Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI THU HOẠCH CHỦ ĐỀ 7

Nhóm 2
Câu 1:
Tài nguyên nước:
- Nước sông Sài Gòn – Đồng Nai thường xuyên bị nhiễm mặn vào
mùa khô, vì vậy, đôi khi chưa đảm bảo chất lượng cho mục đích
cấp nước sinh hoạt.
- Ngoài bị nhiễm mặn, nguồn nước cung cấp chính cho Thành phố
còn bị các nguồn gây ô nhiễm nước mặt khác như: nước thải
phát sinh từ hoạt động công nghiệp; sinh hoạt; từ các khu vực
dịch vụ, y tế và một phần nước thải phát sinh từ hoạt động nông
nghiệp. Các nguồn ô nhiễm trên cùng với tốc độ công nghiệp
hoá, tác động lên cả hai hệ sinh thái thuỷ vực và trên cạn, đe doạ
lâu dài trên chuỗi thức ăn của mọi sinh vật.
- Hiện nay, chính quyền Thành phố đang thực hiện chủ trương
hạn chế dần khai thác nguồn nước ngầm. Nguyên nhân do nguồn
nước ngầm khi khai khác liên tục trong một thời gian dài đã gây
ra tình trạng sụt lún đất ngày càng cao.
Tài nguyên đất:
Quá trình đô thị hoá gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường đất,
như: nguồn nước ô nhiễm thấm vào đất, dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật, phân hoá học, rác thải (gồm nhiều rác thải độc hại, rác
thải rắn, rác thải khó phân huỷ), khai thác quá mức mà không cải
tạo, phân bón hoá học làm chai đất, các quá trình xói lở,… Đất
là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật, tiêu biểu là thực
vật nên khi đất bị ô nhiễm thì tất yếu chúng cũng bị ảnh hưởng.
Sự ô nhiễm đất có thể làm thay đổi hệ sinh thái ổn định hiện tại

Câu 4:
Kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đang ô nhiễm nghiêm
trọng
Tình trạng ô nhiễm kênh rạch tại TP Hồ Chí Minh vẫn là điểm
nóng hiện nay. Mặc dù chính quyền thành phố đã có sự đầu tư
lớn để xây kè, làm đường trồng cây, đưa các loại máy móc hiện
đại nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước trong kè. Tuy nhiên, số
lượng các công trình trọng điểm như:
-kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè;
-kênh Tân Hóa – Lò Gốm;
-kênh Tàu Hủ - Bến Nghé;
-còn lại đa số vẫn còn ô nhiễm trầm trọng, rác thải ngập tràn cả
lên bờ.

You might also like