Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH TẾ
_OoO_

MÔN: QUẢN TRỊ HỌC


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CỦA JACK MA

GVHD: Nguyễn Thị Hồng


NHÓM THỰC HIỆN: nhóm 7
HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2020-2021
Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:
1.Nguyễn Ánh Nhi - 20126165
2.Nguyễn Công Huân - 20126035
3.Nguyễn Văn Sâm - 20126177
4. Lê Thị Thu Hiếu - 20126116
5.Nguyễn Văn Vinh - 20126218
6. Lê Hà Thanh Nhiên - 20126028
7. Trần Thị Kiều Oanh - 20126170
8.Hoàng Thị Thu Hiền - 20126114
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

% đóng
Họ và tên Phân công nhiệm vụ % hoàn thành
góp
Nguyễn Ánh Nhi Tóm tắt lịch sử hình thành và
100% 12,5%
20126165 thành tựu của Alibaba
Nguyễn Văn Sâm Ưu, nhược điểm của phong
100% 12,5%
20126177 cách lãnh đạo Jack Ma
Lê Thị Thu Hiếu Tìm hiểu về các quan điểm
100% 12,5%
20126116 quản trị của Jack Ma
Nguyễn Văn Vinh Tìm hiểu về văn hóa doanh
100% 12,5%
20126218 nghiệp, mục tiêu của Alibaba
Tìm hiểu về nguyên nhân
Lê Hà Thanh Nhiên
hình thành nên phong cách 100% 12,5%
20126028
lãnh đạo của Jack Ma
Tìm hiểu về thực trạng của
Trần Thị Kiều Oanh
phong cách lãnh đạo của Jack 100% 12,5%
20126170
Ma
Hoàng Thị Thu Hiền Tìm hiểu về sơ lược cuộc đời
100% 12,5%
20126114 Jack Ma
Nguyễn Công Huân Tổng hợp, chỉnh sửa nội
100% 12,5%
20126035 dung và trình bày tiểu luận

i
MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN CUỘC ĐỜI JACK MA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ALIBABA ...1

1.1 Cuộc đời Jack Ma ...........................................................................................................1


1.2 Giới thiệu tập đoàn Alibaba ............................................................................................2
Chương 2: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA JACK MA ...............................................5

2.1 Quan điểm về quản trị của Jack Ma ................................................................................5


2.2 Phân tích phong cách lãnh đạo của Jack Ma ..................................................................7
2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo của Jack Ma .......................................7
2.2.2 Thực trạng trong cách lãnh đạo của Jack Ma .........................................................8
2.2.3 Ưu điểm ..................................................................................................................11
2.2.4 Nhược điểm .............................................................................................................11
Kết Luận: ..............................................................................................................................12

ii
Chương 1: TỔNG QUAN CUỘC ĐỜI JACK MA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA
ALIBABA

1.1 Cuộc đời Jack Ma

Jack ma tên thật là Mã Vân. Ông sinh ngày 10/09/1964 tại Hàng Châu tỉnh Chiết Giang,
Trung Quốc. Là tỷ phú, doanh nhân người Trung Quốc, từng nắm giữ khối tài sản khổng lồ
nhất châu Á, cựu CEO và hiện nay đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Alibaba.
Ông đồng thời cũng là nhà sáng lập Taobao và Alipay, chủ tịch Hội đồng Bảo tồn Thiên nhiên
Trung Quốc, là thành viên của hội đồng quản trị toàn cầu và giám đốc Hoa Nghị huynh đệ.

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, ngay từ nhỏ ông đã có một tình yêu mãnh liệt
với môn tiếng anh. Trong suốt tuổi thơ Jack Ma, mỗi buổi sáng ông đều đạp xe 40 phút ròng
rã trong 9 năm trời để làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí ở khách sạn Shangri-La và cũng
chính cái tên Jack Ma ra đời từ đây khi một nữ du khách đã đặt tên cho ông vì “Mã Vân” khá
là khó đọc. Cho đến năm cấp 3, Jack ma thi đại học trượt 3 lần và đi lái xe ba gác. Có một
ngày, Jack ma đi đến một hiệu sách, ông thấy một quyển sách tên với tựa “Cuộc đời” và mở
ra đọc, trong đó ghi rằng “cuộc đời của mỗi chúng ta phải có mục tiêu của riêng mình và phải
nỗ lực hết sức mình để có được mục tiêu đó”, nó giống như câu nói của cuộc đời ông, xuất
phát từ động lực đó, ông quyết định ôn thi lại đại học, và chính sự kiên trì ấy ông đã đỗ khoa
tiếng anh của trường đại học sư phạm Hàng Châu với suất dự bị. Sau khi tốt nghiệp đại học
vào năm 1988, ông bắt đầu nộp đơn xin việc khắp nơi. Thế nhưng, Jack ma bị đánh trượt tận
30 lần khi xin việc, khi đó ông rơi vào suy sụp và chán nản. Không bỏ cuộc, Jack ma tiếp tục
ứng tuyển vào KFC nhưng cũng đã bị từ chối “Khi KFC đến với Trung Quốc, 24 người ứng
tuyển, 23 người được nhận, còn tôi thì không”- ông chia sẻ. Và cuối cùng ông không được
tuyển vào một công ty nào cả nên Jack đã chuyển sang dạy tiếng anh với mức lương vỏn vẹn
chỉ 12 Đô la một tháng, sau đó bỏ nghề và mở công ty phiên dịch. Thế nhưng tưởng công ty
sẽ đi lên và ông sẽ là một giám đốc, thời gian đầu trong nhiều năm công ty gần như là không
có doanh thu. Nhưng Jack Ma không bỏ cuộc, chính vì vậy một thời gian sau công ty cũng
bắt đầu có những hợp đồng và những dự án. Trong một lần tình cờ, ông được một lời nhờ đi
phiên dịch ở Mỹ. Jack Ma đi đến Mỹ và lần đầu tiên tiếp xúc với internet và máy tính, và Jack
Ma tin rằng internet sẽ thay đổi cả thế giới. Sau đó khi về Trung Quốc và lan truyền internet
với nhân viên nhưng họ đều phản đối nhưng ông cũng đã ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp của riêng
1
mình đó là sáng lập China Yellowpages (một trang web tìm kiếm việc làm) nhưng nhanh
chóng thất bại vì chưa có kinh nghiệm. Đứng dậy sau thất bại đó, năm 1999 Alibaba ra đời.

1.2 Giới thiệu tập đoàn Alibaba

Sơ lược lịch sử Alibaba

Ban đầu, Jack Ma, chỉ là một cá nhân nhỏ bé, là một con người bình thường nhưng
ông lại có ý chí, nghị lực rất lớn. Từng trượt đại học và không một nhà tuyển dụng nào nhận
ông vào làm việc. Sau khi nắm bắt được tầm quan trọng của Internet đối với nhân loại trong
tương lai và nó sẽ phát triển rất mạnh. Ý tưởng loé lên trong đầu ông đã biến tập đoàn Alibaba
trở thảnh đế chế như hiện nay.

· Vào năm 1999, đội ngũ nhân viên trong công ty ban đầu chỉ có Jack Ma và 17 người
khác. Với sự đồng tâm hiệp lực của họ Alibaba đã dần hình thành từ những cột móng đầu
tiên, là nền tảng giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

· Giữa năm 2000, Alibaba chính thức đánh bại hoàn toàn EBay tại thị trường Trung
Quốc

· 2003, Taobao ra đời, một trang thương mại cho phép mọi người tự bán các mặt hàng,
sản phẩm trên mạng (giống như các trang Thương mại điện tử như Shopee, lazada, … hiện
nay)

· 2005, Alibaba bán 40% cổ phần của công ty cho Yahoo! Và Yahoo trở thành cổ đông
lớn nhất của tập đoàn Alibaba. Về sau, Alibaba đích thân mua lại toàn bộ số cổ phiếu này.

· 2008, Tmall ra đời. Cho tới bây giờ, Tmall là 1 trong 3 nguồn thu nhập chính của
Alibaba. Tmall là sàn thương mại bán những mặt hàng có danh tiếng tại Trung Quốc.

· 2009, ra mắt điện toán đám mây và hiện trở thành một trong những công ty lớn nhất
trong lĩnh vực này tại Trung Quốc. Điện toán đám mây đóng góp doanh thu lớn thứ 2 trong
tập đoàn.

· 2010, Aliexpress đánh dấu bước tiến vươn ra ngoài quốc tế bởi dịch vụ này chính là
để giao dịch với các khách hàng quốc tế.

2
· 2014, Tính đến nay tổng tài sản chứng khoán của Alibaba đã bằng với tổng cả EBay
và Amazon cộng lại với vốn hoá lên tới 231 tỉ USD.

· Hiện nay, từ số lượng thành viên ban đầu tính cả Jack Ma là 18, tới nay con số đã lên
tới hơn 120 ngàn nhân viên và tới 90 văn phòng trên toàn thế giới.

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một nét đẹp mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn chứng minh
mình là nhà truyền cảm hứng thay vì đơn thuần là tham gia sản xuất và đóng thuế. Alibaba
khẳng định nên văn hóa của mình là: sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị. Phó chủ tịch Alibaba ông
Thái Sùng Tín đã từng nói:

Tại Alibaba, sứ mệnh đặc biệt làm nên văn hóa. Ngoài việc tạo ra lợi nhuận, công ty
cần một sứ mệnh cao cả hơn. Thứ hai, cần phải có tầm nhìn trong tương lai. Bạn muốn tình
hình công ty như thế nào? Kế hoạch, mục tiêu sau khoảng thời gian 5 đến 10 năm là ra
sao? Cuối cùng là việc hình thành các giá trị công ty. Cần sống theo những giá trị nào và
mong muốn nhân viên mình thái độ, kinh nghiệm, kỹ năng ra sao khi ở trên ghế văn phòng
cũng như ngoài đời? Ba yếu tố trên đã hình thành nên một nền văn hóa doanh nghiệp của
Alibaba”

Alibaba ra đời năm 1999 với vai trò là cầu nối B2B giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thời
điểm hiện nay, tập đoàn đa ngành này đang cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, từ
điện giải trí, đám mây, thương mại điện tử và dịch vụ thanh toán Alipay. Tập đoàn vẫn giữ
nguyên sứ mệnh: "giúp việc kinh doanh ở bất cứ đâu trở nên dễ dàng hơn và giúp đỡ mọi
người". Sứ mệnh trên được đồng sáng lập và Jack Ma lấy cảm hứng từ văn hóa "Xia Yi", tạm
dịch là công bằng, giúp đỡ người yếu thế

Theo Tsai ( nhà đồng sáng lập Alibaba): khi văn hóa đã được thiết lập, nó cần được thấm
nhuần bởi nhân viên của công ty. Khi mới thành lập, 18 nhà đồng sáng lập có thể dễ dàng
truyền đạt với nhân viên mới. Nhưng hiện tại, với sự đa dạng trình độ, văn hóa của 120.000
nhân viên Tsai từng nói :

“Một công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh thì bạn cần phải “nuôi” nhân sự. Giống
như nhũng điều mà Jack luôn hướng đến: chọn đúng người đúng việc.. Nhân sự là một

3
thách thức lớn và thật đáng mừng cho doanh nghiệp nào tuyển đúng người. Là một nhà
lãnh đạo, bạn cần bảo đảm cấp dưới của luôn tiếp thu và tiến bộ trong việc phát triển văn
hóa chung để tập đoàn phát triển hơn theo thời gian. Tại Alibaba, không có khái niệm
người tài năng nhất, mà chỉ là tập thể làm việc cùng nhau tốt nhất”.

Đúng là như vậy, việc của ban quản trị là cần có khả năng nhìn ra đúng người và giao cho họ
những công việc phù hợp. Hội đồng quản trị của Alibaba luôn tìm người có năng lượng tích
cực cho công ty để qua đó truyền cảm hứng cho nhân viên, truyền cảm hứng cho những nhân
viên có năng lượng tiêu cực

4
Chương 2: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA JACK MA

2.1 Quan điểm về quản trị của Jack Ma

1. Về niềm tin

“Trong suốt quá trình khởi nghiệp, bạn sẽ gặp rất nhiều cơ hội mới, khi đó bạn phải đưa ra
được sự lựa chọn.”, Jack Ma chia sẻ.

"Hôm nay đầy rẫy những khó khăn, và ngày mai cũng không có điều gì dễ dàng. Nhưng sau
ngày mai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp"

2. Doanh nghiệp nhỏ cũng cần có hệ thống quản lý

Một hệ thống vận hành trơn tru là tuyệt đối quan trong trong bất kỳ tổ chức nào. Jack Ma nói
: “Khi mới khởi nghiệp, mọi người luôn chú ý đến những điều to tát như phải làm sao làm
cho công ty phát triển mà quên mất việc xây dựng hệ thống quản lý tốt”. Ông cũng nói thêm
“Một hệ thống quản lý kém hiệu quả sẽ làm thui chột cả những nhân viên xuất sắc nhất”.

3. Ngồi trên vai những người khổng lồ

Ý tưởng khởi nghiệp của ông sau khi nghỉ việc dạy anh văn là thành lập Yellowpages (Trang
web tìm kiếm việc làm kết nối doanh nghiệp và người tìm việc). Vào thời điểm đó khi internet
vẫn là một thứ mơ hồ, việc thuyết phục các nhà đầu tư cùng mọi người lao vào kiếm tiền trên
internet là điều dường như không thể

Để củng cố niềm tin cho mọi người vào Yellowpages, ông nói với mọi người quan điểm
”Internet sẽ thay đổi thế giới“ là của Bill Gates – một tượng đài của thế giới thời điểm những
năm 80-90. Mặc dù đó chỉ là một lời nói dối nhưng điều đó đã sớm trở thành sự thật và đó
chính là sự thành công của chiến lược “Ngồi trên vai người khổng lồ”.

4. Voi không thể giết kiến

Alibaba thời điểm mới chào đời phải cạnh tranh với một gã khổng lồ là China Telecom với
tổng đầu tư lên đến gần 38 triệu đô (so với số vớn 8000 nghìn đô của Mã Vân). Sau 8 tháng
cạnh tranh âm ỉ không ngừng, Jack Ma cùng Alibaba vẫn vững chân trên thị trường. Thời
gian sau, China Telecom đã phải bắt tay và hợp tác với Yellowpages. Công ty của ông đã bỏ

5
túi hơn 1,3 triệu USD từ cú bắt tay này. Chính vì thế ông không bao giờ tạo ra đối thủ mà
phải luôn coi đối thủ là đồng nghiệp, người tạo động lực cho công ty của ông phát triển

5. Về làm việc nhóm

Trong một cuộc phỏng vấn với sinh viên, có một câu hỏi được đặt ra: Cách mà ông giữ
chân lại những vị đồng sáng lập, 17 con người tính cả Jack được ví von như 18 vị La Hán của
Alibaba.? và ông đã trả lời rất nhanh và dứt khoát “Tôi không tìm cách giữ chân bất kỳ ai
cả”. Sau 15 tháng thành lập thì nội bộ Alibaba bắt đầu lục đục, ông rất thất vọng và đưa ra ba
lựa chọn: 1 nếu họ muốn làm việc cho Yahoo!, ông sẽ giới thiệu và chắc chắn mức lương sẽ
rất cao. 2 là giới thiệu vào 2 công ty khác trong nước với mức lương cũng cao không kém. 3
là chia cho mỗi người cùng trở về nhà JackMa, mỗi người được chia 100 nhân dân tệ và chỉ
đc phép thuê nhà cách nhà ông 5 phút đi bộ. Tất cả đều ra đi nhưng 5 phút sau thì quay lại “
Jack, chúng ta cùng về nhà”

Khi được trao giải tập thể xuất sắc nhất 2007 ông xúc động nói : ”Alibaba có thể không
có Jack Ma nhưng nhất định phải có tập thể này”

6. Làm gương cho nhân viên

Đối với đội ngũ thì người lãnh đạo chính là sói đầu đàn, nhân viên là những con sói
theo sau, lối đi của họ luôn theo dấu chân của sói đầu đàn. Tích cực làm gương, dẫn dắt bầy
sói của mình vượt giới hạn, tới những nơi chưa từng đặt chân tới.

– Nhà lãnh đạo phải thật sự luôn là một tấm gương để các nhân viên phải noi theo, và thứ họ
cần noi theo, với Jack Ma, đó là thái độ làm việc.

+ Ông luôn đặt ra mục tiêu mà mọi người đều cùng nhau phấn đấu

+ Trước những quy định ông đặt ra, tất cả mọi người đều bình đẳng

+ Giao nhiệm vụ hợp lý với từng đối tượng

+ Kịp thời phát hiện điểm yếu và nút thắt trong quá trình thực thi

+ Sự kết nối giữa các nhân viên mượt mà thì quy trình sẽ thông suốt và trơn tru

+ Bồi dưỡng khả năng thực hành cho nhân viên


6
7. Không tuyển người giỏi mà chỉ tuyển người phù hợp

Jack Ma đã khẳng định rằng việc bỏ tiền để thuê những chuyên gia hàng đầu về lãnh
đạo công ty là một ý kiến tệ. Nó giống việc lắp động cơ Boeing vào một chiếc máy kéo mini,
sức mạnh của động cơ sẽ nghiền nát nó chứ không hề làm nó bay lên như những chiếc Boeing
777. Thay vào đó, ông tìm những người phù hợp với những vị trí phù hợp. Chính điều này đã
tạo nên một văn hóa Alibaba.

2.2 Phân tích phong cách lãnh đạo của Jack Ma

2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo của Jack Ma

Là một nhà lãnh đạo của một nền tảng B2B lớn nhất thế giới và để duy trì được đế chế
thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đến thời điểm này, Jack Ma có phong cách lãnh đạo
rất đáng để học tập và phong cách lãnh đạo ấy được ảnh hưởng rất lớn bởi lối sống và tính
cách của ông.

Ông là một “Kẻ ngoại đạo quản lý người trong nghề”

Hầu hết chúng ta đều cho rằng người khác ngành nghề hoặc không trong chuyên môn ngành
nghề thì sẽ không thể quản lý người trong ngành nghề đó được. Tuy nhiên với Jack Ma là một
người có thể nói là không biết gì về công nghệ thông tin “ông chỉ biết lướt web và gửi mail”
- một gã mù máy tình thật sự nhưng lại có thể quản lý được những người trong ngành để
thành lập nên đế chế thương mại điện tử tỷ đô chính vì ông biết tôn trọng những người thuộc
chuyên ngành và khi ông không biết gì thì ông sẽ như một người khách hàng sẽ nhìn được
những điều mà mình mong muốn có cái nhìn khách quan do đó ông sẽ góp ý, thảo luận cùng
mọi người và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.

Đức tính kiên trì “Nếu thất bại tôi sẽ làm lại, làm lại và làm lại cho đến khi thành
công”

Jack Ma là một người có lối sống rất kiên trì, lạc quan ông luôn biết học hỏi từ những sai lầm
của mình để rút ra bài học cho lần làm việc tiếp theo của mình, ông không bao giờ bỏ cuộc
khi gặp khó khăn hay thát bại điều này ta có thể thấy từ việc ông cố gắng xin việc cho đến
trong lần ông đi gọi vốn cho Alibaba, mặc dù bị từ chối rất nhiều lần nhưng đối diện với mỗi

7
lần như vậy ông đều rút ra được bài học cho mình đề rồi sau cùng ông cũng đã gọi được vốn
và thành công.

Ông coi kẻ thù là bạn

Không ai trong chúng ta coi kẻ thù là bạn nhưng Jack Ma thì khác ông coi kẻ thù của mình là
bạn bởi ông cho rằng ông có thể học được những thứ từ “kẻ thù” của mình mà không thể học
được ở bất kì đâu như là từ sự thất bại cũng như thành công của họ.

“Đàn ông nghe lời vợ, sớm muộn gì cũng thành công”

Ông coi vợ mình là đối tác là người chia sẻ, cả hai bình đẳng điều này cũng giúp ông cân bằng
được việc chăm lo cho cuộc sống gia đình và công ty bởi gia đình sẽ do vợ ông chăm sóc,
cũng chính vì vậy mà ông có nhiều thời gian hơn để lo cho công việc. việc này cũng có thể
thấy qua việc trong mỗi bữa cơm gia đình ông luôn nói về chủ đề công việc và không để giành
nhiều thời gian cho Nguyên Khôn.

“Một người yêu cuộc sống”

Mã Vân luôn miệng nói với chính mình rằng chúng ta sinh ra không chỉ để làm việc, mà còn
là để yêu thương cuộc sống, nếu quá chăm chỉ làm việc bạn sẽ rất hối tiếc. Cuộc sống là để
trải nghiệm, nếu tiền là mục tiêu quan trọng nhất thì cần phải nhanh chóng thay đổi suy nghĩ.

Với lối sống và tính cách như vậy nên nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách
lãnh đạo của Jack Ma khá khác biệt nhưng lại vô cùng thành công.

2.2.2 Thực trạng trong cách lãnh đạo của Jack Ma

Một nhà lãnh đạo giỏi không phải là do bẩm sinh mà nhờ rèn luyện. Với Jack Ma ông
có đủ khát vọng và ý chí, ông biết tận dụng và phát triển kỹ năng của mình thông qua quá
trình tự học hỏi, giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm không ngừng. Jack Ma luôn chú
trọng đến việc xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ, có như vậy công ty mới đứng vững
và phát triển đúng hướng. Jack Ma biết nhìn xa trông rộng, vào thời điểm Internet là một thứ
mơ hồ, mọi người vẫn chưa biết đến nhiều, ông đã nhận thức và hiểu được tầm quan trọng

8
của nó trong tương lai và thế là ông quyết định thành lập công ty hoạt động trên lĩnh vực
Internet đầu tiên của Trung Quốc.

Jack Ma luôn tin vào 2 nguyên tắc: Thái độ quan trọng hơn năng lực. Quyết định của
bạn quan trọng hơn năng lực. Jack Ma không thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người,
nhưng ông có thể thống nhất mọi người qua một mục tiêu chung. Jack Ma liên tục ca ngợi và
cảm ơn đối với những con người đồng hành cùng ông Ông cho mọi người hiểu được, họ
không phải làm việc cho Jack Ma vì Jack Ma mà họ chỉ làm việc cho Alibaba và thực hiện sứ
mệnh của Alibaba. Jack Ma cũng đặc biệt chú trọng về cách chọn người. Tuyển những con
người cho những vị trí phù hợp chứ không cần người giỏi, cần tìm những người thực sự phù
hợp với yêu cầu công việc, tìm ra một đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc tốt cùng nhau
thay vì chọn lựa một đội ngũ tập hợp toàn những bộ nào lớn, kỹ năng tốt với CV đẹp. Ông sẽ
từ bỏ những người tự tin nói rằng “ Mình Thông minh”. Vì IQ cao sẽ gắn liền với EQ thấp.
Ông sẽ lựa chọn những con người có những mong muốn cơ bản trong cuộc sống, muốn mua
nhà, mua xe, lấy vợ. Ông nhìn nhận đây là những mong muốn chân thật nhất xuất phát từ
những con người rất chân thật.

Phòng cách lãnh đạo của ông theo khuynh hướng dẫn dắt các nhân viên và cho họ cơ
hội làm việc cùng ông, Jack Ma luôn tin tưởng vào nhân viên và theo sát họ trong quá trình
làm việc. Nếu làm việc trong công ty nhưng cảm thấy đó chưa phải là vị trí phù hợp nhất,
JackMa sẽ vui vẻ cho phép bạn chuyển sang một vị trí khác. Dù đóng vai trò ít quan trọng
hơn nhưng bạn vẫn ở lại công ty. Jack Ma luôn đề cao sự đóng góp của nhân viên, từ ý tưởng
nhỏ đến lớn, từ ý tưởng bình thường đến những sáng kiến. Ông sẽ hạn chế sử dụng các từ ngữ
thô tục, khó nghe,.. đối với nhân viên của mình. Jack Ma sẽ luôn tạo điều kiện cho những
nhân viên trẻ tuổi phát huy năng lực cũng như là tư duy sáng tạo của bản thân, tạo một môi
trường thoải mái cho họ khi làm việc. Bởi vì ông hiểu được những nhân viên trẻ tuổi thường
có những ước muốn cháy bỏng với đam mê và lòng nhiệt huyết, ông tin vào khả năng của họ.
Jack Ma luôn theo dõi và hướng dẫn nhân viên của mình phát huy năng lực làm việc, cho họ
những lời khuyên để kích thích sự tự tin của họ. Hằng năm công ty của Jack Ma luôn kiểm
tra , sát hạch để sàng lọc những người nhân viên làm việc tại công ty để đánh giá kết quả cũng
như hiệu quả làm việc của từng cá nhân, tập thể , từ đó đưa ra các hướng giải quyết cũng như
khen thưởng. Alibaba luôn cầu toàn, cần những nhân viên có thành tích tốt trong công việc
lẫn giá trị cao, vì thế tất cả mọi người nhân viên trong công ty muốn trụ vững cần thay đổi
9
bản thân hướng đến tiêu chuẩn đó. Chính sự thấu hiểu, tôn trọng và đề cao nhân viên nên Jack
Ma đã trở thành một ông chủ thành công trong việc quản lí nhân sự và tạo được niềm tin yêu
của nhân viên. Trong khi đó, Alibaba luôn có được một đội ngũ nhân sự đáng mơ ước. Điều
mà Jack Ma tự hào chính là nhân viên Alibaba luôn sẵn sàng chung tay với tập đoàn bước
vào một cuộc chơi lớn. Không những thế đây còn là một phong cách lãnh đạo hết sức châu Á
gọi là “phong cách gia đình”.

Jack Ma coi trọng tinh thần làm việc hơn kinh nghiệm. Với Jack Ma, khi tuyển dụng bất kỳ
một nhân sự nào, ông luôn xem xét tinh thần làm việc của họ có năng nổ, nhiệt huyết hay
không thay vì xem họ có bao nhiêu năm kinh nghiệm . Theo ông, tinh thần làm việc của nhân
viên vô cùng quan trọng, góp phần trong sự phát triển chung của tập đoàn, đưa doanh nghiệp
ngày càng đi lên vững mạnh. Jack Ma ưu tiên tuyển dụng những người có kĩ năng vượt trội,
bởi vì nếu chỉ giỏi lý thuyết trong sách vở thì khi thực hành khó mà hiệu quả.

Ông mong muốn giữ chân nhân tài nhưng cách nhìn của ông khá lập dị. Trong suốt quá trình
lãnh đạo Jack hầu hết sử dụng sự thuyết phục, Jack Ma rất rộng lượng với các nhân viên của
công ty bởi ông biết rằng trong dài hạn, nếu mọi người có cảm giác sở hữu một phần trong sự
thành công của công ty, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn và từ đó mang lại thành công cho công
ty.

Một điểm khá thú vị trong phong cách lãnh đạo của Jack Ma là ông sử dụng rất nhiều nhân
viên nữ. Trong Alibaba ,có đến 47% nhân viên, 33% quản lý và 24% lãnh đạo cao cấp là phụ
nữ. Bởi Jack Ma cho rằng phụ nữ ở thế kỷ 21 có đầy đủ tri thức, bản lĩnh không thua kém gì
nam giới. Ngoài ra, phụ nữ còn có bản tính nhạy cảm, tỉ mỉ, chi tiết và biết quan tâm tới người
khác nhiều hơn, nên họ là nhân tố tối quan trọng trong kinh doanh. Jack cho rằng không chỉ
khai thác cảm xúc (EQ) mà còn phải khai thác (LQ) với chữ L viết tắt cho love, ông tin rằng
phụ nữ có yếu tố L cao hơn nên sẽ quan tâm khách hàng hơn.

Một lý do dẫn đến sự thành công như những gì Alibaba đã thể hiện đó là việc ông luôn thay
đổi phong cách lãnh đạo của mình từ thuyết phục, dân chủ, sao cho hòa hợp với ban quản trị
và lợi ích của công ty. Hầu hết các nhà lãnh đạo đều muốn giữ ngôi vị quyền lực của bản thân
càng lâu càng tốt nhưng ở Jack Ma ta thấy được một sự khôn ngoan trong việc từ chức CEO

10
khi cảm thấy bản thân và công việc đã không còn phù hợp, gây tổn hại cho công ty mà ông
đã dành nhiều thời gian và công sức. Điều này cho thấy anh ấy là một nhà lãnh đạo sâu sắc
và luôn năng động.

Jack Ma là một người lãnh đạo tài ba, bền bỉ, ngoan cường, nhẫn nại kiên định và khả năng
đương đầu và đối diện thất bại. Phong cách lãnh đạo của ông đáng cho mọi người học hỏi noi
theo.

2.2.3 Ưu điểm

Sự hòa trộn về văn hóa

Có một điều đặc biệt đó là vì Jack Ma từng làm một giáo viên nên điều này đã ảnh hưởng một
cách khá là lớn tới phong cách lãnh đạo của ông. Người ta nhận xét ông là một người cởi mở
nhưng nghiêm khắc. Ông là một nhà lãnh đạo hoàn hảo cho một đội ngũ non trẻ, chưa có kinh
nghiệm và mục tiêu trong việc quản lý của ông là đào tạo ra đội ngũ quản lý khác, tuyệt vời
hơn. Có thể thấy rõ Alibaba có tới 18 nhà đồng sáng lập trong khi các công ty nước ngoài
thường chỉ có 2 nhà sáng lập. Các nhà lãnh đạo ở phía Đông (các quốc gia có tết Nguyên Đán)
cho thấy được sự làm việc nhóm hiệu quả hơn là phương Tây - nơi mà chủ nghĩa cá nhân là
xu hướng ( giống như Steve Jobs khi ông sở hữu một phong cách lãnh đạo độc đoán và luôn
muốn mọi người ý mình). Ở Jack “Phong cách gia đình” tạo nên sự thành công.

Không cần những ngôi sao – những người xuất chúng.

Như đã nói ở phần trên, Jack Ma không hề do dự loại thẳng những người tự tin nói mình có
IQ cao vì ông cho rằng những người như thế thường có IQ thấp. Ông tập trung đào tạo để giữ
chân lại những người có khả năng làm việc cùng nhau và cho ra hiệu quả tốt. Alibaba đã từng
thử nghiệm một đội ngũ toàn những CV đẹp và có bằng MBA. Tuy nhiên họ tỏ ra cực kỳ kém
hiệu quả khi làm việc cùng nhau.

2.2.4 Nhược điểm

Đánh giá nhân viên bằng tiêu chuẩn riêng

Cho dù đội ngũ của ông gần như rất đoàn kết và hoàn hảo, nhưng ông lại có một tiêu chuẩn
đánh giá nhân viên của mình, chỉ qua 1 đến 2 lần quan sát nhân viên ông lại có thể đưa ra
quyết định kiểu như “Anh A thô lỗ, chị B quá luộm thuộm, anh C là tiêu chuẩn”.

11
Đôi khi không chú ý đến tinh thần sáng tạo của nhân viên trẻ.

Mặc dù ông luôn tạo môi trường cho nhân viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình
nhưng đôi khi ông lại tỏ ra không hứng thú với nó. Ông cho rằng các nhân viên trẻ thường rất
khó dùng, nhưng khi đã dùng đúng thì sẽ có đóng góp lớn cho công ty. Chính vì vậy không
thể xem thường đầu óc sáng tạo của sức trẻ, họ rất thường mắc sai lầm nhưng chỉ đơn giản là
chưa đủ kinh nghiệm để làm cho nó đúng mà thôi. Chính vì vậy lãnh đạo không nên áp đặt,
đả kích nhân viên trẻ đem đến một tổn thương tâm lý khiến họ bị đưa vào khuôn khổ, công ty
sẽ chìm trong bảo thủ, cũ kỷ, lạc hậu.

Không biết về chuyên môn

Ông là một nhà lãnh đạo tài ba khi điều hành và gắn kết cả một đội ngũ để thành lập nên đế
chế thương mại điện tử tỷ đô, nhưng có một vấn đề chính là ông không giỏi về máy tính,
những ngày đầu chập chững bước chân vào thế giới Internet ông là một gã mù máy tính thật
sự khi chỉ biết lướt web và gửi mail, không hề biết lập trình, đây là một điều khó cho ông
trong việc hình thành ý tưởng cho Alibaba. Chính vì thế ông cần cả một đội ngũ, và điều này
thường khiến các nhà lãnh đạo xảy ra mâu thuẫn nội bộ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới
quan điểm quản trị của Jack về thái độ quan trọng hơn trình độ cũng như tuyển người vào vị
trí phù hợp.

Kết Luận:

Như vậy có thể thấy sự thành công của Jack Ma cùng với sự hùng mạnh của đế chế Alibaba
không hề đến từ sự chuyên môn trong ngành nào của Jack mà lại đến từ tài quản trị, lãnh đạo
tuyệt vời của ông.

Cái cách mà ông lãnh đạo rất lạ, rất hiệu quả, rất thoải mái, mọi người nể ông vì con người
của ông, vì đội ngũ của ông chứ không phải vì chuyên môn.

Chúng ta có thể nhìn thấy ở Jack như là một miếng keo dính gắn kết mọi người trong một tập
thể lại với nhau, một người có một tầm nhìn lớn khi việc lãnh đạo của ông không chỉ đến từ
việc quản lý đội ngũ nhân viên của mình, mà còn là đào tạo họ trở thành những người có thể
thành công được như ông, đây là bản chất của ông – bản chất của một người giáo viên.

12
Tóm lại Jack Ma là một mẫu người lãnh đạo không vì lợi ích cá nhân mà lại luôn đặt lợi ích
nhóm lên hàng đầu, đặt lợi ích của cả tập đoàn lên hàng đầu, chính vì vậy đây là một mẫu
lãnh đạo mà bất kỳ nhân viên hay đội ngũ nào cũng phải mơ ước.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thảo Nê và Hà Linh (2018), Jack Ma - Nghệ Thuật Xây Dựng Và Lãnh Đạo Tập
Đoàn (How To Build A Strong Team), Hà Nội: NXB Văn Học
2. Nguyễn Tiến Đạt (2017), Mã Vân - Triết Lý Sống Của Tôi, Hà Nội: NXB Lao Động
3. Trương Sanh (09/04/2018), Jack Ma và những giấc mơ lớn trong đời,
https://vnexpress.net/projects/jack-ma-nguoi-khong-lo-ap-u-nhung-giac-mo-lon-
3733811/index.html
4. Mã Vân (thương nhân). (25/05/2021). Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở,
https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=M%C3%A3_V%C3%A2n_(th%C6%B0%C6%A
1ng_nh%C3%A2n)&oldid=64952453.
5. Bá Đạt (06/08/2020), 3 giá trị văn hóa cốt lõi của Alibaba để tạo nên đế chế trăm tỷ USD,
https://doanhnhan.vn/3-gia-tri-van-hoa-cot-loi-cua-alibaba-de-tao-nen-de-che-tram-ty-usd-
31834.html
6. Omaima Alqassimi (2018), Understanding the dynamics of leadership: A case study on
Jeff Bezos and Jack Ma, Westcliff International Journal of Applied Research.Vol. 2, No. 1,
pp 28-37.

You might also like