Câu 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 4: Trình bày điểm nổi bật của 3 quốc gia sau: Trung Quốc, Nhật Bản và

Thái Lan khi giới thiệu ở góc độ đất nước – con nguời. (5 điểm)
Trung Quốc
Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hệ tư tưởng tam giáo đồng nguyên, bao gồm:
Nho giáo, Phật Giáo và Đạo giáo. Ba hệ tư tưởng này đã cùng nhau tạo nên nền văn
hóa kéo dài 50 ngàn năm của đất nước Trung Hoa. Mặc dù Phật giáo ban đầu được du
nhập từ Ấn Độ, nhưng vì hệ tư tưởng này chia sẻ tương đối nhiều quan điểm về nhân
sinh với Nho giáo và Đạo giáo, nên khi Phật giáo đến Trung Quốc, nó đã được điều
chỉnh để phù hợp với văn hóa địa phương. Do đó, ba hệ tư tưởng này thường được
gộp chung lại và gọi là tam giáo đồng nguyên. Thuật ngữ “đồng nguyên” ở đây ám chỉ
rằng ba hệ tư tưởng này thực chất có cùng nguồn gốc.
Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ tư tưởng truyền bá bởi Khổng Tử.
Đặc điểm nổi bật của Nho giáo là khuyến khích con người sống theo đạo hạnh trong
tam cương, ngũ thường, tam tòng và tứ đức. Tam cương ám chỉ ba loại mối quan hệ
cốt lõi từ thời xa xưa: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Theo triết lý này, những người
nằm trong mối quan hệ vua, cha, chồng có trách nhiệm quan tâm và yêu thương những
người ở dưới, tức là tôi, con, vợ và ngược lại, những người ở dưới phải tôn trọng và
phục vụ những người ở trên.
Ngũ thường gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, là năm đức tính cần có trong mỗi con
người. Nhân biểu thị cho lòng nhân hậu, Nghĩa đại diện cho sự công bằng, Lễ là tôn
trọng người khác, Trí biểu thị cho sự thông thái, khôn ngoan và Tín là giữ lời hứa.
Tam tòng và tứ đức là một hệ thống đạo hạnh mà phụ nữ phải tôn trọng và tuân theo.
Trong tam tòng, đầu tiên là tại gia tòng phụ, khi một phụ nữ chưa lấy chồng, phải
tuân theo và nghe lời cha. Thứ hai là xuất giá tòng phu, sau khi kết hôn, người phụ
nữ phải tuân theo chồng, nghe lời chồng. Thứ ba là phu tử tòng tử, khi có con trai và
chồng qua đời, người phụ nữ phải tuân theo con trai. Tứ đức bao gồm công, dung,
ngôn, hạnh. Công là khéo léo đảm đang, dung là chú trọng ngoại hình bên ngoài,
ngôn là lời nói nhỏ nhẹ và hạnh là tính cách nhân từ, dịu dàng, đức hạnh. Nho giáo
cũng coi trọng tầm quan trọng của thiên mệnh, tức là ý trời và số phận. Theo quan
điểm của Nho giáo, vua được xem như người thay thế trời, người chỉ huy quốc gia và
do đó phải được tôn kính và tuân theo một cách tuyệt đối. Đối với vua, nếu hành vi
không tuân thủ đúng tam cương và ngũ thường sẽ không còn xứng đáng với danh
phận của mình nữa.
Đạo giáo, còn được gọi là Lão giáo hoặc học thuyết Lão Trang, là một hệ tư tưởng
truyền bá bởi Lão Tử và Trang Tử. Hệ tư tưởng của Đạo giáo được Lão Tử tóm gọn
trong cuốn Đạo Đức Kinh, bao gồm 81 chương với khoảng 5.000 từ. Mặc dù ngắn
gọn nhưng cuốn sách đã tạo ra tiếng vang trong cả cộng đồng triết học cả phương
Đông và Tây. Đạo giáo có hệ tư tưởng nhấn mạnh chủ trương “vô vi”, tức là không
hành động, không can thiệp. Điều này tạo nên sự khác biệt so với Nho giáo. Trái với
việc Khổng Tử khuyến khích hành động “hữu vi” tức là việc gì nên làm, cần làm thì
phải làm, Đạo giáo theo Lão Trang khuyến khích kiềm chế hành động, vì họ tin rằng
các hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến quy luật tự nhiên và tự sinh tự diệt
của vũ trụ. Đạo giáo khuyến khích con người hòa hợp với vũ trụ thay vì cố gắng kiểm
soát và chi phối nó, như cách mà Nho giáo và các triết gia phương Tây thường khuyến
khích.
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trong quá khứ
mà vẫn có tác động rõ rệt trong thời đại ngày nay. Một minh chứng cho điều này là sự
phát triển mạnh mẽ của Phật giáo ở các nước phương Tây, khiến nó thu hút được sự
quan tâm đông đảo từ cộng đồng. Khi được du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã
tạo ra một tác động sâu sắc, góp phần định hình toàn bộ hệ thống văn hóa và tư
tưởng của đất nước này.
Phật giáo có hai giáo lý quan trọng là Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Tứ Diệu Đế
bao gồm bốn sự thật mà Đức Phật đã giác ngộ trong cuộc sống nhân sinh trên thế gian.
Đầu tiên là Khổ Đế, biểu thị sự khổ đau và thăng trầm mà con người trải qua suốt
cuộc đời, từ giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử. Thứ hai là Tập Đế, chỉ rằng con người gặp
khổ nạn bởi vì lòng tham, sân, si và chưa hiểu được đạo lý. Thứ ba là Diệt Đế, cho
biết con người có khả năng tự chấm dứt khổ nạn. Thứ tư là Đạo Đế, để kết thúc khổ
nạn, con người cần tuân theo Bát Chánh Đạo.
Trong Bát Chánh Đạo của Phật giáo, chúng ta có những nguyên tắc quan trọng. Thứ
nhất là Chánh Kiến, có kiến thức và hiểu biết đúng đắn. Thứ hai là Chánh Tư Duy,
suy nghĩ trong sáng và chính trực. Thứ ba là Chánh Ngữ, nói lời chính xác và không
nói dối hay sử dụng lời lẽ ác ý. Thứ tư là Chánh Nghiệp, hành động đúng đắn và tạo
công đức. Thứ năm là Chánh Mạng, tôn trọng tính mạng của mọi chúng sinh. Thứ
sáu là Chánh Tinh Tấn, nỗ lực liên tục để loại bỏ những thói quen, suy nghĩ và hành
động không lành mạnh. Thứ bảy là Chánh Niệm, tập trung vào hiện tại. Cuối cùng là
Chánh Định, duy trì trạng thái an bình và yên tĩnh trong tâm hồn. Ngoài ra, trong
Phật giáo còn có hai học thuyết quan trọng là nghiệp quả và đầu thai chuyển kiếp.
Nhật Bản
Thần đạo
Thần đạo đã chặt chẽ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Nhật Bản từ rất
lâu và được coi là tôn giáo chính thống của đất nước này. Hơn 70% dân số Nhật Bản
theo Thần đạo và nó đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện quan trọng trong cuộc
sống của họ như sinh ra, trưởng thành, kết hôn và qua đời. Khác với nhiều tôn giáo
khác, Thần đạo không có một người sáng lập cụ thể, không có học thuyết tổng quát và
không có văn bản tôn giáo cụ thể. Thần đạo được cho là ra đời vào khoảng 200 trước
Công Nguyên, tuy nhiên, thời điểm cụ thể không được biết rõ. Đây là một hệ tín
ngưỡng khởi thủy của người Nhật, hội tụ và hòa quyện với các tín ngưỡng và phong
tục khác để tạo nên nền văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Sau này, khi Phật giáo và Nho
giáo được đưa vào Nhật Bản, Thần đạo mới được phân biệt và đặt tên mới. Trong
tiếng Nhật, Thần đạo được gọi là “Shinto” hay “kami-no-michi”, có nghĩa là “Con
đường của các vị thần”. Từ “kami” ở đây chỉ đến các linh hồn, hiện tượng, hay sức
mạnh thần thánh. Thần đạo tin rằng các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, gió, cây
cỏ... đều chứa đựng các vị thần cư trú. Chính những vị thần đó tạo nên quốc gia Nhật
Bản, và hậu duệ của họ được cho là gia tộc Thiên Hoàng. Tuy nhiên, không chỉ có
thiên nhiên được tôn thờ làm vị thần, mà cả những nơi liên quan đến cuộc sống hàng
ngày của người dân cũng được coi là thần, ví dụ như thần bếp. Ở Nhật Bản, có rất
nhiều vị thần đến mức đã xuất hiện thuật ngữ “8 triệu vị thần” để chỉ sự vô số và đa
dạng của các vị thần trong nước này. Do đó, Nhật Bản còn được biết đến với cái tên
“Đất nước của những vị thần”.
Tuy vậy, trong Shinto cũng có một số vị thần quan trọng đã đóng góp vào bản sắc của
Thần đạo trong xứ Phù Tang. Nữ thần mặt trời Amaterasu là vị thần tối cao và được
coi là linh hồn của hoàng gia Nhật Bản. Thần Hachiman là vị thần biển và là bảo hộ
cho dòng họ Minamoto và giới võ sĩ trong thời kỳ lừng lẫy. Tenjin ban đầu là vị thần
phong tỏa tai ương, nhưng sau đó trở thành vị thần của học thức, được sùng bái bởi
giới công, thương nghiệp và giới học giả. Thần Inari ban đầu bảo vệ cây lúa gạo và
cây lương thực, nhưng sau đó còn bảo trợ cho nhà cửa, ngành công - thương nghiệp và
nghệ thuật. Người Nhật tìm sự hỗ trợ từ các vị thần bằng cách cầu nguyện tại bàn thờ
gia đình hoặc bằng cách viếng thăm các đền thờ. Thần đạo đóng vai trò quan trọng
trong nhiều nghi lễ và sự kiện trọng đại trong cuộc sống của người Nhật. Ví dụ, trong
một đám cưới truyền thống Nhật Bản, nghi thức của Thần đạo thường được sử dụng
để cử hành. Mỗi năm mới, gần như tất cả người Nhật đều đến đền thờ để cầu nguyện,
mong một năm mới mang lại may mắn, thành công trong công việc và sức khỏe tốt.
Đây là những hoạt động nhằm tôn vinh và nhờ cầu sự bảo trợ của các vị thần trong
Thần đạo. Tinh thần của Thần đạo được thể hiện trong mỗi gia đình Nhật Bản, nơi
trẻ em được dạy dỗ phải biết tôn trọng tổ tiên và lắng nghe tiếng lòng của mình.
Người Nhật sinh ra và lớn lên với niềm tin đó, đó là một truyền thống trong gia đình
để rèn luyện bản thân và sống đúng với tinh thần của Thần đạo, đồng thời cũng là tinh
thần cốt lõi của Nhật Bản.
Giáo dục
Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng không chỉ với nền văn hóa độc đáo mà còn với hệ
thống giáo dục độc đáo mà thế giới ngưỡng mộ. Trong hệ thống giáo dục Nhật Bản,
việc phát triển nhân cách được coi trọng hơn là chỉ chú trọng vào thành tích học tập,
và điều này làm cho hệ thống giáo dục ở Nhật Bản trở nên khác biệt. Một điểm đặc
biệt là không có bất kỳ kỳ thi nào cho đến khi học sinh vào lớp 4. Trong những năm
đầu, học sinh chỉ cần hoàn thành những bài tập nhỏ trong lớp, điều này giúp các học
sinh cảm thấy thoải mái hơn khi đến trường. Thay vào đó, họ được tập trung vào việc
rèn dũa nhân cách. Học sinh được dạy cách tôn trọng, hòa đồng với mọi người, biết
tha thứ và yêu thương những người xung quanh.
Điểm đáng ngạc nhiên thứ hai là không có lao công trong các trường học. Thay vào
đó, tất cả học sinh sẽ phải tự dọn dẹp trường lớp, bao gồm cả nhà vệ sinh. Học sinh sẽ
thay phiên nhau thực hiện các công việc này, cho phép tất cả mọi người trải nghiệm
các công việc khác nhau. Hệ thống giáo dục Nhật Bản tin rằng việc yêu cầu học sinh
tự dọn dẹp môi trường học của chính mình sẽ giúp họ phát triển khả năng tự chủ, có
trách nhiệm và biết giúp đỡ và chia sẻ với mọi người. Quan trọng hơn, điều này giúp
học sinh hiểu và trân trọng sức lao động của người khác.
Điều thứ ba là tiêu chuẩn hóa cho bữa trưa. Người Nhật coi trọng sức khỏe, vì vậy
họ luôn đảm bảo bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng với những thực phẩm lành mạnh. Bữa
trưa tại các trường học Nhật Bản được chuẩn bị theo một thực đơn tiêu chuẩn, thực
phẩm được sử dụng hoàn toàn là tươi sống và tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn
thực phẩm. Vào giờ nghỉ trưa, giáo viên và học sinh cùng nhau dùng bữa trưa tại căng
tin trường, điều này giúp tạo sự kết nối giữa thầy và trò. Ngoài ra, tất cả mọi người
phải tự phục vụ bữa trưa, tức là tự lấy thức ăn và sau khi ăn xong sẽ tự dọn dẹp.
Điều thứ tư là việc dạy nghệ thuật truyền thống. Tất cả các trường học đều giảng dạy
hai môn nghệ thuật truyền thống quan trọng là nghệ thuật thư pháp Shodo và thơ
Haiku Nhật Bản. Sự chú trọng trong việc giảng dạy nghệ thuật truyền thống trong
giáo dục Nhật Bản nhằm mục đích bảo tồn và phát triển các truyền thống này qua
nhiều thế hệ. Giúp học sinh hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc.
Điều thứ năm là vào đầu tháng 4 các trường học ở Nhật Bản khai giảng năm học
mới, khác với các quốc gia khác thường khai giảng vào tháng 9 hoặc tháng 10. Đáng
chú ý, tháng 4 cũng là thời điểm hoa anh đào nở. Người Nhật tin rằng đây là thời điểm
lý tưởng để các học sinh bắt đầu hành trình mới với một khởi đầu tươi đẹp.
Một đặc điểm đáng chú ý cuối cùng là gần như tất cả học sinh ở Nhật Bản tuân thủ
việc đi học đầy đủ và đúng giờ. Điều này gây ấn tượng mạnh và gây ngưỡng mộ cho
bất kỳ ai nhìn vào đất nước này. Việc này cũng giúp học sinh phát triển tính kỷ luật và
ham học ngay từ khi còn nhỏ. Hệ thống giáo dục Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt so
với các quốc gia khác, và chính những điểm khác biệt này đã giúp người Nhật phát
triển những phẩm chất đáng ngưỡng mộ mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải thán phục.
Thái Lan
Từ khi được thành lập cho đến ngày nay, Thái Lan đã luôn coi Phật giáo Theravada
là quốc giáo, với sự tồn tại của hai tông phái chính là Mahanikai và
Dhammayuttika. Điều này đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư tưởng
và sự thống nhất của quốc gia. Phật giáo Thái Lan đã có những đóng góp đáng kể cho
dân tộc trong suốt lịch sử, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức, văn hóa, nghệ thuật,
cách sống và tư tưởng. Tư tưởng triết học và nhân sinh quan của Phật giáo Theravada
đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của Thái
Lan. Khoảng 95% dân số Thái Lan được ghi nhận là tín đồ Phật giáo, và hầu hết
trong số họ tuân theo truyền thống Phật giáo Theravada. Sự hiện diện của Phật giáo tại
Thái Lan được thể hiện qua hàng vạn ngôi chùa và sự sống động của cộng đồng Tăng
sĩ Thái Lan. Như nhiều học giả Phương Tây nhận xét: nếu không có Phật giáo, Thái
Lan không còn là Thái Lan nữa. Người dân Thái Lan quan tâm đặc biệt đến cuộc
sống hiện thực và kiếp sau. Họ luôn nỗ lực sống một cuộc đời thiện, mang lại điều tốt
lành và tích lũy nhiều phúc đức để khi chuyển sang kiếp sau, họ có thể tận hưởng một
cuộc sống giàu có, sung túc và hạnh phúc hơn. Mọi hành động, suy nghĩ và cách họ
đối xử đều nhằm mục đích tích lũy điều thiện và từ bỏ điều ác. Phật giáo Theravada
Thái Lan đặc biệt nhấn mạnh về thuyết luân hồi, luật nhân quả và lấy Đạo Đế làm
kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động. Trong quá trình lịch sử của Thái Lan, Phật
giáo luôn được khẳng định và phát triển dưới sự bảo hộ của hoàng gia. Ban đầu, Phật
giáo Thái Lan là sự kết hợp và lựa chọn từ các trường phái Phật giáo khác nhau,
nhưng cuối cùng, Phật giáo Theravada từ Sri Lanka đã trở thành trường phái chính
thống trong mô hình và giáo lý của Phật giáo Thái Lan.

You might also like