29 - Tran - Minh - Khoa - PDF - 8766 (1) - 012-022

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

3

Techcombank hƣớng đến hoàn thiện phiên bản nâng cao của hiệp ƣớc Basel II và tiền
đề hƣớng tới hiệp ƣớc Basel III trong tƣơng lai gần.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng
TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện
và triển khai tốt hơn việc áp dụng hiệp ƣớc Basel II trong hoạt động QTRR tín dụng.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu hƣớng đến 3 mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Một là phân tích thực trạng hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại
ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Hai là đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế trong việc thực hiện
QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Ba là đề xuất những giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện mô hình QTRR tín
dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu để giải quyết mục tiêu nghiên cứu:
- Thực trạng hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng
TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?
- Trong bối cảnh áp dụng Basel II vào QTRR tín dụng thì ngân hàng TMCP Kỹ
Thƣơng Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu và hạn chế nào?
- Những giải pháp nào giúp hoàn thiện QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II
tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Công tác QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc
Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
- Thời gian: Giai đoạn 2016-2021 nhằm nghiên cứu thực trạng việc QTRR tín
dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
3

Techcombank hƣớng đến hoàn thiện phiên bản nâng cao của hiệp ƣớc Basel II và tiền
đề hƣớng tới hiệp ƣớc Basel III trong tƣơng lai gần.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng
TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện
và triển khai tốt hơn việc áp dụng hiệp ƣớc Basel II trong hoạt động QTRR tín dụng.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu hƣớng đến 3 mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Một là phân tích thực trạng hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại
ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Hai là đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế trong việc thực hiện
QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Ba là đề xuất những giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện mô hình QTRR tín
dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu để giải quyết mục tiêu nghiên cứu:
- Thực trạng hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng
TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?
- Trong bối cảnh áp dụng Basel II vào QTRR tín dụng thì ngân hàng TMCP Kỹ
Thƣơng Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu và hạn chế nào?
- Những giải pháp nào giúp hoàn thiện QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II
tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Công tác QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc
Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
- Thời gian: Giai đoạn 2016-2021 nhằm nghiên cứu thực trạng việc QTRR tín
dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
3

Techcombank hƣớng đến hoàn thiện phiên bản nâng cao của hiệp ƣớc Basel II và tiền
đề hƣớng tới hiệp ƣớc Basel III trong tƣơng lai gần.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng
TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện
và triển khai tốt hơn việc áp dụng hiệp ƣớc Basel II trong hoạt động QTRR tín dụng.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu hƣớng đến 3 mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Một là phân tích thực trạng hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại
ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Hai là đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế trong việc thực hiện
QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Ba là đề xuất những giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện mô hình QTRR tín
dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu để giải quyết mục tiêu nghiên cứu:
- Thực trạng hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng
TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?
- Trong bối cảnh áp dụng Basel II vào QTRR tín dụng thì ngân hàng TMCP Kỹ
Thƣơng Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu và hạn chế nào?
- Những giải pháp nào giúp hoàn thiện QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II
tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Công tác QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc
Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
- Thời gian: Giai đoạn 2016-2021 nhằm nghiên cứu thực trạng việc QTRR tín
dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu


Luận văn sẽ thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định tính để giải đáp cho các
câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra xoay quanh việc QTRR tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II
tại Techcombank. Luận văn sẽ tập trung sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích,
so sánh, mô tả và tƣ duy logic để làm rõ những quan điểm, những vấn đề đặt ra. Trong
đó:
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích: Tác giả thực hiện thu thập và tổng hợp dữ
liệu từ các nguồn thông tin công khai của ngân hàng và các dữ liệu đáng tin cậy (Báo
chí, internet, nội bộ tại cơ quan công tác,…). Tổng hợp dữ liệu và các nghiên cứu để
tạo ra hệ thống lý thuyết chuẩn cho chủ đề nghiên cứu. Phân tích rõ thực trạng việc
QTRR tín dụng trong thời gian qua tại Techcombank cũng nhƣ nhƣng thành quả đạt
đƣợc và khó khăn gặp phải.
- Phƣơng pháp mô tả: Mô tả về thực tế mô hình áp dụng Basel II trong QTRR
tín dụng tại Techcombank nhƣ là mô hình cấp và quản lý tín dụng, mô hình xếp hạng
nội bộ, mô hình phê duyệt và cơ chế quản lý kiểm soát sau,…. giúp làm rõ cụ thể hóa
quy trình và mô hình của Techcombank trong QTRR tín dụng.
- Phƣơng pháp so sánh: Phân tích những điểm tƣơng đồng và tìm hiểu sự khác
biệt từ nguồn dữ liệu thu thập đƣợc để đánh giá mức độ phù hợp, phát hiện sự đột biến
để bóc tách rõ nguyên nhân từ đó là sáng tỏ chủ đề nghiên cứu. So sánh và đối chiểu
mô hình QTRR ro tín dụng tại Techcombank với những tiêu chuẩn của Basel II và
tham chiếu một số ngân hàng khác để có góc nhìn rộng hơn về đối tƣợng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp suy luận, logic: Tổng hợp vấn đề từ những dữ liệu, quan sát và
thực tiễn, từ đó rút ra kết luận làm rõ chủ đề và mục tiêu nghiên cứu.
7. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài hƣớng đến hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp
ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Luận văn tập trung vào đánh
giá thực trạng triển khai, những thành tựu đạt đƣợc và cả những hạn chế còn tồn đọng
để từ đó đƣa ra các kiến nghị giúp ngân hàng hoàn thiện hơn, nâng cao chất lƣợng
QTRR phù hợp với thông lệ quốc tế nói chung và Basel II nói riêng. Để đạt đƣợc mục
tiêu nghiên cứu, nội dung luận văn đƣợc chia làm 3 phần nhƣ sau:
5

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II
tại NHTM.
- Khái quát khung lý thuyết về rủi ro tín dụng của NHTM (Khái niệm, nguyên
nhân, hậu quả , các yêu tố tác động, tiêu chí đo lƣờng).
- Tổng quan khung lý thuyết về rủi ro tín dụng của NHTM (Khái niệm, nguyên
nhân, hậu quả , các yêu tố tác động, tiêu chí đo lƣờng).
- Tổng quan về Basel II và QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II (Định nghĩa
QTRR tín dụng trong NHTM và QTRR tín dụng theo Basel II, giới thiệu về Ủy ban
Basel và hiệp ƣớc Basel II, các nguyên tắc QTRR, chiến lƣợc QTRR, tổ chức bộ máy
QTRR, chính sách QTRR, quy trình và thủ tục QTRR).
- Kinh nghiệm về việc triển khai hiệp ƣớc Basel II trong QTRR tín dụng tại một
số NHTM tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng
Việt Nam. Phân tích lấy bài học kinh nghiệm từ 2 ngân hàng là Vietcombank và MB
(Hai ngân hàng cùng thời gian triển khai và có nhiều điểm chung với Techcombank).
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại
ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Thực trạng QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank trong giai
đoạn 2016-2021.
Đánh giá kết quả áp dụng Basel II vào QTRR tín dụng tại Techombank (Thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân).
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc
Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp dựa trên những hạn chế đƣợc chỉ ra góp phần hoàn thiện
QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank.
Đƣa ra những kiến nghị liên quan đổi với NHNN, với Hiệp hội ngân hàng và
đối với Techcombank.
8. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần chỉ ra thực trạng, những hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế còn tồn đọng trong quá trình áp dụng hiệp ƣớc Basel II trong QTRR tín dụng.
Từ đó giúp đƣa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện khung QTRR tín dụng theo
6

hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank, qua đó giúp ngân hàng cân bằng giữa tối ƣu hóa
lợi nhuận và môi trƣờng QTRR tạo nên sự phát triển vƣợt trội và mang tính bền vững.
9. Các nghiên cứu liên quan
Một số nghiên cứu của tác giả trong nước
Nghiên cứu của Trần Thị Việt Thạch (2016) với đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi
ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống lại những vấn đề cơ bản về
QTRR tín dụng theo Basel II tại NHTM và phân tích thực trạng trong công tác QTRR
tín dụng tại Agribank để đối chiếu và đánh giá mức độ đáp ứng của ngân hàng theo
Basel II. Tác giả đã thể hiện một cách chi tiết các nguyên tắc QTRR tín dụng theo
Basel II từ chiến lƣợc, khẩu vị về rủi ro, tổ chức bộ máy, chính sách, đến quy trình và
thủ tục QTRR tín dụng. Trên cơ sở khung lý thuyết, thực tế công tác quản trị và bài
học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Basel II vào QTRR tín dụng tại một số
NHTM trong và ngoài nƣớc tác giả cũng đƣa ra những đề xuất giải pháp triển khai
QTRR tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Agribank trong thời gian từ 2016-2020.
Bài viết của tác giả Vũ Ngọc Điệp (2017) với chủ đề “Hiệp ước Basel và giải
pháp áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam” đăng trên tạp chí công thƣơng số 10 tháng 09/2017. Bài viết đƣợc tác giả
xoay quanh khung lý thuyết của 3 hiệp ƣớc Basel và những nguyên tác áp dụng cơ
bản. Liên hệ thực tế, tác giả đã phân tích về hiện trạng áp dụng Basel II tại các NHTM
tại Việt Nam và chỉ ra rằng các nghiệp vụ và công nghệ giám sát toàn bộ thị trƣờng tài
chính, cảnh báo sớm và ngăn ngừa rủi ro theo Basel II còn rất yếu, vai trò và chức
năng thanh tra - giám sát NHTM tại Việt Nam cũng còn có khoảng cách khá xa trong
việc đáp ứng yêu cầu của các trụ cột QTRR theo chuẩn Basel II. Thông qua đó, tác giả
cũng đƣa ra một số giải pháp, khuyến nghị đối với hệ thống các NHTM tại Việt Nam,
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và NHNN để gia tăng hiệu quả và tạo điều kiện
thuận lợi trong việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II trong hoạt động QTRR tại các
NHTM Việt Nam. Tác giả cũng nhấn mạnh tại Việt Nam việc đƣa các tiêu chuẩn
Basel II, Basel III vào QTRR là hết sức cấp bách và quan trọng.
Bài viết của tác giả Tô Ngọc Hƣng và Phạm Quỳnh Trang (2018) với chủ đề
“Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các
7

NHTM Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 197 tháng
10/2018. Nội dung của bài nghiên cứu đã hệ thống lại các nguyên tắc, yêu cầu của
Basel II trong QTRR tín dụng theo Basel II đối với các NHTM và phân tích chỉ ra thực
trạng QTRR tín dụng tại 10 ngân hàng đƣợc lựa chọn triển khai đầu tiên, từ đó nghiên
cứu đã đƣa ra các vấn đề cần chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả triển khai QTRR tín
dụng theo Basel II trong hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm: Vấn đề thiếu vốn trong
dài hạn cần đƣợc quan tâm giải quyết, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, nâng
cao chất lƣợng nhân sự, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và cuối cùng
hoàn thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng tài chính hỗ trợ cho quá trình
ứng dụng hiệp ƣớc Basel II vào QTRR của hệ thống ngân hàng.
Bài viết của Lê Thị Thu Trang (2020) với chủ đề “Giải pháp đáp ứng tiêu
chuẩn Basel II về quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đăng trên
tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 12/2020. Nghiên cứu của tác giả thực hiện nhằm
đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu Basel II của các NHTM Việt Nam, chỉ ra một số
khó khăn trong thực tế triển khai. Thông qua đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị và
hai nhóm giải pháp bao gồm nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và
nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thƣơng mại nhằm tăng cƣờng mức độ đạt chuẩn
so với yêu cầu của Basel II theo chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan nhƣ: Nghiên cứu
của tác giả Đinh Ngọc Linh (2017) với đề tài “Basel II ở Việt Nam: Thực trạng và giải
pháp” đăng trên cổng thông tin điện tử Viện Chiến lƣợc và chính sách tài chính;
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hạnh (2017) với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II”; Nghiên cứu của
tác giả Vũ Thị Vân Hồng (2020) với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước
Basel II tại Agribank” đăng trên tạp chí Tài chính kỳ 2 – Tháng 8/2020,… cũng đã thể
hiện đến nhiều vấn đề và các khía cạnh khác nhau trong việc triển khai các tiêu chuẩn
Basel II trong QTRR tín dụng của các NHTM.
Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Nhóm tác giả Constantinos Stephanou và Juan Carlos Mendoza (2005) với đề
tài “Credit Risk Measurement Under Basel II: An Overview and Implementation Issues
for Developing Countries” (Đo lƣờng RRTD theo Basel II: Tổng quan và các vấn đề
8

triển khai đối với các nƣớc đang phát triển) đăng trên tạp chí nghiên cứu chính sách
của World Bank số 3556. Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thay
đổi trong cách tính yêu cầu vốn tối thiểu (CAR) đối với rủi ro tín dụng đã đƣợc soạn
thảo bởi Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel II) và sự hệ thống hóa trong đo
lƣờng rủi ro tín dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề cần quan tâm và hạn chế
trong triển khai quản trị RRTD theo Basel II tại các NHTM ở các nƣớc đang phát
triển, đặc biệt trong đó là cần ƣu tiên hoàn thiện về cơ sở hạ tầng.
KPMG (2008) với công trình nghiên cứu mang tên “Managing Credit Risk:
Beyond Basel II”. Nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cốt lõi trong quản trị
RRTD tại các NHTM theo hƣớng tiếp cận hiện đại, bao gồm các nội dung: dữ liệu
hoạt động tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kiểm tra sức chịu đựng, quản lý
danh mục tín dụng, xử lý nợ xấu, giảm thiểu rủi ro… Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ
ra những cơ hội, thách thức và lợi ích cho các NHTM khi áp dụng Basel II vào mô
hình QTRR tín dụng.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Apanga, M. A.-N., Appiah, K. O., & Arthur, J.
(2016). Credit risk management of Ghanaian listed banks. International Journal of Law
and Management (Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng niêm yết ở
Ghana). Nghiên cứu phân tích thực trạng quản lý RRTD tại các ngân hàng niêm yết ở
Ghana trong giai đoạn từ 2006-2013 và cho thấy mô hình QTRR tín dụng của nhóm
ngân hàng khảo sát là phù hợp theo tiêu chuẩn của Basel II. Đồng thời bài nghiên cứu
cũng chỉ ra những khó khăn thách thức và từ đó đƣa ra một số khuyến nghị nhƣ: Các
ngân hàng nên xem xét nghiên cứu sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng, cơ chế
kiểm soát hoạt động cấp tín dụng và thu hồi nợ thông qua điểm tín dụng hoặc xác suất
vỡ nợ. Ngoài ra, các ngân hàng nên điều chỉnh các nguyên tắc theo yêu cầu của hiệp
ƣớc Basel II để phù hợp với quy mô, tính chất và mức độ phức tạp của hoạt động cho
vay của từng ngân hàng.
Nghiên cứu của tác giả Manlagnit, M. C. V. (2015). “Basel regulations and
banks’ efficiency: The case of the Philippines” (Những quy định của Basel và hiệu quả
của ngân hàng: Trƣờng hợp tại Philippines) đăng trên tạp chí Kinh tế Châu Á (journal
of asian economics). Nghiên cứu đã phân tích việc áp dụng triển khai các tiêu chuẩn
của Basel II và phân tích những tác động của chúng đến chi phí và hiệu quả của các
9

ngân hàng tại Philippines giai đoạn 2001-2011 nhƣ yêu cầu tăng vốn (trụ cột 1), yêu
cầu giám sát (trụ cột 2) và yêu cầu minh bạch thông tin (trụ cột 3) và phân tích các mối
tƣơng quan khác về QTRR và chất lƣợng tài sản của ngân hàng. Nghiên cứu cũng
đánh giá mức độ sẵn sàng của các NHTM tại Philippines hƣớng tới triển khai tiêu
chuẩn Basel III.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, đã đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu, quản lý và kinh doanh đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Theo nghiên cứu của Joel Besis (2015) thì cho rằng RRTD chính là rủi ro phát
sinh khi bên đi vay không thể thực hiện các nghĩa vụ tín dụng đến hạn của mình. Đây
chính là loại rủi ro chiếm tỷ lệ lớn nhất trong hoạt động của các NHTM bởi đặc thù
của ngân hàng là kinh doanh trên rủi ro. Bên cạnh đó tác giả A.Saunders (2008) cho
rằng RRTD chính là những biến động về dòng tiền và thu nhập của bên vay dẫn đến
ngƣời vay không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán không đúng nghĩa vụ nợ đến
hạn bao gồm cả gốc và lãi.
Theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN có định nghĩa về RRTD nhƣ sau: “Rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Còn theo thông tƣ 57/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính thì có định nghĩa về
RRTD của NHTM nhƣ sau: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động của các ngân hàng thương mại do khách hàng không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ theo cam kết”.
Tổng quát lại tuy khái niệm rủi ro tín dụng có thể đƣợc phát biểu, định nghĩa và
biểu hiện dƣới nhiều góc độ khác tuy nhiên chúng đều có điểm chung đó chính là
RRTD chính là sự không chắc chắn về khả năng và thiện chí thực hiện nghĩa vụ tín
dụng đến hạn giữa ngƣời đi vay và bên cho vay. Và đây đƣợc xem là rủi ro đặc thù
trong hoạt động của các NHTM, không có cách nào xóa bỏ mà chỉ có thể giảm thiểu
10

nó thông qua cơ chế quản trị và kiểm soát bởi kinh doanh của ngân hàng vốn đƣợc
xem là ngành kinh doanh trên rủi ro. Nên nhiệm vụ chính của ngân hàng là cần có
chính sách và tiêu chuẩn quản lý phù hợp để tối ƣu hóa giữa lợi nhuận và rủi ro.
1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng
- Nguyên nhân môi trƣờng tự nhiên: Đây là nhóm nguyên nhân đến từ các yếu
tố bất lợi của tự nhiên nhƣ dịch bệnh, thiên tai, thời tiết, khí hậu,… có ảnh hƣởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh và thu nhập của đối tƣợng đƣợc ngân
hàng cấp tín dụng. Đây là nguyên nhân mang tính chất thất thƣờng và khó lƣờng trƣớc
đƣợc, khi xảy ra có thể để lại hậu quả và hệ lụy lớn cho cả nền kinh tế nói chung và
lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
- Nguyên nhân đến từ môi trƣờng pháp lý: Bắt nguồn từ việc môi trƣờng pháp
lý thiếu sự đồng bộ và chƣa hoàn thiện gây ra những rào cản cho hoạt động của các
KH và ngân hàng (bao gồm các vấn đề nhƣ thủ tục, quy trình, điều kiện, cơ chế,…).
Sự chƣa thông thoáng về pháp lý và đồng nhất này có thể là nguyên nhân gây ra sự
khó khăn cho một số nhóm KH từ đó ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ và thanh toán của
họ đối với ngân hàng.
- Nguyên nhân môi trƣờng chính trị - xã hội: Đây nhóm nguyên nhân chung,
mang tính chất nhƣ rủi ro quốc gia. Ví dụ: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng quân sự,
xung đột, nội chiến,…
- Nguyên nhân đến từ khách hàng: Khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu
quả và yếu kém trong công tác quản lý khi sử dụng vốn vay để kinh doanh (KHDN)
hoặc đối với KHCN thì đến từ ảnh hƣởng nguồn thu nhập do mất việc, bệnh tật, kinh
doanh đầu tƣ thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, còn một số
lý do đến từ sự cố ý, trục lợi của ngƣời đi vay nhƣ: cung cấp hồ sơ giả, khai báo thông
tin không trung thực, tạo các phƣơng án kinh doanh giả, cố ý sử dụng vốn sai mục đích
hoặc đơn giản là khách không có thiện chí trả nợ.
Nguyên nhân bên trong ngân hàng
- Mức độ tập trung quá cao vào 1 nhóm đối tƣợng: Dựa vào thế mạnh, am hiểu
và định hƣớng phát triển mà một số ngân hàng hay một số chi nhánh thƣờng tập trung
tín dụng vào một nhóm KH, nhóm ngành nghề hay lĩnh vực hay khu vực nào đó.
11

Chính sự tập trung này, mà khi có rủi ro xảy ra liên quan đến rủi ro ngành hay nhóm
KH đó thì sẽ tác động trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng của cả nhóm.
- Chính sách tín dụng: Nguyên nhân này đến từ việc ngân hàng ban hành các
chính sách tín dụng chƣa phù hợp, rƣờm rà và thiếu chặt chẽ. Tạo ra những kẽ hở đến
KH thực hiện những hành vi gian lận, thiếu trung thực hoặc nhân viên cấu kết để tạo
điều kiện cho các hồ sơ không phù hợp và yếu kém đƣợc cấp tín dụng.
- Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng: Do
hoạt động cấp tín dụng phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố con ngƣời trong việc thu thập
hồ sơ KH, thẩm định, giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn, thu nợ,… nên rủi ro rất dễ phát
sinh đến từ sự thiếu chuyên nghiệp và năng lực nghiệp vụ yếu kém nhân viên tín dụng
hoặc yếu tố chủ quan khác đó chính là đạo đức nghề nghiệp. Chính vì thế mà hoạt
động ngân hàng đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng đủ trình độ chuyên môn và quan
trọng là yếu tố về tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp.
- Thiếu hoặc chƣa giám sát sau vay phù hợp: Bên cạnh việc cấp tín dụng thì
hoạt động kiểm tra, giám sát sau của ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc nhận diện cảnh báo và phát hiện các gian lận, sử dụng vốn sai mục đích của KH.
1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng
Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì hậu quả đôi khi không chỉ ảnh hƣởng riêng lẻ đến
NHTM (Bên cấp tín dụng) và Bên vay vốn mà thậm chí những hậu quả tiêu cực đến từ
rủi ro tín dụng có thể ảnh hƣởng đến cả hệ thống nền kinh tế.
Hậu quả đối với ngân hàng thương mại
Thứ nhất, khi xảy ra RRTD, các NHTM đối mặt nguy cơ không thể nhận đƣợc
tiền gốc đã phát vay và tiền lãi trong khi ngân hàng vẫn phải thanh toán chi phí lãi suất
huy động đầu vào vào theo cam kết từ đó trực tiếp làm âm vào thu nhập của ngân
hàng. RRTD có thể kéo theo hàng loạt vấn đề kèm theo nhƣ làm giảm uy tín của ngân
hàng, mất thanh khoản, giảm niềm tin của công chúng,... từ khó gây khó cho hoạt động
huy động vốn và tiền gửi của ngân hàng để cấp vốn cho hoạt động. Ngoài ra, ngân
hàng cũng gia tăng thêm các chi phí nhƣ: tố tụng, đi lại, án phí, vận hành xử lý nợ,....
Thứ hai, khi đối mặt RRTD thì bắt buộc NHTM phải trích lập dự phòng và bù
đắp giảm trừ vào phần lợi nhuận của ngân hàng. RRTD có thể phá vỡ hết mọi thành
quả kinh doanh của ngân hàng, ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận thực tế của ngân

You might also like