Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 67

DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN


Bài 21: Nhóm halogen
Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide
Bài 23: Ôn tập chương 7
ĐỀ KIỂM TRA HẾT CHƯƠNG
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM DỰ ÁN
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP HÓA 10
1. Sản phẩm thuộc quyền sở hữu chung của các thành viên trong nhóm thầy Trần Thanh Bình (91 thành
viên theo danh sách trong folder từng bài).
2. Không sử dụng sản phẩm để buôn bán dưới mọi hình thức.
3. Sản phẩm có thể được chia sẻ miễn phí với bạn bè, đồng nghiệp.
4. Khi chia sẻ vui lòng giữ nguyên định dạng (header, footer) – ghi rõ nguồn “Sản phẩm dự án nhóm
thầy Trần Thanh Bình”.
5. Chân thành cảm ơn các thầy cô trong dự án đã nhiệt tình, tâm huyết và theo dự án đến cùng trong
suốt thời gian gần 2 tháng.

BÀI 21: NHÓM HALOGEN


A. PHẦN TỰ LUẬN
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. [CTST - SGK] Quan sát Hình 17.1, cho biết vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

Hướng dẫn giải


Nhóm halogen gồm những nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:
fluourine (F), chlorine (Cl), bromine ( Br), iodine (I), astatine (At) và tennessine (Ts).
Astatine (At) và tennessine (Ts) là nguyên tố phóng xạ.
Câu 2. [KN-SGK] Xác định số oxi hóa của chlorine trong các chất sau: Cl2, HCl, HClO, HClO2, HClO3,
HClO4.
Hướng dẫn giải
Số oxi hóa của chlorine trong các hợp chất trên lần lượt là 0, -1, +1, +3, +5, +7
Câu 3. [CTST - SBT] Cho phương trình hoá học của 2 phản ứng sau:

Cl2+ 2NaBr 2NaCl + Br2.

Br2+ 2NaI 2NaBr + I2.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 1
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Phương trình chứng minh tính chất nào của halogen?


Hướng dẫn giải
Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2, nên Cl2 oxi hoá Br- trong dung dịch muối thành Br2.
Br2 có tính oxi hoá mạnh hơn I2, nên Br2 oxi hoá I- trong dung dịch muối thành I2.
Thứ tự giảm dần tính oxi hoá Cl2 > Br2 > I2.
Câu 4. [CTST - SBT] Xác nhận đúng, sai cho các phát biểu trong bảng sau:
Xác nhận
STT Phát biểu
Đúng Sai
1 Halogen vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử
2 Nước chlorine và Javel đều có tính tẩy màu
3 Halogen tồn tại cả đơn chất và hợp chất trong tự nhiên
4 Cl2 có có tính oxi hoá mạnh hơn Br2
5 Cl2 khử được I- trong dung dịch NaI thành I2
6 Nhỏ nước iodine vào mặt cắt củ khoai, xuất hiện màu xanh đen
7 Hợp chất của fluorine làm thuốc chống sâu răng, chất dẻo Teflon
Hướng dẫn giải

Xác nhận
STT Phát biểu
Đúng Sai
1 Halogen vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử x
2 Nước chlorine và Javel đều có tính tẩy màu x
3 Halogen tồn tại cả đơn chất và hợp chất trong tự nhiên x
4 Cl2 có có tính oxi hoá mạnh hơn Br2 x
5 Cl2 khử được I- trong dung dịch NaI thành I2 x
6 Nhỏ nước iodine vào mặt cắt củ khoai, xuất hiện màu xanh đen x
7 Hợp chất của fluorine làm thuốc chống sâu răng, chất dẻo Teflon x

2. Mức độ thông hiểu


Câu 5. [CTST - SGK]
Dựa vào bảng 17.1. Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogen

Nguyên tố
Tính chất
F ( Z = 9) Cl ( Z = 17) Br( Z=35) I ( Z= 53)

Đơn chất ( X2) F2 Cl2 Br2 I2


Màu sắc lục nhạt vàng lục nâu đỏ đen tím
Cấu hình electron
2s2 2p5 3s2 3p5 4s2 4p5 5s2 5p5
lớp ngoài cùng
Bán kính nguyên tử 0,072 0,100 0,114 0,133
Nguyên tử khối trung
18,99 35,45 79,90 126,90
bình
Độ âm điện 3,98 3,16 2,96 2,66
Thể (200 C) khí khí lỏng rắn
Nhiệt độ nóng chảy
-220 -101 -7 114
(0 C)
Nhiệt độ sôi (0 C) -188 0,0620 0,2100 0,0013
Độ tan trong nước ở Phản ứng
250 C ( mol/ lít) mãnh liệt với F Cl Br
nước
a)Nhận xét sự biến đổi màu sắc, thể các chất ở điều kiện thường, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của
các đơn chất halogen.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 2
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

b)Giải thích sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi từ fluorine đến iodine.
c)Ở điều kiện thường, hãy dự đoán astatine tồn tại ở thể khí, thể lỏng hay thể rắn. Giải thích.
Hướng dẫn giải
a)Nhận xét sự biến đổi màu sắc, thể các chất ở điều kiện thường, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của
các đơn chất halogen.
- Màu sắc đậm dần từ fuorine đến iodine
-Thể tập hợp tại 200 C của fuorine và chlorine là thể khí, bromine là thể lỏng, iodine là thể rắn.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần từ fuorine đến iodine
b) Giải thích sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi từ fluorine đến iodine.
Giữa các phân tử halogen hình thành tương tác van der Waals, ảnh hưởng đến sự biến đổi nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt độ sôi các đơn chất halogen. Từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử và khối lượng
phân tử tăng, làm tăng tương tác giữa các phân tử, nên nhiệt đọ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng.
c) Ở điều kiện thường, hãy dự đoán astatine tồn tại ở thể khí, thể lỏng hay thể rắn? Giải thích.
Theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử và khối lượng phân tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals
giữa các phân tử, dẫn đến các nguyên tố nhóm halogen biến đổi từ thể khí ( F 2,Cl2) sang thể lỏng ( Br2) và
thể rắn (I2). Vậy theo suy luận này, ở điều kiện thường astatine tồn tại ở thể rắn.
Câu 6. [CTST - SGK]
Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau:
→ → →
1) Cu + Cl2 2) Al + Br2 3) Ca(OH)2 + Cl2
→ →
0
> 70 C
 →
4) KOH + Br2 5) Cl2 + KBr 6) Br2 + NaI
Hướng dẫn giải

1) Cu + Cl2 CuCl2

2) 2Al + 3Br2 2AlBr3

3) 2Ca(OH)2 + 2 Cl2 CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O
> 700 C
→
4) 6KOH + 3Br2 5KBr+ KBrO3 + 3H2O

5) Cl2 + 2KBr 2KCl + Br2

6) Br2 + 2NaI 2NaBr + I2
Câu 7. [CTST - SGK] Hoàn thành các phương trình minh hoạ tính chất hoá học của các nguyên tố
halogen:
→ → →
a)Cl2 + H2 b) F2 + Cu c) I2 + Na
→ → →
d) Cl2 + Fe e) Br2 + Ca(OH)2 f) Cl2 + KOH

g) Br2 + KI
Hướng dẫn giải

a) Cl2 + H2 2HCl

b) F2 + Cu Cu F2

c) I2 + 2Na 2NaI

d) 3Cl2 + 2Fe 2FeCl3

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 3
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI


e) 2 Br2 + 2Ca(OH)2 CaBr2 + Ca(BrO)2 + 2H2O
1000 c


f) 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O

g) Br2 + 2 KI 2KBr + I2
Câu 8. [CTST - SGK] Giải thích vì sao các nguyên tố halogen không tồn tại ở dạng đơn chất trong tự
nhiên.
Hướng dẫn giải
Nguyên tử halogen có 7 electron lớp ngoài cùng, dễ dàng nhận 1 electron để đạt cấu hình electron bền
vững như khí hiếm, nên tính chất hoá học đặc trưng của các halogen là tính oxi hoá mạnh. Trong tự nhiên,
vì tính oxi hoá mạnh nên halogen oxi hoá hầu hết các chất, nên không tồn tại ở dạng tự do.
Câu 9. [KN-SGK] Từ các số oxi hóa của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có
tính khử?
Hướng dẫn giải
Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử vì trong đơn chất, chlorin có số oxi hóa 0, là số oxi hóa trung
gian. Trong các phản ứng hóa học chlorine có thể nhường electron để tạo thành chlorine có các số oxi hóa
dương (+1, +3, +5, +7) – thể hiện tính khử, có thể nhận elctron để tạo thành chlorine có số oxi hóa âm (-
1) – thể hiện tính oxi hóa.
Câu 10. [KN-SGK] Nguyên tử halogen có thể nhận thêm 1 electron từ nguyên tử kim loại hoặc góp
chung electron với nguyên tử phi kim. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử NaCl và HCl để minh
họa.
Câu 11. [KN-SGK] Từ bảng 21.2, nhận xét xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của
các halogen và giải thích.
Hướng dẫn giải
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng dần từ fluorine đến iodine.
Giải thích: Từ fluorine đến iodine, tương tác van der Waals giữa các phân tử đơn chất tăng do kích
thước phân tử tăng và số electron tăng.
Câu 12. [KN-SGK] Xác định chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng của sodium và iron với chlorine,
dùng mũi tên chỉ rõ sự nhường electron từ chất khử sang chất oxi hóa
Hướng dẫn giải

Câu 13. [KN-SGK] Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl2 để khử trùng 1 lít nước sinh hoạt. Tính
khối lượng Cl2 nhà máy cần dùng để khử trùng 80000 m3 nước sinh hoạt.
Hướng dẫn giải
3 7
Đổi 80.000 m thành 80.000.000 = 8.10 lit.
Vậy mCl2 = 5.8.107 = 4.108 mg = 400kg
Câu 14. [KN-SGK] Khí Cl2 phản ứng với dung dịch sodium hydroxide nóng tạo thành sodium
chloride, sodium chlorate và nước.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 4
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Lập phương trình hóa học của phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất oxi
hóa, chất khử.
Hướng dẫn giải

Câu 15. [KN-SGK] Viết phương trình hóa học minh họa tính oxi hóa giảm dần trong dãy Cl2, Br2, I2.
Hướng dẫn giải
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 chứng tỏ tính oxi hóa Cl2 > Br2.
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 chứng tỏ tính oxi hóa Br2 > I2.
Vậy: tính oxi hóa giảm dần theo thứ tự Cl2 > Br2 > I2.
Câu 16. [CD - SGK]Vì sao nước chlorine được sử dụng phổ biến để khử trùng, sát khuẩn ?
Hướng dẫn giải
Khi cho chlorine vào nước sẽ xảy ra phản ứng:
Cl2(aq) + H2O(l) ⇄ HCl(aq) + HClO(aq)
Phản ứng này là thuận nghịch nên tạo ra dung dịch gồm: nước, hydrochloric acid (HCl), hypochlorous
acid (HClO còn được viết là HOCl) và chlorine.Dungdịch này còn được gọi là dung dịch nước chlorine
Các chất trên đều có tính axit (HCl, HClO) hoặc có tính oxi hóa mạnh (HClO, Cl 2) có thể tiêu diệt vi
khuẩn
Vì vậy, nước chlorine được sử dụng phổ biến để khử trùng, sát khuẩn trong các nguồn nước cấp, môi
trường.
Câu 17. [CD - SGK] Trong điều kiện thường, halogen nào ở thể rắn? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Dựa theo xu hướng tăng khối lượng phân tử và sự tương tác giữa các phân tử.
Khi phân tử X2 có kích thước càng lớn và càng nhiều electron thì tương tác van der Waals giữa các
phân tử càng mạnh. Do đó, trong các halogen, tương tác tăng từ fluorine đến iodine.
Ở điều kiện thường bắt đầu từ iodine (I) tồn tại ở thể rắn, các nguyên tố có khối lượng phân tử lớn hơn
iodine (I) là astatine At, tennessine (Ts) cũng ở thể rắn
Câu 18. [CD - SGK] Calcium và fluorine kết hợp thành phân tử calcium fluoride, CaF 2. Trong đó,
nguyên tử nào đã nhường và nhường bao nhiêu electron? Nguyên tử nào đã nhận và nhận bao nhiêu
electron?
Hướng dẫn giải
Theo quy tắc octet:
Ca (Z = 20): [Ar]4s2 có xu hướng nhường 2 electron.
F (Z = 9): [He]2s22p5 có xu hướng nhận 1 electron
Khi calcium và fluorine kết hợp thành phân tử calcium fluoride (CaF 2) có sự nhận và nhường electron
như sau:
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 5
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

- Mỗi nguyên tử F nhận thêm 1 electron từ nguyên tử Ca tạo thành anion


⇒ Phân tử F2 gồm 2 nguyên tử F nhận tổng cộng 2 electron từ nguyên tử Ca
F2 + 2e → 2
- Đồng thời nguyên tử Ca đã nhường 2 electron để trở thành cation Ca2+
Ca → Ca2+ + 2e
- Giữa anion và cation hút nhau bằng lực hút tĩnh điện để tạo thành phân tử calcium fluoride (CaF2).
Phương trình hóa học của phản ứng là:
Ca + F2 → CaF2
Câu 19. [CD - SGK] Để hình thành phân tử phosphorus trichloride (PCl 3) thì mỗi nguyên tử chlorine
và phosphorus đã góp chung bao nhiêu electron hoá trị? Viết công thức Lewis của phân tử.
Hướng dẫn giải
Theo quy tắc octet:
P (Z = 15): [Ne]2s22p3 có 5 electron lớp ngoài cùng. Thiếu 3 electron để đạt được cấu hình electron
bền vững.
Cl (Z = 17): [Ne]2s22p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Thiếu 1 electron để đạt được cấu hình electron
bền vững.
Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử Cl đều cần thêm 1 electron. Vì
vậy, nguyên tử P sẽ góp chung 3 electron với 3 nguyên tử Cl để tạo nên 3 cặp electron chung cho cả hai
nguyên tử.
Công thức Lewis của phân tử:

Câu 20. [CD - SGK] Theo độ âm điện, boron trifluoride là hợp chất ion, thực tế nó là hợp chất cộng
hóa trị, với công thức Lewis như sau:

a) Viết phương trình hóa học tạo chất trên từ các đơn chất.
b) Phân tử BF3 có bao nhiêu liên kết σ và bao nhiêu liên kết π?
Hướng dẫn giải
a) Phương trình hóa học:
2B + 3F2 → 2BF3
b) Phân tử BF3 gồm 2 liên kết σ và 1 liên kết π.
Câu 21. [CD - SGK] Giả sử có thí nghiệm sau: Nhỏ nhanh vài giọt bromine màu nâu đỏ vào ống
nghiệm chứa nước, đậy kín, lắc đều. Trong dung dịch bromine có những chất nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Sau khi nhỏ nhanh vài giọt bromine vào ống nghiệm chứa nước, dung dịch bromine có những chất:
Br2, H2O, HBr, HBrO.
Br2(aq) + H2O(l) ⇄ HBr(aq) + HBrO(aq)
- Vì phản ứng xảy ra thuận nghịch nên trong dung dịch có cả chất tham gia và chất sản phẩm
Câu 22. [CD - SGK] Hãy giải thích vì sao các halogen không tồn tại tự do ở trong tự nhiên
Hướng dẫn giải
- Halogen là những chất oxi hóa mạnh, dễ dàng tác dụng với các chất khác trong tự nhiên: tác dụng với
nước, hydrogen,…
=> Trong tự nhiên, các halogen không tồn tại ở dạng đơn chất mà tồn tại ở dạng hợp chất
Câu 23. [CD - SGK]Hãy viết phương trình hoá học để chứng minh chlorine có tính oxi hoá mạnh hơn
bromine.
Hướng dẫn giải

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 6
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2


=> Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với NaBr tạo thành halogen có tính oxi hóa yếu hơn là
Br2
=> Chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn bromine
Câu 24. [CD - SGK]Trong công nghiệp, dung dịch sodium chloride được đem điện phân để có phản
ứng theo phương trình hóa học sau
NaCl(aq) + H₂O(1)→ A(aq) + X(g) + Y(g) (*)
Từ phản ứng giữa Y với dung dịch A sẽ sản xuất được hỗn hợp tẩy rửa phổ biến.
Từ phản ứng kết hợp giữa X và Y sẽ sản xuất được hydrogen chloride.
a) Hãy cho biết công thức hóa học của A, X, Y.
b) Hoàn thànhphương trình hóa học (*).
Hướng dẫn giải
- Chất tẩy rửa phổ biến là nước Javel gồm có NaCl và NaClO
=> Hai chất tác dụng với nhau để tạo thành nước Javel là: NaOH và Cl2
- Vì A ở dạng dung dịch, Y ở dạng khí
=> A là dung dịch NaOH, Y là khí Cl2
- Để sản xuất được hydrogen chloride cần: Cl2 và H2
- Mà Y là khí Cl2
=> X là khí H2
a) Công thức hóa học của A, X, Y lần lượt là: NaOH, H2, Cl2
b) Phương trình hóa học
2NaCl (aq) + 2H2O (l) → 2NaOH (aq) + H2 (g) + Cl2 (g) (*)
Câu 25. [CD - SGK] Astatine là nguyên tố phóng xạ, được xếp dưới nguyên tố iodine trong nhóm
VIIA. Thực tế, các nhà khoa học chỉ thu được đồng vị biến của astatine từ quá trình nghiên cứu về phóng
xạ, đồng thời nó chỉ tồn tại khoảng 8 giờ.
Dựa vào xu hướng biển đổi một số tính chất của nhóm halogen, hãy dự đoán:
a) Tính oxi hoá của nguyên tử astatine mạnh hơn hay yếu hơn so với nguyên tử iodine?
b) Đơn chất astatine có màu đậm hơn hay nhạt hơn so với đơn chất iodine?
Hướng dẫn giải
a) Trong nhóm halogen, đi từ F đến I có độ âm điện giảm dần
=> Tính oxi hóa giảm dần
=> Tính oxi hóa của nguyên tử astatine yếu hơn so với nguyên tử iodine
b) Trong nhóm halogen, đi từ F đến I có màu sắc của các đơn chất đậm dần
=> Đơn chất astatine có màu đậm hơn so với đơn chất iodine
Câu 26. [CD - SBT]
17.2. a) Điền tên và kí hiệu nguyên tố các halogen bền vào vị trí các nguyên tố A, B, C, D bên dưới.
Biết mỗi vòng tròn minh hoạ cho một nguyên tử với tỉ lệ kích thước tương ứng.

b) Viết công thức phân tử đơn chất của mỗi nguyên tố tương ứng.
c) Ở điều kiện nhiệt độ, áp suất thông thường, các đơn chất này tồn tại ở trạng thái nào? Từ đó, dự
đoán thứ tự tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tương ứng giữa chúng trong cùng điều kiện áp suất.
Hướng dẫn giải
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 7
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

a) A: fluorine, F;
B: bromine, Br;
C: iodine, I;
D: chlorine, Cl.
b) F₂, Br₂, I₂, Cl₂.
c) Ở điều kiện nhiệt độ, áp suất thông thường các đơn chất halogen có trạng thái biến đổi từ khí
(fluorine, chlorine) đến lỏng (bromine) và rắn (iodine).
Trong cùng điều kiện áp suất, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ
fluorine đến iodine, giải thích dựa vào xu hướng tăng khối lượng phân tử và sự tương tác giữa các phân
tử.
Trong nhóm VIIA, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, khối lượng nguyên tử có xu
hướng tăng ⇒ Khối lượng phân tử halogen X2 có xu hướng tăng tăng từ fluorine đến iodine
Khi phân tử X2 có kích thước càng lớn và càng nhiều electron thì tương tác van der Waals giữa các
phân tử càng mạnh. Do đó, trong các halogen, tương tác giữa các phân tử halogen X 2 tăng từ fluorine đến
iodine
Câu 27. [CD - SBT] Nhúng giấy quỳ vào dung dịch nước chlorine thì thấy giấy quỳ chuyển sang màu
đỏ. Nhưng ngay sau đó, màu đỏ trên giấy quỳ sẽ biến mất. Hãy giải thích hiện tượng này.
Hướng dẫn giải
Khí chlorine tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp gồm HCl và HClO
Cl2(aq) + H2O(l) ⇄ HCl(aq) + HClO(aq)
Do có acid nên làm giấy quỳ chuyển màu đỏ, tuy nhiên HClO có tính tẩy màu nên màu đỏ trên giấy
quỳ sẽ biến mất
Câu 28. [CTST - SBT] Giá trị độ âm điện của halogen và hydrogen trong bảng sau:

Nguyên tố H F Cl Br I
Giá trị độ âm điện 2,20 3,98 3,16 2,96 2,66
Dựa vào giá trị độ âm điện, sắp xếp theo thứ tự giảm dần khả năng liên kết của halogen với hydrogen.
So sánh độ phân cực của các phân tử hydrogen halide.
Hướng dẫn giải
Từ F đến I, độ âm điện giảm dần, khả năng liên kết với nguyên tử hydrogen giảm dần. Thứ tự giảm
dần khả năng liên kết với hydrogen: F > Cl > Br > I.

Hydrogen halide HF HCl HBr HI

Hiệu độ âm điện 3,98 - 2,20 = 1,78 3,16 – 2,20 = 0,96 2,96– 2,20 = 0,74 2,66– 2,20 = 0,46
trong phân tử HX

Độ phân cực của phân tử HF > HCl > HBr > HI.
Câu 29. [CTST - SBT] Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng chứng minh tính chất
halogen:

a) Br2 + K

b) F2 + H2O

c) Cl2 + Ca(OH)2

d) Cl2 + NaI
Nhận xét vai trò của halogen trong các phản ứng trên.
Hướng dẫn giải
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 8
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

a) +1 -1
Br20 + 2K0 → 2KBr ( Br2 có vai trò là chất oxi hoá)
b) -2 -1
2F20 + 2H2O → 2HF + O02 ( F2 có vai trò là chất oxi hoá)
c)
0 −1 +1
Cl 2 + Ca (OH) 2 = Ca Cl 2 + Ca (Cl O) 2 + H 2 O
      
Cloruavoâ
i
hay
Cl 2 + Ca(OH)2 = CaOCl 2 + H2O
14 2 43
Clorua voâ
i

( Cl2 có vai trò là chất oxi hoá và là chất khử)


d) 0 +1 -1 +1 -1 0

Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2 ( Cl2 có vai trò là chất oxi hoá)
Câu 30. [CTST - SBT] Muối NaCl có lẫn một ít NaI. Nhận biết sự có mặt của muối NaI có trong hỗn
hợp.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Hoà tan mẫu muối vào nước, thêm vài giọt hồ tinh bột, hỗn hợp dung dịch không màu
Bước 2: Nhỏ vài giọt nước chlorine vào hỗn hợp dung dịch trên, xuất hiện màu xanh đen.

Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2
Đặc trưng của iodine gặp hồ tinh bột, dung dịch có màu xanh đen.
Câu 31. [CTST - SBT] Trong hợp chất số oxi hóa của halogen (trừ F) thường là-1, +1, +1, +3, +5,
+ 7. Tại sao các số oxi hoá chẵn không đặc trưng đối với halogen trong hợp chất?
Hướng dẫn giải
2 2 6 2 5
Chlorine (Cl) 1s 2s 2p 3s 3p
Bromine (Br) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5
Iodine ( I) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d10 5s2 5p5
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử halogen ns 2 np5 có một slectron không ghép đôi,
chlorine, bromine, iotdine tạo hợp chất có mức oxi hoá -1 khi liên kết với nguyên tử có độ âm điện nhỏ
hơn như kim loại, hydrogen…. Và tạo mức oxi hoá +1 khi liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
như oxygen, florine… Ngoài ra chlorine, bromine, iotdine còn các ô lượng tử chưa lấp đầy, có thể xảy ra
các quá trình kích thích electron lên phân mức năng lượng cao hơn, tạo ra mức oxi hoá +3, +5, +7. Vì vậy,
các số oxi hoá chẵn không đặc trưng đối với halogen trong hợp chất.
Câu 32. [CTST - SBT] Tại sao trong hợp chất của halogen, nguyên tố fluorine chỉ thể hiện số oxi hóa
là – 1. Còn các nguyên tố chlorine, bromine, iodine là -1, +1, +1, +3, +5, + 7?
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử halogen ns 2 np5 có một slectron không ghép đôi,
chlorine, bromine, iodine tạo hợp chất có mức oxi hoá -1 khi liên kết với nguyên tử có độ âm điện nhỏ
hơn như kim loại, hydrogen…. Và tạo mức oxi hoá +1 khi liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
như oxygen, florine… Ngoài ra chlorine, bromine, iodine còn các ô lượng tử chưa lấp đầy, có thể xảy ra
các quá trình kích thích electron lên phân mức năng lượng cao hơn, tạo ra mức oxi hoá +3,+5, +7.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 9
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Cấu hình electron của fluorine là 1s2 2s2 2p5 ở lớp electron ngoài
cùng có một electron không ghép đôi, không có ô lượng tử trống, khi
hình thành liên kết hoá học, không có nguyên tử nào có độ âm điện
lớn hơn fluorine đủ để cung cấp năng lượng cho quá trình kích thích,
vì vậy fluorine chỉ thể hiện mức oxi hoá -1 trong các hợp chất.
Câu 33. 22. [CTST - SBT]Tại sao đơn chất halogen ít tan trong
nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực như hexane
( C6H14), carbon tetracholoride ( CCl4)?
Hướng dẫn giải
Chất tan dễ dàng hoà tan trong dung môi có cùng bản chất: chất tan phân cực dễ tan trong dung môi
phân cực và ngược lại. Đơn chất halogen là chất không phân cực nên dễ tan trong các dung môi không
phân cực như hexane ( C6H14), carbon tetracholoride ( CCl4) và ít tan trong dung môi phân cực như nước.
Câu 34. [CTST - SBT] Tại sao chỉ có tên gọi nước chlorine, bromine, iodine nhưng không có nước
fluorine?
Hướng dẫn giải
25o C
Dựa trên kết quả thực nghiệm về độ hoà tan của các halogen trong nước ở , fluorine phản ứng
mãnh liệt với nước theo phương trình: 2F 2 + 2H2O → 4HF + O2 nên không tồn tại nước fluorine. Các
halogen còn lại tác dụng chậm và tan một phần trong nước tạo thành nước halogen tương ứng.
Câu 35. [CTST - SBT] Các hợp chất hypochlorite hay Chlorine ( NaClO, Ca(ClO)2) là các hoá chất
có tính oxi hoá rất mạnh, có khả năng sát trùng, sát khuẩn, làm sạch nguồn nước ( Chlorine được nhắc
đến là tên thương mại, không phải là đơn chất Cl2) Chlorine ở nồng độ xác định có khả năng tiêu diệt một
số mầm bệnh như:
Mầm bệnh Thời gian tiêu diệt
E.coli 0157:H7 ( gây tiêu chảy ra máu, suy thận) < 1 phút
Hepatllis A virus ( gây bệnh viêm gan siêu vi A) 16 phút
Kí sinh trùng Giardia ( gây tiêu chảy, đau bụng và và sụt cân) 45 phút

Chlorile cần dùng là tổng lượng chlorile cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh và oxi hoá các chất khử trong
nước như iron, manganese, hydrogen sulfide và lượng chlorine tự do còn lại sau khoảng thời gian nhất
định. Một nhà máy xử lí nước muốn làm sạch 1 lít nước thì lượng chlorile cần dùng trong một ngày là 11
mg để duy trì lượng chlorine tự do từ 0,1 đến 0,2 mg/l tại vòi sử dụng. Một ngày, nhà máy phải cung cấp
3000 m3 nước xử lí, thì lượng chlorine cần dùng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
3
1m = 1000 lít
Để xử lí 1 lít nước cần 11mg chlorine, nhà máy xử lí 3000 m3 nước / ngày cần khối lượng chlorine là :
106
3000 x 11 x 1000 = 33 x mg = 33 kg.

3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao


Câu 36. [CTST - SGK] Chloramine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn
trên các bề mặt. vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao,
chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên
nén ( mỗi viên có khối lượng 0,3- 2,0 gam) và dạng bột. Chloramine B 25% ( 250 mg chlorine hoạt tính
trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 10
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

a)Nồng độ chloramine B khi hoà tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước
sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% ( loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít
nước?
b)Chloramine B nồng độ 2% dùng để phun xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn, virus gây
bệnh. Để pha chế dung dịch này, sử dụng Chloramine B 25% dạng bột, vậy cần bao nhiêu gam bột
chloramine B 25% pha với 1 lít nước để được dung dịch sát khuẩn 2%.
Hướng dẫn giải
a)Gọi a là số viên nén chloramine B 25% cần dùng
mnuoc = Vnuoc .d = 200000( gam) d nuoc : 1g / ml
, vì
0, 25 × a
C% = ×100 = 10−3 ⇒ a = 8
0, 25 × a + 200 000
(viên)
Số viên nén chloramine B 25% cần dùng để xử lí 200 lít nước sinh hoạt là 8 viên
b) Gọi b là khối lượng (gam) bột chloramine B 25% cần dùng

mnuoc = Vnuoc .d = 1000( gam) d nuoc : 1g / ml


, vì
0, 25 × b
C% = ×100 = 2 ⇒ b = 81, 63
0, 25 × b + 1000
(g)
Để pha 1 lít dung dịch nước sát khuẩn chloramine B nồng độ 2% cần hoà tan 81,63 gam bột
chloramine B 25% vào 1 lít nước ( sự thay đổi thể tích dung dịch không đáng kể).
Câu 37. [KN-SGK] Trong tự nhiên, các nguyên tố halogen tồn tại ở dạng hợp chất. Viết công thức
một vài hợp chất của halogen thường được dùng trong thực tế.
Hướng dẫn giải
F NaF: Sử dụng làm thuốc chống sâu răng, bổ sung vào kem đánh răng.
Ca5(PO4)3F: Sản xuất phân lân.
CaF2: Chế tạo lăng kính, thấu kính quang học.
Na3AlF6: Chất điện li trơ dùng trong sản xuất nhôm.
HF: Sản xuất chế phẩm để khắc chữ lên thủy tinh.
: Tạo lớp chống dính trên bề mặt dụng cụ nấu nướng
Cl NaCl: Muối ăn, muối mỏ, nước muối sinh lí, nguyên liệu sản xuất xút, chlorine,
nước Javel.
NaClO: Nước Javel.
CaOCl2: Sản xuất chất tẩy rửa, diệt trùng.
Chloramin-B (C6H6ClNO2S): Chất diệt trùng, tẩy uế.
KCl: Sản xuất phân kali.
: Sản xuất nhựa PVC.
KClO3: Sản xuất thuốc nổ, pháo hoa, thuốc ở đầu que diêm.
HCl: Dùng trong nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, phân bón,…
Br AgBr: Dùng tráng phim trong nhiếp ảnh.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 11
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

I KI hoặc KIO3: Bổ sung nguyên tố iodine trong muối iodised.


Câu 38. [KN-SGK] Khi sản xuất chlorine trong công nghiệp, NaOH và H2 được tạo thành ở cực âm,
còn Cl2 được tạo thành ở cực dương. Tại sao cần sử dụng màng ngăn xốp để ngăn cách 2 điện cực.
Hướng dẫn giải
Vai trò của màng ngăn xốp để ngăn không cho các phân tử Cl 2 hình thành ở cực dương khuếch tán
sang cực âm và ngăn các ion OH- hình thành ở cực âm khuếch tán sang cực dương.
Nếu không có màng ngăn xốp sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa Cl 2 và NaOH, khi đó sản phẩm thu
được sẽ là nước Javel chứ không phải chlorine.
Câu 39. [KN-SBT] Thực nghiệm cho thấy các phản ứng: H2(g) + X2(g) 2HX(g) trong dãy halogen
xảy ra với mức độ giảm dần từ F2 đến I2. Biến thiên enthalpy của các phản ứng thay đổi như thế nào trong
dãy trên?
Hướng dẫn giải
F2 tác dụng với H2 mạnh nhất nên phản ứng H2(g) + F2(g) → 2HF(g) có biến thiên enthalpy âm nhất.
I2 tác dụng với H2 yếu nhất nên phản ứng H2(g) + I2(g) → 2HI(g) có biến thiên enthalpy ít âm nhất.
Vậy: Biến thiên enthalpy của các phản ứng tăng dần trong dãy các halogen từ F2 đến I2.
Câu 40. [KN-SBT] Đốt cháy hoàn toàn 0,48 gam kim loại M ( hóa trị II) bằng khí chlorine, thu được
1,332 gam muối chloride. Xác định kim loại M.
Hướng dẫn giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mCl2 = 1,332 – 0,48 = 0,852 (gam) => nCl2 = = 0,012 (mol)
Phương trình phản ứng:M + Cl2 MCl2
Mol: 0,012 ← 0,012
M = = 40. M là Ca
Câu 41. [KN-SBT] Nung nóng một bình bằng thép có chứa 0,04 mol H2 và 0,04 mol Cl2 để thực hiện
phản ứng, thu được 0,072 mol khí HCl.
a, Tính hiệu suất của phản ứng tạo thành khí HCl.
b, Ở cùng nhiệt độ thường, áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng lần lượt là P 1 và P2. Hãy so
sánh P1 và P2.
Hướng dẫn giải
a) Phương trình phản ứng: H2 + Cl2 → 2HCl
Ban đầu (mol):0,04 0,04
Phản ứng (mol): 0,036 0,036 ← 0,072
Vậy hiệu suất phản ứng là H =.100% = 90%.
b) Phản ứng có số mol khí 2 vế bằng nhau nên tổng số mol khí trước và sau phản ứng bằng nhau nên
áp suất bằng nhau: P1 = P2.
Câu 42. [KN-SBT] Có 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch muối X của Kali. Cho vài giọt
dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng. Nhỏ vài giọt nước Br2 vào ống
thứ hai, lắc đều rồi thêm hồ tinh bột, thấy có màu xanh tím. Xác định công thức hóa học của X và viết các
phương trình hóa học của các phản ứng.
Hướng dẫn giải
Hiện tượng hồ tinh bột chuyển màu xanh tím chứng tỏ sau phản ứng ống thứ hai có sinh ra I 2 nên muối
X là KI.
Phương trình hóa học của các phản ứng:
KI + AgNO3 → KNO3 + AgI
2KI + Br2 → 2KBr + I2

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 12
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 43. [KN-SBT] Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế, làm khô và thu vào bình theo
sơ đồ dưới đây.

Hãy đề xuất một dung dịch để sử dụng cho từng mục đích sau:
a) Cho vào bình làm khô để làm khô khí Cl2.
b) Tẩm vào bông đậy bình thu khí để hạn chế khí Cl2 bay ra.
Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa (nếu có)
Hướng dẫn giải
a) Dung dịch hút ẩm cần có khả năng hút nước và không tác dụng với chất cần làm khô là Cl 2, do vậy
không chọn dung dịch có tính kiềm. Chọn dung dịch H2SO4 đặc.
b) Để hạn chế khí Cl2 bay ra cần chọn dung dịch có tính kiềm để tẩm vào bông đậy ở miệng bình thu
khí. Chọn dung dịch NaOH 4% hoặc dung dịch nước vôi trong.
Phương trình hóa học:Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Câu 44. [CD - SGK] Dựa vào xu hướng biến đổi tính chất của các đơn chất halogen trong bảng 17.3,
hãy dự đoán về thể (trạng thái) của đơn chất astatine ở điều kiện thường. Giải thích.

Hướng dẫn giải


Khi phân tử halogen có kích thước càng lớn và càng nhiều electron thì mức độ chuyển động hỗn loạn
của các electron càng cao. Vì vậy thường xuyên có sự phân bố không đồng đều các electron tại một thời
điểm nào đó, dễ làm xuất hiện các lưỡng cực tạm thời ở mỗi phân tử. Điều này sẽ làm tăng tương tác van
der Waals giữa các phân tử halogen với nhau hay nói cách khác các phân tử halogen tương tác với nhau
chặt chẽ hơn.
Trong nhóm VIIA, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, khối lượng nguyên tử có xu
hướng tăng ⇒ Khối lượng phân tử halogen X 2 có xu hướng tăng ⇒ Sự tương tác giữa các phân tử trong
mỗi halogen X2 tăng.
Dựa vào bảng 17.3 ta có thể thấy thể của các halogen ở điều kiện thường biến đổi từ khí (fluorine,
chlorine) đến lỏng (bromine) và rắn (iodine). Mà astatine có khối lượng phân tử lớn hơn iodine.
Vậy ta có thể dự đoán đơn chất astatine tồn tại ở thể rắn ở điều kiện thường.
Câu 45. [CD - SGK] Thí nghiệm chlorine phản ứng với hydrogen được mô tả như sau:
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 13
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Chuẩn bị thí nghiệm như hình 17.1a với các ống


nghiệm cùng đặt vào một giá thí nghiệm.
Bơm vài giọt dung dịch hydrochloric acid (HCl)
đặc từ xi-lanh chứa acid vào ống nghiệm chứa tinh thể
potassium permanganate (thuốc tím, KMnO4) – ống
nghiệm (1) để tạo khí chlorine.
Khi pit-tông nâng lên khoảng 1/2 chiều cao của xi-
lanh thu khí thì ngừng bơm acid (hình 17.1b).
Rút xi-lanh thu khi ra khỏi ống nghiệm (1), chuyển
sang ghim vào ống nghiệm chứa kẽm – ống nghiệm (2) (hình 17.1c). Chuyển xi-lanh chứa dung dịch
hydrochloric acid sang ống nghiệm (2).
 Bơm vài giọt dung dịch hydrochloric acid từ xi-lanh chứa acid vào ống nghiệm (2) để tạo khí
hydrogen. Đến khi pit-tông được nâng lên khoảng 2/3 xi-lanh thu khí thì ngừng bơm acid.
 Rút xi-lanh thu khí ra khỏi ống nghiệm (2). Ghim xi-lanh chứa hỗn hợp khí vào một nút cao su như
hình 17.1d rồi kẹp vào giá thí nghiệm.
 Dùng đèn tử ngoại chiếu vào xi-lanh chứa hỗn hợp khí (hoặc dùng ngọn lửa hơ nhẹ bên ngoài xi-
lanh).
- Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra khi dùng đèn tử ngoại chiếu vào xi-lanh chứa hỗn hợp khí
(hoặc khi dùng ngọn lửa hơ nhẹ bên ngoài xi-lanh).
-Nếu thay khí chlorine bằng hơi iodine thì phản ứng giữa hơi iodine và hydrogen có thể xảy ra hiện
tượng như đã thấy trong thí nghiệm trên không? Giải thích.

Hướng dẫn giải

+ Khi dùng đèn tử ngoại chiếu vào xi-lanh chứa hỗn hợp khí (hoặc dùng ngọn lửa hơ nhẹ bên ngoài xi-
lanh)

Hiện tượng: Có tiếng nổ trong xi-lanh, màu vàng lục của khí Cl2 biến mất, xuất hiện khói trắng đục.

Giải thích: Khi có đèn tử ngoại chiếu vào xi-lanh (hoặc dùng ngọn lửa hơ nhẹ bên ngoài xi-lanh) khí
H2 đã xảy ra phản ứng với khí Cl2 (có màu vàng lục) tạo khói trắng đục chính là khí HCl.

Phương trình hóa học của phản ứng:

H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)

+ Nếu thay khí chlorine bằng hơi iodine thì phản ứng giữa hơi iodine và hydrogen không có tiếng nổ
như phản ứng của khí chlorine với hydrogen. Bên cạnh đó khi có đèn tử ngoại chiếu vào phản ứng không
xảy ra mà cần dùng ngọn lửa hơ bên ngoài xi-lanh phản ứng mới xảy ra. Do tính oxi hóa của iodine yếu
hơn tính oxi hóa của chlorine

Phản ứng giữa hơi iodine và hydrogen là phản ứng thuận nghịch. Cần đun nóng để phản ứng diễn ra.
Sản phẩm là hỗn hợp gồm HI sinh ra và lượng H2, I2 còn lại.

Phương trình hóa học: H2 + I2 ⇄ 2HI

Câu 46. [CD - SGK] Thí nghiệm 1:


• Nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch sodium bromide hoặc potassium bromide loãng.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 14
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

• Nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước chlorine và lắc nhẹ.
• Có thể tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 mL cyclohexane.
Thí nghiệm 2:
•Nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch sodium iodide hoặc potassium iodide loãng.
•Nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước bromine loãng và lắc nhẹ. Có thể thêm tiếp vào ống nghiệm
khoảng 2 mL cyclohexane.
•Thêm tiếp vào ống nghiệm vài giọt hồ tinh bột.
Giải thích các hiện tượng xảy ra và minh hoạ bằng phương trình hoá học.
Hướng dẫn giải
Thí nghiệm 1: Khi cho nước chlorine (Cl2) màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium bromide (NaBr)
không màu hoặc dung dịch potassium bromide (KBr) không màu thì tạo ra dung dịch màu vàng nâu của
bromine (Br2)
Phương trình hóa học:
Cl2(aq) + 2NaBr(aq) → 2NaCl(aq) + Br2(aq)
Hoặc Cl2(aq) + 2KBr(aq) → 2KCl(aq) + Br2(aq)
Thí nghiệm 2:
Hiện tượng: Khi cho nước bromine (Br2) màu vàng nâu vào dung dịch sodium iodine (NaI) không màu
hoặc potassium iodine (KI) không màu có thêm hồ tinh bột thì thấy dung dịch màu vàng nâu chuyển sang
màu xanh tím.
Giải thích: Do Br2 màu vàng nâu đã phản ứng với dung dịch NaI hoặc KI không màu để hình thành
đơn chất I2 được tinh bột hấp thụ tạo dung dịch có màu xanh tím.
Phương trình hóa học: Br2(aq) + 2NaI(aq) → 2NaBr(aq) + I2(s)
Hoặc Br2(aq) + 2KI(aq) → 2KBr(aq) + I2(s)
Câu 47. [CD - SGK] Khi cho khí fluorine vào dung dịch sodium chloride thì fluorine phản ứng với
nước mà không phản ứng với sodium chloride. Vậy, hãy dự đoán giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của
phản ứng nào dưới đây có thể âm hơn so với phản ứng còn lại.
F₂(aq) + H₂O(l) →2HF(aq) + 1/2 O2 (g)
F₂(aq) + 2NaCl(aq) → 2NaF (aq) + Cl₂(g)
Hướng dẫn giải
- Giá trị biến thiên enthalpy càng âm thì phản ứng diễn ra thuận lợi
- Khi cho khí fluorine vào dung dịch sodium chloride thì fluorine phản ứng với nước mà không phản
ứng với sodium chloride
=> Phản ứng của fluorine với nước diễn ra thuận lợi hơn
=> Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng F2 với H2O âm hơn
Câu 48. [CD - SGK] Thí nghiệm tính tẩy màu của khí chlorine. Chuẩn bị thí nghiệm như hình 17.2

Bóp nhẹ phần cao su của ống nhỏ giọt để dung dịch hydrochloric acid chảy xuống ống nghiệm. Quan
sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 15
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Hướng dẫn giải


- Hiện tượng: Xuất hiện khí màu vàng và giấy màu ẩm bị nhạt màu dần rồi mất màu
- Giải thích:
+ Khi nhỏ HCl đặc vào tinh thể KMnO4, sản phẩm tạo thành có khí chlorine:
2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
+ Khí chlorine tác dụng với nước ở giấy màu ẩm tạo thành hỗn hợp có tính tẩy màu: HCl và HClO
Cl2(aq) + H2O(l) ⇄ HCl(aq) + HClO(aq)
=> Dung dịch này còn được gọi là dung dịch nước chlorine, có tính tẩy màu, sát khuẩn
Câu 49. [CD - SGK] Tra cứu các giá trị năng lượng liên kết ở phụ lục 2

a) Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn ∆t H0298 của hai phản ứng dưới đây
F₂(g) + H₂(g) → 2HF(g)
O₂(g) + 2H₂(g) →2H₂O(g)
b) Ở hai phản ứng trên, fluorine và oxygen đều đóng vai trò là chất oxi hoá.
Dựa vào giá trị ∆t H0298, cho biết phản ủng oxi hoá – khử nào thuận lợi hơn
Hướng dẫn giải
a) - Xét phản ứng: F2(g) + H2(g) → 2HF (g)
+ Ta có: ∆rH0298 = Eb(F2) + Eb(H2) – 2xEb(HF) = 159 + 436 – 2x565 = -535 (kJ/mol)
- Xét phản ứng: O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g)
+ Ta có: ∆rH0298 = Eb(O2) + 2xEb(H2) – 2x2xEb(OH) = 142 + 2x436 – 2x2x464 = -842 (kJ/mol)
b)Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng (2) âm hơn giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng (1)
=> Phản ứng oxi hóa – khử (2) diễn ra thuận lợi hơn
Câu 50. [CD - SGK]Một trong những ứng dụng của chlorine trong đời sống là khử trùng nước sinh
hoạt tại các nhà máy xử lí và cấp nước. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine
dư vào nước sinh hoạt. Lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt còn có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm
của vi khuẩn trong quá trình phân phối trong đường ống dẫn nước và trữ nước tại nhà
Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia (QCVN 01 – 1: 2018/BYT), hàm lượng chlorine tự do đối với nước
sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ 0,2 – 1 mg L -1. Nếu hàm lượng chlorine nhỏ hơn 0,2 – 1 mg L -1

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 16
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

thì không tiêu diệt hết vi khuẩn và không xử lí được hết chất hữu cơ. Ngược lại, lượng chlorine trong
nước lớn hơn 1,0 mg L-1 sẽ gây dị ứng.
Carbon trong than hoạt tính sẽ tương tác trực tiếp với chlorine, giúp loại bỏ chlorine và các hợp chất
chlorine bằng cơ chế hấp thụ bề mặt. Khi chiều tia cực tím với cường độ cao vào nước cũng làm giảm
lượng chlorine. Các máy lọc nước RO (reverse osmosis: thẩm thấu ngược) cũng có thể giúp loại bỏ lượng
chlorme trong nước một cách hiệu quả
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây
a) Dấu hiệu nào cho thấy chlorine có trong nước sinh hoạt?
b) Vì sao người ta cần cho chlorine đến dư vào nước sinh hoạt?
c) Cho biết một số phương pháp có thể loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt
Hướng dẫn giải
a) Chlorine có mùi xốc, nên khi sử dụng nước sinh có chlorine, chúng ta sẽ ngửi thấy mùi của nước
chlorine
b) Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Lượng
chlorine dư trong nước sinh hoạt còn có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình
phân phối trong đường ống dẫn nước và trữ nước tại nhà
c) Một số phương pháp để loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt:
- Sử dụng máy lọc nước than hoạt tính
- Phơi chậu nước ra ngoài ánh nắng mặt trời => Tia cực tím với cường độ cao vào nước cùng làm giảm
lượng chlorine
- Sử dụng máy lọc nước RO (thẩm thấu ngược) cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước
Câu 51. [CD - SGK] Xét các phản ứng: X2(g) + H2(g) → 2HX(g) ∆rH0298 (*)
Với X lần lượt là Cl, Br, I
Dựa vào Phụ lục 2:
a) Hãy tính biến thiên
enthalpy chuẩn ∆rH0298 của mỗi
phản ứng
b) Dựa vào kết quả ∆rH0298, dự
đoán phản ứng của halogen nào
với hydrogen thuận lợi nhất

Hướng dẫn giải


a) - Xét Cl: Cl2(g) + H2(g) →
2HCl (g)
=> ∆rH0298 = Eb(Cl2) + Eb(H2)
– 2xEb(HCl) = 243 + 436 –
2x431 = -183 kJ/mol
- Xét Br: Br2(g) + H2(g) → 2HBr (g)
=> ∆rH0298 = Eb(Br2) + Eb(H2) – 2xEb(HBr) = 193 + 436 – 2x364 = -99 kJ/mol
- Xét I: I2(g) + H2(g) → 2HI (g)
=> ∆rH0298 = Eb(I2) + Eb(H2) – 2xEb(HI) = 151 + 436 – 2x297 = -7 kJ/mol
b) Giá trị biến thiên enthalpy nào âm hơn thì phản ứng đó diễn ra thuận lợi hơn
=> Phản ứng của chlorine với hydrogen diễn ra thuận lợi nhất

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 17
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 52. [CD - SBT] Ở các đô thị, khi thay nước cho các bồn nuôi cá cảnh, người ta không cho trực
tiếp nước sinh hoạt (nước máy) vào bồn cá. Nước này phải được chứa trong xô, thau, chậu khoảng một
ngày rồi mới được cho vào bồn nuôi cá. Hãy giải thích.
Hướng dẫn giải
Làm giảm lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt: chlorine phát tán vào không khí.
Câu 53. [CD - SBT] Để bảo đảm vệ sinh, nước ở các hồ bơi thường xuyên được xử lí bằng hoá chất.
Hãy tìm hiểu và cho biết:
a) Các hoá chất nào thường được sử dụng để xử lí vi khuẩn có trong nước hồ bơi?
b) Nhờ đâu mà các hoá chất ấy giúp xử lí vi khuẩn có trong nước hồ bơi?
c) Để bảo đảm an toàn cho người bơi trong hồ, cần lưu ý gì khi sử dụng các hoá chất ấy?
Hướng dẫn giải
Học sinh chủ động tìm hiểu thông tin từ các nguồn học liệu khác nhau, có thể từ các nguồn học liệu số
trên internet. Từ đó, học sinh xác định được sự đa dạng trong sử dụng chất khử khuẩn nước hồ bơi. Dưới
đây là thông tin gợi ý.
a) Do khó bảo quản trong vận chuyển và lưu trữ, nước chlorine ít được sử dụng để khử khuẩn nước hồ
bơi. Hiện nay, trong thực tế, để khử khuẩn cho hồ bơi, người ta có thể dùng nước Javel hoặc chlorine 70
(Ca(OCl)2 hay Ca(ClO)2 calcium hypochlorite dạng bột dễ bảo quản, lưu trữ và sử dụng. Chất này có hàm
lượng ion hypochlorite lớn hơn so với nước Javel khoảng 70%).
Ngoài ra, người ta còn sử dụng hoá chất TCCA 90 dạng viên chứa hợp chất trichloroisocyanuric acid
(C3Cl3N3O3).
b+c) Với Nước Javel hoặc chlorine 70 (Ca(OCl) 2 hay Ca(ClO)2 calcium hypochlorite dạng bột. Các
hóa chất này cung cấp ion hypochlorite và hypochlorous acid có tính sát khuẩn cao, giúp khử khuẩn cho
hồ bơi. Lưu ý: Do ion hypochlorite và hypochlorous acid dễ bị phân huỷ khi tiếp xúc trực tiếp với ánh
sáng mặt trời nên việc khử khuẩn hồ bơi thường được thực hiện vào ban đêm.
Với hoá chất TCCA 90 dạng viên chứa hợp chất trichloroisocyanuric acid (C 3Cl3N3O3). Hợp chất này
khi tan trong nước tạo thành hypochlorous acid và cyanuric acid. Trong đó, cyanuric acid có tác dụng ổn
định tính khử khuẩn của hypochlorous acid dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Câu 54. [CD - SBT] Xét các phản ứng:X₂(g) + H₂(g) → 2HX(g) rH0298 (*)
với X lần lượt là C1, Br, I.
Giá trị năng lượng liên kết (kJ mol-l) một số chất được cho trong Phụ lục 2, SGK Hoá học 10, Cánh
Diều.
a) Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng (*).
b) Hãy sắp xếp các phản ứng (*) theo thứ tự giảm dần của lượng nhiệt toả ra
Hướng dẫn giải
a) Xét các phản ứng:
X₂(g) + H₂(g) → 2HX(g) ∆rH0298
Biến thiên enthalpy chuẩn được tính theo công thức:
∆rH0298 (*)= (1 x E(X-X) +1x E(H-H)) - 2x E(H-X)
Cụ thể, với phản ứng: Cl2(g)+H2(g) → 2HCl(g)
∆rH0298 = (1 x 243 + 1 x 436)-2 x 431 = -183 (kJ).
Tương tự: Br₂(g) + H₂(g) → 2HBr(g)∆rH0298 = -99 kJ.
I₂(g) + H₂(g) → 2HI(g) ∆rH0298 = - 7 kJ.
b) Nhiệt lượng toả ra trong phản ứng của Cl 2> Br2> I2. Phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy chuẩn
càng âm thì toả nhiệt càng nhiều.
Câu 55. [CD - SBT]
Từ bảng giá trị năng lượng liên kết (kJ mol-l) dưới đây:
F-F H-H O2 H-F O-H
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 18
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

159 436 498 565 464


Hãy cho biết:
a) Liên kết nào bền nhất, liên kết nào kém bền nhất?
b) Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của hai phản ứng sau là bao nhiêu?
F₂(g) + H₂(g) → 2HF(g) (1)
O₂(g) + 2H₂(g) → 2H₂O(g) (2)
c) Trong hai phản ứng (1) và (2), phản ứng nào toả nhiệt nhiều hơn?
Hướng dẫn giải
a) Liên kết bền nhất là H-F. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền.
b) Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn tính theo năng lượng liên kết với từng phản ứng được tính như sau
Với phản ứng (1): ∆rH0298 = (1 E(F-F) +1 E(H-H)) - 2 E(H-F)= 159 + 436 - 2565 = -535 kJ
Với phản ứng (2): ∆rH0298 = (1 E(O-O) +2 E(H-H)) - 22E(O-H)= 498 + 2 - 2464= -486 kJ
c) Phản ứng (1) toả ra nhiều nhiệt hơn. Phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy chuẩn âm hơn thì sẽ toả
nhiệt nhiều hơn.
Câu 56. [CD - SBT]
Người ta thường tách bromine trong rong biển bằng quá trình sục khí chlorine vào dung dịch chiết
chứa ion bromide. Phương trình hoá học của phản ứng có thể được mô tả dạng thu gọn như sau:
2Br¯(aq) + Cl₂(aq) → 2Cl(aq) + Br₂(aq)
Cho các số liệu enthalpy tạo thành chuẩn fH0298 (kJ mol-1) trong bảng dưới đây:
Br - (aq) Cl - (aq) Br2(aq) Cl2(aq)
-121,55 -167,16 -2,16 -17,30
a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng trên.
b) Phản ứng trên có thuận lợi về năng lượng không?
Hướng dẫn giải
a) Với phản ứng:
2Br - (aq) + Cl₂(aq) → 2Cl - (aq) + Br₂(aq)
Dựa vào enthalpy tạo thành chuẩn của các chất, biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được tính như
sau:
∆rH0298 = 2 ×∆fH0298 (Cl–(aq)) + ∆fH0298 (Br₂(aq))-2 ×∆fH0298 (Br–(aq)) -∆fH0298 (Cl₂(aq))
= 2 × (-167,16) + 1 × (-2,16)-2 × (-121,55)-1× (-17,30)
=-76,08 (kJ).
b) Đây là phản ứng toả nhiệt nên thuận lợi về mặt năng lượng. Thực tế, phản ứng trên diễn ra dễ dàng.
Câu 57. [CD - SBT]
Hình sau đây là một phần phổ khối lượng của chlorine. Phổ này có hai tín hiệu, là hai đường thẳng
xuất phát từ toạ độ 35 và 37 trên trục hoành. Nhờ đó, người ta biết được nguyên tố chlorine có hai đồng vị
bền là 35C1 và 37C1. Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị cũng là tỉ lệ độ cao h 1 và h2 (hay tỉ lệ cường độ
tương đối) của hai tín hiệu:

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 19
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

a) Dùng thước (độ chia nhỏ nhất là mm) để đo h1 và h2. Từ đó tính tỉ lệ h1: h2.
b) Số nguyên tử đồng vị 35C1 gấp bao nhiêu lần số nguyên tử đồng vị 37C1?
c) Xác định phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị.
d) Xác định nguyên tử khối trung bình của chlorine.
Hướng dẫn giải
a) Sau khi đo, sẽ tính được tỉ lệ hl: h2 = k (k là một số cụ thể)
b) Khoảng k lần
c) Thay k vào các biểu thức sau để tính % số nguyên tử mỗi đồng vị:
% 35C1 = × 100%;
% 37C1 = × 100%;
d) Nguyên tử khối trung bình của chlorine là:
hay
Tuỳ theo mức độ sai số khi đo hl và h2 mà học sinh sẽ tính được giá trị k không nhất thiết trùng nhau.
Vì vậy, giá trị nguyên tử khối trung bình mỗi học sinh tính được sẽ có sai biệt, nhưng không đáng kể.
Giá trị nguyên tử khối trung bình mỗi học sinh xác định được có thể dao động từ 35,45 đến35,49.
VD sô liệu cụ thể:
a) Đo được: h1=3,6cm, h2=1,1cm
 k 3,3
b) Số nguyên tử đồng vị 35C1 gấp khoảng 3,3 lần số nguyên tử đồng vị 37C1
c) Thay k =3,3 vào các biểu thức
% 35C1 = × 100% = 76,74
% 37C1 = × 100% = 23,26
d)Nguyên tử khối trung bình của chlorine là:
hay = 35,47
Câu 23(VD): Bromine là nguyên liệu điều chế các hợp chất chứa bromine trong y dược, nhiếp ảnh,
chất nhuộm, chất chống nổ cho động cơ đốt trong, thuốc trừ sâu... Để sản xuất bromine từ nguồn nước
biển có hàm lượng 84,975 gam NaBr/m 3 nước biển người ta dùng phương pháp thổi khí cho vào nước
biển. Lượng khí chlorine phải nhiều hơn 10% so với lí thuyết. Tính lượng chlorine cần dùng để sản xuất
được 1 tấn brom. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%.
Hướng dẫn giải:
Cl₂ + 2NaBr → 2NaCl + Br₂
Theo pt: 71 g-------------------------- 160 g
x tấn -------------------------1 tấn
-> x = 171/160 = 0,44375 tấn
Vì lượng chlorine dùng dư 10% so với lượng phản ứng nên
= 0,44375.110% =0,488125 tấn = 488,125 kg.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 20
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 24 (VD): Chẳng may làm rớt giọt bromine lỏng lên bàn thí
nghiệm.
Hãy tìm cách khử độc và bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn giải:
Để khử bromine lỏng bị rớt ra ngoài ta đổ nước vôi vào chỗ có
bromine lỏng PTHH:
2Br2 + 2Ca(OH)2→ CaBr2 + Ca(BrO)2 + 2H₂O
Câu 24(VD): Khi điều chế iodine từ rong biển, iodine có lẫn các
tạp chất là chlorine, bromine và nước. Để tinh chế iodine, người ta
nghiền iodine với KI và vôi sống (Calcium oxide CaO) rồi nung hỗn
hợp trong cốc được dậy bằng một bình có chứa nước lạnh. Nêu hiện
tượng và viết PTHH minh họa để giải thích cho hiện tượng trên
Hướng dẫn giải:
Potassium iodide KI tác dụng với chlorine Cl₂ và bromine Br₂
2KI + Cl₂ 2KCI + I₂
2KI + Br₂2KBr + I₂
Calcium oxide (vôi sống) tác dụng với nước.
CaO + H₂O → Ca(OH)2
iodine thăng hoa và bám vào đầy bình.
Câu 26(VDC): Để điều chế KClO3 với giá thành hạ người ta thường làm như sau: Cho khí chlorine đi
qua nước vôi (Calcium hydroxide) đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh. Khi đó
KClO3 sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao KClO3 kết tinh.
Hướng dẫn giải:
Khi cho chlorine tác dụng với nước vôi đun nóng thì xảy ra phản ứng.
6Cl2 +6 Ca(OH)25 CaCl2 + Ca(ClO3)2 + 6H2O
Khi cho KCl vào dd sau phản ứng và làm lạnh thì:
Ca(ClO3)2 + 2KCl 2KClO3 +CaCl2
Vì KClO3 ít tan trong nước lạnh nên khi làm lạnh thì nó sẽ kết tinh trước.
Câu 27(VD): Dùng chlorine để khử trùng nước sinh
hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy
nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ chlorine
dư ở trong nước bởi vì lượng chlorine dư nhiều sẽ gây
nguy hiểm cho con người và môi trường. Lượng
chlorine dư còn lại chừng 1-2 g/m3 nước là đạt yêu cầu.
Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng
potassium iodide KI và hồ tinh bột. Hãy nêu cách mô tả
hiện tượngcủa quá trình kiểm tra này và viết phương
trình hóa học xảy ra (nếu có).

Hướng dẫn giải:


Lấy mẫu nước cho vào ống nghiệm sau đó cho dung dịch KI vào và nhỏ 1 giọt hồ tinh bột vào nếu
dung dịch chuyển sang màu xanh là chlorine vẫn còn dư nhiều. Màu xanh nhạt là lượng chlorine dư ít
PTHH:
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 làm hồ tinh bột chuyển thành màu xanh
Câu 28(VD): Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là
khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 21
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

chlorine. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m 3. Nếu với dân số Hà Nội
là 3 triệu, mỗi người dùng 200L nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu
kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước?
Hướng dẫn giải:
Lượng nước cần dùng cho thành phố Hà Nội mỗi ngày là:
200 L x 3.106 = 6.108 lít = 6.105 m3
Lượng khí chlorine cần dùng là:
6.105 m3. 5g/m3 = 3.106 gam = 3.103 kg
Câu 29(VDC). Potassium iodide KI trộn trong muối ăn để làm
muối iot là một chất rất dễ bị oxi hoá thành I 2 rồi bay hơi mất nhất là
khi có nước hoặc các chất oxi hoá có trong muối hoặc khi ở nhiệt độ
cao. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng KI trong muối ăn sẽ bị mất
hoàn toàn. Để đề phòng điều đó người ta hạn chế hàm lượng nước
trong muối iot không vượt quá 3,5% về khối lượng (theo tiêu chuẩn
của Liên Xô),cho thêm chất ổn định iodine như Na2S2O3. Khi đó có
thể giữ lượng KI trong muối iot khoảng 6 tháng.
a.Tính lượng nước tối đa trong 1 tấn muối iot theo tiêu chuẩn của
Liên Xô?
b.Hãy nêu phương pháp bảo quản muối iot và cách dùng muối iot
khi nấu thức ăn nhằm hạn chế sự thất thoát iodine?
Hướng dẫn giải:
a.Lượng nước tối đa trong 1 tấn muối iot theo tiêu chuẩn của Liên Xô là:

b. Phương pháp bảo quản muối iot và cách dùng muối iot khi nấu thức ăn nhằm hạn chế sự thất thoát
iodine:
-Để muối ở nơi tránh ánh sáng,nhiệt độ.khi đun sau khi bắc nồi xuống mới cho muối iot vào giảm hiện
tượng iodine thăng hoa.
Câu 30 (VDC):Nước biển chứa một lượng nhỏ muối sodium bromide NaBr. Bằng cách làm bay hơi
nước biển người ta thu được dung dịch chứa NaBr với hàm lượng 40g/l. Cần dùng bao nhiêu lít dung dịch
đó và bao nhiêu lit khíchlorine (đktc) để điều chế được 3 lit bromine lỏng (d=3,12 kg/l)?
Hướng dẫn giải:
mBr₂= 3,12.3=9,36 kg
nBr₂= 9.36.1000.160 = 58,5 mol
Cl2(aq) + 2NaBr(aq) → 2NaCl(aq) + Br2(aq)
58,5 117 117 58,5 (mol)
VNaBr=117.103/40 = 301,3 lit
VCl2 = 58,5.22,4=1031,4 lit
Câu 58. [CD - SBT]
a) Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch
sodium chloride có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine (sơ đồ
minh hoạ). Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng cho
nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất. Theo em, chất nào sau đây phù hợp để làm khô
khí chlorine?
A. Sulfuric acid 98%.
B. Sodium hydroxide khan.
C. Calcium oxide khan.
D. Dung dịch sodium chloride bão hoà.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 22
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

b) Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để sản xuất
hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g mL-1ở 30 °C).
Một nhà máy với quy mô sản xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m 3 acid
thương phẩm trên. Biết rằng, tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp
hydrochloric acid và hiệu suất của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80% về khối
lượng.
Hướng dẫn giải
a)#A.
b) Lượng acid thương phẩm được tạo ra cùng 200 gam xút:
= (mL)
Vậy với 200 tấn = 200 × 106 gam xút thì lượng acid thương phẩm được tạo thành tương ứng là:
237,4 mL × 106 = 237,4 m3.
Câu 59. [CTST - SBT] Một học sinh thực hiện thí nghiệm và cho kết quả như sau:
Bước 1: Lấy 2ml dung dịch NaBr vào ống nghiệm, dung dịch không màu.
Bước 2: Lấy tiếp 1ml hexane vào ống nghiệm, lắc mạnh để quan sát khả năng hoà tan của hai chất
lỏng. Nhận thấy hai chất lỏng không tan vào nhau và phân tách lớp.
Bước 3: Thêm 1ml nước Cl2 vào ống nghiệm, lắc đều rồi để yên. Quan sát thấy lớp chất lỏng phía trên
có màu da cam.
Viết phương trình hoá học của phản ứng. Thí nghiệm trên chứng minh tính chất vật lí và hoá học nào
của halogen tương ứng?
Hướng dẫn giải

Phương trình hoá học của phản ứng: Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2
Bước 1: NaBr là hợp chất ion, phân tử phân cực mạnh nên tan tốt trong nước, dung dịch đồng nhất
không màu.
Bước 2: Hexane là chất hữu cơ không phân cực, hỗn hợp dung dịch muối NaBr và hexane không tan
vào nhau, hexane nhẹ hơn nên phân lớp phía trên.
Bước 3: Br2 được tạo ra dễ tan trong hexane, lớp chất lỏng phía trên có màu da cam.
Thí nghiệm chứng minh tính tan của đơn chất halogen trong hai loại dung môi và chứng minh tính oxi
hoá của Cl2 mạnh hơn Br2.
Câu 60. [CTST - SBT] Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản thứ 3 trên thế giới, sau Na Uy và Trung
Quốc ( Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 12/2022) xuất khẩu tới hơn 170
nước trên thế giới, trong có thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu, được xem là thị trường khó tính, nên tiêu
chuẩn chất lượng được kiểm soát chặt chẽ trước khi nhập nguyên liệu và sau khi thành phẩm, đóng gói.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 23
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Trong danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorile không vượt quá 1mg/l
( chlorile sử dụng trong quá trình sơ chế nguyên liệu để diệt vi sinh vật).
Phương pháp chuẩn độ iodine – thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorile trong thực phẩm
theo phương trình:

Cl2+ 2 KI 2 KCl + I2
I2 được nhận biết bằng hồ tinh bột I2 bị khử bởi dung dịch chuẩn sodiumthiosulfate theo phương trình

I2+ 2 Na2S2O3 2 Nal + Na2 S4O6
Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 phản ứng, tính được dư lượng chlorile trong dung dịch mẫu.
Tiến hành chuẩn độ 100 ml dung dịch dung dịch mẫu bằng dung dịch Na2S2O3 0,01M, thể tích Na2S2O3
dùng hết 0,28 ml ( dụng cụ chứa dung dịch chuẩn Na2S2O3 là loại microburet 1ml, vạch chia 0,01ml). Mẫu
sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn về dư lượng chlorile cho phép để xuất khẩu không? Giải thích.
Hướng dẫn giải
Phương trình hoá học của phản ứng:

Cl2 + 2 KI 2 KCl + I2

I2+ 2Na2S2O3 2 Nal + Na2S4O6
Tính theo đơn vị ml và mg.
n = 0, 01× 0, 28 = 2,8 ×10−3 ( mol )
Số mol Na2S2O3 phản ứng:
Theo tỉ lệ các chất trong phương trình, số mol Cl2 bằng ½ số mol Na2S2O3:
n = 1, 4 ×10−3 (mol )

Khối lượng Cl2 có trong 100 ml dung dịch mẫu cần kiểm tra:
m = 1, 4 ×10−3 × 71 = 0, 0994( mg )

Trong 1 lít dung dịch mẫu, khối lượng Cl2 là: 0,0994 x 10 = 0,944 ( mg).
So sánh với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm về dư lượng chlorine không vượt qua 1mg/L, mẫu sản
phẩm trên đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Câu 61. ( VDC) Dùng phương pháp sunfat điều chế được những chất nào trong số các chất sau đây;
HF, HCl, HBr, HI? Giải thích? Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)?
Hướng dẫn giải
Phương pháp sunfat là cho muối halozen kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng để điều chế
hidrohalozenua dựa vào tính dễ bay hơi của hidrohalozenua
- Phương pháp này chỉ áp dụng được điều chế HF, HCl không điều chế được HBr, HI vì axit H 2SO4
đặc nóng là chất oxi hóa mạnh còn HBr và HI trong dung dịch là những chất khử mạnh. Do đó áp dụng
phương pháp sunfat không thu được HBr và HI mà thu được Br2 và I2.
- Các phương trình phản ứng:
0

t
→ ↑
CaF2 + H2SO4 đặc 2HF + CaSO4
t0

→ ↑
NaCl + H2SO4 đặc HCl + NaHSO4
0

t

NaBr + H2SO4 đặc HBr + NaHSO4
0

t

2HBr + H2SO4 đặc SO2 + 2H2O +Br2
t0


NaI + H2SO4 đặc HI + NaHSO4
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 24
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

0

t

6HI + H2SO4 đặc H2S + 4H2O + 4I2
Câu 62. ( VDC) Xác định các chất X, Y, Z, T trong sơ đồ sau rồi hoàn thành các phương trình phản
ứng (mỗi mũi tên là một phản ứng khác nhau):
X
(1) (2)
(8) (3)
T Cl2 Y
(7) (4)
(6) (5)

Z
Cho biết:
-Chất X chứa clo và thuộc loại hợp chất cộng hóa trị.
-Các chất Y, Z, T đều là muối và thuộc loại hợp chứa oxy của clo.
Hướng dẫn giải
HCl

(1) (2)
(8) (3)
CaOCl2 Cl2 KClO3
(7) (4)
(6) (5)
NaClO

Phương trình phản ứng xảy ra:


0

t

1, H2 + Cl2 2HCl
0

t

2, 4HCl(đặc) + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
0

t

3, 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O


4, KClO3 + 6HCl(đặc) 3Cl2 + KCl + 3H2O


5, Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O


6, NaClO + 2HCl(đặc) Cl2 + NaCl + H2O


7, Cl2 + Ca(OH)2(sv) CaOCl2 + H2O


8, CaOCl2 + 2HCl(đặc) CaCl2 + Cl2 + H2O
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 63. [CTS - SBT] Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA.
Câu 64. [CTST - SBT] Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. Iodine. D. chlorine.
Câu 65. [CTST - SBT] Đơn chất halogen tồn tại ở thể khí, màu vàng lục là
A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 25
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 66. [CTST - SBT] Nguyên tố có tính oxi hoá yếu nhất thuộc nhóm VIIA là
A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 5 [CTST - SBT] Cấu hình electron nguyên tử thuộc nguyên tố halogen là
A. ns2np2. B. ns2np3. C. ns2 np5. D. ns2np6.
Câu 67. [CTST - SBT] Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?
A. Xử lí nước bể bơi.
B. Sát trùng vết thương trong y tế.
C. Sản xuất nhựa PVC.
D. Sản xuất bột tẩy trắng.
Câu 68. [CTST - SBT] Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon?
A. Chlorine. B. Iodine. C. Fluorine. D. Bromine.
Câu 69. [CTST - SBT] Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là
A. chlorine. B. bromine. C.phosphorus. D. carbon.
Câu 70. [CTST - SBT]Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn

A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. Iodine.
Câu 10 [CTST - SBT] Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa
khuyết tật trí tuệ là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 71. [CTST - SBT] Halogen nào tạo liên kết ion bền nhất với sodium?
A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 72. [CTST - SBT] Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là
A. liên kết van der Waals. B. liên kết cộng hóa trị. C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
→ → →
Câu 73. [CTST - SBT] Theo chiều từ F Cl Br I, bán kính của nguyên tử
A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi. D. không có quy luật.
Câu 74. [CTST - SBT] Đặc điểm của halogen là
A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hoá học.
B. tạo liên kết cộng hoá trị với hydrogen.
C. nguyên tố có số oxi hoá -1 trong tất cả hợp chất.
D. nguyên tử có 5 electron hoá trị.
Câu 75. [CTST - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tự nhiên không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2.
C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl- trong dung dịch NaCl thành Cl2
Câu 76. [KN-SBT] Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm halogen là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.
Câu 77. [KN-SBT] Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là
A.Tính khử. B. Tính oxi hóa C. Tính acid D. Tính base.
Câu 78. [KN-SBT] Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là
A. CaF2. B. HF. C. NaF. D. Na3AlF6.
Câu 79. [KN-SBT] Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là
A. Flo. B. Clo. C. Iot. D. Brom.
Câu 80. [KN-SBT] Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%
A. NaCl. B. NaF. C. CaCl2. D. NaBr.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 26
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 81. [KN-SBT] Số oxi hóa cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp chất là
A. -1. B. +1. C. +7. D. +5.
Câu 82. [KN-SBT] Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
A. IVA. B. VA C. VIA D. VIIA.
Câu 83. [KN-SBT] Trong nhóm halogen, đơn chất có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 84. [KN-SBT] Khi đun nóng, đơn chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 85. [KN-SBT] Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 86. [KN-SBT] Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào dưới đây?
A. Tuyến giáp trạng. B. Tuyến tụy. C. Tuyến yên.. D. Tuyến thượng thận.
Câu 87. [KN-SBT] Trong dãy halogen, nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là
A. fluorine. B. chlorine. C. iodine. D. bromine.
Câu 88. [CD - SBT]
17.1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA?
A. Có 7 electron hoá trị.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.
C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.
Câu 89. [CD - SBT]
17.3. Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine
đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 90. [CD - SBT]
17.4. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIA?
A. Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.
B. Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.
C. Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi rắn.
D. Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.
Câu 91. [CD - SBT]
17.10. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về một số ứng dụng của đơn chât chlorine?
A. Khí chlorine có thể được dùng để tạo môi trường sát khuẩn cho nguồn nước cấp.
B. Khí chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo dung dịch nước Javel dùng để sát khuẩn
trong công nghiệp và trong gia đình.
C. Khí chlorine được sử dụng để sản xuất hydrogen chloride, từ đó tạo hydrochloric acid.
D. Do có độc tính, khí chlorine được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 92. [KN-SBT] Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử biến đổi như thế
nào?
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 27
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 93. [KN-SBT] Trong nhóm halogen, nguyên tử nguyên tố thể hiện khuynh hướng nhận 1 electron
yếu nhất là
A. fluorine. B. chlorine. C. iodine. D. bromine.
Câu 94. [KN-SBT] Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế
nào?
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn
Câu 95. [KN-SBT] Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 96. [KN-SBT] Khi tác dụng với các kim loại, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau
đây?
A. Nhận 1 electron. B. Nhường 7 electron. C. Nhường 1 electron.. D. Góp chung 1
electron.
Câu 97. [KN-SBT] Hít thở không khí có chứa khí mào sau đây vượt ngưỡng 30μg/m3 không khí
(QCVN 06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở?
A. Cl2. B. F2. C. N2. D. O3.
Câu 98. [KN-SBT] Quá trình sản xuất khí chlorine trong công nghiệp hiện nay dựa trên phản ứng nào
sau đây?
A. MnO2 + 4HCl MnCl2+ Cl2 + H2O.
B. 2NaCl + 2H2O H2 + 2NaOH + Cl2
C. Cl2 + 2NaBr 2NaC + Br2
D. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O
Câu 99. [KN-SBT] Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2?
A. Phenolphtalein. B. Hồ tinh bột. C. Quỳ tím.. D. Nước vôi trong.
Câu 100. [CD - SBT]
17.5. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm VIA?
A. Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.
B. Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo thành hợp
chất cộng hoá trị.
C. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.
D. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
Hướng dẫn giải: A, B và D
Câu 101. [CD - SBT]
17.6. Nối mỗi chất trong cột A với những tính chất tương ứng của chúng trong cột B.
Cột A Cột B
a) Chlorine, Cl₂ 1. Hầu như không tan trong nước.
b) Iodine, I₂ 2. Là chất khí ở điều kiện thường.
3. Là chất rắn ở điều kiện thường.
4. Là chất oxi hoá khi phản ứng với kim loại.
5. Có độc tính cao.
6. Có tương tác van der Waals mạnh nhất trong nhóm đơn chất halogen.
7. Dùng để xử lí nước sinh hoạt.

Hướng dẫn giải:


a-2, 4, 5, 7;
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 28
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

b-1, 3, 4, 6.
Câu 102. [CD - SBT]
17.7. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?
A. Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.
B. Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.
C. Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hoá từ fluorine đến iodine.
D. Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng giữa
iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.
Câu 103. [CD - SBT]
17.8. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với nước?
A. Các đơn chất nhóm VIIA vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử; mức độ phản ứng giảm
dần từ fluorine đến iodine.
B. Fluorine phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch có tính oxi hoá mạnh, có thể dùng để sát khuẩn.
C. Phản ứng của bromine hoặc chlorine với nước đều là phản ứng thuận nghịch.
D. Iodine tan rất ít và hầu như không phản ứng với nước.
Câu 104. [CD - SBT]
17.9. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với dung dịch
muối halide?
A. Bromine phản ứng dễ dàng với dung dịch sodium fluoride để tạo ra đơn chất fluorine.
B. Khi cho vào dung dịch sodium chloride, fluorine sẽ ưu tiên phản ứng với nước.
C. Có thể sục khí chlorine vào dung dịch chứa potassium iodide để thu được iodine.
D. Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride.
Câu 105. [CD - SBT]
17.11. Những phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đơn chất chlorine có tính oxi hoá mạnh hơn đơn chất bromine và iodine.
B. Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm tăng
nhiệt độ sôi của chúng.
C. Thành phần của nước bromine gồm các chất: Br2, H2O, HBr, HBrO.
D. Hóa trị phổ biến của nguyên tố halogen là I.
E. Đơn chất iodine phản ứng được với nước và với dung dịch sodium bromide.
Câu 106. [CD - SBT]
17.15. Thổi một lượng khí chlorine vào dung dịch chứa m gam hai muối bromide của sodium và
potassium. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, khối lượng chất rắn thu được giảm 4,45
gam so với lượng muối trong dung dịch ban đầu. Chọn phát biểu đúng về số mol khí chlorine đã tham gia
phản ứng với các muối trên.
A. 0,10 mol.
B. Ít hơn 0,06 mol.
C. Nhiều hơn 0,12 mol.
D. 0,07 mol.
Hướng dẫn giải:
Theo đặc điểm của phản ứng:
Khi 1 mol hỗn hợp muối (NaBr, KBr) chuyển thành 1 mol hỗn hợp muối (NaCl, KCl) thì khối lượng
giảm: 80 - 35,5 = 44,5 (gam).
Theo đề bài: Khối lượng muối trong thí nghiệm đã giảm 4,45 gam.
Vậy nmuối = nCl (phản ứng) = 4,45: 44,5-0,10 (mol). Nên =0,10: 2 = 0,05 (mol).
Câu 107. [CD - SBT]

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 29
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

17.17. Iodine là chất rắn, ít tan trong nước, nhưng lại tan khá dễ dàng trong dung dịch potassium
iodide là do phản ứng sau:I₂(s) + KI(aq) KI₂(aq)
Vai trò của KI trong phản ứng trên là gì?
A. Chất oxi hoá.
B. Chất khử.
C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
D. Không phải chất oxi hoá cũng không phải chất khử.
Hướng dẫn giải
D. Không phải chất oxi hoá cũng không phải chất khử.
Có thể nhận thấy potassium không thay đổi số oxi hoá (+1 trong các hợp chất). Số oxi hoá của iodine
trong đơn chất và potassium iodide lần lượt là 0, −1 và giữa chúng không có số oxi hoá trung gian. Như
vậy, trong phản ứng này không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố, do đó không phải là phản
ứng oxi hoá – khử. Thực tế, phản ứng này là sự kết hợp giữa ion I - và phân tử I2, tạo ion I3- bằng một liên
kết cho – nhận.
Trong thực tế, phản ứng này giúp chuyển iodine (I 2, ít tan trong nước) thành ion triodine (I 3-, tan tốt
trong nước) phân tán dễ dàng vào dung dịch. Dung dịch này có tính sát khuẩn.
Câu 108. [CD - SBT]
17.18. Calcium chloride hypochlorite (CaOC12) thường được sử dụng làm chất khử trùng bể bơi do có
tính oxi hoá mạnh tương tự nước Javel. Tìm hiểu về công thức cấu tạo của CaOCl 2, từ đó, biết được số
oxi hoá của nguyên tử chlorine trong hợp chất trên là
A. + 1 và −1. B. -1. C. 0 và −1. D. 0.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 30
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao


Câu 109. (VD)Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là
khử trùng nước. Một trong những phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là
dùng clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 gam/m 3. Nếu với dân số của một
tỉnh là 3,5 triệu người, mỗi người dùng 200 lít nước/ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần
dùng bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước?
A. 4500. B. 3000. C. 3500. D. 4000.
Hướng dẫn giải
Lượng nước cần dùng mỗi ngày của 1 tỉnh: 3,5.106. 200.10-3 = 70000 m3
Khối lượng Cl2 cần dùng là: 700000.5 = 3500000 gam =3500 kg
Câu 110. (VD) Thành phần dịch vị dạ dày gồm 95% là nước, enzim và axit clohiđric, có pH trong
khoảng từ 2-3. Khi độ axit trong dịch vị dạ dày tăng sẽ gây ra các triệu chứng và bệnh như: ợ hơi, ợ chua,
ói mửa, buồn nôn, loét dạ dày, tá tràng. Để làm giảm triệu chứng và bệnh, người ta thường uống “thuốc
muối dạ dày” (bột NaHCO3) từng lượng nhỏ và cách quãng vì:
(a) Thuốc có vị mặn, không thể uống được nhiều.
(b) Từng lượng nhỏ NaHCO3 tác dụng với axit HCl, khí CO 2 thoát ra từ từ. Như thế sẽ không làm giãn
các cơ quan tiêu hoá gây nguy hiểm cho con người.
(c) Uống lượng nhiều cùng một lúc dạy dày không hấp thụ được hết, gây lãng phí thuốc.
(d) pH của dịch vị không bị thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn.
Số lý do giải thích cho việc là trên là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Hướng dẫn giải
- NaHCO3 tác dụng với HCl theo phương trình: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Nếu uống 1 lượng lớn NaHCO3 thì khí CO2 thoát ra nhiều 1 lúc sẽ gây ra hiện tượng giãn các cơ quan
tiêu hóa.
- Độ pH trong dạy dày phải được giữ ổn định, nếu dùng 1 lượng lớn NaHCO 3 sẽ làm pH thay đổi qua
mức, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa
=> ý b và d đúng => chọn đáp án A
Câu 111. (VD)Tại nhà máy giấy Bãi Bằng có xưởng sản xuất xút - clo với công suất lớn nhất trong cả
nước. Xút được dùng cho việc nấu bột giấy, clo dùng cho việc tẩy trắng bột giấy. Nước muối đi vào thùng
điện phân có hàm lượng 316 g/lít. Dung dịch thu được sau điện phân có chứa natri hiđroxit với hàm
lượng 100 g/lít. Giả sử muối ăn là tinh khiết, thể tích dung dịch điện phân không thay đổi. Hiệu suất
chuyển hoá muối trong thùng điện phân gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46,5%. B. 47%. C. 60%. D. 55%.
Hướng dẫn giải
- Giả sử lấy 1 lít nước muối đem điện phân.
m NaCl =316 gam → n NaCl = 5,4 mol
n NaOH = n NaCl = 5,4 mol → m NaOH = 5,4.40 = 216 gam
100
H% = .100% = 46,296%
216

=> chọn đáp án#A. 46,5%


Câu 112. (VD) Kali iotua trộn trong muối ăn để làm muối iot. Theo tính toán của các nhà khoa học, để
phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5.10 -4 gam nguyên tố iot mỗi ngày.
Nếu lượng iot đó chỉ được bổ sung từ muối iot (có 25 gam KI trong 1 tấn muối ăn) thì mỗi người cần ăn
bao nhiêu muối iot mỗi ngày?
A. 7,84 gam. B. 6 gam. C. 6,5 gam. D. 7,79 gam.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 31
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Hướng dẫn giải


1,5.10−4.166
mKI = = 1, 96.10−4 gam
127
- Khối lượng muối KI cần ăn mỗi ngày:
1,96.10 −4.10 6
mMuoi = = 7,84 gam
25
- Khối lượng muối iot cần ăn mỗi ngày:
Câu 113. (VD) Brom là nguyên liệu điều chế các hợp chất chứa brom trong y dược, nhiếp ảnh, chất
nhuộm, chất chống nổ cho động cơ đốt trong, thuốc trừ sâu,… Để sản xuất brom từ nguồn nước biển có
hàm lượng 84,975 gam NaBr/m3 nước biển người ta dùng phương pháp thổi khí clo vào nước biển.
Lượng khí clo cần dùng phải nhiều hơn 10% so với lí thuyết. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Khối
lượng clo cần dùng để điều chế brom có trong 1000 m3 nước biển gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 16,5 tấn. B. 32 tấn. C. 18 tấn. D. 29,5 tấn.
Hướng dẫn giải
84,975.1000
nNaBr (1000 cm3 ) = = 825mol
103
-
1
nCl2 = nNaBr = 825.0,5 = 412,5mol
2
-
110
mCl2 = 412,5.71. = 32216, 25 gam ≈ 32
100
- tấn. Đáp án B
Câu 114. ( VDC) Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Clo từ MnO2 và dung dịch HCl:

Cho các phát biểu sau:


a) Bình 1 và 2 lần lượt là dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
b) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng không cho khí Cl2 thoát ra ngoài môi trường.
c) Có thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch HCl loãng vẫn thu được kết quả thí nghiệm tương
tự.
d) Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 vẫn thu được kết quả thí nghiệm tương tự
e) Nên tắt đèn cồn trước khi rút ống dẫn khí Clo vào bình 1.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 115. ( VDC) Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu
nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành các thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch (1) (2) (4) (5)
(1) khí thoát ra có kết tủa

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 32
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

(2) khí thoát ra có kết tủa có kết tủa


(4) có kết tủa có kết tủa
(5) có kết tủa
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là
A. H2SO4, MgCl2, BaCl2. B. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.
C. Na2CO3, NaOH, BaCl2.D. H2SO4, NaOH, MgCl2.
Hướng dẫn giải
Na2CO3 (2) BaCl2 (4) MgCl2 (5) H2SO4 (1) NaOH (3)
Na2CO3 (2) Có kết tủa Có kết tủa Có khí
BaCl2 (4) Có kết tủa Có kết tủa
MgCl2 (5) Có kết tủa Có kết tủa
H2SO4 (1) Có khí Có kết tủa
NaOH (3) Có kết tủa

Câu 116. ( VDC) Từ quặng sinvinit (KCl.NaCl) sau khi đã loại bỏ các tạp chất, người ta sản xuất phân
bón KCl theo quy trình như sau:
Bước 1: Cho NaCl vào nước ở 90oC đến bão hòa.
Bước 2: Cho quặng sinvinit vào dung dịch đó đến bão hòa KCl và tách lấy NaCl không tan.
Bước 3: Đưa nhiệt độ dung dịch bão hòa ở trên về 10oC và tách lấy KCl kết tinh.

Nếu khối lượng nước ban đầu sử dụng là 2 tấn thì khối lượng KCl được tách ra là m kg (bỏ qua sự bay
hơi của nước, bỏ qua sự cản trở của các ion trong dung dịch đến độ tan của các chất). Giá trị của m là
A. 200. B. 250. C. 500. D. 1000.
Hướng dẫn giải
− ë c¸c nhiÖt ®é kh¸c nhau, ®é tan cña NaCl kh«ng ®æi → NaCl kh«ng bÞt¸ch ra.
55.2000 kg
+ ë 90oC, ®é tan lµ 55 → 2 tÊn n í c hßa tan ®c: =1100 kg KCl
100
− Ví i KCl:
30.2000 kg
+ë 10oC, ®é tan lµ 30 → 2 tÊn n í c hßa tan ®c: = 600 kg KCl
100
→ L î ng KCl t¸ch ra lµ m = 1100 − 600 = 500 kg
.
Câu 117. ( VDC) Để tách lấy lượng phân bón kali người ta thường tách KCl khỏi quặng sinvisit, thành
phần chính của quặng là NaCl, KCl. Vì NaCl và KCl có nhiều tính chất tương tự nhau nên người ta không
dùng phương pháp hóa học để tách chúng. Thực tế người ta dựa vào độ tan khác nhau trong nước theo
nhiệt độ để tách hai chất này.

Nhiệt độ 0 10 20 30 50 70 90 100
S của NaCl 35,6 35,7 35,8 36,7 37,5 37,5 38,5 39,1
S của KCl 28,5 32,0 34,7 42,8 48,3 48,3 53,8 56,6

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 33
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Bước 1: Hòa tại một lượng quặng sinvinit được nghiền nhỏ vào 1000 gam nước ở 100°C, lọc bỏ phần
không tan thu được dung dịch bão hòa.
Bước 2: Làm lạnh dung dịch bão hòa đến 0°C (lượng nước không đổi) thấy tách ra m1 gam chất rắn.
Bước 3: Tiếp tục cho m1 gam chất rắn này vào 100 gam H2O ở 10°C, khuấy đều thì tách ra m2 gam
chất rắn không tan.
Nhận định nào sau đây đúng:
A. m1 = 281 gam.
B. Trong chất rắn m2 vẫn còn một lượng nhỏ muối NaCl.
C. Sau bước 2 đã tách được hoàn toàn KCl ra khỏi hỗn hợp.
D. m2 = 249 gam.
Hướng dẫn giải
− B í c 1: 1000 gam H2O ë 100oC hßa tan ®î c 391 gam NaCl vµ 566 gam KCl.
− B í c 2: 1000 gam H2O ë 0oC hßa tan ®î c 356 gam NaCl vµ 285 gam KCl.
→ m1 = mNaCl (t¸ch ra) + mKCl (t¸ch ra) = (391− 356) + (566 − 285) = 35+ 281= 316 → A,C sai
− B í c 3: 100 gam H2O ë 10oC hßa tan ®î c 35,7 gam NaCl vµ 32 gam KCl
→ Khi cho m1 chøa 35 gam NaCl ®· tan hÕt trong 100 gam H2O → B sai
→ m2 = 281− 32 = 249 gam KCl → D ®óng

BÀI 22: HYDROGEN HALIDE. MUỐI HALIDE


A. PHẦN TỰ LUẬN
1. Mức độ nhận biết
Câu 118. [KNTT - SGK]: Nêu xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy HX?
Hướng dẫn giải
Độ dài liên kết trong dãy HX tăng dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
Câu 119. [KNTT - SGK]: Từ bảng 22.2, hãy nhận xét xu hướng biến đổi nhiệt độ của các Hydrogen
halide. Giải thích?

Hướng dẫn giải


Từ Bảng 22.2 nhận thấy:
- HF lỏng có nhiệt độ sôi cao bất thường là do phân tử HF phân cực mạnh, có khả năng tạo liên kết
hydrogen: H-F…H-F…H-F
- Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng do:
+ Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng
+ Khối lượng phân tử tăng
Câu 120. [CTST - SGK] Viết quá trình các ion halide bị oxi hóa thành đơn chất tương ứng.
Hướng dẫn giải
Quá trình oxi hóa ion halide thành đơn chất tương ứng:
0
2Br− → Br2 + 2e

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 34
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

0
2I − → I 2 + 2e
0
2X − → X 2 + 2e
Tổng quát:
Câu 121. [CD - SBT]Điền vào chỗ trống tên gọi hoặc công thức phân tử của các chất tương ứng:
a) ……: HIb) ……: NaCl
c) Potassium iodide: ……d) ……: NaClO
Hướng dẫn giải
a) hydrogen iodideb) sodium chloride
c) KId) sodium hypochlorite
2. Mức độ thông hiểu
Câu 122. [CD - SGK]Giải thích tại sao xu hướng phân cực của các phân tử HX giảm dần từ HF đến
HI.
Hướng dẫn giải
Dựa vào hiệu độ âm điện của nguyên tử hydrogen với các nguyên tử halogen.
Hiệu độ âm điện nhỏ thì phân cực của phân tử cũng nhỏ.
∆χHF = 3,98 – 2,20 = 1,78
∆χHCl = 3,16 – 2,20 = 0,96
∆χHF = 2,96 – 2,20 = 0,76
∆χHF = 2,66 – 2,20 = 0,46
Hiệu độ âm điện giảm dần từ HF đến HI nên xu hướng phân cực của các phân tử HX giảm dần từ HF
đến HI.
Câu 123. [CD - SGK]Dựa vào bảng 18.1, hãy cho biết khí hydrogen halide nào sẽ hóa lỏng trước tiên
khi nhiệt độ được hạ xuống thấp dần.

Hướng dẫn giải


Dựa vào nhiệt độ sôi, nhiệt độ sôi càng cao thì dễ hóa lỏng khi nhiệt độ hạ thấp dần.
Dựa vào nhiệt độ sôi ở bảng 18.1, ta thấy nhiệt dộ sôi của hydrogen fluorine (HF) cao nhất (19,5 °C)
nên hydrogen fluorine (HF) sẽ hóa lỏng trước tiên khi nhiệt độ được hạ xuống thấp dần.
Câu 124. [CD - SGK]Phản ứng của sodium chloride rắn hay của sodium iodide rắn với sulfuric acid
đặc là phản ứng oxi hóa – khử? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên
tố hóa học. Ta tìm nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
Dựa vào bảng 18.2, ta thấy
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 35
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

-Phản ứng của sodium chloride rắn với sulfuric acid đặc không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì
không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố nào trước và sau phản ứng.

- Phản ứng của sodium iodide rắn với sulfuric acid đặc là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số
oxi hóa của I (từ -1 lên 0) và S (từ +6 xuống -2).

Câu 125. [CD - SGK]Có thể điều chế được hydrogen bromide từ phản ứng giữa potassium bromide
với sulfuric acid đặc, đun nóng không? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Khi với sulfuric acid đặc, có tính khử yếu hơn nên cho ta phương trình trao đổi chứ không phải phản
ứng oxi hóa – khử như khi tác dụng với sulfuric acid loãng.
2KBr (s) + 3H2SO4 (l) 2KHSO4 (s) + Br2(g) + SO2(g) + 2H2O(g)
Không thể điều chế hydrogen bromide từ phản ứng giữa potassium bromide với sulfuric acid đặc, đun
nóng.
Câu 126. [CD - SGK]Vật dụng bằng kim loại đồng dễ bị phủ bởi lớp copper (II) oxide.
a)Vì sao có thể sử dụng dung dịch hydrochloric acid để tẩy rửa copper (II) oxide.
b)Có thể sử dụng một số dung dịch thưởng có sẵn trong gia đình để tẩy rửa copper (II) oxide. Đó có
thể là dung dịch nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải
a)Dựa vào tính chất hóa học của acid.Dung dịch hydrochloric acid tác dụng được copper (II) oxide nên
tẩy rửa copper (II) oxide.
CuO (s) + 2HCl (aq)  CuCl2 (aq) + H2O (l)
b)Dùng những chất có tính acid có sẵn trong gia đình. Đó có thể là nước chanh, giấm ăn vì chúng có
tính acid.
Câu 127. [CD - SGK] Hãy mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho từ từ vài giọt dung
dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa từng dung dịch potassium fluoride, hydrochloric acid, sodium
bromide.
Hướng dẫn giải
Dựa vào phản ứng hóa học để mô tả hiện tượng
- Nhỏ dung dịch silver nitrate (AgNO3) vào ống nghiệm chứa dung dịch potassium fluoride (KF).
+ Hiện tượng: Không thấy sự thay đổi
+ Phương trình hóa học: Không xảy ra phản ứng.
- Nhỏ dung dịch silver nitrate (AgNO3) vào ống nghiệm chứa dung dịch hydrochloric acid (HCl)
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 36
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

+ Phương trình hóa học: HCl(aq) + AgNO3(aq) → AgCl(s)↓ + HNO3(aq)


- Nhỏ dung dịch silver nitrate (AgNO3) vào ống nghiệm chứa dung dịch sodium bromide (NaBr)
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt
+ Phương trình hóa học: NaBr(aq) + AgNO3(aq) → AgBr(s)↓ + NaNO3(aq)
Câu 128. [CD - SGK]Hãy giải thích vì sao nhiệt độ sôi của hydrogen bromide cao hơn nhiệt độ sôi của
hydrogen chloride.
Hướng dẫn giải
Dựa vào khối lượng phân tử và kích thước cũng như số electron trong phân tử
Nhiệt độ sôi của hydrogen bromide cao hơn nhiệt độ sôi của hydrogen chloride vì 2 nguyên nhân:
Thứ nhất là khối lượng phân tử của hydrogen bromide cao hơn khối lượng phân tử của hydrogen
chloride nên làm tăng năng lượng cần thiết cho quá trình sôi của chất.
Thứ hai là sự tăng kích thước và số electron trong phân tử hydrogen bromide cao hơn trong phân tử
hydrogen chloride làm tăng cường thêm khả năng xuất hiện các lưỡng cực tạm thời trong phân tử. Khi đó,
làm tăng tương tác Van der Waals giữa các phân tử.
Câu 129. [CD - SGK] Quan sát hình bên, nếu bơm từ từ cho đến hết lượng nước trong xi-lanh vào
bong bóng chứa khí hydrogen chlodride thì hiện tượng gì sẽ xảy ra. Giải thích.

Hướng dẫn giải


Hydrogen chlorine ở thể khí chiếm toàn bộ thể tích quả bóng. Khi bơm nước vào xi-xanh, hydrogen
chlorine tan trong nước tạo dung dịch hydrochloric acid khiến thể tích giảm ⇒ Quả bóng bị xẹp đi
Câu 130. [KNTT - SGK]: Ở một nhà máy sản xuất vàng từ quặng, sau khi cho dung dịch chứa hợp
chất tan của vàng chảy qua cột chứa kẽm hạt, thu được chất rắn gồm vàng và kẽm. Đề xuất phương pháp
thu được vàng tinh khiết.
Hướng dẫn giải
Sử dụng acid dư. ví dụ HCl dư để tạo phản ứng với kẽm, thu được vàng nguyên chất.
Câu 131. [KNTT - SGK]: Viết PT hóa học khi cho dung dịch hydrochloric acid lần lượt tác dụng với:
Fe, MgO, Cu(OH)2, AgNO3.
Hướng dẫn giải
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Câu 132. [KNTT - SGK]: Hydrochloric acid thường được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide,
muối cacbanate bám trên bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện.
Ứng dụng này dựa trên tính chất hóa học nào của hydrochloric acid ?
Hướng dẫn giải

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 37
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Hydrochloric acid thường được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonate bám trên bề
mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện. Ứng dụng này dựa trên tính chất hóa học:
Tính acid mạnh (có thể tác dụng với oxide, hydroxide, muối cacbanate).
Câu 133. [KNTT - SGK]: Cho biết vai trò của NaBr và NaI khi tham gia phản ứng với sulfuric acid
đặc?
Hướng dẫn giải
NaBr và NaI đóng vai trò là chất khử, sulfuric acid đặc đóng vai trò là chất oxi hoá
NaBr khử sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide và NaI khử được sulfuric acid đặc thành hydrogen
sulfide.
o

t

2NaBr + H2SO4 đặc Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O
o

t

8NaI + 5H2SO4 đặc 4Na2SO4 + 4I2 + H2S +4 H2O
Câu 134. [KNTT - SGK]: Vì sao không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống, nước tưới cây?
Hướng dẫn giải
Do trong nước biển có nồng độ muối khoảng NaCl 3%, nồng độ các muối khác khoảng 0,5%. Do đó
khi dùng nước biển để uống, hàm lượng muối lớn vượt quá công suất làm việc của thận, gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ. Dùng nước biển để tưới cây, do hiện tượng thẩm thấu, nước từ trong tế bào của cây trồng sẽ
thoát ra qua màng tế bào, gây mất nước thay vì bổ sung nước cho cây, sẽ làm cây bị chết.
Do trong nước biển có muối ăn có lẫn tạp chất magnesium, calcium. Để đạt độ tinh khiết cần thiết thì
phải có các cách xử lý.
Câu 135. [KNTT - SBT]: Thực hiện thí nghiệm thử tính tan của
hydrogen chloride theo các bước sau:
Bước 1: chuẩn bị một bình khô chứa khí HC1, đậy bình bằng
nút cao su có ống thuỷ tinh xuyên qua và một cốc nước.
Bước 2: nhúng ống thuỷ tinh vào cốc nước, thấy nước phun
vào bình (xem hình bên).
a) Hiện tượng nước phun vào bình cho thấy áp suất khí HC1 trong bình đã
tăng hay giảm rất nhanh. Giải thích.
b) Sự biến đồi áp suất như vậy đã chứng tỏ tính chất gì của khí HC1?
Hướng dẫn giải
a. HCl tan tốt trong nước nên giảm áp suât trong bình khiến nước bị cuốn vào (phun vào bình).
Hiện tượng nước phun vào bình chứng tỏ áp suất trong bình đã giảm xuống rất nhanh. Chênh lệch so
với áp suất khí quyển, áp suát của khí quyển đẩy nước vào bình.
b. Sự biến đổi áp suất như vậy chứng tỏ khí HCl tan tốt trong nước. Trong nước có lẫn quỳ
tím, HCl tan tạo môi trường axit khiến quỳ tím hoá đỏ.
Câu 136. [KNTT - SBT]: Trong cơ thể người, dịch vị dạ dày có môi trường acid (HC1),
pH = 1,6 - 2,4 giúp hỗ trợ tiêu hoá.
a) Một bệnh nhân bị đau dạ dày do dư thừa acid được kê đơn thuốc uống có chứa NaHCO 3 Viết phản
ứng minh hoạ tác dụng của thuốc.
b) Ở 37°C, tinh bột bị thuỷ phân thành glucose trong môi trường acid (HC1) có xúc tác enzyme. Viết
phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải
a. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
+

H /enzym

b. (C6H10O5)n + n H2O n C6H12O6
Câu 137. [KNTT - SBT]: Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch muối của sodium.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 38
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Cho vài giọt dung dịch AgNO 3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng nhạt. Nhò vài giọt nước
Cl2 vào ống thứ hai, lắc nhẹ, thêm 1 ml benzene và lắc đều, thấy benzene từ không màu chuyển sang màu
da cam. Xác định công thức cùa muôi sodium và Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải
NaBr + AgNO3 → NaNO3 + AgBr ↓ ( màu vàng nhạt)
2 NaBr + Cl2 → 2 NaCl + Br2
(Br2 tan vào trong benzene làm cho dung dịch có màu da cam)
Câu 138. [CTST - SGK] Dựa vào Bảng 18.1 và Hình 18.1, cho biết nhiệt độ sôi của các hydrogen
halide từ HCl đến HI biến đổi như thế nào? Giải thích.
Bảng 18.1. Bảng mô tả đặc điểm,
tính chất vật lý của hydrogen halide (HX) (*)
Hydrogen halide HF HCl HBr HI
Tên hợp chất Hydrogen Hydrogen Hydrogen Hydrogen
fluoride chloride bromide iodide
o
Thể, 20 C Khí Khí Khí Khí
Màu sắc Không màu Không màu Không màu Không màu
o
Nhiệt độ sôi ( C) 20 -85 -67 -35
Độ tan trong nước ở Vô hạn 42 68 70
0oC (%)
o 0,92 1,27 1,41 1,61
A
Độ dài liên kết H-X ( )
Bán kính ion halide (nm) 0,133 0,181 0,196 0,220

Hướng dẫn giải


Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide tăng dần từ HCl, HBr, HI (-85 oC, -67 oC, -35oC). Giữa các phân
tử hydrogen halide hình thành tương tác van der Waals; từ HCl đến HI, khối lượng phân tử và số electron
trong nguyên tử halogen tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dẫn đến nhiệt độ sôi tăng từ HCl đến HI.
Câu 139. [CTST - SGK] Quan sát Hình 18.2, giải thích nhiệt độ sôi cao bất thường của hydrogen
fluoride so với các hydrogen halide còn lại.

Hướng dẫn giải


Fluorine có độ âm điện lớn nhất (3,98;
theo thang Pauling), giữa các phân tử HF
tạo được liên kết hydrogen, loại kiên kết này
bền vững hơn tương tác van der Waals
giữa các phân tử. So với HCl, HBr và HI,
để phá vỡ liên kết giữa các phân tử HF, ngoài năng lượng để phá vỡ tương tác van der Waals, cần thêm
năng lượng cao hơn để phá vỡ các liên kết hydrogen, nên nhiệt độ sôi của HF cao bất thường so với các
hydrogen halide còn lại.
Trung bình, có khoảng 5-6 phân tử HF tạo liên kết hydrogen với nhau: [HF] 5, [HF]6, nên ở điều kiện
thường HF khó bay hơi hơn các hydrogen halide còn lại.
Câu 140. [CTST – SGK] Thông tin trong Bảng 18.1 cho biết độ tan của hydrogen fluoride trong nước
ở 0oC là vô hạn. Giải thích nguyên nhân dẫn đến tính chất này.
Hướng dẫn giải
Phân tử H-F hình thành được liên kết hydrogen với các phân tử nước, nên tan tốt trong nước.
Câu 141. [CTST – SGK] Dựa vào Bảng 17.2 và Bảng 18.1, nhận xét mối liên hệ giữa sự biến đổi năng
lượng liên kết và độ dài liên kết H-X với sự biến đổi tính acid của các hydrohalic acid.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 39
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Hướng dẫn giải


Độ âm điện càng lớn, năng lượng liên kết H – X càng lớn, dẫn đến dộ dài liên kết càng nhỏ. Từ
fluorine đến iodine, độ âm điện giảm, năng lượng liên kết H – X cũng giảm, dẫn đến độ dài liên kết tăng
dần. Trong các hydrohalic acid, độ dài liên kết càng lớn, tính acid càng mạnh.
Câu 142. [CTST – SGK] Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:
NaOH + HF →(1)
Zn + HCl→(2)
CaO + HBr →(3)
K2CO3 + HI →(4)
Hướng dẫn giải
NaOH + HF → NaF + H2O(1)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑(2)
CaO + 2HBr → CaBr2 + H2O(3)
K2CO3 + HI → 2KI + CO2↑ + H2O(4)
Câu 143. [CTST - SGK] Nhận xét sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố halogen trong
phản ứng của muối halide với dung dịch H2SO4 đặc.
Hướng dẫn giải
- Số oxi hóa của ion bromide và iodide tăng từ -1 lên 0, thể hiện tính khử. Tùy thuộc vào điều kiện của
phản ứng, ion iodide có thể khử được H 2SO4 đặc tạo ra các sản phẩm khử như SO 2, S hoặc H2S; ion
bromide chỉ khử ra sản phẩm khử SO2. Vì vậy, có thể chứng minh tính khử của I- mạnh hơn Br-.
- Ion chloride không thay đổi số oxi hóa; trong phản ứng với dung dịch H 2SO4 đặc, ion Cl- không thể
hiện được tính khử. Tính khử F- và Cl- thể hiện qua các phản ứng như:
−1 0
4H Cl + MnO2 → MnCl2 + Cl 2 + 2H2O

Dùng dòng điện để cưỡng bức ion fluoride bằng phản ứng điện phân nóng chảy HF:
−1 0
2H F → H 2 + F 2

Dựa vào điều kiện phản ứng, tính khử của các ion halide được sắp xếp theo thứ tự:
F- < Cl- < Br- < I-
Câu 144. [CTST - SGK] Phản ứng nào dưới đây chứng minh tính khử của các ion halide:
BaCl 2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
(1)
2NaCl 
ñpnc
→ 2Na + Cl 2 ↑
(2)
2HBr + H2SO4 → Br2 + SO2 ↑ + 2H2O
(3)
HI + NaOH → NaI + H2O
(4)
Hướng dẫn giải
Trong 4 phản ứng trên, phản ứng (2) và (3) thể hiện tính khử của ion halide khi số oxi hóa của ion
halide tăng từ -1 lên 0.
−1 0
2NaCl 
ñpnc
→ 2Na+ Cl 2 ↑
(2)
−1 0
2H Br + H2SO4 → Br2 + SO2 ↑ + 2H2O
(3)

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 40
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 145. [CTST - SGK] Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Dựa vào phương trình hóa học
của các phản ứng, nêu cách nhận biết các ion halide trong dung dịch.
Hướng dẫn giải
- 5 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI và AgNO3 đều không màu.
- Khi cho dung dịch AgNO3 vào 4 ống nghiệm, ống nghiệm (1) không có hiện tượng; ống nghiệm (2)
có kết tủa trắng; ống nghiệm (3) có kết tủa vàng nhạt; ống nghiệm (4) có kết tủa vàng đậm.
Phương trình hóa học của các phản ứng, cách nhận biết như sau:
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3
NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3
Dựa vào sự thay đổi thể của chất trước và sau phản ứng, sự khác nhau về màu sắc của các chất rắn.
F−   F − khoâ
ngphaûn öù
ng

 
Cl  + dungdòchAgNO3 AgCl ↓ traéng
−
 →
Br  AgBr ↓ vaø ngnhaït
I −  
 AgI ↓ vaøng

Câu 146. [CTST - SGK] Nêu cách nhận biết 2 dung dịch CaCl2 và NaNO3, viết phương trình hóa học
của phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải
Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO 3 vào 2 mẫu thử, mẫu thử cho kết tủa trắng là dung dịch CaCl 2, lọ còn lại
là NaNO3.
CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Ca(NO3)2
Câu 147. [CTST - SGK] Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp:
a) Kim loại Mg phản ứng với dung dịch HBr.
b) Dung dịch KOH phản ứng với dung dịch HCl.
c) Muối CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl.
d) Dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch CaI2.
Hướng dẫn giải
a) Mg + 2HBr → MgBr2 + H2↑
b) KOH + HCl → KCl + H2O
c) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑+ H2O
d) 2AgNO3 + CaI2 → Ca(NO3)2 + 2AgI↓
Câu 148. [CTST - SGK] Trong phòng thí nghiệm, một khí hydrogen halide (HX) được điều chế theo
phản ứng sau:
→ HX ↑ + NaHSO4 ( hoaë
c Na2SO4 )
o
NaX ( raén) + H2SO4( đñaë
c)

t

a) Cho biết HX là chất nào trong các chất sau: HCl, HBr, HI. Giải thích.
b) Có thể dùng dung dịch NaX và H 2SO4 loãng để điều chế HX theo phản ứng trên được không? Giải
thích?
Hướng dẫn giải
a) Phản ứng chỉ điều chế được HCl, vì ion Cl - có tính khử không đủ mạnh để khử H2SO4 đặc nên xảy
ra phản ứng trao đổi. Đối với ion Br- và I- sẽ khử được H2SO4 đặc tạo ra các sản phẩm oxi hóa Br 2, I2,
không tạo được HBr và HI.
b) Không thể dùng dung dịch NaX và H 2SO4 loãng để điều chế HX theo phương trình trên, vì HX dễ
tan trong nước làm cho phản ứng trao đổi khó xảy ra.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 41
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 149. [CTST - SBT] Hydrogen chloride được điều chế bằng cách cho tinh thể sodium chloride tác
dụng với sulfuric acid đặc. Tuy nhiên, không thể dùng phương pháp này để điều chế hydrogen bromide.
Nêu nguyên nhân và đề nghị phương pháp hóa học điều chế hydrogen bromide.
Hướng dẫn giải
Hydrogen chloride được điều chế bằng cách cho tinh thể sodium chloride tác dụng với sulfuric acid
đặc, được gọi là phương pháp sulfate hóa. Phương pháp sulfate hóa điều chế được HF và HCl, vì ion F - và
Cl- có tính khử không đủ mạnh để khử dung dịch H2SO4 đặc. Ion Br-, I- có tính khử mạnh hơn F-, Cl- nên
được khử H2SO4 đặc, tạo ra Br2 và I2, không thu được HBr, HI. Để điều chế HBr và HI, có thể thay thế
H2SO4 bằng acid H3PO4 đặc:
2NaBr(s) + H3PO4(l) → Na2HPO4(s) + 2HBr(g)
2NaI(s) + H3PO4(l) → Na2HPO4(s) + 2HI(g)
Hoặc đun nóng hỗn hợp khí H2 và hơi Br2: H2(g) + Br2(g) → 2HBr(g)
Câu 150. [CTST - SBT] Dung dịch HBr và HI đậm đặc không màu, thường được đựng trong lọ thủy
tinh sẩm màu, sau một thời gian sử dụng, dưới ảnh hưởng của không khí, dung dịch HBr có màu vàng
cam, dung dịch HI có màu vàng đậm. Giải thích sự thay đổi màu sắc của 2 dung dịch acid trên.
Hướng dẫn giải
Dung dịch HBr và HI là chất khử mạnh, sau một thời gian sử dụng, dưới ảnh hưởng của không khí,
oxygen trong không khí oxi hóa 2 ion Br - và I- thành halogen tương ứng là Br 2 có màu vàng, I2 trong dung
dịch I- có màu vàng đậm, dung dịch sẩm màu nhanh hơn.
4HBr(aq) + O2(g) → 2H2O(l) + 2Br2(aq)
4HI(aq) + O2(g) → 2H2O(l) + 2I2(aq)
Câu 151. [CTST - SBT] Cho bảng thông tin sau:

Đặc điểm HF HCl HBr HI


Năng lượng liên kết (kJ/mol) 565 427 363 295
o 0,92 1,27 1,41 1,61
A
Độ dài liên kết ( )
Hằng số điện li acid (Ka) (*) 710-4 10-7 109 1010
(*)
Đại lượng đo độ mạnh
của một acid trong dung
dịch

a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính acid của các hydrohalic acid.
b) Dựa vào bảng thông tin, giải thích thứ tự tính acid của các hydrohalic acid.
Hướng dẫn giải
a) Theo chiều từ HF đến HI, giá trị Ka tăng dần nên tính acid tăng dần. Vậy, tính acid giảm dần theo
thứ tự: HI > HBr > HCl > HF.
b) Năng lượng liên kết càng lớn, độ dài liên kết H – X càng ngắn, liên kết càng bền, trong dung dịch,
tính acid càng yếu. Từ HF đến HI, năng lượng liên kết giảm, độ dài liên kết sẽ tăng, nên trong dung dịch,
tính acid cũng tăng dần.
Câu 152. [CD - SGK] Phản ứng dưới đây có thể được thực hiện để điều chế khí chlorine trong phòng
thí nghiệm
4HCl + MnO2 Cl2 + MnCl2 + 2H2O
a)Trong phản ứng trên, hãy xác định chất khử và chất oxi hóa.
b)Hãy dự đoán hydroiodic acid có phản ứng được mangan (IV) oxide không. Giải thích.
Hướng dẫn giải
a)Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, chất khử có số oxi hóa tăng lên; chất oxi hóa có số oxi hóa giảm dần

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 42
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

-1 +4 0 +2
4HCl + MnO2  Cl2 + MnCl2 + 2H2O
HCl là chất khử vì số oxi hóa của Cl tăng từ -1 lên 0
MnO2 là chất oxi hóa vì số oxi hóa của Mn giảm từ +4 xuống +2
b)Dựa vào tính khử của và để dự đoán.Vì tính khử của lớn hơn nên hydroiodic acid phản ứng được
mangan (IV) oxide
-1 +4 0 +2
4HI + MnO2  I2 + MnI2 + 2H2O
Câu 153. [CD - SGK] Dung dịch hydrobromic acid không màu, để lâu trong không khí thì chuyển
sang màu vàng nâu do phản ứng với oxygen trong không khí.
a)Từ hiện tượng được mô tả trên, hãy dự đoán sản phẩm của quá trình dung dịch hydrobromic acid bị
oxi hóa bởi oxygen trong không khí.
b)Thực tế, hydrobromic acid được bảo quản trong các lọ tối màu. Giải thích.
Hướng dẫn giải
a) Dự đoán sản phẩm: dung dịch màu vàng nâu là Br2 và H2O.
Phương trình: 4HBr(aq) + O2(g)  2Br2(aq) + 2H2O(aq)
b) Hạn chế sự phân hủy của hydrobromic acid khi có ánh sáng nên hydrobromic acid được bảo quản
trong các lọ tối màu.
Câu 154. [CD - SBT]Các phân tử HX đều phân cực, nhưng chỉ có các phân tử HF tạo được liên kết
hydrogen với nhau. Giải thích.
Hướng dẫn giải
Giải thích trên cơ sở tìm hiểu từ nội dung đã học về liên kết hydrogen: “ Liên kế hydrogen là một loại
liên kết yếu được hình thành giữa nguyển tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một
nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng). Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp
trong liên kết hydrogen là N, O, F.”
Câu 155. [CD - SBT]Hãy đề xuất cách phân biệt bốn dung dịch hydrohalic acid bằng phương pháp hóa
học.
Hướng dẫn giải
Lấy các muối NaF, NaCl, NaBr, NaI.
Trích mẫu thử của mỗi bình
Cho dung dịch silver nitrate vào mỗi mẫu thử
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch sodium chloride.
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa vàng nhạt là dung dịch sodium bromide.
AgNO3 + NaBr → AgBr + NaNO3
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa vàng đậm là dung dịch sodium iodide.
AgNO3 + NaI → AgI + NaNO3
+ Mẫu thử nào không có hiện tượng là dung dịch sodium fluoride.
Câu 156. [CD - SBT]Hoàn thành phương trình hóa học của mỗi phản ứng sau:
a)HCl(aq) + KMnO4(s)→ KCl(aq) + MnCl2(aq) + Cl2(g) + H2O(l)
b)MnO2(s) + HCl (aq)→ MnCl2(aq) + ? + H2O(l)
c)Cl2(g) + ? → ? + NaClO3(aq) + H2O(l)
d)NaBr (aq) + H2SO4(l)→ NaHSO4(s) + ? + SO2(g) + H2O(g)
e)HI(g) + ? → I2(g) + H2S(g) + H2O(l)
Hướng dẫn giải
a) 16HCl(aq) + 2KMnO4(s)→2KCl(aq) + 2MnCl2(aq) + 5Cl2(g) + 8H2O(l)

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 43
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

b) MnO2(s) + 4HCl (aq)→ MnCl2(aq) + Cl2(g) + 2H2O(l)


c) 3Cl2(g) + 6 NaOH (aq)→5NaCl (aq) + NaClO3(aq) + 3H2O(l)
d) 2NaBr (aq) + 2H2SO4(l)→2NaHSO4(s) + Br2(g) + SO2(g) + 2H2O(g)
e) HI(g)+ H2SO4(l)→ I2(g) + H2S(g) + H2O(l)
Câu 157. [CD - SBT]a) X là các nguyên tố bền thuộc nhóm halogen. Hãy điền công thức hóa học của
nguyên tố, chất, ion theo thứ tự với các tính chất tương ứng theo bảng sau:

b) Viết các phản ứng chứng minh sự thay đổi tính khử của các ion theo xu hướng trong bảng đã được
hoàn thành ở câu#a.
c)Tìm hiểu và giải thích vì sao tính acid của các hợp chất HX lại thay đổi theo thứ tự như câu#a.
Hướng dẫn giải
a)

b) Phản ứng sulfuric acid đặc trong cùng điều kiện:


NaF(s) + H2SO4(l) NaHSO4(s) + HF (g)
NaCl(s) + H2SO4(l) NaHSO4(s) + HCl (g)
2NaBr(s) + 3H2SO4(l) 2NaHSO4(s) + SO2(g) + Br2(g) + 2 H2O(g)
8NaI(s) + 9H2SO4(l) 8NaHSO4(s) + H2S(g) + 4I2(g) + 4H2O(g)
Dễ nhận thấyvà không thể hiện tính khử, khử sulfur có số oxi hóa +6 về số oxi hóa +4, có thể khử
sulfur có số oxi hóa +6 về số oxi hóa thấp hơn là -2. Vậy tính khử .
Phản ứng này dùng điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm, trong khí đó, trong điều kiện tượng tự
thì không xảy ra phản ứng. Ngoài ra, hầu như không thể bị oxi hóa bởi các hóa chất khác trong điều kiện
thông thường.
c) Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy trên là do sự giảm độ bền liên kết
theo thứ tự: H-F > H-Cl > H-Br > H-I.
Câu 158. [CD - SBT]Mỗi năm, hàng triệu tấn hydrochloric acid được cho phản ứng với acetylene (hat
ethyne) và ammonia.
a)Viết phương trình hóa học của hai phản ứng trên.
b)Hai phản ứng trên được dùng trong lĩnh vực sản xuất nào?
Hướng dẫn giải
a) HCl + HC≡CH  H2C=CHCl

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 44
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

HCl + NH3 NH4Cl


b) Sản xuất nhựa PVC và sản xuất phân đạm
Câu 159. [CD - SBT] Một trong những ứng dụng quan trọng của hydrochloric acid là dùng để loại bỏ
gỉ thép trước khi đem cán, mạ điện,… Theo đó, thép sẽ được ngâm trong hydrochlric acid nồng độ
khoảng 18% theo khối lượng. Các oxide tạo lớp gỉ trên bề mặt thép, chủ yếu là các oxide của sắt vầ một
phần sắt sẽ bị hòa tan bởi acid. Quá trình này thu được dung dịch (gọi là dung dịch A), chủ yếu chứa
hydrochloric acid dư và iron (II) chloride được tạo ra từ phản ứng sắt khử ion Fe 3+.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng diễn ra. Các phản ứng này có phát thải khí đọc vào môi
trường không?
b) Để tái sử dụng acid, dung dịch A được đưa đến thiết bị phun, ở khoảng 180°C để thực hiện phản
ứng:
4FeCl2 + 4H2O + O2 8HCl + 2Fe2O3
Sau quá trình trên, cần làm thế nào để thu được hydrochloric acid?
Hướng dẫn giải
a) FeO(s) + 2HCl(aq)  FeCl2(aq) + H2O(l)
Fe2O3(s) + 6HCl(aq) 2FeCl3(aq) + 3H2O(l)
Fe(s) + 2HCl(aq)  FeCl2(aq) + H2(g)
Fe(s) + 2FeCl3(aq) 3FeCl2(aq)
b) Phản ứng diễn ra ở nhiệt độ cao, thu khí hydrogen chloride. Khí này cần được hòa tan vào nước để
thu lại hydrochloric acid, dung dịch này được tái sử dụng.
Câu 160. Tại sao người ta chỉ đựng dung dịch HF trong các chai nhựa mà không đựng trong chai thủy
tinh?
Hướng dẫn giải
Tuy dung dịch HF là một acid yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần
chủ yếu của thủy tinh là silicon dioxide (SiO2) nên khi cho dung dịch HF vào thì có phản ứng xảy ra:
SiO2 + 4HF  SiF4↑ + 2H2O
Vì vậy, người ta chỉ đựng dung dịch HF trong các chậu nhựa.
Câu 161. Làm thế nào để phân biệt muối iod và muối thường?
Hướng dẫn giải
Muối iod ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn có một lượng nhỏ muối KI, KIO3.
Nhận biết I2 dùng hồ tinh bột.
Để phân biệt muối thường và muối iod, ta vắt nước chanh vào muối, sau đó đổ thêm một ít nước cơm.
Nếu thấy có màu xanh đậm xuất hiện thì chứng tỏ muối đó là muối iod. Do I 2 sinh ra làm hồ tinh bột
(nước cơm) chuyển màu xanh.
KIO3 + 5KI + 6H+ 3I2 + 3H2O + 6K+
3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 162. [CD - SGK] Nhận biết các dung dịch
Có bốn bình nhỏ được đậy bằng nút có ống nhỏ giọt. Mỗi bình chứa một trong các dung dịch sodium
chloride, sodium bromide, sodium iodide, hydrochloric acid nhưng tên hóa chất ghi trên nhãn đã bị nhòe.
Hãy thảo luận về hóa chất, dụng cụ cần dùng và trình tự tiến hành thí nghiệm để nhận ra mỗi bình chứa
dung dịch gì.
Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả. Lặp lại thí nghiệm để kiểm tra kết quả.
Hướng dẫn giải
Dùng dung dịch silver nitrate để phân biệt các ion halide.
Chuẩn bị thí nghiệm cần
Dụng cụ: 4 ống nghiệm, 4 ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, 4 kẹp ống nghiệm

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 45
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Hóa chất: dung dịch silver nitrate


Tiến hành:
Trích mẫu thử của mỗi bình
Cho dung dịch silver nitrate vào mỗi mẫu thử
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch sodium chloride.
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa vàng nhạt là dung dịch sodium bromide.
AgNO3 + NaBr → AgBr + NaNO3
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa vàng đậm là dung dịch sodium iodide.
AgNO3 + NaI → AgI + NaNO3
+ Mẫu thử nào không có hiện tượng là dung dịch hydrochloric acid.
Câu 163. [KNTT - SGK]: Nước muối sinh lí thường chia làm hai loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh
mạch và loại dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương
a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ?
b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối
ăn?
Hướng dẫn giải
a) Loại cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định bác sĩ là: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch.
b) Khối lượng riêng của nước muối là D = 1100 kg/m3.
Suy ra khối lượng dung dịch nước muối là: 1,1 kg
Khối lượng NaCl trong 1 L nước muối sinh lí là: 1,1.0,9 = 0,99 kg = 990 g.
Vậy cần 990 g muối ăn để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9%. (Thầy xem lại cách tính? Hẳn gần
1kg muối để pha 1 lít muối)
mNaCl
C%(NaCl ) = .100 = 0,9%
1000 + mNaCl
→ mNaCl = 9,08(gam)

Vậy để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% cần dùng khoảng 9 gam muối ăn.
Câu 164. Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit. Để
hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô cạn
dung dịch X thì khối lượng muối khan là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải
Theo ĐL bảo toàn khối lượng:
mO = moxit – mKL = 4,14 – 2,86 = 1,28 gam
=>nO = 1,28: 16 = 0,08 mol
Oxit tác dụng với axit tạo ra muối và H2O
nH2O
=>2nO =2 = nHCl = 0,016 mol
nCl− nHCl
=> = = 0,016 mol
Khối lượng muối khan
mmuối = mKL + m Cl- = 2,86 + 0,16.35.5 = 8,54 gam
Câu 165. Cho 2,13 gam hh X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu
được hh Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Tính thể tích dd HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với
Y?
Hướng dẫn giải

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 46
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Mg, Cu, Al + O2 → Các oxit


mO2 nO2
Theo bảo toàn khối lượng ta có: = moxit - mkim loại = 3,33 – 2,13 = 1,2 gam → = 0,0375 mol
nO2
→ nO = 2 = 0,075 mol
Khi cho các oxit kim loại + HCl thì bản chất là:
O2 - + 2H + → H2O
nH
+ nO2−

Ta có: = 2. = 2.0,075 = 0,15 mol = nHCl → Vdd HCl = 0,15: 2 = 0,075 lít = 75 ml
Câu 166. Hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M. Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 200 gam
dung dịch HCl 7,3 %. Mặt khác cho 8 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 cần dùng 6,1975 lít
Cl2 (ở đkc) tạo ra hai muối clorua. Xác định kim loại M và phần trăm về khối lượng của M trong hỗn hợp
X?
Hướng dẫn giải
nCl2 = 0,25mol nMg = xmol nM = ymol
nHCl = 0,4 mol ; ; ; => 24x + My = 8 (1)
- X tác dụng với dung dịch HCl (M thể hiện hóa trị n) → 2x + ny = 0,4 (2)
- X tác dụng với Cl2 (M thể hiện hóa trị m) → 2x + my = 0,5 (3)
- Từ (2) ; (3) → y(m – n) = 0,1 → m > n → Nghiệm duy nhất m = 3 và n = 2 → x = y = 0,1 mol
- Từ (1) → M = 56 → Fe và % mFe = 70 %
Câu 167. Cho 0,03 mol hỗn hợp NaX và NaY ( X, Y là hai halogen thuộc chu kì kế tiếp – đều tạo kết
tủa với AgNO3) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 4,75 gam kết tủa. Xác định công thức
hai muối ?
Hướng dẫn giải
NaX
Gọi công thức chung của NaX và NaY là
NaX + AgNO3 → AgX + NaNO3

0,03 0,03 mol


4,17
M= =158,3
0,03

M M
⇒ 108 + = 158,3 ⇒ = 50,3 ⇒ X,Y lần lượt là Cl và Br.
Vậy CT của 2 muối là NaCl và NaBr
Câu 168. Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI.
Thí nghiệm 1: Lấy m gam X tác dụng với lương dư dung dịch bromine, sau phản ứng hoàn toàn, cô
cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam.
Thí nghiệm 2: Hòa tan m gam X vào nước rồi sục khí chlorine dư vào dung dịch, phản ứng hoàn toàn,
cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Tính thành phần % khối lượng của NaI
trong hỗn hợp X.
Hướng dẫn giải
Gọi x, y lần lượt là số mol của NaI, NaBr
TN1: mgiảm = (127 – 80)x = 7,05
→ x = 0,15 mol
TN2: mgiảm = (127 – 35,5)x + (80 – 35,5)y = 22,625
→ y = 0,2 mol

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 47
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

150× 0,15
%mNaI = × 100 = 52,2%
150× 0,15+ 103× 0,2

Câu 169. Cho 2,21 lít (đkc) H2 tác dụng với 1,4874 lít Cl2 (đkc) rồi hòa tan sản phẩm vào nước để được
40 gam dung dịch A. Lấy 10 gam A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 3,444 gam kết tủa. Tính
hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 (giả sử Cl2 và H2 không tan trong nước)?
Hướng dẫn giải
nH = 0,089(mol) nCl = 0,06(mol)
2 2

H2 + Cl2 → 2HCl (1)


nH nCl
2 2

Vì > nên hiệu suất tính theo Cl2


AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3(2)
→ nHCltrong 10 dung dịch A = nAgCl = 0,024 (mol)
→ nHCltrong 40 dung dịch A = 0,024 × 4 = 0,096 (mol)
1 1
nCl n × 0,096
2 2 HCl 2
Từ phương trình (1) → = = = 0,048 (mol)
0,048
H% = × 100 =
0,06
→ 80%
Câu 170. [CTST – SGK] Em hãy đề xuất cách bảo quản hydrofluoric acid trong phòng thí nghiệm.
Hướng dẫn giải
Do đặc điểm ăn mòn thủy tinh nên để bảo quản acid HF trong phòng thí nghiệm, chỉ sử dụng các loại
chai nhựa.
Câu 171. [CTST - SGK] Tìm những ứng dụng khác của hydrogen halide trong đời sống, sản xuất.
Hướng dẫn giải
Hydrogen halide có nhiều ứng dụng phổ biến trong đời sống, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y
tế…
- Kiểm soát và trung hòa độ pH
- Trong khai thác dầu, hydrochloric acid được dùng để bơm vào trong tầng đá của giếng dầu nhằm hòa
tan một phần đá và tạo các lỗ rỗng lớn hơn.
- Trộn dung dịch hydrochloric acid đậm đặc với nitric acid đậm đặc theo tỉ lệ mol 1:3 sẽ tạo ra dung
dịch có khả năng hòa tan gold và platinum
- Là thành phần để sản xuất một số sản phẩm như aspartame, fructose, citric acid, lysine, thủy phân
protein thực vật, gelatin….
Câu 172. [CTST - SGK] Bệnh đau dạ dày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, nguyên nhân
chính là do căng thẳng kéo dài và các thói quen chưa hợp lí. Trong dịch vị dạ dày, khi HCl có nồng độ
nhỏ hơn 10-4 M gây ra bệnh khó tiêu hóa, khi nồng độ lớn hơn 10 -3 M gây ra bệnh ợ chua. Thông thường
bên cạnh lời khuyên nghỉ ngơi và thay đổi các thói quen chưa hợp lí, bác sĩ chỉ định bệnh nhân mắc bệnh
ợ chua sử dụng một số thuốc chứa NaHCO3 để điều trị. Giải thích tác dụng của thuốc chứa NaHCO3.
Hướng dẫn giải
Khi uống các loại thuốc có chứa NaHCO3 sẽ điều chỉnh theo hướng ổn định nồng độ acid trong dạ dày.
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2↑ + H2O
Câu 173. [CTST - SGK] “Natri clorid 0,9%” là nước muối sinh lí chứa sodium chloride (NaCl), nồng
độ 0,9% tương đương các dịch trong cơ thể người như máu, nước mắt, … thường được sử dụng để súc
miệng, sát khuẩn, … Em hãy trình bày cách pha chế 500 mL nước muối sinh lí.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 48
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Hướng dẫn giải


Nồng độ nước muối sinh lí 0,9% nghĩa là có 0,9 g muối trong 100 g dung dịch NaCl.
Cách pha chế 500 mL nước muối sinh lí:
- Cách 1: Cân 4,5 g tinh thể NaCl sạch, cho vào cốc có vạch chia thể tích 500mL, rót nước sôi để nguội
vào cốc đến đủ thể tích 500mL, khuấy đều để muối tan hết.
- Cách 2: Đặt cốc lên cân, chỉnh về 0. Cân 4,5 g tinh thể NaCl sạch, rót từ từ nước sôi để nguội vào cốc
đến 500 g, khuấy đều để muối tan hết.
(Cách thực hiện trên có sai số nhỏ)
Câu 174. [CTST - SBT] Đặt cốc thủy tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M
đến khối lượng 100 g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khí thoát ra, cân thể
hiện giá trị 105,5 g.
a) Khối lượng magnesium thêm vào là bao nhiêu?
b) Tính khối lượng muối và thể tích khí hydrogen (đkc) được tạo ra.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học của phản ứng:
Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2(g)
Đặt x là số mol của Mg cho vào dung dịch HCl
nH
2

→ =x
mH
2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mMg + mdung dịch HCl = mdung dịch sau phản ứng +
→ 24x + 100 = 105,5 + 2x
→ x = 0,25 (mol)
a) mMg = 0,25 × 24 = 6 9g)
mMgCl
2

b) = 0,25 × 95 = 23,75 (g)


VH
2

= 0,25 × 24,79 = 6,2 (L)


Câu 175. [CTST - SBT] Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất chú trọng thành phần
sodium (NaCl) trong thực phẩm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng muối cần
thiết trong 1 ngày đối với trẻ sơ sinh là 0,3 g, với trẻ dưới 1 tuổi là 1,5 g, dưới 2 tuổi là 2,3 g. Nếu trẻ ăn
thừa muối sẽ ảnh hưởng đến hệ bài tiết, thận, tăng nguy cơ còi xương, … Trẻ ăn thừa muối có xu hướng
ăn mặn hơn bình thường và là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp, suy thận, ung thư khi
trưởng thành. Ở từng nhóm tuổi trên, tính lượng ion chloride trong NaCl cho cơ thể mỗi ngày.
Hướng dẫn giải
Nhóm trẻ sơ sinh, khối lượng NaCl cần thiết là 0,3 g. Khối lượng Cl- tương ứng là:
0,3
m= × 35,5 = 0,182(g) = 182(mg)
58,5

Nhóm trẻ dưới 1 tuổi, khối lượng NaCl cần thiết là 1,5 g. Khối lượng Cl- tương ứng là:
m = 182 × 5 = 910 (mg)
Nhóm trẻ dưới 2 tuổi, khối lượng NaCl cần thiết là 2,3 g. Khối lượng Cl- tương ứng là:
2,3× 182
m= = 1395(mg)
0,3

Câu 176. [CTST - SBT] “Muối i-ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung một
lượng nhỏ potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, nhằm ngăn bệnh
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 49
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

bướu cổ, phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển, … Trong 100 g muối i-ốt có chứa hàm lượng ion
iodide dao động từ 2 200 g – 2 500 g; lượng iodide cần thiết cho một thiếu niên hay trưởng thành từ 66 g
– 110 g/ngày. Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần bao nhiêu g muối i-ốt trong một ngày?
Hướng dẫn giải
- Trong 100 gam muối i-ốt có chứa hàm lượng iodide là 2 200g:
+ Hàm lượng iodide tối thiểu ở mức 66 g/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:
66× 100
m= = 3(g)
2200
+ Hàm lượng iodide tối đa ở mức 110 g/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:
110× 100
m= = 5(g)
2200
+ Vậy, đối với loại muối i-ốt có hàm lượng iodide là 2 200g/100 gam muối, lượng muối cần dùng mỗi
ngày từ 3 – 5 gam.
- Trong 100 gam muối i-ốt có chứa hàm lượng iodide là 2 500g:
+ Hàm lượng iodide tối thiểu ở mức 66 g/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:
66× 100
m= = 2,64(g)
2500
+ Hàm lượng iodide tối đa ở mức 110 g/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:
110× 100
m= = 4,4(g)
2500
+ Vậy, đối với loại muối i-ốt có hàm lượng iodide là 2 200g/100 gam muối, lượng muối cần dùng mỗi
ngày từ 2,64 – 4,4 gam.
Câu 177. [CTST - SBT] Rong biển, còn gọi là tảo bẹ, loài sinh vật sống dưới biển, được xem là nguồn
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Rong biển khô cung cấp đường, chất xơ, đạm,
vitamin A, vitamin B2 và muối khoáng. Trong đó, thành phần được quan tâm hơn cả là nguyên tố vi lượng
iodine. Trung bình, trong 100 gam tảo bẹ khô có chứa khoảng 1 000 g iodine. Để sản xuất 1 tấn iodine thì
cần bao nhiêu tấn tảo bẹ khô?
Hướng dẫn giải
-3
Có khoảng 1000g (10 g) iodide trong 100 gam tảo bẹ khô.
Để sản xuất 1 tấn ion iodide (I-) cần khối lượng tảo bẹ khô là:
1× 100
m= −3
= 105
10
tấn = 0,1 triệu tấn
Câu 178. [CTST - SBT] Ninh Thuận là tỉnh có 3 trong số 7 đồng muối lớn của cả nước là Cà Ná, Tri
Hải và Đầm Vua, sản lượng muối Ninh Thuận chiếm khoảng 50% sản lượng muối cả nước. Nghề làm
muối truyền thống có quy trình: cải tạo ô ruộng muối, dẫn nước biển vào, phơi nắng để nước biển bốc hơi
và thu hoạch muối. Sản lượng muối hằng năm đạt hơn 426 500 tấn (giai đoạn 2021 – 2025), tăng trưởng
650 000 tấn (đến năm 2030) đảm bảo cho yếu cầu phát triển công nghiệp, tạo việc làm cho lực lượng lao
động địa phương (theo Thông tấn xã Việt Nam).
Nước biển từ biển và đại dương có độ mặn khoảng 3,5% (độ mặn không đồng nhất trên toàn cầu, phần
lớn từ 3,1 – 3,8%), với khối lượng riêng 1,02 – 1,03 g/mL, nghĩa là mỗi lít nước biển có khoảng 36 g
muối. Độ mặn được tính bằng tổng lượng (đơn vị gam) hòa tan của 11 ion chính (chiếm 99,99%) là Na +,
Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl-, SO42-, HCO3-, CO32-, NO2-, NO3- có trong 1 kg nước biển, trong đó ion Cl -
(55,04%), Na+ (30,61%), SO42- (7,68%) và Mg2+ (3,69%).

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 50
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

a) Để khai thác được sản lượng 426 500 tấn/ năm như hiện tại 650 000/năm (đến năm 2030) thì thể
tích nước biển cần dẫn vào ruộng muối là bao nhiêu?
(Tính toán nhằm cung cấp số liệu để tính diện tích ruộng muối, từ đó xây dựng quy trình sản xuất để
đạt năng suất cao hơn, …)
b) Tính khối lượng ion chloride được khai thác từ nước biển hàng năm.
Hướng dẫn giải
a) Mỗi lít nước biển chứa khoảng 36 g muối. Để thu được 426 500 tấn muối/năm thì thể tích nước biển
cần dẫn vào ruộng muối là:
426500× 106
m= = 1,1847× 1010 (L) = 11,847× 106 (m3)
36

Để đạt được 650 000 tấn/năm vào năm 2030, thì thể tích nước biển cần là:
650000× 106
m= = 1,8056× 1010 (L) = 18,056× 106 (m3 )
36

b) Hàm lượng ion Cl- chiếm khoảng 55,04%, khối lượng Cl- được khai thác hàng năm là:
mCl −
= 426 500 × 55,04% = 234 745,6 (tấn)
Với khối lượng 650 000 tấn, khối lượng Cl- được khai thác là:
mCl −
= 650 000 × 55,04% = 357 760 (tấn)
Các phép toán bỏ qua sai số của cân phân tích, cân kĩ thuật, có các sai số từ 1-5 số lẻ: 0,1 g; 0,01 g;
0,001 g; 0,0001 g; 0,00001 g.
Câu 179. Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI.
Thí nghiệm 1: Lấy m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch bromine, sau phản ứng hoàn toàn, cô
cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam.
Thí nghiệm 2: Hòa tan m gam X vào nước rồi sục khí chlorine dư vào dung dịch, phản ứng hoàn toàn,
cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Tính thành phần % khối lượng của NaI
trong hỗn hợp X.
Hướng dẫn giải
PTHH: TN1: Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
TN2: Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Gọi x, y lần lượt là số mol của NaI, NaBr
TN1: mgiảm = (127 – 80)x = 7,05
→ x = 0,15 mol
TN2: mgiảm = (127 – 35,5)x + (80 – 35,5)y = 22,625
→ y = 0,2 mol
150× 0,15
%mNaI = × 100 = 52,2%
150× 0,15+ 103× 0,2

5
mol
56
Câu 180. Cho H2 tác dụng với 0,06 mol Cl2 rồi hòa tan sản phẩm vào nước để được 40 gam
dung dịch#A. Lấy 10 gam A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 3,444 gam kết tủa. Tính hiệu
suất phản ứng giữa H2 và Cl2 (giả sử Cl2 và H2 không tan trong nước)?
Hướng dẫn giải

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 51
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

PTHH:
H2 + Cl2 → 2HCl (1)
nH nCl
2 2

Vì > nên hiệu suất tính theo Cl2


AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3(2)
→ nHCltrong 10 dung dịch A = nAgCl = 0,024 (mol)
→ nHCltrong 40 dung dịch A = 0,024 × 4 = 0,096 (mol)
1 1
nCl n × 0,096
2 2 HCl 2
Từ phương trình (1) → = = = 0,048 (mol)
0,048
H% = × 100 =
0,06
→ 80%
Câu 181. Vì sao trong kĩ thuật nhiếp ảnh, người ta không dùng muối AgCl hoặc AgI để sử dụng cho
phim ảnh hoặc giấy ảnh mà dùng muối AgBr? Giải thích sự tạo thành ảnh của vật cần chụp trong việc
tráng rửa phim.

Hướng dẫn giải


Phim ảnh và giấy ảnh được phết một lớp mỏng khoảng 20 micromet huyền phù của AgBr trong gelatin
(chất dính), người ta không dùng AgCl vì kém nhạy hay AgI vì quá nhạy. Khi chiếu sáng lên phim thì có
phản ứng:
2AgBr → 2Ag + Br2
Br2 sẽ hóa hợp với gelatin còn Ag được tạo ra ở mầm tinh thể rất bé, chỗ nào được chiếu sáng ít thì
mầm tinh thể Ag sinh ra ít.
Sau khi chụp ảnh trên phim đã có hình ẩn của vật cần chụp, để thấy rõ hình ảnh của vật cần chụp,
người ta ngâm phim vào thuốc hiện hình là hydroquinone C 6H4(OH)2 hoặc metol
[C6H4(OH)NH2CH3]2SO4 hoặc NaHSO3, những chất này sẽ khử tiếp AgBr dư về Ag. Tuy nhiên, những
chỗ nào đã có tinh thể Ag trước đó thì quá trình khử xảy ra nhanh hơn. Quá trình khử xảy ra nhanh nhất ở
chỗ nào đã có tinh thể Ag xuất hiện trong ảnh ẩn. Như vậy, ảnh ẩn xuất hiện rõ hơn nhờ sự xuất hiện của
những hạt Ag màu đen.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 52
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Sau đó, người ta lại dùng chất định hình cho phim ảnh bằng cách làm cho nó bớt nhạy với ánh sáng.
Thuốc định hình là Na2S2O3 có khả năng hòa tan lớp AgBr dư trên phim ảnh do tạo phức
AgBr + Na2S2O3 → Na3[Ag(S2O3)2] + NaBr
Hình ảnh của vật thấy rõ sau khi định hình sẽ bền đối với ánh sáng và có chiều ngược với vật chụp
được (bản âm), muốn có ảnh thật cùng chiều với vật chụp được (bản dương) người ta đặt phim lên giấy
ảnh cũng được tráng lớp AgBr rồi chiếu sáng, ánh sáng dễ đi qua chỗ sáng và định hình như đã làm với
phim, sẽ xuất hiện ảnh thật của vật cần chụp.
Câu 182. Hydrochloric acid có vai trò rất quan
trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong
cơ thể con người, dịch vị dạ dày tiết ra hydrochloric
acid tạo môi trường acid có độ pH từ 1 đến 2, cũng
có thể đến 4 hoặc 5. Ngoài việc hòa tan các muối
khó tan, hydrochloric acid còn là chất xúc tác cho
các phản ứng phân hủy carbohydrates (chất đường,
bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản
hơn để cơ thể hấp thụ được. Lượng acid trong dịch
dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều
gây bệnh cho người. Để chữa bệnh đau dạ dày do
thừa acid, ợ chua người ta thường dùng muối Nabica. Cho biết muối Nabica là gì? Viết PTHH của phản
ứng xảy ra và tính khối lượng (mg) Nabica cần dùng để trung hòa 10 mL HCl 0,04M có trong dạ dày.
Hướng dẫn giải

Một số thuộc chữa đau dạ dày chứa muối sodium hydrogen carbonate NaHCO 3 (còn gọi là sodium
bicarbonate hay thuốc muối Nabica) có tác dụng trung hòa bớt lượng acid trong dạ dày.
nHCl = 10 × 0,04 = 0,4 (mol)
PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
nNaHCO
3

= nHCl = 0,4 (mol)


mNaHCO
3

→ = 84 ×0,4 = 33,6 (mg)


Câu 183. Potassium iodide (KI) trộn trong muối ăn để làm
muối i-ốt là một chất rất dễ bị oxi hóa thành I 2 rồi bay hơi mất,
nhất là khi có nước hoặc các chất oxi hóa có trong muối hoặc khi ở
nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng potassium iodide
trong muối ăn sẽ bị mất hoàn toàn. Để đề phòng điều đó, người ta
hạn chế lượng muối i-ốt không vượt quá 3,5% về khối lượng (theo
tiêu chuẩn của Liên Xô), cho thêm chất ổn định iodine như
Na2S2O3. Khi đó có thể giữa lượng KI trong muối i-ốt khoảng 6
tháng. Tính lượng nước tối đa trong 1 tấn muối i-ốt theo tiêu
chuấn của Liên Xô và nêu phương pháp bảo quản muối i-ốt, cách
dùng muối i-ốt khi nấu thức ăn nhằm hạn chế sự thất thoát i-ốt.
Hướng dẫn giải

Lượng nước tối đa trong 1 tấn muối i-ốt theo tiêu chuẩn của Liên Xô là:
3,5× 1000000
m= = 35000(g)
100

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 53
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Phương pháp bảo quản muối i-ốt và cách dùng muối i-ốt khi nấu thức ăn nhằm hạn chế sự thất thoát i-
ốt: Để muối ở nơi tránh ánh sáng, nhiệt độ, khi đun sau khi bắc nồi xuống mới cho muối i-ốt vào nhằm
giảm hiện tượng i-ốt thăng hoa.
Câu 184. [CD - SBT] Xét phản ứng sau:4HI (aq) + O2 (g)  2H2O (l) + 2I2 (s)
Cho giá trị enthalpy tạo thành chuẩn (kJ mol-1) của một số chất trong bảng dưới đây:
HI(aq) H2O(l) O2(g) I2(s)
-55 -285 ? ?
a)Điền giá trí phù hợp vào ô còn trống
b)Xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên.
c)Nếu chỉ dựa vào giá trị biến thiên en thaalpy chuẩn thì phản ứng trên có thuận lợi về mặt năng lượng
không? Từ đó, hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi dung dịch hydroiodic acid tiếp xúc không khí.
d)Thực tế, người ta phải chứa hydroiodic acid trong chai, lo được đậy kín. Hãy giải thích.
Hướng dẫn giải
a)
HI(aq) H2O(l) O2(g) I2(s)
-55 -285 0 0
b) -= 3x(-285) + 2x0 - 4x(-55) – 0 = 350kJ
c) Phản ứng oxi hóa acid bởi oxygen thuận lợi về năng lượng. Khi dung dịch hydroiodic acid tiếp xúc
với không khí, dung dịch bị biến đổi (thành phần, màu sắc) theo phản ứng:
4HI (aq) + O2 (g)  2H2O (l) + 2I2 (s)
d) Giảm sự tiếp xúc của dung dịch với oxygen có trong không khí.
Câu 185. [CD - SBT] Trong phòng thí nghiệm, hydrochloric acid đặc có thế được dùng để điều chế khí
chlorine theo hai phản ứng sau:
16HCl(aq) + 2KMnO4(s) 2MnCl2(aq) + 2KCl(aq) + 8H2O(l) + 5Cl2(g) (1)
4HCl(aq) + MnO2(s)  MnCl2(aq) + 2H2O (l) + Cl2 (g)(2)
Cho bảng giá trị enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng.
HCl(aq) KMnO4 (s) MnO2(s) MnCl2 (aq) KCl (aq) H2O (l)
-167 -837 -520 -555 -419 -285
a) Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng
b) Thực tế, không cần đun nóng, hai phản ứng trên vẫn diễn ra ở nhiệt độ phòng. Vậy phản ứng trên có
thể đã thu nhiệt từ đâu?
Hướng dẫn giải
a) Phản ứng 1
= 2x(-555) + 2x(-419) + 8x(-285) + 5x0 - 16x(-167) – 2x(-837) = 118kJ
Phản ứng 2
= 2x(-555) + 2x(-285) + 0 - 4x(-167) – (-837) = 63kJ
b) Thu nhiệt từ môi trường
Câu 186. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử
trùng nước. Một trong những phương pháp khử trùng nước đang dùng phổ biến ở nước ta là dùng
chlorine. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g.m 3 nước. Hãy tính xem nhà
máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg Cl 2 mỗi ngày cho việc xử lí nước nếu dùng cho một
thành phố có 3 triệu dân, mỗi người dùng 200 lít nước mỗi ngày.
Hướng dẫn giải
Lượng nước dùng cho thành phố mỗi ngày
200. 3. 106 = 6.108 (l) = 6.105 (m3)
Lượng chlorine cần dùng
6.105. 5 = 3.106 (g) = 3.103 (kg)
Vậy lượng chlorine nhà máy cần dùng mỗi ngày là 3.103 kg.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 54
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 187. Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người
cần bổ sung 1,5.10-4 g nguyên tố iodine mỗi ngày. Nếu lượng iod đó chỉ được bổ sung từ muối iodine (có
25g KI trong một tấn muối) thì mỗi người cần bao nhiêu gam muối ăn mỗi ngày?
Hướng dẫn giải
Lượng KI cần cho mỗi ngày là

%KI trong muối

Vậy khối lượng muối cần ăn mỗi ngày là

Vậy mỗi người mỗi ngày cần phải ăn 7,84 gam muối ăn.
Câu 188. Theo qui định nồng độ cho phép của bromine trong không khí là 2.10 -5 g/l. Trong một phân
xưởng sản xuất bromine, người ta đo được nồng độ của bromine là 1.10 -4 g/l. Tính khối lượng dung dịch
ammonia 20% phun khắp xưởng đó (có kích thước 100m.200m.6m) để khử đọc hoàn toàn lượng bromine
trong không khí. Biết rằng NH3 + Br2 N2 + NH4Br. Các chất khí đo ở điều kiện chuẩn.
Hướng dẫn giải
Thể tích phân xưởng sản xuất
100.200.6 = 120 000 m3 = 12.107 lít
Khối lượng bromine đã đo được trong phân xưởng
10-4. 12.107 = 12.103 (g)
Khối lượng bromine có thể cho phép trong phân xưởng này
2.10-5. 12. 107 = 2,4.103 (g)
Khối lượng bromine đã phản ứng với ammonia
12.103 - 2,4.103 = 9,6.103 (g)

8NH3 + 3Br2 N2 + 6NH4Br


160  60 (mol)
Khối lượng ammonia đã phản ứng

Khối lượng dung dịch ammonia 20% đã phun khắp xưởng

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM


1. Mức độ nhận biết
Câu 189. [CD - SBT] Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về các hydrogen halide HX?
A. Ở điều kiện thường, đều là chất khí.
B. Các phân tử đều phân cực.
C. Nhiệt độ sôi tăng từ hydrogen chloride đến hydrogen iodide, phú hợp với xu hướng tăng tương tác
van der Waals từ hydrogen chloride đến hydrogen iodide.
D.Đều tan tốt trong nước, tạo các dung dịch hydrohalic acid tương ứng.
E. Năng lượng liên kết tăng dần từ HF đến HI.
Câu 190. [CD - SBT] Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ cao vượt trội so
với các hydrogen halide còn lại do
A. Fluorine có nguyên tử khối nhỏ.
B. Năng lượng liên kết H – F bền vững làm cho HF khó bay hơi hơn.
C.Các nhóm phân tử HF được tạo thành dó có liên kết hydrogen giữa các phân tử.
D. Fluorine là phi kim mạnh nhất.
Câu 191. [CD - SBT] Những phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về các hydrohalic acid?
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 55
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

A.Đều là các acid mạnh.


B. Độ mạnh của acid tăng từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid, phù hợp xu hướng giảm độ bền
liên kết từ HF đến HI.
C. Hòa tan được các oxide của kim loại, phản ứng được với các hydroxide kim loại.
D. Hòa tan được tất cả các kim loại.
E.Tạo môi trường có pH lớn hơn 7.
Câu 192. [CD - SBT] Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ion halide ?
A. Dùng dung dịch silver nitrate sẽ phân biệt được các ion , , , .
B. Với sulfuric acid đặc, các ion , , thể hiện tính khử, ion không thể hiện tính khử.
C.Tính khử của các ion halide tăng theo dãy: , , .
D. Ion kết hợp ion tạo AgCl là chất không tan, màu vàng.
Câu 193. [CD - SBT]Những phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về ứng dụng hiện nay của
một số hydrogen halide và hydrohalic acid?
A. Hằng năm, cần hàng chục triệu tấn hydrogen chloride để sản xuất hydrochloric acid..
B. Lượng lớn hydrochloric acid được sử dụng trong sản xuất nhựa, phân bón, thuốc nhuộm,…
C. Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thủy phân các chất trong sản xuất, chế biến thực
phẩm.
D.Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine dùng để sản xuất fluorine.
E.Trong công nghiệp, hydrofluoric acid dùng tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.
G. Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay thế
chất CFC), chất chảy cryolite,…
Câu 194. [CD - SBT]Những tính chất nào dưới đây thể hiện tính acid của hydrochloric acid?
A.Phản ứng với các hydroxide.
B.Hòa tan các oxide của kim loại.
C.Hòa tan một số kim loại.
D. Phản ứng với phi kim.
E. Làm quỳ tím hóa đỏ và tạo môi trường pH > 7.
G.Phân li ra ion .
H.Khi phản ứng với kim loại thì tạo ra muối và khí hydrogen.
Câu 195. [CD - SBT]Nối mỗi chất trong cột A với tính chấ tương ứng của chúng trong cột B cho phù
hợp.

Cột A Cột B
a) Hydrogen fluoride 1. Là chất khí ở điều kiện thường.
b) Hydrofluoric acid 2. Các phẩn tử tạo liên kết hydrogen với nhau.
c) Hydrogen chloride 3. Có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy hydrogen
d) Hydrochloric acid halide.
4. Là acid mạnh.
5. Ăn mòn thủy tinh.
6. Thường được dùng để thủy phân các chất trong
quá trình sản xuất.
7. Hòa tan calcium carbonate có trong đá vôi,
magnesium hydroxide, copper (II) oxide.

Hướng dẫn giải


a nối với 1, 2, 3
b nối với 5, 7
c nối với 1

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 56
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

d nối với 4, 6, 7
Câu 196. [CD - SBT]Những phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi cho potassium bromide rắn phản ungwss với sulfuric acid đặc thu được khí hydrogen bromide.
B. Hydrofluoric acid không nguy hiểm vì nó là một acid yếu.
C.Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò
chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử.
D.Fluorine có số oxi hóa bằng -1 trong các hợp chất.
E. Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở
nhiệt độ thường.
G. Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen
halide là do liên kết H – F bền nhất trongcacs liên kết H – X.
Câu 197. [CTST - SBT] Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 198. [CTST - SBT] Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 199. [CTST - SBT] Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 200. [CTST - SBT] Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 201. [CTST - SBT] Liên kết hydrogen của phân tử nào được biểu diễn đúng?
A. … H – I … H – I … H – I …
B. … H – Cl … H – Cl … H – Cl …
C. … H – Br … H – Br … H – Br …
D. … H – F … H – F … H – F …
Câu 202. [CTST - SBT] Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử:
A. F-, Cl-, Br-, I-. B. I-, Br-, Cl-, F-.
C. F-, Br-, Cl-, I-. D. I-, Br-, F-, Cl-.
Câu 203. [CTST - SBT] Hydrogen halide có nhiều liên kết hydrogen nhất với nước là.
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 204. [CTST - SBT] Chất hay ion nào có tính khử mạnh nhất?
A. Cl2. B. Cl-. C. I2. D. I-.
Câu 205. [CTST - SBT] Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là
A. Quỳ tím. B. AgNO3. C. NaOH. D. HCl.
Câu 206. [CTST - SBT] Rót 3mL dung dịch HBr 1 M vào 2 mL dung dịch NaOH 1 M, cho quỳ tím
vào dung dịch sau phản ứng, mẩu quỳ tím sẽ
A. hóa màu đỏ. B. hóa màu xanh.
C. mất màu tím. D. không đổi màu.
Câu 207. [CTST - SBT] Trong phòng thí nghiệm, chlorine được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất
A. NaCl. B. HCl. C. KMnO4. D. KClO3.
Câu 208. [CTST - SBT] Cách thu khí hydrogen halide trong phòng thí nghiệm phù hợp là:

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 57
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Hình 1 Hình 2 Hình 3


A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 1 và 2.

Câu 209. [CTST - SBT] Chọn phát biểu không đúng:


A. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid.
B. Ion F- và Cl- không bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc.
C. Các hydrogen halide làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI.
Câu 210. [KNTT - SBT]: Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được
liên kết hydrogen mạnh?
A HC1. B.HI. C. HF. D. HBr.
Câu 211. [KNTT - SBT]: Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ở áp suất thường?
A. HC1. B. HBr. C. HF. D. HI.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Từ HCl đến HI nhiệt độ sôi tăng dần. Riêng HF có nhiệt độ sôi cao nhất, cao bất thường do tạo được
liên kết hydrogen liên phân tử.
…H–F…H–F…
Câu 212. [KNTT - SBT]: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết biến đối như thế
nào?
A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không đổi. D. Tuần hoàn.
Câu 213. [KNTT - SBT]: Dung dich hydrohalic acid nào sau đây có tính acid yếu?
A. HF. B. HBr. C. HC1. D. HI.
Câu 214. [KNTT - SBT]: Nhỏ vài giọt dung dich nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa
màu vàng nhạt?
A. HC1. B. NaBr. C. NaCl. D. HF.
Câu 215. [KNTT - SBT]: Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dich HC1
thu được các sản phẩm là:
A. FeCl3 và H2. B. FeCl2 va Cl2. C. FeCl3 và Cl2. D. FeCl2 và H2.
Câu 216. [KNTT - SBT]: Hydiohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi
sơn, hàn, mạ điện là:
A. HBr. B. HF. C. HI. D. HC1.
Câu 217. [KNTT - SBT]: Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính
teflon là:
A. HF. B. HC1. C. HBr. D. HI.
Câu 218. [KNTT - SBT]: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I- trong
dung dịch muối?
A. NaOH. B. HC1. C. AgNO3. D. KNO3.
Câu 219. [KNTT - SBT]: KBr thể hiên tính khử khi đun nóng với dung dich nào sau đây?
A. AgNO3 B. H2SO4 đặc. C. HC1. D. H2SO4 loãng.
Câu 220. [KNTT - SBT]: Trong dãy hydrogen halide, từ HC1 đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do
nguyên nhân nào sau đây?
A. Tương tác vander Waals tăng dần. B. Phân tử khối tăng dần.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 58
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

C. Độ bền liên kết giảm dần. D. Độ phân cực hên kết giảm dần.
Câu 221. [KNTT - SBT]: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ phân cực của liên kết biến đối
như thế nào?
A. Tuần hoàn. B. Tăng dần. C. Giảm dần. D. Không đổi.
Câu 222. [KNTT - SBT]: Hydrochloric acid đặc thề hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đày?
A NaHCO3. B.CaCO3. C. NaOH. D. MnO2.
Câu 223. [KNTT - SBT]: Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau
đây?
A. FeCO3. B.Fe. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3.
Câu 224. [KNTT - SBT]: Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dich HC1 và NaCl?
A Phenolphthalein. B. Hồ tinh bột. C. Quỳ tím. D. Nước brom.
Câu 225. [KNTT - SBT]: Dung dich HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là do xảy ra phản ứng hoá học
nào sau đây?
→ →
A. SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O. B. NaOH + H F NaF + H2O.
→ →
C. H2 + F2 2HF. D. 2F2 +2H2O 4HF + O2.
Câu 226. [KNTT - SBT]: Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân
chinh là:
A. tương tác van der Waals tăng dần. B. độ phân cực liên kết giảm dần.
C. phân từ khối tăng dần. D. độ bền liên kết giảm dần.
Câu 227. [KNTT - SBT]: Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dich H2SO4 đặc, nóng thì chỉ
xảy ra phản ứng trao đổi?
A. KBr. B.KI. C. NaCl. D. NaBr.
Câu 228. [KNTT - SBT]: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu đuợc hydrogen chloride.
C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.
D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.
Câu 229. [KNTT - SBT]: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt hai dung dich NaF và NaCl?
A HC1. B. HF. C. AgNO3. D. Br2.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 230. [KNTT - SBT]: Cho các dung dịch hydrochloric acid, sodium chloride, iodine, kí hiệu
ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau.

Các dung dich ban đầu được kí lưệu tương ứng là


A Z, Y,X. B.Y, X, Z. C. Y, Z, X. D. X,Z,Y.
Hướng dẫn giải
X làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh tím nên X là dung dịch iodine
Z tác dụng với dung dịch NaHCO3 tạo bọt khí nên dung dịch Z là hydrochloric acid:
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
Y là sodium chloride. => Chọn A

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 59
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao


Câu 231. Hòa tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Na và kim loại M (hóa trị n không đổi)
trong nước thu được dung dịch Y và 6,1975 lít khí hiđro (ở đkc). Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 100
ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm về khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X là:
A. 68,4 % B. 36,9 % C. 63,1 % D. 31,6 %
Hướng dẫn giải
nH2 = 0,25 mol ; nHCl = 0,1 mol
- Gọi nNa = x mol và nM = y mol → 23x + My = 7,3 (1)
nH2 = 0,5x + 0,5ny = 0,25
- Nếu M tác dụng trực tiếp với nước → → nOH– = 0,5 > nHCl = 0,1 → loại
(Vậy M là kim loại tác dụng với dung dịch kiềm)
- Nếu M là kim loại có hiđroxit lưỡng tính (n = 2 hoặc 3):
M + (4 – n)OH– + (n – 2)H2O → MO2n – 4 + n/2H2
y (4 – n)y ny/2
- Do OH dư nên kim loại M tan hết và nOH– dư = x – (4 – n)y mol

→ x – (4 – n)y = 0,1 (2) và x + ny = 0,5 (3) → y = 0,1 mol


- Thay lần lượt n = 2 hoặc 3 vào (1);(2); (3) → chỉ có n = 3 ; x = 0,2 ; M = 27 (Al) → %Al = 36,9 %

BÀI 23: ÔN TẬP CHƯƠNG 7


A. PHẦN TỰ LUẬN
1. Mức độ nhận biết
2. Mức độ thông hiểu
Câu 232. [KNTT - SBT] Hydrochloric acid được dùng để đánh sạch lớp gỉ đồng màu xanh gồm
hydroxide và muối carbonate của một tấm đồng trước khi sơn.
Viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng:

Cu(OH)2 + 2 HCl CuCl2 + H2O.

CuCO3 + 2HCl CuCl2 + CO2 + H2O
Câu 233. [KNTT - SBT] Trong công nghiệp nước Javel được sản xuất bằng phương pháp điện phân
dung dịch NaCl không sử dụng màng ngăn điện cực. Khi đó Cl2 và NaOH tiếp tục phản ứng với nhau.
Viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra khi sản xuất nước Javel. Xác định vai trò của NaCl và
Cl2 trong mỗi phản ứng.
Hướng dẫn giải
Phản ứng điện phân sinh ra khí chlorine ở anode, hydrogen và sodium hydroxide ở cathode:

dpdd

2 NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2.
Do không có màng ngăn điện cực nên khí Cl 2 và NaOH khuếch tán sang nhau trong bình điện phân và
xảy ra phản ứng:

2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O.
Tổng hợp 2 phản ứng xảy ra trong quá trình điện phân là:

dpdd
khongmn

NaCl + H2O NaClO + H2
3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 60
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 234. [KNTT - SBT] Cho từ từ đến hết 10 gam dung dịch gồm NaF 0,84% và NaCl 1,17%, vào
dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m?
Hướng dẫn giải
10.1,17
nNaCl = = 2.10−3(mol)
100.58,5

Phản ứng chỉ tạo kết tủa với NaCl.


nNaCl = nAgCl = 2.10−3mol → mAgCl = 2.10−3.143,5 = 0,287 gam

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM


1. Mức độ nhận biết
Câu 235. [KNTT - SGK] Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớp nhất:
A. H –F. B. H – Cl. C. H – Br. D. H – I.
Câu 236. [KNTT - SGK] Trong nhóm halogen, từ F đến I, bán kính nguyên tử biến đổi theo chiều nào:
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn.
Câu 237. [KNTT - SGK] Trong đơn chất tử F2 đến I2. Chất có tính oxi hoá mạnh nhất là:
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 238. [KNTT - SBT] Nguyên tử Halogen nào sau đây thể hiện số oxi hoá -1 trong các hợp chất?
A. fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.
Câu 239. [KNTT - SBT] Trong y học halogen nào sau đây được hoà tan trong cồn để dùng làm thuốc
sát trùng ngoài da?
A. fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.
Câu 240. [KNTT - SBT] Trong tự nhiên nguyên tố chlorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất nào
sau đây?
A. MgCl2. B. NaCl. C. KCl. D. HCl.
Câu 241. [KNTT - SBT] Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen có dạng
chung là:
A. ns2np5. B. ns2. C. ns2np6. D. ns2np4.
Câu 242. [KNTT - SBT] Ở điều kiện thường, halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng, có màu nâu đỏ,
gây bỏng sâu nếu rơi vào da?
A. F2. B. Cl2. C. I2. D. Br2.
Câu 243. [KNTT - SBT] Trong dãy các hydrogen halide, từ HF đến HI, độ dài liên kết biến đổi như thế
nào?
A. Không đổi. B. Giảm dần. C. tăng dần. D. Tuần hoàn.
Câu 244. [KNTT - SBT] Dung dịch hydrohalic acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là?
A. HCl. B. HI. C. HF. D. HBr.
Câu 245. [KNTT - SBT] Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí Cl2 khi cho chất rắn nào sau đây
tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng?
A. CaCO3. B. NaHCO3. C. FeO. D. MnO2.
Câu 246. [KNTT - SBT] Khi cho Cl2 tác dụng với dung dịch KOH, đung nóng thu được dung dịch
chứa muối KCl và muối nào sau đây?
A. KClO. B. KClO3. C. KClO4. D. KClO2.
Câu 247. [KNTT - SBT] Hydrohalic acid nào sau đây có tính acid mạnh nhất?
A. HI. B. HF. C. HCl. D. HBr.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 61
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 248. [KNTT - SBT] Quặng apatite, loại quặng phổ biến trong tự nhiên có chứa nguyên tố fluorine,
có thành phần hoá học chính là:
A. CF3Cl. B. NaF. C. Na3AlF6. D. Ca10(PO4)6F2.
Câu 249. [KNTT - SBT] Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen và halogen nào sau đây
xảy ra thuận nghịch?
A. F2. B. I2. C. Br2. D. Cl2.
Câu 250. [KNTT - SBT] Trong các đơn chất halogen, từ F2 đến I2, nhiệt độ sôi biến đổi như thế nào?
A. Giản dần. B. Tuần hoàn. C. Không đổi. D. Tăng dần.
Câu 251. [KNTT - SBT] Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác
van der Waal mạnh nhất?
A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. I2
Câu 252. [KNTT - SBT] Khi phản ứng với phi kim, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau
đây?
A. Nhường 1 electron. B. Nhận 1 electron.
C. Nhận 2 electron. D. Góp chung electron.
Câu 253. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất dưới áp suất thường?
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
Câu 254. [KNTT - SBT] Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung iodine?
A. I2, HI. B. HI, HIO3. C. KI, KIO3. D. I2, AlI3.
Câu 255. [KNTT - SBT] Không dùng chai, lọ thuỷ tinh mà thường dùng chai nhựa để chứa, đựng, bảo
quản hydrohalic acid nào sau đây?
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 256. [KNTT - SGK] Khi tiến hành điều chế và thu khí clo vào bình, để ngăn khí clo thoát ra ngoài
gây độc, cần đậy miệng bình thu khí clo bằng bông có tẩm dung dịch:
A. NaCl. B. HCl. C. NaOH. D. KCl.
Câu 257. [KNTT - SGK] Làm muối là nghề phổ biến tại nhiều vùng ven biển Việt Nam. Một hộ gia
đình tiến hành làm muối trên ruộng chứa 200 000 L nước biển. Giả thiết 1 L nước biển có chứa 30 gam
NaCl và hiệu suất quá trình làm muối thành phẩm đạt 60%.
Khối lượng muối hộ gia đình thu được là:
A. 1 200 kg. B. 10 000 kg. C. 6 000 kg. D. 3 600 kg.
Hướng dẫn giải
Khối lượng muối hộ gia đình thu được là:
mNaCl = 20 000.30.60%=3 600 000 (gam) =3 600 (kg)

Câu 258. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu sau:


(a) Muối iodized dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine.
(b) Chloramin-B được dùng phun khử khuẩn phòng dịch covid – 19.
(c) Nước Javel được dùng để tẩy màu và sát trùng.
(d) Muối là nguyên liệu sản xuất xút, chlorine, nước javel.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 259. [KNTT - SBT] Cho các dung dịch hydrofluoric, potassium iodide, sodium chloride, kí hiệu
ngẫu nhiên là X, Y, Z. Khi dùng thuốc thử silicon dioxide và silver nitrate để nhận biết Y, Z thu được kết
quả cho trong bảng sau:
Chất thử Thuốc thử Hiện tượng
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 62
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Y Silicon dioxide Silicon dioxide bị hoà tan


Z Silver nitrate Có kết tủa màu vàng
Các dung dịch ban đầu được kí hiệu tương ứng là
A. Z, Y, X. B. Y, X, Z. C. Y, Z, X. D. X, Z, Y.
Hướng dẫn giải
Y hoà tan được Silicon dioxide nên Y là dung dịch HF.
Z tác dụng với dung dịch Silver nitrate thu được kết tủa màu vàng nên Z là potassium iodide
→ ↓
PT: KI + AgNO3 AgI + KNO3.
X là dung dịch sodium chloride.
Chọn đáp án: C
3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 260. [KNTT - SGK] Cho X, Y là hai nguyên tố halogen có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp, Z x
< ZY. Hoà tan hoàn toàn 0,402 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước, thu được dung dịch E. Cho từ từ E
vào cốc đựng dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,574 gam kết tủa.
Kí hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là:
A. F và Cl. B. Cl và Br. C. Br và I. D. Cl và I.
Hướng dẫn giải
Giả sử NaX và NaY đều tạo kết tủa với dung dịch AgNO3.
NaX
Gọi công thức chung của NaX và NaY là
Phương trình phản ứng:
NaX → AgX ↓
+ AgNO3 + NaNO3.
MX MX
( 23 + ) (108 + )

0,402 gam 0,574 gam
0,402 0,574
= → MX =175,66
23+ MX 108+ MX

Mx < 175,66 < MY. Trong tự nhiên không có nguyên tố halogen nào có M > 175,66. Vậy trường hợp cả
2 muối NaX và NaY đều tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 là không thoản mãn.
Nên chỉ có 1 muối tạo kết tủa với AgNO3. Vậy 2 muối ban đầu là NaF và NaCl.
Chọn đáp án#A. F và Cl

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 63
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

SỞ GD&ĐT ………….. KIỂM TRA CHƯƠNG HALOGEN

TRƯỜNG THPT ………………….. NĂM HỌC 2022 - 2023

-------------------- MÔN: HOÁ HỌC 10

(Đề thi có ___ trang) Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Họ và tên:............................................................................ Lớp:............. Mã đề 000

Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là
A. ns2np5. B. ns2np4. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 2. Hóa chất nào sau đây không được đựng bằng lọ thủy tinh ?
A. HCl. B. HNO3. C. HF. D. NaOH.
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
A. Các nguyên tố halogen đều có tính oxi hóa mạnh.
B. Nguyên tử halogen có khả năng thu thêm 1 electron.
C. Các nguyên tố halogen đều có các số oxi hoá –1, +1, +3, +5, +7.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử halogen đều có 7electron.
Câu 4. Trong tự nhiên nguyên tố chlorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất nào sau đây?
A. MgCl2. B. NaCl. C. KCl. D. HCl.
Câu 5. Halogen nào sau đây là chất khí ở nhiệt độ thường, có màu vàng lục?
A. fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?
A. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
B. Ở điều kịên thường là chất khí.
C. Có tính oxi hoá mạnh.
D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 7. Khi nung nóng, iodine rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này
được gọi là:
A. Sự ngưng tụ. B. Sự phân hủy. C. Sự thăng hoa. D. Sự bay hơi.
Câu 8. Phản ứng giữa hydrogen và halogen nào sau đây xảy ra ngay ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối?
A. F2. B. I2. C. Br2. D. Cl2.
Câu 9. Có thể dùng chất nào trong số các chất sau đây để làm thuốc thử nhận biết các ion halide trong
dung dịch ?
A. Ba(OH)2 B. AgNO3 C. Ba(NO3)2 D. Cu(NO3)2
Câu 10. Khi cho Cl2 tác dụng với dung dịch KOH, nhiệt độ thường thu được dung dịch chứa muối KCl
và muối nào sau đây?
A. KClO. B. KClO3. C. KClO4. D. KClO2.
Câu 11. Thứ tự tăng dần tính acid của các Hydrohalic acid (HX) là
A. HF < HCl < HBr < HI. B. HI < HBr < HCl < HF.
C. HCl < HBr < HI < HF. D. HBr < HI < HCl < HF.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 64
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 12. Có các chất: Al(OH)3, FeO, Ag, CaCO3, Cu, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 13. Để điều chế khí hyđrogen cloride trong phòng thí nghiệm, ta dùng các hóa chất sau:
A. Cl2 và H2O. B. H2 và Cl2.
C. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc. D. MnO2 và Cl2.
Câu 14. Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?
A. Fe + HCl. B. Fe3O4 + HCl. C. Fe + Cl2. D. Fe + FeCl3.
Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(a) Muối iodized dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine.
(b) Chloramin-B được dùng phun khử khuẩn phòng dịch covid – 19.
(c) Nước Javel được dùng để tẩy màu và sát trùng.
(d) Muối là nguyên liệu sản xuất xút, chlorine, nước javel.
(c) Bromine là chất khí màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc.
(d) Iodine có tính oxi hóa và phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ phòng.
(e) Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch KI, sau phản ứng thu được kết tủa trắng.
Số phát biểu sai là :
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Hướng dẫn giải
(c) Bromine là chất khí màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc.
Bromine là chất lỏng
(d) Iodine có tính oxi hóa và phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ phòng.
Iodine hầu như không tác dụng với nước
(e) Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch KI, sau phản ứng thu được kết tủa trắng.
Thu được AgI kết tủa màu vàng
Câu 16. Cho phương trình hóa học: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số cần bằng của các
chất lần lượt là:
A. 2, 12, 2, 2, 3, 6. B. 2, 14, 2, 2, 4, 7.
C. 2, 8, 2, 2, 1, 4. D. 2, 16, 2, 2, 5, 8.
Câu 17. Trong các nhà mày cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùngcủa việc xử lí nước là khử trùng
nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang dùng phổ biến ở nước ta là dùng chlorine. Lượng
chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5g/m3. Nếu với dân số Hải Dương khoảng 3 triệu
người, mỗi người dùng 200 lít nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu
kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước?
A. 3,55.103 B. 6.103 C. 3.103 D. 1,5.106
Hướng dẫn giải
VH O = 3.106.200 = 6.108(l ) = 6.105m3
2

→ mCl = 5.6.105 = 3.106(gam) = 3.103(kg)


2

Chọn đáp án C
Câu 18. Nghiên cứu tác dụng của iodine với hồ tinh bột, người ta làm thí nghiệm như sau: cho vào ống
nghiệm một ít hồ tinh bột. Nhỏ một giọt nước iodine vào ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn
lửa đèn cồn, sau đó để nguội. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là
A. Lúc đầu hỗn hợp chuyển sang màu xanh, sau đó mất màu khi đun nóng và lại xuất hiện màu xanh
trở lại khi để nguội.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 65
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

B. Lúc đầu hỗn hợp chuyển sang màu đen, sau đó có màu xanh khi đun nóng và xuất hiện màu trắng
khi để nguội.
C. Lúc đầu hỗn hợp chuyển sang màu xanh, sau đó mất màu khi đun nóng và có màu trắng của hồ tinh
bột khi để nguội.
D. Lúc đầu hỗn hợp chuyển sang màu đen, sau đó mất màu khi đun nóng và xuất hiện màu đen khi để
nguội.
Câu 19. Hoà tan 6 gam kim loại M (hoá trị II) tác dụng vừa đủ 3,36 lít khí Cl2 (đktc). Kim loại M là
A. Ca. B. Zn. C. Ba. D. Mg.
Hướng dẫn giải
nCl = 0,15mol;
2


M + Cl2 MCl2
¬
0,15 0,15 (mol)
6
M= = 40 → M : Ca
0,15

Câu 20. Cho 13,44 lít khí chlorine (đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 37,25 gam KCl. Nồng độ của dung dịch KOH đã dùng là:
A. 0,48M B. 0,2M C. 0,4M D. 0,24M
Hướng dẫn giải
nCl2 = 0,6mol; nKCl = 0,5mol
o
3Cl2 + 6KOH 
100 C
→ 5KCl + KClO3 + H2O

¬
0,6 mol 0,5 mol
0,6
M
CKOH = = 0,24M
2,5

Câu 21. Cho hỗn hợp NaI và NaBr hòa tan vào nước, thu được dung dịch#A. Cho vào dung dịch A một
lượng brom vừa đủ, thu được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là a
gam. Hòa tan X vào nước được dung dịch B. Sục khí clo dư vào dung dịch B, sau đó làm bay hơi và sấy
khô thu được sản phẩm Y có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của X là a gam. Thành phần % theo khối
lượng của NaI trong hỗn hợp muối ban đầu là:
A. 96,3%. B. 3,7%. C. 5,4%. D. 94,6%.
Hướng dẫn giải
x mol NaBr + Br2 + Cl2
  →{NaBr  → NaCl
{
y mol NaI  ( x+ y)mol ( x+ y)mol

Theo bài ra ta có: (127-80)y = (80-35,5)(x+y)



y = 17,8x
150y 150.17,8x
%mNaI = *100 = .100 = 96,3%
150y + 103x 150.17,8x + 103x

PHẦN 2: TỰ LUẬN (3 điểm)


Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 66
DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 1. (2 điểm) Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, dư. Sau phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được V lít khí Cl2 (đktc).
a) Tính giá trị của V?
b) Sục toàn bộ khí Cl2 thu được vào 500 ml dung dịch NaOH 1,2M. Tính nồng độ các chất trong dung
dịch sau phản ứng?
Hướng dẫn giải
nKMnO = 0,1mol
4

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O



0,1 mol 0,25 mol
VCl = 0,25.22,4 = 5,6
2

(lít)
a)
b) nNaOH = 0,6 (mol)
Cl2 + 2 NaOH → NaCl + NaClO + H2O
BĐ: 0,25 0,6
P/Ư: 0,25 → 0,5→0,25 → 0,25
 M 0,25
CNaCl = CNaClO = 0,5 = 0,5(M )
M
 NaCl : 0,25 mol
 
 NaClO: 0,25 mol C M 0,1
 NaOH : 0,1 mol = = 0,2(M )
 du →  NaOH du
0,5
Dung dịch sau phản ứng chứa:
Câu 2. (1 điểm) Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc)
gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
Hướng dẫn giải
 Mg  MgO, Al2O3
7,8gam + 02;Cl2 → hoã
n hôïp Z
1 4 2 43  MgCl , AlCl
 Al 12 3
5,6lit 19,7gam  2 3

mY = 19,7− 7,8 = 11,9gam


BTKL
Gọi số mol O2 và Cl2 lần lượt là x, y mol
 x + y = 0,25  x = 0,15
 →
32x + 71y = 11,9  y = 0,1
Theo bài ra ta có
Gọi số mol Mg và Al lần lượt là a và b mol.
Áp dụng BTKL và BTe ta có:
24a + 27b = 7,8  a = 0,1
 →
2a + 3b = 0,15.4 + 0,1.2 = 0,8  b = 0,2

0,2.27
%mAl = .100 = 69,23%
7,8

------ HẾT ------

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình Trang 67

You might also like