnh là trong phần Xét thấy: “Trong trường hợp xác định Hợp đồng thế
chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số 01534 ngày 22/09/2006 giữa các bên có
hiệu lực thì phải tuyên theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 7 của
Hợp đồng thế chấp; Điều 361 Bộ luật dân sự là khi chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc
Tân không trả nợ hoặc trả không đủ thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.”
Và “Tài sản bảo đảm cho khoản vay là quyền sử dụng 20.408m2 đất tại xã Thạnh
Phú, huyện Vĩnh Cửu cấp cho ông Trần Văn Miễn) do vợ chồng ông Nguyễn Văn Miễn
và bà Nguyễn Thị Cà đem thế chấp cho Quỹ tín dụng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho
Chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân bằng Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của
người thứ ba số 01534 ngày 22/9/2006 giữa Quỹ tín dụng (Bên nhận thế chấp) với ông
Trần Văn Miễn và bà Nguyễn Thị Cà (Bên thế chấp) và bà Đỗ Thị Tỉnh - Chủ Doanh
nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân (Bên vay vốn). Hợp đồng thế chấp được Ủy ban nhân dân
xã Thạnh Phú chứng thực ngày 22/9/2006 và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vĩnh Cửu ngày 25/9/2006.”

Câu 2. Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán.
Hội đồng thẩm phán xét thấy ông Miễn và bà Cà kí hợp đồng thế chấp vì để có tiền
cứu chữa cho con trai bị tai nạn và đây là ký hợp đồng trong tình trạng bị bắt buộc chứ
không hoàn toàn tự nguyện, không biết sẽ ký hợp đồng thế chấp và tài sản bảo đảm là
quyền sử dụng đất mà hoàn toàn là do bên trung gian là bà Mai Thị Đài Trang như cấp
Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm đã nhận thấy nên có khả năng dù đã được đăng ký
và chứng thực, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số 01534 ngày
22/9/2006 sẽ bị tuyên vô hiệu. Nhưng ở đây việc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã
Thạnh Phú còn nhiều mâu thuẫn và có dấu hiệu gian dối nên việc tuyên bố vô hiệu Hợp
đồng thế chấp là hoàn toàn hợp lý.
Tòa án đã đưa ra một dữ kiện quan trọng đó là: Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm
không đưa bà Trang với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là không
đúng theo quy định của pháp luật là hoàn toàn chính xác. Bởi bà Trang là bên trung gian
đem hợp đồng cho ông Miễn và bà Cà ký kết hợp đồng thế chấp và trước đó giữa bên
chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân và vợ chồng ông Miễn hoàn toàn không biết
nhau và mọi việc đều theo sự sắp xếp của Bà Trang. Ở đây ta có thể thấy được sự sai
lầm của Tòa sơ thẩm và phúc thẩm khi để thiếu sót lớn làm ảnh hưởng đến vụ án và
thiếu sót đó cũng vi phạm khoản 4 Điều 56 và Điều 65 bộ luật tố tụng dân sự.

Câu 3. Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo
đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?
Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng đề bảo đảm cho
nghĩa vụ trả khoản vay 900.000.000 đồng giữa Quỹ tín dụng (bên cho vay) và bà Tỉnh –
Chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Thành (bên vay). Ông Miễn, bà Cà vì muốn vay
70.000.000 đồng để cứu chữa cho con trai bị tai nạn giao thông nên đã ký giấy ủy quyền
và hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bà Tỉnh có thể vay tiền của Quỹ
tín dụng. Tòa án cũng đã xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là
quan hệ bảo lãnh trong trường hợp Hợp đồng thế chấp số 01534 ngày 22/9//2006 có hiệu
lực.

*Đối với Quyết định số 968


Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Hồng Nhung.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thắng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Mát và Ông Nguyễn Văn
Tam.
Nội dung bản án: Bà Nhung cho bà Mát mượn tiền với sự bảo lãnh của bà Thắng. Do
bà Mát không trả cả tiền gốc lẫn lãi nên bà Nhung khởi kiện yêu cầu bà Mát và bà Thắng
phải có trách nhiệm trả tiền cho bà.

Quyết định của Tòa án:

27
- Tòa sơ thẩm: Chấp nhận đơn khởi kiện của bà Nhung, bà Thắng phải thực hiện nghĩa
vụ thay cho bà Mát, ông Tam để trả tiền cho bà Nhung cả gốc và lãi.
- Tòa phúc thẩm: Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
- Tòa án giám đốc thẩm: Hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án
nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp
luật.

Câu 1. Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và
người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?
Đoạn cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo
lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền: “ Tại Bản án dân sự sơ thẩm số
89/2008/DS-ST ngày 30-7-2008, Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
quyết định: Chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị Hồng Nhung, Bà Nguyễn Thị Mát và bà
Nguyễn Thị Thắng cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả cho bà Vũ Thị Hồng
Nhung 700.100.000 đồng”

Câu 2. Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?
Hướng liên đới trên không được Tòa án chấp nhận.

Được thể hiện ở đoạn: “Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 242/2008/DS-PT ngày 26- 9-
2008, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định hủy Bản án dân sự sơ thẩm số
89/2008/DS-ST ngày 30-7-2008 của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom. Chuyển hồ sơ
về cho Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung với
nhận xét quan hệ vay tiền và quan hệ bảo lãnh là hai quan hệ độc lập nên bà Nhung có
quyền khởi kiện bà Mát trả tiền hoặc khởi kiện yêu cầu bà Thắng thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh, trả nợ thay cho bà Mát.” và “Tòa án các cấp chưa thu thập, xác định rõ khả năng
thực hiện nghĩa vụ dân sự của bà Mát, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân
huyện Trảng Bom) đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng bà
Mát là chưa chính xác.”

Câu 3. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến vấn đề liên đới nêu trên.
Theo Điều 338 BLDS 2015 thì nhiều người cùng bảo lãnh thực hiện một nghĩa vụ thì
phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh “Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì
phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật

28
có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong
số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
Từ đó ta thấy không có quy định về việc, người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên
đới với nhau thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền.
Việc Toà án địa phương yêu cầu bên bảo lãnh (bà Thắng, ông Ân) liên đới với
bên được bảo lãnh (bà Mát) cùng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà Nhung là không phù
hợp với quy định của pháp luật, không bảo đảm được quyền lợi cho người bảo lãnh.
Toà giám đốc xác định việc Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm yêu cầu bên bảo lãnh
và bên được bảo lãnh liên đới trả nợ là sai. Toà giám đốc thẩm xác định bà Mát phải là
người thực hiện nghĩa vụ với bà Nhung; nếu bà Mát không thực hiện được hoặc chỉ thực
hiện được một phần thì bà Thắng, ông Ân mới thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bà Mát
là theo đúng luật định, đảm bảo quyền lợi của bên bảo lãnh.
Việc Toà án địa phương yêu cầu bên bảo lãnh (bà Thắng, ông Ân) liên đới với bên
được bảo lãnh (bà Mát) cùng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà Nhung là không phù hợp
với quy định của pháp luật, không bảo đảm được quyền lợi cho người bảo lãnh

Câu 4. Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh.
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh cam kết bảo lãnh cam kết bảo lãnh, bên thứ
ba cam kết với bên có quyền thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ đến thời hạn
thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nghĩa vụ bảo lãnh đến hạn mà bên bảo lãnh
không thực hiện nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh.

Câu 5. Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo Bộ luật Dân sự người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hết thời
hạn được quy định trong hợp đồng mà người được bảo lãnh không thể thực hiện nghĩa
vụ hoặc không thể hoàn thiện nghĩa vụ hay thực hiện không đúng với yêu cầu được đặt
ra trong hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau
đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo

29
lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh.”

Câu 6. Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo Quyết định, người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là khi người thực
hiện nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện
được một phần. Cụ thể ở Quyết định giám đốc thẩm: “…nếu bà Mát không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần, thì phần không thực
hiện được bà Thắng và ông Ân mới phải có trách nhiệm thực hiện thay theo quy định tại
Điều 361, 363 và Điều 365 Bộ luật dân sự.”

Câu 7. Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.
Bản án 24/2021/DS-PT ngày 01/02/2021 về tranh chấp dân sự yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh.

Cấp xét xử: Phúc thẩm


Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh
Tóm tắt nội dung: Ông Nguyễn Quốc C chủ sở hữu công ty, chủ tịch công ty và là
người đại diện theo pháp luật của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (viết tắt
TNHH MTV). Ngày 12/6/2018, ông Nguyễn Quốc C đã ký hợp đồng tín dụng vay dài
hạn số 13/2018/HĐTDTDH-PN/SHB.131800 với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
chi nhánh Tây Ninh để vay tiền. Do quen biết và có hợp tác chung nên ông Lê Đỗ Anh
Th cùng vợ bà Nguyễn Thị Tố U có dùng tài sản của mình là 7 phần đất có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất do ông Th và bà U đứng tên sở hữu để ký hợp đồng thế chấp
bảo lãnh khoản vay của Công ty TNHH MTV. Ông Th, bà U yêu cầu cá nhân ông
Nguyễn Quốc C phải trả cho ông Th, bà U số tiền mà ông bà đã thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh cho ông C tại Ngân hàng và tiền lãi chậm trả theo quy định pháp luật tính từ ngày
20/5/2020 cho đến ngày xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên ông Nguyễn Quốc C không đồng ý
yêu cầu của ông Th về việc yêu cầu trả lại số tiền bảo lãnh.
Trích dẫn nhận định của Tòa: Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự không thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu kháng
cáo, yêu cầu khởi kiện. Hội đồng xét xử xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận
30
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ. Ông Ch là người đại diện theo ủy quyền
của nguyên đơn kháng cáo nhưng không cung cấp được chứng cứ gì mới, do đó không
có căn cứ chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Câu 8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý. Vì:

Thứ nhất, Tòa án chỉ ra được việc thu nhập thông tin chưa đầy đủ, chưa xác định rõ
các mối quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa các bên.

Thứ hai, việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh cũng cần phải có điều kiện (như
bên thực hiện nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ được, chỉ thực hiện được một phần
của nghĩa vụ…và phải có chứng cứ xác minh). Đồng thời cần căn cứ vào luật để xác
định thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chứ không thể tùy tiện liên đới để chịu trách
nhiệm. Làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bên bảo lãnh.
Qua đó ta thấy hướng giải quyết của Tòa là hợp lý, góp phần giúp cho những hợp đồng
bảo lãnh thêm rõ ràng và công bằng hơn, bên có nghĩa vụ không thể tùy tiện thoái thoát
nghĩa vụ của mình, bên bảo lãnh bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản pháp luật tiếng Việt
1. Bộ Luật Dân sự 2005
2. Bộ Luật Dân sự 2015
3. Luật Đất đai 2013
4. Luật Đất đai 2003
32

You might also like