Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HUẾ

TRƯƠNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ


KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----– & —-----

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC2
BÀI 26: MUÔN LOÀI CHUNG SỐNG
BÀI VIẾT 1
NGHE - VIẾT: CON SÓC

Giáo viên giảng dạy: Lê Thị Hoài Nam


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Anh Thư
Trần Thị Thúy Hiền
Nguyễn Thị Như Ý
Lê Trần Bảo Uyên

Huế, tháng 4 năm 2024


KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 26: MUÔN LOÀI CHUNG SỐNG (Sách Cánh Diều - lớp 2)
BÀI VIẾT 1
NGHE - VIẾT: CON SÓC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Phát triển năng lực đặc thù
a. Năng lực ngôn ngữ
- Nghe - viết chính xác trích đoạn văn Con sóc (44 chữ). Qua bài chính tả, củng cố
cách trình bày một đoạn văn.
- Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ r, d, gi / điền vần ưc, ưt. Điền đúng vào ô tr
ống tiếng bắt đầu bằng r, d, gi / có vần ưc, ưt
b. Năng lực văn học
- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu văn trong bài chính tả.
- Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.
2. Phát triển năng lực chung và phẩm chất
- Chủ động học tập, biết lắng nghe và viết đúng đoạn trích; thực hiện tốt nhiệm vụ trong h
oạt động học tập; có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong các hoạt động tập thể.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: máy chiếu và các hình ảnh liên quan đến bài học, bài giảng,…
- Học sinh: Sách Tiếng Việt lớp 2 Cánh Diều, Vở chính tả,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Giới thiệu bài học hôm nay.
* Cách tiến hành:
1. Tổ chức trò chơi giải câu đố
- Giải câu đố
- GV chiếu câu đố và đọc: - Lắng nghe và quan sát
Chuyển cành mau lẹ
Có cái đuôi bông
Hạt dẻ thích ăn
Con gì thế nhỉ?
- Mời HS giải đố - Trả lời: Con sóc
- GV nhận xét, khen ngợi - Lắng nghe
- GV chiếu một số hình ảnh và video về con
sóc cho HS quan sát
- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày
hôm nay, các em sẽ nghe - viết chính xác
đoạn văn Con sóc.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu:
- HS nghe, đọc đoạn văn tả con sóc, hiểu được nội dung đoạn văn; viết đoạn chín
h tả.HS nghe, đọc đoạn văn tả con sóc, hiểu được nội dung đoạn văn; viết đoạn c
hính tả.
- Chọn r, d, gi hoặc ưc, ưt phù hợp điền vào ô trống
- Chọn tiếng dẻ, giẻ, rẻ, nức, nứt phù hợp điền vào ô trống
* Cách tiến hành:
1. Nghe - viết
- Mời HS đọc tên bài: “Con sóc” - Đọc tên bài
- Chiếu đoạn văn lên màn hình, đọc đoạn văn: - Lắng nghe
“Con sóc”
- Mời 1 HS đọc lại bài, yêu cầu cả lớp đọc - Đọc lại bài
thầm theo.
- Đưa ra câu hỏi:
+ Đoạn văn nói lên điều gì? + Đoạn văn tả con sóc đáng yêu,
nghịch ngợm
+ Đoạn văn có mấy câu? + Đoạn văn có 4 câu
+ Những dấu câu được sử dụng trong bài? + Dấu chấm và dấu phẩy
+ Những chữ nào được viết hoa? Vì sao lại + Chữ Trong, Sóc, Đuôi được
viết hoa? viết hoa là chữ đầu đoạn văn và
đầu câu
- Trong đoạn có những từ khó nào? - Trả lời: đỏ hung, chóp đuôi,
tinh nhanh, thoắt trèo,…
+ Hướng dẫn HS đọc, viết từ khó: - Thực hiện
- Mời HS đọc lại các từ khó và viết vào bảng
con: đỏ hung, chóp đuôi, tinh nhanh, thoắt
trèo,…
- Nhận xét, chỉnh sữa lỗi cho HS
- Hướng dẫn HS cách trình bày vở - Lắng nghe
+ Vở luyện viết: Mở vở luyện viết trang 18.
Điền thứ ngày và lùi vào 5 ô ghi tên đề bài
Con sóc, chữ đầu chú ý viết hoa. Sau đó
xuống dòng lùi vào 1 ô, viết lần lượt từng câu
cho đến hết bài. Chữ đầu dòng và chữ đầu
của các câu chú ý viết hoa. Cuối cùng lùi vào
7 ô viết tên tác giả theo Ngô Quân Miện, tên
tác giả là tên riêng, các em chú ý viết hoa.
+ Vở ô li:
Vào 1 ô viết thứ ngày. Vào 5 ô viết Tiếng Việt.
Vào 3 ô viết Nghe - viết: Con sóc, chữ đầu
các em chú ý viết hoa. Sau đó các em xuống
dòng, lùi vào 1 ô viết lần lượt từng dòng đến
hết bài, chữ đầu dòng và chữ đầu của các
câu các em chú ý viết hoa. Cuối cùng các em
lùi vào 7 ô viết tên tác giả và nhớ viết hoa.
- Lưu ý tư thế ngồi viết: 1 tay cầm viết, 1 tay
giữ trang vở. Thẳng lưng, chân đặt thoải mái
đúng vị trí. Khoảng cách từ mắt đến vở 25-30
cm
- Mời HS ngồi đúng tư thế, gấp SGK lại - Ngồi ngay ngắn, đúng tư thế
- Đọc thong thả từng cụm từ hoặc câu ngắn - Nghe - viết đoạn vào vở
cho HS nghe - viết vào vở
- Đọc lại bài chính tả lần cuối cho HS soát lỗi - Đọc lại bài, tự sửa lỗi
- Lấy 2 – 3 bài HS chiếu ở TV để cả lớp cùng - Quan sát, nhận xét
xem, nhận xét
2. Làm bài tập chính tả
Bài 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô
trống
a) Chữ r, d hay gi?
b) Vần ưc hay ưt?
- Hướng dẫn HS làm bài: Có một đoạn văn, - Lắng nghe hướng dẫn
trong đoạn văn có một số ô trống. Nhiệm vụ
của các em là hãy điền chữ hoặc vần phù hợp
vào ô trống
- Yêu cầu học sinh làm bài - Làm bài
- HS chia sẻ bài làm - Chia sẻ
a) gieo hạt/ chạy dài/ sốt ruột/ rồ
i/ héo rũ
b) thơm nức/ háo hức/ bực tức/
vứt
- Nhận xét, đánh giá - Lắng nghe
- Mời HS đọc lại đoạn văn - Đọc đoạn văn
Bài 3: Em chọn tiếng nào trong ngoặc đơn
để điền vào ô trống
a) Dẻ, giẻ, rẻ
b) Nức, nứt
- Chơi trò chơi “Tìm kho báu” - Lắng nghe luật chơi
- Nêu luật chơi: “để tìm được kho báu, chúng
ta cần giải mật mã bằng cách điền vào ô trống
các từ thích hợp. Nếu các bạn trả lời đúng thì
sẽ có được một chìa khóa mở hòm bí mật”
- Tổ chức trò chơi - Chơi trò chơi
a) Giá rẻ/ giẻ lau/ hạt dẻ
b) Nứt nẻ/ nức nở/ thơm nức
- Nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe
C. CỦNG CỐ, DĂN DÒ
- Nhận xét tiết học - Lắng nghe
- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài cũ và chuẩn bị - Thực hiền theo yêu cầu của GV
bài mới

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)


….
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….

You might also like