KTVM Qutrang-3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN

MÔN: KINH TẾ VI MÔ
Chủ đề nghiên cứu:

“ Tin tốt trong Nông nghiệp là tin không vui cho nông dân Việt Nam”

Giảng viên: ThS Nguyễn Hữu Lộc

Mã lớp học phần: 23C1ECO50100146

Tên sinh viên: Nguyễn Quỳnh Trang

Khoá - Lớp: K49 – KN0005

MSSV: 31231023678

TP. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 11 năm 2023

1
LỜI MỞ ĐẦU
Nền nông nghiệp đã từ lâu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.
Không những thế, nền nông nghiệp giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất
nông sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn với nền nông nghiệp
như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự phát triển của đô thị hoá. Vận dụng kiến thức từ
kinh tế vi mô để nghiên cứu những vấn đề và đưa ra giải pháp tối ưu giúp nền nông nghiệp được
phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Với đề tài nghiên cứu “ Tin tốt trong Nông nghiệp là tin
không vui cho nông dân Việt Nam” và theo kiến thức về cung - cầu giải thích vấn đề đang tồn tại
trong nền nông nghiệp thị trường Việt Nam hiện nay để nhằm đưa ra những đề xuất về giải pháp
giúp nông dân thêm lợi nhuận cải thiện đời sống.

2
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................................4

1. Đặt vấn đề..........................................................................................................4

2. Phân tích thị trường nông nghiệp Việt Nam..................................................4

3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................4

4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4

5. Ý nghĩa nghiên cứu...........................................................................................5

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................5

1. Tổng quan..........................................................................................................5,6

2. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................7

2.1. Cầu...............................................................................................................7

2.2. Cung............................................................................................................7,8

2.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng................................................................8

3. Trình bày kết quả..............................................................................................8,9

4. Những đề xuất....................................................................................................9

III. KẾT LUẬN.............................................................................................................9

Nguồn tham khảo..................................................................................................9,10

3
I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Đặt vấn đề:

“Vì sao nhiều loại trái cây lại có mức giá siêu rẻ” để tìm hiểu vấn đề ta cần phải xét đến quy
luật cung cầu của thị trường , liệu có liên quan câu nói “được mùa - mất giá”. Vậy mình cùng tìm
hiểu quy luật cung - cầu.

Quy luật cung là gì? Quy luật cung cho ta thấy được mối quan hệ giữa giá bán và lượng
cung ở mỗi mất giá bán ra.

Quy luật cầu là gì ? Quy luật cầu cho ta thấy số lượng người mua một loại sản phẩm ở
từng mức giá. Quy luật cầu còn phụ thuộc vào hàng hoá thiết yếu, hàng hoá xa xỉ, hàng hoá bổ
sung hay hàng hoá thay thế.

Điểm cân bằng của thị trường: Là điểm mà đường cung và đường cầu giao nhau. Mức
giá tại giao điểm gọi là giá cân bằng. Tại mức cân bằng, lượng hàng mà người mua sẵn lòng và có
thể mua chính xác bằng lượng hàng mà người bán sẵn lòng và có thể bán.

2. Phân tích thị trường nông nghiệp Việt Nam

Nhận xét: Thị trường nông nghiệp là thị trường khi ta tăng mức giá lên thì người tiêu dùng
vẫn ở lại. Đây là mặt hàng thiết yếu, cầu không co giãn theo giá.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích nguyên nhân tin tốt của nông nghiệp lại là tin xấu của nông dân Việt Nam.

- Đánh giá nguyên nhân dựa vào biểu đồ cung - cầu

- Đưa ra giải pháp.

4. Đối tượng nghiên cứu:

- Trái thanh long ở đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2021 – 2022.

- Sự tăng giảm mạnh của giá thanh long trong mùa dịch COVID-19.

4
5. Ý nghĩa nghiên cứu:

Qua những kiến thức đã học và tiếp thu, vận dụng để giải quyết những vấn đề gây khó khăn
trong thị trường nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nông nghiệp của cả
nước nói chung. Từ đó đưa ra những giải pháp giúp nền nông nghiệp nước nhà ngày càng giàu
mạnh và phát triển.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1. Tổng quan

Trái thanh long là một trong những cây lợi thế và là đặc sản của một số tỉnh trên địa bàn đồng bằng
sông Cửu Long như Bình Thuận, Long An,... và có lợi thế xuất khẩu sang các nước Châu Á, Châu
Âu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,… và đôi khi là cả ở Mỹ. Nhu cầu tiêu thụ
trái thanh long càng ngày tăng lên do nhưng lợi ích về sức khoẻ mà loại quả này mang lại.

Tình hình giá thanh long ở vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Năm 2021

Thanh long là một mặt hàng xuất khẩu có ưu thế trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Năm
2021, gía trị xuất khẩu thanh long đạt gần 1 tỷ USD. Trước khi có thông tin Trung Quốc tạm dừng
nhập khẩu thanh long, hầu hết các doanh nghiệp cam kết mua thanh long của người dân với giá
22.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ khi có thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long, đồng
loạt các kho thanh long trong tỉnh đã tạm dừng thu nhận hàng, địa phương chưa có giải pháp giải
quyết.

5
Năm 2022

Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thanh long
sang thị trường Trung Quốc. Hiện nay, giá thu mua thanh long giảm sâu, giá thanh long ruột trắng
tại vườn khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg. Tình trạng này khiến nhà vườn “đứng ngồi không yên”.
Vào thời điểm tháng 8/2022, là cao điểm thanh long vào vụ thu hoạch rộ nên giá thanh long giảm
mạnh, thương lái thu mua thanh long ruột đỏ giá chỉ từ 2.000 - 4.000 đồng/kg, thanh long ruột
trắng giá từ 5.000 - 6.000 đồng/kg. Vì vậy, một số người dân đốn bỏ những vườn thanh long già
cỗi, lâu năm để chuyển sang các loại cây trồng khác. Tại thời điểm đó, Long An khoảng 200 xe
thanh long tại cửa khẩu phía Bắc; Bình Thuận khoảng 400-500 xe. Mặc dù nhiều xe đã quay đầu
về bán tại thị trường nội địa theo phương thức xả hàng, giảm lỗ nhưng giá bán quá thấp cũng không
bù đắp được bao nhiêu.

Chị Lê Thị Điệp (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) cùng con trai thu hoạch thanh long. ( Ảnh: Việt Quốc)

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Cầu:
6
2.1.1. Khái niệm:

- Lượng cung của hàng hoá là lượng hàng mà người mua có thể và sẵn lòng mua.

2.1.2. Sự dịch chuyển đường cầu:

- Bất kì sự thay đổi nào làm tăng lượng cầu ở mỗi mức giá sẽ làm đường cầu dịch
chuyển sang phải và được gọi là một sự tăng lên của cầu.

- Bất kì sự thay đổi nào làm giảm lượng cầu ở mỗi mức giá sẽ làm đường cầu dịch
chuyển sang trái và được gọi là một sự giảm xuống của cầu.

2.2. Cung:

2.2.1. Khái niệm:

- Lượng cung của hàng hoá là lượng hàng mà người bán có thể và sẵn lòng bán.

2.2.2. Sự dịch chuyển đường cung:

- Bất kì sự thay đổi nào làm tăng lượng cung ở mọi mức giá sẽ làm đường cung dịch
chuyển sang phải và được gọi là sự gia tăng của cung.

- Bất kì sự thay đổi nào làm giảm lượng cung ở mọi mức giá sẽ làm đường cung dịch
chuyển sang trái và được gọi là sự giảm xuống của cung.

2.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng

• Ba bước phân tích cách thức các sự kiện tác động đến trạng thái cân bằng trong thị
trường:

- Quyết định xem liệu sự kiện này có làm dịch chuyển đường cung, đường cầu, hay cả
hai đường hay không.

- Xác định đường đó dịch chuyển sang trái hay phải.

- Sử dụng đồ thị cung và cầu để so sánh trạng thái cân bằng ban đầu và trạng thái cân
bằng mới, xem sự dịch chuyển tác động tới mức giá và lượng cân bằng như thế nào.

7
3. Trình bày kết quả:

PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI CỦA TRẠNG THÁI CÂN BẰNG

• Do dịch COVID- 19 tác động ảnh hưởng tới thị trường nên cả hai đường cầu và cung đều
dịch chuyển.
• Vì dịch COVID-19 trong năm 2021-2022 xảy ra khiến cho thị trường tiêu trong và ngoài
nước bị thu hẹp, đồng thời thị trường Trung Quốc ( 90% thanh long nhập khẩu của Trung
Quốc là thanh long Việt Nam ) đóng cửa nhập khẩu khiến cho loại hàng này không thể
xuất khẩu ra nước và bị tồn kho khiến cho lượng cầu giảm, đường cầu dịch chuyển sang
trái. Vào mùa thanh long, nông dân mở rộng vốn diện tích trồng nên điều đó làm gia tăng
lượng cung, đường cung dịch chuyển sang phải.
• Tại mức giá ban đầu bán thanh long, xuất hiện sự thặng dư, và sự thặng dư này khiến
những người nông dân phải giảm giá mạnh. Các đường dịch chuyển: đường cầu dịch
chuyển sang trái (từ D1 sang D2), đường cung dịch chuyển sang phải (từ S1 sang S2).

Giá thanh long (P)

S1
S2

P1

D1
P2

D2

Lượng thanh long ( Q)

Đồ thị mô tả sự dịch chuyển của cung và cầu thanh long tại đồng bằng sông Cửu Long trong
năm 2021-2022
8
➢ Dựa vào đồ thị phía trên đã cho thấy giá cân bằng từ P1 xuống P2. Đó là nguyên nhân
khiến giá thanh long tại đồng bằng sông Cửu Long bị giảm mạnh.

4. Những đề xuất:

- Cần chuẩn hoá quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm giúp giữ được lâu hơn.
- Cần mở rộng thêm thị trường, quảng bá sản phẩm giúp mọi người biết đến nhiều hơn,
không nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

- Mở rộng thêm thị trường tiêu thụ dựa trên những app đặt hàng online như Shopee,
Lazada, Chợ tốt,..

III. KẾT LUẬN


Thấy được sự giảm mạnh của thanh long ở đồng bằng sông Cửu Long để từ đó giúp nhìn được
vấn đề nan giải của bà con nông dân. Đưa ra những giải pháp hiệu quả để khắc phục giúp cuộc
sống của nông dân tốt hơn, đời sống cải thiện, nâng cao thu nhập. Qua đó, thúc đẩy nền nông
nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển.

Nguồn tham khảo

N. Gregory Mankiw (2020). Kinh tế học vi mô, 6th edition, Nhà xuất bản Hồng Đức.

Tiền Giang: Thanh long tăng giá trở lại. (n.d.). Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Tiền Giang.
https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/tien-giang-thanh-long-tang-gia-tro-
lai/44851158#:~:text=V%C3%A0o%20th%E1%BB%9Di%20%C4%91i%E1%BB%83m%20th
%C3%A1ng%208,5.000%20%2D%206.000%20%C4%91%E1%BB%93ng%2Fkg

Đa dạng hoá sản phẩm thanh long để phát triển bền vững. (n.d.).

https://www.binhthuan.gov.vn/4/469/65116/613007/tin-tuc-so-ban-nganh/da-dang-hoa-

san-pham-thanh-long-de-phat-trien-ben-vung.aspx

Anh T. N. (2022, July 9). Sức hút của thanh long: Thế giới xem là "siêu trái cây",

Việt Nam là nhà xuất khẩu số 1. Copyright (C) by Công Ty Cổ Phần Vccorp.

9
https://cafef.vn/suc-hut-cua-thanh-long-the-gioi-xem-la-sieu-trai-cay-viet-nam-la-nha-

xuat-khau-so-1-20220709213708518.chn

10

You might also like