Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP ENZYME VÀ NĂNG LƯỢNG

Câu 1: [DTed/1-4-4]
Hình 2.1 thể hiện mối liên quan giữa nồng độ sản phẩm và thời gian & phản ứng và Hình 2.2 thể hiện mối
liên quan giữa tốc độ phản ứng và nồng độ cơ chất của một loại enzyme trong điều kiện phản ứng có nồng
độ enzyme, nhiệt độ và pH ổn định. Mỗi giai đoạn (a, b, c, d) của m ỗi đường đi cong được phân chia bởi
dấu chấm “.”
a) Hãy giải thích chiều hướng thay đổi ở mỗi giai đoạn của đường cong ở Hình 2.1 và Hình 2.2.
b) Vận tốc phản ứng của enzyme với cơ chất đạt cao nhất ở giai đoạn nào ở mỗi hình (a, b ở Hình 2.1; c, d ở
Hình 2.2)? GT.

a)
Hình 2.1: đoạn (a) thời gian phản ứng càng dài thì nồng độ sản phẩm được tạo thành càng tăng, vì lúc này
lượng enzyme dư thừa đủ để xúc tác cho tất cả các phản ứng, nên nồng độ chất sản phẩm tăng mạnh ; đoạn
(b) thời gian phản ứng dài mà nồng độ sản phẩm ít tăng, chứng tỏ enzyme đã bị nồng độ cơ chất bão hòa và
tốc độ phản ứng chậm lại nên nồng độ sản phẩm ít tăng lên.
Hình 2.2: đoạn (c) nồng độ cơ chất càng nhiều thì tốc độ phản ứng càng tăng, vì lúc này enzyme chưa bão
hòa và có thể đảm bảo cho tất cả các cơ chất đều được enzyme xúc tác cho phản ứng; đoạn (d) nồng độ cơ
chất tăng nhưng tốc độ phản ứng ít tăng vì lúc này enzyme đã bị nồng độ cơ chất bão hòa, không thể xúc tác
thêm cho lượng cơ chất còn lại.
b) Hình 2.1: đoạn (a) có vận tốc phản ứng của enzyme với cơ chất đạt cao nhất vì: nồng độ chất sản phẩm
tăng mạnh ở giai đoạn này chứng tỏ vận tốc phản ứng của enzyme với cơ chất cao
Hình 2.2: đoạn (c) có vận tốc phản ứng của enzyme với cơ chất đạt cao nhất vì: nồng độ cơ chất tăng mạnh
thì tốc độ phản ứng tăng mạnh
Câu 2: [DTed/1-1-2]
Thế nào là chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzyme? Nếu chỉ có các chất ức
chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính của enzyme thì làm thế nào để có thể phân biệt hai loại chất
ức chế này?
- Chất ức chế cạnh tranh là chất ức chế liên kết vào trung tâm hoạt động của enzyme (cạnh tranh với cơ
chất).
- Chất ức chế không cạnh tranh là chất ức chế liên kết với phức hợp enzyme-cơ chất (không phải enzyme tự
do) ở vị trí khác trung tâm hoạt động, ảnh hưởng đến trung tâm hoạt động dẫn đến giảm hoạt tính xúc tác của
enzyme.
- Cho mỗi loại chất ức chế, cơ chất và enzyme tương ứng với cơ chất vào từng mẫu thí nghiệm với nồng độ
mỗi mẫu là như nhau. Quan sát và tính tốc độ phản ứng của mỗi mẫu. Sau đó tăng nồng độ cơ chất của các
mẫu thí nghiệm. Mẫu nào có tốc độ tăng lên thì trong đó chứa chất ức chế cạnh tranh. Mẫu nào vẫn giữ
nguyên tốc độ phản ứng thì mẫu đó chứa chất ức chế không cạnh tranh.
Câu 3: [DTed/1-2-2]
Phân biệt 3 cơ chế hoạt động của chất ức chế enzyme có thể phục hồi và cách nhận biết mỗi cơ chế dựa vào
động học enzyme?
Tên chất ức chế Chất ức chế cạnh tranh Chất ức chế không cạnh tranh
Cơ chế hoạt động Chất ức chế liên kết vào trung tâm Chất ức chế liên kết với phức hợp
hoạt động của enzyme (cạnh tranh enzyme-cơ chất (không phải
với cơ chất). enzyme tự do) ở vị trí khác trung
tâm hoạt động, ảnh hưởng đến
trung tâm hoạt động dẫn đến giảm
hoạt tính xúc tác của enzyme.
Nhận biết Km tăng (ái lực giảm) và Vmax Km không thay đổi và Vmax giảm.
không đổi.

Câu 4: [DTed/1-6-4]
1.Biểu đồ cho thấy tiến trình phân giải tinh bột của enzyme amylase nước bọt. Tại sao phản ứng lại chậm lại

A. Ức chế phản ứng cuối cùng bằng mantose


B. Amylase nước bọt trở nên biến tính
C. Amylase nước bọt đang dần trở nên bão hòa với tinh bột
D. Enzyme bị biến đổi cấu hình
E. Có ít các phân tử cơ chất còn lại để liên kết với amylase nước bọt
Câu 5: [DTed/1-6-3]
d.

e.
- Ảnh hưởng của A: làm tăng Km, ít giảm Vmax
1
- Ảnh hưởng của B: không làm thay đổi Km, tốc độ phản ứng giảm Vmax
2
f. A là chất ức chế cạnh tranh, B là chất ức chế không cạnh tranh vì:
- Chất ức chế cạnh tranh liên kết vào trung tâm hoạt động của enzyme (cạnh tranh với cơ chất) làm giảm ái
lực của enzyme với cơ chất (Km tăng) – tương ứng với A
- Chất ức chế không cạnh tranh liên kết với phức hợp enzyme-cơ chất (không phải enzyme tự do) ở vị trí
khác trung tâm hoạt động, ảnh hưởng đến trung tâm hoạt động dẫn đến giảm hoạt tính xúc tác của enzyme,
từ đó làm giảm tốc độ phản ứng – tương ứng với B
Câu 6: [DTed/1-2-1]
Làm thế nào enzyme giải phóng năng lượng hoạt hóa trong các phản ứng hóa học ?
 Cơ chế xúc tác của các enzyme: giảm hàng rào năng lượng cản trở các chất phản ứng (hoặc cơ chất) khỏi
sản phẩm. Việc giảm hàng rào năng lượng (Ea) làm tăng số lượng phân tử chất tham gia phản ứng "vượt qua"
hàng rào năng lượng này, giải phóng năng lượng hoạt hóa và tạo thành sản phẩm phản ứng.
Cơ chế làm giảm năng lượng hoạt hóa: Khi vị trí hoạt động của enzyme lir6n kết với cơ chất, enzyme có thể
kéo căng phân tử cơ chất hướng đến dạng có trạng thái chuyển tiếp, kéo căng và bẻ cong cá liên kết hóa học
cần phải bị phân giải trong quá trình phản ứng. Do E a tỷ lệ với độ khó của việc phá vỡ các liên kết, nên việc
vặn méo cơ chất giúp nó tiếp cận trạng thái chuyển tiếp và do đó làm giảm năng lượng tự do cần phải hấp
thụ để đạt được trạng thái đó.

You might also like