Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

B2: tổ chức dữ liệu (Master the Data)

Để có thể cấp tín dụng cho khách hàng công ty cần phải thẩm định tín dụng:
Quy trình Thẩm định tín dụng:
-Tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng.
-Kiểm tra hồ sơ tín dụng và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
-Thẩm định tín dụng.
-Lập tờ trình thẩm định.
-Xét duyệt cấp tín dụng.
Nội dung cơ bản của Thẩm định tín dụng
Thẩm định năng lực (tư cách) pháp lý của khách hàng.
-Đối với khách hàng doanh nghiệp: kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ pháp lý. Kiểm tra các văn
bản quy định quyền hạn, trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của khách hàng hoặc
người được ủy quyền theo điều lệ doanh nghiệp. Kiểm tra thời gian hoạt động còn lại của
doanh nghiệp.
-Đối với khách hàng cá nhân: kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ pháp lý của cá nhân bảo
đảm tuân thủ quy định pháp luật

* Thẩm định mục đích xin cấp tín dụng của khách hàng: Đối với khách hàng doanh nghiệp:
Mục đích vay vốn có hợp pháp, phương án, dự án có phù hợp với ngành nghề của giấy phép
đăng ký kinh doanh và ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hang; Đối với những khoản
vay vốn bằng ngoại tệ: kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo quy định quản lý ngoại hối hiện
hành. Đối với khách hàng cá nhân: Mục đích vay vốn phải phù hợp với yêu cầu xin cấp tín
dụng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
* Kiểm tra số liệu kế toán của báo cáo tài chính: tính chính xác, trung thực. Kiểm tra số liệu
báo cáo tài chính qua các năm. Chú ý những khoản mục không thay đổi và thay đổi bất
thường.

* Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính
-Phân tích tình hình biến động, tỷ trọng tài sản và nguồn vốn, tài sản ngắn hạn, tài sản dài
hạn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu. Chú ý biến động bất thường, mất cân đối nghiêm trọng về
cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
-Tính toán các chỉ tiêu tài chính: chỉ số khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, chỉ số hoạt
động.
Xác định nguồn trả nợ của khách hàng từ dòng tiền lưu chuyền trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, doanh thu bán hàng và từ các khoản phải thu,..... đối với khách hàng cá
nhân nguồn trả nợ được ngân hàng xem xét từ thu nhập do hoạt động kinh doanh, lương, các
khoản khác như tiền cho thuê nhà, thuê xe,...

* Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng.


Xem xét quan hệ tín dụng:
Đối với ngân hàng đang vay:
+ Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (nêu rõ nợ quá hạn nếu có)
+ Mục đích vay vốn của các khoản vay
+ Doanh số cho vay, thu nợ
+ Số dư bảo lãnh, thư tín dụng
+ Mức độ tín nhiệm
Đối với ngân hàng khác:
+ Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (nêu rõ nợ quá hạn nếu có)
+ Mục đích vay vốn của các khoản vay
+ Số dư bảo lãnh, thư tín dụng
+ Mức độ tín nhiệm

➤ Xem xét quan hệ tiền gửi:

Tại ngân hàng:


+ Số dư tiền gửi bình quân
+ Doanh số tiền gửi, tỷ trọng tiền gửi so với doanh thu.

➤ Xem xét các quan hệ dịch vụ khác: thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, tư vấn tài chính.

Thẩm định phương án SXKD hoặc (và) dự án đầu tư của khách hàng
Giá cả hàng hóa, cung cầu trên thị trường về sản phẩm
-Tìm hiểu các nhà cung cấp đầu vào và các nhà tiêu thụ sản phẩm
-Xem xét triển vọng ngành.
-Tìm hiểu các Phương án, dự án đầu tư tương tự
-Đánh giá khả năng thực hiện phương án, dự án của khách hàng.

-Đánh giá hiệu quả và mức sinh lợi mang lại cho cả khách hàng và ngân hàng
* Đánh giá năng lực của khách hàng
Đối với khách hàng doanh nghiệp:
- Ban lãnh đạo
-Quy mô hoạt động, tình trạng hoạt động, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật,
quy trình công nghệ
Đối với khách hàng cá nhân:
-Tình trạng gia đình, người đại diện vay vốn
-Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình
Thẩm định tài sản đám bảo của khách hàng
- Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản phải là bản gốc hợp pháp, tài
sản không bị tranh chấp dễ dàng chuyển nhượng có tính thanh khoản cao.
-Đối chiếu giấy tờ với kiểm tra thực tế
-Đối với các tài sản pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng
mua bảo hiểm.
Lập tờ trình Thẩm định tín dụng
-Giới thiệu khách hàng
-Đánh giá năng lực pháp lý
-Mục đích vay vốn, số tiền, thời gian, lãi suất
-Năng lực tài chính
-Phương án sản xuất kinh doanh
-Tài sản đảm bảo
-Xác định phương thức và nhu cầu vay vốn
- Đề xuất và kiến nghị

You might also like