EduStation EPS 5

You might also like

Download as xlsx, pdf, or txt
Download as xlsx, pdf, or txt
You are on page 1of 118

Time Character Vie

Hùng Xin chào mọi người quay trở lại với EduStation
Trạm giáo dục đến từ Vietcetera mùa đầu tiên
Mình là Hùng Võ, là host của chương trình
Hôm nay Hùng lại rất vui
Khi có cơ hội tiếp tục đồng hành với các bạn
Để gặp một khách mời rất đam mê về giáo dục
Và hôm nay, xin chào mừng mọi người đến buổi
nói chuyện với
Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Phi Yên
Xin chào chị Phi Yên
Bs.Yên Xin chào mọi người, chào Hùng
Hùng Rất là cảm ơn chị Phi Yên đã nhận lời
của EduStation và của Hùng
Để tham gia buổi nói chuyện này
Và trước khi chúng ta bắt đầu buổi nói chuyện
Chắc là để cho Hùng chia sẻ một số thông tin cơ
bản về chị Phi Yên
Với các bạn các thính giả theo Podcast của
EduStation
Chị Phi Yên là một khách mời đặc biệt
Bởi vì chị có thể được coi là một minh chứng
sống
Về trải nghiệm và giáo dục khai phóng
Học và nghiên cứu cùng với thực hành
Không ngừng nghỉ trong suốt 14 năm trong Y
Khoa
Chuyên ngành di truyền học của các trường đại
học bên Pháp
Cũng như đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Phi Yên
Không thoả mãn với cách tiếp cận
Con người chỉ thiên về thể chất
Mà tự bổ sung cách tiếp cận về tinh thần
Qua những học hỏi và nghiên cứu tâm lý học
Từ tâm lý học lâm sàng
Đến liệu pháp nghệ thuật
Tới trị liệu biểu tượng nhân cao
Đối với chị Phi Yên, con người đầy phức tạp
Có khả năng tự tạo cho mình
Hoặc gây cho nhau những vấn đề ghê gớm nhất
Đồng thời, hoàn toàn logic
Con người cũng hoàn toàn đủ khả năng
Tháo gỡ những vấn đề đó
Và có tiềm năng phát triển thật xa
Hầu như là không có giới hạn
Thật ra mà nói thì
Lúc đầu thì cái ý đinh của buổi nói chuyện hôm
nay
Là bàn về sức khoẻ tinh thần
Nhưng mà sau khi trao đổi với chị Phi Yên
Thì Hùng với chị Phi Yên nghĩ rằng
Đây là một chủ đề rất lớn và
Trong cái khuôn khổ 90 phút của một cái podcast
Thì sẽ không thể nào truyền tải hết
Nên tụi Hùng quyết định
Là mình sẽ đào một cái vấn đề rất là nền tảng
Và nó sẽ là
Khởi đầu cho một cái sự hiểu biết
Và cũng như là một cái khả năng
Cải thiện sức khoẻ tinh thần tốt cho mỗi người
Đó là sự thấu hiểu bản thân
Và chúng ta sẽ cùng nhau bắt đầu chủ đề
Với một cái quote của Oliver Lockert
trong "Những người tạo ra hiện thực"
Mỗi người chỉ biết có một hiện thực
Hiện thực do riêng người đó cảm nhận được
Và do đó không có hiện thực của ai là đúng hơn
cả
Một hiện thực là thực
ít nhất đối với người cảm nhận được nó
Thì chị Phị Yên nghĩ sao về câu trích dẫn này
Bs. Yên Rất cảm ơn Hùng đã mở đầu câu chuyện
Một cách đầy thách thức như thế
Và Yên cũng hình dung được
là một tiếng rưỡi sắp tới là chúng ta sẽ
Nâng vấn đề đến những chuyện xoắn não như
thế nào rồi đó
Cái quyển "Những người tạo ra hiện thực này"
Là do mình chuyển ngữ
Từ bản tiếng Pháp
Của thầy Oliver Lockert
Thì vì sao mình lại quan tâm tới nó
Thì đây chính là điều mình đã tâm đắc
Qua suốt bao nhiêu năm tháng
Thứ nhất chính bản thân mình xung đột với lại gia
đình mình
Sau đó mình rất là ngạc nhiên
Là vì sao
Tất cả những gì mà mình cảm nhận về thế giới
Về cuộc đời
Nó có vẻ rất là sâu sắc
Và suy nghĩ chín chắn
Nhưng mà khi trình bày ra
Thì chắc chắn nó có những điểm
Mà người khác không thể nhìn thấy được
Ngược lại người khác cũng
Dường như là họ sống
Theo một thế giới nào đó
Mà mình không hiểu
Thì khi mà mình dần dần nhận ra
Cái phần tinh thần của con người quan trọng hơn
vật chất
Người có thể ngồi bên cạnh nhau rất là sát
Nhưng mà
Cái đầu của họ
Cái trí của họ
Cái tâm hồn của họ
Có thể cách nhau xa như là
Từ trái đất tới mặt trăng
Vì sao nó lại như thế?
Nếu mà chúng ta hiểu được
Mắt mình mở ra mình nhìn thấy gì
Thì thị trường của mình là
rất rộng
Mình nhìn được rất là rộng
Cùng một lúc
Có biết bao nhiêu tín hiệu từ bên ngoài vào
Mắt chúng ta có thể nói là
Có khả năng quay phim chụp hình
Nhưng mình bước vào
Mình nhìn một cảnh
Và mình đi ra
Mình chỉ chú ý và nhớ tới vài ba chi tiết mà thôi
Thì cái vài ba chi tiết đó
Nó khiến cho mình có một cái cảm nhận
Hoàn toàn khác với một người
Cũng bước vào cái cảnh đó rồi đi ra
Mà nó chỉ là nói về những cái cảnh tĩnh thôi
Chứ chưa phải là những câu chuyện đâu
Câu chuyện thì ngoài hình ảnh ra
Nó còn có âm thanh
Nó còn có nét mặt người đối diện tôi
Nó biểu hiện như thế nào?
Thì rốt cuộc
Cái sức chú ý của loài người có hạn
Mình chọn thu hẹp lại
Lấy một số chi tiết
Mà tôi cho là quan trọng đáng chú ý
Tôi phân tích
Và tôi phản ứng với nó
Kết quả tôi chọn khác bạn
Bạn chọn khác tôi
Thì điều tôi hiểu nó khác bạn hoàn toàn
Và từ bé tới lớn
từng giây từng phút
chúng ta sống bên cạnh người thân của mình
Cũng cái nhà đó,
cũng thời kỳ đó,
nhưng mà
hai người chị em
ở trong cùng một nhà
nhớ những chuyện khác nhau
Thì mọi thứ cứ ngày càng chồng chất thêm theo
tháng năm
Như vậy đó thì
làm sao để hiểu được cái hiện thực của mình,
và mình có thể hiểu được hiện thực của người
khác?
Hiện thực mỗi người khác nhau đó
Nó tùy thuộc vào là
cái khả năng
bạn quan sát và chú ý
Mình nhìn một cảnh,
nó có một trăm điều đang diễn ra,
mình thấy được có năm thôi
Nó sẽ rất khác với một người thấy được hai mươi
điều
Vậy cái khả năng chú ý đó mà càng tăng,
thì lúc đó là cái hiện thực của mình nó càng thật
Khả năng chú ý càng giảm,
thì lúc đó mình chỉ thấy cái hình chụp mờ mờ
Thực tế lúc nào mình hành xử cũng bị sai
Thì vì sao một người nhìn hiện thực mà thấy mờ?
Vì sao một người nhìn hiện thực lại thấy rõ?
Nó phụ thuộc vào
trong quá khứ có được dạy
để quan sát hiện thực hay không?
Dạy và luyện càng nhiều
thì thấy càng nhiều
Sherlock Holmes bước vào một cái cảnh
thì ổng sẽ nhìn thấy cực kì nhiều dấu hiệu
Trong khi Watson đi thay ông Sherlock Holmes,
nhìn không thấy được bao nhiêu hết
Thì cái đó,
cái sự khác nhau giữa hai người
là do luyện tập
Rồi
Còn khác nhau
lý do gì nữa không?
Kiến thức nó tạo nên
là mình thấy được nhiều hay ít
Giống như Einstein nói,
lý thuyết
quyết định
là bạn đo được cái gì?
Cho nên nếu bạn không biết chuyện đó có mặt
trên đời,
thì bạn bước vào,
bạn nhìn thấy nó
mà bạn cũng không thấy
Bạn... sao ta?
Gọi là... mình có thấy nó
nhưng mà mình không có thật sự thấy
bằng não
Rồi
Điều thứ ba
khiến cho một người
thấy hiện thực không như hiện thực
đó là
cái cảm xúc và sức khỏe của họ lúc đó
Sáng nay tôi đang khỏe,
tôi đang vui,
chuyện gì xảy ra tôi thấy cũng rõ hết
Nhưng mà 5 phút sau,
tôi bị đau răng
là coi như mọi thứ xảy ra
tôi nhìn thấy rất mờ nhạt
Tôi chỉ nhớ có mỗi cái răng của tôi thôi
Thì cái sức khỏe
và cảm xúc của mỗi người
nó thay đổi liên tục trong ngày
Đói hay no,
có đau cái gì hay không?
Phụ nữ mà, cái giai đoạn mà tiền kinh nguyệt
là lúc đó họ nhìn mọi thứ khác hẳn
Đấy
Thì nếu như chúng ta hiểu mình,
thì chúng ta hiểu nó là cả một bộ phức tạp như
vậy
Hùng Có nghĩa là em...
qua chia sẻ của chị Yên,
em hình dung ra thứ nhất là
đầu tiên là...
để mà chăm sóc sức khỏe tinh thần,
mình phải bắt đầu
từ một sự nhận thức rằng
cái gọi là hiện thực của mỗi người là khác nhau
Nó không đơn giản
chỉ là hiện thực khách quan bên ngoài
Mà cách chúng ta nhìn thấy hiện thực
từ góc nhìn của chúng ta
và nó nên bắt đầu
từ sự thấu hiểu
Và cái sự thấu hiểu đó
nó làm được cái gì?
Và làm sao để phát triển sự thấu hiểu bản thân
đó?
Thứ nhất là phải có kiến thức
Nhất là phải có kiến thức
Bởi vì
nếu mình không có kiến thức
thì rõ ràng mình có được
chạm thấy cái sự vật, sự việc đó
Nhưng mà mình không thấy nó,
mình không thấy nó
Bởi vì mình không có kiến thức,
mình không có cái nhận biết về điều đó
Cái thứ hai nữa
là mình hiểu rằng
mình cần phải
có một cái sức khỏe về thể chất
và mình có sự hiểu biết
về cảm xúc bản thân
với thời điểm đó
Vì mình hiểu rằng nó có tác động
tới cách mà mình nhìn hiện thực
Và cái thứ ba nữa
là mình cần phải học cách
phát triển khả năng
quan sát hiện thực đó
Vì giống như chị chia sẻ,
khi mình biết cách quan sát,
khi mình nhìn thấy
càng lúc càng thấy được nhiều hơn
những chi tiết trong hiện thực
mà mình đối mặt đó
Thì đó là cách để mình
phát triển sự thấu hiểu bản thân,
phát triển cái tưởng tượng về hiện thực của bản
thân
Từ đó mình thấu hiểu người khác,
tôn trọng sự khác biệt
Cách mình nhìn nhận mâu thuẫn cũng khác đi
Đúng không chị?
Yên Đúng rồi
Hùng Rồi
Em muốn hỏi thêm một chút
Bởi vì mình là giáo dục mà,
thì làm sao để mà
Yên mình có thể học được cái chuyện là
quan sát hiện thực tốt hơn?
Đâu là những cái nền tảng quan trọng
hay là những cái kim chỉ nam quan trọng
để mình phát triển sự hiểu biết đó?
Thì nó sẽ là một bản hòa nhạc
của trí tò mò, tự thân
Mình phải muốn nhìn,
thì mình mới thấy
Thì đứa bé khi mà còn nhỏ
nó mở mắt to nhìn xung quanh,
cái gì nó cũng hỏi,
'Đây là cái gì đây mẹ?''
'Đây là cái gì đây mẹ?''
Tại sao cái này lại màu xanh,
tại sao cái kia lại màu đỏ?
Thì cái sự mà tò mò tự nhiên đó
Nó là cái động lực
để chúng ta tìm hiểu thế giới
và quan sát cho thật kỹ,
nếu như nó được đón nhận tốt đẹp
Khuyến khích,
chứ không bị giật đi bởi vì
những người cha, người mẹ quá mệt vì trả lời
những câu hỏi
Và mình giữ được cái sự tò mò đó
lâu dài về sau
Thì chúng ta sẽ tự nhiên phát triển được
cái...
những gì mình thấy trong thế giới xung quanh
Tiếp theo đó nữa là gì?
Là mình tò mò,
mình nhìn thấy cái gì đó mình không hiểu
Thì đức tính tiếp theo mà chúng ta cần phải luyện
đó là sự kiên nhẫn và tập trung
Mình biết là mình không hiểu rồi,
nhưng nếu mình chỉ quan sát có hai, ba giây
và sự chú ý của mình đã bị lạc qua đối tượng
khác
Thì không có cách nào mà mình hiểu cái chuyện
đó
từ đầu tới cuối được hết
Có những điều
mình phải nhìn lâu mới thấy
Có những câu chuyện
phải quan sát đủ dài
để mà thấy nguyên nhân, hậu quả của nó
Thì cuối cùng mình mới hiểu
chuyện gì đang diễn ra trước mắt mình vậy
Chúng ta ai cũng đều biết
là sức chú ý của người trẻ
thì thấp hơn những người lớn tuổi
Trẻ con ngồi là nó nhoi vô cùng
Bắt mình tập trung vào chuyện gì đó quá 20 phút
đồng hồ,
thì đối với mình là cả một cực hình
Thì làm sao để mà tăng cái
'expanse of attention'' đó
Cái khả năng mà
duy trì sự chú ý lâu dài trên một mục tiêu
Nhà trường giúp mình ít ít thôi,
bằng cách trong vòng 45 phút của một tiết học,
không cho phép nhúc nhích
Khổ ơi là khổ!
Ai cũng có kinh nghiệm đó
À...
Em thấy cái thời gian mà mình
học viết chữ
cũng là duy trì sức tập trung
Tập thể dục, tập võ
cũng là duy trì sức tập trung
Thì đến lúc mà mình lớn một tí,
thì mình được tiếp xúc với thầy
và...
tìm hiểu kỹ về nó
Cái bản chất nền tảng ở phía sau
Thì nếu như một người tập thiền lâu năm,
cái vùng não
liên quan tới sức tập trung,
sự chú ý của họ
cũng trở nên rất mạnh mẽ
Nó là vỏ não trán trước,
nằm ngay sau trán của chúng ta đây này
Thì đối với chúng ta,
theo như Yên nghĩ chúng ta cần
mở lại trí tò mò
Đừng có cho là mình đã biết rồi
Quan sát mọi thứ lại như mới,
Và nhìn mà chưa hiểu
thì hãy cho phép mình nhìn lâu hơn một chút
nữa,
tập trung hơn, chú ý hơn
Hùng Liệu mình có nên học
cách đối chiếu, so sánh
cái góc nhìn của mình
khác biệt với người khác như thế nào không?
Bs.Yên Ừa
Hùng Tức là cách mà mình tiếp nhận cái...
quan điểm hiện thực khác biệt của người khác,
để mình xây dựng ngược lại
cái...
cách mình quan sát hiện thực của mình đó chị?
Bs.Yêb Ừa
Ồ hay quá!
Hùng nhắc một cái mà hồi nãy giờ
Yên chỉ mới đề cập tới
những cái nhiệm vụ rất là ''solo'' thôi
Chỉ có mình với mình, và thế giới
Nhưng mà còn những người khác quanh ta nữa
thì sao?
Đúng không ạ?
Thì chính là trong lúc
mà chúng ta nhìn, quan sát
mà bắt đầu không hiểu,
thấy có một số thắc mắc,
thì lúc đó chúng ta có thể
dựa vào những người khác rất nhiều
Mình đặt câu hỏi, mình hỏi tại sao lại như vậy?
Có ai đã biết trước rồi,
giải thích cho mình nghe
Khi người ta giải thích
thì mình lắng nghe họ
Lúc đó mình mở tai ra để học hỏi
Chứ tự mình mà
khám phá lại quy luật vận hành
của thế giới, thì nó lâu vô cùng luôn
Làm sao mà mình lấy lại được
mấy triệu năm phát triển của loài người được
Mình phải học chứ
Thì khi chúng ta nghe
những kinh nghiệm, kiến thức có sẵn của người
khác
truyền lại cho mình rồi đó
Thì lúc đó mình sẽ giải thích được
những gì mình biết, những gì mình thấy
nhanh hơn rất nhiều
Thì sau đó nó lại đến
ờ...
đầu tiên là phải biết hỏi,
lắng nghe và học
Thì giai đoạn tiếp theo
lại hơi tế nhị một chút
Mình phải biết đặt câu hỏi
cho những gì mình nghe được
Kiến thức là của người đi trước kể lại,
nhưng mà họ đã đúc kết từng thời,
nó không phải thời của mình
Cho nên người đó
kể như vậy, nhưng mà mình so sánh lại
với cái mình thấy ở thời hiện tại,
nó có thể đã biến đổi ít nhiều
Hùng Ừa
Và mình không quá tin vào những gì mình nghe
được
Không quá tin vào những gì mình học được
Mình hiểu rằng
là người đó
giảng giải như vậy,
là đã giảng giải hết sức họ hiểu rồi
Và họ tin rằng điều mà họ hiểu
là chính xác
Tôi rất cảm ơn
những điều tôi nhận được
Nhưng mà cái sự chính xác đó
nó cũng chỉ là tương đối thôi
Và so với góc nhìn của tôi nhìn ra,
vào cái thời của tôi đang sống,
thì những gì mà bạn đưa tôi
nó có thể chín phần mười
là dùng được
Nhưng mà một phần mười cần phải được điều
chỉnh
Thì cái một phần mười đó,
tôi sẽ làm bây giờ
Thì nếu như chúng ta tỉnh táo như vậy,
luôn luôn so sánh
và biết rằng nó là
không có cái gì đúng tuyệt đối
thì khả năng mà chúng ta
bám sát với cuộc sống
không có bị lầm lẫn
nó cũng sẽ cao hơn rất nhiều
cái đó mình đang nói về khía cạnh là
tiếp thu kinh nghiệm
quan điểm của người khác
của những người mà
không phải là chính bản thân mình
nhưng mà em muốn hỏi là
vậy
chuyện so sánh
và nhận ra sự khác biệt
nó xảy ra cùng một thời điểm
thì sao chị, ví dụ như là
chị em mình cùng ngồi uống trà
cùng nghe tiếng chim hót
nhưng mà sự chú ý của mình khác nhau
em sẽ chú ý vào tách trà
chị Yên sẽ chú ý vào tiếng chim hót
mà nó tạo ra những cảm nhận khác nhau về hiện
thực
Bs.Yên uhm
Hùng thì
điều đó sẽ giúp đỡ như thế nào
chuyện mình xây dựng
sự hiểu biết của mình về hiện thực
Bs.Yên lúc đầu tiên chúng ta
là chưa có nhận thức được
về sự khác nhau đó đâu
mình chỉ ở trong cái lồng
của mình nhìn ra thôi
mình không ngờ là người khác nhìn khác
thì
cứ trải nghiệm nhiều
quan hệ
và tiếp xúc với nhiều người rồi
thì chúng ta sẽ được
thực tế đưa đến
những trường hợp
mà mình phải suy nghĩ lại
chị nói ví dụ
mình có thể cầm một ly trà
và mình càng nhìn càng ngửi ly trà
và mình thấy
thật là sung sướng
hạnh phúc
mình thích vị này
quá rồi vân vân
sau đó mình quay lại
mình nhìn thấy người bạn mình
mặt tái đi trông rất buồn
nãy giờ trà thơm như vậy
chim hót hay như vậy
mà tại sao có thể buồn như thế kia?
ngạc nhiên quá hỏi
thì mới thấy là
có thể một loại bánh gì đó
chúng ta đang mời nhau ăn
gợi nhớ
người bạn đó với
một người yêu cũ đã bỏ đi
mà nãy giờ người đó đang
ở trong một câu chuyện hoàn toàn khác
thì
một lần hai lần ba lần
cả chục lần như vậy
thì chúng ta sẽ
nên luyện một phản xạ là
mình biết rằng
nãy giờ tâm trạng mình như vậy
nhưng mà mình ngẩng mặt lên
mình nhìn đối diện
thì mình phải
tìm hiểu lại
xem là hồi nãy
hồi nãy đến giờ
là người bên cạnh mình
họ ở trong hiện thực như thế nào
Hùng uhm
Yên để cho khi mà
chúng ta share với nhau
nó không đến nỗi chênh nhau quá
Hùng em muốn hỏi chị Phi Yên
là cái
những yếu tố nào
mà nó tác động
đến cái
sự thấu hiểu bản thân
ví dụ như là
di truyền
hay là những cái
ảnh hưởng về giáo dục trong gia đình
ảnh hưởng về xã hội
thì đâu là những cái
sự ảnh hưởng
cụ thể
mà người ta nên biết
để người ta có thể hiểu được là
tại sao tôi có hành vi đó?
tại sao tôi có cảm nhận đó?
tại sao tôi lại nhìn hiện thực
theo cái cách đó?
Bs.Yên từ câu hỏi của Hùng
Yên nhớ đến
một cuộc tranh luận
từ rất lâu đời
trong ngành tâm lý học
sự khác biệt giữa người và người
nó xuất phát từ bẩm sinh nhiều hơn
hay là
nó xuất phát từ cách
con người ta được nuôi dạy và lớn lên
và chúng ta trả lời theo hướng nào
là nó có
hệ quả rất lớn
nếu như mình thấy là
bẩm sinh quyết định nhiều hơn
vậy thì
sẽ có những điều mà chúng ta phải chấp nhận
không thay đổi được gì
và chúng ta chỉ lo
chăm lo phần
về mặt sinh học thôi
Hùng dạ
Yên nhưng nếu chúng ta phát hiện ra rằng
bẩm sinh
chỉ là một nền tảng
nó được phát cho chúng ta gần như nhau
và giáo dục gia đình
cách chúng ta luyện tập
nó quyết định
là mình sẽ có cuộc sống như thế nào
nhiều hơn là bẩm sinh nữa
thì như vậy là
vai trò của giáo dục
tương tác
tự thay đổi bản thân
tự nhiên được đưa lên cao
Hùng dạ
Yên nó có câu là
biết người biết ta
trăm trận trăm thắng
mà vế biết ta
cực kì quan trọng
thì
có yếu tố di truyền nào
khiến cho một người
dễ hiểu bản thân mình
hơn những người khác hay không
mình là nhà di truyền học
nhưng cho tới nay
mình không biết loại yếu tố đó
theo Yên nghĩ
là không có
về mặt trang bị
thể chất
chúng ta đều được trang bị
những công cụ
để tự nhận biết
và nhận biết thế giới như nhau
thì khác biệt trong quá trình
sống và lớn lên
theo Yên nghĩ
yếu tố lớn nhất
đó là
cái thái độ
của gia đình của chúng ta
đối với
thế giới nội tâm của một đứa trẻ
nếu như mà chúng ta được sống
ở trong một vòng bao bọc
mà
những người xung quanh
họ có ý thức về tầm quan trọng
của cảm nhận cá nhân của một đứa trẻ
họ đặt câu hỏi
lúc mình trả lời
thì họ lắng nghe
khi mình than vãn
thì họ sẽ điều chỉnh
thì thái độ của những người xung quanh
nó sẽ giúp cho đứa trẻ
học được hình mẫu đó
và từ đó trở đi
nó cũng tôn trọng những gì xảy ra
bên trong nội tâm của chính mình luôn
Hùng uhm
Yên tôi buồn hay tôi vui
là có ý nghĩa chứ
Có thể là, cái tình huống này
nó đòi hỏi mình
phải xã giao
phải chào hỏi
phải cười
phải hát cái bài này trước mặt đám đông
Đó là những gì mà cuộc đời đòi hỏi
Nhưng mà nếu như trong lòng tôi đang thấy
không ổn
Tôi lo, tôi sợ
Tôi đau bụng
Thì tôi có quyền từ chối không hát
trước mặt đám đông
Và không ai lấy đó làm xấu hổ
Hay không ai la mắng tôi cả
Bởi vì họ tôn trọng
cái cảm nhận bên trong của tôi
Một con người như vậy lớn lên họ sẽ
mang cái cách đối xử đó trở thành cách đối xử
với chính bản thân họ
Họ sẽ biết nói lên tiếng nói của mình
để bảo vệ cảm xúc của bản thân
Đáng tiếc là cái điều ngược lại
nó đang diễn ra
Chúng ta hầu hết đều đang
dạy bảo nhau rằng
Mình phải chú ý coi môi trường
đang đòi hỏi mình cái gì
và mình đáp ứng nó perform
Con phải nhìn thấy mặt bố
bực bội như vậy chứ
Cho nên lúc đó con nghĩ như vậy
cũng không được nói
Thì mình dập hết cái cách mà
một đứa bé thể hiện về nội tâm của nó
Thì lớn lên nó sẽ
không lắng nghe nữa
Đến lúc mình hỏi nó là,
Con đang cảm thấy sao
Nó nghĩ mãi cũng không biết
Nó đang cảm thấy sao
Thì cô đọng một câu là
Cái cách một người hiểu bản thân mình
và trân trọng thế giới nội tâm
Nó xuất phát từ khi còn rất nhỏ
Nếu như đã được chăm bón tử tế
Thì tự nhiên khả năng đó
của người ta sẽ cao
Còn nếu như mỗi một lần định biểu hiện
đã bị dập từ khi còn rất bé
Thì chúng ta đừng ngạc nhiên
khi mà lớn lên người này sống hoàn toàn theo
kiểu, giống như là
Chỉ có hướng ra bên ngoài thôi
còn bản thân họ mà ra
là như thế nào
họ có những cái thiên lập ra sao
họ không hề biết
Hùng Có nghĩa ở đây là, cái thông điệp
Mình hiểu đó là
dĩ nhiên là khi con người sinh ra thì
do cái di truyền
nó cũng đã có một số yếu tố nhất định
Cái đó mình không phủ nhận được
Nó chỉ là cái nền tảng ban đầu
cái điểm xuất phát
Cái giáo dục từ gia đình
từ nhà trường, xã hội
nó rất quan trọng trong chuyện mà
phát triển sự thấu hiểu bản thân
cũng như là cách mà
mỗi người họ đối mặt với thế giới
Yên Ừm
Hùng Em rất đồng tình với quan điểm đó
và em cũng tiếp tục đi tiếp
trên một khái niệm về kiến thức
mà mình cần để thấu hiểu bản thân
Vì giống như theo em tìm hiểu,
là cứ mỗi 7 năm
thì thân thể và tâm trí của con người
nó được thay đổi rất là lớn
Ví dụ như trong 7 năm đầu
đứa trẻ nó thấy mình là trung tâm
Tất cả mọi người từ cha mẹ
ông bà, vây quanh nó
rồi 7 năm tiếp theo
thì nó đi tới người khác
người khác sẽ thành quan trọng hơn đối với nó
Đó là bạn bè, thầy cô
và trở thành người mà nó hay hỏi
nó thích khám phá nhiều hơn
Rồi 7 năm ở 14 đến 21 thì
Con người thường quan tâm tới khái niệm về lợi
dụng
Rồi sau 21 tuổi
Trẻ đi vào một thế giới
nó còn rộng lớn hơn nữa
Và đến năm 42 tuổi
thì mọi cái ốm yếu về tinh thần nó bộc phát
Thì em muốn hỏi là
Cái thông tin đó nó có đúng hay không?
Và mình sẽ dùng sự hiểu biết đó
trong chuyện mà
phát triển sự hiểu biết của bản thân
như thế nào hả chị?
Yên Ừm... Hùng vừa mới nói chị nghe
một cách phân loại thú vị
về những cái mốc 7 năm
thay đổi như thế nào trong cuộc đời của mỗi con
người
Nó có thể là kết quả của đúc kết
từ rất nhiều quan sát
và chúng ta có nhiều cái hệ thống như vậy
chia thành những giai đoạn
Có thể không có nhất định là 7 năm
Ví dụ như: một năm đầu tiên
sau khi đứa trẻ sinh ra
hai năm đầu tiên
5 năm, 7 năm, 12 năm
thì nếu như mà Yên là một người mà có
cái nền tảng y khoa và sinh học
nó mạnh
Thì Yên sẽ thích những cách
phân loại mà nó liên quan
tương ứng với sự phát triển của bộ não của một
con người
cái mốc 12 năm là rất quan trọng
Và từ 12 tuổi trở đi
Hầu như bộ não của con người đã đạt được
kích thước của một bộ não trưởng thành
chứ trước đó thì nó vẫn đang phát triển
Vậy, cái giai đoạn trước 12 tuổi
mà mình tác động mạnh quá
thì lúc đó những dấu ấn tâm lý
nó có thể để lại vết tích của nó
trên phát triển não bộ
Vì vậy, cái hậu quả của nó
lâu dài hơn
Đúng vậy
Thì, cái đó là mình
ngay lập tức mình nói là
các cách phân loại nó đều tương đối
thành ra Yên sẽ không dám khẳng định là
cái cách phân loại mà Hùng vừa đưa ra
nó là đúng hay là sai
Có nhiều cách phân loại khác
Giống như một người 18 tuổi
thì bảo rằng họ trưởng thành
Thế 17 tuổi rưỡi thì
trưởng thành kém hơn 18 tuổi như thế nào
18 tuổi rưỡi tốt hơn 18 tuổi như thế nào?
Chúng ta đều đã trải qua mốc đó
Và mình thấy
Nó đâu có rõ như vậy
Hùng Ừm
Yên Các cái mốc đó là
Những cái quy ước của xã hội để
cho mọi thứ được rạch ròi hơn
cho nó dễ xử lí thôi
Còn chính bản thân con người thực sự là
Hùng Em hiểu
Yên Nó biến chuyển hằng ngày
Nó không hề có một mốc cứng nào cả
Nếu như vậy thì
thiết thực hơn á chị Uyên, vậy là
giống như em là một bậc phụ huynh
Thì em cần phải tập trung
Dạy cho con cái gì?
để con nó kết nối cái hiện thực của con
với cái hiện thực bên ngoài
và càng lúc càng rộng lớn hơn
ở những độ tuổi lớn hơn
Thì nếu như Yên là các anh các chị
Hiện tại, cái điều khôn ngoan nhất
mà mình có thể làm cho thế hệ sau
Yên nghĩ nó gom vào ba điểm
Điểm thứ nhất,
là chúng ta hoàn toàn tôn trọng
cái thế giới của đứa trẻ
và mình tìm cách làm cho nó
chú ý tới thế giới nội tâm của chính nó
và thể hiện nó ra với người bên ngoài
cho người ta hiểu
Và đây là một quá trình mà
Nếu chúng ta lần nào cũng hướng dẫn đi hướng
dẫn lại
thì dần dần đứa trẻ sẽ làm thành thói quen
Nếu như nó té
nếu như nó vừa mới bị cô giáo mắng ở trường
thì nó cảm thấy gì vậy?
Lúc đó,
khi đứng lên trước mặt cả lớp,
những ánh mắt của người khác đều dồn vào
thì nó cảm thấy gì?
Ngày mai nó không muốn đi học nữa,
bây giờ nó nghĩ cái gì trong đầu?
Mình cho nó hiểu rằng là
tất cả những gì đang xảy ra trong lòng nó bây giờ
thật ra là rất quan trọng
và người khác không tự nhiên mà hiểu được đâu
Cho nên con hãy giải thích đi
Con hãy chú ý
xem là con đang cảm thấy gì?
Rồi con kể cho người khác nghe
Là con đang muốn gì, nghĩ gì đi
Mình hướng dẫn như vậy mãi
đứa nhỏ nó sẽ làm được
Thì cái cột trụ thứ nhất là
Thế giới nội tâm, hiện thực trong lòng tôi là quan
trọng
Và tôi nên chú ý tới nó để hiểu
Và tôi thể hiện nó ra
thì người khác mới biết
Còn cái điểm thứ hai,
mà chúng ta sẽ thường xuyên tập trung đó là
Chúng ta cũng chú ý tới
thế giới nội tâm của chính mình
Và thể hiện cho đứa bé nó hiểu
vào bất kỳ dịp nào có thể
Ngồi cùng một bữa ăn, nhưng mà
Con ăn món này
cảm thấy như thế này
và đang nghĩ đến câu chuyện này
Trong khi mẹ ăn món này
thì mẹ lại nghĩ đến điều khác
Và cái vị này gợi nhớ tới
một món bà ngoại nấu cho mẹ ăn hồi xưa
Thì nếu như người mẹ cũng rất thấu hiểu
cái thế giới nội tâm của mình và
chủ động chia sẻ nó ra
đối với những người xung quanh
Thì đứa bé sẽ học hiểu được dần dần
và ờ....
luôn luôn luôn luôn thế giới của người khác là
khác mình
Hãy hỏi và lắng nghe đi
Nó biến điều đó thành thói quen
Thì, được cái số một
được cái số hai rồi
Thì cái ý số ba mà
Yên mong rằng là
tất cả các phía đều cùng học với nhau
Và biến nó thành một phản xạ
Đó là
Dù điều gì xảy ra trong lòng tôi
hay trong lòng bạn
Thì nó đều có những quy luật của nó
Và nó là những quy luật tự nhiên
Vậy thì,
Nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời
mà nó hiệu quả hơn, hạnh phúc hơn
thương yêu nhau hơn
Chúng ta cùng nhau đi hiểu những quy luật đó
Chứ đừng chống lại nó
Hùng Rồi!
Hay quá chị Yên!
Em thấy hay quá!
Em nghĩ là em
thật sự cảm thấy rất là tâm đắc
với ba cái điều chỉ dẫn
mà, em nghĩ không chỉ phụ huynh đâu
những bạn trẻ mà nghe cái postcard này
Bạn ấy cũng sẽ rút được
Bởi vì thực ra em thấy là
Có một sự thật đau lòng đó là
Không phải bạn trẻ nào ở độ tuổi trưởng thành
về vật lý
là trên 18 tuổi
Cũng đạt được độ "chín" của trưởng thành
Bởi vì đôi khi các bạn ấy khó khăn trong chuyện

tôn trọng thế giới nội tâm của mình
và nghĩ rằng nó quan trọng
Và các bạn ấy gặp khó khăn trong chuyện mà
diễn đạt cái thế giới đó
diễn đạt cái cảm xúc của mình ra
với người khác
Thì em nghĩ đó là thứ mà em rất muốn được
làm rõ và làm nổi bật ở đây
Và em nghĩ là hãy nên xây cái đó
ngay từ khi một đứa bé còn rất nhỏ
Vì khi nó hiểu rằng,
Cái thế giới bên trong nó quan trọng
Nó tôn trọng thế giới bên trong của nó
Nó tôn trọng cái hiện thực của nó
Và nó học cách thể hiện ra bên ngoài
Em nghĩ cái việc thứ hai nó
Cái ý thứ hai của chị
Nó giống như là một nhắc nhở các bậc bố mẹ
Kiểu rằng, một đứa trẻ nó học qua mirroring
Có nghĩa là học qua một tấm gương phản chiếu
Và thứ nhất là, nó sẽ bắt chước
Thứ hai là nó tìm được cảm giác an toàn
Có nghĩa là bố mẹ mình cũng vậy
Bố mẹ mình, anh chị mình, ông bà của mình
cũng....
Đây là những cái quy luật
rất là tự nhiên
Mà mình hiểu
mình sống với nó
rất hay chị
rất hay luôn
Em nghĩ đây là một
một cái
đúc kết rất là quan trọng
và rất là hữu ích
cho những cái
những người làm hoạt động giáo dục
các bậc phụ huynh
cũng như là những bạn trẻ có thể nghe đc
cái podcast của chị em mình
Yên Ừ
Hùng Em muốn đi tiếp một phần nữa

Cũng trong sự thấu hiệu bản thân
đó là thấu hiểu
cảm xúc của bản thân
đặc biệt là cảm cảm xúc tiêu cực
Yên Ừ
Hùng Thì làm sao mình
nhận biết
làm sao mình thấu hiểu

làm sao mình
Liệu rằng có nên quản lí cái cảm xúc đó không
Yên Ừm
Thế giới cảm xúc là một thế giới mà
Yên nghĩ nó vừa hứng thú
mà nó vừa nguy hiểm
Ai nghĩ tới nó thì
Chúng ta cũng biết rằng là
khi mà cảm xúc
mà nó nổi lên rồi
là cái phần khả năng phân tích của chúng ta
thường nó bị tê liệt
hoặc là bị rối loạn
Đó
Thì nếu như không có luyện tập
thì lần nào cảm xúc bạn đến
nó cũng rối loạn như vậy mà thôi
Thì giống như trong một cuộc luyện võ
cùng một cú đánh đó
mà mình đã luyện tập 100 lần
thì sau đó
mình nhìn thấy
nó giống như là quay chậm
và chúng ta biết cách
mình đánh đỡ
sao cho nó hợp lí
Cảm xúc mỗi lần
mà nó nổi lên
thì
trong vòng chưa đầy một giây
nó đã đầy ở đó rồi
Các chất dẫn truyền thần kinh
nó đã ngập trong não
Nước mắt của mình ứ lên đến đây
Tốc độ nó cực kỳ nhanh
Thành ra, chúng ta không nên
sợ cảm xúc mà
luyện tập
mà phải ra chiến trường
Mà hãy sống
hãy cảm nhiều hơn
và mỗi một lần như vậy
mình sẽ học cách để
làm chủ cảm xúc của bản thân mình tốt hơn
trong quá khứ một chút
Hùng Em muốn đào sâu sự thấu hiểu đó chị Yên
Có nghĩ là
Ví dụ như là
Khi mình biết mình buồn
Yên Ừm
Hùng Mình giận
mình vui
thì
ngoài cái chuyện là mình biết là
có hướng cảm xúc nó đang trồi lên
Yên Ừm
Hùng Thì mình có cần
học cái sự hiểu nào
Yên Ừ
Hùng liên quan đến cảm xúc đó không
Yên Cái thông thường nó là như vậy
Để tăng thông minh cảm xúc lên
Nếu như mà chúng ta không biết
nó có những cái tầng trời nào
thì mình sẽ không
không hình dung được nguyên cái curriculum
mình phải học như thế nào
Thông minh cảm xúc nó có nhiều bậc
và bậc đầu tiên
là... bạn cảm thấy gì
thì bạn biết là
bạn cảm thấy cái đó
nhận biết cái này
Sau khi nhận biết rồi
thì chúng ta mới nói đến
rồi mình có
kiềm chế được nó không
bộc lộ vào lúc không thích hợp hay không
Sau đó mình mới hỏi là
Thế mình có chuyển được
cái cảm xúc mà đang khó chịu quá
thành cái gì tích cực hơn
hoặc có lợi cho cuộc đời tôi hơn được hay không
Nhận biết
điều hòa
và chuyển hóa
là ba cái bậc thông minh cảm xúc
mà nó liên quan đến cá nhân mình
Nếu mà liên quan đến thế giới
Thì nó sẽ có là
Tôi có nhận biết được cảm xúc
của người tôi đang tương tác hay không?
mà nhận biết xong rồi
thì tôi làm gì được
Tôi có giúp
chuyển hóa nó được không?
Người ta đang buồn
mà tôi có thể an ủi
Người ta đang không còn động lực để làm việc
mà tôi có thể động viên lên
Người ta đang
bực bội và không ưa tôi
mà tôi có thể biến nó thành
cảm xúc thiện cảm được không?
Mức độc cuối cùng của thông minh cảm xúc
mà tương tác với thế giới
chúng ta chuyển hóa được cảm xúc của những
người mình
có tương tác
Hùng Ừm
Yên Thì... Một cách nào đó
Gần như vậy
là mình có cả thế giới trong tay rồi
Bởi vì
thế giới bao gồm những con người
là chủ yếu
Hùng Ừm
Yên Đó
Hùng Em muốn đào sâu hơn
cái chỗ nhận biết đó chị Yên
Có nghĩa là
nhận biết
mình có
biết là mình đang buồn
đang vui đang giận

Nhưng mình có cách nào
để mình hiểu được
tìm hiểu là
Cái nguồn gốc

của cái vui
cái giận đó đến từ đâu không
Ừm
Và từ đó
nó phát triển một sự thấu hiểu bản thân
nó sâu hơn
và nó cũng liên quan đến một ý nữa
Đó là học cách chấp nhận bản thân
Tại vì
Mặc dù mình cố gắng không nó đến
một cái chủ đề
sức khỏe... tinh thần
bởi nó quá rộng lớn
Nhưng mà em vẫn muốn có một
chút kết nối
Bởi vì
Em cho rằng một trong nhưng nguyên nhân
khiến chúng ta có vấn đề về sức khỏe tinh thân
là chúng ta không chấp nhận được bản thân
Chứ chưa nói đến chúng ta chấp nhận
bản thân chúng ta với hiện thực bên ngoài
Em rất là muốn
tranh thủ cơ hội với một
Hùng Tiến sĩ, Bác sĩ
Để mình đào cái góc độ này
Yên Khi mà mình quay về mức căn bản nhất
Hồi nãy là mình có bước tranh hoạt cảnh
nó có bao nhiêu bậc rồi
Thì bậc đầu tiên mà không hoàn thành tốt
các bậc sau rất khó
nhận thức cảm xúc bản thân
Các bài tập mà của bậc đầu tiên
nó thường bao gồm các bài rất cơ bản
tìm cách gọi tên
cái cảm xúc mà mình đang có
Ừm
Thì từ bước này
Nó đã... Có cái mức đơn giản
và phức tạp của nó rồi
Cảm xúc căn bản
Buồn, vui, giận, sợ
và... ở trước một cái gì
năm cảm xúc căn bản lớn
Những cảm xúc khác
Những cảm xúc khác nó giống như là
sự pha màu lại
của năm cảm súc cơ bản này thôi
ghen ti, ghen tuông
Thật ra là pha lại năm cảm xúc cơ bản
Thì ngay từ cái đầu tiên
là Yên thấy không phải ai
cũng biết cách nhận biết
mà gọi tên năm cảm xúc cơ bản này
Mà nếu chúng ta dạy không khéo
nó sẽ tạo ra
sai lầm có hệ thống

Lấy ngay một ví dụ
Với một cái xã hội
mà cho rằng
hình ảnh của người phụ nữ
gắn liền với dịu dàng
thư thái... ân cần
Thì sẽ không khuyến khích một người phụ nữ
cảm thấy giận dữ
hoặc thể hiện cảm xúc giận dữ
Nhưng đó là cơ bản
thì nam hay nữ đều cảm thấy như nhau
Mỗi khi một đứa bé gái
nó trợn mắt dậm chân
phồng má la hét
thì... có thể là
toàn bộ gia đình xúm lại
bảo rằng không nên như thế
con gái không được như vậy
Thì những lần sau nó vẫn tiếp tục
cảm thấy cảm xúc tức giận
nhưng mà nó tự điều chỉnh
nó cảm thấy rằng la hét lên
là không hợp lí
Nó bảo rằng là
nó giận mẹ nó
thì mọi người không cho nó nói câu đó
Cuối cùng nó đành phải
biến tấu thành một cái khác
mà xã hội chấp nhận
Đến lúc cô gái đó lớn lên
đa phần chúng ta sẽ thấy là
họ rất là giận
nhưng mà họ cúi đầu xuống
rồi nước mắt chảy
và ai hỏi họ cảm thấy gì
thì họ cảm thấy họ buồn
Họ nói là "tôi buồn anh quá"
Thật ra, cái cảm xúc thật sự
là giận chứ không phải buồn
thì đã gọi sai rồi
Ngược lại, đối với người đàn ông
sẽ có tình huống là
Nếu như mà... khóc
Thì luôn luôn được người khác động viên
Hùng yếu đuối
Yên Nó không hợp với giới nam
nhưng mà những lúc buồn
nó vẫn liên tục xảy ra
trong cuộc đời này
Thành ra khi đó
người họ khó chịu quá
họ phải biểu hiện ra cái gì đó
mà xã hội chấp nhận được
Có lúc họ đang thấy rất buồn
nhưng mà họ lại tung một cú đánh vào tường
Trông có vẻ giận dữ
Systematically
tức là về mặt hệ thống
phái nam... Tất cả những cái
tình cảm thuộc về tiêu cực
mà mang xu hướng buồn bã, yếu đuối
Lúc đó, nó bị bẻ thành
thể hiện một cách bạo lực hơn
dưới cái ô của cơn giận
Còn những cảm xúc mang nét giận
của người phụ nữ
thì lại che giấu đi
và nó chuyển thành
và chúng ta không hiểu bản thân
và khi mình nhìn người khác
mình cũng không hiểu
Yên nhấn mạnh là
hiểu đúng bản chất vấn đề
là rất quan trọng bởi vì
Thông điệp của cảm xúc giận
và cảm xúc buồn nó khác nhau
Hùng Dạ
Yên Giận là gì
Giận là khi có một cái gì đó
rất quan trọng với mình
đang bị đe dọa
hoặc là vừa bị xúc phạm
và cảm xúc giận nó nổi lên
nó tập trung một lượng năng lượng rất lớn
để chúng ta làm một hành động gì đó
cứu vãn tình thế
Khiến cho cái điều quan trọng đối với mình
Nó được bảo vệ
Khiến cho hành động không chấp nhận được
phải dừng lại
thì giận nó có rất nhiều năng lượng
Nhưng mà buồn là sao
Buồn là... Tuy là ta
vẫn không vui với kết quả đó
Nhưng mà... Không có gì nhiều để làm
nó không cần năng lượng và ra hành động
Thì nếu như mà tôi giận vì người này
cư xử bạo lực với tôi
mà tôi lại nói là tôi buồn
Năng lượng dùng để
chặn hành vi bạo lực đó lại
bị tiêu tán đi không còn nữa
Khiến cho người ta ăn hiếp
hết lần này đến lần khác
và tôi chi ngồi đó khóc mà thôi
Chúng ta nói rõ ràng
không thừa nhận
cơn giận của người phụ nữ
Khiến cho rất nhiều trường hợp
họ không bảo vệ được mình
một cách thích đáng
Thì gần như là mình phải học lại
hiểu được cảm xúc cơ bản
nó có ở đó là có lí do
và có thông điệp
Hầu hết các thông điệp đó
đều có lí
Nếu chúng ta lắng nghe nó
Tìm cách xử lý
để cho cuộc đời của mình nó hiệu quả hơn
Thì rất ổn thôi
không việc gì phải sợ cái cảm xúc tiêu cực
mà phải lắng nghe
hiểu được nó và xử lý nó
Hùng mà sâu hơn chút
phản biện một xíu
nhưng mà giả sử mình có những cảm xúc tiêu
cực và
khi mình đi sâu vào tìm hiểu
mình nhận ra là
có thể mình là
có gì đó không tốt
có cái gì đó nó rất là, trong khoảng tối
thì mình nên làm cái gì chị
Yên cảm xúc nó không có đến một mình
nó ở trong một bối cảnh
nó có những cái suy nghĩ đi kèm
thành ra nếu như mà Hùng bảo là
đa phần mình quan sát thấy
nhiều người có cảm xúc tiêu cực
nhưng họ không thừa nhận
họ giấu nó đi
họ để nó ở một cái phần tối nào đó của bản thân
mình
thì cùng với cái cảm xúc đó là gì
và những cái lời mà mình
tự nói với bản thân
Hùng ừm
Yên là những cái câu chuyện
mà chúng ta đã không dám nói ra
tất cả cái đó nó tích tụ thành cái khối
không được đưa ra ngoài
thì nó nằm trong bóng tối
lâu dần lâu dần nó lớn dần
và cái mà
bên ngành tâm lý gọi là cái bóng của chúng ta
phần bóng đen phần shadow
thì một điều rất quan trọng
mình có thể nói thẳng với nhau luôn
là cái bóng đen này không bao giờ tự tiêu đi
như cái điều chúng ta mong muốn
nó chỉ được đè xuống
và nó ở đó nó chờ cơ hội
một ngày nó đó nó phải cất lên tiếng nói của nó
nếu như mà chưa được thỏa mãn
chưa được lắng nghe
chưa được hiểu
chưa được giải quyết
thì nó sẽ cứ trở đi trở lại hoài
nó gõ cửa cuộc đời chúng ta như những bóng ma
vậy
Hùng càng lúc nó càng lớn hơn đúng không chị ?
Yên càng lúc càng to ra
Hùng ừm
thì một người mà mang một cái bóng đen trong
Yên người quá dày
thì ngay lập tức và họ sẽ
phải rất là ngông
để mà kiềm chế nó không bùng ra
vì vậy năng lượng của họ tiêu tốn vào việc
kiềm chế bản thân đáng kể
khiến cho trong cuộc sống bình thường
họ không còn mấy năng lượng để mà làm việc
để mà tương tác được
họ sẽ thiếu hiệu quả hơn hẳn
và khi nào mà họ mệt quá, yếu quá
thì ngay lập tức cái phần bóng đen
nó kiềm chế không nổi nữa
nó sẽ tung ra thành những cái
hành vi kỳ lạ
những cái đợt bùng nổ mà
ngày thường tôi không như vậy
không hiểu sao lúc đó tôi lại như thế
khiến cho chính người đó và những người xung
quanh rất là ngạc nhiên
còn bây giờ mình hiểu nếu đó
cái cơ chế của nó là
bạn càng không nói ra
điều làm cho bạn giận
thì cái cơn giận đó càng bị lưu lại bóng tối
và nó đã nằm đó 10 năm nay rồi
20 năm nay rồi
thì cái lần đầu tiên mà nó bùng nổ ra
nó bùng nổ với sức mạnh của 10 năm kìm nén
nó phải rất mạnh
thì nếu chúng ta hiểu rằng là
chẳng có cách nào mà mình không thừa nhận
mà nó tiêu đi
cách lành mạnh nhất
là mỗi khi cảm xúc đến
mình hiểu nó
mình xử lý liền đi
thì nó không bị tích tụ lại
vậy là con người mình
nó tiến tới phía trước
khỏe
ít bóng tối
năng lượng nhiều
chẳng cần phải
chẳng cần phải kiềm chế cái phần nào của bản
thân mình cả
Hùng thật ra mình dạy cho một đứa trẻ
hay dạy cho chính cả bản thân mình
tôn trọng cái thế giới cảm xúc của mình, thế giới
bên trong của mình
mình phải cố gắng học
và không ngừng rèn luyện
mình phải thể hiện ra
Yên ừm
Hùng đó thì đó, và
và nhìn sâu xa hơn đó là
đặc biệt ngay cả với những cảm xúc tiêu cực
những cái thứ mà mình
có thể là mình sẽ không thấy thoải mái lắm
khi mình nhìn nhận nó
nhưng mà mình hiểu rằng
khi mình học cái cách thể hiện nó ra
ở một cái chừng mực nào đó
một lúc nào đó mình tập dần tập
thì rõ ràng mình sẽ cải thiện nó tốt hơn rất là
nhiều
thay vì cái cảm giác cố gắng kìm nén
em tin đó là cái ý rất là quan trọng
và rất là hữu ích cho tất cả mọi người nghe đó chị
Yên
bởi vì thông thường là
văn hóa Á Đông của mình là
thường sẽ là kìm nén lại
và từ cái ý kìm nén này
em sẽ đi qua một cái điểm khác
em cũng muốn trao đổi với chị
mà cái điểm này thực sự nó là một cái
một cái điều mà mình thấy rất là rõ
ở một cái xã hội Châu Á luôn
đó là khi cái sự thấu hiểu bản thân
cái ý thức về mong muốn bản thân
giá trị bản thân
nó bị không hoàn toàn phù hợp
hay là nó đi ngược lại
với cái giá trị của xã hội
cái chuẩn mực của xã hội
cái mong muốn của xã hội
thì người ta nên làm như thế nào ?
Yên đây chính là điều thường xuyên diễn ra
và nó khiến một người
phải tìm cách kìm nén lại
nó mới dẫn tới bao nhiêu cái rối loạn
mà chúng ta đã thấy
bao nhiêu cái đau khổ trong lòng
thì đầu tiên là
nếu như cho Yên phát biểu rộng
không có chính xác lắm
thì Yên xin phép nói là
cái cách mà xã hội chúng ta hiên nay
không thừa nhận những cái đặc điểm tự nhiên
của con người
Đó là lỗi của xã hội
Hùng ừm
Yên Và dường như là mình
đã cố gắng tạo nên một cái
quy ước xã hội
mà nó không có lành mạnh
không có thật
và ép tất cả mọi người
cùng sống theo nó
cuối cùng ai cũng khổ cả
Nói ví dụ, trong một xã hội mà
những cái mơ ước tự nhiên
về mặt tình dục
không được nói đến
một cách thoải mái tự do
Dường như cái luận cấm ngầm đó
nó vẫn tồn tại rất là nhiều năm
cho tới tận bây giờ
khiến cho người người không cảm thấy thoải mái
khi đề cập đến chủ đề đó
không thoải mái thì sao
trong khi đây là một bản năng cơ bản cực kỳ
mạnh
không bao giờ tiêu biến đi
thì nó sẽ phải
thể hiện ra dưới dạng là
dồn rất lâu
rồi xì ra vào một lúc nào đó
ta nói dồn rất lâu rồi
lại xì ra một cách không kiểm soát
thì mỗi một lần
mà nó được thể hiện ra như vậy
nó lại thể hiện ra
một cách hơi quá đáng
một cách hơi méo mó
và cái người mà lỡ thể hiện ra
cái mong muốn tình dục
mà một cách hơi quá đáng
hoặc hơi méo mó
thì họ lại càng xấu hổ
lần sau họ kìm nén nhiều hơn nữa
cơ chế nó càng ngày càng bệnh
thì nếu như ngay từ đầu
mà chúng ta đã đồng ý với nhau rằng
của những phần tự nhiên
mà ai cũng quan tâm
và ai cũng có
chúng ta làm ơn đừng có đạo đức giả
đừng có cho rằng nó không tồn tại
tránh nói đến có được không
thì với những cái quy ước
từ xưa tới nay
chúng ta đừng có hy vọng là
xã hội của chúng ta đang khuyến khích một lối
sống
thẳng thắn và thật
hầu hết bây giờ điều đó chưa có
mình phải xây dựng lại
Hùng ừm
Yên và chúng ta xuất phát
từ những điều thật hơn
hồi nãy Hùng có nói một câu rất thú vị là
về cái sự chấp nhận bản thân
Yên không có nắm ngay vào cái chữ đó
bởi vì mình cảm thấy cái sự chấp nhận bản thân
mà theo như cái cách hiểu thông thường
nó có cái nghĩa nó hơi kìm nén
tôi cảm thấy như vậy là xấu
nhưng mà tôi cũng chấp nhận
thì Yên muốn đả phá luôn
cả khái niệm xấu và tốt
nếu cảm xúc đó đã có ở đó
thì tại sao mình phải gọi nó là xấu
ví dụ như sự giận dữ
trước một người lớn tuổi hơn mình
nói ra thì sẽ bị giận
sẽ bị không thừa nhận
nhưng mà điều đó nó có đang xảy ra
trong lòng tôi
vậy cũng chưa chắc nó là xấu
cha mẹ tôi cũng đã từng tức giận
với ông bà của mình
bạn bè tôi cũng tức giận
với cha mẹ của họ
điều đó là điều nó đang xảy ra
trong lòng tất cả mọi người
thì chúng ta đừng có đạo đức giả
và gọi nó là xấu có được không
nó là sự thật
Hùng ừm
và bây giờ chúng ta chỉ nhìn thẳng vào nó và nói
Yên

hôm nay có chuyện này
xảy ra trong lòng tôi nè
bạn nghe đi
hoặc là mẹ ơi
sáng mẹ nói câu đó
con cảm thấy rất là giận luôn đó
thì hôm nay con muốn
ngồi nói chuyện lại với mẹ
tại sao lại như vậy
hai mẹ con mình có thể
kiếm ra cái cách gì mà đừng có
bực bội như vậy với nhau có được không
Hùng Nhưng mà mình có ranh giới nào
cho cái chuyện là giữa
tự do thể hiện cái cảm xúc bản thân
tự do thể hiện cái quan điểm bản thân
với những cái quy ước
những cái chuẩn mực của xã hội không chị ?
Yên Thì cái ranh giới nó rất là mềm
và nó phải được xác nhận
trong từng trường hợp một
và nếu như chúng ta đã làm tốt
các cái cột trụ đầu tiên
mà hồi nãy chúng ta có bàn luận
là mình học cách tôn trọng
trải nghiệm của bản thân mình
nhưng mà mình cũng học cách tôn trọng
trải nghiệm của người khác
và hiểu rằng là cái góc nhìn của người khác
nó khác mình
tôi thể hiện bản thân tôi ra
một cái cảm xúc tiêu cực nào đó
cho người khác nghe
thì lúc đó tôi cũng phải hiểu rằng
là đứng từ góc nhìn của họ
mà nghe cái lời này
thì nó không dễ chịu đâu
và nó sẽ có thể cảm thấy
như thế này thế kia
tôi đoán như vậy
nhưng không biết có rõ không
tôi phải hỏi cái người đó
và mẹ nghe con nói như vậy rồi
mẹ có thấy làm sao không
nói cho con nghe đi
và mẹ đang cảm thấy gì đi
thì luôn luôn có cái sự tương tác
và mình được thể hiện bản thân mình ra
và mình cũng ngay lập tức
mời người khác thể hiện
thì cái ranh giới là
đến đâu là vừa
đừng làm tổn thương nhau
nó sẽ cùng được xác định
trong cái lúc tương tác đó
còn nếu như mình chỉ chú ý tới mình
và mình thể hiện
cho được cảm xúc của mình mà thôi
và mình quên mất hỏi đối phương
cảm thấy gì
thì lúc đó là hầu như lúc nào
mình cũng vượt quá cái ranh giới cần thiết đó
Hùng Giờ mình nói về sức khỏe của tâm trí
mình nói về câu chuyện của cảm xúc
là những điều mà thực sự nó đang
em nghĩ nó đang rất là chi phối
rất nhiều sự quan tâm của mọi người
trong những cái ngày tháng vừa rồi
thì bây giờ mình quay qua một cái
một cái khái niệm rất là
em nghĩ nó rất là nền tảng
đó là sức khỏe về mặt
thể chất, mặt vật lý
thì em không biết có cái sự kết nối nào
giữa cái chuyện mà thấu hiểu bản thân
Yên Trước kia Yên xuất phát từ một cái ngành
mà nó quan tâm tới sức khỏe cơ thể
là vật chất nhiều hơn là tinh thần,
là y khoa
Nhưng
học hỏi lâu dài
và được tiếp xúc với càng nhiều người thầy lớn
mà có kinh nghiệm
Thì
cái khái niệm mà gọi là
tinh thần và thể chất,
cái ranh giới giữa nó
xóa nhòa dần
Và đến một lúc
thì Yên đã hiểu ra
giữa cơ thể và tâm trí của chúng ta,
thật ra nó là một cái
thể thống nhất,
luôn luôn tương tác với nhau
Tách rời nhau ra không được
Thành ra nếu mình chỉ quan tâm tới cái này
mà không quan tâm tới cái kia,
là lúc nào mình cũng chỉ biết
có một nửa vấn đề
Thì chẳng trách sao mà không hiệu quả
Mình cần phải biết cả hai
'My body''
Cái mối quan hệ tương tác giữa hai bên
là chặt chẽ và
liên tục xảy ra
Hùng Ừa
Yên Thì rất là khó
để có một tinh thần lạc quan,
vui vẻ và hạnh phúc
Khi mà ngày nào
bạn cũng bận và thiếu ngủ
Nhưng mà rất khó
để mà ngủ ngon
khi mà một cái gút mắc tâm lý của bạn
cứ để đó mãi
mà không bao giờ xử lý cả
Thì
để cho đạt được cái
người ta gọi là sức khỏe,
cảm thấy khỏe mạnh
và thường xuyên chúng ta
phải rà soát cả hai
Cơ thể có vấn đề gì không?
Có đang tối ưu không?
Có làm gì được cho nó không?
Và tinh thần đang có chuyện gì?
Có những gút mắc gì chưa được giải quyết
Hôm nay đã tới lúc
và đã đủ năng lượng
để mà đem nó ra xử lý chưa?
Thì mình sẽ làm thường xuyên
hai cái đó cùng lúc
Hùng Nãy giờ thật ra là em
cũng như là những bạn khán, thính giả
sẽ nghe cái podcast này á
Sẽ có thêm rất là nhiều kiến thức
Thứ nhất là về tầm quan trọng của
cái gọi là hiện thực
của mỗi người
về sự thấu hiểu bản thân
và cái...
có ý nghĩa nhất là...
Nãy giờ em
cũng như mọi người đã có thể học được
khá là nhiều kiến thức
cũng như là những cái ''tip''
để mà
mình khai phá
cái sự thấu hiểu bản thân tốt hơn
Cũng giống như là mình học cách
mà đối mặt những cái vấn đề,
những cái trở ngại
mà mình...
trong một xã hội
Và với cái nền tảng giáo dục
và nền tảng văn hóa,
mình có những cái hạn chế nhất định
Thì em nghĩ là
sẽ rất nhiều người cảm thấy
thoải mái hơn
và được cởi mở hơn,
đặc biệt với chính bản thân mình
Và em đặc biệt
cảm thấy là
cái điều mà rất là đáng được
'highlight'', làm rõ ở đây
là chuyện mình phải
học cách tôn trọng thế giới bên trong của mình,
thế giới nội tâm của mình,
cảm xúc của mình
và học cách thể hiện nó ra
Mình phải có một trách nhiệm,
phải có trách nhiệm
học cách thể hiện
Bởi vì đó là một thói quen rất là tốt
Nó rất là hữu ích cho chuyện
phát triển cho mình về tính cách,
phát triển về đời sống tinh thần của mình,
sức khỏe tinh thần của mình
Và em nghĩ đây là những bài học
thật sự là có ý nghĩa
và rất là có giá trị
Và...
đến câu hỏi cuối cùng
của podcast hôm nay,
em muốn
đặt một câu hỏi mang tính chất cá nhân
Cái hành trình
để tìm hiểu
và thấu hiểu bản thân của chị Phi Yên
đã diễn ra như thế nào?
Có những giai đoạn hay cột mốc quan trọng nào
không?
Và chị đã
áp dụng những cái gì
mà chị đã chia sẻ
với EduStation?
Với Trạm Giáo dục?
Nếu như mà mình chia sẻ câu chuyện của bản
Yên thân mình,
thì phải nói đó là câu chuyện không có được
thuận lợi
Hầu hết những gì mà mình học được ngày hôm
nay,
nó khởi sự
bằng việc mình đã làm sai trước
Sau đó mình nhận hậu quả của nó
Rồi
may mắn nó đến ở cái đoạn sau
là mình đã tìm được
cái hiểu biết cần thiết
để biết rằng là
cứ tiếp tục như vậy thì không ổn
Và học được cái cách đi,
đi đúng là như thế nào?
Chẳng hạn như,
về mặt hiểu bản thân mình đi,
20 mấy năm đầu tiên của cuộc đời
là hầu như
nỗ lực và cố gắng của Yên
hoàn toàn hướng về thế giới bên ngoài
Để mà đạt được những điều
mà thế giới bên ngoài đòi hỏi ở mình
Mình rất cố gắng,
cố gắng,
tiêu tốn rất nhiều năng lượng
Trả giá bằng
thật là nhiều cảm xúc tiêu cực
dồn nén bên trong
cái tâm hồn của mình
Nhưng mà lúc đó mình không nhận biết,
thì lúc đó
thế giới nhìn mình
vẫn là một con ngoan, trò giỏi
Tương đối là hoàn thành được
những cái trông đợi
của gia đình,
và của những người mà dạy dỗ mình
nhưng mà rõ ràng có cái gì đó không ổn
đôi mắt của người này
càng ngày càng không còn sáng nữa
tâm tính ngày càng bất thường
và bắt đầu có những giai đoạn
tại sao năng lực thì có
nhưng làm việc không được
thì điểm mốc quan trọng của mình
đó là
vào năm 26 -27 tuổi
trong y khoa lúc đó
mình cũng đã xong thạc sĩ rồi
và đang bắt đầu tiến sĩ
thì cái bất ổn nội tại của mình
sau quá nhiều năm dồn nén
nó biến thành một cơn sụp đổ
về mặt tình thần và thể chất
mình bận rất nhiều
và cảm xúc lúc đó thì
giống như vào một cơn trầm cảm nặng
thì mình đã phải tạm ngưng công việc
tạm ngưng việc học hành lại
để đi tìm hiểu xem là
có gì không ổn với tôi
chăm sóc mình như thế nào
để đứng lại
tiếp tục đạt được
thì được các bác sĩ
các nhà tâm lý trò chuyện
thì lúc đó mình mới có được nhận thức
tất cả những điều mà nãy giờ kể với mọi người
mình đã không hiểu bản thân mình quá lâu
chỉ có cố gắng học những quy luật
để mà hoàn thành tốt công việc
việc học hành của mình thôi
nhưng mà
sự thất vọng
mệt mỏi
buồn nản
thì
mình không thừa nhận
nó có trong lòng mình
cứ đè nén nó xuống
cho đến khi nó thành một khối quá nặng
thì không thể gồng nổi nữa
thì rất nhiều bạn trẻ
ở cùng độ tuổi 26-27
giống như mình thời đó
Yên nghĩ là
cũng trải qua một cơn
sụp đổ tương tự
đơn giản là
đến độ tuổi đó
thì gánh đã trở nên quá nặng
mang không nổi nữa
mà không phải ai cũng may mắn
mà hồi phục được sau cơn đó
hiểu được là từ nay trở đi
mình phải biết rằng
thông điệp nội tâm của mình cũng quan trọng
rằng mệt thì phải ngủ
rằng buồn thì phải nói ra
giận cũng phải nói ra
để xử lý, để giải quyết
thì các mối quan hệ
nó mới cải thiện một cách thật sự được
thì từ đó trở đi
mình tự đọc sách về tâm lý nhiều hơn
cho đến một lúc quyết định
học luôn ngành thứ 2 trong cuộc đời
đó là tâm lý học
để đến ngày hôm nay
Yên lại ngỡ ngàng nhận ra một chuyện
là đa số những gì mình học
được trong những năm vừa qua
nó không phải quá phức tạp đâu
nó là về bản chất con người của mỗi chúng ta
thôi mà
ai cũng biết
nhưng mà chưa có hệ thống
vậy thì tất cả những kiến thức về tâm lý học đó
mình có thể từ từ tìm hiểu
và biết được nó
từ những năm tháng còn rất trẻ
không nên để cho nó
đã sai thật là sai
rồi mới phải đập bỏ để xây lại từ đầu
con đường đó đau đớn lắm
thì Hùng có những câu tâm đắc nãy giờ
khi mà mỗi một lần
gợi ý ra thì Yên đều
mở câu chuyện được nói rất nhiều
thì Yên cũng muốn gởi một câu
mình rất tâm đắc
trong chuyện thấu hiểu bản thân như thế này
không có điều gì thuộc về con người
mà lại xa lạ đối với tôi
trên chuyện
mà chúng ta đi tìm hiểu bản thân mình
chúng ta sẽ nhận ra
là rốt cuộc
mình là một con người
tất cả những gì
mà loài người có thể cảm thấy
tôi cũng có thể cảm thấy
vậy
đừng có giấu
đừng có không thừa nhận

mình không biết
là mình sẽ tìm thấy điều gì
ở trong phần bóng tối của chính mình
thì
chúng ta có thể nói chắc một điều
ở trong đó chứa toàn những thứ rất con người
không có gì lạ đâu
Hùng em rất cám ơn chị Phi Yên
em nghĩ là
rất là cám ơn chị Phi Yên
đã dành ra rất nhiều năm
em nghĩ là gần 2 thập kỷ đúng không chị
để nghiên cứu về y học
nghiên cứu và
sau đó là nghiên cứu về tâm lý
và dùng cả chính trải nghiệm bản thân
để chia sẻ những điều
rất là quan trọng
và rất là đơn giản
có thể ứng dụng được
cho những người may mắn
có thể nghe được cái podcast này
và em cũng cảm thấy rất biết ơn chị
đã nhận lời
chia sẻ với em
chia sẻ với edustation
trạm giáo dục từ Vietcetera
em nghĩ trước khi kết thúc buổi nói chuyện này
em cũng xin
Hùng và chị Phi Yên
xin phép được gửi một thông điệp
cho tất cả những bạn lắng nghe
là chúng ta dành rất nhiều thời gian
để tìm hiểu thế giới bên ngoài
nhưng có lẽ chúng ta đang dành quá ít thời gian
để tìm hiểu về
thế giới bên trong của chính chúng ta
và thật sự
chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn
cho thế giới bên trong
chúng ta nên
tìm hiểu bản thân
lắng nghe bản thân
tìm hiểu
thấu hiểu bản thân
vì khi chúng ta thấu hiểu bản thân
chúng ta thấu hiểu được hiện thực
mà chúng ta thấy
chúng ta sẽ dần dần
học cái cách
thấu hiểu tốt hơn
thế giới bên ngoài
những mối quan hệ quan trọng của chúng ta
xã hội của chúng ta
và một thông điệp quan trọng
Hùng tin rằng
mọi người có thể thấy trong chia sẻ của chị Phi
Yên

thực ra mọi thứ cảm giác rất con người
chúng ta đừng
đừng đè nén nó
em hy vọng là
hôm nay đó chị Phi Yên
sẽ rất nhiều người khi nghe được podcast này
sẽ thở phào nhẹ nhõm
sẽ trút được gánh nặng
mà họ
nhiều khi họ không dám
chấp nhận
họ không dám đối mặt
họ nghĩ đó là sai
họ nghĩ đó là những khoảng tối trong họ
nhưng nếu họ biết rằng
đây là điều gì rất con người
và cách tốt nhất để cho họ
có thể rời khỏi những cảm xúc đó
là họ
chấp nhận nó
và hy vọng mọi người
từ ngày hôm nay
và khi nghe hết section này
mọi người hãy trân trọng những gì
chị Phi Yên chia sẻ bằng cách
hãy bắt đầu bằng
sự thấu hiểu bản thân
đó là điều quan trọng nhất
mà điều chúng ta cần học được
trong cuộc sống
rất là cám ơn chị Phi Yên
rất là cám ơn mọi người
đã lắng nghe
tập thứ năm
của Trạm giáo dục
của Edustation
và hy vọng mọi người sẽ
có được nhiều bài học
và nhiều cảm nhận hữu ích cho bản thân
và hẹn gặp lại mọi người vào thứ 4 tuần tiếp theo
để cùng với một chủ đề
cũng rất thú vị khác
xin chào
và hẹn gặp lại
EDITED
Hello everyone, welcome back to
Education Station from Vietcetera - the very first season
I'm Hung Vo - the host of the talkshow
Today, I'm so excited
to accompany you
to meet a guest who's deeply passionate about education

Welcome to the talkshow

PhD, Dr.Vu Phi Yen


Hello Ms.Phi Yen
Hello everyone, hello Hung
Thanks Ms.Phi Yen very much for accepting the
invitation
from EduStation and Hung
to join this talk
And before we start this talkshow
Let Hung share some basic information about Ms.Phi
Yen

with the listeners of Edustation Podcast

Ms.Phi Yen is a special guest


Because she is considered "the living evidence"
of experience and liberal education
She has learnt and studied with practice
constantly during 14 years in Medicine

specialized in Genetics of French Universities

Just like Pham Ngoc Thach University of Medicine


PhD, Dr.Vu Phi Yen
is not satisfied with the approach
that focus only on the physical
We should complement the mental approach
Through the study and research of psychology
From clinical psychology
To Art Therapy
To Therapy Symbolic Advance
For Ms.Phi Yen, humans are complicated
They're capable of creating
or causing worst problems
At the same time, logically,
Humans are also fully capable of
solving those problems
and have potential for development
almost unlimited
To be honest,
At first, the intention of today talkshow
is about mental health
But after talking with Ms.Phi Yen
Hung and Ms.Phi Yen think that
This is a huge topic and
in a 90-minute podcast
we won't be able to fully discuss
So we decide that
we'll talk about fundamental problems
And it will be
A start for the understanding
And also the ability of
improving mental health for everyone
It's self-understanding
Let's start the topic
with a quote by Olivier Lockert
in "Créateurs de Réalité"
Everyone only knows their own reality
[skip]
so there's no reality that truer than others
A reality is real
At least for the person perceiving it
How does Ms.Phi Yen think about this quote?
Thank Hung for this opening
In such a challenging way
and Yen can also imagine
how we mind-blown this conversation

would be in the next one hour and a half

The book "Créateurs de Réalité"


is translated by me
From the French version
By Mr. Olivier Lockert
Why am I interested in it
because that's what I'm passionate about
for so many years

I'm in conflict with my family

and I was so surprised


like, why is that
when everything that I feel about the world
about life
seems very insightful
And critically thoughtful
but when I express it
There are certainly some points
Which others can't see
On the contrary, the others
It seems like they live
in a certain world
Which I don't understand
Then as I gradually realize
The spiritual of humans is more important than the
substance
People can sit very close next to each other
But
Their Head
Their mind
Their soul
can be as far apart as
From earth to moon
Why is it like that?
If we understand
what is being seen in front of us
Then our visibility
is very large
We can see widely
At the same time
there are many signals from the outside
Our eyes, i can say that
it has the ability to capture
But when we enter,
look at a scene
and go out
we only focus and remember very few details
And that few details
make us feel
completely different from a person
who enters, looks at that scene and goes out
It's just about static scenes
not yet about stories
The stories, except for the image,
also have the sound
and the facial expression of the other person
How does it express?
To be conclude
Humans' attention ability is limited
We choose to narrow it down
and get some details
which I consider to be remarkable
Then I analyze
And I react to it
the result is my choice was different from yours
[skip]
My understanding is completely different from you
And from a child to an adult
Every second, every minute
we live close to our relatives
in this house
in this period
But
Two sisters
in the same house
remember different stories

So everything keeps accumulating by years

Therefore
How can we understand our reality?

and how can we understand others' reality?

Reality is different for each person


It depends on
the ability
to observe and pay attention
We look at a scene
Which has a hundred things
But we only see five things

It's very different from a person seeing twenty things

the more the ability to pay attention


The more real our reality is
when we pay less attention
we'd only see the blurry picture
It results in our wrong behaviors

why can a person see a reality clearly while some others


cannot?
It depends on
the past, whether we were taught
to observe the reality or not
The more teaching and practicing is
the more we can see
Sherlock Holmes enters a scene
He will see a lot of signs
While Watson following Sherlock Holmes
can't see that much
That thing
The difference between two people
is due to practicing
Then
What are other reasons leading to
that difference?
Knowledge results in
what more or less we see
Like Einstein said,
Theory
decides
what you measure

So if you don't know that existing thing

Then you enter


You look at it
But you don't see it
Uhm, how can I say
It's like we can see it
But we don't actually see
with our brain
Then
The third thing
makes a person
see the reality not true to the reality
is
their emotion and health at that time
This morning I'm healthy
I'm happy
I can see clearly what's happening
But after 5 minutes
I have my toothache
I see the happening things
very blurry
I only focus on my tooth
Then the health
and emotion of each person
changes constantly
Hungry or full
Hurt or not
women who are in premenstrual period
see everything different
You see,
If we know ourself
If we know its complexity
That means
Through Ms.Yen's sharing
I imagine that
The first thing
taking care of our mental health
starts with
the awareness
of each person's different reality
it's not simply
the outside objective
The way we see the reality
is from our view
And it should start
from the understanding
And what can
that understanding do?
And how can we improve our understanding?
Firstly, we need knowledge
[skip]
Because
If we don't have knowledge
Obviously we can
"touch" that thing
But we can't see it
[skip]
Cause we don't have knowledge
We don't have the awareness
Secondly,
We understand that
We need
our physical health
and the understanding
of our emotion
at that time
Because we understand that it impacts
on the way to see the reality
And thirdly,
We have to learn how to
improve our ability
to observe the reality
As you've shared,
When we know how to observe
[skip]
The more we can see
The more details in the reality
which we're facing
That's the way
we improve our self-understanding

improve our imagination of reality

From that, we can understand other people


respect others' difference
And also change the way we see the conflict
Is that right?
That's true
Then
I want to ask some more
Because we're educators
How can we
learn how to
observe the reality better?
what are important foundation
or guidance
to help us improve our understanding?
It's a harmonization of
our own curiosity
Only when we want to see
then we're able to see
With a young child
She opens her eyes widely to look around
She asks everything
What is this, mom?
What is this, mom?
Why is it blue?
Why is it red?
That natural curiosity
is a motivation
for us to discover the world
and observe it carefully,
if it's warmly welcomed and
encouraged,
instead of being ruined

by parents who are too tired to answer

if we can keep that curiosity


in long term
we'll naturally develop
[skip]
everything we see in this world.
what next is
When we are curious,
when we see something but do not understand
then the next personalities that we need to train
are patience and concentration.
we know that we don't get it
but if we just observe it for 2, 3 seconds
then we focus on other things,
we will never understand it
ever.
There are things
we need to observe long enough
There are stories
we need to observe long enough
to see the reason and the consequence
then we will know
What is happening in front of us.
We all know that
Youth's concentration
is worse than older people's.
Kids are really curious

they want us to focus on something over 20 minutes

and that is a sheer torture to me.


So how to improve the
expense of attention
- the ability to
focus on a long-term goal?
Schools just help us a bit,
by giving 45-minute lessons
and not allowing students to move.
It's really hard!
Everyone has experienced that
Oh...
I think the time we
studied alphabet
was also maintaining concentration.
Doing exercises or martial arts
is also maintaining concentration
So when we grow up a little bit,
we interact with teachers
and...
research more about it.
- the foundation of it.
if people have done meditation for ages,
the brain parts
related to concentration,
their focus
become powerful.
It is the front lobe
which right behind our forehead.
For us,
as Yen think that we need
to reopen our curiosity
Do not think that you knew everything
Re-observe everything one more time
if you still do not get it,
allow yourself to look a bit longer,
more focused, more careful
Should we learn about how
to reflect, to compare
our point of view
and others' view?
Yeah
Means how we receive and accept
others' different point of view
in order to build ourselves
[skip]
the way to observe our own reality
[skip]
Oh, great!
You mentioned one thing
that I just said
there're "solo" missions
that only we, individually to our very own self with the
world
then what about people around us,

right?
That is the time we
observe something
that we do not understand
and have questions
then that is when we can
depend on others
We can raise the question "Why so?"
If anyone know the answers,
they will explain for us
When they explain it
we listen
and we learn
It's better than to discover by ourselves
the operation laws
of the world since it takes a lot of time
How can we know
million years of human development?
We need to learn
So when we listen to

the experience and knowledge that other people


share with us,
we will be able to understand
what we know and what we see
much faster
After that
Ohm...
Firstly, we need to ask
listen and learn
The next step is
a little bit tactful
but we need to know to raise questions
for what we heard
Knowledge that is passed on by the foregoers
was collected by them during their time,
but it is not our own time
So when we hear their stories
and we compare it
to our present,
it might have changed more or less
Yeah

And we should not believe in everything we heard

in what we learned
we should know that
the person
who teaches us
are doing the best they can to share the knowledge
and they believe that what they know
is correct
I'm very thankful for
what I received
but that correctness
is just relative
And from my perspective
during my period
what you gave me
I might be able to use nine-tenth of it
[skip]
but one-tenth of it need to be adjusted

and I'm gonna do it now

If we are always conscious like that


always compare
and understand that
nothing is absolute
then our ability
to stick to the reality
and not be confused
will be much better
That's what I'm talking about in terms of
absorbing the experience
and other people's points of view
of people who
are not you
But I want to ask you
that
the comparison
and realization of the differences
what if they occur at the same time?
For instance,
we are having tea together
and listen to birdsong.
But our attentions are different
I'll pay attention to the cup of tea
and you pay attention to the birdsong

and it makes a different sense of reality.

Um
Then
how does that help
us build
our understanding of reality?
At first, we
are not aware of
that difference.
We are simply looking out
from our own box
We don't know that the others may see differently
So
keep experiencing more
interacting
and creating more relationships with many people
then reality
will bring us to
situations
that we have to reconsider.
For example,
when I hold a cup of tea
and as I smell it
feel
such satisfaction
and happiness
I love the taste
so much, and so on.
After that, I turn back
and see my friend's face
turn pale and she looks very sad
The tea smells wonderful
the birdsong is beautiful
then how can she be so sad?
I'm surprised so I ask her
then I know that
there is some link of cake
that we are eating
reminds
her
of an ex who left her
So she has been
in a completely different story than mine
then
after 2 times, 3 times,
dozens of times like that
then we will
learn a reflex that
even if we know
how we feel at that moment
but if we look up
to the opposite,
we have to
find out
that during that whole time
[skip]
the person next to us
what kind of reality he/she is in
Um
so that when
we share with each other
it is not too contrasting
I would like to ask you that
[skip]
which factors
influence
one's
self-understanding?
For instance,
hereditary,
or the...
family education,
social context, etc.
then what are the
specific influences
[skip]
that people should know
to understand
their own behaviors?
Their own feelings?
and why do I see the reality
in that way?
From Hung's question,
I remember
a debate
from a very long time ago
in psychology.
The differences between a person and another person
whether they are innate
or
does it come from the way
a person is raised and brought up?
And our responses
will have
huge consequences.
If we think that
the differences are innate,
then
There will be things we have to accept
that it cannot be changed
and we will only care about
[skip]
the biological factors.
Yes
But if we find out that
the innate characteristics
are just the foundation
that was given to us almost similarly,
And family education
and how we learn
is what determines
how our lives will be
more than those innate characteristics.
Then
the role of education
interaction
and self-development
become much more important.
Yes
There's a saying that
"Know thyself, know thy enemy.
A thousand battles, a thousand victories."
And the phrase "know thyself" is
extremely important.
So
is there any genetic factor
that makes a person
understand themselves easily
more than others?
I am a geneticist
but until now
I don't know any factor like that
In my opinion,
there is none.
In terms of
physical equipments,
we are all
equipped with tools
to self-recognize
and recognize the world equally.
Then the difference in the process
of living and growing up
I think
the biggest factor
is
the attitude
of the family
towards
the inner world of a child.
If we were to live
in a protected zone
in which
the surrounding people
are aware of the importance
of a child's personal feelings.
They raise questions
when we answer
then they listen to
when we complain
then they adjust
so the attitudes of people around
will help a child
learn and follow those actions
And from then on
he will respect and acknowledge what happens
inside him
Um
Whether I'm sad or happy
it's meaningful.
Perhaps this situation
it requires us
to communicate,
and to greet,
to smile,
or to sing a song in front of a crowd.
That's what life requires

but if I'm not feeling well inside

I'm worried and scared


I have a stomachache
then I have the right to refuse to sing
in front of the crowd.
And no one considers it a shame
or no one scolds me
because they respect
my inner feeling.
Such a person when growing up
make that behavior their own
to themselves.
They will know how to speak for themselves
to protect their own emotions.
Unfortunately, the opposite
is occurring
most of us are
teaching each other that
we have to pay attention to what the environment
is requiring us
and we have to act and perform accordingly.
You have to see that your dad
is upset
and if you think so
you're not allowed to say it.
That means we dismiss all the ways
that a child express his inner world
so when growing up, he will
not listen to anymore.
When we ask him that
how do you feel right now?
he thinks a lot but
doesn't know how he is feeling.
Hence, the conclusion is that
the way one understands himself
and appreciate his inner world
originates and develops from a very young age
If he was well-raised and nurtured
then naturally, that ability of his
will be better.
But if each time he intends to express his feelings,
he get dismissed from a very young age
then we shouldn't be surprised

when that person grows up and

only expressing outward.


But then he wouldn't know
[skip]
what his instinct is
they don't know at all.
So the message here is that
as I understand,
of course, when a person is born,
due to heredity
there are some certain factors
that we cannot deny
but it's just an initial base
the starting point.
The education from family
from school or society
is crucial in
developing one's self-awareness
as well as the way
each one faces the world, right?
Um
I really agree to that opinion
and I would like to continue
to another concept of knowledge
that we need to understand ourselves.
To what I have researched
that every 7 years
humans' bodies and mind
will change a lot.
For example, in the first 7 years
the child sees himself as the center
Everyone from parents
to grandparents all revolve around him
Then, the next 7 years
he will move his focus on another person
that person becomes more important to him
They might be friends, teachers,
someone he can ask questions and talk to
and he will explore more
Then in next 7 years, from 14 to 21,

people start to care about "exploitation"

Then, after 21 years old


when the child enters the real world
that is much bigger
and until 42 years old
every mental illnesses will burst out
Then my question is
is that information correct?
And how can we use that knowledge
[skip]
to develop our self-awareness?
[skip]
Um, you have just told me
an interesting classification
about how the 7 years milestone

change in each one's life.

It can be the deduction


from many observations
and we have a lot of such systems
that are divided into stages
maybe not necessarily 7 years
for instance, the first year
after the baby is born
the first 2 years
5 years, 7 years, 12 years,
so if I am a person that
have a medical and biology background
that's strong enough
then I will like the
classification that's related to

the development of human brain.

The 12 years milestone is very important


that from the age of 12 onward
the human brain almost reaches
the size of a matured brain
But before that, it is still developing
Hence, at the stage before 12 years old,
if a person experiences strong impact
then the psychological imprint
might affect
the development of the brain.
Therefore, the consequences will
last longer.
Um
So I would say that
[skip]
all classifications are relative
so I will not affirm that
the classification that Hung gave us
is true or false.
There are many other classifications
like an 18-year-old
says he's an adult.
So how is 17 years old and a half
less mature than 18 years old?
How is 18 and a half better than 18 ?
We have all experienced through that milestone
so we know
It is not so clear
Uhm
Those milestones are
the benchmarks that society create
to make everything more clear-cut
and easier to control
But a person
I see
changes everyday
There is no fixed milestone
Then it is
more practical
If I am a parent,
what do I need to focus on
teaching my children
to let them connect their reality
with the reality outside
which will only get bigger and bigger
as they grow?
If I were the parents,
Now, the wisest thing
that we can do for the next generation
I think there are 3 points
The first point,
that we fully respect
the child's world
and find a way to make him or her
pay attention to their own inner world
and express it outwardly
for people to understand.
And this is a process

that if we give instruction over and over again,

gradually the child will make it a habit.


If he falls,
if he has just been scolded by the teacher at school,
how would he feel?
[skip]
Or when he stands up in front of the whole class,
all eyes are on him,
how does he feel?
If tomorrow, he does not want to go to school anymore,
why does he think so?
We let him understand that
everything that is happening inside him right now
is actually very important
and other people do not automatically understand.
So he should explain
and pay attention
to his feelings at that moment
Then he should tell other people
what he wants, what he thinks
If we instruct him to do so many times,
the child will be able to do it
Then the first pillar is

the inner world, and it's important

so one should pay attention to it to understand oneself,


and one should express it
so that other people can know
And the second point
that we should also focus on
[skip]
is our own inner world
and we also show the child ours to let him know that
on any possible occasion
if two people are having dinner together,
while the child is eating a dish,
he feels a certain way
and thinks about a certain story
and the mom is eating that dish
but she is thinking about something else
The dish may remind her of
a dish her mother cooked for her in the past
So if the mother also understands
her inner world and
actively shares it
with those around her,
the child will gradually learn to understand
that
the worlds of others are always different from his

So he should ask and listen


and make it a habit
When we have the first point
and the second point across,
then the third point
that I hope
all sides learn together
And make it a reflex
That is
Whatever happens in my heart
or in your heart
they all have their own rules
that are natural
Therefore,
if we want to live a life
that is more productive and happier
and more loving,
then we should try to understand those rules together
rather than going against them
Yes
That's very nice Ms. Yen!
[skip]
I think I
really enjoyed
the three instructions
that I think not only the parents
but also the young people who are listening to this
podcast
will also learn from them
Because actually I see that
There is a painful truth
that not every young person in adulthood
physically
is over 18 years old
achieve the "ripeness" of maturity
Because sometimes it is hard for them
to appreciate their inner world
and think it is important
And they have difficulty in
expressing that world,
expressing their feelings
to others.
So I think I really want to
emphasize that point here
And I think it should be built
from when a child is very young
Because when he understands that
the world inside him is important
He will appreciate his inner world,
appreciate his reality
and learn how to express it
About your second point,
[skip]
It is like a reminder to parents
that a child learns through mirroring,
which means learning through reflecting
and imitating
Secondly, if he finds the feeling of security
that means his parents, brothers and sisters, and
grandparents are also like that
These are the rules
that are very natural,
that we understand,
and we live with.
It is really interesting.
[skip]
I think this is
an
important conclusion,
and absolutely useful
for those
who work in educational activities.
Parents
as well as young people who are listening
to our podcast.
Right.
I would like to cover one more topic,
which is
also self-understanding,
but deeper in understanding
your emotions,
especially negative ones...
Yes.
So how could we
be aware of,
how could we understand deeply
and
[skip]
Should we manage those emotions?
Yea.
Emotional world is a world that is
both exciting
and dangerous.
When anyone thinks of it,
we all know that,
once the emotion
arises,
our ability to analyze
will usually become paralyzed,
or disoriented.
Then,
if there is no practice,
every time our emotions arise,
it will always be messy like that.
It's like in a martial arts training,

if we practice the same move for 100 times

then after that,


we will be able to see it
in slow motion.
And we know
how to hit and defend it
properly.
Each time the emotion
appears,
then
within less than a second
it will be already overflowing.
Neurotransmitters
will flood the brain,
our tears are about to burst out
Their speed is extremely fast.
So we shouldn’t
be afraid of emotions, but
we have to practice
to face the battle.
Let's live,
and feel more.
And after each time,
we will learn how
to control our emotions
a little better than in the past
I want to dig deeper into that understanding, Ms. Yen
It means,
for example,
when I know I’m sad,
Uh.
I’m angry,
or I’m happy,
then
besides the fact that I know
that the emotions are rising up,
Uh.
do I need to
learn any other type of understanding
Uh.
related to that feeling?
Commonly, it is like that.
In order to increase our emotional intelligence,
if we don’t know
how many levels there are,
we won't be able to
imagine the whole curriculum
and how we have to practice.
Emotional intelligence has many levels.
and the first level
is... what we feel.
Then we know that
we felt it,
we perceived it.
After perceiving it,
we move on to
whether we can
control it,
whether it is revealed at the wrong time or not.
Then we ask,
whether we can turn
this uncomfortable feeling
into something more positive,
or more beneficial to our life.
Cognition,
conditioning,
and transformation
are the three levels of emotional intelligence
that relate to the individual.
If we talk about the world,
it would be
whether we able to recognize the emotions
of the person we're interacting with.
And after recognizing it,
what can we do?
Can we help them
convert it?
If people are sad,
can we comfort them?
If people are not motivated to work,
can we encourage them?
If people are
upset with me,
can we make them see us
in a better light?
The final level of emotional intelligence
is our interaction with the world,

how we are able to transform the emotions

of the people we interact with.


Uh.
Then somehow,
it’s almost like
we have the world in our hands.
Because,
the world consists of people,
primarily.
Um.
Yeah.
I want to dig deeper into
the awareness, Ms. Yen.
That means
we know
that
we're sad,
happy or angry...
Uh.
but is there any way
for us
to find out
which is the source
Uh.
of that joy
and that anger?
Uh.
And from that,
we develop our self-awareness
in a profound way
And it also involves one more idea,
that is learning how to accept yourself.
Because
although I try not to talk about
the topic of
mental...health,
because that's too broad.
But I still want
a little connection.
Because
I think one of the reasons
we pay attention to mental health issues
is because we can't accept ourselves,
let alone accept
ourselves with the outside reality.
I really want to
take advantage of this opportunity to talk
with a Ph.D., Dr.,
to gain perspective on this angle
Uhm, when we turn back to the most basic level
Previously, we talk about the general picture
of how many levels there are
then if we don't do well at the first level,
the following ones will become even more difficult.
The exercises of the first level of emotional self-
awareness
usually include very basic lessons
Like finding the way to name
our current emotion
Uhm
From this step,
It already has its own simplicity
and complexity
Basic emotions
Such as sadness, joy, anger, fear
and disgust at something
are the five basic emotions.
[skip]
Other emotions, it's like
the mix and match
of these five emotions
Envy, jealousy is
actually the combination of these five basic emotions
At the very first step,
I think that not everyone
knows how to recognize
and name these five basic emotions
And if we don't teach well
It will cause
a systematic error
Uhm
For example,
In a society
that associate
the image of women
to tenderness
gracefulness and carefulness,
it will not encourage a woman
to feel angry
or express that angry feeling
But it's a basic thing
that both men and women can feel
Everytime a girl
rolls her eyes, stamps her feet
puffs out her cheeks and screams
then
her whole family may collectively
tell her not to do that
because that's not what a girl should do
Then the next time
When she feels angry
She will control her emotion
She feels that screaming
is not a suitable behavior
She will say that
She is angry at her mom
then people don't let her do that either
Eventually, she
will have to turn it to something
that the society accepts
When that girl grows up
Mostly we can see that
when she is very angry,
she only bows her head
and cries
And when someone asks her feeling,
She just feels sad
She says that I'm sad at you
Actually her real feeling
is angry, not sad
But she calls the wrong name
Conversely, for a man
there will be a situation that
If they cry,
everyone will tell him
that he is soft
and that it is not suitable for a man
But the sadness
keeps happening
in his life
So during those times,
he feels very uncomfortable
and he has to express it in some way
that is acceptable to the society
So there will be times he feels very sad
he will punch the wall
and it will look like he is angry
[skip]
Systematically,
For men, all the
negative feelings
that are related to sadness, softness
have to turn into
violent expressions
under the mask of anger
And those angry emotions
of women
must be hidden
and turned into sadness
And if we don't understand ourselves
then when we look at other people,
we are unable to understand either.
I want to emphasize that
Understanding the essence of problems
is very important because
the messages of anger
and sadness are different
Yeah
What is anger?
Anger happens when something
very important to us
is being threatened
or being offended
so the feeling of anger arises
It gathers a large amount of energy
to provoke us to do something
to save the situation
to protect that important thing of ours,
[skip]
to make that unacceptable behavior
stop
So anger harbors a lot of energy,
but what about sadness?
Sadness is that even though
We are not happy with that result
We can't do anything
It doesn't need energy to take action
So if i'm angry at a person
who acts violently to me
But i say that i feel sad
then the energy that should be used
to prevent that violent behavior
all disappears
It leads to that person keeps bullying me
Time after time
And I can only sit here crying
We have stated clearly that
we don't accept
the anger of a woman
which results in many cases
in which they cannot protect themselves
properly
Then we will have to almost relearn everything
to understand our basic emotions
It's there for a reason
along with messages
Most of those messages
all make sense
If we listen to them,
find the way to make them work
to make our life more productive
then it will be ok
There's nothing to be afraid of our negative feelings,
but we have to listen
understand and handle it
Let's go into the detail
and debate a little

but what if we have those negative feelings and

we go over them
we then realize that
maybe something about us
is not good,
it's more on the dark side
then what should we do?
feelings don't come to us alone
they exist in a background
and come along with thoughts
so if you say that
mostly we observe
when people have negative feelings
but they don't admit
and conceal those feelings,
they leave those feelings in some dark corners inside
them
then what stays with those feelings?
And there are things
that they tell themselves
uhm
are stories that
they are afraid of letting out
All of them accumulate and then form into a mass.
If that mass isn't brought out of mind,
it remains in the dark
and gradually becomes bigger,
which
psychology calls
our shadow
Then there is a very important thing
that we can talk frankly with each other
is that this shadow will never disappear
like we expect it to
It will only get repressed
and wait for a chance
to raise its voice.
If that shadow remains unfulfilled,
isn't listened,
understood
and resolved,
it will come back again and again,

and keeps knocking on our door like a ghost

and gradually gets bigger, right?


Bigger and bigger.
Uhm

So anyone that has a dense shadow with them

will need to have


very strong will
in order to control it so that it can't break out
so their energy is consumed into
controlling themselves excessively
which leaves them with no energy in daily life
to work,
to interact,
and be productive
And when they are too exhausted and weak
immiediately the shadow
isn't repressed anymore,
so it will explode into
strange behaviors.
Those emotional outbursts
that don't normally happen
and they make their "owners"

and the people around very surprised and confused

But now we understand


that its mechanism is that
the more you don't let out
what makes you angry,
the more of that anger is left behind in the dark
and it will stay for 10 years,
20 years,
So the first time it explodes,
it will come with the power accumulated in those 10
years
and it will be massive
So we have to understand that
there is no way that we don't admit
but it can still disappear
The healthiest way is,
whenever the feeling comes
we have to understand
and resolve it immediately
or else, it will remain and accumulate over time.
And that's how
we move forward
in a healthier,
brighter,
and more energetic way.
There is no need

to hold back anything of yourself.

Actually, whether we teach a child


or ourselves to

respect our emotional world, our inner world,


we have to study hard,
and constantly make effort,
and we have to show it off.
Uhm
That's it, and
as we looking deeper into it,
even with negative emtions,
things that we actually see,
maybe we don't feel very comfortable with it,
when we go into it,
but we understand that,
when we learn how to speak
to a certain extent,
once we practice gradually,
we will obviously improve,
instead of suppress the feeling
I believe that is very important

and it's very helpful for everyone to hear, Ms. Yen.

Because usually,
our East Asian culture
tend to hold back
and from this suppression
I will get to another point,
I also want to discuss with you,
that this
is usually seen in
Asian society
When we understand ourselves
about what we want
about our personal values
it doesn't quite fit,
and it even go opposite
to the value of the society
the standards or the society,
the hope of the society,
what should people do?
This is what happens all the time,
and it makes a person,
have to find a way to refrain,
and it leads to many kinds of disorders,
that we have seen,
how much pain we have suffered from.
So firstly,
if I to say
[skip]
I'd say
the way that our recent society,

doesn't accept natural characteristics of individuals

That's the fault of the society


Uhm
And it seems like we
have tried to create
a social convention
that is not healthy
it's not real
and we force everyone
to live accordingly to it
and everyone ends up suffering.
For example, in a society where
natural sexual
desires
are not free
to be talked about.
That implicit rule appears to
have been existed for many years
until now
and it keeps people
feel uncomfortable
when it comes to that topic
while this is an extremely powerful basic instinct
that will absolutely never go away,
so it will have
to spring up as a
suppression
and it will just fizzle out at some point
if we put up with it for a long time
we'll release it uncontrollably
and every time
it's shown out like that,
it appears to
to become a little too much,
to become a little too distorted
and the person who accidentally
tell their desire out loud
in a slightly exaggerated
or disroted way,
they will be more ashamed
and the next time they will hold it back even more
it's just getting sicker and sicker,
if only
we could agree from the beginning,
that at the natural parts
everyone cares
and everyone has
please don't be hypocritical
let's not assume it doesn't exist
or avoid talking about it
so with the conventions
from the time immemorial to now
we should not hope that
our society is promoting a
straightforward and honest lifestyle
it's not even there yet
and we have to rebuild it again.
Uhm
and we begin from
things that are more factual
you just said a very interesting thing
about the self-acceptance
I didn't immediately get that
because I think self-acceptance
which in common sense
means it's a bit repressed
I think that is bad
but if I accept it,
I'd rather tear down
the concept of bad and good
if there's emotion
why should we call it bad
Such as an anger
at someone older than you
if you admit it, you will be sullied by others
you will be repudiate
but it is happening
in you
so maybe it's actually not bad
my parents were also angry
with my grandparents,
my friends were also
angry with their parents
that's what it's happening
in everyone's mind
so let's no be deceitful
and make it look bad
that's the truth
Uhm
and now we only look directly into it and say
today
this happened in my mind
please listen to it
or mom,
when you said that in this morning,
I felt very angry,
so I want to to sit down
and have a talk with you
to know why it has to become like that
so two of us
can find a way to
not be so upset with each other
But do we have a boundary
between two of these:
the freedom to express our feelings
the freedom to express our opinions
and the conventions
the standards of the society or not?
So the line is very fragile
and it has to be confirmed
on case by case
and if we have done well
on the first pillars
that we discussed before
that's not only to learn to respect
our own experience,
but also learned to respect
other people's experience
and understand that other's point of view
is different from ours
and when we express our certain
negative emotion
to others
then you need to know that
from their viewpoint
listening to your speeches
it wouldn't be pleasant
and it would probably
feel like this or that
I guess
but I don't know clearly
I have to ask that person
like, "you heard me"
"how do you feel?"
tell me
what you're feeling
so there's always interaction
and we have the chance to express ourselves
we immediately
ask the others to express
where the line
is fine enough
don't hurt each other
it will be determined
during that exchange
but if we only pay attention to ourselves
and we only
express our feelings
but forget to ask
how the other person feel
then you have crossed that boundary
[skip]
Now let's talk about mental health
we are talking about the emotions
which are the things that,
I think they are donimating
lots of people's attention
in the past few months
So we turn to
a concept that is very
in my opinion, it's a very important foundation
That's the
physical health, mental health
I'm wondering if there's any connection
between understanding ourselves and
Before I started from
an industry related to physical health
material possession, more than spiritual life
is medicine
but
it needs long-term study
and interact with many experienced teachers
[skip]
so
the notion of
physical and mental,
the border of it
nearly disappear
and at one point
I understood that
our brain and mind,
Actually,
are united form,
always interact
and cannot be separated
[skip]
If you just focus on one and
do not care about the other,
you only know about one side of the problem,
it will not be effective
we need to know both
"my body"
and the connection of body and mind
is strong
and happens frequently
happens frequently
- Yeah
So it is hard to
have an optimistic spirit,
[skip]
you are always busy and sleepless
But it is hard
to sleep well
when you have a mental problem
and you just let it there
and you never solve it
then
to achieve what
they call health
feeling healthy
we'll usually have to check both
[skip]
does my body have any problems?
Is it good now?
Can we do something for it?
What's wrong with mental health?
Any problems were not solved/
Do we have enough enery
today
in order to deal with it?
So we should check
both of it usually.
Recently, I
and viewers, listeners
when they listen to this podcast
they will have more knowledge.
Firstly, it is about the importance
of what called reality
of each people
about understanding themselves
and the
most meaningful thing is that...
I just said
Everyone and I can learn
more knowledge
as well as "tips"
so that
we can discover
our ability to self-understand
like studying how
to face problems,
obstacles
that...
in a society
and with education,
culture,
we have particular limitations
so I think
many people feel
more comfortable,
more open-minded
especially with themselves
and I especially
feel that
one thing should be
highlighted here
is that we
should respect our
inner world
our emotions
and learn to express it
we should have responsibility,
[skip]
to learn how to express
because it's a good habit
It is useful for
developing our personality,
our spiritual life,
mental health,
and I think these are
meaningful,
priceless lessons
And...
The last question
in the podcast today,
I want
to ask a personal question
How was your journey
of discovering
and understanding yourself?
[skip]

Are there any special periods or milestones?

And how did you apply things


that you shared
that you shared
with Edustation
today?

If I share my story,
I will say it is not easy-going.

most of what I learned until today

it started
by making mistakes.
Then I received the consequence
Then
luck followed after it,
when I found
useful knowledge
to know that
keep going like that is not fine
and learn how to
walk the right way.
For example,
about self-understanding,
for about 20 years of my life,
most of
my effort
is for the outside world
To achieve what
outside world request,
I tried,
so hard,
spent lots of energy
What I received
is negative emotions
inside
my soul
but I didn't know back then
at that time
the world looked at me
as a good child, good student
that finish
hopes
of family
and people who taught me
but apparently there was something wrong
this person's eyes
they not spark anymore
and my mood become abnormal
and started to undergo stage that
"why do I have the skills but
still not able to work effectively?"
So my own milestone
was that
at the age of 26, 27
in medicine major,
I'd already earned a Master degree
and started to study PhD
my unstable self
after having been repressed for many years
turned into a
mental and physical breakdown.
I was too busy
and my feeling then
was like a severe depression
I had to stop my business,
my learning
to figure out
what went wrong with me,
how to take care of my self
to stop and
to keep going on,
so only when I took advice from my conversation
with doctors, psychologists
did I just realize that
all the things I've just told you about
I hadn't understood myself for long time
just tried to learn about rules
with a view to complete my work
my learning
however, because of
the disappointment
exhaustion
depression
so
I didn't admit it
it stuck in my mind
I just kept repressing it
until it became too heavy
that I couldn't bear it anymore
so, many young people
at the age of 26-27
like me at that time,
I think
going through a
same mental breakdown
is simply
at that age
the burden becomes too heavy
to carry
but not everyone is lucky enough
to recover from the depression
It can be understood that
I have to know
my inner message plays an important role that
go to bed when I'm tired
speak out when I'm sad
and also when I'm angry
to address, handle the issues
so that relationships
can be fully enhanced
From then
I read more psychological books
until I decided to
study the second major in my life
is Psychology.
Until today,
I've just astonishingly realized that
most things I've studied
for many years
they aren't too complicated

they are just about human nature

which people all know


but we don't arrange them systematically
so all psychological knowledge
we can gradually learn about
and understand them
from the early stage
we shouldn't make wrong things
become completely wrong
then we have to pull down to reconstruct.
that way is very painful
so you've had several "aha moments"
that each time
you suggested, I could
open the whole story to talk about
and I also want to share one quote
that I'm truly interested in
during the time I find my true self is that:
"nothing which belongs to human
is strange to me"
depends on the journey
of self-discovery
we will perceive that
"after all
I'm just a human
all the things
humans are able to feel,
I can feel that, too!"
so
don't conceal it
don't deny it
and
I don't know
what I will find
in my own dark side
so
we can say for sure that
there are very humane thing
they aren't strange to us
Really thanks Yen
[skip]
I truly appreciate Yen
for spending many years
almost 2 decades, is it true?
to conduct medical researches
and
then psychological studies
and also you utilized your own experiences
to share many
meaningful
and simple things
that can be applied
to people who are lucky to
listen to this podcast
and I'm genuinely grateful to you
for having accepted
to share with me
with Edustation
from Vietcetera
I think before ending this conversation
please allow
Phi Yen and I
send a message
to people who listen to this
that we spend a lot of time
discovering the outside world
however we might spend little time
discovering
the world inside us
and to be honest,
we should devote plenty of time
with ourselves
we should
discover,
listen to ourselves
discover to
understand ourselves
since we fully comprehend ourselves
we can appreciate the reality
that we see
we will gradually
learn about the way
to have better understanding
about the outside world
our important relationships
our society
and an important message
I believe
many people can see in Yen's sharing
that is
actually every feeling is very-human
we shoudn't
repress our feelings
I hope
that today, Yen,
many people who listen to this podcast
will breath a sigh of relief
take a load off their back
that they are
sometimes afraid of
accepting
they're scared of facing the issues
they think it's wrong
they think it's the dark side of themselves
yet, if they know
this is very-human thing
and the best way for them
to escape those feelings
is
to accept those emotions
and I hope everyone
from today
after listening to this section
please appreciate things
Yen's just shared with you by
starting
to understand yourselves
it is the most important thing
which we need to achieve
in our life
Thank you so much, Phi Yen
thank you everyone
who listen to
the fifth episode
of Education Station
- Edustation
and hopefully everyone
will gain a number of lessons
and useful tips for yourselves
See you next Wednesday
there will be another
interesting topic.
Goodbye
and see you next time.

You might also like