SÓNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SÓNG

I/ Khái quát tác giả, tác phẩm:


1/ Xuân Quỳnh:
- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thế hệ
các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước.
- Lại Nguyễn Ân từng có nhận xét rằng: “Từ thời Hồ Xuân Hương qua các
chặng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới lại thấy
một nữ thi sĩ mà sự thể hiện trong tâm hồn đa dạng đến vậy.” Thơ của
người thi sĩ ấy là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa
hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát
vọng hạnh phúc đời thường.
- Thơ của Xuân Quỳnh chan chứa tình cảm với những cung bậc xúc cảm
khác nhau. Những bài thơ của tác giả có khi hạnh phúc đắm say, có lúc lại
ẩn chứa những đau khổ, suy tư của chính nhà thơ. Có lẽ bởi những áng
thơ ấy được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ làm thơ, vừa
làm vợ, vừa làm người con gái luôn muốn thỏa lòng yêu thương.
- Những câu từ, chữ nghĩa trong thơ của Xuân Quỳnh là đời sống thực của
xã hội và đời sống riêng tư của bà trong những năm đất nước còn đang
chịu chiến tranh, nghèo đói. Thơ của Xuân Quỳnh là những lo toan con
cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ; đồng thời là những khát
khao của một người trẻ mong mỏi dâng hiến cho Tổ quốc, non sông.
Những nét riêng trong thơ của Xuân Quỳnh so với các thế hệ nhà thơ hiện
đại khác cùng thời đó chính là cái gọi là khía cạnh nội tâm. (Thời ấy đa
phần thơ thiên về phản ánh sự kiện xã hội, tâm trạng của tác giả thường
là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn của tác giả hòa chung với vui
buồn của người dân trong xã hội. Tâm trạng thơ trong Xuân Quỳnh thì lại
khác, những lời thơ của tác giả nảy sinh ra từ chính những cuộc sống đời
thường của tác giả, tuy vẫn không đi xa khỏi dòng chảy của sự kiện xã hội.
Đó là lý do trong cái chung ta cảm nhận được cái riêng tư, trong cái riêng
ta lại thấy cái chung dạt dào)
- Chủ đề chính trong những bài thơ của Xuân Quỳnh thường hướng nhiều
về thế giới nội tâm như: Kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia
đình,... Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân
nhưng không quá rời xa với đời sống. Nhưng có lẽ đề tài khiến tên tuổi
của bà tỏa sáng nhất là đề tài tình yêu – một chủ đề không quá xa lạ với
nhà văn, nhà thơ hay độc giả qua bao thế hệ, thế nhưng Xuân Quỳnh vẫn
tạo nên một tiếng thơ thật duyên dáng, dịu dàng và riêng biệt khi thủ thỉ
về đề tài này, tạo nên những ấn tượng khó phai nơi độc giả.
b/ Tác phẩm “Sóng”
- “Sóng” là thi phẩm rất tiêu biểu cho tâm hồn của người phụ nữ Việt
Nam vừa hiện đại, vừa truyền thống.
- “Sóng” là kết quả của chuyến đi thực tế năm 1967 của Xuân Quỳnh tại
bờ biển Diêm Điền, Thái Bình, được in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”.
Bài thơ được sáng tác giữa những năm kháng chiến chống Mỹ diễn ra
khốc liệt, những cuộc chia ly màu đỏ diễn ra khắp sân trường, góc phố. Ở
thời điểm mưa bom bão đạn ấy, Xuân Quỳnh lại viết về một đề tài riêng
tư và vĩnh hằng: tình yêu. Chính vì vậy, bài thơ được coi là bông hoa lạ
vẫn nở dọc chiến hào giữa những năm tháng chống Mỹ ác liệt.
III/ Phân tích tác phẩm:
1/ Hai khổ thơ đầu: Hành trình sóng tìm về với biển lớn với nỗi khát vọng
tình yêu mãnh liệt, đồng thời cũng là cuộc hành trình khám phá và kiếm
tìm bản ngã của chính mình:
a/ Khổ thơ đầu mở ra một cuộc hành trình tìm ra biển lớn của con sóng
nhỏ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
- Nhà thơ tạo nên những trạng thái đối lập của con sóng ngoài tự nhiên
với rất nhiều những “cung bậc cảm xúc” khác biệt: khi thì dữ dội, ồn ào –
lúc lại dịu êm lặng lẽ.
=> Đó dường như cũng là sự phản chiếu tâm hồn người con gái khi yêu,
với những đan xen phức tạp của xúc cảm. Có khi trái tim họ dậy sóng,
cuồn cuộn trào dâng, nhưng cũng có khi lại thật tĩnh lặng, âm thầm. Có
khi họ rất ồn ào với biết bao câu chuyện, mà lại có lúc chỉ im lặng, không
nói một lời.
=> Nữ thi sĩ đã phát hiện ra sợi dây kết nối tinh tế giữa những con sóng
ngoài khơi xa với những con sóng lòng trong trái tim người thiếu nữ. Để
từ đó, thấp thoáng đằng sau hình ảnh những con sóng, ta thấy chân dung
của nhân vật trữ tình “em” với dáng vẻ của một cô gái khao khát tìm kiếm
tình yêu của riêng mình.
- Kết nối những từ ngữ trái nghĩa nhau, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh không sử
dụng quan hệ từ biểu hiện ý nghĩa tương phản, đối lập như “mà”,
“nhưng” – thay vào đó tác giả sử dụng từ “và” để nhấn mạnh sự hòa hợp,
đồng thời. Những cung bậc ấy không phải những trạng thái độc lập – mà
điều quan trọng là chúng thuộc về cùng một con sóng, chúng hòa quyện
trong cùng một tâm hồn người con gái khi yêu. Từ “và” cũng bộc lộ thái
độ trân trọng, nâng niu của người cầm bút với từng trạng thái xúc cảm.
Nhà thơ không đặt nặng rung động nào hơn, cũng không xem nhẹ bất cứ
cảm xúc nào. Bên cạnh đó, dường như những tính chất được nhắc đến
còn khắc họa về hình hài của một câu chuyện tình, với nhiều những thăng
trầm: có khoảnh khắc thăng hoa của hạnh phúc, có những cãi vã giận hờn
khi thiếu sự thấu hiểu, có những lúc chỉ đơn giản là ngồi bên nhau lặng
im đếm ngày tháng qua...
- Hai câu thơ cuối khổ 1 dường như đã bật mí cho độc giả về nguyên nhân
của cuộc hành trình: “Sông không hiểu nổi mình”
+ Tác giả sử dụng thủ pháp nhân hóa, nhấn mạnh vào mối quan hệ thiếu
sự thấu hiểu giữa dòng sông và con sóng – là lý do khiến sóng chênh vênh
và cô đơn trong chuyện tình của chính mình. Bởi, ở một khía cạnh nào đó,
“hiểu” chính là nền tảng của một mối quan hệ bền vững, dài lâu. Từ “nổi”
cho ta cảm giác dòng sông ấy cũng đã nỗ lực hết mình, nhưng cuộc đời
vốn phức tạp, đâu phải cứ cố gắng là sẽ giữ được người mình thương?
Khi cả hai không còn thực sự phù hợp, khi cả hai không sinh ra dành cho
nhau, thì dường như đó là lúc “sóng” phải buộc ra đi.
+ Nếu như “sông” tượng trưng cho không gian bé nhỏ, an toàn, chật hẹp
quen thuộc của con sóng trước đây; thì “bể” ẩn dụ cho một không gian
rộng lớn, bao la, bất tận, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn đang chờ sóng khám
phá. Phải chăng, cuộc hành trình từ biệt “sông” để ra tới “bể” chính là
chặng đường nỗ lực để bước ra khỏi “vùng an toàn”, chinh phục cuộc đời
mênh mông ngoài kia và đào sâu vào bản ngã của chính mình? Bởi lẽ, nếu
như ta chỉ mãi chấp nhận những điều an toàn, nhỏ bé – làm sao ta có thể
biết mình vươn xa được đến đâu?
+ Vốn dĩ sóng về với biển là một quy luật của tự nhiên – nhưng XQ không
viết như thể đó là một chân lý bất biến, một sự thật hiển nhiên mà không
cần sự cố gắng. Nữ thi sĩ dùng động từ “tìm ra” kết hợp với chữ “tận” để
nhấn mạnh hành trình đầy chủ động của con sóng, đồng thời cũng khắc
họa sự xa xôi, rộng lớn của “bể”. Con sóng ấy, người con gái ấy, đều
không cần ai sắp xếp cuộc đời mình. Họ đủ khả năng và khao khát để tự
mình viết nên câu chuyện mang tên mình.
=> Đây là một quan điểm hiện đại, mới mẻ, vượt ra khỏi những giới hạn
định kiến xã hội lúc bấy giờ. Trước đây nhiều người cho rằng con gái
không nên chủ động trong tình yêu nhưng XQ lại tin rằng ai cũng có
quyền chủ động với cuộc hành trình của mình. Cũng như Victor Huygo
từng chia sẻ “Biểu hiện đầu tiên của tình yêu chân thật ở người con trai là
sự rụt rè, còn ở người con gái là sự táo bạo”. Nữ thi sĩ không phủ nhận
cũng không phê phán “sự táo bạo” ấy mà thậm chí còn ca ngợi – trân
trọng – tôn vinh.
b/ Khổ thơ thứ hai, nữ thi sĩ khẳng định giá trị và sức mạnh của tình yêu:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Nhà thơ mở đầu khổ hai bằng thán từ “Ôi” để bộc lộ cảm xúc trực tiếp,
trải dài những rung cảm của mình qua những vần thơ. Đó hẳn là những
xúc cảm mãnh liệt khó có thể kìm nén hoặc cất giấu, cứ thế tuôn ra nơi
đầu ngọn bút.
- Cặp từ “ngày xưa (chỉ quá khứ, những ngày tháng đã qua) – ngày sau
(chỉ tương lai, gợi mở về những ngày đang tới)” tạo nên một dòng chảy
thời gian miên viễn, vắt dài từ những hồi ức xưa đến hiện tại rồi chạm tới
tương lai. Vốn dĩ thời gian tưởng chừng có thể làm đổi thay mọi điều,
nhưng XQ khẳng định rằng khát vọng tình yêu có thể chiến thắng được cả
sự khắc nghiệt của năm tháng, bởi lẽ, dẫu ở thời đại nào, con người ta
vẫn sẽ tha thiết yêu thương. Kể cả trong khói lửa bom đạn của chiến
tranh khốc liệt, ta thấy người VN vẫn dành một góc nhỏ trái tim cho khao
khát lứa đôi. Những chàng trai TT trên con đường hành quân vẫn mơ về
dáng kiều thơm trong giấc ngủ vội giữa đêm khuya núi rừng. Hay NKĐ
khắc họa – định nghĩa về hai chữ thiêng liêng ĐN cũng bày tỏ niềm tin
rằng ĐN được tạo nên bởi chính buổi hò hẹn của “em” và “anh”. Hóa ra
chuyện đôi ta yêu nhau thương nhau cũng góp phần khẳng định sức
mạnh TQ
- Nhà thơ nhấn mạnh “Nỗi khát vọng tình yêu – Bồi hồi trong ngực trẻ”
như chân lý bất biến qua thời gian.
+ Cụm từ “khát vọng tình yêu” mang tính khái quát, chứa đựng nhiều dấu
mốc khác nhau trên hành trình kiếm tìm – theo đuổi – hoàn thiện – gìn
giữ tình yêu đời mình
+ Từ láy “bồi hồi” thể hiện sự háo hức, mong chờ tình yêu – lại vừa đong
đầy cả những bối rối, vụng về khi tình yêu gõ cửa con tim như khơi gợi sự
đồng cảm từ người đọc, bởi ai cũng sẽ trải qua cái “bồi hồi” ít nhất một
lần trong cuộc đời.

You might also like