Đề cương ôn tập môn Ký sinh trùng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Đề cương ôn tập môn KST

1. Đặc điểm hình thể, cấu tạo, sinh sản chung của sán dây, sán lá, giun tròn và giun
đầu gai?
 Sán dây:
 - Cơ thể dài từ 0,5 mm – 20 m, dẹp theo hướng lưng – bụng, màu trắng đục
hoặc vàng. Cơ thể phân đốt, bao gồm đốt đầu, cổ và các đốt thân. Đầu có
cơ quan bám (móc bám, giác bám) giúp sán dây bám chặt vào mô cơ thể.
Cổ không phân đốt, đây là vùng sinh trưởng từ đây hình thành các đốt thân.
 - Sán dây là loài lưỡng tính. Hệ sinh dục phát triển theo thứ tự nhất định. Ở
các đốt non chưa có cơ quan sinh dục, sau đó hình thành cơ quan sinh dục
đực rồi đến cơ quan sinh dục cái. Sau khi thụ tinh, cơ quan sinh dục đực teo
dần chỉ còn lại cơ quan sinh dục cái. Ở các đốt già, tử cung chứa đầy trứng.
 Sán lá:
 Thân dẹt, hình lá (trừ sán máng có hình ống). Cơ thể phủ lớp tiểu bì thường
có gai, vảy. Có hai giác hút: Giác miệng và giác bụng. Nhiều loài giác
miệng có móc kitin lớn. Ống tiêu hoá là ống tắc chia làm đôi, không có hậu
môn. Đa số là lưỡng tính (trừ sán máng)
 Giun tròn:
 Thân hình ống, có lớp vỏ cutin dày, chắc bao bọc bên ngoài.
 Là loài phân tính, có con đực và con cái dễ dàng phân biệt qua hình dạng
bên ngoài. Con đực thường có cánh đuôi hoặc bao đuôi, và có gai sinh dục
lớn.
 Giun đầu gai:
 Ký sinh phổ biến ở ếch nhái và cá; một số ký sinh ở động vật gặm nhấm và
người.
 Cơ thể hình thoi, gồm vòi, cổ và thân.Vòi nằm trước cơ thể, phủ nhiều móc
(gai) giúp vật ký sinh bám chắc vào thành ruột vật chủ.
 Phân tính, con đực con cái dễ phân biệt.
 Không có hệ tiêu hóa, dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu qua bề mặt cơ thể.
2. Định nghĩa và phân loại KST và vật chủ?
 Định nghĩa:
 KST:
 Là những sinh vật sống nhờ vào những sinh vật khác đang sống
 Chiếm các chất của sinh vật đó để sống và phát triển.
 Không trực tiếp giết chết vật chủ.
 Vật chủ:
 Là những sinh vật sống bị nhiễm KST. Ví dụ, người bị nhiễm Giun đũa,
thì giun đũa là KST, còn người là vật chủ của giun đũa. Mỗi loài KST
thì có một hoặc vài vật chủ tương ứng.
 Phân loại:
 KST:
 Dựa vào hình thái kí sinh: nội kí sinh và ngoại kí sinh
 Dựa vào chu kỳ phát triển: KST tạm thời và KST vĩnh viễn
 Dựa vào bệnh học: KST gây bệnh và KST truyền bệnh
 Vật chủ:
 Vật chủ chính: là những vật chủ mà KST ở giai đoạn trưởng thành, có
thể giao phối và sinh sản được.
 Vật chủ trung gian: là vật chủ mà KST chỉ ký sinh trong một giai đoạn
nhất định trong vòng đời phát triển của chúng, sau đó chuyển sang ký
sinh ở vật chủ khác (vật chủ chính) cho tới dạng trưởng thành.
3. Các kiểu chu kỳ phát triển của KST?
 Chu kỳ phát triển hoàn toàn ngoài tự nhiên: Thường xảy ra ở những loài KST
tạm thời như Ruồi, muỗi, bọ xít hút máu..
 Chu kỳ phát triển thực hiện hoàn toàn bên trong cơ thể vật chủ: Thường xảy ra
ở những loài KST vĩnh viễn như KST sốt rét, giun chỉ bạch huyết…
 Chu kỳ phát triển có giai đoạn ấu trùng sống bên ngoài tự nhiên: Ví dụ ở các
loài Giun sán ký sinh (có sự thay đổi qua một hoặc nhiều vật chủ; trùng roi,
đơn bào ký sinh…
4. Đặc điểm bệnh học KST?
 Bệnh KST thường diễn biến thầm lặng
 Bệnh KST dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác
 Bệnh KST thường kéo dài
5. Ảnh hưởng của KST đối với vật chủ?
 Chiếm thức ăn của vật chủ
 Gây độc đối với cơ thể vật chủ
 Gây tắc cơ học
 Gây chấn thương
 Gây kích thích do KST
 Vận chuyển các mầm bệnh mới vào cơ thể
6. Hội chứng bệnh KST
 Hiện tượng viêm
 Hiện tượng nhiễm độc
 Hiện tượng hao tổn chất
 Hiện tượng dị ứng
7. Các con đường lây nhiễm KST? Cho ví dụ.
 Lây nhiễm qua thức ăn, nước uống:
 Cá: sán lá gan bé
 Thịt trâu, bò, heo: sán dây
 Cua núi: sán lá phổi
 Rau sống: sán lá gan lớn
 Nước bẩn: trùng roi đường ruột, đơn bào…
 Lây nhiễm trực tiếp qua da:
 Giun móc: ấu trùng chui qua da khi tiếp xúc với đất
 Sán máng: Ấu trùng sống trong nước chui qua da khi đi tắm sông, hồ, suối..
 Lây nhiễm do Vector truyền bệnh:
 Nhiễm KST sốt rét, giun chỉ bạch huyết… do muỗi truyền.
 Nhiễm trứng giun sán do ve, chấy, rận..
 Lây nhiễm do tiếp xúc:
 Ghẻ, bọ chét: Do tiếp xúc hoặc sử dụng chung với người bệnh; tiếp xúc với
các con vật nuôi (chó, mèo…) hoặc do động vật hoang dã truyền.
 Nấm, đơn bào do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
8. Xét nghiệm phân có thể phát hiện những loại KST nào?
 Giun đũa, giun móc, giun tóc, sán lá gan lớn, sán lá gan bé…
9. Xét nghiệm máu có thể phát hiện những loại KST nào?
 Giun chỉ, KST sốt rét, trùng roi…
10. Xét nghiệm mô có thể phát hiện những loại KST nào?
 Phát hiện ấu trùng sán dây, giun bao, giun xoắn...
11. Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện những loại KST nào?
 Ấu trùng giun chỉ, sán máng
12. Đặc điểm hình thể, cấu tạo, bệnh học của: sán dây lợn/bò, sán dây lùn, sán kim,
sán dây cá?
 Sán dây lợn/bò:
 Dài 2-3m, khoảng từ 800-1000 đốt. Đầu sán có 2 vòng móc gồm 25-32
móc, 4 giác bám tròn, cổ ngắn và mảnh. Những đốt già ở cuối thân thường
rụng thành từng đoạn ngắn 5-6 đốt liền nhau.
 Bệnh học:
 Thể bệnh dưới da, bắp cơ: Biểu hiện là những nang nhỏ, sờ thấy dưới
da hoặc lẩn sâu trong cơ.
 Thể bệnh ở cơ quan: Mắt: nang sán trong ổ mắt gây lồi nhãn cầu, lác,
mù mắt) hoặc ở tim gây suy tim.
 Thể bệnh ở não: là vị trí thường gặp nhất, gây nhức đầu, kèm theo hiện
tượng giật cơ.
 Sán dây lùn:
 Có kích thước nhỏ, từ 2-3 cm. Thường gặp ở trẻ em (từ 4- 10 tuổi), rất phổ
biến ở các nước nhiệt đới, có thể gặp ở chuột.
 Thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu số lượng sán nhiều bám vào
thành ruột khiến ruột bị viêm và xuất huyết. Triệu chứng phổ biến ở trẻ em:
Rối loạn thần kinh và tiêu hóa, thường đau bụng, phân lỏng, nôn mửa,
biếng ăn.
 Sán kim:
 Cơ thể bé, chỉ dài 0,5 mm, gồm 3-4 đốt. Đầu có 4 giác bám và 36-40 móc,
đốt cuối cùng lớn nhất có thể chứa gần 1000 trứng.
 Nang sán có thể nhiễm ở bất kỳ cơ quan nào nhưng thường gặp ở gan, phổi
gây sưng gan, đau ngực, ho, khó thở, thiếu máu, gầy yếu...
 Sán dây cá: không học
13. Đặc điểm hình thể, cấu tạo, chu kỳ lây nhiễm, bệnh học của: sán lá gan lớn, sán
lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán máng?
 Sán lá gan lớn:
 Thân dẹt, bờ mỏng, màu nâu đậm hay xám. Kích thước lớn, giác miệng và
giác bụng gần nhau. Đầu nhỏ, nhọn, nhô lên như hình nón.
 Ký sinh ở gan gây sưng gan, đau bụng, nôn mửa, kém ăn, gầy…
 Ấu trùng sán vào dạ dày -> tá tràng -> xuyên qua thành tá tràng -> gan, đục
thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng
chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất. 
 Kháng thể xuất hiện trong máu 2 tuần sau khi sán xâm nhập, sự tồn tại
kháng thể trong máu là cơ sở của các phản ứng miễn dịch giúp cho chẩn
đoán bệnh. Các kháng thể trong giai đoạn này chủ yếu là IgG.
 Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào
đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký
sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát
hiện và điều trị.
 Sán lá gan nhỏ:
 Sán lá gan nhỏ ký sinh trong ống mật, gây tổn thương nghiêm trọng cho
gan. Những độc chất do sán tiết ra có nhiều tính chất gây dị ứng. Màu trắng
đục, cơ thể không phủ gai. Giác bụng và giác miệng xa nhau. Hấp khẩu
bám ở 1/3 trước thân và nhỏ hơn hấp khẩu miệng.
 Sán lá phổi:
 Sán máng:
14. Đặc điểm hình thể, cấu tạo, bệnh học của: giun đũa, giun móc/mỏ, giun tóc,
giun kim, giun bao, giun chỉ bạch huyết, giun kim, giun lươn, giun tròn Anisakis,
Toxocara?
15. Hội chứng Loeffler là gì? Những loài nào gây ra hội chứng Loeffler ở người?
16. Đau bụng, ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa… có thể do những loài KST nào gây ra?
17. Đặc điểm lâm sàng của bệnh sốt rét?
18. Chu kỳ phát triển của KST sốt rét ở người? và ở muỗi?
19. Đặc điểm hình thể, cấu tạo của các thể Tư dưỡng, phân liệt và giao bào của P.
faciparum và P. vivax?
20. Các mức đánh giá mật độ KST sốt rét trên tiêu bản giọt đặc?
21. Đặc điểm hình thể, cấu tạo, bệnh học của: Lỵ amip, Trùng lông Balantidium
coli, Đơn bào Toxoplasma, Trùng roi đường ruột, trùng roi âm đạo, Trùng roi
Trypanosoma, Trùng roi Leishmania?
22. Các nguyên tắc điều trị và biến chứng của Trùng roi âm đạo ở người?
23. Các loại bệnh do Trùng roi Leishmania gây ra ở người?
24. Đặc điểm bệnh học do nấm men đường sinh dục Candida?
25. Đặc điểm bệnh học của Mò, Ve, Ghẻ, ve Demodex, Bọ chét?
26. Hãy liệt kê các bệnh phổ biến do muỗi truyền (giống muỗi nào truyền bệnh
nào)? Gợi ý: có 5 giống muỗi truyền bệnh chủ yếu Culex, Aedes, Anopheles, và
Phlebotomus.
27. Các phân biệt trứng, bọ gậy và con trưởng thành của giống muỗi Aedes so với
các giống muỗi khác?
28. Các phân biệt trứng, bọ gậy và con trưởng thành của giống muỗi Culex so với
các giống muỗi khác?
29. Các phân biệt trứng, bọ gậy và con trưởng thành của giống muỗi Anopheles so
với các giống muỗi khác?
30. Các phân biệt trứng, bọ gậy và con trưởng thành của giống muỗi Mansoni so
với các giống muỗi khác?
31. Cách phân biệt bọ gậy và con trưởng thành của hai loài Aedes aegypti và Aedes
albopictus?
32. Khảo sát mẫu bệnh phẩm nấm nào thì sử dụng dụng dung dịch muối sinh lý và
dung dịch KOH 10-20%?
33. Các mức đánh giá mật độ trứng Giun sán ký sinh trên lam kính?
34. Các loài KST ký sinh ở mắt?
35. Các loài KST ký sinh ở não?
37. Các loài KST ký sinh ở gan?
38. Các loài KST ký sinh ở phổi?
39. Các loài KST có thể truyền từ mẹ sang con?

You might also like