Chủ đề thực hiện pháp luật

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Câu 3.1
T (17 tuổi) học sinh lớp 11 ở trường THPT X, mượn xe SH của M là anh họ của T
để đi chơi với các bạn cùng lớp. T chở L và K, Q đi xe điện chở P, tất cả các bạn đều đội
mũ bảo hiểm. Đến ngã tư, khi có tìn hiệu đèn đỏ bật lên Q dừng lại, còn T do không để ý
nên vô tình đã vượt đèn đỏ, va chạm với chị D đi đến từ hướng có tìn hiệu đèn xanh, làm
chị D bị xây xát nhẹ và xe của chị bị gãy gương.
a. Hành vi vô ý vượt đèn đỏ của T có phải là vi phạm pháp luật không? Vì sao?
b. Bằng kiến thức đã học, em hãy làm rõ các hình thức thực hiện pháp luật, các loại
vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong tình huống trên.
a. Hành vi vô ý vượt đèn đỏ của T có phải là vi phạm pháp luật không?
Vì sao?
Câu 3 - Hành vi vô ý vượt đèn đỏ của T có vi phạm pháp luật. 0,25
(2,5 đ) * Giải thích
- Hành vi của T là vi phạm pháp luật, có đủ 3 dấu hiệu:
+ Là hành vi trái pháp luật: Điều khiển xe vượt đèn đỏ, đây là hành vi vi
phạm luật giao thông đường bộ.
+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: T (17 tuổi), đang là 0,25
học sinh lớp 11, như vậy T là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí
theo quy định của pháp luật, là học sinh đang đi học nên T có khả năng
nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
+ Người vi phạm pháp luật phải có lỗi: Hành vi vô ý vượt đèn đỏ của T
xếp vào lỗi vô ý, không chú ý quan sát nên gây ra lỗi vượt đèn đỏ, gây tai
nạn làm hỏng xe của chị D.
b. Bằng kiến thức đã học, em hãy làm rõ các hình thức thực hiện pháp
luật, loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong tình huống
trên.
* Làm sáng rõ các hình thức thực hiện pháp luật.
- Khái niệm thực hiện pháp luật là quá trinh hoạt động có mục đích, làm 0,25
cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trỏ thành hành vi hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức.
+ Thi hành pháp luật: Cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp 0,25
luật quy định phải làm.
Biểu hiện: Khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe điện, tất cả các bạn T, 0,25
L, P, K và Q đều đội mũ bảo hiểm.
+ Tuân thủ pháp luật: Cá nhân, tổ chức không làm việc pháp luật cấm. 0,25
Biểu hiện: Khi đến ngã tư, đèn đỏ bật lên, Q đã dừng xe lại 0,25
* Làm sáng tỏ loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
- Khái niệm vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, do người có năng 0,25
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.
- Khái niệm vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật, có mức độ
nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí
của nhà nước.
Chủ thể vi phạm: M và T, vi phạm Luật giao thông đường bộ.
+ Đối với T: .Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, chở quá số người 0,25
quy định, vượt đèn đỏ, gây va chạm với chị D làm chị D bị xây xát nhẹ và
xe của chị bị gãy gương.
. T phải chịu trách nhiệm hành chính (Bị phạt tiền và
tạm giữ phương tiện)
. T phải chịu trách nhiệm dân sự: Bồi thường thương tật
và sửa chữa xe cho chị D.
. + Đối với M: .Giao xe cho người chưa đủ tuổi điền khiển (M là anh họ
của T, biết T là học sinh lớp 11 mới 17 tuổi chưa đủ tuổi điều khiển xe SH) 0,25
. M phải chịu trách nhiệm hành chính (Bị phạt tiền và tạm
giữ phương tiện)
. M phải chịu trách nhiệm dân sự: Cùng T bồi thường
thương tật và sửa chữa xe cho chị D. (Vì M cho T mượn xe sử dụng trái
pháp luật nên cùng phải chịu bồi thường thiệt hại)
Câu 3.2.
Anh A sinh viên năm thứ 2 chở 2 người bạn cùng lớp trên một xe máy đi dự sinh bạn nên
không ai đội mũ bảo hiểm. Trên đường về do uống nhiều rượu trong tiệc sinh nhật, anh A không
làm chủ tốc độ nên đã đâm trực diện vào xe máy của anh X đang đi trên đường làm anh bị chấn
thương sọ não nặng.
a. Anh A không thực hiện pháp luật theo hình thức nào? Giải thích vì sao?
b. Xác định loại vi phạm pháp luật trong tình huống trên. Bằng kiến thức đã học em hãy
làm sáng tỏ các loại vi phạm pháp luật đó.
ĐÁP ÁN
ý Nội dung Điểm
a. Anh A không thực hiện pháp luật theo hình thức nào? Giải thích vì sao?
- Anh A không thi hành pháp luật vì anh không đội mũ bảo khi đi xe máy. 0,5
- Anh A không tuân thủ pháp luật vì anh A lái xe máy chở 3 người, uống
rượu bia khi lái xe
b. Xác định loại vi phạm pháp luật trong tình huống trên. Bằng kiến thức đã
học em hãy làm sáng tỏ các loại vi phạm pháp luật đó.
*Xác định loại vi phạm pháp luật 0,5
- Anh A vi phạm hình sự
- Hai người bạn cùng lớp anh A vi phạm hành chính
* Giải thích 0,5
- Hành vi của A là vi phạm pháp luật, có đủ 3 dấu hiệu
+ Là hành vi trái pháp luật.
+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Người vi phạm có lỗi.
- A uống rượu say đâm vào người khác gây hậu quả nghiêm trọng đến sức
khoẻ của anh X.
- Hai người bạn cùng lớp anh A không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe
máy
* Làm sáng tỏ các loại vi phạm pháp luật
- Khái niệm vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, do người có năng 0,25
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.
- Khái niệm vi phạm hình sự: Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị 0,25
coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
+ Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm pháp lí.
+ Trách nhiệm hình sự: Tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, cải tạo
không giam giữ, phạt tiền....
+ Trách nhiệm hình sự: Do tòa án quyết định.
- Khái niệm vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật, có mức độ 0,25
nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí của
nhà nước.
+ Chủ thể: Là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí.
+ Trách nhiệm hành chính: Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
vi phạm hành chính.
+ Trách nhiệm hành chính: Do cá nhân, cơ quan quản lí nhà nước có thẩm
quyền.
* Liên hệ bản thân 0,25

Câu 3.3
Hai bạn N và K đều 18 tuổi, cùng nộp hồ sơ xét tuyển Đại học nhưng N đỗ Đại học chính quy,
còn K thì trượt nên đã xin vào làm ở khu công nghiệp gần nhà. Vào đợt khám tuyển nghĩa vụ
quân sự, hai bạn cùng đủ điều kiện sức khỏe nhưng K có giấy gọi nhập ngũ còn N thì không.
a. Trong trường hợp này, N và K có bình đẳng với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
không? Vì sao?
b. Tại sao nói quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân?
c. Vì sao giữa các công dân phải có sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
DAPAN
4 Trong trường hợp này, N và K có bình đẳng với nhau trong việc thực hiện
(2,5đ) nghĩa vụ quân sự không? Vì sao?
- Trong trường hợp này, N và K có bình đẳng với nhau trong việc thực hiện
nghĩa vụ quân sự. Vì:
+ Pháp luật quy định: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực
hiện nghĩa vụ của mình nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
+ Tuy nhiên, mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào
a khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
+ Cả N và K đều đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự, 1,0
nhưng N đang học Đại học chính quy, thuộc trường hợp được hoãn nghĩa
vụ quân sự theo quy định của pháp luật, còn K đang đi làm, không thuộc
trường hợp được hoãn.
+ Như vậy, việc K có giấy gọi nhập ngũ còn N thì không là đúng quy định
của pháp luật, không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong việc
thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b Tại sao nói quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân?
- Công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp 1,0
luật.
- Việc công dân thực hiện nghĩa vụ là điều kiện cần thiết để công dân được
hưởng các quyền của mình theo quy định của pháp luật.
- Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và
nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ đó
đến đâu là tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi
người.
Vì sao giữa các công dân phải có sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là điều kiện đảm bảo để công dân bình
c đẳng về quyền và nghĩa vụ.
0,5
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí làm cho pháp luật được tôn trọng và
thực thi một cách nghiêm minh, công bằng với tất cả mọi công dân.

* Thông tin tham khảo


a. So sánh trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính.
*Khái niệm:
- Trách nhiệm hình sự: Là những hậu quả pháp lí bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu vì
hành vi phạm tội của mình.
Ví dụ:…
- Trách nhiệm hành chính: Là những hậu quả pháp lí bất lợi nhà nước quy định, xử lí cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ:…
*Giống nhau:
- Cả hai loại trách nhiệm pháp lí này đều là những hậu quả pháp lí bất lợi mà chủ thể thực hiện
phải gánh chịu khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Đều là những trách nhiệm pháp lí mà chủ thể phải gánh chịu trước Nhà nước chứ không phải
bên bị hại.
- Thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí chủ yếu thuộc về các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hành vi, chứng cứ để đưa ra quyết định xử lí khắc
phục hậu quả.
- Đều có hình thức xử lí gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu
quả, ngăn chặn vi phạm.
*Khác nhau:
- Chủ thể chịu trách nhiệm pháp lí:
+ Trách nhiệm hình sự: Hình thức trách nhiệm pháp lí đặt ra chỉ với cá nhân khi cá nhân này thực
hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
+ Trách nhiệm hành chính: Hình thức trách nhiệm pháp lí đặt ra đối với cá nhân, tổ chức khi
thực hiện hành vi xâm phạm quy tắc quản lí nhà nước.
- Chủ thể áp dụng nhiệm pháp lí:
+ Trách nhiệm hình sự: Cơ quan tiến hành tố tụng, hệ thống Toà án.
+ Trách nhiệm hành chính: Chủ yếu do các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức của cơ quan đó.
- Mức độ nghiêm khắc:
+ Trách nhiệm hình sự: Phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình
phạt, tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền, lợi ích hợp pháp.
+ Trách nhiệm hành chính: Có mức độ nghiêm khắc thấp hơn trách nhiệm hình sự.
- Bản chất và hình phạt:
+ Trách nhiệm hình sự: Xử lí vi phạm hình sự. Nặng hơn, có thể lên đến tử hình với những tội
phạm nghiêm trọng.
+ Trách nhiệm hành chính: Xử lí vi phạm hành chính. Mức độ hình phạt nhẹ hơn so với trách
nhiệm hình sự, bao gồm cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất,…

b. Căn cứ nào để xác định các loại vi phạm pháp luật...


- Căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho
xã hội. Vi phạm pháp luật thường được chia làm 4 loại và tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật
là một trách nhiệm pháp lí.
- Phân biệt các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
Loại Chủ Hành vi Trách nhiệm Chế tài trách nhiệm Chủ thể áp
vi thể vi dụng pháp luật
phạm phạm
Hình Cá Gây nguy Hình sự Nghiêm khắc nhất Tòa án
sự nhân hiểm cho xã
hội
Hành Cá Xâm phạm Hành chính Phạt tiền, cảnh cáo, khôi Cơ quan quản lý
chính nhân, các quy tắc phục hiện trạng ban đầu, nhà nước
tổ quản lý nhà thu giữ tang vật, phương
chức nước tiện dùng để vi phạm
Cá Xâm phạm Dân sự Bồi thường thiệt hại, thực Tòa án
nhân, tới các quan hiện nghĩa vụ dân sự theo
Dân
tổ hệ tài sản và đúng thỏa thuận giữa các
sự
chức quan hệ nhân bên tham gia
thân
Kỉ Cá Xâm phạm các Kỉ luật Khiển trách, cảnh cáo, Thủ trưởng cơ
luật nhân, quy tắc kỉ luật chuyển công tác khác, quan, đơn vị hoặc
tập thể LĐ trong các cơ cách chức, hạ bậc lương, người đứng đầu
quan, trường buộc thôi việc. doanh nghiệp
học, doanh
nghiệp, các quy
định đối với cán
bộ, công chức
nhà nước.

c. Phân biệt trách nhiệm hình sự với trách nhiệm kỷ luật?

Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm kỷ luật Điểm

Cơ quan Thủ trưởng các cơ quan đơn 0,25


Tòa án nhân dân
áp dụng vị, doanh nghiệp…

Trừng trị người phạm tội, giáo dục họ 0,25


ý thức tuân theo pháp luật và các quy Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ
Mục đích
tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm quan, tổ chức
tội mới,…

Các hình Tử hình, chung thân, từ có thời hạn, tù Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc 0,25
thức xử treo, phạt chính, phạt bổ sung. Các lương, hạ ngạch, buộc thôi
lý biện pháp khắc phục việc…

Trình tự 0,25
Được áp dụng theo trình tự tư pháp. Là trình tự hành chính
áp dụng

Ít nghiêm khắc hơn vì hành vi 0,25


Trách nhiệm pháp lý hình sự mang tính
vi phạm kỷ luật không mang
Tính chất chất nghiêm khắc hơn vì hành vi hình
tính nguy hiểm như hành vi
sự mang tính nguy hiểm.
vi phạm hình sự.

You might also like