Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

Đề tài:
XUẤT KHẨU THANH LONG TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Lớp: _Nhóm:
HK 212

GVHD: Th.S Nguyễn Trung Hiếu

Nhóm sinh viên thực hiện


STT Họ tên MSSV

TP. HỒ CHÍ MINH, 2022


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

%
Mã số Nhiệm vụ được
STT Họ và tên Điểm Điểm Ký tên
SV phân công
BTL BTL
1 Nội dung 2.1, 2.2 100%
Nội dung mở đầu,
2 kết luận, 1.3 100%

3 Nội dung 2.3, 2.4 100%

4 Nội dung 1.1, 1.3 100%

5 Nội dung 1.2, 1.3 100%


Họ và tên nhóm trưởng:
Số ĐT: Email:
Nhận xét của GV:
........................................................................................................................................................
....
........................................................................................................................................................
....
........................................................................................................................................................
....
........................................................................................................................................................
....

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2
6. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 2
NỘI DUNG .................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ......... 3
1.1. Toàn cầu hóa .......................................................................................................... 3
1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay .................................................. 5
1.3. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế của một số quốc gia ............................................... 8

CHƯƠNG 2 XUẤT KHẨU THANH LONG CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY .............. 14

2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam ....................................................................................................................... 14
2.2. Thực trạng và nguyên nhân của xuất khẩu thanh long của nước ta ..................... 16
2.3. Những thời cơ và thách thức đối với xuất khẩu thanh long của nước ta trong thời
gian tới ........................................................................................................................... 24
2.4. Những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thanh long của nước ta
trong thời gian tới .......................................................................................................... 26
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 30
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn đổi mới cho sự phát triển của nền kinh tế.
Từ đại hội IX- đại hội đầu tiên trong thế kỷ XXI, đến nay đã diễn ra kì Đại hội XIII (năm
2021), Đảng đã đưa ra định hướng phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn 10
năm tới, trong đó “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa,
đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao
vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
NXB chính trị quốc gia Hà Nội).
Việt Nam vốn là một nước có thế mạnh vô cùng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp,
từ những ưu thế về đất đai, khí hậu, con người… Chính vì thế mà nông nghiệp luôn là
lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế nước ta. Đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế, đẩy mạnh xuất khẩu là một phương pháp để giúp đất nước ngày càng hội nhập sâu
rộng hơn. Điều này đã góp phần giúp những mặt hàng nông sản mũi nhọn có cơ hội tiếp
cận các nước trên thế giới. Trong đó, thanh long được coi là một trong những nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Trong những năm trở lại đây, vị thế của Việt Nam về xuất khẩu thanh long luôn
được giữ vững. Để có được vị thế đó, người lao động đã tận dụng rất nhiều về lợi thế
khí hậu nắng nóng của vùng Đông Nam Bộ cùng với điều kiện thổ nhưỡng song song
với đó là sự tham gia của hệ thống máy móc sản xuất, hiện đại. Cho đến nay, thanh long
Việt Nam vẫn là một mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, dù là một
trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu
nước ta, thị trường thanh long xuất khẩu vẫn lao đao, gặp nhiều bất lợi trước con sóng
mang tên Covid-19. Trước những vấn đề đó, Nhà nước cần có những chính sách, hướng
đi phù hợp để khắc phục các khó khăn, thúc đẩy thị trường xuất khẩu trở lại.
Với những lý do trên nhóm đã chọn chủ để “Xuất khẩu thanh long trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay” làm đề tài Bài tập lớn môn Kinh tế
chính trị Mác-Lênin.

1
2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vị nghiên cứu: xuất khẩu thanh long ở VN từ năm 2017 đến 2021.

4. Mục tiêu nghiên cứu

Một là, làm rõ lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Hai là, phân tích thực trạng nền xuất khẩu thanh long của Việt Nam.
Ba là, nhóm đưa ra định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thanh long
của Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được sử dụng trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và trừu
tượng hóa khoa học luận.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như thu thập tài
liệu, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh, …

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Xuất khẩu thanh long trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam hiện nay.

2
CHƯƠNG 1 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN
NAY

1.1. Toàn cầu hóa

1.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa

“Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra các liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
gia tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương
diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, … trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi
trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các
lĩnh vực khác. Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế
vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.”1
Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ,
những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc
gia, các dân tộc trên thế giới.
Sự thành lập của các tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Diễn đàn hợp tác kinh
tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC, Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, …
là ví dụ cụ thể cho toàn cầu hóa.

1.1.2. Vai trò của toàn cầu hóa

Về kinh tế, cho phép các tập đoàn kinh tế lợi thế của mình để hợp tác phát triển
trên các quốc gia khác. Từ đó hạn chế được chi phí sản xuất, nhân công lao động, nguồn
nhiên liệu, khách hàng… Vai trò của toàn cầu hóa đã được chứng minh là cần thiết cho
một quốc gia, khả năng tối đa hóa nguồn lực, mang lại tiềm năng tối đa từ khả năng sẵn
có. Việc tối đa hóa nguồn lực dẫn đến sự phát triển kinh tế của quốc gia. Sự phát triển
kinh tế đó thường đạt được do sự gia tăng sự kết nối giữa các quốc gia. Hội nhập quốc
tế của các nền kinh tế quốc gia có một ảnh hưởng sâu sắc toàn cầu hóa và đóng một vai
trò trung tâm trong việc xác định tương lai của thế giới.

1
Bộ Giáo dục đào tạo, (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3
Về văn hóa và xã hội, liên kết dân cư giữa các vùng kinh tế khác nhau, tạo ra sự
giao lưu văn hóa, nghệ thuật, xu hướng nghệ thuật, cảm thụ nghệ thuật của thế giới, sự
đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hóa và văn minh khác
nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô
toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc
tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá.
Về chính trị, tạo ra nhiều tổ chức chính trị lớn hợp pháp bảo vệ quyền lợi cho các
đơn vị đầu tư và được vị được đầu tư. Toàn cầu hóa làm cho các dân tộc xích lại gần
nhau hơn. Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân
trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người.

1.1.3. Tính tất yếu của toàn cầu hóa

Việc tiến hành thành công sự nghiệp toàn cầu hóa là xu thế, là yếu tố quyết định
tới sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội, đối với việc đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân trong xã hội và đối với sự thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội. Vì vậy, nói toàn cầu hóa là tất yếu khách quan vì
Toàn cầu hóa ra đời là do hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Bắt nguồn từ nhu cầu đời sống tăng cao, cuộc cách mạng khoa học công nghê diễn ra
trên diện rộng với tốc độ nhanh và đạt được những thành tựu vĩ đại làm cho các nước có
sự giao lưu về kinh tế, văn hóa và mở rộng khả năng hợp tác toàn cầu trên mọi lĩnh vực.
Dưới tác động của cuộc cách mạng, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo nên
những thay đổi lớn về kinh tế, xã hội, hình thành một thị trường chung trên thế giới. Đối
với các nước đang phát triển, việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn
hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế quan trọng. Khi đó, các nước đang phát
triển có thể giao lưu kỹ thuật nhằm trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại và
không ngừng hoàn thiện.

4
Ngoài ra, cuộc cách mạng cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực như: sự gia
tăng dân số thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn
tài nguyên, bệnh tật, hiểm nghèo, tai nạn lao động, ... Vậy nên, thế giới đòi hỏi sự hợp
tác toàn cầu, sự góp sức chung của nhiều quốc gia để giải quyết.

1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

1.2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

“Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại
phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước
ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh,
bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.”2 Hội
nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại lợi ích to lớn trong việc phát triển đất nước:
Một là, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
“Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn
để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh
nghiệp trong nước.”3
Đối với xuất khẩu, các nước thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan theo Hiệp
định thương mại tự do và hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế
và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam. Từ đó, nước ta có cơ hội mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ
rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển
dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương
công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế
biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.
Hai là, tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn lực, tiếp thu khoa học công nghệ.

2
Bộ Giáo dục đào tạo, (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3
Bộ Giáo dục đào tạo, (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5
Hội nhập kinh tế tạo cạnh tranh hàng hóa giữa các nước, giúp doanh nghiệp trong
nước tập trung đổi mới phương thức sản xuất, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ
bằng cách áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, đổi mới cơ cấu
kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế. Người lao động phải nâng cao tri thức khoa học – tiền
đề Việt Nam bắt kịp tình hình phát triển thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế.

Ba là, tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng
cố an ninh quốc phòng.
Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở cho hội nhập những giá trị tinh hoa, triết lý sâu
sắc của thế giới góp phần bổ sung những điểm còn hạn chế về mặt pháp lý, chính trị, an
ninh quốc phòng, … “Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì
hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng
thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những
vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn
lậu quốc tế.”4
Trong 30 năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã thực hiện chính sách phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ trương hội nhập quốc tế từ kinh tế
quốc tế đã từng bước mở rộng sang các lĩnh vực khác. Thông qua hội nhập, Việt Nam
đã mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, các nguồn vốn, phát triển thành tựu khoa học và công nghệ.

1.2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội phát triển nền kinh tế của
Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng tạo áp lực rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền
kinh tế. Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản.
Tăng trưởng phần nhiều dựa vào các yếu tố như tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng

4
Bộ Giáo dục đào tạo, (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6
góp đáng kể của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức, công nghệ.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn, chậm đổi mới chính sách liên
quan đến thu hút FDI. Việc thu hút các dự án FDI tăng về số lượng, nhưng chất lượng
chưa đảm bảo, công nghệ chưa tốt, đặc biệt công nghệ trong những lĩnh vực Việt Nam
cần đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thứ ba, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam
vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Dù hàng rào thuế quan được
dỡ bỏ, song việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay
không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu

cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản xuất và cung ứng
nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang
đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các ngành kinh tế, các
doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực
và thế giới chưa nhiều, một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm.
Thứ tư, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tuy đã
có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đôi khi lúng
túng trong việc xác định hướng đi. Các thị trường bất động sản, tài chính, lao động, khoa
học - công nghệ tuy đã hình thành và phát triển nhưng vẫn cần có sự cải thiện.
Thứ năm, đã xuất hiện các điểm “cổ chai” về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
lực... gây cản trở cho quá trình phát triển. Trong đó, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là
các nội dung đặc biệt quan trọng, cần lưu tâm để có thể vượt qua thách thức, nắm bắt cơ
hội của hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.3. Tình hình hội nhập tại Việt Nam hiện nay

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ dưới nhiều hình
thức với lộ trình tiếp thu các quy tắc và chuẩn mực của nền kinh tế và thị trường toàn
cầu. Việt Nam đã từng bước mở cửa nền kinh tế thị trường bằng cách thiết lập quan hệ
song phương về thương mại, đầu tư, tài chính và tham gia vào các cơ chế đa phương
trong các lĩnh vực đó. Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc
7
tế lớn; đã tiếp cận, ký kết hoặc tham gia đàm phán tổng số 15 Hiệp định thương mại tự
do (FTA). Trong những năm tới, nhà máy sẽ tập trung vào việc hiện thực hóa các FTA
với các đối tác như Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và các FTA lớn trong khu vực như
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện Khu vực (RCEP). Đồng thời, vị thế của Việt Nam cũng được nâng cao, qua việc:
Tham gia bình đẳng vào các cơ chế, diễn đàn khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), Lời Tổ chức Thương mại (WTO).
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại, cụ thể là hiệu quả tích hợp còn thấp. Mặc
dù nhiều cam kết quốc tế đã được ký kết, nhưng những đổi mới trong nước, đặc biệt là
thể chế kinh tế và sự chuẩn bị của doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, diễn ra không tương
xứng với mức độ cam kết; các quy tắc, chuẩn mực quốc tế chưa được sử dụng đầy đủ và
hiệu quả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình
hội nhập; không xây dựng được chiến lược để đối phó với những rủi ro gặp phải trên
con đường hội nhập. Các chính sách hỗ trợ chưa thực hiện hiệu quả để giúp doanh nghiệp
nắm bắt cơ hội, đương đầu với thách thức khó khăn. Chủ trương “xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ”, “đa dạng hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế” chưa được quán triệt.

1.3. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế của một số quốc gia

1.3.1. Thái Lan

1.3.1.1. Cách thức hội nhập

Vào thời kỳ ASEAN được thành lập (Tháng 8/1967), Thái Lan là 1 trong 5 nước
đồng sáng lập, chính phủ Thái Lan thực hiện cuộc cải cách quan trọng là khu vực kinh
tế tư nhân được chính thức thừa nhận là động lực phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Nhà nước khuyến khích khu vực kinh tế này đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vì khu vực
kinh tế quốc doanh gặp nhiều khó khắn trong lĩnh vực tài chính. Kinh doanh được tự do
triệt để, do vậy, khu vực kinh tế tư nhân đã phát huy được những lợi thế của kinh tế thị
trường. Chính phủ Thái Lan đã ban hành những chính sách ưu đãi đặc biệt cho ngành
công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, Bộ Thương mại Thái Lan từng bước
hoàn thiện hệ thống các công cụ hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu. Bộ Tài chính Thái

8
Lan thực thi việc giảm thuế xuất nhập khẩu, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động
kinh tế đối ngoại. Hai cải cách kinh tế trên đã đánh dấu quá trình hội nhập thực sự của
nền kinh tế Thái Lan với nền kinh tế thế giới và khu vực.

1.3.1.2. Tận dụng triệt để các quan hệ mở cửa

Trong cuộc chạy đua quyết liệt nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu
vực Đông Á, ngay sau khủng hoảng tài chính, Thái Lan đã thay đổi những chính sách
để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể vào năm
2006: “Thái Lan nâng mức sở hữu nước ngoài lên 49% đối với các dự án thông thường,
100% đối với các dự án có trên 80% sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, đối tác nước ngoài
còn được phép điều chỉnh tỷ lệ sở hữu lên trên 51% trong trường hợp đối tác Thái Lan
gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Thái Lan hủy bỏ quy định phải có
30% sản phẩm xuất khẩu trở lên, mới được hưởng miễn giảm thuế trong các ngành công
nghiệp chế tạo.”5
Hiện nay, khi quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư đang được thúc đẩy để tăng
khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, Thái Lan phải thu hút FDI cho các ngành
sử dụng công nghệ cao. Để làm được điều đó, Thái Lan quyết tâm xây dựng một cơ cấu
công nghiệp đa dạng, nòng cốt là các công ty đầu tư đến từ các nước công nghiệp phát
triển, đặc biệt là các công ty từ Nhật Bản và Mỹ.
Trong những năm gần đây, mục tiêu quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tế
quốc tế của Thái Lan là tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là thâm nhập
vào các nước mới mở cửa như Campuchia, Lào, Trung Quốc và Việt Nam, những
nước láng giềng của họ. Sự gần gũi về mặt địa lý đã tạo cho Thái Lan những lợi thế
nhất định
so với các chủ đầu tư khác.

1.3.1.3. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả

Từ nhiều năm qua, Chính phủ Thái Lan đã triển khai hàng loạt biện pháp hỗ trợ
các doanh nghiệp trong nước hội nhập AEC. Nhiều tập đoàn lớn ở Thái Lan cũng đã

5
http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-luoc-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-thai-lan-3962.htm
9
chuẩn bị cho sự ra đời của AEC từ nhiều năm qua nhờ tận dụng lợi thế chênh lệch về
trình độ phát triển so nhiều quốc gia thành viên ASEAN khác. Bên cạnh đó, trong khuôn
khổ AEC, đầu tư, thương mại và lưu chuyển hàng hóa được tự do, vì vậy, việc đặt nhà
máy ở các nước láng giềng sẽ có lợi về chi phí, nhất là nhân công. Nhiều doanh nghiệp
Thái Lan đã đầu tư mạnh vào ngành bán lẻ ở các nước ASEAN nhằm mở rộng và tạo
kênh phân phối thuận lợi cho hàng Thái Lan. Dòng vốn đầu tư của Thái Lan vào các
nước ASEAN vì thế mà tăng mạnh. Nhiều công ty lớn như Amata, Tập đoàn xi-măng
Siam (SCG), Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT)... đã tăng cường đầu tư vào các thị
trường có tốc độ phát triển nhanh, nhân công rẻ và dồi dào nguồn tài nguyên như Việt
Nam, Lào, Myanmar và Campuchia. Hàng loạt doanh nghiệp khác của Thái Lan cũng
tìm được chỗ đứng khá ổn định tại các thị trường “khó tính” hơn trong khối, như
Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines.

1.3.2. Hàn Quốc

1.3.2.1. Cách thức hội nhập phù hợp

Với những thành công trong thiết lập quan hệ kinh tế đối ngoại, Hàn Quốc đã tích
cực tham gia vào đội ngũ các quốc gia tiên tiến nhằm gây dựng vị thế trên thị trường
quốc tế, điển hình là việc Hàn Quốc gia nhập Liên hiệp quốc nhằm tạo điều kiện hội
nhập kinh tế. Hàn Quốc chú trọng phát triển nền kinh tế định hướng xuất khẩu, đặc biệt
là các hàng hóa công nghiệp nặng để thu ngoại tệ. Với chủ trương “toàn cầu hóa”, Hàn
Quốc đã mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn tích cực tham gia giải quyết các vấn đề có tính khu
vực hoặc toàn cầu, như: an ninh, xóa đói, giảm nghèo hay biến đổi khí hậu… Đồng thời,
chia sẻ kinh nghiệm phát triển công nghiệp với các nước láng giềng và tăng cường hỗ
trợ vốn ODA dành cho các nước đang phát triển tại châu Á.
Ngoài ra, một chính sách quan trọng mà Hàn Quốc thực hiện để ngoại giao kinh tế
là viện trợ phát triển chính thức (ODA). Hàn Quốc đã tăng cường viện trợ vốn ODA kể
từ khi gia nhập vào Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và
10
Phát triển (OECD). Diễn đàn quốc tế G20 là cơ hội để Hàn Quốc thay đổi quy chế của
mình trên trường quốc tế và tham gia vào việc đề ra những cơ chế giúp đỡ các nước
nghèo, đồng thời bảo đảm phát triển bền vững cho các nền kinh tế đang trỗi dậy. Không
chỉ chú trọng trong quan hệ song phương, Hàn Quốc cũng nỗ lực nâng cao vai trò của
mình trong các cơ chế đa phương, như ở Liên hiệp quốc, G20 hay Tổ chức OECD và là
nhà tài trợ lớn trong DAC với việc sử dụng vốn ODA như một công cụ kinh tế phục vụ
mục đích chính trị, ngoại giao.

1.3.2.2. Tận dụng triệt để quan hệ mở cửa

Đối với thị trường Đông - Nam Á, Chính phủ Hàn Quốc tiến hành thành lập một
tổ đặc trách về ASEAN trực thuộc Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc,
với hy vọng giúp các doanh nghiệp “xứ sở kim chi” thâm nhập nhanh và hiệu quả hơn
vào thị trường giàu tiềm năng. Hàn Quốc đang lên kế hoạch đàm phán ký kết các thỏa
thuận thương mại tự do song phương với Philippines, Indonesia và Malaysia nhằm đa
dạng hóa hoạt động xuất khẩu của Seoul sang các thị trường mới nổi.
1.3.2.3. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả

Một là, thực hiện tự do hóa thị trường ngoại hối và phá giá đồng nội tệ. Chính phủ
đánh bạo đưa ra hàng loạt chính sách nhằm mục đích mở rộng xuất khẩu, trong số đó có
việc phá giá rồi sau đó là thả nổi đồng Won, tự do hóa cơ chế xuất khẩu nghiêm ngặt
của Hàn Quốc để tạo điều kiện cho các công ty Hàn Quốc dễ dàng hơn trong việc đưa
vào nước các loại máy móc, nguyên liệu thô và những bộ phận cấu thành cần thiết để
sản xuất phục vụ xuất khẩu. Bằng cách này, chính phủ Hàn Quốc đã thay đổi cơ cấu kích
thích đầu tư của nền kinh tế.
Hai là, thành lập tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA). Đây
là tổ chức của chính phủ Hàn Quốc với chức năng là hỗ trợ hoạt động quảng bá cho các
công ty Hàn Quốc, kết nối các doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường. Qua đó, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tránh được rủi ro trên thị trường cũng
như phát huy tối đa được lợi thế của mình trên cơ sở hiểu rõ các thị trường nước ngoài.
Điều này đã có tác động lớn trong việc hỗ trợ phát triển quan hệ thương mại quốc tế.

11
Ba là, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện miễn giảm thuế thu nhập và thuế
nhập khẩu đầu vào sản xuất. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi toàn diện cho
các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, từ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
và cơ sở hạ tầng cũng như giá ưu đãi về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Qua đó, thúc
đẩy các doanh nghiệp phát triển hàng hóa cả về số lượng lẫn chất lượng, tạo ra sức hấp
dẫn lớn đối với các bạn hàng nước ngoài.
Bốn là, tăng cường hoạt động Xúc tiến thương mại và đa dạng hóa các hình thức
xúc tiến. Hàn Quốc rất tích cực trong việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ XTTM với
sự kết hợp hiệu quả của nhiều tổ chức Xúc tiến thương mại như Hiệp hội thương mại
quốc tế Hàn Quốc (KITA), Cơ quan Xúc tiến thương mại hải ngoại Hàn Quốc (KOTRA),
…Các hình thức xúc tiến được triển khai rất đa dạng như hội chợ, triển lãm, hội thảo
hay tổ chức các cuộc viếng thăm gặp mặt định kỳ thường xuyên với chính phủ và doanh
nghiệp nước ngoài.
Năm là, thực hiện tự do hóa thị trường vốn. Một biện pháp gián tiếp nhưng có hiệu
quả rất cao trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc đó là thực hiện tự do hóa thị
trường vốn, tích cực tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài. Biện pháp này đã góp
phần hỗ trợ phát triển thương mại và đầu tư quốc tế.
1.3.3. Trung Quốc

1.3.3.1. Cách thức hội nhập

Ngày nay, môi trường kinh tế quốc tế rất khác so với những năm 1950 và 1960,
khi Nhật Bản, Hàn Quốc và các khu vực phát triển sơ khai khác của Đông Á đang hoạch
định các chính sách công nghiệp, Trung Quốc đã phải đàm phán trong 15 năm để gia
nhập Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) và tổ chức kế nhiệm WTO.
Về chiến lược phát triển ngoại thương, Trung Quốc gia nhập thị trường thế giới
bằng các cửa sổ là công ty vốn nước ngoài. Các công ty này được thu hút đầu tư vào thị
trường Trung Quốc (thông qua các đặc khu kinh tế, khu ưu đãi thuế quan, các thành phố
mở cửa duyên hải…). Như vậy, khác với Hàn Quốc, Trung Quốc có thể tiến hành điều
chỉnh kết cấu ngành cũng như nâng cấp ngành bằng cách nhận gia công, chế biến cho
các công ty vốn nước ngoài (thông qua chính sách thu hút FDI). Chiến lược "Hong Kong

12
là cửa hàng - Quảng Đông là công xưởng"6 là điển hình cho cách thức phát triển ngoại
thương, mô phỏng kỹ thuật và tiếp thu kinh nghiệm quản lý của Trung Quốc thời gian
đầu. Thương mại gia công - chế tạo và thương mại linh phụ kiện, là một cách thức quan
trọng để Trung Quốc thâm nhập quá trình phân công quốc tế cũng như tham gia làn sóng
thương mại toàn cầu.

1.3.3.2. Tận dụng triệt để các quan hệ mở cửa

Nguyên nhân Trung Quốc tham gia thương mại nội vùng Đông Á là nhằm giải
quyết trực tiếp nhu cầu nhập khẩu công nghệ, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho xuất
khẩu. Đối với thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới, Trung
Quốc luôn thâm hụt thương mại với Nhật Bản, Hàn Quốc - những quốc gia mà Trung
Quốc cần nhập khẩu công nghệ, hàng trung gian hoặc bán thành phẩm có hàm lượng kĩ
thuật cao. Trung Quốc cũng thâm hụt thương mại với Malaysia, Thái Lan, Philippines
vì các quốc gia này đều xuất khẩu được sang Trung Quốc các hàng trung gian, hàng bán
thành phẩm và thành phẩm công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật khá và cao.

1.3.3.3. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả

Một trong những phương pháp hỗ trợ xuất khẩu là duy trì tỉ giá danh nghĩa của
đồng Nhân dân tệ (NDT) ở mức thấp trong thời gian dài. Một số nghiên cứu định lượng
của IMF đã chỉ ra rằng, “việc NDT bị định giá thấp giả tạo mỗi 10% có thể khiến xuất
khẩu của các nước ASEAN sang thị trường thứ ba bị suy giảm 1% do không cạnh tranh
được với xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường thứ ba này.”7

6
Phạm Sỹ Thành, (28/04/2014), Bài học hội nhập của Trung Quốc, Truy cập từ
https://baoquocte.vn/baihoc-hoi-nhap-cua-trung-quoc-207.html
7
Phạm Sỹ Thành, (28/04/2014), Bài học hội nhập của Trung Quốc, Truy cập từ
https://baoquocte.vn/baihoc-hoi-nhap-cua-trung-quoc-207.html
13
CHƯƠNG 2 XUẤT KHẨU THANH LONG CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam

2.1.1. Khái niệm xuất khẩu

Dựa theo Luật Thương mại 2019: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa
ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam

14
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”8
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia thông qua cửa
khẩu dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới. Loại tiền tệ trao
đổi có thể là đồng tiền riêng của quốc gia bên bán hoặc bên mua hoặc đồng tiền chung
do hai bên thỏa thuận. Đây là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế
có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

2.1.2. Phân loại các loại hình xuất khẩu

2.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà bên mua và bên bán
trực tiếp thỏa thuận, thương lượng ký kết hợp đồng ngoại thương về quyền lợi của mỗi
bên với điều kiện hợp đồng phải tuân thủ và phù hợp với pháp luật của từng quốc gia,
đồng thời đúng tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.
Ưu điểm của loại hình này là doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động lựa
chọn đối tác, định đoạt giá cả, phương thức giao dịch tuân theo chính sách quản lý xuất
khẩu của Nhà nước. Do đó, các doanh nghiệp phải tự nghiên cứu kỹ thị trường trong
và ngoài nước, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế, tính toán đầy đủ
các chi phí bao gồm cả chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh để đảm bảo kinh
doanh có lãi, đúng phương hướng.

2.1.2.2. Xuất khẩu ủy thác

Xuất khẩu ủy thác là loại hình xuất khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt
động trong nước đã uỷ thác cho bên trung gian đóng vai trò thay cho chính doanh nghiệp
sản xuất để tiến hành trực tiếp giao dịch ngoại thương theo yêu cầu của bên ủy thác.
Đặc điểm của loại hình này là doanh nghiệp xuất khẩu không phải bỏ vốn, xin
hạn ngạch và nghiên cứu thị trường tiêu thụ mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để

8
Chương II Mục 1 Điều 28 khoản 1 Luật thương mại 2019
15
giao dịch, ký hợp đồng và làm thủ tục xuất khẩu hàng, những giá trị hàng hóa mà bên
ủy thác ký hợp đồng sẽ chỉ được tính vào kim ngạch xuất khẩu mà không tính trong
doanh thu.

2.1.2.3. Gia công xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là hình thức sản xuất mà doanh nghiệp trong nước sẽ được hỗ
trợ về tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên liệu) từ công ty nước ngoài để sản xuất
hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa được làm ra sẽ được xuất khẩu ra
nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.
Đây là hình thức khá phổ biến tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như
Việt Nam. Khi áp dụng hình thức này, doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận công
nghệ tiên tiến từ nước ngoài, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho người lao động trong
nước.

2.1.3. Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế

Xuất khẩu đã và đang giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền
kinh tế nói chung và của một quốc gia nói riêng.
Thứ nhất, xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế. Sự ảnh hưởng của xuất khẩu
đến nền kinh tế được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu với tổng thu nhập quốc
dân. Xuất khẩu mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn nhất, bên cạnh đó giúp các
doanh nghiệp trong nước mở rộng thị tường tiêu thụ và quy mô sản xuất, từ đó giúp nên
kinh tế tăng trưởng.
Thứ hai, xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong quá trình hội
nhập kinh tế, hàng hoá các nước có sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước khác
và gặp phải sự cản trở của các hàng rào chính sách do các nước đặt ra. Vì vậy, để tồn
tại, phát triển bền vững thì các nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm giá sản phẩm… để tạo sức cạnh tranh với các nước khác.
Thứ ba, xuất khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động xuất khẩu là một
yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kể từ khi Đảng và Nhà nước phát triển
nền kinh tế dựa trên mô hình xuất khẩu kếp hợp song song với mô hình thay thế nhập

16
khẩu thì đã và đang làm cho cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch tích cực và phù hợp
với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.
Vậy nên, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là một hướng đi đúng để phát triển kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong điều kiện xu thế toàn cầu hoá
hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập
vào nền kinh tế thế giới.

2.2. Thực trạng và nguyên nhân của xuất khẩu thanh long của nước ta

2.2.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó

2.2.1.1. Những thành tựu đạt được

Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, thanh long là loại trái cây có khả
năng cạnh canh nhất trong 11 loại trái cây được xuất khẩu ở Việt Nam. Nhờ trồng cây
thanh long, người lao động đã nâng cao thu nhập của chính mình góp phần chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp.
Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu

BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀ


THANH LONG CỦA VIỆT NAM NĂM 2017-2021
(Đơn vị: tỷ USD)
3.80 3.74
4 3.51 3.27 3.52

3
2 1.15 1.25
1.10 1.12 1.04
1
0 Năm
2017 2018 2019 2020 2021

Thanh long Rau quả

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, Truy cập từ http://tiengiang.gov.vn/thong-tin-thi-
truongxuat-nhap-khau

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây
kim ngạch xuất khẩu thanh long các loại (tươi, đông lạnh, sấy, nước ép, …) có chiều
hướng gia tăng và bình quân luôn chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả
của cả nước. Nhìn chung, từ năm 2017-2021, kim ngạch xuất khẩu thanh long luôn duy
17
trì trung bình trên 1 tỉ USD mỗi năm. Trong đó, giai đoạn 2017-2019, khi không bị ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19, con đường vận chuyển hàng hóa được lưu thông, kim
ngạch xuất khẩu thanh long tăng khoảng 8% (tăng 0.1 tỉ USD) và chạm đỉnh vào năm
2019 với hơn 1.25 tỉ USD. Đây là một cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của xuất khẩu
thanh long Việt Nam. Thanh long là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, mang về kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam nên được mệnh
danh là trái cây “tỉ USD”.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, Truy cập từ http://tiengiang.gov.vn/thong-tin-thi-
truongxuat-nhap-khau
International Trade Centre, Truy cập từ
https://www.trademap.org/Country_SelProductCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c156%7c%7c%7c%7c08109080%
7c%7c%7c8%7c1%7c1%7c1%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1

Hiện nay, thanh long Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu,
châu Đại Dương, …với hơn 40 quốc gia. Khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thì
mối quan hệ với các nước cũng từng bước được cải thiện, mở rộng. Từ năm 2017, thanh
long Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm những

18
thị trường khó tính như Astralia, Nhật Bản, … Trong đó, thị trường châu Á chiếm phần
lớn. Thị trường xuất khẩu trọng điểm Trung Quốc luôn giữ ổn định trên 80% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Theo thống kê, trong giai đoạn 2018-2020, kim ngạch xuất khẩu thanh
long sang Trung Quốc tăng liên tục, tăng khoảng 1.26%. Đối với thị trường Astralia, kể
từ khi được lần đầu được xuất khẩu thanh long vào năm 2017 thì kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này tăng liên tục qua các năm, tăng khoảng 0.39%. Đối với thị trường
Ấn Độ, thị trường có mật độ dân số cao, là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển
khi kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong 5 năm, 2017-2021, tăng khoảng 1.04%.

Chất lượng

Trong thời gian qua, thanh long Việt Nam không ngừng được cải thiện. Trong đó,
thanh long Châu Thành của Long An đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận
đăng ký chỉ dẫn địa lý. Nhãn hiệu thanh long Tầm Vu cũng được bảo hộ tại 5 quốc gia:
Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc.
Không chỉ dừng lại ở thanh long tươi, sản phẩm chế biến từ thanh long Việt Nam
cũng đang từng bước phát triển. Năm 2020, sản phẩm của hợp tác xã thanh long sạch
Hòa Lệ đã được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao theo tiêu chuẩn của Chương
trình mỗi xã một sản phẩm (CCOP). Đặc biệt, năm 2021, Hòa Lệ có thêm hai sản phẩm
được công nhận OCOP 3 sao là: kem thanh long và rượu đế thanh long.

2.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu

Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu

Điều kiện thổ nhưỡng: Thanh long là cây nhiệt đới ưa sáng, cần nhiều ánh nắng để
phát triển, cần trồng ở mật độ thưa, có khả năng chịu hạn nhưng không chịu được úng.
Hiện nay, thanh long được trồng chủ yếu ở 3 tỉnh: Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.
Về tỉnh Long An, nơi đây có điều kiện độc đáo về tự nhiên như đất phù sa, giàu
mùn, tỷ lệ thịt sét cao; có nguồn nước tưới dồi dào, chủ yếu từ sông Tiền Giang, sông
Vàm Cỏ, độ pH trung tính, không bị nhiễm mặn, … Thanh long trồng ở Long An có vị
ngọt, đậm đà hơn một số nơi khác.
Về tỉnh Bình Thuận, nơi được mệnh danh là ‘thủ phủ’ của thanh long Việt Nam,
Bình Thuận có đặc điểm khí hậu nhiệt đới, khô nắng và thổ nhưỡng rất giống với khu
19
vực Nam Mỹ, nơi xuất xứ quả thanh long, phù hợp cho việc canh tác thanh long ruột đỏ
đang được ưa chuộng.
Đa dạng hóa mặt hàng: Ngoài xuất khẩu thanh long tươi, hiện Việt Nam cũng có
xuất khẩu một số sản phẩm thanh long chế biến như thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước
ép si rô, snack, rượu vang thanh long, kem, chả cá, bánh mì thanh long… Sự đa dạng
hoá các sản phẩm giá trị gia tăng từ thanh long của các địa phương và doanh nghiệp
được xem là hướng đi đúng để đa dạng kênh tiêu thụ, giảm sức ép mùa vụ, phát triển thị
trường và thương hiệu sản phẩm.
Đa dạng hóa thị trường: Ngày nay, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ngày càng
rộng, thanh long sản xuất không những để tiêu thụ trong nước mà còn dư thừa để xuất
khẩu sang các nước khác. Thanh long Việt Nam cũng đã mở rộng sang nhiều nước ở
Châu Á, Châu Âu, châu Đại Dương, …với hơn 40 quốc gia.

Thị trường

Giá trị dinh dưỡng: Thanh long là một loại cây được trồng phổ biến ở các nước có
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm được xem là “siêu thực phẩm” do giá trị dinh dưỡng mang
đến cho con người. Theo Đông y, thanh long có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu,
nhuận tràng, chỉ khái hóa đàm… Quả thanh long cũng rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn
nhọt, táo bón.
Ký kết Hiệp định thương mại tự do: Nhằm mở rộng thị trường sản phẩm sang các
nước, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều quốc gia như
ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EVFTA), Anh
(UKVFTA), … tính đến tháng 11/2021. Việc đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA
với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng
kinh tế, đa dạng hoá thị trường qua đó thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
các thị trường này, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho nông dân.
Xúc tiến thương mại: Để tạo chỗ đứng vững chắc của trái thanh long trên thị trường,
Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá sản phẩm tại một
số nước, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các nước nhập khẩu có nhu cầu giao
thương, trao đổi thông tin. Ngoài ra, cơ quan Nhà nước cũng hỗ trợ doanh nghiệp tham
20
gia hội chợ triển lãm chuyên ngành thực phẩm trong và ngoài nước ngoài nhằm quảng
bá, giới thiệu sản phẩm thanh long.

Chất lượng

Hợp tác xã: Hàng năm, hợp tác xã huyện, tỉnh luôn tổ chức lớp tập huấn sản xuất
theo tiêu chuẩn VietGAP, dựa trên cơ sở AseanGAP, EurepGAP/GlobalGAP và
Freshcare, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh long tham gia thị trường khu vực
ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững nhằm thu hút nông dân
vùng chuyên canh tham gia.
Áp dụng khoa học - công nghệ: Trong thời gian qua, người dân trồng thanh long
đã chuyển đổi sang sản xuất theo hướng an toàn, ứng dụng công nghệ cao. Người dân
bắt đầu sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, phun thuốc bảo vệ thực vật hợp lý
hơn trong quản lý dịch bệnh, làm quen với việc ghi chép nhật ký sản xuất. Nhờ sử dụng
công nghệ tưới nước tự động, nông dân tiết kiệm được 80% công lao động, tiết kiệm
điện năng và nước tưới. Người dân cũng áp dụng công nghệ xử lý trái cây bằng hơi nước
nóng (Vapor Heat Treatment System) để xử lý và bảo quản thanh long sau thu hoạch
được lâu hơn. Ngoài ra, người dân cũng trồng thanh long theo mô hình leo giàn thay
cho phương pháp trồng bằng trụ bê tông truyền thống trước đây, áp dụng kỹ thuật xông
đèn cho trái rải vụ…
Cơ quan Nhà nước: Để nâng cao chất lượng trái thanh long nhằm phục vụ xuất
khẩu và đảm bảo phát triển bền vững, cơ quan Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ
để thu hút đầu tư nhà máy chế biến thanh long; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp
đầu tư công nghệ, thiết bị. Không những thế, các cơ quuan tăng cường quản lý quy hoạch
vùng sản xuất thanh long, kiểm tra thường xuyên, liên tục công tác phòng trừ dịch bệnh
gây hại trên thanh long nhằm đảm bảo yêu cầu rào cản về kiểm dịch của các nước nhập
khẩu.
2.2.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của nó (xem hướng dẫn nhóm 19)

2.2.2.1. Những hạn chế, tồn tại

21
Cạnh tranh với thị trường
BI ỂU Đ Ồ KIM NG ẠCH XU ẤT KH ẨU THANH LONG M ỖI THÁNG
GIAI ĐO ẠN 2017 - 2021 (Đơn v ị: Tri ệu USD)

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, Truy cập từ http://tiengiang.gov.vn/thong-tin-thitruong-
xuat-nhap-khau

Mùa thanh long tự nhiên của Việt Nam diễn ra từ tháng 4 tới tháng 10 nhưng rộ
nhất là tháng 5 tới tháng 8. Tuy nhiên những năm gần đây, vào mùa thanh long nở rộ
nhất thì kim ngạch xuất khẩu không vượt trội hơn so với mùa trái vụ, đặc biệt có những
tháng thuộc mùa nở rộ thấp hơn tháng thuộc mùa trái vụ. Hiện nay, thanh long Việt Nam
đang dần mất thế độc quyền tại một số thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, … Một
số nước như Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan đã phát triển được trái thanh long có
giá trị cao hơn từ nguồn giống của Việt Nam. Điều đáng quan tâm là mùa thu hoạch
thanh long ruột đỏ ở Trung Quốc, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, khá giống
với mùa vụ ở Việt Nam khiến sự cạnh tranh càng thêm phần khốc liệt.
22
Giá cả, lợi nhuận

Thanh long Việt Nam đang bị lệ thuộc hơn 80% vào thị trường xuất khẩu chủ lực
là Trung Quốc. Trong cuộc đua xuất khẩu này, thanh long Việt Nam không chỉ gặp bất
lợi về việc giữ độ tươi ngon và chi phí vận chuyển, còn có vấn đề chất lượng và nhu cầu
thực tế của thị trường Trung Quốc. Cùng với đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay,
một số tỉnh trồng thanh long ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ đang chịu tác động
tiêu cực khiến hoạt động sản xuất, thu hoạch gặp khó, Trung Quốc thì đang siết chặt
kiểm dịch đối với nhiều mặt hàng, trong đó có thanh long dẫn đến tình trạng đóng biên
tại một vài cửa khẩu trong thời gian nhất định. Vì vậy, trong 2 năm gần đây, giá xuất
khẩu thanh long giảm sâu đối với các mặt hàng thanh long ruột đỏ, trắng.
Giá 2017 2018 2019 2020 2021
bán
Trung 20.000- 14.000- 15.000- 4.00040.000 10.000-
Quốc 50.000 27.000 79.000 VNĐ/kg 20.000
VNĐ/kg VNĐ/kg VNĐ/kg VNĐ/kg
Đặc biệt đối với những nước “khó tính”, mặc dù giá bán thanh long tại các thị
trường này cao hơn so với Trung Quốc (Úc: 80.000-200.000 VNĐ/kg, Hoa Kỳ: khoảng
200.000 VNĐ/kg, Hà Lan: khoảng 280.000 VNĐ/kg) nhưng các doanh nghiệp vẫn
không thu được lợi nhuận từ các thị trường này.

Chất lượng

Mỗi thị trường đều có những yêu cầu khác nhau về tiêu chuẩn kiểm định bên ngoài,
bên trong thanh long và các yêu cầu này ngày một cao để đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cho người dân tại đất nước. Nhưng hiện nay, chất lượng thanh long vẫn chưa đảm
bảo được sự đồng đều giữa các trái trong cùng một lô hàng dẫn đến tình trạng các lô
hàng thanh long bị trả ngược về người dân, không được xuất khẩu.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Cạnh tranh thị trường lớn

Các chủng loại thanh long mới lạ: Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại,
các nước đã tiến hành nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật công nghệ để tạo ra các giống
thanh long phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khắc phục rào cản tự nhiên. Ví dụ như

23
thanh long vỏ vàng ruột trắng của Thái Lan, thanh long ruột đỏ của Trung Quốc, thanh
long vỏ vàng ruột vàng của Malaysia, …
Bao bì, mẫu mã: Yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội hiện nay ngày càng đa
dang, khắt khe. Không những sản phẩm phải thu hút được vị giác mà thị giác và khứu
giác cũng là một trong những yếu tố quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Vì vậy,
các nước không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm mà còn đâu tư thiết kế bao bì đóng
gói cho sản phẩm. Trong khi đó, thanh long Việt Nam có bao bì, mẫu mã còn đơn giản,
chưa thu hút được thị giác của người tiêu dùng.
Vấn đề bảo quản: Đặc trưng trái cây Việt Nam là thuộc loại nhiệt đới, vì vậy thời
gian bảo quản sẽ rất ngắn, nếu không sử dụng chất bảo quản sinh học, hoặc bảo quản
bằng những chất mà tiêu chuẩn cho phép, thời gian giữ trái tươi cũng chỉ được từ 4-5
ngày, còn khi sử dụng công nghệ, thời gian tối đa cũng chỉ gần hai tuần. Đây là một
trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sản lượng thanh long xuất khẩu. Còn đối
với doanh nghiệp chế biến, khi xuất sản phẩm thị trường Hoa Kỳ, Châu Ân, doanh
nghiệp cũng không được phép sử dụng một loại chất bảo quản nào dù là chế biến đóng
lon, chỉ một lần hoặc một sản phẩm có dấu hiệu chứa chất bảo quản không cho phép,
xem như mọi hợp đồng sau này đều khó thâm nhập, thậm chí có nguy cơ bị đuổi luôn
khỏi thị trường.

Giá cả, lợi nhuận

Con đường vận chuyển xa: Mặc dù, thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu tới
nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chủ yếu vẫn là các nước châu Á, đặc biệt là Trung
Quốc. Đối với các nước có khoảng cách địa lý, thanh long Việt Nam phải vận chuyển
bằng con đường hàng không mà không thể vận chuyển bằng đường thủy vì muốn trái
cây vẫn được giữ nguyên chất lượng. Do đó, chi phí vận chuyển sang các nước này cao
hơn so với Trung Quốc.
Thương lái trung gian: Hiện nay, thanh long là cây ăn quả có giá trị xuất khẩu
kim ngạch cao, dễ trồng và có thể rải nhiều vụ trong năm nên được đưa vào sản xuất ồ
ạt và khai thác quá sức dẫn đến nguồn cung ứng bị dư thừa nhưng lượng cầu sử dụng
lại hạn chế. Từ đó, các thương lái, các cơ sở thu mua có chèn ép, giảm giá đưa người
nông dân vào thế bị động chịu đủ vốn thậm chí lỗ cho các vụ.
24
Chất lượng

Mùa vụ: Vào mùa mưa mầm bệnh làm giảm năng suất, chất lượng của thanh
long. Do phải xuất khẩu nhiều mùa vụ liên tiếp cả đúng mùa lẫn trái mùa nên cây
không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời và cân đối. Dẫn đến tình trạng, cây có hiện
tượng trái thiếu dinh dưỡng, cành teo tóp, và các chủng loại sâu bệnh gây hại ngày
càng nhiều, đặc biệt vào mùa mưa một số bệnh như thán thư, đóm nâu, thối trái…gây
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cho các vụ sau.
Mô hình sản xuất: Một số địa phương có mô hình sản xuất thanh long không phù
hợp. Người dân trồng thanh long trên địa hình đất trũng, tại đó, mực thủy cấp nông, khó
thoát nước vào mùa mưa lũ. Trong khi đó, thanh long Bình Thuận đa số trồng trên đất
bạc màu nhưng canh tác thiếu phân hữu cơ, bón quá nhiều phân hóa học làm đất thêm
bạc màu, hệ vi sinh vật đất có lợi kém phát triển, sức đề kháng của cây rất yếu.
Quy mô: Quy mô sản xuất của các tổ, nhóm liên kết, hợp tác xã sản xuất và tiêu
thụ thanh long còn nhỏ lẻ, hầu hết chỉ tập trung ở khâu sản xuất, chất lượng chưa cao,
chưa hỗ trợ hữu hiệu cho việc tiêu thụ thanh long quả tươi, nhất là vào thời điểm thu
hoạch chính vụ. Vì vậy, các doanh nghiệp chưa đủ tiềm lực và năng lực để thu mua và
xuất khẩu thanh long.

2.3. Những thời cơ và thách thức đối với xuất khẩu thanh long của nước ta trong

thời gian tới

2.3.1. Những thời cơ đối với xuất khẩu thanh long của nước ta trong thời gian tới

Thanh long là loại trái cây có lợi thế cạnh tranh đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây
Việt Nam. Nó nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ USD trong những năm qua.
Thanh long nằm ở thị trường Trung Quốc (chiếm hơn 80%), Thái Lan và Indonesia và
các thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, EU...Thanh Long Việt Nam chiếm các thị trường ở các
khu vực như Châu Âu, Châu Á, Mỹ, …
Ngoài thanh long quả tươi, hiên nay người nông dân, người cung cấp sáng chế ra
thanh long sấy khô, sấy dẻo, snack thanh long, siro, chả cá thanh long, rượu vang thanh
long và đặc biệt không thể không nói đến đó là bánh mì thanh long. Bên cạnh đó còn
thanh long ruột đỏ với thành phần dinh dưỡng cao, Đặc biệt ở Long An (Việt Nam) có
25
nhà máy xử lí trái cây bằng công nghệ hơi nước nóng với công suất 12.000 tấn/năm và
đủ điều kiện đóng gói xuất khẩu với số lượng lớn.
Với sự đa dang và sáng tạo về các sản phẩm làm ra từ thanh long thì chắc hẳn đáp
ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng bên nước ngoài, đặc biết với sản lượng 330.000 tấn
/1 năm thì Việt Nam tự tin đáp ứng đủ và thống trị nền xuất khẩu thanh long trên toàn
thế giới trong thời gian tới.

2.3.2. Những thách thức đối với xuất khẩu thanh long của nước ta trong thời
gian tới

Thách thức từ vùng trồng trọt: Nhiều nông dân vì muốn nâng cao chất lượng sản
phẩm đã lạm dụng thuốc trừ sâu quá mức, dùng không đúng liều lượng làm ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng của cây khiến trái thanh long sau khi thu hoạch vẫn tồn dư
thuốc bên trong quả làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, không đáp ứng đủ
nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm …
Các cơ sản xuất còn hạn chế và lạc hậu, chưa áp dụng hết những công nghệ sản
xuất hiện đại vào, Nhiều nơi còn trồng với qui mô nhỏ lẻ tẻ, rời rạc không có sự liên kết
với nhau, với đặc tính dễ hư của trái thanh long sau khi thu hoạch cần bảo quản đúng
cách về nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, tuy nhiên kiến thức bảo quản của người nông dân
còn hạn chế, bên cạnh đó dịch vụ vận chuyển hang hóa cũng gây ảnh hưởng. Ngoài ra
còn một số vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, lao động, bảo vệ môi trường
Về sử dụng lao động: vẫn tồn tại vướng mắc khi áp dụng các tiêu chuẩn lao động,
những vướng mắc phổ biến là làm them quá giờ lao động, qui định về nghỉ lễ, môi trường
làm việc, quyền tham gia bảo hiểm xã hội, quyền được hỗ trợ của lao động nữ.
Về bảo vệ môi trường, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện
các nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong khuôn khổ khác ràng buộc rõ ràng. Việt Nam
chúng ta cần tuân thủ các điều kiện khi xuất khẩu hàng hóa là đa dạng sinh học, biến đổi
khí hậu, bảo vệ tầng ozone, đanh bắt hàng hóa, hải sản; hàng hóa và dịch vụ môi trường,
gắn hang sinh thái trên hàng xuất khẩu…
Thách thức từ thị trường xuất khẩu: Từ 6 -7 năm về trước Việt Nam cung cấp chủ
yếu cho thị trường thế giới, tuy nhiên một vài năm gần đây các nước xác định thanh long
là trái xuất khẩu tiềm năng thì họ bắt đầu trồng phổ biến vì thế cạnh tranh khá lớn đối
26
với Việt Nam, bên cạnh đó những nước đó sáng chế ra các giống cây thanh long cho
chất lượng cao về dinh dưỡng màu sắc đẹp, thịt quả to…

2.4. Những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thanh long của
nước

ta trong thời gian tới

2.4.1. Những định hướng nhằm thúc đẩy xuất khẩu thanh long của nước ta
trong thời gian tới

Một là, tăng thanh long xuất khẩu qua chế biến, giảm xuất khẩu thanh long thô. Vì
thanh long qua chế biến mang nhiều giá trị kinh tế cao hơn, giá thành cao, sản phẩm
nhiều loại hơn để người tiêu dùng lựa chọn, còn thanh long thô bị thương lái ép giá, hạ
giá thành sản phẩm thu mua với giá rẻ.
Hai là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Tạo nền tảng
về mặt số lượng, chất lượng, sự hiện đại về công nghiệp hóa hiện đại hóa vào trong sản
xuất, tạo ra sự gắn bó qui trình đối với thương lái và người buôn, nâng cao năng suất,
sức cạnh tranh của thanh long Việt Nam đối với thị trường Thế giới.
Ba là, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thanh long. Đây là khuynh hướng cơ
bản khắc phục điểm nghẽn về thị trường hàng hóa và dịch vụ cho sản xuất, khơi thông
và mở rộng đầu ra cho trái thanh long, khuyến khích các chủ thể mở rộng qui mô, tăng
cường công tác quản lí, kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương
mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Bốn là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao
nhận thức, thay đổi dần tư duy tiểu nông, chuyển sang phương thức sản xuất nông nghiệp
hàng hóa qui mô lớn, hiện đại bền vững, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của
hợp tác xã nông nghiệp.
Năm là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp cho
nông dân phát triển hàng hóa mà còn làm thay đổi bộ mặt của đô thị, nông thôn, góp
phần nâng cao trực tiếp giá trị cuộc sống của nước ta.

27
2.4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thanh long của nước
ta trong thời gian tới

Đối với định hướng thứ nhất: Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ
xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến, từ sản phẩm chế biến đơn giản sang
chế biến sâu, từ sản phẩm giá trị thấp sang sản phẩm giá trị cao.
Tăng cường các mối liên hệ giữa các khâu sản xuất – vận chuyển – chế biến –
tiêu thụ; giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
cuối; giữa nhà nông - nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp; giữa doanh nghiệp
trong nước với doanh nghiệp FDI.
Các doanh nghiệp, người dân thực hiện sáng tạo các sản phẩm đã qua chế biến như
thanh long sấy khô, rượu vang thanh long, kem thanh long, siro, chả cá thanh long, snack
thanh long, đặc biệt nổi bật thời gian qua đó là “Bánh mì thanh long”, qua đó thấy sức
sáng tạo của người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, các sản phẩm không chỉ đa dạng, bắt mắt mà còn phải có giá trị dinh
dưỡng cao như giàu vitamin, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, có tác dụng làm đẹp,
quan trọng là bảo vệ chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch của người tiêu dùng.
Đối với định hướng thứ hai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến
vào sản xuất.
Áp dụng những tiến bộ của công nghệ sinh học vào đẩy mạnh việc lai tạo giống
mới nhằm tạo ra giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng cao về sản xuất trên diện
rộng, nhất là những giống cây thanh long mới mang giá trị cao về số lượng và chất lượng
thì sẽ được luân canh khắp mùa trên năm.
Đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế. Tăng
cường sử dụng các công nghệ mới trong sản xuất như: nhà màng, nhà lưới, công nghệ
thu hoạch, bảo quản, công nghệ sạch.
Người dân sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh học, phun thuốc bảo vệ thực
vật hợp lí hơn trong quản lí dịch bệnh, làm quen cách ghi chép nhật kí sản xuất, đặc
biệt công nghệ tưới nước tự động giúp nông dân tiết kiệm 80% công lao động, tiết
kiệm điện năng và nước tưới.
Đối với định hướng thứ ba: Mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long
28
Tạo thuận lợi các tổ chức, cá nhân tự do buôn bán theo qui định của pháp luật,
khuyến khích doanh nghiệp liên kết nông dân, hợp tác để cung ứng các sản phẩm thanh
long giảm bớt các khâu trung gian, hạ giá thành sản phẩm.
Hỗ trợ kinh tế hộ, hợp tác xã nông nghiệp dùng các loại giống mới có chất lượng
cao, mua máy móc, trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh cải tiến hành chính, đơn giản các
thủ tục đăng kí sản phảm kinh doanh, hỗ trợ vay vốn, …
Việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap góp phần ổn định
đầu ra và tăng lợi nhuận cho người nông dân, từng những lợi nhuận mang lại tăng gấp
nhiều lần thì đã thu hút them các thành viên tham gia Hợp tác xã để mở rộng thêm tích
để trồng cây thanh long để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thanh long.
Đối với định hướng thứ tư: Hiện đại hóa mô hình sản xuất
Phát huy vai trò cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho người
dân và cả cán bộ có chuyên môn, hệ thống khuyến nông, bảo vệ thực vật, các dịch vụ
sản xuất nông sản, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân, chú trọng kỹ năng
xây dựng phương án sản xuất hiểu quả, nghiệp vụ tổ chức, quản lí, kế hoạch, tài chính,
phát huy tính năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ.
Đẩy mạnh hợp tác phát triển, thực hiện giao lưu trao đổi nâng cao trình độ kỹ thuật
chuyên môn cho các cá nhân, tổ chức nhằm phát triển công nghệ sản xuất hiện đại.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân theo
mô hình ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh và chất lượng theo tiêu chuẩn
VietGap để sản xuất hay, mới và có hiệu quả, giúp thanh long sạch an toàn, chọn lựa
khu vực sản xuất, tránh xa nguồn đất và nước bị ô nhiễm, xử lí đất, trồng trụ bê tông.
Đối với định hướng thứ năm: Nâng cấp hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn thiện như: đường ra vườn, giao thông ở các
xã, nhất là giao thông liên thôn, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, khắc phục tình trạng kênh
mương xuống cấp và không đủ nước cung cấp tưới tiêu trong thời gian nhiễm mặn, hỗ
trợ và khuyến khích hộ sản xuất vào thương mại nông sản điện tử.
Chủ trì phối hợp với các bộ địa phương tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng một số
loại hình hạ tầng thương mại có tính trọng tâm, hỗ trợ tiêu thụ thanh long như: chợ đầu

29
mối, siêu thị, đẩy mạnh tiêu thụ thanh long giá cả hợp lí đảm bảo cho chủ tiêu thụ, các
trung tâm logtistics nhằm hỗ trợ thuận lợi cho lưu thông thanh long trên toàn thế giới.
KẾT LUẬN

Việc đề ra chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế về kinh tế là một hướng đi đúng
đắn, sáng suốt, thiết thực mà Đảng đã lựa chọn, thể hiện một sự thay đổi kịp thời trong
tư duy và bắt kịp với xu thế của thời đại. Đây là đinh hướng chiến lược mới của Đảng
nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và vững
mạnh. Việc thực hiện chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập
kinh tế quốc tế nói riêng với nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội, gia tăng sức mạnh quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an
toàn xã hội; cải thiện đời sống cho nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế là minh chứng cho con đường đúng đắn mà Đảng ta đã chọn.
Thanh long là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đem lại
nguồn lợi nhuận cao, góp phần thúc đẩy giá trị kinh tế ngành và đóng góp vào tổng kim
ngạch xuất khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho
thị trường này trở nên lao đao trong một khoảng thời gian. Từ vấn đề mặt hàng thanh
long chịu tác động trước đại dịch, ta đã có sơ sở hơn để nhìn nhận ra những điểm mạnh
và điểm yếu, rào cản và khó khăn của các doanh nghiệp cũng như sự hạn chế của những
chính sách đã được đề ra.
Bài nghiên cứu cũng đã tìm ra và phân tích những khía cạnh tồn tại trong ngành
thanh long Việt Nam trước đại dịch. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đã đề xuất ra những
giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam trong tầm nhìn gần
và xa, trong việc hỗ trợ từ vốn, cơ sở vật chất đến nhân lực, chuyên môn… Đó chính là
những hướng đi thích hợp cho ngành trồng trọt và xuất khẩu thanh long Việt Nam trong
đại dịch và trong cả thời đại bình thường mới.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục đào tạo, (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin,
Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Văn phòng Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật
Thương mại (Luật số: 17/VBHN-VPQH) ngày 05 tháng 07 năm 2019, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ
XIII, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Hoài Anh, (31/08/2021). Cơ hội nào cho thanh long Việt đẩy mạnh “xuất
ngoại”, Truy cập từ https://theleader.vn/co-hoi-nao-cho-thanh-long-viet-day-
manhxuat-ngoai-1630410651916.htm
5. Vũ Anh, (12/10/2016), Thái Lan thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, Truy
cập từ https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/thai-lan-thuc-day-hoi-nhap-kinh-te-khu-
vuc275025/
6. Xuân Anh, (05/06/2019), Lộ trình nào cho trái thanh long Việt Nam? ,
Truy cập từ https://bnews.vn/lo-trinh-nao-cho-trai-thanh-long-viet-nam/124457.html
7. Ngọc Ánh, (10/01/2022), Nâng tầm trái thanh long, Truy cập từ
https://nld.com.vn/kinh-te/nang-tam-trai-thanh-long-20220109194558816.htm
8. Dương Cầm, (01/12/2021), Chuyển đổi sản xuất, mở hướng đi mới, Truy
cập từ https://daibieunhandan.vn/chuyen-doi-san-xuat-mo-huong-di-moi-uvbu0mdhjx-
66570
9. Linh Chi, (05/10/2021), Hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới,
Truy cập từ https://baoquocte.vn/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-trong-giai-doan-moi-
160684.html
10. Dương Công Chiến, (01/09/2021), Cơ hội để trái thanh long thâm nhập
Nhật, Úc, Truy cập từ https://thoibaonganhang.vn/co-hoi-de-trai-thanh-long-tham-
nhap-nhatuc-118716.html

31
11. Nguyễn Tấn Dũng, (31/01/2016), Overall strategy for international
integration through 2020, vision to 2030, Truy cập từ
https://en.baochinhphu.vn/overall-strategy-for-international-integration-through-
2020vision-to-2030-11125204.htm
12. Nguyễn Văn Dương, (13/09/2021), Các hình thức và vai trò của hoạt động
xuất khẩu hàng hóa, Truy cập từ https://luatduonggia.vn/xuat-khau-la-gi-cac-hinh-
thucva-vai-tro-cua-hoat-dong-xuat-khau-hang-hoa/
13. Lê Đức, (09/03/2019), Hàn Quốc nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, Truy cập từ
https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/han-quoc-no-luc-day-manh-xuat-khau-351822/
14. Minh Đức, (01/10/2021), Khơi thông thị trường cho quả thanh long Việt
Nam, Truy cập từ https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/khoi-thong-thi-truong-cho-
quathanh-long-viet-nam-672788
15. Phạm Thu Hà, (19/03/2020), Doanh nghiệp xuất khẩu Việt: “Cái khó ló
cái khôn”, Truy cập từ https://baotainguyenmoitruong.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-
vietcai-kho-lo-cai-khon-301586.html
16. Nguyễn Thị Thu Hoàn, (24/09/2020), Ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc và
kinh nghiệm cho Việt Nam, Truy cập từ
https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/09/24/ngoai-giao-kinh-te-cua-han-quoc-va-
kinhnghiem-cho-viet-nam/
17. Đỗ Hương, (06/01/2022), Nhiều cơ hội xuất khẩu chính ngạch cho thanh
long Việt Nam, Truy cập từ https://baochinhphu.vn/nhieu-co-hoi-xuat-khau-chinh-
ngachcho-thanh-long-viet-nam-102220106150022752.htm
18. Sơn Lâm, (20/09/2017), Sau 9 năm đàm phán, thanh long Việt Nam lần
đầu sang Úc, Truy cập từ https://tuoitre.vn/viet-nam-thanh-nuoc-dau-tien-dua-trai-
thanhlong-vao-uc-2017092017171634.htm
19. Võ Đại Lược (2018), “Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới”, Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4.
20. Hồng Nhung, (17/12/2019), Sản xuất thanh long gắn với tiêu thụ để đạt
hiệu quả cao, Truy cập từ https://baotintuc.vn/tin-tuc/san-xuat-thanh-long-gan-voi-tieu-
thude-dat-hieu-qua-cao-20191217220132607.htm

32
21. Kim Ngọc (2018), Rào cản tăng năng suất lao động Việt Nam, Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 9.
22. Phạm Kim Oanh, (23/08/2021), Xuất khẩu là gì ? , Truy cập từ
https://luathoangphi.vn/xuat-khau-la-gi/
23. Bùi Phụ, (22/01/2019), Những cơ hội, thách thức về hội nhập kinh tế quốc
tế ở Việt Nam, Truy cập từ https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-
traodoi/nhung-co-hoi-thach-thuc-ve-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-o-viet-nam-102.html
24. Nguyễn Quỳnh, (31/08/2021), Thanh long Việt Nam có nhiều lợi thế trên
trường quốc tế, Truy cập từ https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/thanh-long-viet-nam-
connhieu-loi-the-tren-thi-truong-quoc-te-887092.vov
25. Bảo Thắng, (19/01/2022), Xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ cần lưu ý gì
? , Truy cập từ https://nongnghiep.vn/xuat-khau-thanh-long-sang-an-do-can-luu-y-
gid313897.html
26. Tiểu Thanh, (17/04/2019), Những bất cập đối với thị trường thanh long
xuất khẩu, Truy cập từ https://thanhlongvietnam.vn/nhung-bat-cap-doi-voi-thi-truong-
thanhlong-xuat-khau/
27. Phạm Sỹ Thành, (28/04/2014), Bài học hội nhập của Trung Quốc, Truy
cập từ https://baoquocte.vn/bai-hoc-hoi-nhap-cua-trung-quoc-207.html
28. Phan Trang, (31/08/2021), Tăng cường kết nối đưa thanh long Việt Nam
"xuất ngoại", Truy cập từ https://baochinhphu.vn/tang-cuong-ket-noi-dua-thanh-long-
vietnam-xuat-ngoai-102299506.htm
29. Hữu Tri, (23/09/2021), Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ thanh
long trong điều kiện ảnh hưởng dịch COVID-19, Truy cập từ
https://www.binhthuan.gov.vn/4/469/52723/605416/kinh-te-xa-hoi/mot-so-giai-
phapthuc-day-san-xuat-va-tieu-thu-thanh-long-trong-dieu-kien-anh-huong-dich-
covid1.aspx
30. Minh Trí, (07-05-2021), Nông dân Tiền Giang xây dựng vùng chuyên
canh thanh long xuất khẩu, Truy cập từ https://dantocmiennui.vn/nong-dan-tien-giang-
xaydung-vung-chuyen-canh-thanh-long-xuat-khau/303075.html

33
31. Lê Minh Trường, (08/09/2021), Các hình thức xuất khẩu mà bạn cần biết,
Truy cập từ https://luatminhkhue.vn/cac-hinh-thuc-xuat-khau-ma-ban-can-biet.aspx

34

You might also like