Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

NỘI DUNG ÔN TẬP

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC 1 (GT336)

1. Trình bày đặc điểm của cấu trúc nội dung môn Toán ở tiểu học. Cho ví dụ
minh họa.
- Môn Toán Tiểu học là một môn thống nhất, không chia thành phân môn
 Hạt nhân của nội môn Toán là số và phép tính (bao gồm số học các số tự
nhiên, phân số, số thập phân). Những nội dung về đại lượng cơ bản, yếu tố
đại số, yếu tố hình học, giải bài toán có lời văn được gắn bó chặt chẽ với
hạt nhân số học, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nội dung đó của môn
Toán.
 Sự sắp xếp các nội dung trong mối quan hệ gắn bó , hỗ trợ nhau với hạt
nhân số học không làm mất đi hoặc mờ nhạt đi đặc trưng của từng nội
dung; giúp cho việc chuẩn bị dạy học các nội dung có liên quan ở trung
học , vừa phục vụ cho dạy học nội dung trọng tâm của môn Toán ở Tiểu
học .
 Thể hiện bước đầu quan điểm tính hợp trong cấu trúc nội dung môn Toán ở
Tiểu học.
- Cấu trúc nội dung môn Toán ở Tiểu học quán triệt các tư tưởng của toán học
hiện đại và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh tiểu học
 Sự phối hợp hợp lý giữa số học với các đại lượng cơ bản, yếu tố đại số, yếu
tố hình học, giải toán có lời văn là thể hiện tư tưởng coi trọng tỉnh thống
nhất của toán học. Việc hình thành khái niệm số tự nhiên theo tinh thần của
lý thuyết tập hợp; việc coi trọng đúng mức đến dạy một số tính chất quan
trọng của phép cộng và phép nhân và mối quan hệ giữa phép cộng và phép
trừ, phép nhân và phép chia; việc là nổi rõ dần một số tính chất của dãy số
tự nhiên; cách giới thiệu về các số thập phân theo kiểu mở rộng tập hợp số
tự nhiên... đều có dụng ý quán triệt tư tưởng của toán học hiện đại.
 Căn cứ vào sự phát triển tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học mà cấu trúc
nội dung môn Toán cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh
 Giai đoạn đầu (các lớp 1, 2, 3) chủ yếu gồm các nội dung gần gũi với
cuộc sống của trẻ em như: sự kiện trực quan, cụ thể, tường minh để
giúp học sinh nhận thức các kiến thức toán học ở dạng tổng thể và
nhanh chóng hình thành các kĩ năng tính, đo lường, giải toán.
 Giai đoạn cuối (các lớp 4, 5) chủ yếu gồm các nội dung có tính khái
quát, tính hệ thống cao hơn (so với giai đoạn trước) nhưng vẫn dựa vào
các hoạt động đo, tính... trên cơ sở đó mà bước đầu tập khái quát hoá,
tập suy luận
Ví dụ:
- Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được hình thành chủ yếu
bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển,
vận dụng trong học tập và trong đời sống
 Các kiến thức và kĩ năng của môn Toán được hình thành chủ yếu bằng các
hoạt động thực hành đếm, đo, quan sát, làm tính, giải toán, của từng tiết
dạy học Toán phải rất coi trọng công tác thực hành toán học. Thông qua
thực hành toán học có thể hình thành bước đầu các khái niệm toán học.
 Học sinh tiểu học có nhu cầu thường xuyên được ôn tập, củng cố và phát
triển các nội dung trọng tâm của môn học để nắm chắc các nội dung đó, để
vận dụng trong thực hành, luyện tập, để có cơ sở học tập tiếp các nội dung
mới.
 Cấu trúc nội dung hạt nhân số học của môn Toán là cấu trúc theo kiểu đồng
tâm.
 Các kiến thức và kĩ năng về đọc, viết, so sánh, làm tính với các số được sắp
xếp và phát triển dần trong các “vòng sổ”, bắt đầu từ các số trong phạm vi
10; 20; 100; 1000; rồi đến các số có nhiều chữ số, phân số và số thập phân.
Ví dụ

2. Trình bày những điểm mới trong cấu trúc nội dung chương trình môn
Toán cấp tiểu học (Chương trình 2018). Cho ví dụ minh họa.
- Chương trình môn Toán năm 2018 xác định 3 mạch kiến thức cơ bản, được
thiết kế theo theo cấu trúc tuyến tính phối hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng
tâm, mở rộng và nâng cao dần):
 Số và phép tính
 Hình học và đo lường
 Một số yếu tố Thống kê và Xác suất
Trong khi đó Chương trình môn Toán năm 2006 bao gồm 4 mạch kiến thức cơ
bản:
 Số học
 Yếu tố hình học
 Đại lượng và đo đại lượng
 Giải bài toán có lời văn

- Chương trình môn Toán năm 2018 xác định mạch Một số yếu tố Thống kê và
Xác suất với quan điểm hiện đại, tiếp cận với xu hướng phát triển của toán
học thế giới, khẳng định lại tiến trình dạy học yếu tố Thống kê ở tiểu học
(đúng nghĩa là dạy hoạt động thống kê) và bước đầu đưa một số yếu tố Xác
xuất vào chương trình môn Toán ở tiểu học (từ lớp 2, đây là điểm mới khác
biệt hoàn toàn so với chương trình môn Toán năm 2006).
- Cách trình bày các nội dung của từng mạch kiến thức trong chương trình môn
Toán năm 2018 thể hiện rõ nét tiến trình dạy học phù hợp quá trình nhận thức
của học sinh, khắc phục cách liệt kê từng nội dung cụ thể.
Ví dụ:
- Chương trình môn Toán năm 2018 có thêm Hoạt động thực hành và trải
nghiệm, đây được xem như là một mạch mới trong chương trình môn Toán
nhằm tăng cường khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học vào
thực tiễn, gắn kết toán học và thực tiễn; tăng cường khả năng “học qua trải
nghiệm” cho học sinh.
Ví dụ:
 Như vậy, so với chương trình năm 2006, chương trình năm 2018 đã tinh
giản và tích hợp được các mạch kiến thức, đồng thời bổ sung thêm mạch kiến
thức mới: Một số yếu tố Thống kê và Xác suất.

3. Phân tích một ví dụ để minh họa đặc điểm:


Số và phép tính là nội dung “hạt nhân”, trọng tâm của chương trình môn
Toán cấp tiểu học.
- Chiếm thời lượng lớn trong quá trình học (toàn cấp 1: 69%)
- Chiếm nhiều tiết trong quá trình học
- Các mạch nội dung khác giúp hỗ trợ giảng dạy mạch kiến thức Số và phép
tính. Khi mạch nội dung Số và phép tính thay đổi thì các mạch nội dung khác
cũng phải thay đổi sao cho phù hợp
Nội dung chương trình môn Toán cấp tiểu học phù hợp với các giai đoạn
phát triển nhận thức của học sinh.
Ví dụ:
+ Ở giai đoạn đầu (lớp 1, 2, 3) học sinh chủ yếu chỉ làm việc với một bộ
phận của dãy số tự nhiên, nhận biết một số đặc điểm của dãy số tự nhiên qua các
ví dụ cụ thể, chẳng hạn ở lớp 1, trong phần nội dung Số và phép tính, học sinh sẽ
được học, làm quen và nhận biết với số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên;
+ Ở giai đoạn cuối (các lớp 4, 5) HS phải xem xét, hệ thông hóa và khái
quát những đặc điểm của dãy số tự nhiên, từ đó mở rộng sang tập hợp các số thập
phân, nhận biết các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các số tự nhiên và số
thập phân.
 Điều này chứng tỏ rằng: Nội dung chương trình môn Toán cấp tiểu học phù
hợp với các giai đoạn phát triển nhận thức của học sinh, bởi căn cứ vào sự phát
triển tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học:
 Giai đoạn đầu (các lớp 1, 2, 3) chủ yếu gồm các nội dung gần gũi với
cuộc sống của trẻ em như: sự kiện trực quan, cụ thể, tường minh để
giúp học sinh nhận thức các kiến thức toán học ở dạng tổng thể và
nhanh chóng hình thành các kĩ năng tính, đo lường, giải toán.

 Giai đoạn cuối (các lớp 4, 5) chủ yếu gồm các nội dung có tính khái
quát, tính hệ thống cao hơn (so với giai đoạn trước) nhưng vẫn dựa vào
các hoạt động đo, tính... trên cơ sở đó mà bước đầu tập khái quát hoá,
tập suy luận

4. Trình bày biểu hiện của các năng lực thành tố sau. Cho ví dụ minh họa.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học.
 Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt biết quan
sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen
thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát.
 Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.
 Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra
được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận
Ví dụ:
- Năng lực mô hình hóa toán học:
 Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ
để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình
huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản.
 Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên.
 Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.
Ví dụ:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học:


 Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.
 Nêu được cách thức giải quyết vấn đề.
 Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn
giản.
 Kiểm tra được giải pháp đã thực hiện.
Ví dụ:
- Năng lực giao tiếp toán học:
 Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học
trọng tâm trong nội dung văn bản hay do người khác thông báo (ở mức độ
đơn giản), từ đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết
 Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp
toán học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy
đủ, chính xác). Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.
 Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường,
động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống
đơn giản.
 Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội
dung toán học ở những tình huống đơn giản.
Ví dụ:
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán:
 Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng cách thức bảo quản các
công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ số, thước, compa,
êke, các mô hình hình phẳng và hình khối quen thuộc,...)
 Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những
nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
 Làm quen với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ
học tập.
 Nhận biết được (bước đầu) một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ,
phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.
Ví dụ:
5. Trình bày yêu cầu cần đạt trong dạy học các nội dung sau trong Chương
trình môn Toán 2018. Cho ví dụ minh họa.
NỘI DUNG YCCD
Phép tính với – Nhận biết được ý nghĩa của phép
số tự nhiên cộng, phép trừ.
(lớp 1) – Thực hiện được phép cộng, phép trừ
(không nhớ) các số trong phạm vi 100.
Phép cộng, phép trừ – Làm quen với việc thực hiện tính
toán trong trường hợp có hai dấu phép
tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang
phải).

– Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm


trong phạm vi 10.
Tính nhẩm
– Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm
các số tròn chục.
Thực hành giải – Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của
phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh
ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
quyết vấn đề liên
– Nhận biết và viết được phép tính
quan đến các phép
(cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của
tính cộng, trừ
bài toán có lời văn và tính được kết
quả đúng.
– Nhận biết được các thành phần của
phép cộng, phép trừ.
– Thực hiện được phép cộng, phép trừ
(không nhớ, có nhớ không quá một
Phép cộng, phép trừ
lượt) các số trong phạm vi 1000.
– Thực hiện được việc tính toán trong
trường hợp có hai dấu phép tính cộng,
trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).
– Nhận biết được ý nghĩa của phép
nhân, phép chia.
– Nhận biết được các thành phần của
Phép nhân, phép phép nhân, phép chia.
chia – Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng
nhân 5 trong thực hành tính.
– Vận dụng được bảng chia 2 và bảng
Phép tính với
chia 5 trong thực hành tính.
số tự nhiên
– Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm
(lớp 2)
trong phạm vi 20.
Tính nhẩm – Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm
các số tròn chục, tròn trăm trong phạm
vi 1000
Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép
tính (cộng, trừ, nhân, chia) thông qua
tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống
thực tiễn
Thực hành giải
– Giải quyết được một số vấn đề gắn
quyết vấn đề liên
với việc giải các bài toán có một bước
quan đến các phép
tính (trong phạm vi các số và phép tính
tính đã học
đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế
của phép tính (ví dụ: bài toán về thêm,
bớt một số đơn vị; bài toán về nhiều
hơn, ít hơn một số đơn vị).
Yếu tố Hình Quan sát, nhận biết, – Nhận biết được điểm, đoạn thẳng,
học (lớp 2) mô tả hình dạng của đường cong, đường thẳng, đường gấp
một số hình phẳng khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua
và hình khối đơn hình ảnh trực quan.
giản – Nhận dạng được hình tứ giác thông
qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập
cá nhân hoặc vật thật.
– Nhận dạng được khối trụ, khối cầu
thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học
tập cá nhân hoặc vật thật
– Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng
có độ dài cho trước.
Thực hành đo, vẽ, – Nhận biết và thực hiện được việc
lắp ghép, tạo hình gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với
gắn với một số hình việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá
phẳng và hình khối nhân hoặc vật thật.
đã học – Giải quyết được một số vấn đề thực
tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng
và hình khối đã học.
– Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ
hơn”.
– Nhận biết được đơn vị đo khối
lượng: kg (ki-lô-gam); đọc và viết
được số đo khối lượng trong phạm vi
1000kg.
– Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l
(lít); đọc và viết được số đo dung tích
trong phạm vi 1000 lít.
Biểu tượng về
– Nhận biết được các đơn vị đo độ dài
đại lượng và
dm (đề-xi-mét), m (mét), km (ki-lô-
đơn vị đo đại
mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ
lượng (lớp 2)
dài đã học.
– Nhận biết được một ngày có 24 giờ;
một giờ có 60 phút.
– Nhận biết được số ngày trong tháng,
ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có
31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19
tháng 5).
– Nhận biết được tiền Việt Nam thông
qua hình ảnh một số tờ tiền.
Số tự nhiên – Đọc, viết được các số trong phạm vi
(lớp 3) 10 000; trong phạm vi 100 000.
– Nhận biết được số tròn nghìn, tròn
mười nghìn.
Số và cấu tạo thập
– Nhận biết được cấu tạo thập phân
phân của một số
của một số.
– Nhận biết được chữ số La Mã và viết
được các số tự nhiên trong phạm vi 20
bằng cách sử dụng chữ số La Mã.
So sánh các số – Nhận biết được cách so sánh hai số
trong phạm vi 100 000.
– Xác định được số lớn nhất hoặc số bé
nhất trong một nhóm có không quá 4
số (trong phạm vi 100 000).
– Thực hiện được việc sắp xếp các số
theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược
lại) trong một nhóm có không quá 4 số
(trong phạm vi 100 000).
– Làm quen với việc làm tròn số đến
tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn
Làm tròn số
mười nghìn (ví dụ: làm tròn số 1234
đến hàng chục thì được số 1230).
– Nhận biết được điểm ở giữa, trung
điểm của đoạn thẳng.
– Nhận biết được góc, góc vuông, góc
không vuông.
Quan sát, nhận biết,
– Nhận biết được tam giác, tứ giác.
mô tả hình dạng và
– Nhận biết được một số yếu tố cơ bản
đặc điểm của một số
như đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật,
hình phẳng và hình
hình vuông; tâm, bán kính, đường kính
khối đơn giản
của hình tròn.
– Nhận biết được một số yếu tố cơ bản
Yếu tố Hình như đỉnh, cạnh, mặt của khối lập
học (lớp 3) phương, khối hộp chữ nhật.
– Thực hiện được việc vẽ góc vuông,
đường tròn, vẽ trang trí.
– Sử dụng được êke để kiểm tra góc
Thực hành đo, vẽ,
vuông, sử dụng được compa để vẽ
lắp ghép, tạo hình
đường tròn.
gắn với một số hình
– Thực hiện được việc vẽ hình vuông,
phẳng và hình khối
hình chữ nhật bằng lưới ô vuông.
đã học
– Giải quyết được một số vấn đề liên
quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo
hình trang trí.

6. Trình bày cách hình thành và củng cố tính chất sau:


“Khi thực hiện phép cộng hai số, ta có thể đổi chỗ các số hạng mà tổng không
thay đổi” (Tính chất giao hoán của phép cộng).
- Con đường hình thành: Hình thành tính chất giao hoán của phép cộng theo
con đường quy nạp.
- Cách tiến hành:
 GV yêu cầu HS tính và so sánh kết quả của các phép tính: 25 + 17 và 17 +
25; 260 + 10 và 10 + 260.
 Từ việc tính giá trị của biểu thức, GV yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm, vị
trí các số hạng trong tổng.
 GV hướng dẫn HS phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng bằng lời và
biểu thức chứa chữ.
 Hoạt động củng cố: đề xuất 2 – 3 bài tập phù hợp
BT1: Viết số hoặc chữ số thích hợp vào chỗ trống
a) 88 + 302 = 302 + ...
b) ... + 25 = 6 + 25
c) m + n = n + ...
d) 54 + 0 = ... + 54
BT2: So sánh giá trị của các biểu thức sau, điền dấu <, >, = thích hợp vào
chỗ trống
a) 176 + 23 ... 32 + 176
b) 1567 + 0 ... 1567 + 9
c) 876 + 720 ... 980 + 876
d) 7630 + 53 ... 7360 + 53
“Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng
của số thứ hai và số thứ ba” (Tính chất kết hợp của phép cộng).
- Con đường hình thành: Hình thành tính chất kết hợp của phép cộng theo con
đường quy nạp.
- Cách tiến hành:
 GV yêu cầu HS tính và so sánh kết quả của các phép tính: (25 + 17) + 3 và
25 + (17 + 3); (260 + 10) + 2 và 260 + (10 + 2)
 Từ việc tính giá trị của biểu thức, GV yêu cầu HS nhận xét về kết quả, đặc
điểm, vị trí các số hạng trong tổng.
 GV hướng dẫn HS phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng bằng lời và
biểu thức chứa chữ.
 Hoạt động củng cố: đề xuất 2 – 3 bài tập phù hợp
BT1: Viết số hoặc chữ số thích hợp vào chỗ trống
a) 88 + 302 + 55 = 302 + 55 + ...
b) ... + 25 + 1540 = 6 + 25 + 1540
c) m + n + p = p+ n + ...
d) 54 + 95 + 0 = 0 + 54 + ...
BT2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 24 + 17 + 26
b) 120 + 25 + 80
c) 16 + 12 + 4 + 8
d) 35 + 17 + 25 + 13
“Khi thực hiện phép nhân hai số, ta có thể đổi chỗ các thừa số mà tích không
thay đổi” (Tính chất giao hoán của phép nhân).
- Con đường hình thành: Hình thành tính chất giao hoán của phép nhân theo con
đường quy nạp.
- Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS tính và so sánh kết quả của các phép tính: 17 x 6 và 6 x 17;
207 x 7 và 7 x 207.
+ Từ việc tính giá trị của biểu thức, GV yêu cầu HS nhận xét về kết quả, đặc
điểm, vị trí các thừa số trong tích.
+ GV hướng dẫn HS phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân bằng lời và
biểu thức chứa chữ.
+ Hoạt động củng cố: đề xuất 2 – 3 bài tập phù hợp
BT1: Viết số thích hợp vào chỗ trống
a) 176 x 8 = 8 x ...
b) ... ( tự nghĩ các phép tính tương tự)
BT2: điền số thích hợp vào chỗ trống
a) a x ... = ... x a = a
b) a x ... = ... x a = 0
-“Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích
của số thứ hai và số thứ ba” (Tính chất kết hợp của phép nhân).
- Con đường hình thành: Hình thành tính chất kết hợp của phép nhân theo con
đường quy nạp.
- Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS tính và so sánh kết quả của các phép tính:
(17 x 6) x 3 và 17 x (6 x 3); (207 x 7) x 4 và 207 x (7 x 4).
+ Từ việc tính giá trị của biểu thức, GV yêu cầu HS nhận xét về kết quả, đặc
điểm, vị trí các thừa số trong tích.
+ GV hướng dẫn HS phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân bằng lời và biểu
thức chứa chữ.
+ Hoạt động củng cố: đề xuất 2 – 3 bài tập phù hợp
BT1: Viết số thích hợp vào chỗ trống
a) 16 x 8 x 2 = 16 x ... x 8
b) ... ( tự nghĩ các phép tính tương tự)
BT2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 3 x 5 x 2
b) 2 x 17 x 5
c) 12 x 3 x 5
d) 2 x 3 x 4 x 5
(Nhớ thay số ở bài tập và phần mở đầu cách tiến hành, tránh dùng số giống
nhau)

7. Trình bày cách hình thành qui tắc sau:


“Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng
một đơn vị đo) rồi chia cho 2”.
B1: GV đưa ra tình huống có vấn đề:
- Các em đã học những cách tính diện tích các hình nào?
- Có thể vận dụng cách tính diện tích các hình đó vào tính diện tích hình tam giác
không?
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, thực hiện thao tác cắt ghép 2 hình tam
giác bằng nhau để tạo thành 1 HCN
B2: GV giới thiệu quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác
- Giáo viên treo bảng phụ có hình chữ nhật sau khi đã cắt, ghép 2 hình tam giác
để hướng dẫn HS:
+ So sánh chiều dài của HCN với độ dài cạnh đáy của hình tam giác?
(chiều dài của HCN bằng độ dài cạnh đáy của hình tam giác)
+ So sánh chiều rộng của HCN với chiều cao của hình tam giác?
(chiều rộng của HCN bằng chiều cao của hình tam giác)
+ So sánh diện tích HCN và diện tích hình tam giác ban đầu.
(diện tích HCN gấp đôi diện tích hình tam giác ban đầu)
- GV đặt câu hỏi:
+ Diện tích HCN được tính như thế nào?
+ Diện tích hình tam giác bằng mấy phần diện tích HCN?
 Từ đó GV hướng dẫn HS đưa ra cách tính diện tích hình tam giác.
B3: GV hướng dẫn HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác trên
cơ sở cách tính hình tam giác trên.
Quy tắc: Muốn tính diện tích hình tam giác, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao
(cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
a ×h
S= 2

“Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một
đơn vị đo) rồi chia cho 2”.
B1: GV gợi động cơ, phát biểu vấn đề:
- Các em đã học cách tính diện tích các hình nào?
- Có thể vận dụng cách tính diện tích các hình đó vào tính diện tích hình tam giác
không?
- GV đưa ra tình huống có vấn đề: “Cho hình thang ABCD và điểm M là trung
điểm của cạnh BC. Tính diện tích hình thang dựa trên cách tính diện tích các hình
đã học.”
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, thực hiện thao tác cắt hình thang ABCD
thành 2 hình: hình tam giác ABM và hình tứ giác AMCD; và thao tác ghép 2 hình
vừa cắt thành tam giác mới, gọi là tam giác AKD.
B2: GV giới thiệu quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác
- GV đưa ra câu hỏi:
+ So sánh chiều cao của hình thang ABCD với chiều cao của hình tam giác
AKD?
(chiều cao của hình thang ABCD bằng chiều cao của hình tam giác AKD)
+ So sánh tổng độ dài 2 đáy của hình thang ABCD với độ dài cạnh đáy của tam
giác AKD?
(tổng độ dài 2 đáy của hình thang ABCD bằng độ dài cạnh đáy của tam giác
AKD)
+ So sánh diện tích hình thang ABCD với diện tích hình tam giác AKD?
(diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác AKD)
DK × AH
- GV yêu cầu HS tính diện tích tam giác AKD: 2

 Từ đó GV hướng dẫn HS đưa ra cách tính diện tích hình thang dựa trên cơ sở
kết quả tính diện tích hình tam giác ADK.
B3: GV hướng dẫn HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình thang trên cơ
sở cách tính hình tam giác trên.
Quy tắc: Muốn tính diện tích hình tam giác, ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với
chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
(a+b)×h
S=
2

8. Trình bày cách hình thành khái niệm toán học: trung điểm của đoạn
thẳng
- Gợi động cơ phát biểu vấn đề
 Tổ chức HS quan sát hình vẽ (A, M, B là 3 điểm thẳng hàng, điểm M
nằm giữa hai điểm A và B)
 Tổ chức HS đo độ dài đoạn thẳng AM, MB (AM = x cm; MB = x cm,
AM = MB)
- GV kết luận khái niệm trung điểm:
 M là điểm ở giữa hai điểm A và B
 Độ dài đoạn thẳng MA bằng độ dài đoạn thẳng MB
 M là trung điểm của đoạn thẳng AB
- Hoạt động củng cố:
Bài 1:
a. Nêu ba điểm thẳng hàng
Trong ba điểm vừa nêu, điểm nào là điểm ở giữa hai điểm còn lại
b. D có là trung điểm của đoạn thẳng CE không?
G có là trung điểm của đoạn thẳng HE không?
9. Trình bày cách sử dụng các phép suy luận toán học để hướng dẫn học
sinh:
*) So sánh các số trong phạm vi 100 000.
B1: Trình bày cách so sánh các số trong phạm vi 100 000 bằng phép suy
luận quy nạp.
- TH1: GV hướng dẫn HS so sánh 2 số có chữ số khác nhau: so sánh 984 và 4532
và đưa ra kết luận.
( 984 < 4532 nên: trong 2 số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều
chữ số hơn thì lớn hơn)
-TH2: GV hướng dẫn HS so sánh 2 số có 5 chữ số: so sánh 42 571 và 42 550 và
đưa ra kết luận.
( 42 571 > 42 550 nên nếu 2 số có cùng chữ số: Lần lượt so sánh từng cặp chữ số
trên cùng một hàng, kể từ trái sang phải, cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu
tiên khác nhau. Số nào chứa chữ số lớn hơn thì số đó lớn hơn.)
- GV hướng dẫn HS phát biểu quy tắc và cách so sánh các số trong phạm vi
100 000.
B2: GV đưa ra bài tập củng cố bằng cách vận dụng phép suy luận suy diễn
BT1: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
a) 861 ... 1 234
b) 7 920 ... 7 290
c) 1 009 ... 1 010
d) 6 639 ... 6 639
BT2: Sắp xếp các số sau đay theo thứ tự từ bé đến lớn:
6 231; 1 263; 1 236; 6 321

*) Qui tắc: “Muốn tính giá trị số hạng có thứ tự n của một dãy số cách đều, ta
lấy số thứ tự đã cho trừ đi 1, được bao nhiêu nhân với khoảng cách, rồi cộng
với số hạng đầu của dãy số.”
B1: Trình bày quy tắc dựa trên phép suy luận quy nạp
- GV đưa ra ví dụ: “Cho dãy số cách đều: 3, 5, 7, 9, 11, ... Tìm số hạng thứ 30 của
dãy số trên.”
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính:
5 = (2 - 1) x 2 + 3
7 = (3 – 1) x 2 + 3
9 = (3 – 1) x 2 + 3
...
- Gv hướng dẫn HS quan sát, gọi tên các số trong phép tính đã nêu (các số đó
đóng vai trò gì trong phép tính) và đưa ra nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tìm mỗi số hạng dựa vào số thứ tự, khoảng cách và số hạng
đầu tiên của dãy số.
- Từ đó GV dẫn dắt HS phát biểu lại quy tắc: “Muốn tính giá trị số hạng có thứ tự
n của một dãy số cách đều, ta lấy số thứ tự đã cho trừ đi 1, được bao nhiêu nhân
với khoảng cách, rồi cộng với số hạng đầu của dãy số”
B2: Hoạt động củng cố (thực hiện bằng phép suy luận suy diễn)
- GV cho HS phát biểu lại quy tắc ở trên
- HV yêu cầu học sinh tìm số hạng thứ 30 của dãy số trên:
Số hạng thứ 30 của dãy số trên là: (30 – 1) x 2 + 3 = 61
- GV cho HS đưa ra kết luận: Vậy số hạng thứ 30 của dãy số trên là 61.
10. Hướng dẫn học sinh tiểu học giải bài toán sau:
10.1 Mẹ mua 3 kg cam hết 81000 đồng. Bố mua 2 kg cam cùng loại hết 56000
đồng. Hỏi bố và mẹ ai mua cam giá rẻ hơn, mỗi ki-lô-gam rẻ hơn bao nhiêu
tiền.
B1: Tìm hiểu đề bài
- GV: Yêu cầu HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi
 Bài toán cho biết gì? (mẹ mua 3kg cam hết 81k đồng, bố mua 2kg cam hết
56k đồng)
 Bài toán hỏi gì? (ai mua giá cam rẻ hơn và mỗi kg rẻ hơn bao nhiêu)
B2: Xây dựng kế hoạch giải
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm cách giải btoan:
 Tính giá tiền mẹ mua 1kg cam (81k : 3 = 27k)
 Tính giá tiền bố mua 1kg cam (56k : 2 = 28k)
 So sánh giá tiền mẹ mua 1kg cam và bố mua 1kg cam (27k < 28k nên mẹ
mua rẻ hơn)
 Tính giá tiền mẹ mua 1kg cam rẻ hơn bố mua 1kg cam (28k - 27k = 1k)
B3: Trình bày lời giải
Mẹ mua 1kg cam hết số tiền là:
81000 : 3 = 27000 (đồng)
Bố mua 1kg cam hết số tiền là:
56000 : 2 = 28000 (đồng)
Ta có:
27000 < 28000 nên mẹ mua cam rẻ hơn bố.
Mẹ mua 1kg cam rẻ hơn bố mua 1kg cam số tiền là:
28000 – 27000 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 (đồng)
B4: Kiểm tra, nghiên cứu sâu lời giải
- GV yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả các phép tính, rà soát lại cách trình bày lời
giải.
- Phát biểu bài toán tương tự: Mẹ mua 5kg xoài hết 95000 đồng, bố mua 4kg
xoài cùng loại hết 84000 đồng. Hỏi bố và mẹ ai mua xoài rẻ hơn, mỗi kg xoài
rẻ hơn bao nhiêu tiền?
10.2 Một xe tải đang ở trên bàn cân (không có người trên xe). Đồng hồ cân
cho biết khối lượng xe và hàng hóa là 3 tấn 100 kg. Biết khối lượng xe là
1500 kg và khối lượng hàng mà xe được phép chở nặng nhất là 850 kg. Khối
lượng hàng hóa xe đã chở quá mức qui định là bao nhiêu ki-lô-gam?
B1: Tìm hiểu đề bài
- GV yêu cầu HS đọc đề và trả lời câu hỏi
 Bài toán cho biết gì? (khối lượng xe và hàng hóa là 3 tấn 100kg, khối
lượng xe là 1500kg, khối lượng hàng nặng nhất xe được phép chở 850kg)
 Bài toán hỏi gì? (khối lượng hàng hóa xe đã chở quá mức quy định bao
nhiêu kg)
B2: Xây dựng kế hoạch giải
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng đẫn HS tìm cách giải bài toán:
 Đổi 3 tấn 100 kg = 3100 kg
 Tính klg hàng hóa xe đã chở (3100 – 1500 = 1600)
 Tính klg hàng hóa xe chở vượt quy định (1600 – 850 = 750)
B3: Trình bày lời giải
Đổi: 3 tấn 100 kg = 3100 (kg)
Xe đã chở khối lượng hàng hóa là:
3100 – 1500 = 1600 (kg)
Hàng hóa xe chở vượt quy định số kg là:
1600 – 850 = 750 (kg)
Đáp số: 750 (kg)
B4: Kiểm tra, nghiên cứu sâu lời giải
- GV yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả phép tính, rà soát lại cách trình bày lời
giải.
- Tìm cách giải khác:
Đổi: 3 tấn 100 kg = 3100 kg
Khối lượng xe và hàng hóa được phép chở là:
1500 + 850 = 2350 (kg)
Khối lượng hàng hóa chở vượt quy định là:
3100 – 2350 = 750 (kg)
Đáp số: 750 kg
10.3 Mẹ đem ra chợ bán 60 quả trứng vịt và trứng gà, trong đó trứng gà
nhiều hơn trứng vịt 10 quả. Hỏi mẹ đem ra chợ bán bao nhiêu quả trứng gà,
bao nhiêu quả trứng vịt?
B1: Tìm hiểu đề bài
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và trả lời câu hỏi
 Bài toán cho biết gì? (mẹ bán 60 quả trứng vịt và trứng gà, trứng gà nhiều
hơn trứng vịt 10 quả)
 Bài toán hỏi gì? (mẹ đem ra chợ bán bao nhiêu quả trứng gà, bao nhiêu quả
trứng vịt)
 Vẽ sơ đồ:
Số trứng vịt: 60 quả
Số trứng gà:

B2: Xây dựng kế hoạch giải


- GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán:
 Xác định được dạng bài toán (tìm 2 số khi biết tổng và hiệu)
 Tìm số trứng gà mẹ đã bán ((60 + 10) : 2 = 35)
 Tìm số trứng vịt mẹ đã bán (35 – 10 = 25)
B3: Trình bày lời giải
Số trứng gà mẹ đã bán là:
(60 + 10) : 2 = 35 (quả)
Số trứng vịt mẹ đã bán là:
35 – 10 = 25 (quả)
Đáp số:
B4: Kiểm tra, nghiên cứu sâu lời giải
- GV yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả các phép tính, rà soát lại cách trình bày lời
giải.
- Tìm cách giải khác:
Số trứng vịt mẹ đã bán là:
(60 – 10) : 2 = 25 (quả)
Số trứng gà mẹ đã bán là:
25 + 10 = 35 (quả)
Đáp số:
10.4 Một cửa hàng hoa quả nhập về 15 thùng xoài nặng như nhau, cân nặng
tất cả 375 kg. Cửa hàng đã bán hết 7 thùng. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu
ki-lô-gam xoài?
B1: Tìm hiểu đề bài
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi:
 Bài toán cho biết gì? (cửa hàng nhập 15 thùng xoài như nhau, tất cả nặng
375kg, đã bán hết 7 thùng)
 Bài toán hỏi gì? (cửa hàng còn bao nhiêu kg xoài)
B2: Xây dựng kế hoạch giải
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán:
 Tính KL của một thùng xoài (375 : 15 = 25)
 Tính KL xoài đã bán (25 x 7 = 175)
 Tính KL xoài còn lại (375 – 175 = 200)
B3: Trình bày lời giải
Một thùng xoài nặng số kg là:
375 : 15 = 25 (kg)
7 thùng xoài đã bán nặng số kg là:
25 x 7 = 175 (kg)
Số xoài còn lại nặng số kg là:
375 – 175 = 200 (kg)
Đáp số: 200 kg
B4: Kiểm tra, nghiên cứu sâu lời giải
- GV yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả các phép tính, rà soát lại cách trình bày lời
giải.
- Tìm cách giải khác:
Một thùng xoài nặng số kg là:
375 : 15 = 25 (kg)
Cửa hàng còn lại số thùng xoài là:
15 – 7 = 8 (thùng)
Số xoài còn lại nặng số kg là:
25 x 8 = 200 (kg)
Đáp số: 200 kg
10.5 Người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 60 cm để lát nền một
phòng học hình chữ nhật có chiều dài 9 m, chiều rộng 4 m. Hỏi cần bao
nhiêu viên gạch men loại đó để vừa đủ lát kín nền phòng học? (Diện tích
phần mạch vữa không đáng kể).
B1: Tìm hiểu đề bài
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và trả lời câu hỏi:
 Bài toán cho biết gì? (gạch men hình vuông có cạnh dài 60cm, phòng học
chiều dài 9m, chiều rộng 4m)
 Bài toán hỏi gì? (cần bao nhiêu viên gạch men loại đó để vừa đủ lát kín nền
phòng học)
B2: Xây dựng kế hoạch giải
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán
 Đổi 60cm = 0,6 (m)
 Tính diện tích của một viên gạch men (0,6 x 0,6 = 0,36)
 Tính diện tích của phòng học (9 x 4 = 36)
 Tính số viên gạch để vừa đủ lát kín phòng học (36 : 0,36 = 100)
B3: Trình bày lời giải
Đổi 60 cm = 0,6 m
Diện tích của một viên gạch men là:
0,6 x 0,6 = 0,36 (m2)
Diện tích của phòng học là:
9 x 4 = 36 (m2)
Số viên gạch đủ để lát kín phòng học là:
36 : 0,36 = 100 (viên)
Đáp số: 100 viên
B4: Kiểm tra, nghiên cứu sâu lời giải
- GV yêu cầu học sinh kiểm tra lại kết quả các phép tính, rà soát lại cách trình
bày lời giải.
- Phát biểu bài toán tương tự:
10.6 Hình chữ nhật ABCD gồm hình thang EBCD và hình tam giác ADE có
kích thước như hình dưới đây:
a) Tính chu vi hình chữ nhật ABCD
b) Tính diện tích hình thang EBCD
c) Cho M là trung điểm của cạnh BC. Tính diện tích hình tam giác EDM
B1: Tìm hiểu đề bài
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và trả lời câu hỏi
 Bài toán cho biết gì? (hcn ABCD gồm hthang EBCD và htg ADE có kích
thước AD = 12 cm, EB = 12 cm, CD = 36 cm, cho M là trung điểm BC)
 Bài toán hỏi gì? (tính chu vi hcn ABCD, diện tích hình thang EBCD, diện
tích tam giác EDM)
 Vẽ hình
B2: Xác định kế hoạch giải
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán
+ Tính cv hcn ABCD ((36 + 12) x2 = 96)
( 12+ 36 )∗12
+ Tính diện tích hình thang EBCD ( =288)
2

+ Tính BM (12 : 2 = 6)
12∗6
+ Tính diện tích tam giác EBM ( 2 = 36)

6∗36
+ Tính diện tích tam giác DMC ( 2 =108)

+ Tính diện tích tam giác EMD (288 – 36 – 108 = 144)


B3: Trình bày lời giải
a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(36 + 12) x 2 = 96 (cm)
b) Diện tích hình thang EBCD là:
( 12+ 36 )∗12
=288 (cm 2)
2

c) BM dài số cm là: 12 : 2 = 6 (cm)


Diện tích tam giác EBM là:
12∗6
=36 (cm 2)
2

Diện tích tam giác BMC là:


6∗36
=108( cm2)
2

Diện tích tam giác EMD là:


288 – 36 – 108 = 144 (cm2)
Đáp số:
B4: Kiểm tra, nghiên cứu sâu lời giải
- GV yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả các phép tính, rả soát lại cách trình bày lời
giải.
- Phát biểu bài toán tương tự:
11. Cho các yêu cầu cần đạt sau trong Chương trình môn Toán 2018:
- “Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân” (lớp 2). (trang 67)
- “Tính được diện tích hình chữ nhật” (lớp 3). (trang 97)
- “Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể,
chắc chắn, không thể thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ
thực tiễn.” (lớp 2).
- “Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: g (gam); quan hệ giữa g và kg”( lớp 3).
- “Đọc và mô tả được số liệu ở dạng bảng” (lớp 3).
a. Hãy lựa chọn một bài học trong SGK Toán để cụ thể yêu cầu cần đạt trên; thiết
kế hoạt động:
- Khởi động và Khám phá
- Thực hành, luyện tập
- Khám phá và Vận dụng
b. Học sinh có cơ hội phát triển năng lực thành phần nào (của năng lực toán học)
thông qua cách tổ chức các hoạt động trên?

You might also like