Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

4.

Giải pháp đề xuất cho Quản trị rủi ro Kiểm soát nhiễm khuẩn
a. Tiếp cận tập trung bệnh nhân
Bệnh nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện,
việc tiếp cận tập trung đến bệnh nhân góp phần nâng cao được nhận thức cũng như
giảm tình trạng nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
● Giáo dục và tăng cường nhận thức cho bệnh nhân: Cung cấp các thông tin về
nhiễm khuẩn và các biện pháp phòng ngừa cho bệnh nhân và người nhà của họ
tham gia tích cực vào việc ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn

● Thúc đẩy vệ sinh cá nhân: Khuyến khích bệnh nhân và người nhà thực hiện vệ
sinh tay đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn lây lan. Bệnh viện Chợ Rẫy quy định
tuân thủ nghiêm rửa tay, bố trí các phương tiện vệ sinh tay nhanh chứa cồn tại
1.000 điểm hành lang, 1.000 điểm trong buồng bệnh và phòng khám, 200 điểm
trên xe tiêm, xe thủ thuật và 500 lavabo rửa tay xà phòng.
Nhân viên y tế bệnh viện Chợ Rẫy hướng dẫn thân nhân bệnh nhân cách vệ sinh tay
● Giữ vệ sinh tại các buồng bệnh: Môi trường tại buồng bệnh đặc biệt quan trọng
để phòng chống nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh, bằng cách:
- Vệ sinh giường bệnh gọn gàng, sạch sẽ, chăn ga, gối gấp gọn, nếu người bệnh
có thể tự chủ sinh hoạt thì không ăn uống, sinh hoạt tại giường bệnh.
- Người bệnh phải mặc quần áo bệnh viện theo quy chế trang phục y tế và sử
dụng đồ dùng riêng cho từng cá nhân
- Giữ vệ sinh sạch sẽ tủ đầu giường và các vật dụng xung quanh giường bệnh,
trong phòng bệnh.
- Nhân viên y tế vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, sát khuẩn thường
xuyên, đặc biệt trước khi chuẩn bị đồ ăn cho người bệnh.
- Phơi đồ đúng nơi quy định, tránh phơi trong nhà vệ sinh, chỗ ẩm thấp gây ra
ẩm thấp tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi.
- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Tuyệt đối không đun nấu ăn tại buồng bệnh, tập trung ăn uống hay hút thuốc.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên ra khỏi khuôn viên bệnh viện trong quá trình điều
trị nếu không có chỉ định của bác sĩ. Người nhà bệnh nhân không tụ tập nơi đông
người, tại các hàng quán bên ngoài viện để tránh tiếp xúc với virus, vi khuẩn từ bên
ngoài lây lan trong không gian buồng bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với sự tư vấn của Khoa dinh dưỡng.
https://vienhuyethoc.vn/phong-chong-nhiem-khuan-trong-benh-vien-can-su-chung-
tay-cua-nguoi-benh/
https://vnexpress.net/benh-vien-keu-goi-y-bac-si-benh-nhan-rua-tay-3997293.html

b. Đào tạo và Giáo dục liên tục


Nhiễm khuẩn bệnh viện luôn là vấn đề nan giải đối với ngành y tế cả trong và ngoài
nước, nhiễm khuẩn bệnh viện là luôn xảy ra trong quá trình chăm sóc và điều trị người
bệnh, song việc thực hiện tốt và hiệu quả một chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn
trong các cơ sở y tế đều góp phần làm giảm đến 30% các trường hợp nhiễm khuẩn
bệnh viện có thể xảy ra trong rất nhiều nghiên cứu trên thế giới.
Giáo dục nhân viên y tế về nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn là một trong các yếu
tố cấu thành của một chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn hiệu quả. Tại nhiều cơ sở
khám chữa bệnh của Việt Nam, công tác đào tạo, tập huấn chưa được thực hiện
thường xuyên hoặc chưa được chú ý. Hơn nữa, kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được đưa
vào chương trình học tại các trường đào tạo Y tế, vì vậy việc giáo dục đào tạo và tập
huấn kiến thức cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn cho các nhân viên y tế tại bệnh viện,
cơ sở y tế là cần thiết nhằm nâng cao kiến thức, góp phần làm giảm hậu quả không
mong muốn, nâng cao chất lượng khám, chăm sóc và điều trị.
Về chính sách:
- Xây dựng chính sách về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
- Ban hành các quy định, hướng dẫn quốc gia về thực hành kiểm soát nhiễm
khuẩn trong các bệnh viện, cơ sở y tế.
- Xây dựng các chuẩn đánh giá chất lượng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn để
đưa vào nội dung kiểm tra bệnh viện hàng năm và đánh giá chất lượng bệnh
viện.
Ngày 28/8/2017, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3916/QĐ-BYT về việc ban
hành Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao
gồm:
- Hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.
- Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa gây mê hồi sức trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt thông tiểu
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn xử lý dụng cụ phẫu thuật nội soi và xử lý ống nội soi mềm trong
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Về tổ chức:
Bệnh viện: Thành lập Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa/tổ kiểm soát nhiễm
khuẩn và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn để làm đầu mối tham mưu cho lãnh đạo
bệnh viện thực hiện, các hướng dẫn và quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn
Về đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện:
Thời gian đào tạo định kỳ các chương trình về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
1 năm 1 lần
- Đào tạo chuyên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Cán bộ Y tế Khoa (tổ) kiểm soát
nhiễm khuẩn phải được đào tạo chuyên khoa, cập nhật kiến thức và kỹ năng
thực hành kiểm soát thực hành
- Đào tạo phổ cập: nhân viên của bệnh viện phải được đào tạo chương trình phổ
cập về kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm các thực hành về Phòng ngừa chuẩn và
Phòng ngừa dựa vào đường lây, các hướng dẫn thực hành phòng ngừa nhiễm
khuẩn bệnh viện theo cơ quan, vị trí.
- Triển khai Chương trình đào tạo vệ sinh bệnh viện cho hộ lý và nhân viên vệ
sinh bệnh viện.
Về tổ chức giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện:
● Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
Trong hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn, việc giám sát tuân thủ thực hành được hiểu
như là một công việc kiểm tra tuân thủ thực hiện các quy trình chuyên môn y tế trong
chăm sóc, thăm khám can thiệp thủ thuật với người bệnh theo một chuẩn mực. Để
giúp cho việc điều chỉnh các hoạt động thực hành trong nhân viên y tế hàng ngày
được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu chuyên môn của từng chuẩn mực lĩnh vực chuyên
khoa và đồng nhất, việc giám sát tuân thủ thực hành đã được chú trọng trong những
năm gần đây thông qua các chương trình đào tạo liên tục, chương trình đánh giá chất
lượng hàng năm, tiêu chí đào tạo cập nhật và giám sát thực hành đã được chú trọng
trên nhiều góc độ khác nhau. Mục đích của giám sát thực hành là:
- Chuẩn hoá thực hành y khoa trong một bộ phận hay toàn bộ nhân viên y tế về
một kỹ thuật được áp dụng
- Cập nhật hoặc hiệu chỉnh một số thủ thuật đã được áp dụng trước đó nay cần
cải tiến hoặc hoàn thiện theo hướng dẫn mới.
- Giám sát đánh giá sự thành thạo của nhân viên y tế về một kỹ thuật, phát hiện
các yếu tố nguy cơ trong thực hành y khoa để có giải pháp phòng ngừa.

Mục tiêu của giám sát thực hành là hướng tới sự hoàn thiện kỹ thuật, một kỹ năng,
hoặc điều chỉnh một hành vi, một thói quen không phù hợp trong thực hành. Việc
giám sát này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Quan sát thực hành trực tiếp theo tiêu chí đã được định sẵn. Ví dụ: đánh giá
mức độ thuần thục, quan sát thực hành vệ sinh tay của một bộ phận nhân viên y
tế để đánh giá chương trình cải thiện vệ sinh tay tại một cơ sở y tế.
- Phân tích các hoạt động liên quan gián tiếp để đánh giá hiệu quả của một thực
hành chuẩn Ví dụ: mức độ sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh trong một
tháng, một tuần tại một vị trí đặt phương tiện vệ sinh tay, lượng khăn sử dụng
để đánh giá tính khả thi của chương trình vệ sinh tay tại một khoa, một bệnh
viện...
● Giám sát phát hiện ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện

Giám sát phát hiện ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện là nội dung quan trọng và có ý
nghĩa quyết định trong hoạt động giám sát. Căn cứ trên các định nghĩa về ca bệnh
nhiễm khuẩn bệnh viện xác định đúng nhiễm khuẩn bệnh viện giúp cho việc đánh giá
các căn nguyên, đánh giá đúng dịch tễ lây truyền các nhiễm khuẩn bệnh viện thường
gặp. Căn cứ các thông tin liên quan được thu thập về ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện
giúp cho hệ thống giám sát phát hiện các nguy cơ bùng phát dịch, yếu tố thuận lợi gây
dịch. Mục đích giám sát phát hiện ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện:

- Cung cấp thông tin chính xác về ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện để can thiệp
làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Biết được tỉ lệ bệnh đang lưu hành trong từng bệnh viện, từng chuyên khoa để
làm cơ sở lượng giá thay đổi về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Cung cấp bằng chứng để khẳng định, nhận biết những trường hợp có dịch
nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Cung cấp bằng chứng thuyết phục nhân viên y tế cải thiện các hành vi không
an toàn.
- So sánh được tình hình, tỷ lệ nhiễm khuẩn tại bệnh viện từng giai đoạn và giữa
các bệnh viện.

Việc giám sát nhiễm khuẩn có thể thực hiện nhờ các phương pháp và kỹ thuật sau đây:

- Giám sát cắt ngang: Thực hiện vào những thời điểm nhất định trong năm (giữa,
cuối năm) hay tại 1 thời điểm xác định tùy theo nhu cầu giám sát. Có thể cho
biết số hiện mắc và tỷ lệ hiện mắc của một nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Giám sát hồi cứu: Hồi cứu số liệu từ các bệnh án, bệnh trình, sổ khám bệnh, số
liệu tổng hợp...do bệnh viện hoặc cá nhân quản lý.
- Giám sát theo dõi tiếp diễn: Là nghiên cứu theo dõi dọc, thực hiện theo một kế
hoạch và thiết kế có chủ định từ trước, trên những nhóm đối tượng, loại bệnh,
thời gian và địa điểm xác định.
- Giám sát điều tra xã hội học: Thực hiện qua các kỹ thuật phỏng vấn theo bộ câu
hỏi (người bệnh, gia đình người bệnh, nhân viên y tế), có khi dùng phiếu hỏi tự
điền hoặc dùng bảng kiểm do điều tra viên thực hiện, nhằm bổ sung tư liệu
bệnh sử và những yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện từ góc độ dân số học,
xã hội và tâm lý học.
- Giám sát bằng phương pháp và kỹ thuật xét nghiệm vi sinh, miễn dịch và sinh
học phân tử: Bao gồm các xét nghiệm chẩn đoán hình thể, nuôi cấy phân lập,
xác định chủng loại vi sinh gây bệnh hay phát hiện các dấu ấn miễn dịch, dấu
ấn di truyền trên bộ gen đặc hiệu.

Giám sát là hoạt động chủ yếu và thường xuyên của chương trình kiểm soát nhiễm
khuẩn bệnh viện và khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn
bệnh viện thường phải dành hơn một nửa thời gian để tiến hành giám sát. Giám sát
nhiễm khuẩn sẽ cung cấp những dữ kiện có ích để đánh giá tình hình nhiễm khuẩn:
nhận biết những bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện, xác định vị trí nhiễm khuẩn,
những yếu tố góp phần vào nhiễm khuẩn. Từ đó giúp bệnh viện có kế hoạch can thiệp
và đánh giá được hiệu quả của những can thiệp này. Chương trình giám sát cũng cần
bao gồm chương trình kiểm soát kháng sinh. Đưa ra những quy định chính sách sử
dụng kháng sinh. Cần hạn chế hoạt động tiếp thị của các hãng thuốc trong bệnh viện,
đặc biệt tại các bệnh viện có đào tạo như bệnh viện Chợ Rẫy.
http://choray.vn/quitrinhkiemsoat/Data/chuong1.html
http://asttmoh.vn/wp-content/uploads/2015/06/e2.-TAI-LIEU-KIEM-SOAT-NHIEM-
KHUAN.pdf
https://bvdkquangnam.vn/index.php/tin-tc/y-hc-thng-thc/829-cac-phng-phap-giam-sat-
nhim-khun-bnh-vin-
https://benhviendakhoatinhhaiduong.vn/tai-lieu-chuyen-mon/tang-cuo%CC%80ng-
cong-ta%CC%81c-kie%CC%89m-soa%CC%81t-nhie%CC%83m-khua%CC%89n-be
%CC%A3nh-vie%CC%A3n/102-54-190.aspx

c. Đổi mới dựa trên công nghệ


Cùng với ngành y tế thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh
mẽ vào hệ thống y tế của Việt Nam, mang lại nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe như hệ thống bệnh án điện tử giúp thời gian chờ đợi để được khám
bệnh được rút ngắn, các ứng dụng công nghệ giúp việc phát hiện và chẩn đoán bệnh
nhanh chóng và chính xác hơn, các robot có thể thay thế phẫu thuật viên thực hiện
những ca mổ phức tạp đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, … Được xem là ngành khoa học
quan trọng vì có trách nhiệm cứu chữa con người nên bước chuyển mình của ngành y
tế cũng không nằm ngoài mục đích lấy con người là trung tâm, giúp nâng cao chất
lượng khám – chữa bệnh cho bệnh nhân.
Đại dịch COVID-19 gây ra những hậu quả hết sức nặng nề tuy nhiên cũng giúp cho
chúng ta ngày càng hiểu rõ thêm về vai trò vô cùng quan trọng của kiểm soát nhiễm
khuẩn trong bệnh viện. Đại dịch đã làm thay đổi về các quan điểm thiết kế trong bệnh
viện, tăng nhu cầu về Telemedicine, Video Conferencing, nhu cầu ứng dụng công
nghệ thông tin trong bệnh viện, nhu cầu về sử dụng robot.
● Phần mềm công nghệ R-COM (RUMED - Comprehensive Management)
Phần mềm quản lý toàn bộ khu tái xử lý dụng cụ hay còn gọi là khu tiệt khuẩn trung
tâm CSSD là kết quả của nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, liên tục và đổi mới, cập
nhật ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến trong kiểm soát nhiễm khuẩn để giải
quyết các vấn đề tồn đọng trong khu CSSD (Đơn vị Tiệt khuẩn trung tâm) như: hạn
chế trong việc quản lý “bằng tay”, hạn chế trong kiểm soát toàn diện, chính xác các
đối tượng, tiêu tốn các chi phí vật tư tiêu hao và chi phí bảo quản, lưu trữ.
Với những tính năng ưu việt, R-COM khắc phục được những hạn chế của phương
pháp nhập liệu thủ công, giúp quản lý chính xác và tối ưu chi phí, thiết kế phù hợp với
nhu cầu của ban quản lý và nhân viên vận hành CSSD và hiệu chỉnh linh hoạt tại từng
đơn vị cụ thể trong bệnh viện, nhanh chóng kết nối và truy xuất dữ liệu với các thiết bị
tại khu CSSD, giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nhân lực so với các phương
pháp truyền thống, kiểm soát thông tin chính xác bằng mã vạch, trích xuất mẫu báo
cáo đáp ứng nhu cầu quản lý tại khu CSSD, thường xuyên cập nhật, nâng cấp tính
năng, tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu sử dụng.
https://vmedgroup.com/hanh-trinh/vietmedical-ra-mat-phan-mem-r-com-giai-phap-
quan-ly-quan-ly-thong-minh-cho-khu-tiet-khuan-trung-tam/
https://diendandoanhnghiep.vn/vietmedical-ra-mat-phan-mem-r-com-188396.html

● Phần mềm kiểm soát nhiễm khuẩn ISOFH


Với mục tiêu cung cấp giải pháp hoàn chỉnh về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh
viện, ISOFH xây dựng hệ thống từ 6 mục tiêu cốt lõi: Kiểm soát thông tin người bệnh
nhiễm khuẩn, kiểm soát thông tin người mắc bệnh truyền nhiễm, quản lý sự cố ô
nhiễm, quản lý kết quả xét nghiệm môi trường, quản lý vệ sinh môi trường và quản lý
thanh tiệt trùng
1. Quản lý danh sách người nhiễm khuẩn bệnh viện: Cho phép nhân sự quản
lý/ban điều hành dễ dàng kiểm soát danh sách người bệnh nhiễm khuẩn bệnh
viện nhờ thông tin được cập nhật đầy đủ: mã bệnh nhân, loại nhiễm khuẩn,
nguyên nhân, cách xử lý, ngày nhập viện,... Nhờ đó, y bác sĩ có thể kiểm soát
số lượng người bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện, phân chia nhân sự phụ trách
riêng, phân khu vực, chủ động nâng cao ý thức vệ sinh dụng cụ khám chữa
bệnh.
2. Kiểm soát thông tin người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện:
Bệnh truyền nhiễm (bệnh lây) do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm,..) gây ra.
Chúng có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau
như đường máu, da, niêm mạc, đường tiêu hóa, đường hô hấp,... và có thể trở
thành vùng dịch với số người mắc nhiều. Đặc biệt trong môi trường bệnh viện
với số lượng bệnh nhân lớn, sức đề kháng yếu, tập trung nhiều người, nguy cơ
nhiễm khuẩn từ người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm là rất cao. Giải pháp kiểm
soát nhiễm khuẩn ISOFH thu thập thông tin cụ thể về người mắc bệnh truyền
nhiễm giúp khoanh vùng người bệnh nhằm thông báo trước cho y bác sĩ những
nguy cơ lây nhiễm để điều chỉnh các biện pháp điều trị hợp lý.
3. Quản lý sự cố ô nhiễm: Với các sự cố ô nhiễm môi trường như mất nước, ô
nhiễm khói bụi,... hệ thống phần mềm nhanh chóng cập nhật thông tin về sự cố
trên hệ thống, đồng thời đánh giá tỷ lệ ảnh hưởng ô nhiễm từ sự cố, hỗ trợ y
bác sĩ xác định lưu hành nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
4. Quản lý kết quả xét nghiệm môi trường: Chức năng này cho phép kết nối kết
quả xét nghiệm môi trường, đánh giá chất lượng nguồn nước, không khí,... với
hệ thống phần mềm. Thông tin được cập nhật liên tục trên hệ thống.
5. Quản lý vệ sinh môi trường: Quản lý lịch và quy trình vệ sinh môi trường tại
bệnh viện, giám sát nghiêm ngặt quá trình vệ sinh môi trường.
6. Quản lý thanh trùng đồ vải và tiệt trùng dụng cụ y tế: Thông qua kiểm soát
xuất - nhập kho thiết bị, quản lý các đối tác phát sinh giao dịch xuất nhập đồ,
dụng cụ y tế, phần mềm quản lý nhiễm khuẩn ISOFH hỗ trợ y bác sĩ kiểm soát
hiện trạng quá trình thanh trùng đồ vải, tiệt trùng dụng cụ y tế từ 3 chủ thể: Đối
tác cung cấp, đối tác khử khuẩn và đối tác mượn áo (nhân viên, y bác sĩ, bệnh
nhân).
Phần mềm kiểm soát nhiễm khuẩn ISOFH là giải pháp công nghệ số giúp giảm tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm chi phí, thời gian nằm viện cho bệnh nhân, xác định tỷ
lệ lưu hành nhiễm khuẩn tại bệnh viện, giúp bác sĩ lâm sàng điều chỉnh biện pháp điều
trị phù hợp, phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh và tìm kiếm
nguyên nhân sự cố y khoa liên quan đến nhiễm khuẩn. Từ đó, tăng chất lượng bệnh
viện và tạo dựng niềm tin cho bệnh nhân.
https://isofh.com/tin-tuc/
cong+bo+ra+mat+phan+mem+kiem+soat+nhiem+khuan+isof+20230910010638221.i
vi

● Ứng dụng Camera thông minh giám sát việc rửa tay của nhân viên y tế
Việc khó khăn nhất thường gặp trong hoạt động giám sát sự tuân thủ quy định về kiểm
soát nhiễm khuẩn của bệnh viện thì câu trả lời phổ biến nhất là hoạt động giám sát rửa
tay của nhân viên y tế. Vì hoạt động rửa tay của nhân viên y tế diễn ra 24/7, việc các
chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn đi đến các khoa để giám sát đột xuất cũng không
thể bao phủ và phản ánh đúng thực trạng. Xuất phát từ những thách thức này, ứng
dụng camera thông minh giám sát việc rửa tay của nhân viên y tế ra đời.
Với ý tưởng này, các chuyên gia công nghệ thông tin cùng với khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn đã triển khai thử nghiệm lắp đặt các camera thông minh vào các thiết bị rửa tay
sẵn có. Tính năng nhận diện khuôn mặt nhân viên khi đến ấn lọ dung dịch sát trùng
tay là công cụ hữu ích cung cấp dữ liệu theo thời gian thực về số lần rửa tay của nhân
viên đó. Phần mềm sẽ tự thống kê số lần rửa tay của nhân viên, mỗi khoa lâm sàng
theo thời gian hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng.
Việc ứng dụng này sẽ giúp cho chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn biết được mức độ
tuân thủ rửa tay của từng nhân viên cũng như dễ dàng so sánh giữa các khoa, phòng
trong bệnh viện. Lợi ích vô hình khác chính là tác động lên suy nghĩ và nhận thức của
nhân viên theo chiều hướng tích cực vì biết bệnh viện đang theo dõi việc rửa tay 24/7
và giúp hạn chế được nguồn lây nhiễm trong bệnh viện.
https://www.medinet.gov.vn/cai-cach-hanh-chinh-y-te-thong-minh/gioi-thieu-san-
pham-binh-chon-giai-thuong-y-te-thong-minh-cua-benh-vien-truyen-c4714-
20000.aspx

You might also like