Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Thái lan

Môi trường nhân khẩu học


 Dân số: 71.860.646 người (chiếm 0,89% dân số thế giới)
- Giới tính
+ 34.889.516 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023
+ 36.959.234 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023
 Mật độ phân bổ dân cư: 141 người/km2
 Độ tuổi trung bình ở Thái Lan là 41,2 tuổi. Tuy nhiên, năm 2022 là năm có tỷ lệ
sinh của Thái Lan đạt mức thấp nhất trong vòng 71 năm qua khi chỉ có 502.000 trẻ em
được sinh ra ở Thái Lan thấp hơn 30% so với mục tiêu đề ra là 700.000 bé. Đây là thực
trạng đáng báo động trước sự già hóa dân số tại Thái Lan. Trong khi đó, tỷ lệ dân cư
Thái Lan trong độ tuổi lao động đạt 42,6 triệu người, tức 63,6% tổng dân số. Nếu xu
thế giảm tỷ lệ sinh tiếp tục diễn ra thì đến năm 2024, số trẻ em ở Thái Lan sẽ chỉ còn
chiếm 13,3% tổng dân số. Đồng thời, số người trong độ tuổi lao động cũng sẽ giảm
xuống chỉ còn 55,5%.
 Tỷ lệ số người biết chữ của người lớn (15 tuổi trở lên) ở Thái Lan là 96,7% nhìn
chung là cao so với các nước khác ở Đông Nam Á
Ngoài ra, tỷ lệ dân số sống ở thành thị của Thái Lan khá cao và đang tăng nhanh
trong những năm gần đây. Hiện tại, có hơn 50% dân số Thái Lan sống ở các thành phố
lớn như Bangkok, Chiang Mai và Pattaya. Điều này cho thấy một sự di dân từ nông
thôn vào thành thị được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế và cơ hội việc làm tốt hơn

 Cơ hội
Thái Lan thu hút nhiều lao động di cư nhất trong khối ASEAN
Báo cáo mới công bố về lao động di cư của ASEAN cho thấy, hiện có 5 hành lang được
hình thành trong quá trình di cư lao động nội khối, trong đó di cư đến Thái Lan là xu
hướng thu hút nhiều lao động nhất khu vực.
48% di cư lao động trong khu vực ASEAN là nữ
Năm hành lang nổi bật cho người lao động di cư nội khối ASEAN, gồm: Myanmar đến
Thái Lan (1,8 triệu người), Lào đến Thái Lan (0,94 triệu người), Campuchia đến Thái
Lan (0,69 triệu người), Malaysia đến Singapore (1,1 triệu người) và Indonesia đến
Malaysia (1,2 triệu người).
Trong đó, 96% trong số 7,1 triệu người di cư nội khối ASEAN năm 2020 đã tập trung
đến 3 quốc gia trong khu vực, gồm nhiều nhất đến Thái Lan chiếm 49,5% số lao động
di cư, đứng thứ hai là Malaysia chiếm 27,5% và Singapore chiếm 18,8%.
 Thách thức
Thái Lan đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, và các
chuyên gia khuyến cáo dân số nước này sẽ giảm một nửa trong 60 năm tới.
Tình trạng suy giảm dân số đáng báo động ở Thái Lan đã làm dấy lên nhiều lời kêu gọi
về việc đưa vấn đề sinh con trở thành một phần trong chương trình nghị sự quốc gia của
nước này. Tỷ lệ sinh giảm ở xứ sở chùa vàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có
lo ngại về các vấn đề kinh tế, xã hội, giáo dục và môi trường, khiến người dân không
muốn sinh con. Các vấn đề liên quan đến sức khỏe chỉ chiếm 10% mức giảm tỷ lệ sinh.
Báo The Nation dẫn lời Bộ trưởng Y tế Cộng đồng Thái Lan Cholnan Srikaew thừa nhận
tỷ lệ sinh giảm ở quốc gia Đông Nam Á này đã ở tình trạng nghiêm trọng. Số trẻ sơ sinh
giảm từ hơn 1 triệu mỗi năm trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1983, xuống chỉ còn
485.085 bé trong khi có tới 550.042 ca tử vong vào năm 2021. Do đó, dân số thực đã
giảm 64.957 người trong năm 2021.
Xu hướng này cũng tương ứng với tổng tỷ suất sinh (TFR) của Thái Lan, vốn thấp hơn so
với mức khoảng 2,1 con trên một phụ nữ kể từ năm 1993 để duy trì dân số ổn định. Trong
năm 2022, TFR của Thái Lan thấp ở mức 1,16 tại hầu hết các tỉnh ngoại trừ Yala đạt
2,27.
Một bước ngoặt quan trọng được dự liệu xảy ra trong năm 2023 khi dân số trong độ tuổi
lao động (20-24 tuổi) được đánh giá sẽ không đủ để bù đắp cho những người về hưu (60-
64 tuổi). Sự thay đổi này sẽ tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa những người bước
vào và rời khỏi lực lượng trong độ tuổi lao động, gây lo ngại về tình trạng thiếu lao động,
đồng thời làm gia tăng sự phụ thuộc vào người ở độ tuổi lao động và khiến chi phí chăm
sóc sức khỏe đối với người cao tuổi đắt đỏ hơn.
"Tổng dân số Thái Lan sẽ giảm từ 66 triệu xuống còn 33 triệu vào năm 2083. Dân số
trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) sẽ giảm từ 44 triệu xuống chỉ còn 14 triệu. Trẻ em
(0-14 tuổi) sẽ giảm từ 10 triệu xuống chỉ còn 1 triệu, trong khi người cao tuổi (65 tuổi trở
lên) sẽ tăng từ 8 triệu lên 18 triệu, chiếm 50% tổng dân số cả nước", chuyên gia nhân
khẩu học Kue Wongbunsin cho biết.
"Nếu dân số Thái Lan nói chung tiếp tục đà giảm hiện tại, và lực lượng ở độ tuổi lao
động tiếp tục thu nhỏ, chính phủ nước này sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong
việc thu thuế để hỗ trợ quá trình phát triển của đất nước", tiến sĩ Wongbunsin cảnh báo
thêm.
Trước đó, một nghiên cứu của Kasikorn, một ngân hàng lớn ở Thái Lan, ước tính, đến
năm 2029, Thái Lan sẽ trở thành một trong những quốc gia "siêu già hóa" với hơn 20%
dân số trên 65 tuổi.
Môi trường khoa học Công nghệ
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của
Thái Lan. Quốc gia này đã thành lập nhiều viện nghiên cứu và trung tâm công nghệ
tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực quan trọng như thông tin và
truyền thông, sinh học, công nghệ sinh học, vật liệu và năng lượng tái tạo. Một số
trung tâm nghiên cứu nổi tiếng ở Thái Lan bao gồm Viện Công nghệ King Mongkut,
Viện Công nghệ Vương quốc Thái Lan,…. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
truyền thông, Thái Lan đã đạt được tiến bộ đáng kể. Thái Lan có một ngành công
nghiệp phần mềm phát triển nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của nền kinh
tế. Các trung tâm công nghệ cao như Cyber Security Research and Development
Center và National Electronics and Computer Technology Center đã thúc đẩy nghiên
cứu và phát triển trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Thái Lan đã thành công trong việc
chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Quốc gia này là một trung tâm sản xuất
các sản phẩm công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia.
Được coi như một mô hình về chuyển đổi số ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đang
nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm hiện thực hóa mục tiêu đến năm
2030 sẽ đưa tỷ lệ đóng góp của nền kinh tế số vào GDP quốc gia lên 30%.
Trong các nước ASEAN, Thái Lan đang được coi như một mô hình về chuyển đổi số nhờ
sự ủng hộ quyết liệt, đầu tư của Chính phủ vào hạ tầng công nghệ thông tin và công nghệ
kỹ thuật số. Chính phủ Thái Lan đã quan tâm và đưa ra những chính sách về chuyển đổi
số từ rất sớm.
Từ năm 2017, Bộ Kinh tế và Xã hội số Thái Lan (MDES) đã công bố bản Kế hoạch tổng
thể về phát triển kinh tế và xã hội số Thái Lan nhằm định hướng phát triển kinh tế và xã
hội số của nước này trong giai đoạn 20 năm theo định hướng phát triển bền vững và áp
dụng công nghệ số để đạt những kết quả cụ thể. Với kế hoạch đầy tham vọng này, Thái
Lan sẽ nỗ lực trở thành một nền kinh tế số năng động dựa trên kiến thức, nhận thức, lực
lượng lao động phù hợp và có khả năng tận dụng công nghệ và đổi mới kỹ thuật số. Bản
kế hoạch bao gồm bốn chiến lược để hiện thực hóa các mục tiêu này.

Ấn độ
Môi trường nhân khẩu học
- Dân số: 1.437.817.336 người (chiếm 17,76% dân số thế giới)
- Giới tính
+ 745.546.531 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023
+ 689.682.267 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023
- Mật độ phân bổ dân cư: 484 người/km2
- Tháng 4/2023, Ấn Độ chính thức vượt Trung Quốc, trở thành nước đông dân nhất
thế giới. Theo dự báo, đến năm 2050, cấu trúc dân số thế giới sẽ tiếp tục ghi nhận
những biến động, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc vẫn giữ vị trí hàng đầu, Nigeria
soán ngôi quốc gia đông dân thứ ba của Mỹ. Theo sau là Pakistan, Indonesia,
Brazil, Congo, Ethiopia và Bangladesh. Đặc biệt, Ấn Độ đứng trước cơ hội vàng
nhờ lượng lớn công dân bước vào độ tuổi lao động. Tuy nhiên, đi kèm cơ hội là
thách thức rất lớn…
Ấn Độ trước cơ hội và thách thức

Theo dự báo của Liên hợp quốc (LHQ), lực lượng lao động cân bằng sẽ sớm tập trung ở
các nước Nam và Đông Nam Á và châu Phi. Trong đó, Ấn Độ nổi bật nhất. Một bài báo
đăng trên New York Times mô tả thế kỷ 21 có thể là "thế kỷ Ấn Độ" nếu New Delhi tận
dụng được lợi thế dân số. Theo tờ báo, cấu trúc dân số không chỉ định hình cơ cấu kinh tế
thông qua sự dịch chuyển các hoạt động sản xuất sang quốc gia có nguồn nhân lực và sức
mua, mà còn cả thế cân bằng địa chính trị.

Sự gia tăng dân số ở độ tuổi lao động có nghĩa là Ấn Độ sẽ mua được nhiều hàng hóa
hơn, sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn cho thế giới, từ đó đóng vai trò lớn hơn trong các
vấn đề toàn cầu. Nếu như cách đây 30 năm, Ấn Độ đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng các
cường quốc kinh tế, thì nay họ đã chiếm vị trí thứ 5 của Anh. Dự báo tỷ trọng kinh tế Ấn
Độ sẽ vượt Đức vào năm 2027; vượt Nhật Bản năm 2029, để vươn lên vị trí thứ 3. Trong
khi đó, về GDP theo sức mua tương đương (PPP), Ấn Độ hiện ở thứ 3, chỉ sau Trung
Quốc và Mỹ. Một ví dụ cho sức ảnh hưởng đang tăng lên của Ấn Độ là tiếng nói của
nước này ở G20, cùng việc nhiều cường quốc gần đây tỏ ra sẵn sàng cải tổ Hội đồng Bảo
an LHQ theo hướng tăng ghế ủy viên thường trực, với một "suất" chắc chắn dành cho
New Delhi.

Hành khách tại nhà ga tàu điện ngầm ở New Delhi.

Theo các chuyên gia, nhờ chính sách dân số không khắt khe và tỷ lệ ổn định, Ấn Độ có
cơ hội gặt hái "lợi tức nhân khẩu học" trong thời gian dài. "Lợi tức nhân khẩu học" được
hiểu là lợi ích về kinh tế từ những thay đổi về dân số khi tỷ lệ sinh giảm xuống mức ổn
định sau thời gian dài ở mức cao. Khi tỷ lệ dân chúng trong độ tuổi lao động đã cao sẵn,
còn số người phụ thuộc giảm, phụ nữ không cần dành quá nhiều thời gian chăm lo gia
đình, tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất. Số liệu mới nhất cho thấy 2/3 dân số Ấn Độ ở độ
tuổi từ 15-59. Trong năm 2022, tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ là 47 người không trong độ
tuổi lao động phụ thuộc vào 100 người lao động trong năm 2023, giảm từ tỷ lệ 68/100
của 25 năm trước.

Các chỉ số khác cũng rất hấp dẫn, mỗi năm nước này có 1,5 triệu kỹ sư tốt nghiệp các
trường đại học lớn và đại học tổng hợp, mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao ổn định.
Dữ liệu của BusinessInsider cho thấy, khoảng 43% người Ấn Độ tốt nghiệp các ngành
khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học là phụ nữ. Con số này tại Mỹ chỉ vào khoảng
34%, tại Đức là 28%.

Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đang gặp phải nhiều thách thức trong việc sử dụng nguồn nhân
lực đó sao cho hiệu quả. New York Times thông tin, Ấn Độ cần tới 90 triệu việc làm
(ngoài nông nghiệp) từ nay đến năm 2030 để giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp, một con số rất
khó khăn. Nhiều người được học hành bài bản ở Ấn Độ đang không thể tìm việc làm phù
hợp và phải làm nông. Ở bang Andhra Pradesh, 35% sinh viên tốt nghiệp đại học không
thể tìm được việc làm tương xứng với trình độ. "Nếu các quốc gia không kiến tạo được
việc làm cho những người trong độ tuổi lao động thì chẳng có gì đảm bảo "lợi tức nhân
khẩu học" xuất hiện", nhà kinh tế học Carolina Cardona tại Đại học Johns Hopkins nói
với New York Times.

Số liệu của LHQ chỉ ra rằng, dù tỷ lệ nữ giới tốt nghiệp đại học cao, nhưng phụ nữ chiếm
vỏn vẹn 14% trong tổng số 280.000 nhà khoa học, kỹ sư và nhà công nghệ làm việc trong
các tổ chức nghiên cứu. Ngoài ra, chỉ khoảng 20% phụ nữ Ấn Độ có việc làm chính thức
(ngoài nông nghiệp), bằng một nửa Trung Quốc. Một nền kinh tế không thể phát huy hết
tiềm năng nếu không có sự đóng góp phù hợp của lao động nữ.

Tháng 8/2020, trong một báo cáo của Viện Toàn cầu McKinsey nhận định rằng Ấn Độ
cần tạo ra 90 triệu việc làm phi nông nghiệp trong thời gian từ năm 2023 đến năm 2030
để có thể tiếp nhận được nguồn nhân lực mới gia nhập thị trường. Ngoài ra còn có tới 30
triệu người lao động chuyển đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang các khu vực phi nông
nghiệp. Như vậy Ấn Độ cần thêm 12 triệu việc làm mới ngoài ngành nông nghiệp bắt đầu
từ năm tới. Con số này gấp 3 lần số lượng việc làm mới tạo ra mỗi năm trong giai đoạn
2012 - 2018. Để tạo ra số chỗ làm mới với quy mô như vậy, kinh tế Ấn Độ cần duy trì
tăng trưởng ở mức 8-8,5% mỗi năm trong thập niên tới và tăng trưởng về năng suất lao
động cũng phải giữ được ở mức từ 6,5 đến 7%.

Bên cạnh đó, Ấn Độ còn đối mặt các thách thức khác như đảm bảo an ninh lương thực,
dịch vụ y tế và giáo dục. Dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ 9 năm qua tăng chi
thường niên cho đường bộ và đường sắt gấp 5 lần giai đoạn trước, nhưng chưa đáp ứng kì
vọng về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Một trong những vấn đề then chốt khác đang chờ đợi lời giải là việc quân bình tốc độ
phát triển trên toàn quốc. Trong khi một số bang của Ấn Độ đã đạt mức thu nhập bình
quân cao, nhiều bang chưa thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Dù nạn đói không
xảy ra, nhưng 1/3 trẻ em Ấn Độ trong tình trạng suy dinh dưỡng, theo New York Times.
Ngay lúc này, việc phân phối các nguồn lực nhà nước về các địa phương đang gây ra các
cuộc tranh cãi chính trị gay gắt ở Ấn Độ.

Môi trường Công nghệ

Với những chính sách và định hướng KHCN đúng đắn, hợp lý, Ấn Ðộ có những bước đột
phá trong KHCN. Công nghệ thông tin (IT), trong đó công nghệ (CN) phần mềm có tốc
độ phát triển nhanh bất ngờ. Những tiến bộ KHCN hạt nhân và ứng dụng của nó nâng cao
vị thế đất nước Ấn Ðộ. Gần đây, Ấn Ðộ cũng đã ghi dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực CN vũ
trụ, nano, nghiên cứu biển, thăm dò tài nguyên, sinh học, dược phẩm, nông nghiệp, cơ khí
chế tạo. Ngân sách cho nghiên cứu KHCN hằng năm tăng 16%.

KHCN đã và đang thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh quốc phòng,
an ninh lương thực và an ninh năng lượng của Ấn Ðộ. Tác động đến mọi mặt của đời
sống xã hội, thúc giục mọi người phải nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, tổ
chức, làm thay đổi thói quen, tập tục. Ngược lại, kinh tế-xã hội phát triển tạo ra cơ sở vật
chất, tăng cường đội ngũ nhà khoa học, nghiên cứu các lĩnh vực rộng lớn, không chỉ khoa
học tự nhiên, kỹ thuật và CN, mà còn cả các ngành khoa học xã hội: kinh tế học, quản lý
sản xuất, quản lý xã hội, xã hội học, tâm lý học xã hội, mỹ học sản xuất, dự báo tiến bộ
xã hội. KHCN đang giúp Ấn Ðộ thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm
2020 và thành một trong những cường quốc kinh tế.

You might also like