Lý Luận Phê Bình Nghệ Thuật

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: Hà Văn Kiên

Ngày sinh: 20/11/2004

Mã sinh viên: 22031414

Đề bài: Từ những kiến thức đã được học về Lý luận phê bình nghệ thuật, anh
chị nghĩ thế nào về câu nói của Trần Anh Hùng: “ Đạo diễn làm điện ảnh, nghệ
thuật. Còn nhà phê bình là làm văn hóa” ?

Bài làm

Với sự thành công của bộ phim đoạt được giải cao nhất tại liên hoan phim
Cannes của mình, đạo diễn Trần Anh Hùng đã có một bài phỏng vấn với báo
Znews vào ngày 27/3/2024 để chia sẻ về “The Taste of Things” cũng như quan
điểm, góc nhìn của anh về nghệ thuật điện ảnh.

Trong bài phỏng vấn anh có nói: “Đạo diễn làm điện ảnh, nghệ thuật. Còn nhà
phê bình là làm văn hóa”. Theo em, quan điểm này là đúng đắn, và trước khi
tiến hành phân tích câu nói trên là đúng, ta cần phải hiểu rõ những khái niệm
dưới góc nhìn lý luận, phê bình nghệ thuật.

Về khái niệm “nghệ thuật”, dưới góc nhìn của lý luận phê bình nghệ thuật thì
nghệ thuật chính là một bản năng cơ bản của con người với một loạt những hình
thức và biểu hiện đa dạng. Nghệ thuật còn có thể là khách quan hoặc chủ quan
dựa trên sở thích cá nhân đối với thẩm mỹ và hình thức. Nghệ thuật chính là
những hoạt động sáng tạo, mà ở đó cái đẹp nổi lên như một yêu cầu dứt khoát
phải có, thể hiện một quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực. Như
vậy qua khái niệm cơ bản của “nghệ thuật” ta có thể khẳng định rằng “ Đạo diễn
là người làm nghệ thuật” và những bộ phim, kịch,… chính là tác phẩm nghệ
thuật của họ. Qua những cái nhìn mới mẻ, nhạy cảm về cuộc sống kết hợp với
sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đạo diễn chịu trách nhiệm cho tất cả các quá
trình tạo ra một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh. Khi vừa có được kịch bản, đã
gấp rút tuyển chọn những diễn viên phù hợp, lên kế hoạch và thực hiện những
kỹ thuật quay phim, dựng hình sao cho thật hoàn hảo.

Như vậy, dưới góc nhìn Lý luận phê bình nghệ thuật thì ta có thể hiểu được
mệnh đề đầu tiên trong câu nói của Trần Anh Hùng: “ Đạo diễn làm điện ảnh,
nghệ thuật…” là đúng đắn.

Tiếp đến, đối với khái niệm “văn hóa” và “phê bình” tôi xin được cắt nghĩa
ngắn gọn như sau, trước hết về “phê bình” ta có thể hiểu là một chức năng thẩm
định, đánh giá tác phẩm, tác giả, phát hiện những giá trị hay những điều gì đó
mới mẻ. Hoạt động này tất nhiên do một nhóm tác nhân đặc biệt có những kiến
thức về nghệ thuật , có kĩ năng viết, kĩ năng hoạt động nghiên cứu và phê bình .
Ở đây ta có thể nhắc lại quan niệm của Hoài Thanh về phê bình văn học và cũng
có thể áp dụng cho phê bình nghệ thuật: “Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ
thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là nhà phê bình”. Như vậy, nhà phê bình
đóng vai trò rất quan trọng trong công việc góp phần làm phong phú và đa dạng
văn hóa. Nhà phê bình tham gia vào quá trình tạo ra văn hóa bởi lẽ họ không
đơn thuần chỉ là người đánh giá, họ còn tham gia vào việc tạo ra ý thức văn hóa
thông qua việc phân tích, giải thích, và định hình cạch chúng ta nhìn nhận và
hiểu vể các tác phẩm văn hóa ra sao. Điều này đã chứng tỏ cho mệnh đề thứ hai
của đạo diễn Trần Anh Hùng: “… nhà phê bình là làm văn hóa” là xác đáng.

Ngoài ra để chứng minh sự đúng đắn cho quan niệm của Trần Anh Hùng ta
cũng cần hiểu rằng sáng tác nghệ thuật chính là cơ sở để những nhà phê bình
tồn tại và phát triển. Bởi lẽ, hoạt động phê bình tham gia có hiệu quả vào quá
trình xác định những chuẩn mực và cơ sở lý luận để làm sáng tỏ chân lý nghệ
thuật. Như vậy, hoạt động lý luận, phê bình đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo ra sự tương tác với nghệ thuật và đời sống, giữa người sáng tác và công
chúng. Nói một cách đơn giản có nghĩa là nghệ thuật sẽ không có cơ hội để tồn
tại và phát triển nếu như không có nhà phê bình ở đây chính là những người làm
văn hóa nhận xét, đánh giá, tìm ra vẻ đẹp trong nghệ thuật.

You might also like