Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1:

Công trình xây dựng M không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã để xảy ra vụ
thanh sắt rơi, làm một người phụ nữ đang đi đường tử vong. Cơ quan cảnh sát điều tra quận P,
nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình M.
a. Theo em, trong tình huống trên, việc làm của cảnh sát điều tra quận P đã thể hiện đặc trưng
nào của pháp luật? Giải thích vì sao? Kể tên các đặc trưng của pháp luật do nhà nước ta quy
định?
b. Để hiểu và thực hiện đúng pháp luật theo em chúng ta cần làm gì? Cho ví dụ?
Giải:
a. Theo em, trong tình huống trên, việc làm của cảnh sát điều tra quận P đã thể hiện tính quyền
lực, bắt buộc chung.
- Vì: Công trình xây dựng M không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã để xảy ra
vụ thanh sắt rơi, làm một người phụ nữ đang đi đường tử vong do đó cơ quan cảnh sát điều tra đã
khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình M buộc người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hậu quả nghiêm trọng gây ra.
- Tính quyền lực bắt buộc chung: pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt
buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng
đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Các đặc trưng: +) Tính quy phạm phổ biến
+) Tính quyền lực, bắt buộc chung
+) Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 2.
Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở
cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Anh X là người bán
vé số dưới vỉa hè thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào dùng
gậy làm hỏng xe máy của anh K. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng
không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lí.
a. Trong tình huống trên, anh K và ông L cùng vi phạm pháp luật nào? Chỉ rõ từng hành vi vi
phạm của những người đó?
b. Để tham gia giao thông an toàn, em có định hướng như thế nào về hành vi của bản thân.
Giải:
a. Thứ 1: là hành vi trái pháp luật
+ K không làm chủ tốc độ va phải L đi ngược chiều
Thứ 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: các cá nhân trong tình huống trên
đều đã đủ năng lực trách nhiệm pháp lí
Thứ 3: Người vi phạm phải có lỗi: Các nhân vật K,X,L đều biết hành vi của mình là sai trái pháp
luật nhưng vẫn cố ý hoặc vô ý để sự việc xảy ra.
b. Để tham gia giao thông an toàn, em có định hướng về hành vi của bản thân:
+) Chấp hành đúng quy định của các biển hiệu khi đi đường.
+) Lái xe an toàn, phù hợp với lứa tuổi.
+) Đảm bảo đúng tốc độ.
+) Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định.
+) Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.
+) Không gây mất trật tự khi tham gia giao thông.
+) Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắng máy,mô tô,...
+) Biết nhường đường cho người khác, rẽ trái, rẽ phải
+) Chờ đợi khi gặp đường tín hiệu giao thông
+) Giúp đỡ người khác khi họ bị nạn
+) Luôn luôn chấp hành đúng quy định giao thông,..
+) Tuyên truyền vận động người thân và bạn bè thực hiện nghiêm chỉnh khi tham gia giao thông.

Câu 3:
Căn cứ vào các quy định của pháp luật về người có thu nhập cao, người mẫu X đã chủ động đến
cơ quan thuế nộp thuế thu nhập cá nhân. Khi thấy cán bộ thuế tính sai số tiền phải nộp người
mẫu X đã làm đơn khiếu nại lên cơ quan thuế để được giải quyết.
a. Trong tình huống trên, việc làm của người mẫu X đã thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
Giải thích vì sao? Kể tên các đặc trưng của pháp luật do nhà nước ta quy định?
b. Qua tình huống trên, em sẽ làm gì nếu lợi ích hợp pháp của em bị vi phạm? Cho ví dụ?
Giải:
a. Trong tình huống trên, việc làm của người mẫu X đã thể hiện đặc trung của pháp luật: tính quy
phạm phổ biến
Cụ thể: Người mẫu X đã chủ động đến cơ quan nộp thuế thu nhập cá nhân
+ Tính quy phạm phổ biến: là quy tắc mọi người tham gia vào hoạt động nghệ thuật, giải trí...
phải tuân theo. Ai không tuân thủ quy tắc này đều là vi phạm pháp luật.
- Các đặc trưng: +) Tính quy phạm phổ biến
+) Tính quyền lực, bắt buộc chung
+) Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Việc làm bản thân khi các quyền hợp pháp bị vi phạm: Cần báo lại cho cơ quan chức năng có
thẩm quyền để xử lí pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Ví dụ:
+) Luôn giữ bình tĩnh, sáng suốt, luôn xử sự theo pháp luật
+) Thu thập các bằng chứng có lợi, hợp pháp để bảo vệ quyền lợi bản thân
+) Báo với các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết
Câu 4:
Anh H là người kinh doanh đã đưa hối lộ cho anh K là cán bộ chức năng và đề nghị bỏ qua việc
anh không nộp thuế theo đúng quy định. Tuy nhiên, anh K đã từ chối nhận tiền và lập biên bản
xử phạt hành chính anh H.
Trong tình huống trên, anh H đã vi phạm những hình thức thực hiện pháp luật nào? Nếu tham gia
hoạt động kinh doanh, em có định hướng như thế nào về hoạt động của bản thân.
Giải:
Trong trường hợp trên, anh A đã vi phạm 2 hình thức thực hiện pháp luật :
- Thi hành pháp luật: anh A đã không nộp thuế theo đúng quy định
- Tuân thủ pháp luật: anh A đã hối lộ cán bộ chức năng
+ Thi hành pháp luật: là việc tất cả mọi người chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Thi
hành pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện.
+ Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động thể hiện sự kiềm chế
của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm của pháp luật.
Nếu tham gia các hoạt động kinh doanh em có định hướng cho hoạt động của bản thân như sau :
- Em sẽ thực hiện đúng quy định pháp luật trong kinh doanh
+ Nộp thuế đầy đủ và đúng quy định của pháp luật
+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng
+ Lên án, phê phán những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh
Câu 5:
Gia đình anh X, anh Y và chị Z cùng sinh sống tại địa phương M. Anh X đề nghị và được anh Y
đồng ý sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của anh Y để khám bệnh. Khi chị Z đe dọa tố cáo sự việc trên,
anh X đã ném chất thải làm bẩn tường nhà chị Z. Không những thế, vợ anh X là chị K còn đến
trụ sở cơ quan nơi chị Z công tác gây rối nên bị cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt.
a. Trong tình huống trên, anh X, anh Y và chị K cùng vi phạm pháp luật loại nào? Chỉ rõ từng
hành vi vi phạm của những người đó.
b. Em đã dựa trên những dấu hiệu nào để xác định hành vi của những nhân vật trên là hành vi vi
phạm pháp luật?
Giải:
a. Trong tình huống trên, anh X, anh Y và chị K cùng vi phạm pháp luật:
+) Anh X vi phạm dân sự và vi phạm hành chính
+) Anh Y vi phạm hành chính
+) Chị K vi phạm dân sự
- VPHC: là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật
về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính.
- VPDS: là vi phạm pháp luật trong đó có những hành vi xâm phạm đến các quan hệ nhân thân
và tài sản được pháp luật bảo vệ bằng những chế tài có tính răn đe để bảo vệ công lý, lẽ phải,
quyền công bằng giữa con người với nhau.
b. Căn cứ quy định vi phạm:
+) Anh X có hành vi sự dụng thẻ bảo hiểm y tế người khác để khám chữa bệnh, ném chất thải
vào nhà, khu vực sinh sống của chị Z
+) Anh Y tiếp tay, đồng ý cho anh X sử dụng thẻ bảo bảo hiểm y tế của mình
+) Chị K đã gấy náo loạn, gây mất an ninh trật tự tại cơ quan của chị Z
Câu 6:
Chị N và chị X cùng kinh doanh hàng online. Phát hiện chị N đã tung tin nói xấu về chị X trên
mạng xã hội làm lượng người mua hàng giảm rõ rệt. Chị X đã được em gái kể lại sự việc này.
Chị X yêu cầu chị N gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình nhưng chị N không nghe. Em gái chị X
thương chị gái mình nên trả thù chị N bằng cách đặt online số hàng lớn và cho sai địa điểm,
không có người nhận hàng.
Trong tình huống trên, chị N và em gái chị X cùng phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? Giải thích
vì sao?
Giải:
- Chị N và em gái chị X đều phải chịu trách nhiệm dân sự.
Cụ thể: chị N đã nói xấu, xúc phạm danh dự và nhân phẩm chị X, Em gái chị X đặt online số
hàng lớn và cho sai địa điểm, không có người nhận hàng
- Vì: Làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác. Trách nhiệm dân sự
cũng có thể đi kèm các loại trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành
chính hay vi phạm kỉ luật nhà nước mà những hành vi này cũng xâm hại đến quyền dân sự của
cá nhân, tổ chức trong xã hội

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu Đáp án Câu Đáp án
1 C 26 A
2 A 27 A
3 C 28 A
4 A 29 A
5 B 30 A
6 D 31 C
7 A 32 A
8 C 33 A
9 B 34 D
10 C 35 A
11 A 36 A
12 D 37 B
13 A 38 D
14 A 39 B
15 A 40 C
16 A 41 A
17 A 42 C
18 A 43 C
19 A 44 C
20 A 45 B
21 A 46 D
22 A 47 D
23 A 48 B
24 A 49 A
25 A 50 A

You might also like