Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 162

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GTVT

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ THÔNG TIN

TÀI LIỆU
QUẢN LÝ PHÒNG THÍ NGHIỆM
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

( Lưu hành nội bộ )

HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC

Trang
Chƣơng 1. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý phòng thí nghiệm 1
Chƣơng 2. Tình hình hoạt động và yêu cầu nâng cao năng lực các
phòng thí nghiệm XDCT 15
Chƣơng 3. Hướng dẫn và áp dụng quy chế công nhận và quản lý
phòng thí nghiệm chuyên ngành theo Thông tư 06/2017/TT-BXD 30
Chƣơng 4. Chức năng và nhiệm vụ của trưởng phòng thí nghiệm Las-
XD
39
Chƣơng 5. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17025:2017 và
xây dựng sổ tay chất lượng
47

PHẦN PHỤ LỤC


60

1. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật do Văn phòng Quốc hội ban hành số
31/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018.
2. Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện hoạt
động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
3. Thông tư số 06/2017/TT-BXD ngày 25/4/2017 Hướng dẫn hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng.
4. Thông tư số 09/2010/TT-BKHCN ngày 23/7/2010 về việc ban hành “Quy chế
đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm”.
5. Thông tư số 55/2011/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2011 về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của “Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông” ban hành kèm theo Quyết định số
14/2008/QĐ-BGTVT ngày 21/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
6. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017 (ISO/IEC 17025:2017) về
Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.
7. Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành về thí nghiệm vật liệu, sản phẩm và
đất xây dựng ((TCVN, TCXD & TCXDVN : 1974 – 2020, Cập nhật ngày
01/08/2020).

1
CHƢƠNG 1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ PHÒNG
THÍ NGHIỆM

I. Kĩ năng quản lý Phòng thí nghiệm ( PTN ) có thể chia làm 4 nhóm chính.

Lập kế hoạch cho phép quản lý PTN biết được phương hướng hoạt động
của PTN.
Tổ chức cũng là một nhiệm vụ quan trọng của quản lý PTN, do họ cần xác
định nhân sự nào thực hiện dự án và kĩ thuật, quản lý tiến độ và ngân sách cho
nhiều dự án khác nhau và cập nhật nghiên cứu mới trong các lĩnh vực.
Lãnh đạo là một nhiệm vụ cực kỳ thiết yếu của quản lý PTN, vì việc này sẽ
giúp xác định nhịp độ và môi trường làm việc của PTN. Kĩ năng lãnh đạo tốt có thể
tạo được cảm hứng cho các thành viên trong PTN hướng tới sự năng suất và sáng
tạo, đồng thời giúp các thành viên phối hợp làm việc với nhau.
Kiểm soát một PTN liên quan đến việc đánh giá các thành viên của PTN,
tiến độ của các dự án và khả năng giải quyết vấn đề phát sinh.
1.1. Lập kế hoạch: Xem xét toàn cảnh
Với tất cả những trách nhiệm quản lý PTN liên đới, việc đảm bảo thực hiện tất
cả các nhiệm vụ nhiều khả năng sẽ làm mất đi tầm nhìn đối với mục tiêu lớn hơn.
Lời khuyên phổ biến từ các chuyên gia đó là có chiến lược 5 năm. Nghiên cứu
bởi McKinsey & Company cho thấy tất cả các PTN thành công và phát đạt đều xây
dựng kế hoạch cho 3 đến 5 năm.
Trong khi các thành viên của PTN cần kĩ năng, kĩ thuật để hoàn thành các thí
nghiệm cá nhân, nhiệm vụ của quản lý là đảm bảo rằng tất cả các thí nghiệm đều
hướng tới một mục tiêu chung. Khả năng nhìn nhận được toàn cảnh cho phép các
thành viên PTN đánh giá tiến độ dự án và xác định các dự án tương lai. Một kế

2
hoạch 5 năm cho phép chúng ta phân tích tiến độ nghiên cứu và giữ các mục tiêu
theo đúng hướng.
Tương tự, một tuyên bố sứ mệnh có thể dẫn đường cho một phòng thí nghiệm
và giữ nó theo đúng hướng. Nhắc nhở rằng sứ mệnh của PTN, ví dụ là sức khỏe của
trẻ em, giúp bạn nhận ra những đầu công việc nào để hoàn thành kế hoạch và trở
nên năng suất hơn. Khi gặp khó khăn, một tuyên bố sứ mệnh sẽ giúp bạn và các
thành viên PTN ghi nhớ lí do tại sao bạn lại nghiên cứu khoa học và tại sao dự án
của bạn lại quan trọng.
Ngoài ra, các nhà khoa học rất thích đặt câu hỏi, nhưng đôi khi có thể khiến
các nhà nghiên cứu đi lạc hướng và rơi vào hỗn loạn. Tuyên bố sứ mệnh có thể giúp
bạn lên kế hoạch thí nghiệm để không bị lãng phí thời gian theo đuổi nghiên cứu
không đáng kể hoặc chưa đủ phù hợp.
1.2. Tổ chức, sắp xếp: Không chỉ đơn giản là bàn làm việc sạch sẽ
Việc tổ chức xuất hiện dưới rất nhiều dạng trong quản lý PTN. Thời gian, nhân
lực vả khu vực PTN đều cần được sắp xếp và tổ chức để các nghiên cứu diễn ra
thuận lợi. Trong một ngày sẽ không bao giờ có đủ thời gian để hoàn thành tất cả
mọi việc bạn mong muốn, vì vậy điều quan trọng là biết thời điểm để nói không.
Các cuộc họp trong PTN là một cách hay để giúp cả nhóm có tổ chức và tập
trung vào mục tiêu của mình. Họp với cả nhóm sẽ giúp các thành viên PTN biết rõ
các sự kiện xảy ra trong PTN. Đó cũng là dịp tốt để động não và tìm hướng xứ lý
các sự cố.
Nghiên cứu của McKinsey & Company về các PTN thành công cũng cho thấy
rằng các PTN hàng đầu tổ chức họp thường xuyẻn, cả họp chính thức và không
chính thức. Gặp mặt 1-1 cũng rất quan trọng đối với cả thành viên PTN và quản lý,
để có thể thảo luận chi tiết hơn về các thí nghiệm và các vấn đề hiện có.
Tuy nhiên, các cuộc họp trong PTN có thể trở thành tốn thời gian không hiệu
quả nếu chúng không được tổ chức hợp lý. Một bản nội dung cuộc họp có thề giúp
tập trung thảo luận và tránh việc cần phải tổ chức quá nhiều cuộc họp cho một vấn
đề duy nhất. Biên bản các cuộc họp PTN cũng có thề được dùng để đánh giá tiến độ
nghiên cứu.
1.3. Lãnh đạo với phong cách
Nhiều nhà khoa học và nhà quản lý đã nhấn mạnh rằng không phải tất cả các
nhà lãnh đạo thành công đều giống nhau. Bước đầu tiên để khám phá tiềm năng
lãnh đạo đó là nhận ra phong cách lãnh đạo của bạn. Có rất nhiều nguồn trên
internet có thể giúp bạn phân tích cách lãnh đạo của mình. Sau đó bạn có thể tập
trung vào điểm mạnh và điểm yếu của phong cách lãnh đạo đó và cải thiện nó.
Hơn nữa, bạn có thể so sánh phong cách lãnh đạo của mình với loại hình bạn
muốn hướng tới. Forsman chia sẻ: “Tìm được một nhà cố vấn thành công là rất lợi

3
thế vì người đó có thể không chỉ là hình mẫu cho hành vi của bạn, mà còn là người
lắng nghe và đưa ý kiến cho những vấn đề mà trước đó bạn chưa có kinh nghiệm
giải quyết. Nhà cố vấn nên có kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn lĩnh vực PTN,
nhất là khi đối mặt với các vấn đề về quy tắc của một tổ chức và các đối tượng
chính bên ngoài có liên quan đến PTN."
Chúng ta nên tối ưu hóa phong cách quản lý đối với từng thành viên của PTN.
Không thể dùng cách động viên hay giúp đỡ chung đối với tất cả mọi người. Ví dụ,
một số người khi được quan tâm thì sẽ phản ứng rất tốt. Nhưng một số người khác
thích có thêm thời gian để suy nghĩ về dữ liệu hoặc thí nghiệm tiếp theo họ sẽ làm.
Do đó cần phải thay đổi cách động viên để phù hợp đối vởi mỗi người trong PTN.
Richard DeFrank, giáo sư ngành quản trị tại trường Kinh Doanh Bauer thuộc
Đại học Houston, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các thành viên trong PTN
hiểu được rằng nhà quản lý luôn có mặt và quan tâm đến mọi người. Một cách để
đạt được điều này đó là dạo quanh nơi làm việc. Mỗi ngày, hãy dạo trong PTN và
đến gặp từng nhân viên.
Một điểm nữa đó là quản lý PTN nên nói đi đôi với làm. Hành động này xây
dựng lòng tin và sự tôn trọng từ các đồng nghiệp. Nếu bạn mong muốn nhân viên
có mặt ở PTN từ 8 giờ đến 5 giờ, thì khả năng cao họ sẽ tuân thù nếu bạn cũng luôn
có mặt ở đó từ 8 giờ đến 5 giờ.
Hầu hết các chuyên gia đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe.
Một nhà lãnh đạo tốt không chỉ đưa ra phương hướng chỉ đạo cho PTN mà còn biết
lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Lorsch, một chuyên gia nói: "Hãy đảm bảo rằng bạn không phải là người nói
nhiều nhất trong cảc cuộc họp. Nếu có, đó sẽ là vấn đề.’’. Ông đưa ra lời khuyên
rằng quản lý nên truyền lửa và trao quyền cho các nhân viên cấp cao, nhiều kinh
nghiệm để hướng dẫn và chỉ bảo cho các nhân viên cấp thấp.

Dành thời gian lắng nghe cũng rất quan trọng vì từ đó có thể thu được nhiều
điều bổ ích từ các thành viên trong PTN. Một cách để thực hiện việc này đó là tổ
chức các buổi thảo luận. “Các buổi thảo luận sẽ mang lại sự sáng tạo và thúc đẩy
mọi người suy nghĩ về hướng nghiên cứu mới cho bản thân và cho cả nhóm, và
thường sẽ thu được nhiều ý tưởng hay”, Lorsch nói. Việc này không chỉ giúp các
nhân viên PTN cảm thấy được trân trọng, mà còn cho họ nhiều trải nghiệm mới.
Quan trọng nhất là nó giúp nhà quản lý có được một góc nhìn khác về nghiên cứu
của mình so với khi làm việc độc lập.

Cuối cùng, hãy nắm rõ thời điểm nên xả hơi và cùng nhau vui chơi. Dành thời
gian để cả PTN cùng tổ chức ăn mừng dịp gì đó là một cách hay để lên tinh thần và
tạo động lực để đạt được mục tiêu của PTN. Khoa học thường đi đôi với nhiều thất
vọng, và sự kiên trì là thiết yếu để sinh tồn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, tận

4
hưởng thành tựu của mình để tạo năng lượng cho bạn và các thành viên trong PTN
cùng bước tiếp. Lorsch bổ sung: “Đừng quên sự dí dỏm. Đó có lẽ là lời khuyên
quan trọng nhất của tôi dành cho bạn.”
1.4. Kiểm soát: Đảm bảo rằng các nhân viên của mình thành công
Quản lý một PTN nghĩa là sẽ có lúc mọi chuyện đi sai hướng và bạn là người
giải quyết nó.
Các nhà quản lý thường than thở rằng tất cả các vấn đề đều đi bằng 2 chân.
Điều này thể hiện rõ tầm quan trọng của việc luôn phải mài dũa kĩ năng của mình.
Một trong những phương pháp tốt nhất để ngăn chặn vấn đề với nhân viên của
mình đó là nói về các tiêu chuẩn và kì vọng ngay từ đầu. Mỗi thành viên của PTN
có trình độ và nền tảng học vấn khác nhau. Hầu hết các vấn đề nảy sinh đến từ việc
thiếu trao đổi về các tiêu chuẩn và kì vọng. Nếu không làm rõ những điểm này, bạn
không thể hi vọng các nhân viên PTN thực hiện công việc theo đúng cách bạn
muốn. Các tiêu chuẩn trong PTN cũng luôn phải được duy trì.
Việc khích lệ nhân viên PTN thông qua thưởng thay vì phạt. “Khi ai đó làm
tốt, hảy nhớ rằng luôn khen ngợi họ". “Khi công việc bị chậm lại, hãy động viên và
đưa ra lời khuyên". Con người thường làm việc năng suất và tốt hơn khi họ hạnh
phúc và có động lực hướng tới mục tiêu hơn là sợ hãi sự trừng phạt.
Cuối cùng, hãy để nhân viên PTN có sự kiểm soát đối với công việc của riêng
họ. Cảm giác tự hào và làm chủ sẻ giúp khích lệ nhân viên lâu dài, và bạn có thể có
thêm thời gian để giải quyết các vấn đề khác.
Điểm mấu chốt giúp bạn quay lại với lĩnh vực khoa học mình đam mê đó
chính là quản lý PTN đúng cách thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát. Quản lý có thể mất công sức, nhưng những gì thu được sẽ rất có ích cho
bạn và các thành viên của PTN. Hãy nhớ rằng: nếu học được khoa học thỉ bạn có
thể học được cách quản lý PTN
1.5. Mƣời lời khuyên hàng đầu cho công việc quản lý PTN.
(1) Kĩ năng quản trị có thể học được.
(2) Lập kế hoạch 5 năm cho PTN của bạn.
(3) Nêu rõ các tiêu chuẩn và kì vọng.
(4) Điều chỉnh phong cách quản lý phù hợp với từng nhân viên.
(5) Lắng nghe các nhân viên PTN.
(6) Dạo quanh PTN hàng ngày.
(7) Học cách nói không ở từng thời điểm.
(8) Sẵn sàng khi có chút thời gian rảnh rỗi.
(9) Làm quen với những người mà có thể giúp đỡ bạn.
(10) Kỉ niệm những thành tựu cùng cả PTN.

5
II. Quy trình thực hiện phân tích một mẫu thử.

Diễn giải:
Từ Khách hàng

1. New Request: Yêu cầu kiểm thử mới với một mẫu thử mới
2. Add Request: Yêu cầu bổ sung kiểm thử với mẫu thử cũ đã được gửi Lab
kiểm thử
3. Return Request: Yêu cẩu kiểm thử lại với mẫu thử đã có kết quả Testing
report

Từ Supervisor của phòng Lab


1. Accept: chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của techical
2. Recheck: Thực hiện lại việc phân tích chỉ tiêu cụ thể khi có kết quả bất
thường và chưa Accept
Từ Manager của phòng Lab

6
1. Rework Request: Tạo lại working order. Sau kết quả bƣớc Validate có yêu
cầu làm lại đối với các chỉ tiêu đã kiểm thử có kết quả bất thƣờng.
2. Approve: phê duyệt kết quả kiểm định, chuẩn bị kiểm tra bước cuối cùng để
trả kết quả cho khách hàng
3. Kiểm tra lần cuối, nếu Complete trả kết quả cho khách hàng, nếu mẫu không
đạt tiêu chuẩn hủy công việc phân tích.
Ví dụ tham khảo về Quy trình vận hành phòng thí nghiệm theo hình thức phân
cấp của Trung tâm - Phòng thí nghiệm:
1. Yêu cầu thí nghiệm của khách hàng
- Khi nhận yêu cầu thí nghiệm của khách hàng thí nghiệm viên lấy mẫu
“Phiếu yêu cầu thử nghiệm” Trong hộp hồ sơ Phiếu gửi mẫu thí nghiệm, điền đầy
đủ các thông tin về khách hàng và yêu cầu thử nghiệm, thời gian yêu cầu tiến hành
thử nghiệm.
- Thí nghiệm viên phải yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin trên
“Phiếu yêu cầu thử nghiệm” vì nội dung trong phiếu là cơ sở để thực hiện thí
nghiệm và hoàn thiện thông tin trên phiếu trả kết quả thử nghiệm.
- Thí nghiệm viên chuyển “Phiếu gửi mẫu thí nghiệm” đã điền đầy đủ thông tin cho
Trưởng phòng xem xét.
- Sau khi Trưởng phòng xét thấy nội dung yêu cầu thí nghiệm của khách hàng
là phù hợp với khả năng hiện có của phòng thử nghiệm, Trưởng phòng yêu cầu thí
nghiệm viên in phiếu gửi mẫu thí nghiệm. Phiếu gửi mẫu thí nghiệm được làm
thành 02 bản: 01 bản giao khách hàng, 01 bản lưu lại tại PTN, sau đó triển khai thực
hiện.
- Trong trường hợp mẫu không phù hợp với quy định trong phương pháp thử
hoặc không đúng như miêu tả, Trưởng phòng yêu cầu thí nghiệm viên phải trao đổi
với khách hàng và ghi nhận vào phiếu gửi mẫu thí nghiệm.
2. Nhận mẫu và phá mẫu
Nhân viên nhâ ̣n mẫu có nhiệm vụ nhâ ̣n các loa ̣i mẫu đươ ̣c đưa đến phòng thí
nghiê ̣m:
- Mẫu do khách hàng mang đế n: Nhận, phân loại mẫu.
- Thí nghiệm viên có trách nhiệm phá mẫu , nếu cần thiết.
- Nếu mẫu gửi bằng các hình thức khác sẽ được thí nghiệm viên làm hồ sơ như
đăng ký trực tiếp.
3. Lập lịch và phân công công việc
- Trưởng phòng PTN lập lịch thí nghiệm và phân công công việc thí nghiệm
cho từng thí nghiệm viên và nhân viên giám sát nếu cần thiết.
- Trưởng phòng PTN bảo đảm thí nghiệm viên được phân công công việc là
người có đủ năng lực để thực hiện phép thử cũng như các thông tin cần thiết.

7
- Trưởng phòng PTN bảo đảm nhận cung cấp tất cả tài liệu, thông tin và các
thiết bị thí nghiệm để thí nghiệm viên thực hiện phép thử.
4. Thực hiện thử nghiệm
- Thí nghiệm viên thực hiện phép thử theo quy định của phương pháp chuẩn
thí nghiệm tương ứng tại phòng phân tích chất lượng nước.
- Trưởng phòng giám sát (nếu có) theo dõi thao tác của thí nghiệm viên và
thực hiện các hướng dẫn cần thiết.
- Thí nghiệm viên ghi nhận các kết quả vào các biểu mẫu quy định.
- Các thí nghiệm viên sau khi thực hiê ̣n thử nghiê ̣m các mẫu ta ̣i phòng thí
nghiê ̣m, các số liệu sẽ được ghi, chép. Sổ ghi chép kết quả của từng loại mẫu theo
quy định và chiụ trách nhiê ̣m trước Trưởng phòng về kế t quả thí nghiệm miǹ h thực
hiê ̣n.
5. Xem xét kiểm tra kết quả
Trưởng phòng tiến hành kiểm tra sổ ghi chép kết quả thí nghiệm do thí nghiệm
viên trình. Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra sự đầy đủ các chỉ tiêu thí nghiệm theo yêu cầu của khách hàng.
- Kiểm tra sự phù hợp, hợp lý về số liệu trong bảng kết quả và giữa các biểu
đồ, hình vẽ với các số liệu kết quả.
- Kiểm tra lỗi chính tả, sự tuân thủ đúng các biểu mẫu.
- Nếu kết quả thí nghiệm kiểm tra đạt yêu cầu: Trưởng phòng sẽ ký vào kết
quả thí nghiệm và trình Giám Đốc phê duyệt.
6. Xử lý công việc thí nghiệm không phù hợp
Nếu kết quả thí nghiệm bị sai sót, không đạt yêu cầu, sẽ xử lý như sau:
- Trưởng phòng sửa trực tiếp lên phiếu kết quả hoặc ghi vào một tờ giấy riêng,
(nếu sai sót nhiều) kèm theo kết quả thí nghiệm chuyển lại thí nghiệm viên để chỉnh
sửa và thực hiện lại thí nghiệm.
- Hoặc thay thế thí nghiệm viên bằng thí nghiệm viên khác có kinh nghiệm và
kỹ năng hơn.
- Xem xét lại máy móc, thiết bị nếu cần tiến hành hiệu chuẩn lại.
- Sau khi thí nghiệm viên hoàn tất việc chỉnh sửa kết quả thí nghiệm theo ý
kiến của Trưởng phòng, chuyển toàn bộ hồ sơ thí nghiệm sau chỉnh sửa và hồ sơ lần
đầu (có ý kiến chỉnh sửa của Trưởng phòng) cho Trưởng phòng kiểm tra lại.
- Nếu Trưởng phòng kiểm tra các kết quả sau chỉnh sửa đạt yêu cầu thì chuyển
toàn bộ hồ sơ sau chỉnh sửa cho Giám Đốc phê duyệt. Các kết quả sai sót chuyển lại
cho thí nghiệm viên lưu vào Hộp hồ sơ kiểm soát sản phẩm không phù hợp.

8
7. Hoàn tất báo cáo và bàn giao kết quả

* Hoàn tất báo cáo


- Kết quả thí nghiệm sau khi được Giám đốc phê duyệt, sẽ được chuyển lại
Trưởng phòng.
- Trưởng phòng chuyển toàn bộ hồ sơ kết quả cho thí nghiệm viên.
Các hồ sơ kết quả sẽ được nhân bản như sau:
- Bảng kết quả thử nghiệm, thí nghiệm viên đánh số theo sổ kết quả thí nghiệm
sau đó photo thành 5 bản, đóng dấu pháp nhân Trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài
nguyên nước. Riêng 02 bản gốc, chỉ đánh số mà không đóng dấu. Việc đánh số kết
quả thí nghiệm được quy định như sau:
- Thí nghiệm viên lập sẵn 02 Phiếu kết quả thí nghiệm (để trống ngày giao
nhận) kẹp cùng kết quả thí nghiệm đã đóng dấu (05 bộ) lưu vào hồ sơ Phiếu kết quả
thí nghiệm đã giao khách hàng.
- Phiếu gửi mẫu thí nghiệm (bản gốc); Biên bản giám sát thí nghiệm (nếu có);
Bảng số liệu kết quả thí nghiệm (bản gốc) được xếp theo thứ tự từ dưới lên trên, cho
vào bìa lá, lưu vào hộp hồ sơ lưu kết quả thử nghiệm. Trưởng phòng thí nghiệm
hoàn tất báo cáo thử nghiệm.
* Bàn giao kết quả
- Khi khách hàng đến nhận kết quả, thí nghiệm viên lấy từ trong hộp kết quả
thí nghiệm giao khách hàng: kết quả thí nghiệm (01 bản chính có đóng dấu – và 05
bản photo có đóng dấu) và 02 biên bản giao nhận kết quả chuyển cho khách hàng
kiểm tra và ký nhận.
- Sau khi khách hàng kiểm tra và xác nhận vào biên bản giao nhận, thí nghiệm
viên điền ngày tháng, ký nhận và chuyển cho khách hàng 01 bản biên bản giao
nhận, 01 bản còn lại lưu vào hộp hồ sơ Phiếu kết quả thử nghiệm.
8. Lƣu trữ kết quả
- Sau khi bàn giao kết quả cho khách hàng, thí nghiệm viên lưu trữ hồ sơ thí
nghiệm trong hộp hồ sơ lưu kết quả thử nghiệm, theo thứ tự từ trên xuống dưới như
sau:
+ Biên bản giao nhận kết quả thí nghiệm lưu trong hộp hồ sơ lưu;
+ Phiếu kết quả lưu trong hộp hồ sơ riêng;
- Kết quả thí nghiệm lưu lại như sau:
+ Kết quả thí nghiệm (bản gốc, chưa đóng dấu);
+ Biên bản lấy mẫu thí nghiệm (nếu có);
+ Phiếu yêu cầu thí nghiệm và nhận mẫu;

9
Tất cả các hồ sơ kết quả thí nghiệm trên được lưu theo từng “Phiếu yêu cầu thí
nghiệm và nhận mẫu” và được để trong bìa lá trước khi lưu vào hộp hồ sơ lưu kết
quả thử nghiệm.
9. Lƣu trữ hồ sơ

10. Nhận thức và đào tạo


Trưởng phòng thí nghiệm có trách nhiệm hướng dẫn mọi thành viên có liên
quan thấu hiểu và thực hiện hướng dẫn này, nhân viên trong phòng thử nghiêm có
trách nhiệm làm theo quy trình này và nhiệm vụ mà Trưởng phòng thí nghiệm giao
cho.
11. Phụ lục
Biên bản bàn giao kết quả thí nghiệm.
Phiếu gửi mẫu thí nghiệm
Phiếu kết quả thử nghiệm.
12. Bảo mật
PTN trung tâm tuyệt đối bảo mật hồ sơ thông tịn kết quả của khách hàng.

10
III. Tìm hiểu về hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm (LIMS).

Hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm – LIMS (Laboratory


Information Management System)
Trả lời câu hỏi: LIMS là gì ? Phần mềm LIMS ? Giải pháp LIMS ?
Trong chu kỳ phát triển sản phẩm dược phẩm, thực phẩm, … có rất nhiều yếu
tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm trước khi đến tay
người tiêu dùng. Chất lượng của một sản phẩm hoàn chỉnh phụ thuộc vào chất
lượng của nguyên liệu thô và bán thành phẩm, các điều kiện trong môi trường sản
xuất, thiết lập dây chuyền sản xuất, điều kiện phân phối, …
Để kiểm soát và đảm bảo chất lượng của sản phẩm hoàn chỉnh, các khía cạnh
chất lượng khác nhau được theo dõi thường xuyên trong các bước khác nhau của

11
quy trình sản xuất. Ví dụ, kiểm tra chất lượng xảy ra trên các mẫu nguyên liệu, mẫu
bán thành phẩm, mẫu thành phẩm, mẫu môi trường, mẫu của bao bì sản phẩm, kiểm
tra các điều kiện phân phối. Các mẫu này có thể được phân tích trong phòng thí
nghiệm (được gọi là mẫu ngoại tuyến) hoặc trong chính môi trường sản xuất (được
gọi là mẫu trực tuyến).
Tất cả các mẫu được kiểm tra trong phòng thí nghiệm trên 1 hoặc nhiều đặc
điểm xác định chất lượng sản phẩm. Ví dụ về các đặc điểm được kiểm tra là:
• Độ axit (pH)
• Mức độ đường
• Độ nhớt
• Cân nặng
•…
Trong hầu hết các trường hợp, một kế hoạch lấy mẫu cụ thể ( thời gian và địa
điểm khi lấy mẫu) kết hợp với kế hoạch kiểm tra (những thí nghiệm phân tích nào
cần được thực hiện trên các mẫu này) được đặt cho mỗi loại sản phẩm. Tùy thuộc
vào sản phẩm này có thể rất đơn giản hoặc rất phức tạp. Nhiều công ty vẫn sử dụng
bảng tính Excel hoặc thói quen dựa trên giấy để quản lý toàn bộ quy trình lấy mẫu,
phân tích và báo cáo mặc dù điều này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực thủ công. Đây là một
quá trình rất tốn nhiều công sức và dễ bị lỗi và gây khó khăn cho việc quản lý chất
lượng sản phẩm cuối cùng.
Ngày càng có nhiều công ty đang đầu tư vào các giải pháp phần mềm hỗ trợ
thí nghiệm trong phòng thí nghiệm (LIMS) bao gồm : Nguyên liệu thô, mẫu quá
trình, thành phẩm, kiểm soát hiệu chuẩn, mẫu môi trường và các mẫu khác đã được
thí nghiệm trên một số thông số liên quan đến chất lượng. Khi kết quả đáp ứng các
thông số kỹ thuật được xác định trước, Giấy chứng nhận phân tích (CoA) có thể
được gửi cho khách hàng. CoA này đảm bảo rằng sản phẩm được giao để đáp ứng
các thông số kỹ thuật của khách hàng. Trong tất cả các trường hợp khác, các xét
nghiệm bổ sung đã được thực hiện để kiểm tra chéo kết quả ban đầu. Nếu những
điều này cũng chỉ ra rằng mức chất lượng không được chấp nhận, lô SX sẽ được
làm lại hoặc loại bỏ. Các thông tin truy xuất nguồn gốc đầy đủ về xử lý ngoại lệ như
vậy là bắt buộc.
Tất cả các hoạt động này được quản lý bởi LIMS (Hệ thống quản lý thông tin
phòng thí nghiệm), là tên chung của phần mềm được sử dụng để quản lý quy trình
công việc trong phòng thí nghiệm, tối ưu hóa việc thu thập. Tổng hợp, phân tích và
báo cáo dữ liệu chất lượng trong phòng thí nghiệm và trên dây chuyền sản xuất. Nó
xử lý tất cả các dữ liệu chất lượng, cung cấp hỗ trợ cho việc xác định và thực hiện
các kế hoạch và phương pháp thí nghiệm khác nhau, bao gồm kết nối với các dụng
cụ phòng thí nghiệm khác nhau và hỗ trợ tuân thủ. Tất cả các loại tiêu chuẩn chất

12
lượng như Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP), tiêu chuẩn chất lượng ISO hoặc
HACCP (Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát quan trọng).

Mục đích chính của LIMS là cải thiện hiệu quả và độ chính xác của phòng thí
nghiệm bằng cách giảm các thao tác thủ công. Một hệ thống LIMS sẽ thực hiện một
loạt các chức năng cốt lõi. Chúng thường bao gồm:
• Quản lý công việc
• Lưu trữ hồ sơ
• Quản lý hàng tồn kho
• Báo cáo
• Quản lý các mẫu
• Quản lý chất lượng hàng tồn kho
Sẽ có sự khác biệt giữa các hệ thống LIMS tùy thuộc vào nhà sản xuất và
ngành sản xuất
Quản lý mẫu
Một LIMS thường được sử dụng trong Quản lý mẫu để giữ hồ sơ chính xác
của từng mẫu. Thông tin chi tiết có thể được ghi lại khi mẫu được tạo hoặc lần đầu
tiên đến phòng thí nghiệm, có thể được tăng cường và mở rộng trong suốt vòng đời
của nó. Điều này thường bao gồm nguồn của mẫu, tên của các nhà nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm làm việc với nó và phần nào của quy trình công việc mà nó đã đi
qua. Nó cũng bao gồm các thông tin như cách lưu trữ và bất kỳ ngày hết hạn nào.
Sử dụng LIMS để giữ thông tin này giúp giảm nguy cơ mẫu bị mất, bị nhiễm bẩn
hoặc hết hạn.
Quản lý chất lượng hàng tồn kho

13
Theo dõi hàng tồn kho là một phần quan trọng của quản lý phòng thí nghiệm
hàng ngày. Một hệ thống LIMS hoàn toàn có thể tự động hóa quá trình này, đảm
bảo rằng các nguồn cung cấp được đặt hàng trước theo yêu cầu. Điều này giữ cho
quy trình làm việc trong phòng thí nghiệm luôn hoạt động và ngăn ngừa sự chậm trễ
hoặc các vấn đề phát sinh do thiếu sản phẩm.
Báo Cáo
LIMS là một công cụ thiết yếu để duy trì báo cáo chính xác và kịp thời. Hệ
thống có thể tự động hóa nhiều nhiệm vụ báo cáo hàng ngày, hàng tuần và hàng
tháng. Ngoài ra, các báo cáo tức thời có thể được chạy nhanh chóng, cho phép nhân
viên phòng thí nghiệm đưa ra quyết định theo thời gian thực. Hơn nữa, các bài báo
cáo có thể được lấy trực tiếp từ thiết bị và đưa trực tiếp vào hệ thống để tạo ra các
báo cáo với độ chính xác cao nhất có thể.
Quản lý công việc
Một LIMS có thể được sử dụng để hợp lý hóa quy trình làm việc trong phòng
thí nghiệm, từ việc tự động giao nhiệm vụ cho các nhân viên QC đến phác thảo nơi
cần lấy mẫu cho bước tiếp theo trong quy trình làm việc. Nó thậm chí có thể được
lập trình để đề xuất các công cụ và thiết bị, dựa trên các quy tắc và tiêu chí được đặt
trước.

14
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO NĂNG
LỰC CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM XDCT
Hệ thống các phòng thí nghiệm chuyên nghành xây dựng được hình thành và
phát triển phục vụ đắc lực cho các hoạt động xây dựng đến nay đã được 15 năm. Từ
số lượng 14 phòng thí nghiệm được đánh giá công nhận ở năm 1993, đến nay đã
hình thành một hệ thống với hơn 670 phòng LAS – XD trải rộng, phủ kín tất cả các
tỉnh, thành phố trong cả nước. Hoạt động của hệ thống các phòng thí nghiệm LAS –
XD được phản ánh qua các nội dung đề cập dưới đây:
I. Thực trạng chung hệ thống các LAS-XD
1. Quá trình phát triển các LAS – XD
Các LAS – XD được đánh giá công nhận, chính thức đi vào hoạt động xây
dựng từ năm 1993. Đến nay đã thành một hệ thống với hơn 670 phòng thí nghiệm
trong cả nước. Theo số liệu thống kê cho thấy:
- Năm 1993 có 14 phòng LAS-XD đựợc đánh giá công nhận
- Năm 1994 đến 1997 có 87 phòng LAS-XD được công nhận.
- Năm 2000 đến 2005 có 393 phong thuộc hệ thống LAS-XD.
- Năm 2006 có 490 phòng thuộc hệ thống LAS-XD.
- Đến tháng 5/2007 có 540 phòng thuộc hệ thống LAS-XD.
Đến 31/7/2008 có 676 phòng thuộc hệ thống LAS-XD
Số lượng LAS –XD

Hình 1: Đồ thị phát triển hệ thống LAS-XD

2. Số lượng và sự phân bố các phòng LAS-XD


2.1. Số lượng
Tính đến 31/7/2008 toàn nghành xây dựng đã có 676 phòng thí nghiệm chuyên
nghành LAS-XD được công nhận khả năng hoạt động phục vụ công tác xây dựng,
trong đó:

15
- Số phòng do Bộ Xây dựng trực tiếp đánh giá công nhận có 582 phòng.
- Số phòng do Bộ Giao Thông Vận tảI trực tiếp đánh giá với sự tham gia và
thỏa thuận công nhânh của Bộ Xây dựng có 94 phòng.
2.2 . Sự phân bố các phòng LAS-XD
Theo lãnh thổ tỉnh, thành phố đến 31/7/2008 đã có 64/64 địa phương có phòng
LAS-XD. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 1

Bảng 1: Phân bố các phòng LAS-XD (đến 31/7/2008)

Stt Tên tỉnh/thành Số lƣợng phòng Stt Tên tỉnh/ Số lƣợng


phố LAS-XD Thành phố phòng Las-
XD
1 Hà Nội 157 33 Ninh Thuận 5
2 Hồ Chí Minh 108 34 Quảng Trị 5
3 Đà Nẵng 36 35 Bắc Ninh 5
4 Nghệ AN 28 36 Kiên Giang 5
5 Thanh Hóa 14 37 Lào Cai 5
6 Cần Thơ 14 38 Lạng Sơn 4
7 Kon Tum 14 39 Yên Bái 4
8 Đắc Lắc 13 40 Thái Bình 4
9 Thừa Thiên Huế 13 41 Tiền Giang 4
10 HảI Phòng 12 42 Bình Thuận 4
11 Hà Tĩnh 11 43 Tây Ninh 3
12 Gia Lai 10 44 Bắc Giang 3
13 Quảng Ninh 10 45 Phú Thọ 3
14 Nam Định 10 46 Trà Vinh 3
15 Bà Rịa-Vũng Tàu 9 47 Sóc Trăng 3
16 Đồng Nai 9 48 Cà Mau 3
17 Quảng Ngãi 8 49 Hưng Yên 3
18 Sơn La 8 50 Bạc Liêu 2
19 HảI Dương 8 51 Bến Tre 2
20 Hà Tây 7 52 Long An 2
21 Quảng Nam 7 53 Điện Biên 2
22 Phú Yên 8 54 Vĩnh Phúc 2
23 Bình Dương 7 55 Bắc Cạn 2
24 Anh Giang 7 56 Hà Giang 2
25 Bình Định 7 57 Vĩnh Long 2
26 Tuyên Quang 7 58 Đắk Nông 2
27 Đồng Tháp 7 59 Cao Bằng 2
28 Hà Nam 7 60 Bình Phước 2
29 Quảng Bình 6 61 Hậu Giang 2
30 Ninh Bình 6 62 Thái 2
Nguyên

16
31 Khánh Hòa 6 63 Lai Châu 1
32 Lâm Đồng 5 64 Hòa Bình 1
* Nhận xét:
- Năm 2006 có 62/64 tỉnh, thành phố có phòng LAS-XD, đến hết năm 2007 số
phòng LAS-XD được công nhận đã phủ kín các địa phương trong cả nước, 2 tỉnh
Hòa Bình và Bình Phước cũng đã có phòng LAS-XD.
- Tốc độ phát triển xây dựng ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai, Phú
Yên, vv… đã kéo theo sự gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng và các phòng
LAS-XD.
3. Thực trạng năng lực các phòng LAS-XD
3.1. Về lực lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên thí nghiệm
3.1.1. Số lượng đội ngũ
Theo số liệu thống kê tới 31/7/2008, số cán bộ nhân viên thí nghiệm thuộc 676
phòng LAS-XD hiện hành là 4690 người. Trong đó phân theo trình độ đào tạo có:
- Giáo sư, tiến sĩ: 31 người
- Thạc sí: 112 người
- Kỹ sư: 2051 người
- Nhân viên thí nghiệm: 2506 người
+ Số nhân viên có bằng nghề chuyên nghiệp: 1428 người
+ Số nhân viên đào tạo ngắn hạn: 1078 người
3.1.2. Quy mô đội ngũ
Theo số liệu tổng hợp nhân lực bình quân ở các phòng LAS-XD trên toàn bộ
hệ thống là khoảng 7-8 người/phòng.
Một số đơn vị do phạm vi hoạt động rộng nên ngoài phòng LAS-XD trung
tâm, đơn vị còn đầu tư mở thêm các phòng thí nghiệm chi nhánh tại các địa bàn có
hiện trường thi công. Với các đơn vị này nhân lực thí nghiệm trong danh sách đông
hơn, điển hình như các phòng LAS-XD: 207, 377, 289, 442, 34, 62, 378, 212 thể
hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Một số phòng LAS-XD có đông nhân lực

Mã số phòng Số lƣợng nhân


Stt Tên đơn vị
LAS-XD lực (ngƣời)
1 Trung tâm TNXD Sông 207 47
Đà Hà Nội
2 Liên hiệp đội ngũ kỹ 377 42

17
thuật xây dựng TP-Hồ
Chí Minh
3 Công ty xây dựng công 289 38
trình hàng không Hà Nôi
4 Công ty liên danh về kỹ 62 36
thuật nền móng và công
trình (COFEC)-HN
5 Công tycổ phần kỹ thuật 442 29
nền móng và công trình
nguồn FECOM-HN
6 Công ty TNHH NN một 34 24
thành viên khảo sát xây
dựng Hà Nội
7 Công ty tư vấn KĐGT- 378 24
XD và thi công xây lắp
Hà Nội
8 Trung tâm phát triển 212 24
công nghệ kỹ thuật giao
thông TP.Hồ Chí Minh
….. …..
Tuy nhiên cũng có một số phòng chuyên lĩnh vưc địa kỹ thuật, nước và môi
trường do điều kiện khối lượng công việc phục vụ còn hạn chế nên nhân lực lao
động còn thấp.
Điển hình phong LAS-XD 13 thuộc Công ty tư vấn cấp thoát nước số 2 TP.
Hồ Chí Minh hiện còn bố trí 02 người thường xuyên thí nghiệm.
* Nhận xét:
- Nhìn chung các phòng LAS-XD thuộc các Viện nghiên cứu khoa học, các
trường đại học, các đơn vị chuyên nghành sâu và một số đơn vị trực thuộc Liên hiệp
Hội khoa học, Tổng hội … là các phòng có đông lực luợng tập trung các chuyên gia
hàng đầu nghành gồm các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư có kiến thức và kinh
nghiệm thực tế sâu.
Do đó chất lượng độ ngũ ở các phòng LAS-XD này ổn định, tốt và có uy tín
khoa học cao.
- Một số phòng thí nghiệm hoạt động phạm vi hẹp, chuyên sâu lĩnh vực (như
cơ lý đất, thí nghiệm cọc hiện trường .v.v..). Tuy quy mô đội ngũ và trang thiết bị
không nhiều song tính chuyên nghiệp hóa cao do đó cũng là những phòng LAS-XD
hoạt động đảm bảo chất luợng tốt và có uy tín trong chuyên nghành.
- Nhìn chung các thí nghiệm viên thuộc các phòng LAS-XD đều được đào tạo
có chứng chỉ đầy đủ về lĩnh vực thí nghiệm. Trong đó có 2506 nhân viên thí
nghiệm, có 1628 người được đào tạo trong các trường cao đẳng chuyên nghiệp,

18
được cấp bằng nghề thí nghiệm viên chuyên nghiệp. Số còn lại, kể cả các cán bộ có
trình độ đại học và trên đại học đều có chứng chỉ đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào
tạo chuyên sâu lĩnh vực thử. Ngoài ra nhiều thí nghiệm viên có 2-4 chứng chỉ đào
tạo chuyên lĩnh vực.
- Tại thời điểm năm 2006, còn một số ít phòng LAS-XD có cán bộ phụ trách
chưa đáp ứng đủ điều kiện là kỹ sư chuyên nghành, hoặc chưa qua đào tạo quản lý
phòng LAS-XD. Song tới nay đội ngũ trưởng các phòng LAS-XD đã được hoàn
thiện, đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
- Hơn 46% số thí nghiệm viên có trình độ đại học và trên đại học, đã qua thực
tế xây dựng, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và thông tin khoa học công nghệ mới
được cập nhật thường xuyên. Đội ngũ này đủ năng lực phục vụ và xử lý tốt các tình
huống kỹ thuật trong đảm bảo đo lường chuyên nghiệp nghành xây dựng.
3.2. Về thực trạng đầu tư trang thiết bị các LAS-XD
Qua quá trình hoạt động, đến nay hầu hết các LAS-XD đều đã có bộ mặt mới.
Đối với các phòng LAS-XD được đánh giá công nhận ở giai đoạn 2002 trở về
trước, tùy theo điều kiện phát triển riêng, nhiều đơn vị đã đầu tư gần như đổi mới
tới hơn 70% trang thiết bị thí nghiệm. Đa phần mức độ đầu tư đổi mới ở các đơn vị
này ở mức 40-50% trang thiết bị thí nghiệm. Từ năm 2003 đến nay, với nguồn thiết
bị do Trung Quốc chế tạo có giá trị hợp lý so với nguồn thiết bị Châu Âu nên hầu
hết các phòng LAS-XD thành lập sau 2003 có trang bị khá đồng bộ nhiều lĩnh vực
thí nghiệm từ thiết bị nguồn Trung Quốc chế tạo.
Các phòng LAS-XD trên tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp xây dựng.
Ở một số ít doanh nghiệp lớn, chuyên ngành sâu, có khả năng tài chính thuận
lợi và ở các Viện nghiên cứu khoa học được ngân sách Nhà nuớc đầu tư, điều kiện
trang thiết bị thí nghiệm chuyên sâu lĩnh vực được quan tâm đầu tư mua các thiết bị
tiên tiến, hiện đại có nguồn gốc chế tạo từ Châu Âu, Nhật, Mỹ ở mức độ nhiều hơn.
Đặc biệt đến nay nghành xây dựng có thêm 02 phòng thí nghiệm mới ở lĩnh vực thí
nghiệm phòng chống cháy và động đất thuộc Viện nghiên cứu khoa học công nghệ
xây dựng.
* Nhận xét:
Đánh giá chung trình độ trang thiết bị thí nghiệm các phòng LAS-XD hiện ở
mức trung bình đến trên trung bình so với khu vực Đông Nam Á và thế giới. Một số
ít phòng LAS-XD có trang thiết bị khá ở mức có thể tiếp cận hài hòa thừa nhận lẫn
nhau trong khu vực.
II. Tình hình hoạt động các LAS-XD trong thời gian qua
Căn cứ thực tế hoạt động của các LAS-XD, căn cứ các báo cáo định kỳ năm
2007 của các đơn vị và kết quả kiểm tra, đánh giá công nhận lại năng lực các phòng

19
LAS-XD; Trên cơ sở tổng hợp tình hình thực tiễn và đối chiếu với: “Quy chế công
nhận phòng thí nghiệm chuyên nghành xây dựng”, cho thấy tình hình hoạt động các
LAS-XD được thể hiện ở các nội dung cụ thể sau:
1. Về hồ sơ pháp chế và các văn bản pháp lý kỹ thuật
1.1. Về hồ sơ pháp chế
+ Các phòng LAS-XD được thành lập đều có đủ hồ sơ pháp chế cần thiết quy
định cơ cấu tổ chức chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cũng như phạm vi lĩnh vực
hoạt động thông qua các văn bản đăng ký kinh doanh của đơn vị; các văn bản quyết
định hành chính của cơ quan quản lý đơn vị; các văn bản đáp ứng đúng các yêu cầu
quy định pháp chế hiện hành.

Tuy nhiên khâu triển khai các văn bản phân công tổ chức, quy chế phân phối
thù lao, lợi nhuận … quy định chức năng trách nhiệm của từng tổ, nhóm và cá nhân
thí nghiệm viên ở địa phận các LAS-XD chưa thực hiện tốt. Đặc biệt ở một số
phòng đông nhân lực việc tổ chức, quy định quy trình hoạt động còn chưa rõ ràng.
Qua thực tế kiểm tra các phòng LAS-XD 377, LAS-XD 450, LAS-XD 474, LAS-
XD, … cho thấy sự phân công không rõ ràng, quy trình quản lý thí nghiệm còn
luộm thuộm,…

+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên thí nghiệm đều đã qua đào tạo, có bằng nghề
hoặc chứng chỉ đào tạo. Một số thí nghiệm viên đã tích cực tham gia đào tạo mở
rộng phạm vi tay nghề cho các lĩnh vực thí nghiệm mới, do đó đã có 2-4 chứng chỉ
đào tạo.

+ Các phòng LAS-XD đều tuân thủ lập hồ sơ hợp đồng lao động với các thí
nghiệm viên dưới dạng hợp đồng dài hạn và lập hồ sơ bảo hiểm lao động. Số thí
nghiệm viên thử việc, tạm tuyển có hợp đồng ngắn hạn 3 tháng. Tuy nhiên ở một số
đơn vị thành lập mới việc lập hồ sơ lao động đầy đủ ( bao gồm hợp đồng và sổ bảo
hiểm lao động ) mới chủ yếu tập trung thực hiện ở những cán bộ, nhân viên chính
chiếm khoảng 1/3 đến 2/3 danh sách nhân lực phòng LAS-XD. Số còn lại tuy có
hợp đồng dài hạn nhưng chưa có sổ bảo hiểm lao động. Các đơn vị này thường nêu
lý do mới tuyển dụng nên mặc dù đơn vị đã có làm văn bản đề nghị, song cơ quan
bảo hiểm chưa chấp nhận triển khai lập sổ cho danh sách mà đơn vị đề nghị.

+ Một số ít đơn vị qua kiểm tra, đánh giá công nhận lại cho thấy còn sử dụng
một số thí nghiệm dạng cộng tác viên. Đây là hình thức hợp tác lỏng lẻo, trách
nhiệm các bên thường chung chung, không rõ ràng. Do đó, về mặt quản lý chúng
tôi đã đề nghị đơn vị nên xác định lại và phải có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
công việc cụ thể, chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên rõ rang.
1.2. Về các văn bản pháp chế quản lý kỹ thuật.

20
+ Hầu hết các LAS-XD đều tích cực tìm kiếm, cập nhật kịp thời cho mình để
có đầy đủ các văn bản quản lý kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác thí nghiệm,
bao gồm các văn bản pháp quy chuẩn, tiêu chuẩn phương pháp thí nghiệm như các
QCXD, TCVN; TCXDVN; 22 TCN; 14 TCN;… và các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu
chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài như: ASTM,; JIS; GOCT; ISO; En,… nhằm
đáp ứng có đủ các văn bản quản lý kỹ thuật hiện hành phục vụ tốt cho hoạt động đo
lường đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.
+ Điều hạn chế ở nội dung này là do việc cập nhật các nguồn thông tin ở một
số vùng sâu, vùng xa còn chưa kịp thời (thông tin đến chậm hoặc do thiếu thông tin)
nên còn hiện tượng có những tiêu chuaanr thử đã soát xét, đổi mã số mới 4-5 năm,
như TCVN 3121:2003 (thay cho TCVN 3121: 1979)- “vữa xây dựng – phương
pháp thử” song vẫn còn LAS-XD áp dụng tiêu chuẩn cũ.
Rất tiếc tại hội nghị tập huấn năm 2007, chúng ta đã kiến thiết để có đơn vị
đầu mối lo cho việc này – nhưng tới nay cũng chưa thực hiện được. Do đó trong số
các báo cáo của các phòng LAS-XD năm 2007 vẫn còn tới 46 đơn vị đề cập yêu cầu
hỗ trợ cung cấp các văn bản pháp quy kỹ thuật. Thậm chí có LAS-XD 21 (TP.Hồ
Chí Minh) và LAS-XD 306 (Tp.Hồ Chí Minh) đề nghị thành lập quỹ để hỗ trợ hoạt
động tiếp cận thông tin.
2. Về thực hiện nghĩa vụ kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm:
+ Qua thực tế kiểm tra đánh giá công nhận các phòng LAS-XD cho thấy việc
thực hiện nghã vụ kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ở hầu hết các LAS-XD đều
tuân thủ nghiêm túc và thực hiện chức năng hiệu chuẩn, kiểm định nên việc thực
hiện nghĩa vụ kiểm định theo đúng tiến độ được các đơn vị thực hiện kịp thời và
đúng yêu cầu quy định.
+ Tuy nhiên còn hiện tượng ở một số phòng LAS-XD do nhiều lý do khác
nhau vẫn còn số ít thiết bị chưa được kiểm định theo đúng hạn định (ví dụ: thường
tập trung vào thiết bị định lượng các loại cân, súng bật nấy, các kích thủy lực …)
hoặc cắt giảm chế độ kiểm định trong thời hạn hiệu lực 3 năm của Quyết định công
nhận phòng LAS-XD.
+ Chi phí cho thực hiện nghĩa vụ kiểm định, hiệu chuẩn nhìn chung còn khá
cao, đối với đơn vị do khối lượng công việc mẫu thử khai thác trên một số thiết bị
không nhiều thì cũng có khó khăn nhất định về chi phí cho nội dung này. Trong báo
cáo của các đơn vị có 4 đơn vị đề nghị xem xét thời hạn kiểm định, hiệu chuẩn, đặc
biết LAS-XD 393 đề nghị kéo dài thời hạn kiểm định 2-3 năm. Vấn đề này thuộc
phạm vi chuyên môn của nhà chế tạo và cơ quan quản lý đo lường. Để sửa đổi thời
hạn kiểm định, đơn vị có phòng LAS-XD cần theo dõi thống kê phản ánh số liệu cụ
thể, có căn cứ khoa học mới kiến nghị sửa đổi về thời hạn này tương ứng với thiết
bị và tiêu chuẩn thử cụ thể. Trong trường hợp có nhiều phòng LAS-XD phát hiện

21
bất hợp lý ở loại thiết bị cụ thể, Bộ Xây dựng sẽ có tác động, hỗ trợ và kết hợp với
Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng để xem xét. Giải quyết cụ thể.
3. Về thực trạng đầu tƣ thiết bị
+ Trong nội dung ở phần I phía trên đã đề cập thực trạng chung đầu tư thiết bị
ở các phòng LAS-XD.
Thời gian qua các thiết bị thí nghiệm hiện trường được một số đơn vị chủ yếu
bằng quỹ phát triển sản xuất đã đầu tư các thiết bị mới, tiên tiến, hiện đại như: Máy
siêu âm cọc khoan nhồi (gần 40 đơn vị) , các thiết bị dùng nguồn bức xạ (gần 20
đơn vị), chủ yếu dùng kiểm tra khuyết tật mối hàn, kiểm tra cốt thép. Có khoảng 10
phòng LAS-XD đã đầu tư thiết bị, đào tạo thí nghiệm viên cho lĩnh vực thí nghiệm
vôi địa kỹ thuật, bấc thấm đem lại hiệu quả tốt cho phục vụ xử lý nền móng công
trình.
Một số đơn vị đã đầu tư trang thiết bị các máy nén đến 5000KN cho phép thực
hiện các phép thử khó như thử sức chịu tải và biến dạng của gối cầu, thử kéo, mô
đun đàn hồi của cáp dự ứng lực.
Nhìn chung nhiều báo cáo đã phản ánh nỗ lực, tích cực của đơn vị trong công
tác đầu tư mở rộng phạm vi năng lực hoạt động và nâng cao trình độ công nghệ
thiết bị thử. Đây là điểm đáng hoan nghênh và cần tiếp tục triển khài mạnh mẽ.
4. Về công tác đào tạo và tay nghề thí nghiệm viên
4.1 Công tác đào tạo
+ Hoạt động đào tạo thí nghiệm và quản lý xây dựng phòng thí nghiệm trong
năm 2007 tiếp tục được duy trì tốt. Các đơn vị có chức năng đào tạo, được Bộ Xây
dựng chỉ định đã tham gia tích cực cho công tác này. Năm 2007 và đầu năm 2008
riêng Viện khoa học và công nghệ xây dựng đã tham gia đào tạo cấp chứng chỉ cho
được 2102 lượt người (cụ thể kết quả ở bảng 3)
Bảng 3: Số học viên đào tạo tại viện KHCNXD

Năm 2007 2008


Đối tƣợng đào tạo
Thí nghiệm viên 951 người 849 người
Quản lý phòng thí nghiệm 132 người 170 người

Ngoài ra còn một số đơn vị khác nhau như: Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo
lường chất lượng khu vực 3 TP. Hồ Chí Minh; Viện vật liệu Xây dựng, … đã có
đóng góp tích cực cho công tác đào tạo.

22
+ Điểm nổi cần điều chỉnh cho công tác đào tạo là việc áp dụng chương trình
khung đào tạo các lĩnh vực chủ yếu trong thí nghiệm chuyên nghành xây dựng chưa
được áp dụng thống nhất trong các cơ sở đào tạo thí nghiệm viên. Do đó chất lượng
đào tạo chưa đạt trên cùng mặt bằng.
4.2. Về trình độ tay nghề thí nghiệm viên
+ Nhìn chung đội ngũ thí nghiệm viên có tỷ lệ cao các cán bộ đại học và trên
đại học và toàn bộ đội ngũ đã qua đào tạo mới còn có những hạn chế, bỡ ngỡ nhất
định khi tiếp xúc công việc thực tế. Điều này cần sớm khắc phục, trong thời gian tới
Bộ xây dựng sẽ rà soát lại khâu đào tạo thí nghiệm viên, đảm bảo thí nghiệm viên
qua đào tạo vừa nắm vững lý thuyết vừa được thực hành tốt.
+ Trong chương trình hoạt động năm 2008, Bộ đang tổ chức hoạt động đánh
giá thí nghiệm liên phòng cho lĩnh vực thí nghiệm cơ lý xi măng. Tiến tới sẽ mở
rộng hoạt động này cho lĩnh vực khác, nhằm giúp cơ sở điều chỉnh đảm bảo độ tin
cậy cao, chuẩn xác trong thí nghiệm.
5. Về một số điều kiện khác
+ Theo báo cáo tổng hợp được cho thấy trong năm 2007 một số đơn vị đã quan
tâm đầu tư mở rộng mặt bằng cho phòng LAS-XD. Điển hình như các LAS-XD số:
17; quy định về môi trường (dưỡng hệ mẫu bê tông, mẫu xi măng) ở một số phòng
thí nghiệm còn chưa được quan tâm đứng mức.
+ Đặc biệt một số phòng thí nghiệm hiện trường, do điều kiện thi công thực tế
nên việc đảm bảo diện tích mặt bằng và môi trường cho phòng LAS-XD chưa đáp
ứng tiêu chuẩn quy định. Các đơn vị có phòng LAS-XD hiện trường cần quan tâm
khắc phục, thực hiện đúng yêu cầu tiêu chuẩn quy định.
6. Về việc thực hiện chế độ kiểm tra và báo cáo theo định kỳ
6.1. Thực hiện chế độ báo cáo
Theo quy chế quy định, hàng năm các đơn vị có phòng LAS-XD phải lập báo
cáo tình hình hoạt động của đơn vị trong năm và các kiến nghị, đề xuất gửi về Bộ
Xây dựng. Trong năm 2007 vừa qua đã có 291 đơn vị gửi báo cáo, tính tới thời
điểm quy định phải báo cáo là 571 phòng. Như vậy còn 280 phòng chưa báo cáo.
Đây là số liệu đáng báo động về tính thiếu nghiêm túc trong thực thi quy chế công
nhận. Do đó, trong quy chế sửa đổi, áp dụng từ 1/7/2008 đã quy định rõ nếu đơn vị
vi phạm yêu cầu này thì sẽ không chấp nhận công nhận lại sau thời hạn hiệu lực của
Quyết định công nhận.
Bảng 4: Danh mục các phòng LAS-XD chƣa có báo cáo năm 2007

Stt Tỉnh/TP Mã số phòng LAS-XD chƣa báo cáo năm 2007


1 Hà Nội LAS-XD: 01, 03, 04, 06 07, 15, 33, 34, 50, 53, 59, 61,

23
62, 69, 70, 71, 72, 88, 94, 101, 115, 119, 120, 149,
157, 168, 175, 180, 188, 209, 211, 223, 227, 247, 250,
266, 289, 293, 298, 311, 316, 323, 227, 247, 250, 266,
289, 293, 298, 311, 316, 323, 326, 328, 330, 335, 346,
351, 359, 376, 380, 381, 386, 388, 391, 400, 410, 414,
417, 427, 428, 430, 442, 452, 461, 466, 472, 486, 492,
514, 521, 522, 523, 528, 534, 540, 542, 543, 548, 565,
568, 569, 571
2 TP.Hồ Chí Minh LAS-XD:16, 30, 56, 57, 78, 79, 92, 112, 151, 165,
167, 225, 234, 236, 264, 270, 291, 307, 313, 322, 332,
341, 345, 360, 385, 390, 404, 406, 407, 423, 439, 446,
467, 475, 476, 477, 498, 501, 529, 544, 547
3 Tp.Đà Nẵng LAS-XD:10, 24, 73, 74, 75, 83, 85, 95, 139, 148, 215,
217, 317, 348, 353, 375 ,395, 435, 560
4 Nghệ An LAS-XD:65, 111, 136, 210, 244, 409, 437, 454, 471,
478, 545
5 Thanh Hóa LAS-XD:150, 245, 246, 344, 387, 453, 519, 541
6 Cần Thơ LAS-XD:48, 124, 189, 340, 555
7 KonTum LAS-XD:267, 342, 354, 357, 503
8 Đắc Lắc LAS-XD:87, 96, 202, 303, 398, 483, 562
9 Thừa Thiên Huế LAS-XD:12, 14, 114, 144, 171
10 Hải Phòng LAS-XD:32, 44, 52, 199
11 Hà Tĩnh LAS-XD:89, 134, 463, 468, 572
12 Gia Lai LAS-XD:98, 379, 397, 479, 572
13 Quảng Ninh LAS-XD:29, 228, 368
14 Nam Định LAS-XD:104, 194, 277, 314, 402
15 Bà Rịa Vũng Tàu LAS-XD:206, 329, 413
16 Đồng Nai LAS-XD:121, 158, 512, 570
17 Quảng Ngãi LAS-XD:131
18 Sơn La LAS-XD:183
19 Hải Dương LAS-XD:195, 318
20 Hà Tây LAS-XD:301, 460, 497
21 Quảng Nam LAS-XD:130, 489
22 Tuyên Quang LAS-XD:43, 106, 355
23 Bình Dương LAS-XD:108, 143, 282
24 An Giang LAS-XD:190, 321, 339
25 Bình Định LAS-XD:179, 193, 197
26 Đồng Tháp LAS-XD: 473
27 Phú Yên LAS-XD:233, 331
28 Hà Nam LAS-XD: 160, 382
29 Quảng Bình LAS-XD:200, 389
30 Ninh Bình LAS-XD:184, 336
31 Khánh Hòa LAS-XD:23, 99
32 Lâm Đồng LAS-XD:147, 320, 421
33 Ninh Thuận LAS-XD:153, 186, 371

24
34 Quảng Trị LAS-XD:285
35 Bắc Ninh LAS-XD:288
36 Kiên Giang LAS-XD:226, 361, 411
37 Lào Cai LAS-XD:170, 224, 418
38 Lạng Sơn LAS-XD:251
39 Thái Bình LAS-XD:356
40 Bình Thuận LAS-XD:27
41 Tây Ninh LAS-XD:259
42 Bắc Giang LAS-XD:11, 420
43 Phú Thọ LAS-XD:08, 358
44 Trà Vinh LAS-XD:491, 500
45 Hưng Yên LAS-XD:343
46 Bạc Liêu LAS-XD:178
47 Vĩnh Phúc LAS-XD:347, 419
48 Bắc Cạn LAS-XD:403, 440
49 Đắc Nông LAS-XD:425
50 Bình Phước LAS-XD:251
51 Hởu Giang LAS-XD:394
52 Thái Nguyên LAS-XD:216
Như vậy có 52/64 tỉnh, thành phố có các phòng LAS-XD chưa thực hiện nghĩa
vụ báo cáo.
Thông qua tổng hợp báo cáo năm 2007 của các đơn vị phản ánh cho thấy:
+ Hầu hết các đơn vị đều hoạt động ổn định và phát triển tốt. Tuy có nhiều đơn
vị phòng LAS-XD phải hoạt động trải rộng trên nhiều địa bàn địa phương khác
nhau, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ, nhân viên thí nghiệm đều nỗ lực hoàn
thành nhiệm vụ với tinh thần chuẩn xác-trung thực-khoa học. Nhiều phòng LAS-
XD trên địa bàn Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải
Phòng, Ninh Bình, KonTum, Đắc Lắc, Bà Rịa Vũng Tàu, Điện Biên, Cao Bằng, Lai
Châu, Hà Tinhx, Đồng Nai, Quảng Ngãi.. đã có tích cực đầu tư đổi mới và cải thiện
đời sống cán bộ, nhân viên. Đây là dấu hiệu tốt cần phát huy.
Trong cái chung đạt được cũng còn một số ít đơn vị do điều kiện khối lượng
công việc không lớn nên hoạt động phòng LAS-XD bị thu hẹp, lực lượng cán bộ,
nhân viên phải điều chuyển thực hiện nhiệm vụ khác ảnh hưởng tới sự phát triển
của phòng LAS-XD.
+ Các báo cáo cũng phản ánh một số kiến nghị, tập trung vào các nội dung chủ
yếu sau:
- Có 46 đơn vị đề nghị tạo điều kiện cung cấp thông tin mới về tiêu chuẩn
phương pháp thử và yêu cầu kỹ thuật, các văn bản pháp quy kỹ thuật khác. Về kiến
nghị này Vụ khoa học công nghệ môi trường sẽ tiếp tục đề nghị Trung tâm ứng
dụng CNTT trong xây dựng thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam làm đầu mối hỗ

25
trợ các đơn vị giải quyết nhu cầu cung cấp thông tin tiêu chuẩn thường xuyên cho
các đơn vị.
- Có 48 đơn vị đề nghị thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ thí
nghiệm viên; đào tạo quản lý phòng LAS-XD theo mô hình ISO/IEC 17025 và hệ
thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 : 2000. Về kiến nghị này Vụ KHCN Môi
trường sẽ chuyển yêu cầu của các đơn vị đào tạo để vào chương trình kế hoạch đào
tạo 2008-2009.
- Có 36 đơn vị đề nghị tăng cường tổ chức hội nghi giao lưu trao đổi kinh
nghiệm, hội thảo chuyên đề nâng cao nhận thức hiểu biết về hoạt động lĩnh vực thí
nghiệm chuyên nghành với các nước trong khu vực và quốc tế. Về ý kiến này sẽ
được nghiên cứu để đưa vào chương trình hoạt động hệ LAS-XD trong thời gian
tới.
- Có 23 đơn vị đề nghị ban hành định mức, đơn giá trong lĩnh vực thí nghiệm
xây dựng và cụ thể hoá ở một số văn bản quản lí Nhà nước về chi phí thí nghiệm
cho các công trình xây dựng,v.v…Trên thực tế quản lí hiện nay, Nhà nuớc chỉ xây
dựng và ban hành các định mức chi phí kinh tế, kỹ thuật; còn đơn giá sẽ do các địa
phương xác định trên cơ sở định mức hao phí và biến động mặt bằng giá tại địa
phương. Do đó nên có yêu cầu xây dựng định mức hao phí cho phép thử mới, phép
thử đặc thù riêng đơn vị có thể gửi văn bản đề nghị về Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ
Xây dựng để được hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết hiệu quả.
- Có 15 đơn vị đề nghị tăng cường công tác kiểm tra hoạt động các phòng
LAS - XD; Cung cấp thông tin sự cố về chất lượng ở các công trình và biện pháp
xử lý khắc phục; Thông báo kịp thời về các phòng LAS - XD vi phạm quy chế để
các đơn vị biết, rút kinh nghiệm. Về nội dung này quy chế ban hành mới đã có mở
rộng phân cấp vai trò quản lý hoạt động xây dựng ở địa phương trong đó bao gồm
cả hoạt động đảm bảo đo lường các phòng LAS- XD cho các sở xây dựng. Do đó
chắc chắn trong thời gian tới, bên cạnh sụ thanh tra, kiểm tra của Bộ Xây dựng, các
Sở Xây dựng sẽ tiếp cận thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thơif các đơn vị có thể tham
khảo Website của Bộ Xây dựng, trang các phòng LAS - XD do Vụ KHCNMT thực
hiện và trang mạng lưới kiểm định cho Cục Giám định chất lượng Xây dựng Nhà
nước thực hiện sẽ cập nhật được các thông tin yêu cầu trên. Trên thực tế trong tháng
5/2008 vừa qua Bộ Xây dựng đã tạm đình chỉ hoạt động 3 tháng đối với 02 phòng
LAS - XD 474 và 282 (thuộc địa bàn TP.Hồ Chí Minh) do vi phạm nghiêm trọng
quy chế.
- Có 5 đơn vị đề nghị giới thiệu đơn vị sửa chữa, cung cấp thiết bị,làm tư vấn
hỗ trợ kỹ thuật cho phòng LAS - XD. Vấn đề này đơn vị có thể tìm hiểu trực tiếp
qua các nhà cung cấp thiết bị, các cơ quan có chức năng kiểm định, hiệu chuẩn,

26
hiệu chỉnh thiết bị (Trung tâm kỹ thuật khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3; Trung tâm
Đo lường…) sẽ được hướng dẫn giảI quyết.
- Có 15 đơn vị đề nghị hướng dẫn cụ thể hơn về các trường hợp công nhận bổ
sung, đánh giá công nhận lại, thay đổi kéo dại thời hạn hiệu lực Quyết định công
nhận lên 5 năm. Về các ý kiến này đã được quy định cụ thể ở Quy chế mới ban
hành theo Quyết định sô 11/BXD - KHCN, ngày 1/7/2008. Trong chương trình tập
huấn phổ biến hôm nay cũng có hướng dẫ cụ thể thực hiện Quy chế này.
- Ngoài ra còn một số ý kiến đơn lẻ khác như: Đề nghị phân chia khu vực hoạt
động các phòng LAS -XD; Hoàn thành niên giám hệ thống LAS - XD; Tổ chức
tham quan nước ngoài; Mở lớp đào tạo cho khu vực vùng xa; Rà soát sửa đổi một
số tiêu chuẩn thử cụ thể,v.v…Từng vấn đề cụ thể chúng tôi sẽ chuyển tới đơn vị
liên quan giải quyết.
6.2. Về hoạt động kiểm tra các phòng LAS - XD:
- Trong năm 2007 và đầu 2008, Bộ Xây dựng đã tiến hành hoạt động kiểm tra
ở một số đơn vị LAS - XD trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh. Qua
kiểm tra đã có kết luận yêu cầu một số đơn vị phải củng cố lại tổ chức hoạt động thí
nghiệm, đặc biệt ở khâu quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng LAS - XD do đơn
vị quản lý. Đồng thời đã lập biên bản yêu cầu 03 phòng LAS - XD tạm dừng hoạt
động củng cố hồ sơ công tác quản lý (01 phòng ở Bắc Ninh và 02 phòng ở TP. Hồ
Chí Minh) sau đó đánh giá công nhận lại. Đối với 2 phòng LAS - XD 474 và LAS -
XD282 do mức độ vi phạm nghiêm trọng, Bộ đã ra văn bản Quyết định đình chỉ
hoạt động 03 tháng (từ 15/5-18/5/2008). Đây là hậu quả tất yếu của việc quản lý
lỏng lẻo của các phòng LAS - XD trên.
Ở một số LAS - XD trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, do quản lý chưa tốt, có
hiện tượng mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ dẫn tới không hợp tác, xuất hiện thư nặc
danh tố cáo, khiếu nại đề nghị các cơ quan liên quan tìm hiểu giải quyết. Đây là
những tiền lệ xấu cần lạo bỏ trong hệ thống LAS - XD.
Hoạt động kiểm tra sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Đề nghị các đơn vị
quán triệt tinh thần quy chế mới để có sự phối hợp, giám sát được tốt hơn nữa giữa
các cơ quan quản lý và các phòng LAS - XD.
III. Yêu cầu năng cao năng lực các LAS - XD đáp ứng phục vụ quản lý chất
lƣợng công trình xây dựng
1. Yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên thí nghiệm
1.1 Bổ sung lượng thí nghiệm viên biên chế cần thiết cho các lĩnh vực thử
nghiệm
Tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 - Phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng
- Tiêu chuẩn công nhận đã quy định rõ: Mỗi lĩnh vực thí nghiệm phảI có ít nhất 2

27
thí ngiệm viên đảm nhận và được các cơ quan có chức năng đào tào và cấp chứng
chỉ.
Đây là yêu cầu tối thiểu cần thiết đảm bảo cho hoạt động liên tục và có so
sánh kiểm tra đối chứng trong lĩnh vực thử. Thời gian qua có nhiều phòng, thí
nghiệm viên, kiểm nghiệm thử ở nhiều lĩnh vực khác nhau, điều này làm hạn chế
chất lượng thí nghiệm. Do đó, thực hiện tiêu chuẩn quy định, các phòng LAS- XD
cần rà soát củng cố bổ sung biên chế cho thích hợp vơI quy mô và khả năng thực
hiện công tác thí nghiệm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định. Trước mắt phải
giảm tối đa việc kiêm nhiệm trên.
1.2 Củng cố hoạt động công tác đào tạo đội ngũ thí nghiệm viên
* Bộ Xây dựng đã ban hành TCXDVN 273:2002 - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật công nhân thí nghiệm ngành Xây dựng. Do đó các chương trình, nội dung
giáo trình đào tạo cần căn cú vào tiêu chuẩn này để làm co sở cho việc biên soạn
đáp ứng đúng tiêu chuẩn quy định.
* Rà soát các Trung tâm đào tạo, tiến tới công nhận cơ sở có đủ điều kiện năng
lực đào tạo tay nghề đội ngũ thí nghiệm viên chuyên ngành Xây dựng. Đây là điều
kiện cần thiết giúp đảm bảo chất lượng đào tạo đồng thời giảm bớt khó khăn cho
học viên do phải chi phí đi lại, ăn ở quá xa trong thời gian đào tạo.
* Tiến hành thường xuyên hoạt động đào tạo mới và đào tạo nâng cấp để bổ
sung kiến thức, phương pháp thí nghiệm mới cho các thí nghiệm viên.
2. Yêu cầu nâng cao năng lực trang thiết bị thí nghiệm cho các LAS - XD
TCXDVN 297:2003 cũng quy đĩnh rõ: “ Phòng thí nghiệm phải thực hiện đủ
số chỉ tiêu được đánh dáu” * “Cho một lĩnh vực…”, đây là yêu cầu đòi hỏi tối thiểu
về số chỉ tiêu thử cần có cho một lĩnh vực. Hiện còn khoảng hơn 6 % số LAS - XD
chưa đáp ứng đủ yêu cầu này. Do vậy, đòi hỏi để được công nhận duy trì đủ các
lĩnh vực thử nghiệm, dơn vị cần rà soát để có đật tư bổ sungnâng cao năng lực thí
nghiệm cho các lĩnh vực còn yếu, thiếu thiết bị. Đông thời với việc hoàn thiện trên,
đơn vị cần có kế hoạch hàng năm về chống xuống cấp và tăng cường đầu tư mới
cho các LAS - XD.
3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng các LAS - XD theo ISO 9001- 2017
Tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu số liệu của một phòng
thí nghiệm được thừa nhận rộng rãi ở mọi nơi - đòi hỏi các LAS - XD phải tiệm cận
và tích cực xây dựng hệ thống quản lý chất lượng các LAS- XD theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 - 2015, đồng thời phải phấn đấu đáp ứng các yêu cầu năng lực
của 1 phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN ISO/ 17025 - 2017. Đảm bảo tới
năm 2020 phải có khoảng 3/4 số LAS -XD chuyên ngành đựơc cấp chứng chỉ ISO
9001 - 2015 và chứng chỉ ISO/17025- 2017.

28
Trước nhu cầu phát triển ngành Xây dựng, công tác quản lý chất lượng các
công trình xây dựng đòi hỏi phải nâng lên vị trí tầm cao mới. Việc hình thành hệ
thống kiểm định quốc gia về chất lượng các công trình Xây dựng được thực hiện
trong đó có nhiều phòng LAS XD đã tham gia mạng kiểm định này. Chúng tôi rất
hi vọng các LAS - XD sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho công tác đảm bảo đo
lường của cả nứơc nói chung và cho ngành Xây dựng nói riêng./.

29
CHƢƠNG 3. HƢỚNG DẪN VÀ ÁP DỤNG QUY CHẾ CÔNG NHẬN VÀ
QUẢN LÝ PTN CHUYÊN NGÀNH THEO THÔNG TƢ 06/2017/TT-BXD
I. Tổng quan hoạt động cúa các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và
các văn bản về công tác đánh giá, công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng.
1. Tình hình hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1.1. Các ưu điểm
Việc đánh giá sự đóng góp của các phòng thí nghiệm đối với công tác quản lý
chất lượng công trình xây dựng và nghiên cứu khoa học trong thời gian qua thực sự
là cần thiết cho việc định hướng hoạt động của các phòng thí nghiệm trong thời
gian tới. Đồng thời, việc tổng kết và đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động
kiểm định chất lượng vật liệu và cấu kiện xây dựng cũng làm căn cứ để xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về quản lý chất lượng công trình
xây dựng. Hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thể hiện
như sau:
- Các phòng thí nghiệm đã góp phần to lớn trong việc quản lý chất lượng
công trình xâu dựng những năm vừa qua:
+ Đối với các công trình xây dựng mới: phục vụ công tác khảo sát - thiết kế,
quá trình thi công xây lắp, nghiệm thu công trình. Trong hoạt động này các phòng
thí nghiệm đã cung cấp các số liệu phục vụ cho công tác lập dự án, thiết kế; thí
nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu và cấu kiện xây dựng.
+ Đánh giá chất lượng các công trình đã xây dựng xong theo trưng cầu giám
định chất lượng công trình của các cơ quan chức năng nhà nước trước khi đưa công
trình vào sử dụng hoặc cải tạo.
+ Đánh giá chất lượng kết cấu và cấu kiện xây dựng, các sản phẩm đúc sẵn
tại nhà máy, công trường.
- Các phòng thí nghiệm đã phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu khoa
học, công tác biên soạn, chuyển dịch các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng. Hoạt động
này chủ yếu đối với các phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu, các trường
đại học và các công ty tư vấn lớn có tham gia biên soạn, chuyển dịch tiêu chuẩn.
- Năng lực của các phòng thí nghiệm (thiết bị, con người) đã được tăng
cường và trưởng thành rất nhanh. Trong những năm vừa qua, số lượng và quy mô
phòng thí nghiệm tăng lên nhanh chóng theo yêu cầu thực tế của sự phát triển ngành
xây dựng.
1.2. Các điểm hạn chế

30
Bên cạnh các mặt đạt được nêu trên, còn có một số yếu kém cần khắc phục
trong thời gian tới để tăng cường hoạt động hiệu quả của các phòng thí nghiệm:
- Thiết bị được tăng cường nhiều, tuy nhiên số thiết bị tiên tiến, hiện đại có
xuất xứ từ các hãng sản xuất có uy tín, hoặc các nước công nghiệp phăt triển còn
hạn chế.
- Số lượng nhân viên thí nghiệm được đào tạo nhanh với số lượng lớn, tuy
nhiên trình độ chưa đồng đều, chương trình đào tạo có nhiều khác biệt giữa các cơ
sở đào tạo (một số trung tâm đo lường và ngành Giao thông đào tạo thí nghiệm viên
và cấp chứng chỉ cho nhiều lĩnh vực thí nghiệm, ngành Xây dựng đào tạo thí
nghiệm viên và cấp chứng chỉ theo từng lĩnh vực thí nghiệm)
- Có một số biểu hiện của sự canh tranh không lành mạnh trên thị trường.
- Đã có phòng thí nghiệm cung cấp khống các số liệu kết quả thí nghiệm khi
không tiến hành thí nghiệm ( Bộ Xây dựng đã xử lý và đưa thông tin trên trang
Website của Bộ)
2. Quy chế công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng ban hành kèm
theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008)
2.1. Mục tiêu: Chuẩn hóa và tăng cường công tác đánh giá công nhận và quản
lý hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên nghành xây dựng phục vụ cho công
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và nghiên cứu khoa học.
2.2. Nội dung của Quy chế:
- Phần các quy định chung:
Quy chế nêu rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các thuật ngữ được
hiểu thống nhất trong quy chế.
Chương II: Hồ sơ đăng ký công nhận PTN chuyên nghành xây dựng.
Chương này quy định thành phần hồ sơ xi công nhận phòng thí nghiệm chuyên
nghành xây dựng, gồm:
* Hồ sơ đăng ký công nhận theo TCXDVN 297:2003, gồm: Đơn đề nghị công
nhận, báo cáo tình hình hoạt động của PTN, quyết định thành lập PTN, quyết định
bổ nhiệm trưởng phòng, giấy kiểm định hay hiệu chuẩn thiết bị, các chứng chỉ đào
tạo và tập huấn của cán bộ phụ trách và nhân viên thí nghiệm, sơ đồ mặt bằng PTN.
* Ngoài các quy định đã được nêu trong TCXDVN 297:2003, quy chế còn qui
định các loại giấy tờ sau:
+ Hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao thiết bị thí nghiệm và đo lường
của phòng thí nghiệm; hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các thiết bị
được điều chuyển từ các cơ quan khác.

31
+ Hợp đồng sử dụng lao động đối với cán bộ quản lý và nhân viên thí nghiệm
được đăng ký trong hồ sơ. Khi các đơn vị làm hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí
nghiệm cần chú ý chỉ đưa vào danh sách các nhân viên có đủ chứng chỉ thí nghiệm
viên và hợp đồng lao động.
+ Đối với các phòng thí nghiệm đăng ký công nhận lại, kể từ ngày 01/6/2009
phải có bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của phòng thí nghiệm theo
ISO 9001:2000 kèm theo.
Đối với hồ sơ đăng ký công nhận bổ sung phép thử, thành phần hồ sơ gồm các
hạng mục trên, trong đó phần trang thiết bị thí nghiệm và danh mục các phép thử
chỉ nêu nội dung bổ sung.
Chương III- Đánh giá năng lực phòng thí nghiệm.
* Điều 11: quy định thành phần tổ chuyên gia tư vấn đánh giá bao gồm:
- Đại diện cơ quan đánh giá công nhận – (Vụ Khoa học Công nghệ và môi
trường – Bộ Xây dựng)
- Đại diện cơ quan quản lý chất lượng công trình xây dựng tại địa phương. (Sở
Xây dựng)
- Chuyên gia lĩnh vực thí nghiệm chuyên nghành.
Việc có mặt tham gia của đại diện cơ quan quản lý chất lượng công trình xây
dựng tại địa phương để đảm bảo tăng cường quản lý quá trình hoạt động của các
phòng thí nghiệm chuyên nghành xây dựng trên địa bàn phụ trách. Hiện nay, một số
địa phương chưa nắm rõ số lượng cũng như tình hình hoạt động của các PTN trên
địa bàn.
* Điều 12. Đánh giá công nhận PTN theo các nội dung chủ yếu sau:
+ Quyết định thành lập phòng thí nghiệm
+ Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí nghiệm
+ Đối chiếu với bản gốc các giấy tờ chứng chỉ đào tạo cán bộ quản lý PTN,
nhân viên thí nghiệm.
+ Số lượng và tình trạng trang thiết bị, chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn.
+ Các tiêu chuẩn và tài liệu đối với các phép thử đăng lý thực hiện.
+ Sổ tay chất lượng; các quy trình khảo sát, lấy mẫu; hướng dãn sử dụng, vận
hành thiết bị và quy trình thí nghiệm cho mỗi phép thử; các sổ ghi chép (giao nhận
mẫu, kết quả thí nghiệm, lưu mẫu); phiếu kết quả thí nghiệm.
+ Đối với các phòng thí nghiệm công nhận lại: chứng chỉ hệ thống quản lý
chất lượng theo ISO 9001:2000 (kể từ 01/6/2009).

32
Chương IV. Tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm
Khi phòng thí nghiệm được công nhận và đi vào hoạt động, cơ sở quản lý
phòng thí nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức và
quản lý hoạt động của phòng thí nghiệm. Cơ sở phải chịu trách nhiệm về an toàn
vận hành thiết bị, an toàn và sức khỏe cho nhân viên nơi làm việc, đóng bảo hiểm
xã hội theo quy định của Luật Lao động…
Điều 16 quy định về lưu giữ và bảo quản mẫu theo yêu cầu của phương pháp
thử. Hiện nay, có nhiều phòng thí nghiệm do điều kiện mặt bằng quá chật hẹp đã
không thực hiện được (dùng thùng nhựa làm bể ngâm bảo dưỡng mẫu).
Các loại sổ sách, biểu mẫu phải có đầy đủ các thông tin và địa chỉ phòng thí
nghiệm, tên công trình và hạng mục công trình, ngày lấy mẫu, số hiệu mẫu, người
thực hiện, đại diện chủ đầu tư (tư vấn giám sát).
Điều 17 quy định chi tiết về thông tin trên phiếu kết quả. Hiện nay một số đơn
vị xây dựng các phiếu kết quả chưa đứng quy định như: thiếu chữ ký của tư vấn
giám sát, tên tiêu chuẩn áp dụng, loại thiết bị sử dụng, thời gian thực hiện thí
nghiệm …
Các ghi chép trong sổ sách phải được ghi bằng bút mực hoặc bút bi, không
được ghi bằng bút chì, không được dùng bút tẩy phủ để sửa chữa số liệu. Khi ghi
nhầm số liệu nào đó phải tiến hành sửa chữa đúng quy định (gạch chéo số ghi nhầm
và ghi lại số đúng ở dòng kế tiếp với chữ ký của nhân viên thí nghiệm). Hiện nay,
rất nhiều phòng thí nghiệm vi phạm lỗi này.
Chương V: Quản lý hoạt động phòng thí nghiệm
Khi phòng thí nghiệm được công nhận, bộ xây dựng sẽ đăng tải các thông tin
chính của phòng thí nghiệm trên trang thông tin điện tử của Bộ. Các thông tin thể
hiện năng lực và tổ chức của phòng thí nghiệm, danh mục các phép thử được thực
hiện.
Khi có những thay đổi về địa điểm, nhân sự PTN cơ sở quản lý PTN phải
thông báo bằng văn bản cho cơ quan đánh giá công nhận kèm theo bản sao các văn
bản quyết định thay đổi.
Quy chế mới quy định cơ sở quản lý phòng thí nghiệm phải gửi bản sao Quyết
định công nhận và thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về xây
dựng tại địa phương nơi đặt phòng thí nghiệm trước khi tiến hành hoạt động. Đây là
quy định mới, Quy định này nhằm thực hiện vai trò quản lý nghành đối với hoạt
động của các phòng thí nghiệm.
Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các phòng thí nghiệm được thực hiện
bởi cơ quan đánh giá công nhận phòng thí nghiệm, cơ quan quản lý nhà nước về
xây dựng tại địa phương. Nội dung thanh tra, kiểm tra gồm: sự phù hợp về năng

33
lực, sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình thí nghiệm
theo quy định.
Điều 25 quy định việc đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định công nhận.
Quy chế nêu rất chi tiết các hành vi vi phạm và hình thức xử lý bao gồm 3 mức:
đình chỉ tạm thời; thu hồi và huỷ bỏ hiệu lực quyết định công nhận; chuyển hồ sơ
sang cơ quan có thẩm quyền xử lý theo Pháp luật
Cơ sở quản lý phòng thí nhiệm phải báo cao hoạt động hàng năm gửi về Bộ
Xây dựng. Mộu báo cáo năm tình hình hoạt động của phòng thí nghiệm theo phụ
lục 3.
2.3. Tổ chức thực hiện, áp dụng quy chế
Quy chế đã được đăng Công báo từ ngày 19/7/2008.
Bộ xây dựng đã gửi tới các Bộ nghành, UBND tỉnh, thành phố trên toàn quốc
bản Quy chế để phối hợp thực hiện.
II. Công tác đánh giá, công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
theo Thông tƣ số 06/2017/TT-BXD, ngày 25 tháng 04 năm 2017.

2.1. Phạm vi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định trong
Nghị định số 62/2016/NĐ-CP

1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm các hoạt động đo lường xác
định đặc tính về cơ, lý, hóa, hình học của các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật
liệu xây dựng; đất xây dựng; cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây
dựng đối với các loại công trình xây dựng.

2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí
nghiệm hoặc ngoài hiện trường.

3. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện bằng phương
pháp phá hủy hoặc không phá hủy, xác định các đặc tính của đối tượng thí nghiệm
tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.

2.2. Đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng

1. Thành phần đoàn đánh giá bao gồm: Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và
Môi trường -Bộ Xây dựng, đại diện Sở Xây dựng tại địa phương nơi đặt phòng thí
nghiệm và chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.

2. Nội dung đánh giá phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại
Phụ lục kèm theo Thông tư này.

34
3. Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có trách nhiệm chi
trả phí và lệ phí cho công tác đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, phù hợp quy định thu phí và lệ phí cung cấp
dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

2.3. Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường

1. Trạm thí nghiệm hiện trường là một thực thể của phòng thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng, do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thành lập
để phục vụ hoạt động thí nghiệm cho dự án/công trình xây dựng cụ thể trong
khoảng thời gian thi công dự án/công trình xây dựng đó. Trạm thí nghiệm hiện
trường được bố trí nhân lực, thiết bị, dụng cụ, đáp ứng các yêu cầu về không gian
và điều kiện thí nghiệm như phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, tương ứng
với các phép thử được thực hiện.

2. Căn cứ yêu cầu thực tế của từng dự án/công trình xây dựng cụ thể, việc
thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải được ban hành bằng Quyết định. Quyết
định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải ghi rõ địa chỉ, kèm theo danh mục
nhân sự, thiết bị được điều chuyển. Quyết định thành lập được gửi cho chủ đầu tư
hoặc cá nhân, tổ chức được chủ đầu tư ủy quyền kiểm tra xác nhận phù hợp với các
phép thử thực hiện cho công trình. Quá trình kiểm tra được lập thành biên bản trước
khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm, Trường hợp một trạm thí nghiệm hiện
trường phục vụ cho nhiều dự án/công trình cùng thời điểm thì phải được ghi rõ
trong Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường hoặc phải ban hành Quyết
định bổ sung.

3. Trạm thí nghiệm hiện trường được sử dụng mã số LAS-XD của phòng thí
nghiệm được công nhận của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

4. Các thiết bị thí nghiệm đặt cố định tại trạm thí nghiệm hiện trường phải
được kiểm định/hiệu chuẩn lại theo quy định của pháp luật về đo lường trước
khi tiến hành các thí nghiệm.

5. Trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm và trong thời gian 01 tháng
sau khi kết thúc các hoạt động của trạm thí nghiệm hiện trường, tổ chức hoạt động
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng
tại địa phương nơi thực hiện dự án/công trình xây dựng,
2.4. Công bố thông tin các tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng
Hệ thống các tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công
bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng tại địa chỉ www.xaydung.gov.vn,
bao gồm:

35
1. Thông tin về các tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
a) Tên, email, số điện thoại liên hệ cố định, địa chỉ tổ chức hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng, địa chỉ phòng thí nghiệm và mã số (LAS-XD).
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng và Danh mục các chỉ tiêu thí nghiệm kèm theo.
2. Danh sách các tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng vi
phạm các quy định của pháp luật, bị đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
2.5. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về xây
dựng.
a) Bộ Xây dựng thống nhất quản lý các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng với mã số LAS-XD.
b) Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường là cơ quan chuyên môn có trách
nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện quản lý các hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng, bao gồm: xử lý hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá, trình cấp
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP; tổ chức
kiểm tra hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo,
trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP; tổ chức đánh giá
thí nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng.
c) Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra
định kỳ, đột xuất hoạt động của các phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường
tại địa phương. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và gửi về Bộ Xây dựng để
thống nhất hình thức xử lý theo quy định.
2. Trách nhiệm của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
a) Đảm bảo và duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thí nghiệm
viên và hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 5 Nghị định
số 62/2016/NĐ-CP;
b) Có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý, cơ quan chuyên
môn về xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng của tổ chức.

36
3. Trách nhiệm của người quản lý các hoạt động thí nghiệm của tổ chức hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (Trưởng/phó phòng thí nghiệm)
a) Quản lý các thiết bị thí nghiệm, lên kế hoạch định kỳ kiểm định/hiệu chuẩn
các thiết bị thí nghiệm theo quy định nhằm đảm bảo độ chính xác của phép đo;
b) Giám sát, phân công công việc cụ thể cho từng thí nghiệm viên phù hợp với
văn bằng, chứng chỉ được đào tạo;
c) Chịu trách nhiệm về hồ sơ, tài liệu, sổ sách thí nghiệm phù hợp hệ thống
quản lý chất lượng đã xây dựng;
d) Chịu trách nhiệm về các kết quả thí nghiệm của phòng thí nghiệm do mình
phụ trách.
4. Trách nhiệm của thí nghiệm viên
a) Tuân thủ nhiệm vụ được giao, trung thực trong quá trình thí nghiệm và kết
quả thí nghiệm;
b) Chịu trách nhiệm về số liệu thí nghiệm do mình thực hiện.
2.6. Nội dung đánh giá phòng thí nghiệm chuyên ngành XDCT
1. Đánh giá tính xác thực của hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 6 Nghị
định số 62/2016/NĐ-CP bao gồm:
a) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc
Giấy phép đầu tư;
b) Quyết định thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức
hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Các quyết định bổ nhiệm các cán bộ quản lý hoạt động thí nghiệm (trưởng,
phó phòng thí nghiệm);
d) Danh sách cán bộ, thí nghiệm viên và bản phân công công việc cho từng cá
nhân trong phòng thí nghiệm đã được lãnh đạo phê duyệt, kèm theo các văn bằng,
chứng chỉ được đào tạo liên quan;
đ) Danh mục các tài liệu, quy trình quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ
thuật đã được lãnh đạo phê duyệt;
e) Danh mục các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm; Hợp đồng mua, hóa
đơn và biên bản bàn giao thiết bị thí nghiệm; Quyết định của cấp có thẩm quyền đối
với các thiết bị được điều chuyển từ cơ quan khác;
g) Chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn (còn hiệu lực) các thiết bị thí nghiệm và đo
lường theo quy định;

37
h) Hợp đồng sử dụng lao động đối với trưởng, phó phòng thí nghiệm và thí
nghiệm viên được đăng ký trong hồ sơ;
i) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt phòng thí nghiệm
kèm theo bản vẽ mặt bằng (kích thước phòng, vị trí các thiết bị thử nghiệm, vị trí
lưu mẫu, bảo dưỡng mẫu...).
2. Đánh giá thực tế năng lực của phòng thí nghiệm, bao gồm:
a) Sổ tay chất lượng, các quy trình, thủ tục, các biểu mẫu và các tài liệu liên
quan;
b) Không gian, điều kiện và môi trường đảm bảo thực hiện các thí nghiệm, lưu
giữ và bảo quản mẫu;
c) Tình trạng trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác lấy, lưu, bảo quản mẫu
và thí nghiệm mẫu;
d) Tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết bị, dụng cụ, chứng chỉ của thí nghiệm viên và
điều kiện thí nghiệm cho từng chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;
đ) Năng lực trưởng, phó phòng thí nghiệm, các thí nghiệm viên.

38
CHƢƠNG 4. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRƢỞNG PHÒNG THÍ
NGHIỆM LAS-XD

I. Đặt vấn đề
Đến nay, chúng ta có trên dưới 1000 PTN do Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông
vận tải công nhận, chưa kể số đơn vị đã nộp hồ sơ nhưng chưa được đánh giá công
nhận. Tất cả các PTN trên đều dùng các máy móc, thiết bị, dụng cụ, hoá chất, vật
chuẩn, chất chuẩn, môi trường chuẩn, … sử dụng các phương pháp phá huỷ hay
không phá huỷ, các nguồn năng lượng khác nhau như: điện, nhiệt, xung điện, phóng
xạ… để tác động lên đối tượng cần thí nghiệm (đất đá, sắt thép, nước, không khí
…) nhằm cung cấp cho khách hàng các thuộc tính của vật chất để người sử dụng
dùng các kết quả thí nghiệm như là các thuộc tính của vật chất để người sử dụng
dùng các kết quả thí nghiệm như là đầu vào để giải quyết trong kỹ thuật hay trong
đời sống.
Như vậy đã thấy sự đa dạng của công tác thí nghiệm và theo đó là sự khác
nhau về chức năng và nhất là nhiệm vụ các trưởng phòng thí nghiệm
Trưởng phòng thí nghiệm chỉ quản lý một đơn vị kỹ thuật nhỏ (đôi khi chỉ 3-4
thí nghiệm viên) nhưng vai trò quan trọng: Là người xác nhận một loại vật liệu, một
loại cấu kiện, các loại vật chất có khi không nhìn thấy được, … đạt hay không đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho nó. Từ các kết quả thí nghiệm đó, chúng sẽ được
hay không sử dụng được, hay phải tính lại liều lượng, nồng độ,… để xây dựng các
loại công trình.
Do vậy, để có nhận xét và kết luận đúng các thuộc tính của đối tượng thí
nghiệm, người trưởng phòng nhất thiết phải có kiến thức cần thiết và phải có kinh
nghiệm. Hai tiêu chí là kiến thức và kinh nghiệm cho một trưởng phòng, yêu cầu,
thời gian, nội dung đào tạo, cách đánh giá, văn bằng do các tổ chức nào cấp để được
bổ nhiệm là trưởng phòng của họ (nước ngoài), cũng như ở nước ta đều có, nhưng
các vấn đề đó sẽ được đề cập vào một dịp khác.
Sau đây xin trình bày tóm tắt những nét chung nhất về vấn đề chức năng và
nhiệm vụ của một trưởng phòng thí nghiệm
II. Tài liệu viện dẫn
- TCVN ISO/IEC 17025:2017 – Yêu cầu chung về năng lực của các phòng
thí nghiệm và hiệu chuẩn
- ASTM D 3740-96 Yêu cầu tối thiểu đối với phòng thí nghiệm tham gia
kiểm tra đất đá phục vụ thiết kế và thi công;
- ASTM E 548-96 Hướng dẫn về các yêu cầu chung để đánh giá năng lực của
phòng thí nghiệm ( Standard Giude for General criteria used for evaluating
laboratory competence);

39
- ASTM E 329-00 Yêu cầu năng lực đối với một đơn vị làm thí nghiệm/kiểm
định vật liệu xây dựng ( Standard Specification for Agencies Engaged in the
Testing and/or Inspection of Matcrials Used in Construction);
- ASTM E 699-99 Tiêu chuẩn để đánh giá các phòng thí nghiệm, các cơ quan
kiểm định chất lượng và cấu kiện công trình xây dựng theo phương pháp thí nghiệm
do ủy ban E-6 ASTM ban hành – ASTM E 699-91 ( ASTM E 699-99 Standard
Criteria for Evaluation of Agencies Involved in Testing, Quality Assurance, and
Evaluating Building Components in Testing, Quality Assurance, and Evaluating
Building Components in Accordance with Test Methods Promulgated by ASTM
Committee E-6).
- Các tiêu chuẩn hiện hành khác.
III. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Chức năng (function): Là nhiệm vụ bắt buộc, là trách nhiệm tự thân,... đôi khi
còn có nghĩa như là vai trò, của một tập thể, một cá nhân,... trong một tổ chức, một
cộng đồng. Nó cũng có nghĩa là nhiệm vụ riêng của từng cơ quan trong cơ thể sinh
vật ( tim có chức năng truyền máu đi nuôi tế bào, rễ có chức năng hút chất dinh
dưỡng và nước trong đất để duy trì sự sống của cây,...)
3.2. Nhiệm vụ (task, duty): Là nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm,... của một tập thể
cá nhân, trong một tổ chức, một cộng đồng.
Ta còn thấy rằng, trong đời thường và một đôi khi khi trong cả văn bản pháp
quy, danh từ chức năng trong tiếng Việt hay đi kèm với danh từ nhiệm vụ. Vì vây,
trong các quyết định thành lập một tổ chức, một đơn vị, phần chức năng và nhiệm
vụ thường hay đi liền nhau.
Liên quan đến vấn đề này, chúng ta xem thực chất của công tác thí nghiệm là
gì rồi sau đó hãy xem chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị này (phòng
thí nghiệm) gồm những gì.
3.3. Thí nghiệm (test): Việc xác định bằng các phương tiện kỹ thuật, thuộc tính,
hiệu suất hay các đặc tính khác của vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, hệ thống hay môi
trường,... liên quan đến việc áp dụng các nguyên tắc và quy trình công nghệ đã
được thiết lập (ATSM E 699-99)
Do đó, chức năng và nhiệm vụ của trưởng phòng thí nghiệm xoay quanh vấn
đề làm thế nào để thu được các kết quả thí nghiệm (hoạt động do mình phụ trách)
một cách chính xác và kinh tế.
IV. Chức năng và nhiệm vụ của Trƣởng phòng thí nghiệm (LAS-XD)
4.1. Chức năng
Trưởng phòng thí nghiệm thường có mấy chức năng:
4.1.1. Tổ chức ( Tổ chức điều kiện vật chất và sắp xếp nhân sự)

40
Để triển khai công việc được phân công của một PTN, yêu cầu cần phải có
điều kiện vật chất và con người.
a) Tổ chức điều kiện vật chất:
- Nhà xưởng, bao gồm mặt bằng của phòng thí nghiệm (PTN), phải có diện
tích tối thiểu theo quy định. Sơ đồ bố trris mặt bằng phải hợp lý, thuận tiện trong
thao tác, di chuyển;
- PTN phải có các phòng bảo ôn theo yêu cầu của các phép thử (nếu có các
phép thử cơ lý xi măng, vữa,...). ở các phòng làm việc với các hóa chất độc hại
(axit, kiềm, lưu huỳnh,...) phải trang bị tủ hút; phải có bể dưỡng hộ mẫu theo đúng
quy cách, phải có buồng thay quần áo (nếu có điều kiện), buồng tắm và vệ sinh.
Máy tính được trang bị phải có biện pháp để bảo quản và bảo mật dữ liệu,...
- Trang thiết bị thí nghiệm là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu. Các máy
móc thiết bị phải đủ để triển khai các phép thử, phải có hướng dẫn sử dụng. Các
thiết bị, dụng cụ, phải đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu của phép thử.
- Tất cả các thiết bị phải tuân thủ quy định thời gian hiệu chuẩn của Nhà nước
(Bộ Khoa học Công nghệ).
a) Tổ chức nhân lực:
- Phòng thí nghiệm tùy theo yêu cầu nhiệm vụ mà được bố trí cán bộ nhân
viên với các yêu cầu về trình độ (lý thuyết và tay nghề) thuộc các lĩnh vực khác
nhau.
- Trong mỗi lĩnh vực thí nghiệm, nhất thiết phải do một người được đào tạo và
ít nhiều kinh nghiệm đứng đầu. Đây chính là người giúp trưởng PTN xác định chính
xác các thuộc tính của mẫu thử do khách hàng yêu cầu.
- Đối với các nhân viên, công nhân thí nghiệm, thông qua kiến thức và kinh
nghiệm (ở nghề và ở đời) để chọn được những người cộng tác tin cậy, có thể giúp
đơn vị hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
- Khi cần tổ chức các phòng thí nghiệm hiện trường, trường phòng phải kiểm
tra để chọn được người đứng đầu các PTN hiện trường có kiến thức, tay nghề và
kinh nghiệm thay mình quản lý và điều hành.
4.1.2. Quản lý (kỹ thuật và nghiệp vụ):
a) Quản lý kỹ thuật:
- Xem xét chất lượng, tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị, dụng cụ thí
nghiệm: Tất cả máy móc thiết bị ở trong giai đoạn hiệu lực và sai số cho phép của
phiếu kiểm định. Nếu máy móc thiết bị nào hết hạn hiệu lực phải cho hiệu chuẩn lại
ngay.
- Các quy trình, tiêu chuẩn phương pháp thử, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật phải
đầy đủ, hợp chuẩn (đang trong thời hạn hiệu lực).

41
- Triển khai các phép thử phải do các thí nghiệm viên được đào tạo (tốt nhất có
chứng chỉ đào tạo) và có kinh nghiệm thực hiện.
b) Quản lý nghiệp vụ:
- Trưởng phòng phải lập sổ nhật ký thí nghiệm cho trang thiết bị, ghi chép số
liệu đầu vào (nên lập thành biểu, bảng,...) và đầu ra (kết quả) có ngày tháng, người
thí nghiệm, người kiểm tra. Các sổ nhật ký phải có dấu giáp lai để tránh lẫn lộn, thất
lạc, dễ tra cứu khi cần thiết.
- Thống nhất với tổ trưởng hay nhóm trưởng các loại Biểu kết quả thí nghiệm
hay Biên bản thử nghiệm, được lập theo quy định của tiêu chuẩn tương ứng về nội
dung và thống nhất về hình thức trong đơn vị (viện, trường, công ty,...).
- Thống nhất cách ghi kết luận và ghi chú phía dưới Biểu kết quả thí nghiệm.
4.1.3. Cức năng điều hành ( hoạt động thí nghiệm và đào tạo nhân lực)
a) Điều hành hoạt động thí nghiệm của đơn vị
- Trưởng phòng phân công công tác giao nhận mẫu, công tác thí nghiệm theo
từng tổ, nhóm của từng lĩnh vực. Hoạt động thí nghiệm tuân thủ theo các quy trình
hay phương pháp thử đã được cung cấp;
- Sau khi ra kết quả thí nghiệm đã có chữ ký của người thí nghiệm, người kiểm
tra, trưởng phòng xem xét, nếu có gì không rõ, trao đổi với tổ trưởng hay nhóm
trưởng (chú ý phần nhận xét – ghi chú, kết luận) rồi ký tên và đóng dấu;
- Nếu các mẫu thí nghiệm đã thực hiện theo hợp đồng kiểm nghiệm, phải báo
cáo với các bộ phận liên quan để thanh lý hợp đồng,...
b) Thực hiện chức năng đào tạo:
- Lập kế hoạch và phân công cũng như trực tiếp đào tạo, bổ túc lý thuyết và tay
nghề cho các TNV mới vào hay cần phải thực hiện thêm phép thử ở lĩnh vực khác;
- Lập kế hoạch đào tạo các loại TNV, trưởng, phó phòng để đề nghị đơn vị gửi
đi đào tạo ở các Trung tâm có chức năng và nội dung phù hợp;
- Bố trí các TNV có thâm niên và kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn, theo dõi và
nhận xét sự tiến bộ, mức độ thành thạo để phân công công việc cho thích hợp và
đồng đều trong phòng (một phần cũng để cân đối thu nhập cho anh em).
4.1.4. Chức năng tham mưu ( tư vấn)
Chức năng cuối cùng là tham mưu hay tư vấn cho lãnh đạo về các biện pháp để duy
trì tốt hiệu quả hoạt động của phòng thí nghiệm về:
- Đổi mới hay bổ sung các trang thiết bị hiệu quả hơn;
- Bổ sung, thay thế lĩnh vực thí nghiệm;

42
- Bổ sung, thay thế cán bộ, TNV để mở rộng hay làm cho công tác thí nghiệm
có hiệu quả hơn.
4.2. Nhiệm vụ:
Thông thường những nhiệm vụ mà trưởng phòng cần chỉ đạo hay tự tay thực hiện
là:
4.2.1. Điều hành công tác phân tích, thí nghiệm và cung cấp kết quả cho đơn vị và
cho khách hàng theo quy định của cơ quan;
4.2.2. Báo cáo định kỳ và đột xuất kết quả công tác với Thủ trưởng cơ quan và các
cơ quan hữu quan theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan và cơ quan chức năng;
4.2.3. Lập kế hoạch công tác, kế hoạch sửa chữa, đầu tư trang thiết bị, vật tư, mẫu
chuẩn, hóa phẩm,... để phục vụ hoạt động, năng cao năng lực và hiệu quả công tác
thí nghiệm, kiểm định;
4.2.4. Lập và thực hiện kịp thời, thường xuyên kế hoạch bổ sung, cập nhật các tiêu
chuẩn về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và đơn giá thí nghiệm, kiểm định liên
quan;
4.2.5. Lập kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ, công nhân
thí nghiệm;
4.2.6. Lập và đôn đốc thực hiện kế hoạch công tác kiểm định, hiệu chuẩn, bảo
dưỡng định kỳ và đột xuất các thiết bị theo quy định của Nhà nước;
4.2.7. Quản lý tài sản, quản lý lao động theo quy định của pháp luật.
V. Ví dụ về nội dung điều hành theo chức năng và nhiệm vụ
Do nhu cầu của thực tế sản xuất, đa số các PTN hiện nay được lập ra để phục
vụ công tác thí nghiệm các vật liệu, liên quan đến kế hoạch sản xuất của công ty.
Ngoài ra, các PTN của các đơn vị này còn thực hiện các thí nghiệm khi có khách
hàng yêu cầu, kể cả kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình.
Công tác quản lý và điều hành của trưởng phòng
Trưởng phòng thí nghiệm bố trí triển khai các mặt hoạt động theo chức năng
và nhiệm vụ đã nói ở phần trên, bao gồm:
a) Bố trí mặt bằng phòng thí nghiệm:
Đối với phòng thí nghiệm (đặt tại một địa điểm cố định):
Bố trí mặt bằng, lắp đặt thiết bị, sắp xếp lực lượng để triển khai thực hiện các
thí nghiệm theo yêu cầu của đơn vị ( theo kế hoạch) hay của khách hàng. Việc này
thường được chuẩn bị và triển khai trước khi tiến hành thí nghiệm theo hợp đồng
được ký với các đối tác (các Ban quản lý dự án).

43
Nếu đơn vị ký hợp đồng để thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chất lượng các loại
vật liệu, kết cấu cho một công trình ở ngay trên địa bàn của PTN, việc chuẩn bị thiết
bị, nhân lực,... phải ở trạng thái sẵn sàng thực hiện, việc lấy mẫu tại hiện trường hay
tiến hành thí nghiệm khi có mẫu theo tiến độ như hợp đồng kinh tế đã ký;
Đối với phòng thí nghiệm hiện trƣờng ( đặt tại hiện trường thi công)
Nếu công việc ở xa phòng thí nghiệm, công tác chuẩn bị sẽ bao gồm: Chọn địa
điểm để xây dựng PTN hiện trường (hay thuê) địa điểm theo yêu cầu của chủ dự án.
Khoảng cách từ PTN đến hiện trường thi công theo quy định của Ban quản lý dự án
( thường 2-3 km)
a) Chuẩn bị môi trường thí nghiệm:
PTN phải đảm bảo các điều kiện để hoạt động bình thường:
- Nguồn điện ( điện 2 pha và 3 pha)
Nếu địa phương không có nguồn điện ổn định, phải chuẩn bị thêm máy phát
điện.
- Nguồn nước: Nước sạch và ổn định, không nhiễm tạp chất, các ion có hại,...
- Các bể dưỡng hộ mẫu;
- Phòng bảo ôn ( khi thử xi măng, vữa,...)
b) Tổ chức nhân lực cho phòng thí nghiệm:
- Phân công, bố trí Phó phòng (chịu trách nhiệm tai PTN hiện trường).
Trưởng phòng bố trí một cán bộ có năng lực (được đào tạo, có kinh nghiệm và
thâm niên) để đảm nhiệm vai trò Phó phòng thí nghiệm (đề xuất chủ trương cơ quan
ra quyết định bổ nhiệm).
- Phân công thí nghiện viên:
Tùy theo quy mô của dự án ( công trình). Nếu dự án có vốn đầu tư lớn, quan
trọng, việc bố trí nhân lực phải đầy đủ theo yêu cầu;
 Người lấy mẫu:
 Người thử nghiệm:
 Người tính toán kết quả ( nếu có)
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện thí nghiệm:
Trong quá trình thực hiện tại hiện trường Phó phòng phải thường xuyên giám
sát việc thực hiện thí nghiệm. Sau khi đã thực hiện xong, phải lập thành bảng theo
mẫu quy định của đơn vị. Phải xem xét và ký vào vị trí có chức danh trưởng phòng,
đóng dấu ( LAS-XD). Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết
quả của Phòng thí nghiệm mình đưa ra.
Các kết quả thí nghiệm phải được đánh số và lưu bản gốc.
- Lập phương án dự phòng khi có sự cố ( thiết bị, nhân lực, điều kiện thực
hiện),...

44
- Quản lý thiết bị:
- Chuẩn bị đủ thiết bị cho lĩnh vực thí nghiệm:
Tùy theo quy mô của dự án (công trình). Nếu dự án có vốn đầu tư lớn, quan
trọng, việc bố trí thiết bị phải đầy đủ, thiết bị phải được hiệu chuẩn theo yêu cầu;
- Kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị đo lường:
+ Xem xét các thiết bị theo yêu cầu của chủ dự án, phải hiệu chuẩn lại thì lập
kế hoạch bá0 cáo thủ trưởng để đưa đi hiệu chuẩn (cân, đồng hhof so, máy kéo,
nén,...), hoặc đón các cán bộ đến hiệu chuẩn tại chỗ (đối với thiết bị kéo nén liên
hợp khi di chuyển đến địa điểm mới).
+ Xem xét các thiết bị đang hoạt động tại phòng thí nghiệm (hay ở các phòng
thí nghiệm hiện trường) có còn hoạt động bình thường không (còn cho độ chính xác
quy định hay không). Nếu có thiết bị nào có vấn đề phải báo cáo giám đốc để điều
chuyển thiết bị thay thế và tìm cách sửa chữa cho kipk thời
- Kiểm tra dụng cụ thử nghiệm:
Chuẩn bị đầu đủ dụng cụ cho lĩnh vực thí nghiệm. Chú ý những dụng cụ thử
khối lượng thể tích xốp; thí nghiệm độ bụi bùn sét; bảng màu thử hữu cơ của cốt
liệu cho bê tông và vữa.
- Chuẩn bị tài liệu cho công tác thí nghiệm:
+ Chuẩn bị tiêu chuẩn tương ưng các lĩnh vực thí nghiệm:
Chuẩn bị tài liệu ( quy trình thí nghiệm, tiêu chuẩn phương pháp thử,... tiêu
chuẩn yêu cầu kỹ thuật liên quan) theo yêu cầu của chủ đầu tư cũng hết sức quan
trọng. Nếu công tác này không chuẩn bị tốt, công việc sẽ không tiến triển được.
Thông thường, các Ban quản lý dự án còn có một tập về yêu cầu kỹ thuật của
tất cả các loại vật liệu, cấu kiện,... của tất cả các hạng mục, nếu PTN hiện trường có
tài liệu đó, trong kết luận của các phiếu kết quả sẽ dễ dàng cho kết luận là đạt hay
không đạt.
+ Chuẩn bị sổ sách ghi chép số liệu thí nghiệm:
Chuẩn bị đầy đủ sổ sách ghi chép số liệu thí nghiệm. Quản lý tài liệu, hồ sơ.
Tất cả các hoạt động của PTN pjair thực hiện như yêu cầu.
+ Chuẩn bị đầy đủ biểu mẫu kết quả thí nghiệm theo đúng quy định:
Chuẩn bị đầy đủ biểu mẫu kết quả thí nghiệm. Quản lý hồ sơ, biểu mẫu kết quả
phải thực hiện theo yêu cầu.
Công tác tổ chức thực hiện
Tổng quan
Nghiên cứu nội dung hợp đồng đã ký để nắm vững các loại phép thử, tiến độ
thực và khối lượng thực hiện để làm kế hoạch mua sắm ( hay điều chuyển), lắp đặt

45
thiết bị và vật liệu, phụ kiện, phương tiện,... để các cơ quan liên quan xem xét khả
năng và điều kiện để bên A chính thức cho phép thực hiện công tác thí nghiệm.
Tùy theo thời gian và tiến độ thực hiện (kể cả tiến độ thực hiện các công đoạn
của dự án, công trình). Trong một dự án, phần công việc nào thi công trước, công
tác thí nghiệm cũng theo đó mà bố trí thiết bị, thí nghiệm viên đáp ứng yêu cầu.
Đến giai đoạn khác, phần thi công thay đổi, thiết bị thí nghiệm và chuyên môn của
thí nghiệm viên cũng thay đổi theo.
Ví dụ: Dự án xây dựng đường giao thông. Công tác san nền thực hiện đầu tiên,
nên phòng thí nghiệm phải bố trí thiết bị thí nghiệm phục vụ việc xác định các tính
chất cơ lý như thành phần hạt, mô đun độ lớn, hệ số them, độ chặt CBR,... của cát
san lấp. Nếu sử dụng cả vải địa kỹ thuật và bấc thấm để xử lý móng nền đường thì
phải bố trí thiết bị thử các tính chất cơ lý vải địa và bấc thấm. Xong phần xử lý
móng nền đường, đến các phần tiếp theo, PTN lại điều chuyển các thiết bị và thí
nghiệm viên tương ứng đến để thực hiện công việc,...
Đôn đốc thực hiện công tác thí nghiệm đúng tiến độ theo kế hoạch được giao.
Công tác kế hoạch:
- Đề nghị thực hiện thêm phép thử (nếu cần cho công tác đánh giá chất lượng);
- Hiệu chuẩn lại các thiết bị cần phải hiệu chuẩn, mua sắm vật liệu thiết bị cần
thiết;
- Bổ sung, thay thế các tiêu chuẩn mới hay đã hết hạn hiệu lực;
- Đề nghị đào tạo thêm hay đào tạo lại cán bộ và thí nghiệm viên,...
Công tác báo cáo
- Hàng quý lập báo cáo về tình hình mọi mặt của PTN cho Giám đốc công ty;
- Chuẩn bị các báo cáo trình giám đốc Công ty xem trước khi gửi lên cấp trên
(định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu).

46
CHƢƠNG 5. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THEO ISO/IEC
17025:2017 VÀ XÂY DỰNG SỔ TAY CHẤT LƢỢNG

I. ISO 17025 - Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm


ISO 17025 Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm – Hoạt động công nhận PTN
tại Việt Nam do Văn phòng Công nhận Chất lượng thực hiện (được gọi là công
nhận PTN theo VILAS). Ngoài ra một số Bộ có hệ thống công nhận PTN cho lĩnh
vực chuyên ngành.
1. ISO/IEC 17025 LÀ GÌ?
a. ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế qui định các yêu cầu nhằm đảm bảo
năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (gọi tắt là PTN). Tiêu chuẩn đưa ra
các yêu cầu mà các PTN phải đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng phòng thử
nghiệm: Đang áp dụng một hệ thống chất lượng; Có năng lực kỹ thuật, và có thể
đưa ra các kết quả thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn có giá trị kỹ thuật. Nội dung tiêu
chuẩn bao quát tất cả các điều của ISO 9001 đồng thời bổ sung các yêu cầu kỹ thuật
mà một PTN phải đáp ứng.
b. Áp dụng đối với các phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn (để xây dựng một
hệ thống quản lý); cơ quan công nhận (để đánh giá, công nhận) và các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (để lựa chọn các PTN có đủ năng lực phục vụ hoạt động quản
lý nhà nước).
c. Các lĩnh vực công nhận PTN theo VILAS bao gồm:
Lĩnh vực thử nghiệm cơ
Lĩnh vực thử nghiệm điện – Điện tử
Lĩnh vực thử nghiệm sinh học
Lĩnh vực thử nghiệm hoá học
Lĩnh vực thử nghiệm xây dựng
Lĩnh vực thử nghiệm không phá huỷ
Lĩnh vực hiệu chuẩn và đo lường
Lĩnh vực thử nghiệm dược phẩm
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn áp dụng đối với tất cả các tổ chức thực hiện việc thử nghiệm
và/hoặc hiệu chuẩn, không phù thuộc vào số lượng nhân viên hay phạm vi hoạt
động thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn.
III. LỢI ÍCH

47
Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý của phòng thử nghiệm
Đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn
Tạo điều kiện thừa nhận kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn
Hoà nhập hoạt động công nhận phòng thử nghiệm của Việt Nam và các nước
trong khu vực và quốc tế.
IV. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI
1. Chuẩn bị
1.1 Thiết lập nhóm thực hiện dự án:
Thành phần nhân sự, chức năng nhiệm vụ của nhóm thực hiện dự án và của
từng thành viên;
Lựa chọn và phân công Phụ trách kỹ thuật, Quản lý chất lượng cho PTN (theo
yêu cầu của ISO/IEC 17025 thì PTN phải có các vị trí này).
1.2 Đào tạo cho PTN:
Đào tạo khái niệm chung về công nhận PTN theo ISO/IEC 17025. Lợi ích của
việc thực hiện ISO/IEC 17025, các yếu tố cơ bản của Hệ thống quản lý PTN theo
ISO/IEC 17025. Cách thức tiến hành xây dựng hệ thống văn bản theo tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025.
Đánh giá, ước lượng độ không đảm bảo đo trong thí nghiệm.
Liên kết chuẩn trong đo lường.
1.3 Đánh giá thực trạng PTN: Việc đánh giá thực trạng PTN nhằm:
Tìm hiểu hoạt động của PTN, tình trạng thiết bị thử nghiệm, điều kiện môi
trường, con người, phương pháp thử …;
Kết quả đánh giá thực trạng làm cơ sở quyết định các chỉ tiêu thử nghiệm có
thể đủ điều kiện xin công nhận và/hoặc những thay đổi (về thiết bị, điều kiện đảm
bảo môi trường thử nghiệm …) mà PTN phải thực hiện để được công nhận các chỉ
tiêu chọn lựa;
1.4 Lập kế hoạch triển khai:
Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng và khả năng cung cấp các nguồn lực
của PTN, lập ra kế hoạch hành động chi tiết theo tiến trình thời gian đối với các
hạng mục công việc cụ thể.
2. Xây dựng Hệ thống quản lý PTN
2.1 Tiến hành đào tạo các yêu cầu về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản
cho Nhóm thực hiện dự án và các cán bộ chủ chốt;

48
2.2 Xác định các văn bản cần xây dựng dựa trên kết quả đánh giá thực trạng và
các yêu cầu của ISO/IEC 17025;
2.3 Cùng với các cán bộ được phân công của PTN tiến hành xây dựng và ban
hành Sổ tay quản lý PTN, các thủ tục, phương pháp, hướng dẫn công việc và biểu
mẫu…;
3. Thực hiện
Các chuyên gia sẽ có những sự hỗ trợ cần thiết để giúp PTN triển khai thực
hiện hệ thống đã xây dựng thông qua các hoạt động sau:
3.1 Phối hợp cùng với các cán bộ chủ chốt để đào tạo nhân viên trong việc
thực hiện hệ thống chất lượng đã xây dựng;
3.2 Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống chất lượng để đảm bảo rằng
sổ tay, các thủ tục và hướng dẫn … được tuân thủ;
3.3 Hướng dẫn thiết lập hồ sơ làm bằng chứng cho việc xây dựng, áp dụng,
duy trì và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý PTN;
4 Đánh giá, cải tiến hệ thống
4.1 Tiến hành đào tạo về đánh giá chất lượng nội bộ PTN cho các cán bộ được
lựa chọn làm chuyên gia đánh giá.
4.2 Tư vấn trong việc thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh
đạo đối với hệ thống chất lượng PTN.
4.3 Hướng dẫn nhóm đánh giá của PTN lập kế hoạch và thực hiện chương
trình đánh giá nội bộ;
4.4 Xem xét kết quả đánh giá nội bộ để giúp PTN thực hiện các biện pháp
khắc phục và cải tiến cần thiết.
5. Công nhận
Các chuyên gia sẽ giúp PTN được công nhận theo ISO/IEC 17025 thông qua
các công việc sau:
5.1 Hỗ trợ PTN làm các thủ tục xin công nhận với Văn phòng Công nhận Chất
lượng (VILAS);
5.2 Tiến hành đánh giá thử và hướng dẫn PTN rà soát, thực hiện các công việc
chuẩn bị cần thiết cho việc đánh giá chính thức.
5.3 Hướng dẫn khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có) cho đến khi PTN
nhận được chứng chỉ công nhận của VILAS.

49
II. Hệ thống quản lý chất lƣợng
2.1. Quy trình tiếp nhận mẫu thử nghiệm
1. Mục đích
Đảm bảo Phòng thí nghiệm có hệ thống quản lý, nhận biết các mẫu thử
nghiệm. Giúp người quản lý lập kế hoạch triển khai công việc kịp thời, hiệu quả.
Đảm bảo các quy định về lấy mẫu được tuân thủ.
Bảo quản và khai thác hiệu quả kho mẫu.
2. Phạm vi áp dụng
Hướng dẫn được áp dụng cho việc lấy mẫu, nhận, quản lý, lưu kho mẫu thí
nghiệm của Phòng thí nghiệm.
3. Trách nhiệm
Phụ trách nhóm thử nghiệm, phòng thí nghiệm, cán bộ quản lý chất lượng, cán
bộ quản lý kỹ thuật cùng toàn bộ nhân viên của nhóm thí nghiệm có trách nhiệm
thực hiện quy định này.
4. Tài liệu tham chiếu/căn cứ pháp lý
- TCVN ISO/IEC 17025:2017;
- Sổ tay chất lượng;
- Các tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước và của ngành;
- Quy định chức năng nhiệm vụ.
5. Từ viết tắt/thuật ngữ
- GNM: Bộ phận giao nhận mẫu của phòng thí nghiệm;
- NTN: Nhóm thử nghiệm;
- KH : Khách hàng;
- TN: Phòng thí nghiệm.
6. Nội dung
6.1. Lưu đồ dòng chảy

50
6.2. Mô tả
Bước 1: Khách hàng đến giao mẫu
- Khách hàng tự mang mẫu đến phòng thí nghiệm để thực hiện thử nghiệm;
- Nếu nhân viên Phòng thí nghiệm đi lấy mẫu cùng khách hàng thì thực hiện
theo
Bước 2: Tiếp nhận mẫu, biên bản lấy mẫu của khách hàng

51
- Người tiếp nhận mẫu tiếp nhận mẫu, kiểm tra mẫu và biên bản lấy mẫu của
khách hàng. Trong trường hợp khách hàng chỉ mang mẫu và yêu cầu thí nghiệm thì
phòng thí nghiệm phải yêu cầu khách hàng viết Phiếu yêu cầu thí nghiệm theo mẫu
của phòng thí nghiệm (BM01-02).
- Người tiếp nhận mẫu phải yêu cầu khách hàng ghi đầy đủ thông tin về tình
trạng mẫu, điều kiện bảo dưỡng, mẫu có lưu hay không, thời gian lưu là bao lâu vào
Phiếu yêu cầu thí nghiệm.
- Khi giao mẫu, nhận mẫu phải hỏi rõ khách hàng thí nghiệm các chỉ tiêu nào,
theo tiêu chuẩn nào.
- Nếu khách hàng có yêu cầu lưu mẫu thí nghiệm để làm thí nghiệm đối chứng,
thì người nhận mẫu phải ghi thông tin mẫu lưu vào sổ theo dõi và quản lý mẫu lưu
(BM01-04).
Bước 3: Kiểm tra
- Người tiếp nhận mẫu kiểm tra tính phù hợp giữa mẫu và biên bản lấy mẫu vật
liệu (hoặc phiếu yêu cầu thí nghiệm), về quy cách mẫu, số lượng mẫu, tình trạng
mẫu.
- Sau khi kiểm tra và đối chiếu giữa thực tế và biên bản nếu phát hiện thiếu về
số lượng mẫu, quy cách mẫu hoặc sai sót nội dung biên bản thì yêu cầu khách hàng
lấy lại mẫu hoặc bổ sung đầy đủ mẫu hay biên bản.
Bước 4: Viết phiếu giao nhận mẫu
- Phiếu giao nhận mẫu (BM01-03) được làm thành 02 bản, 01 bản giao cho
khách hàng, 01 bản lưu tại phòng thí nghiệm.
- Cách ghi số (mã) phiếu giao nhận được quy định như sau: s/x-yyyy.
Trong đó: s - là mã số quản lý theo ngày bắt đầu từ 01 (1 ngày có 1 số duy nhất), x
là số thứ tự của phiếu BM01-03 trong 1 ngày, yyyy là năm hiện tại gồm 4 chữ số;
Người nhận mẫu phải ghi số phiếu giao nhận, ngày/tháng/năm nhận và
ngày/tháng/năm hẹn trả kết quả trên góc trái của tờ biên bản lấy mẫu.
Nếu cùng một lần giao nhận có từ 02 tờ biên bản trở lên thì các tờ biên bản phải
được đính ghim lại với nhau và được ghi cùng một số (mã) giao nhận mẫu.
Bước 5: Đính kèm thông tin theo mẫu
- Trường hợp mẫu đã được khách hàng niêm phong và có đầy đủ thông tin thì
không phải ghi đính kèm thông tin về mẫu.
- Trường hợp mẫu chưa được ghi thông tin thì người nhận mẫu phải ghi thông
tin và đính kèm theo mẫu.
Bước 6: Bảo quản mẫu

52
- Mẫu sau khi được phân loại và đính kèm theo thông tin được quản lý tại khu
vực lưu để mẫu của phòng thí nghiệm. Mẫu phải được bảo quản nguyên trạng thái
khi nhận.
Bước 7: Xuất kho lấy mẫu thí nghiệm
- Người được phân công thí nghiệm nhận biên bản lấy mẫu vật liệu (của khách
hàng hoặc mẫu BM01-01) hay phiếu yêu cầu thí nghiệm (của khách hàng hoặc mẫu
BM-01-02) từ bộ phận giao nhận mẫu. Tìm và lấy mẫu theo thông tin đính kèm
theo mẫu từ khu vực bảo quản mẫu để chuẩn bị cho thử nghiệm.
Bước 8: Lưu mẫu
- Nếu mẫu cần phải lưu. Người được phân công thí nghiệm khi lấy đủ mẫu thí
nghiệm, phải lấy ra một phần mẫu đại diện, đủ về khối lượng theo yêu cầu kỹ thuật
để lưu mẫu trong kho.
- Mẫu lưu phải giữ nguyên các thông tin đính kèm theo mẫu.
- Thời gian lưu giữ mẫu tuỳ thuộc kế hoạch thí nghiệm. Trường hợp cần lưu
giữ mẫu thí nghiệm theo quy định của Quy trình thí nghiệm được sử dụng, thời gian
lưu giữ được thực hiện theo quy định của phòng thí nghiệm. Mẫu lưu chỉ được đưa
ra sử dụng để thí nghiệm lại khi có yêu cầu đối chứng, kiểm tra lại kết quả phép thí
nghiệm hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng.
Bước 9: Thanh lý mẫu
- Định kỳ hàng tháng, phụ trách bộ phận giao nhận mẫu thí nghiệm báo cáo
với Trưởng phòng danh mục mẫu cần thanh lý.
- Bộ phận giao nhận mẫu thí nghiệm được thanh lý đối với các mẫu sau khi
các mẫu thí nghiệm đã quá thời hạn phải lưu giữ và được sự đồng ý của Trưởng
Phòng.
2.1. Quy trình khác
( Giảng viên hướng dẫn và học viên chủ động tìm hiểu để thảo luận )
II. Sổ tay chất lƣợng
1. Giới thiệu chung
1.1. Một số tài liệu tham khảo xây dựng bài giảng:
+ TCVN 5951: 1995 “Hướng dẫn xây dựng sổ tay chất lượng”.
+ Một số kinh nghiệm xây dựng Sổ tay chất lượng của PTN ( VILAS, LAS-XD).
+ Yêu cầu thực tế về quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng thí nghiệm đối với
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD).
1.2. Sổ tay chất lượng ( Theo TCVN 5951:1995)
1.2.1. Yêu cầu của STCL:

53
a) Các thủ tục của hệ thống chất lượng nhằm để lập kế hoạch tổng thể và
quản trị các hoạt động có ảnh hưởng đến chất lượng trong phạm vi của tổ chức đó;
b) Cần mô tả, ở mức độ chi tiết thỏa đáng.
1.2.2. Mục đích của STCL:
a) Giúp cải tiến việc kiểm soát các hoạt động thực tế và tạo điều kện cho các
hoạt động đảm bảo chất lượng;
b) Cung cấp các văn bản làm cơ sở để đánh giá hệ thống chất lượng;
c) Đảm bảo tính liên tục của hệ thống chất lượng và các yêu cầu của hệ thống
đó trong quá trình thay đổi tình hình;
d) Đào tạo cán bộ theo các yêu cầu của hệ thống chất lượng và phương pháp
để theo đúng các yêu cầu đó;
đ)Trình bày hệ thống chất lượng của mình nhằm mục đích đối ngoại ( chứng
minh sự phù hợp với TCVN 5201, 5202, 5203 ( ISO 9001, 9002, 9003);
e) Chứng minh sự phù hợp của các hệ thống chất lượng với các tiêu chuẩn
chất lượng đòi hỏi trong tình huống hợp đồng.
1.2.3. Cơ cấu và trình bầy của STCL:
a) Không quy định một cơ cấu trình bày cứng nhắc;
b) Tuy nhiên phải nêu được chính sách chất lượng, mục tiêu và các thủ tục
điều hành của tổ chức đó sao cho rõ ràng, chính xác và đầy đủ theo cách đơn giản
và súc tích.
c) Một số dạng khác của cách trình bày STCL:
- Tập hợp trực tiếp các thủ tục của hệ thống chất lượng;
- Một nhóm hay một phần các thủ tục của hệ thống chất lượng;
- Một bộ các thủ tục đối với các trường hợp ứng dụng cụ thể;
- Một số văn bản hay mức;
- Có nội dung chính chung, với các phụ lục phù hợp;
- Để riêng hay ghép;
- Những dạng khác dựa trên nhu cầu của tổ chức.
1.2.4. ứng dụng cụ thể của STCL:
- Cho mục đích quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng (không được có
mẫu thuần giữa STCL và STĐBCL khi mô tả cùng một hệ thống chất lượng);
- Cho chuyên gia đánh giá hay khách hàng bên ngoài trong tình huống sổ tay
quản lý chất lượng chứa những tài liệu không thích hợp với mục đích đối ngoại.
- Chứa đựng nội dung xác định rõ chức năng quản lý, nêu được hệ thống chất
lượng, các thủ tục của hệ thống chất lượng dưới dạng văn bản và đề cập tóm tắt mọi
yêu cầu có thể ứng dụng được tiêu chuẩn hệ thống chất lượng đã lựa chọn.
1.2.5. Quá trình xây dựng và phê duyệt, ban hành và kiểm soát STCL:
- Quá trình xây dựng:...
- Quá trình phê duyệt, ban hành và kiểm soát:...
1.2.5. Nội dung của sổ tay chất lượng ( theo TCVN 5951:1995)

54
1.2.6. Khái quát về STCL ( thông thường)
a) Tên gọi, phạm vi và lĩnh vực áp dụng;
b) Mục lục;
c) Trang giới thiệu về tổ chức và về sổ tay chất lượng;
d) Chính sách chất lượng và mục tiêu của tổ chức;
đ) Mô tả về tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn;
e) Mô tả các yếu tố của hệ thống chất lượng và/hay tài liệu trích dẫn đối với
các thủ tục của hệ thống chất lượng;
f) Các định nghĩa, nếu thấy thích hợp;
g) Hướng dẫn về cuốn sổ tay chất lượng, nếu thấy thích hợp;
h) Phụ lục cho các dữ liệu bổ trợ, nếu thấy thích hợp.
( Bố cục được lựa chọn tùy thuộc nhu cầu của người sử dụng)
1.2.7. Cụ thể đối với các nội dung trong sổ tay chất lượng
a) Tên gọi, phạm vi và lĩnh vực áp dụng:
- Yêu cầu phản ánh rõ lĩnh vực áp dụng.
- Xác định việc áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.
- Để tránh nhầm lẫn, có thể nêu những vấn đề không thuộc phạm vi của sổ
tay không cần áp dụng.
- Một số hay toàn bộ thông tin này có thể trình bày ở trang đầu.
b) Mục lục:
- Ghi rõ tên của các phần trong sổ tay và cách tìm các phần đó.
- Hệ thống đánh số, ký hiệu các phần, mục trang, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu,...
phải rõ ràng và logic.
c) Trang giới thiệu ( về tổ chức và về sổ tay chất lượng):
- Là những thông tin tổng quát về tổ chức và về chính sổ tay chất lượng.
- Thông tin tối thiểu về tổ chức là: tên, địa điểm, phương tiện liên lạc.
- Có thể đưa thêm thông tin bổ sung về tổ chức đó ( như loại hình kinh
doanh, mô tả nền tảng, lịch sử, quy mô,...).
d) Chính sách chất lượng và mục tiêu của tổ chức:
- Cần công bố chính sách và mục tiêu chất lượng của đơn vị, trình bầy sự
cam kết và các mục tiêu của tổ chức đối với chất lượng.
- Giới thiệu cách thức để mọi nhân viên trong tổ chức biết và hiểu được chính
sách chất lượng và biện pháp để thực hiện và duy trì chính sách ấy ở mọi cấp.
- Có thể đưa ra công bố cụ thể về chính sách chất lượng và các yếu tố có liên
quan của hệ thống.
e) Mô tả về tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn:
- Có thể đưa ra sơ đồ tổ chức, chỉ rõ trách nhiệm, quyền hạn và cấu trúc quan
hệ.
- Cần mô tả cấu trúc cấp cao.

55
- Chi tiết về trách nhiệm, quyền hạn và hệ thống thứ bậc của các chức năng
quản lý và kiểm tra xác nhận công việc ảnh hưởng đến chất lượng.
g) Mô tả các yếu tố của hệ thống chất lượng:
- Cần mô tả mọi yếu tố được áp dụng của hệ thống chất lượng, có thể chia
bản mô tả này thành các phần hợp lý.
- Mỗi tổ chức có một hệ thống chất lượng và một sổ tay chất lượng riêng của
mình ( vì vậy tiêu chuẩn này không nhằm xác định một khuôn khổ, cách trình bày,
nội dung và phương pháp thể hiện duy nhất để mô tả các yếu tố của hệ thống chất
lượng có thể áp dụng cho mọi hay hầu hết sản phẩm và dịch vụ).
- Sau khi chon tiêu chuẩn thích hợp trong bộ tiêu chuẩn TCVN 5200 ( ISO
9000), mỗi tổ chức phải xác định các yếu tố của hệ thống chất lượng được áp dụng
– phải xác định cách áp dụng, thực hiện và kiểm soát tong yếu tố được lựa chọn.
h) Định nghĩa:
- Nếu thấy cần thiết có về định nghĩa thì thường đặt ngay sau phần về phạm
vi và lĩnh vực áp dụng.
- Có định nghĩa trong trường hợp cần thiết, đảm bảo tránh hiểu lầm.
i) Hướng dẫn về cuốn sổ tay chất lượng, nếu thấy thích hợp
k) Phụ lục cho các dữ liệu bổ trợ, nếu thấy thích hợp
1.2.8. Nội dung của cuốn sổ tay chất lượng phòng thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng LAS-XD
- Yêu cầu chung và một số gợi ý trong công tác biên soạn
1.2.9. Yêu cầu chung:
a) Yêu cầu khách quan phải hoặc tiến tới phải xây dựng Hệ thống quản lý
chất lượng và đảm bảo chất lượng thí nghiệm ( văn bản quản lý), trong số đó Sổ tay
chất lượng là một trong những văn bản quan trọng nhất.
b) Sổ tay chất lượng là tài liệu công bố chính sách chất lượng và mô tả hệ
thống chất lượng của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng LAS-XD.
c) TCVN 5951:1995 cần được (tự) nghiên cứu, vận dụng trong việc xây
dựng, soạn thảo và kiểm soát STCL thích hợp theo yêu cầu cụ thể của phòng LAS-
XD tại đơn vị mình, có nội dung phù hợp với TCVN 5951:1995 và phù hợp với thực
tế hoạt động của phòng LAS-XD.
1.3. Sổ tay chất lƣợng của Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
+ Định nghĩa: Sổ tay chất lượng là tài liệu công bố chính sách chất lượng và
mô tả hệ thống chất lượng của Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng ( LAS-
XD).
Khác với sổ tay chất lượng ( sử dụng nội bộ, có thể chứa thông tin về tài
sản).
Khác với sổ tay đảm bảo chất lượng (không chứa thông tin về tài sản sở hữu,
có thể sử dụng cho mục đích đối ngoại).
+ Bố cục Sổ tay chất lượng:

56
- Đóng quyển.
- Phần Giới thiệu chung:
+ Danh sách người giữ sổ tay
+ Tình trạng soát xét, sửa đổi bổ xung sổ tay
+ Mục lục (về nội dung của sổ tay)
+ Chính sách chất lượng (tuyên bố, cam kết thực hiện của Lãnh đạo)
- Phần Giới thiệu sổ tay chất lượng:
+ Nêu mục đích của cuốn sổ tay chất lượng;
Nêu cấu trúc sổ tay chất lượng (bởi lãnh đạo)
+ Có tính pháp lý và phạm vi hiệu lực của sổ tay chất lượng
- Các phần nội dung chi tiết của sổ tay chất lượng:
TT Tên nội Thể hiện
dung Mục đích Yêu cầu cụ thể
- Xác định rõ tổ chức có khả - Giới thiệu tính pháp lý, cơ
năng hoạt động thí nghiệm xây cấu tổ chức, chức năng, nhiệm
dựng, chịu trách nhiệm pháp lý, vụ của đơn vị có phòng LAS-
bao quát được toàn bộ công XD và tổ chức của phòng
việc và đáp ứng được yêu cầu LAS-XD
quản lý (ISO,…)
- Thể hiện năng lực về con - Bằng cấp, chứng chỉ đào tạo,
người, tiềm lục quyết định đến kinh nghiệm, lĩnh vực chuyên
1 Tổ chức
hoạt động thí nghiệm của môn, thâm niên công tác …
phòng LAS-XD
- Quy định công việc kiểm tra - Cán bộ kiểm tra
của Lãnh đạo đơn vị đối với - Công việc kiểm tra
hoạt động quản lý và thí - Thời gian kiểm tra
nghiệm đảm bảo chấ lượng và
hướng tới tuân thủ theo
ISO/IEC đối với Lãnh đạo
2 Hệ thống - Quy định để đảm bảo chất - Các Sổ tay cần thiết (chất
văn bản lượng kết quả thí nghiệm và lượng, thủ tục, các PPT,
quản lý yêu cầu các thành viên phòng hướng dẫn, biểu mẫu) liên
LAS-XD phải thực hiện quan đến quản lý Hệ thống
chất lượng.
- Tài liệu quản lý khác từ
trong nội bộ và từ bên ngoài.
3 Quản lý - Là cơ sở tiến hành hoạt động - Xem xét, thảo luận yêu cầu
Hợp đồng chính của PTN, và đảm bảo của khách hàng, hình thành
dịch vụ rằng công việc thí nghiệm là Hợp đồng.
thực hiện đúng các yêu cầu của - Chấp nhận yêu cầu phù hợp
đơn vị theo thảo thuận với với khả năng thực hiện
khách hàng - Đảm bảo tốt chất lượng dịch
vụ

57
- Quy định để thực hiện khi - Lý do thực hiện Hợp đồng
phép thử không thực hiện được phụ.
tại PTN (Hợp đồng phụ) - Điều kiện đối với PTN thực
hiện phép thử
- Hướng dẫn công tác mua thiết - Chi tiết các nội dung liên
bị vật tư hoá chất phục vụ cho quan đến mua và được kiểm
công tác thử nghiệm soát
- Quy định những điều kiện mà - Những khả năng đáp ứng
PTN có thể thực hiện được yêu cầu của khách hàng
nhằm đảm bảo quyền lợi cho
khách hàng (VD như bảo mật
kết quả thí nghiệm …)
4 Quản lý - Quy định các điều kiện về tiện - Cụ thể các nội dung về điều
trang thiết nghi, môi trường thuận lợi cho kiện tiện nghi, môi trường
bị công tác quản lý và thực hiện theo yêu cầu của phép thử
hoạt động thí nghiệm không
ảnh hưởng đến kết quả thử
nghiệm
- Quy định điều kiện trang thiết - Hồ sơ trang thiết bị và chất
bị và chất chuẩn là điwuf kiện chuẩn phù hợp theo yêu cầu
cần hoạt động thí nghiệm để của phép thử.
đảm bảo các kết quả thí nghiệm - Chế độ kiểm tra, bảo dưỡng,
có độ chính xác cao. bảo trì, vận hành trang thiết
bị, bảo quản, sử dụng chất
chuẩn
5 Quản lý - Quy định kiểm soát đối với - Quản lý mẫu (lấy mẫu, nhận
tiến hành hoạt động thử nghiệm mẫu, sử dụng mẫu, lưu giữ
thử nghiệm - Quy định kiểm soát các công mẫu, …).
việc không phù hợp với hệ - Tuân thủ theo yêu cầu tiến
thống chất lượng hoặc các hoạt hành thử nghiệm.
động thí nghiệm và tìm cách - Phòng ngừa nguyên nhân
đảm bảo kết quả thí nghiệm tiềm tàng dẫn đến sự không
chính các, khách quan, trung phù hợp, sai lệch trong hoạt
thực. động thí nghiệm và hướng
-Quy định về cải tiến (hoạt dẫn khắc phục nếu có sai sót
động quản lý và hoạt động thử - Quy đọnh những công việc
nghiệm) nhằm thường xuyên (quản lý, thực hiện) cần cải
tăng cường chất lượng thử tiến và phê duyệt để thực
nghiệm hiện.
6 Quản lý hồ - Là cơ sở cho cán bộ Lãnh đạo - Hồ xơ liên quan đến hệ
sơ kết quả PTN và cán bộ quản lý chất thống chất lượng, bao gồm cả
lượng để kiểm soát kết quả thử hồ sơ kỹ thuật.
nghiệm - Phiếu ghi kết quả.
- Đánh giá nội bộ về kết quả thí - nội dung ghi kết quả trung
nghiệm (phù hợp hay chưa phù thực, chính xác, rõ ràng,
hợp) khách quan

58
III. Kết luận

- Sổ tay chất lượng là tài liệu quản lý quan trọng cần thiết cứu biên soạn để
quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên nghành xây dựng.
- Để có cơ sở khoa học đảm bảo chất lượng sổ tay chất lượng, đề nghị nghiên
cứu các nội dung của tiêu chuẩn Hướng dẫn xây dựng sổ tay chất lượng TCVN
5931:1995 , vận dụng vào thực tế xây dựng sổ tay chất lượng phù hợp với đơn vị
mình.
- Có sổ tay chất lượng và thường xuyên nghiên cứu xây dựng hoàn thiện cùng
với hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng là một trong những biện pháp hữu hiệu
cho đảm bảo chất lượng hoạt động thí nghiệm chuyên nghành xây dựng./.

59
PHẦN PHỤ LỤC

60
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/VBHN-VPQH Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018

LUẬT
TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có
liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo
Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10.
Luật này quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng
quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ
để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an
ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù
hợp với tiêu chuẩn.
4. Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật,
đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
5. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong
tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng
nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu
chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.
6. Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với
tiêu chuẩn tương ứng.
7. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
8. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn
phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
9. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ
thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
10. Công nhận là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ
chức giám định có năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.
Điều 4. Áp dụng pháp luật
1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

1
Điều 5. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực
quy chuẩn kỹ thuật
1. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn
kỹ thuật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa;
b) Dịch vụ;
c) Quá trình;
d) Môi trường;
đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt
động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã
hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khỏe
con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch,
không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh,
thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.
4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:
a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển
kinh tế - xã hội;
b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ
thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;
c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu
mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.
Điều 7. Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy
chuẩn kỹ thuật
1. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
2. Hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động trong lĩnh vực
tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh
vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật.
Điều 8. Hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
1. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu
vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia,
vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nhà nước tạo điều kiện và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương về
thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại
giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để cản trở, gây phiền hà,
sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân.
2. Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và
lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để gây phương hại đến lợi
ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Chương II
XÂY DỰNG, CÔNG BỐ VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN
Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;

2
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
Điều 11. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu
chuẩn quốc gia.
3. Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế;
b) Cơ quan nhà nước;
c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Điều 12. Loại tiêu chuẩn
1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa
đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu
chuẩn.
3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh
vực tiêu chuẩn.
4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định,
phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức,
chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận
chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hóa.
Điều 13. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
3. Kinh nghiệm thực tiễn;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Điều 14. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia[2]
1. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên
cơ sở sau đây:
a) Hài hòa tiêu chuẩn quốc tế theo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức lập và thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi
trước khi phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thông báo công
khai kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 15. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
1. Đề nghị, góp ý kiến về[3] kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
2. Chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để đề nghị Bộ Khoa học và Công
nghệ tổ chức thẩm định, công bố.
3. Góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
Điều 16. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
1. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia là tổ chức tư vấn kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập cho
từng lĩnh vực tiêu chuẩn.
2. Thành viên ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia bao gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và
công nghệ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia.
3. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
a) Đề xuất[4] kế hoạch, phương án, giải pháp xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;
b) Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; trực tiếp xây dựng
dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tham gia biên soạn, góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc tế, dự thảo tiêu chuẩn

3
khu vực; tham gia thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
xây dựng;
c) Tham gia hoạt động tư vấn, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khác;
d) Tham gia xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật khi được yêu cầu.
Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ triển khai xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá
nhân có liên quan về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có
liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp
thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn
chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, lập hồ sơ dự thảo và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức
thẩm định;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của
Luật này. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
đ) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia;
e) Trong trường hợp ý kiến thẩm định không nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ Khoa học và Công
nghệ gửi ý kiến thẩm định cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn
quốc gia để hoàn chỉnh. Sau khi nhận được dự thảo đã được hoàn chỉnh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản này. Trường hợp không đạt được sự nhất
trí giữa hai bên, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do
tổ chức, cá nhân đề nghị được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân biên soạn dự thảo tiêu chuẩn hoặc đề xuất tiêu chuẩn sẵn có để đề nghị Bộ Khoa học và
Công nghệ xem xét;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá
nhân có liên quan về dự thảo; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý
về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến
sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
c) Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia và lập hồ sơ dự thảo trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của
Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ
khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do
Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho
ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm b
và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của
Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ
khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
Điều 18. Nội dung thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
1. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội.
2. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan,
yêu cầu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
3. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận và hài
hòa lợi ích của các bên có liên quan.
4. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
Điều 19. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia

4
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức
rà soát tiêu chuẩn quốc gia định kỳ ba năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày tiêu chuẩn được
công bố.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều
17 của Luật này trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Việc hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện trên cơ sở kết quả rà soát tiêu chuẩn quốc gia hoặc đề
nghị hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân.
Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia và công bố hủy bỏ tiêu chuẩn quốc
gia sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
Điều 20. Xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở
1. Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật này tổ chức xây dựng
và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.
2. Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ, nhu cầu và khả năng thực tiễn
của cơ sở. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn
nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.
3. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công
nghệ.
Điều 21. Xuất bản và phát hành tiêu chuẩn
1. Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia.
2. Cơ quan đại diện của Việt Nam tham gia tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về tiêu chuẩn thực hiện việc
xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của tổ chức đó.
Việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực mà Việt Nam không là thành viên
và tiêu chuẩn nước ngoài được thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức ban hành tiêu chuẩn đó.
3. Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở.
Điều 22. Thông báo, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây:
1. Thông báo công khai việc công bố tiêu chuẩn quốc gia và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu
chuẩn quốc gia trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định;
2. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp
dụng tiêu chuẩn quốc gia;
3. Định kỳ hằng năm phát hành danh mục tiêu chuẩn quốc gia.
Điều 23. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn
1. Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy
phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
Điều 24. Phương thức áp dụng tiêu chuẩn
1. Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác.
2. Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Điều 25. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn
1. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán ngân sách hằng năm được duyệt;
b) Các khoản hỗ trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn cơ sở do tổ chức, cá nhân tự trang trải và được tính là chi phí hợp lý.
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
Chương III
XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ ÁP DỤNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Điều 26. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN.
2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong
phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

5
c) Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên
ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc
trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa
phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc
thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thủy văn,
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 28. Loại quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý
hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình.
2. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:
a) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an
toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương
thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ
phẩm đối với sức khỏe con người;
c) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hóa chất dùng cho động vật, thực vật.
3. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh,
về chất thải.
4. Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế
biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa.
5. Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại,
bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe, du lịch,
giải trí, văn hóa, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.
Điều 29.[5] Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
1.[6] Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm[7] kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập
trên cơ sở sau đây:
a) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Yêu cầu quản lý nhà nước;
c) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2.[8] Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chủ trì, phối hợp với
Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan có liên quan tổ chức xây dựng, thông báo công khai để lấy ý kiến
rộng rãi trước khi phê duyệt.
Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật phê duyệt[9] kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và thông báo
công khai[10] kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết,[11] kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật được sửa đổi, bổ sung theo quyết
định của thủ trưởng cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Việc sửa đổi, bổ sung[12] kế hoạch xây dựng quy
chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 30. Căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc gia.
2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.
3. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật.
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Điều 31. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
1. Đề nghị, góp ý kiến về[13] kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
2. Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật để đề nghị cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật xem xét, ban hành.
3. Tham gia biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật theo đề nghị của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
4. Góp ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia quy định tại Điều 27 của Luật này tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với sự tham
gia của đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên
quan, người tiêu dùng và các chuyên gia;

6
b) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân
có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên
có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp
cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định
của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn
chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, lập hồ sơ dự thảo sau khi đã thống nhất ý kiến với bộ, ngành có
liên quan về nội dung và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Điều
33 của Luật này. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
đ) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoàn chỉnh dự thảo và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến nhất trí của cơ quan thẩm định. Trường hợp không
nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức,
cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia
của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong
trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn
theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để
hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương, lập hồ sơ dự thảo và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này để lấy ý kiến;
d) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong
thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 27 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 33. Nội dung thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
1. Sự phù hợp của quy chuẩn kỹ thuật với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan.
2. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 34. Hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành sau ít nhất sáu tháng, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này.
2. Trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường, hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ
thuật có thể sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuật địa phương
có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban
hành quy chuẩn kỹ thuật đó.
Điều 35. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật
1. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật tổ chức rà soát quy chuẩn kỹ thuật định kỳ năm năm một lần hoặc
sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày ban hành.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều
32 của Luật này trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật theo trình tự sau đây:
a) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia tổ chức lập hồ sơ hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xem xét hồ sơ và quyết định hủy bỏ quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tổ chức lập hồ sơ hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xem xét hồ sơ và quyết định hủy bỏ
quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 27 của Luật này.
Điều 36. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo công khai việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quy
chuẩn kỹ thuật trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định;
b) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai áp dụng quy chuẩn kỹ thuật;

7
c) Gửi văn bản quy chuẩn kỹ thuật đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký;
d) Xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành định kỳ hằng năm danh mục quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 37. Trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
2. Trong quá trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh kịp thời hoặc kiến
nghị với cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật những vấn đề vướng mắc, những nội dung chưa phù hợp để
xem xét, xử lý.
Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ
ngày nhận được ý kiến phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.
Điều 38. Nguyên tắc, phương thức áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế
- xã hội khác.
2. Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Điều 39. Nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
1. Nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán ngân sách hằng năm được duyệt;
b) Các khoản hỗ trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
Chương IV
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Điều 40. Yêu cầu cơ bản đối với đánh giá sự phù hợp
1. Bảo đảm thông tin công khai, minh bạch cho các bên có liên quan về trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp.
2. Bảo mật thông tin, số liệu của tổ chức được đánh giá sự phù hợp.
3. Không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc nguồn gốc xuất xứ của sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình.
4. Trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp phải hài hòa với quy định của tổ chức quốc tế có liên quan.
Điều 41. Hình thức đánh giá sự phù hợp
1. Việc đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện
hoặc tổ chức, cá nhân công bố sự phù hợp tự thực hiện.
2. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình
thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn.
3. Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu quản lý nhà nước dưới
hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Điều 42. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật dùng để đánh giá sự phù hợp
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật dùng để đánh giá sự phù hợp phải quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý cụ thể có thể đánh giá được bằng các phương pháp và phương tiện hiện có ở trong nước hoặc nước
ngoài.
Điều 43. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
1. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn
hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp
chuẩn.
3. Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp quy và
công bố hợp quy.
Mục 2. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN
Điều 44. Chứng nhận hợp chuẩn
1. Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ
chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật này.
2. Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
hoặc tiêu chuẩn nước ngoài đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật này.
Điều 45. Công bố hợp chuẩn
1. Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn
tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện hoặc kết quả
tự đánh giá sự phù hợp của mình.
2. Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn phải đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn

8
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
b) Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được
chứng nhận hợp chuẩn;
c) Sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản
phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn;
d) Khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp chuẩn, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp
đồng chứng nhận hợp chuẩn.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn dùng để
chứng nhận hợp chuẩn;
b) Thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của
sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về đối tượng đã được chứng nhận hợp chuẩn;
c) Thông báo cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp khi có sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn dùng để chứng nhận
hợp chuẩn;
d) Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp chuẩn.
Mục 3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Điều 47. Chứng nhận hợp quy
1. Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa
phương đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 27 của Luật này chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
do mình ban hành trên cơ sở xem xét, lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của
Luật này.
4. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Điều 48. Công bố hợp quy
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm
công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng dựa
trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định theo quy định tại khoản 3
Điều 47 của Luật này thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm
của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
2. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật
này;
b) Được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được
chứng nhận hợp quy;
c) Sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản
phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
d) Khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp quy, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp đồng
chứng nhận hợp quy.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng;
b) Thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp quy, bản công bố hợp quy trên sản phẩm,
hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về đối tượng đã được chứng nhận hợp quy, công bố
hợp quy;
c) Cung cấp tài liệu chứng minh việc bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi
trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức
chứng nhận sự phù hợp;
d) Tạm dừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp quy.
Mục 4. TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP

9
Điều 50. Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp
1. Đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật.
2. Doanh nghiệp.
3. Chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 51. Điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp
Tổ chức chứng nhận sự phù hợp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có bộ máy tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ
chức chứng nhận sự phù hợp.
2. Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận sự phù hợp
1. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp có các quyền sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá
trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật;
b) Giao quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa đã
được chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy;
c) Thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc
dấu hợp quy đã cấp.
2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy theo lĩnh vực đã đăng ký trên cơ sở hợp đồng
ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy;
không được thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
c) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động chứng nhận;
d) Giám sát đối tượng đã được chứng nhận nhằm bảo đảm duy trì sự phù hợp của đối tượng đã được chứng
nhận với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình;
e) Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi giấy chứng nhận và quyền sử
dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
Mục 5. CÔNG NHẬN, THỪA NHẬN LẪN NHAU
Điều 53. Hoạt động công nhận
1. Hoạt động công nhận được tiến hành đối với các tổ chức sau đây:
a) Phòng thử nghiệm;
b) Phòng hiệu chuẩn;
c) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
d) Tổ chức giám định.
2. Căn cứ để tiến hành hoạt động công nhận là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Hoạt động công nhận do tổ chức công nhận quy định tại Điều 54 của Luật này thực hiện.
Điều 54. Tổ chức công nhận
1. Tổ chức công nhận là đơn vị sự nghiệp khoa học thực hiện đánh giá, công nhận năng lực của các tổ chức
quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
2. Tổ chức công nhận phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có bộ máy tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ
chức công nhận; được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận;
b) Hoạt động phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức công nhận;
c) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
d) Hoạt động độc lập, khách quan.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận.
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức công nhận
1. Tổ chức công nhận có các quyền sau đây:
a) Cấp chứng chỉ công nhận cho tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này;
b) Thu hồi chứng chỉ công nhận.
2. Tổ chức công nhận có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc công nhận trên cơ sở đề nghị công nhận của tổ chức, cá nhân;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động công nhận; không được thực hiện hoạt động tư
vấn cho tổ chức đề nghị công nhận quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này;
c) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động công nhận;
d) Giám sát tổ chức được công nhận nhằm bảo đảm duy trì năng lực của tổ chức được công nhận phù hợp
với tiêu chuẩn tương ứng;

10
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.
Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được công nhận
1. Tổ chức được công nhận có các quyền sau đây:
a) Được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp về chứng
nhận, thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định đã được công nhận phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước;
b) Khiếu nại về kết quả công nhận, vi phạm của tổ chức công nhận đối với cam kết thực hiện việc công nhận;
c) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 của Luật này còn có các quyền quy
định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Tổ chức được công nhận có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm bộ máy tổ chức và năng lực đã được công nhận phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia,
tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
b) Duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
c) Bảo đảm tính khách quan, công bằng trong hoạt động đánh giá sự phù hợp;
d) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 của Luật này còn phải thực hiện
nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này;
đ) Trả chi phí cho việc công nhận.
Điều 57. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau
1. Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau bao gồm:
a) Việc Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau được thực
hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Việc tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam và tổ chức đánh giá sự phù hợp của các quốc gia, vùng
lãnh thổ thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức thực hiện các
thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TIÊU
CHUẨN VÀ LĨNH VỰC QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Điều 58. Trách nhiệm của Chính phủ
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ
thuật.
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện
chính sách, chiến lược về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức lập
và phê duyệt[14] kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được
phân công quản lý;
b) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và tổ chức thực hiện văn bản đó;
c) Thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh
vực được phân công quản lý; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia;
hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở;
hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
d) Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức xây dựng, ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
đ) Quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp;
e) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ
thuật; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
g) Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
h) Tổ chức và quản lý hoạt động của mạng lưới quốc gia thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật và đánh giá sự phù hợp;
i) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
thực hiện thống kê về lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật;
k) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy
định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn
kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

11
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan;
b) Tổ chức lập và phê duyệt[15] kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng và ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
c) Đề xuất[16] kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia thuộc
ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
d) Quản lý việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương; cho ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ
thuật địa phương;
đ) Quản lý hoạt động công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy;
e) Thực hiện thống kê về hoạt động xây dựng, ban hành, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật do mình ban hành;
g) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
h) Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
i) Kiểm tra, thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp
luật;
k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phê duyệt[17] kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia;
c) Tổ chức xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa
phương; cho ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
d) Đề xuất[18] kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia thuộc
ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
đ) Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
e) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
g) Kiểm tra, thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp
luật;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo.
Điều 61. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau đây:
1. Đề xuất kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức lập và thực hiện
kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
2. Ban hành và hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
3. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy
chuẩn kỹ thuật của địa phương;
4. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
5. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy
định của pháp luật;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
2. Công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Bảo đảm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn
đã công bố.
Điều 63. Trách nhiệm của hội, hiệp hội
1. Tham gia ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật có liên
quan.
2. Phổ biến, tuyên truyền, tập huấn kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động trong
lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật cho hội viên và cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
Chương VI
THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP VỀ
HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN VÀ LĨNH VỰC QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Điều 64. Thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

12
1. Thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là thanh tra chuyên
ngành.
2. Việc thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo quy
định của pháp luật về thanh tra.
3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và
lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 65. Xử lý vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 66. Khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền mà mình cho là trái pháp luật hoặc về
hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực
quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm pháp luật về
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 67. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ
thuật
Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết
khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 68. Giải quyết tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn
kỹ thuật giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải; trường hợp không hòa giải được thì các bên có quyền khởi
kiện tại tòa án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[19]
Điều 69. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đã được ban hành theo Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999
và theo luật, pháp lệnh khác được xem xét, chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia.
2. Các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng đã được ban
hành phục vụ quản lý nhà nước được xem xét để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật.
3. Chính phủ quy định việc chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này và việc chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy
chuẩn, tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 70. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Điều 71. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT


CHỦ NHIỆM

Nguyễn Hạnh Phúc

[1] Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch có căn cứ
ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

13
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch của Luật Giao thông
đường bộ số 23/2008/QH12, Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13, Luật Đường sắt số
06/2017/QH14, Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 48/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 08/2017/QH14, Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Luật Bảo vệ môi
trường số 55/2014/QH13, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13,
Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13,
Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13, Luật Đê điều số 79/2006/QH11, Luật Thủy lợi số
08/2017/QH14, Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12, Luật Đo lường số 04/2011/QH13, Luật Tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số
05/2007/QH12, Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, Luật Xuất bản số 19/2012/QH13, Luật Báo
chí số 103/2016/QH13, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13, Luật Quản lý, sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13, Luật Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí số 44/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật
Hải quan số 54/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 71/2014/QH13, Luật Chứng
khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12, Luật Điện ảnh
số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12, Luật Quảng cáo số
16/2012/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
03/2016/QH14, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
77/2015/QH13, Luật Dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2000/QH10
và Luật số 10/2008/QH12, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Luật số 92/2015/QH13, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13 và Luật số
97/2015/QH13, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, Luật Giám định tư pháp số
13/2012/QH13 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12.”
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[3] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[4] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[5] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[6] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[7] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[8] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[9] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[10] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[11] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[12] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[13] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[14] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[15] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[16] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[17] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[18] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

14
[19] Điều 31 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau:
“Điều 31. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.”

15
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP XÂY DỰNG VÀ THÍ
NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về Điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
Nghị định này quy định về Điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham
gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Điều kiện năng lực của giám định viên tƣ pháp xây dựng, ngƣời giám định tƣ pháp
xây dựng theo vụ việc
Giám định viên tư pháp xây dựng phải đáp ứng quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 7 Luật giám
định tư pháp; người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phải đáp ứng quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 18 Luật giám định tư pháp. Ngoài các Điều kiện trên, giám định viên tư pháp xây
dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc còn phải đáp ứng các Điều kiện sau:
1. Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây
dựng:
Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công
xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý nhà nước về xây dựng.
2. Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các
thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công
trình xây dựng:
a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc: Thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát
thi công xây dựng, thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng phù
hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
b) Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng theo quy định
đối với trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình;
c) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây
dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị
công trình;
d) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây
dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công
trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.
3. Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:
a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây
dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung
giám định tư pháp xây dựng;
b) Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định.
4. Chứng chỉ hành nghề của các cá nhân nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này được quy định tại Mục
1 Chương IV Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng.
Điều 3. Điều kiện năng lực của tổ chức giám định tƣ pháp xây dựng theo vụ việc
Tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc là tổ chức tư vấn xây dựng đáp ứng các quy định
tại Điều 19 Luật giám định tư pháp và các Điều kiện sau:
1. Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây
dựng:
a) Có đủ Điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu
tư xây dựng, kiểm định xây dựng, giám sát thi công xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư
pháp xây dựng;
b) Cá nhân chủ trì giám định phải đáp ứng Điều kiện như đối với giám định viên tư pháp xây dựng,
người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc thực hiện giám định về sự tuân thủ các quy định của
pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các
thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công
trình xây dựng:
a) Trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình; tổ chức
thực hiện phải có đủ Điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: Kiểm định xây dựng,
khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội
dung giám định tư pháp xây dựng;
b) Trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình; tổ chức thực
hiện phải có đủ Điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: Kiểm định xây dựng, thiết
kế xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giám sát thi công xây dựng theo quy định phù
hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
c) Trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám
định sự cố công trình xây dựng; tổ chức thực hiện phải có đủ Điều kiện năng lực để thực hiện một
trong các công việc: Kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung
giám định tư pháp xây dựng;
d) Cá nhân chủ trì thực hiện giám định các nội dung quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản
này phải đáp ứng Điều kiện tương ứng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
3. Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:
a) Có năng lực thực hiện một trong các công việc kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát
thi công xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định phù hợp với nội dung
giám định tư pháp xây dựng;
b) Cá nhân chủ trì thực hiện giám định phải đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
4. Điều kiện năng lực của tổ chức nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này được quy định tại Mục 2
Chương IV Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng.
Điều 4. Điều kiện năng lực của văn phòng giám định tƣ pháp xây dựng
1. Được thành lập và được cấp giấy đăng ký hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Đáp ứng các yêu cầu về năng lực của tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phù hợp
với nội dung giám định tư pháp xây dựng.
Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Nghị định này là tổ chức kinh
doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng đáp ứng các Điều
kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận
đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Điều kiện năng lực:
a) Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn
quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm
đăng ký;
c) Người quản lý trực tiếp hoạt động thí nghiệm chuyển ngành xây dựng phải tốt nghiệp đại học
chuyên ngành phù hợp với một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;
d) Có thí nghiệm viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có văn bằng, chứng chỉ đào tạo
phù hợp cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm.
Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng,
bao gồm:
a) Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
theo Mẫu số 01 của Phụ lục I kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại),
hoặc Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng theo Mẫu số 02 của Phụ lục I kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề
nghị cấp bổ sung, sửa đổi);
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu
tư (đối với trường hợp đề nghị cấp mới);
c) Danh sách cán bộ quản lý, thí nghiệm viên kèm theo các văn bằng, chứng chỉ được đào tạo liên
quan;
d) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b
Khoản 2 Điều 5 Nghị định này phù hợp với từng trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại hoặc bổ sung,
sửa đổi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
2. Trình tự cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng:
a) Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1
Điều này và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở của Bộ Xây dựng. Trường hợp
nộp hồ sơ qua trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải
quyết thủ tục hành chính trực tuyến theo quy định của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu các tài liệu chưa đầy đủ, hợp
lệ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn để bổ sung và hoàn thiện;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu hợp lệ, Bộ Xây dựng
sẽ tổ chức đánh giá tại phòng thí nghiệm;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản đánh giá thực tế và kết quả khắc phục
(nếu có) đạt yêu cầu, Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng:
a) Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này thì trình tự thực hiện
theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 05 ngày
kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu hợp lệ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận
đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng cấp bổ sung, sửa đổi được ghi theo hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng đã cấp.
4. Các trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng:
a) Khi tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có nhu cầu bổ sung, sửa đổi các nội
dung của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được cấp;
b) Khi tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thay đổi địa Điểm đặt phòng thí
nghiệm.
5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
a) Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp mới, cấp lại, bổ sung, sửa đổi đình chỉ và hủy bỏ Giấy chứng
nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
b) Bộ Xây dựng công nhận tương đương đối với các Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động trong
lĩnh vực thí nghiệm, thử nghiệm được các cơ quan có thẩm quyền khác cấp theo quy định của pháp
luật nếu các hoạt động này đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.
Việc công nhận tương đương được thực hiện theo trình tự quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 7. Đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng
1. Đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
khi tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo tạm dừng hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
b) Không duy trì thường xuyên các Điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
c) Cung cấp phiếu kết quả thí nghiệm không đúng hoặc không đầy đủ nội dung quy định tại Phụ lục
III kèm theo Nghị định này;
d) Thực hiện các chỉ tiêu thí nghiệm không có trong danh Mục kèm theo Giấy chứng nhận đủ Điều
kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoặc thí nghiệm viên không có văn bằng, chứng
chỉ đào tạo phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đó;
đ) Không thực hiện các yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh
tra, kiểm tra hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
2. Hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng khi tổ chức
hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a) Bị giải thể, phá sản hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật hiện hành;
b) Thông báo chấm dứt hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Không đăng ký cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng trong các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 6 Nghị định này;
d) Không khắc phục các sai sót sau khi bị đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
đ) Cung cấp khống các số liệu kết quả thí nghiệm;
e) Cung cấp số liệu sai lệch so với kết quả thí nghiệm, gây hậu quả nghiêm trọng về chất lượng
công trình xây dựng.
Điều 8. Xử lý chuyển tiếp
1. Các quyết định công nhận năng lực thực hiện các phép thử của phòng thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng được Bộ Xây dựng cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tương đương với
Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Nghị
định này.
2. Trong thời gian 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức có quyết định
công nhận năng lực thực hiện các phép thử của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải tiến
hành đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng nếu
có nhu cầu tiếp tục hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Điều 9. Điều Khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Trường hợp các tiêu chuẩn được viện dẫn trong Nghị định này được bổ sung, sửa đổi hoặc thay
thế thì thực hiện theo phiên bản mới nhất.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ


THỦ TƢỚNG
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Nguyễn Xuân Phúc
trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT. KTN (3b).
PHỤ LỤC I
(Kèm theo Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ)

Mẫu số Mẫu tên văn bản

Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm
Mẫu số 01
chuyên ngành xây dựng

Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt
Mẫu số 02
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm……
ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
Kính gửi: Bộ Xây dựng.
1. Tên tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Điện thoại: ......................................................................................................................
Fax:………………………Email:..........................................................................................
2. Thông tin phòng thí nghiệm:
Địa chỉ:............................................................................................................................
Điện thoại:.......................................................................................................................
Fax:……………………….Email:.........................................................................................
3. Danh Mục các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký đủ Điều kiện hoạt động:

TT Tên chỉ tiêu thí nghiệm Tiêu chuẩn kỹ thuật Máy móc, thiết bị

(1) (2) (3) (4)

ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY
DỰNG
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm……
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT
ĐỘNG THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
Kính gửi: Bộ Xây dựng.
1. Tên tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Điện thoại: ......................................................................................................................
Fax:………………………Email:..........................................................................................
2. Thông tin phòng thí nghiệm:
Địa chỉ:............................................................................................................................
Điện thoại:.......................................................................................................................
Fax:……………………….Email:.........................................................................................
3. Mã số phòng thí nghiệm được cấp: LAS-XD ...
4. Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng số:
5. Các đề nghị bổ sung, sửa đổi:
a) Bổ sung, sửa đổi chỉ tiêu thí nghiệm

Tên chỉ tiêu thí nghiệm bổ


TT Tiêu chuẩn kỹ thuật Máy móc, thiết bị
sung, sửa đổi

(1) (2) (3) (4)

b) Thay đổi địa chỉ đặt phòng thí nghiệm


- Địa chỉ cũ:
- Địa chỉ đề nghị thay đổi:

ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÍ
NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC II
(Kèm theo Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………………. Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH
XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số /2016/NĐ-CP ngày tháng năm 2016 của Chính phủ Quy định về Điều
kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
Xét đề nghị của …………….. (tên Cơ quan được Bộ Xây dựng chỉ định thẩm tra, đánh giá)
CHỨNG NHẬN:
1. …(Tên tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng)
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Điện thoại: ………….. Fax: …..........................…….. E-mail:..............................................
Địa chỉ đặt phòng thí nghiệm:............................................................................................
Đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các chỉ tiêu thí nghiệm nêu trong
bảng Danh Mục kèm theo Giấy chứng nhận này.
2. Mã số LAS-XD:............................................................................................................
3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực 05 năm kể từ ngày ký./.

THỦ TRƢỞNG
(Cơ quan cấp giấy chứng nhận)
Nơi nhận:
(Ký tên, đóng dấu)
- Tên tổ chức tại Mục 1;
-…
- Lưu: VT,...

PHỤ LỤC III


(Kèm theo Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
Phiếu kết quả thí nghiệm do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng lập phải bao
gồm các thông tin và nội dung cơ bản sau:
1. Tên, địa chỉ của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
2. Địa chỉ nơi đặt phòng thí nghiệm, mã số LAS-XD (ghi theo Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng).
3. Số hợp đồng kinh tế hoặc văn bản yêu cầu của tổ chức yêu cầu thí nghiệm.
4. Tên dự án/công trình/hạng Mục công trình được khảo sát, lấy mẫu, thí nghiệm. Đối với các thí
nghiệm phục vụ nghiên cứu/tự kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất thì ghi rõ Mục đích thí nghiệm.
5. Loại mẫu thí nghiệm.
6. Tiêu chuẩn thí nghiệm.
7. Kết quả thí nghiệm.
8. Thời gian lập phiếu kết quả thí nghiệm.
9. Chữ ký của nhân viên thí nghiệm và cán bộ quản lý./.
BỘ XÂY DỰNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 06/2017/TT-BXD Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017

THÔNG TƯ
Hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;


Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy
định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


Thông tư này hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 62/2016/NĐ-CP về hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là một thực thể trực thuộc tổ chức hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: nhân lực (trưởng, phó phòng thí
nghiệm, các thí nghiệm viên) và các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc thí nghiệm
được bố trí trong một không gian riêng nhằm cung cấp các điều kiện để thực hiện
các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
được cấp mã số (LAS-XD) và có địa chỉ cố định ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều
kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Điều 3. Phạm vi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định trong
Nghị định số 62/2016/NĐ-CP
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm các hoạt động đo lường xác định đặc
tính về cơ, lý, hóa, hình học của các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật liệu xây
dựng; đất xây dựng; cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây dựng đối
với các loại công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm
hoặc ngoài hiện trường.
3. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện bằng phương pháp phá
hủy hoặc không phá hủy, xác định các đặc tính của đối tượng thí nghiệm tại một thời
điểm trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều 4. Đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng
1. Thành phần đoàn đánh giá bao gồm: Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi
trường - Bộ Xây dựng, đại diện Sở Xây dựng tại địa phương nơi đặt phòng thí
nghiệm và chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.
2. Nội dung đánh giá phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Phụ lục
kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có trách nhiệm chi trả phí
và lệ phí cho công tác đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng, phù hợp quy định thu phí và lệ phí cung cấp dịch vụ
đánh giá sự phù hợp.
Điều 5. Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường
1. Trạm thí nghiệm hiện trường là một thực thể của phòng thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng, do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thành lập để phục
vụ hoạt động thí nghiệm cho dự án/công trình xây dựng cụ thể trong khoảng thời gian
thi công dự án/công trình xây dựng đó. Trạm thí nghiệm hiện trường được bố trí nhân
lực, thiết bị, dụng cụ, đáp ứng các yêu cầu về không gian và điều kiện thí nghiệm như
phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, tương ứng với các phép thử được thực
hiện.
2. Căn cứ yêu cầu thực tế của từng dự án/công trình xây dựng cụ thể, việc thành lập
trạm thí nghiệm hiện trường phải được ban hành bằng Quyết định. Quyết định thành
lập trạm thí nghiệm hiện trường phải ghi rõ địa chỉ, kèm theo danh mục nhân sự, thiết
bị được điều chuyển. Quyết định thành lập được gửi cho chủ đầu tư hoặc cá nhân, tổ
chức được chủ đầu tư ủy quyền kiểm tra xác nhận phù hợp với các phép thử thực hiện
cho công trình. Quá trình kiểm tra được lập thành biên bản trước khi tiến hành các
hoạt động thí nghiệm. Trường hợp một trạm thí nghiệm hiện trường phục vụ cho
nhiều dự án/công trình cùng thời điểm thì phải được ghi rõ trong Quyết định thành
lập trạm thí nghiệm hiện trường hoặc phải ban hành Quyết định bổ sung.
3. Trạm thí nghiệm hiện trường được sử dụng mã số LAS-XD của phòng thí nghiệm
được công nhận của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
4. Các thiết bị thí nghiệm đặt cố định tại trạm thí nghiệm hiện trường phải được kiểm
định/hiệu chuẩn lại theo quy định của pháp luật về đo lường trước khi tiến hành các
thí nghiệm.
5. Trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm và trong thời gian 01 tháng sau khi
kết thúc các hoạt động của trạm thí nghiệm hiện trường, tổ chức hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng tại địa
phương nơi thực hiện dự án/công trình xây dựng.
Điều 6. Công bố thông tin các tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng
Hệ thống các tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công bố
trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng tại địa chỉ www.xaydung.gov.vn, bao
gồm:
1. Thông tin về các tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
a) Tên, email, số điện thoại liên hệ cố định, địa chỉ tổ chức hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng, địa chỉ phòng thí nghiệm và mã số (LAS-XD);
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và
Danh mục các chỉ tiêu thí nghiệm kèm theo.
2. Danh sách các tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng vi phạm các
quy định của pháp luật, bị đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện
hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về xây dựng
a) Bộ Xây dựng thống nhất quản lý các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
với mã số LAS-XD.
b) Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm
giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện quản lý các hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng, bao gồm: xử lý hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá, trình cấp có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP; tổ chức kiểm tra hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo, trình cấp có
thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo
quy định tại Điều 7 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP; tổ chức đánh giá thử nghiệm
thành thạo/so sánh liên phòng các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
c) Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra định
kỳ, đột xuất hoạt động của các phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường tại địa
phương. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và gửi về Bộ Xây dựng để thống
nhất hình thức xử lý theo quy định.
2. Trách nhiệm của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
a) Đảm bảo và duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thí nghiệm viên
và hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 5 Nghị định số
62/2016/NĐ-CP;
b) Có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn
về xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng của tổ chức.
3. Trách nhiệm của người quản lý các hoạt động thí nghiệm của tổ chức hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng (Trưởng/phó phòng thí nghiệm)
a) Quản lý các thiết bị thí nghiệm, lên kế hoạch định kỳ kiểm định/hiệu chuẩn các
thiết bị thí nghiệm theo quy định nhằm đảm bảo độ chính xác của phép đo;
b) Giám sát, phân công công việc cụ thể cho từng thí nghiệm viên phù hợp với văn
bằng, chứng chỉ được đào tạo;
c) Chịu trách nhiệm về hồ sơ, tài liệu, sổ sách thí nghiệm phù hợp hệ thống quản lý
chất lượng đã xây dựng;
d) Chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm của phòng thí nghiệm do mình phụ
trách.
4. Trách nhiệm của thí nghiệm viên
a) Tuân thủ nhiệm vụ được giao, trung thực trong quá trình thí nghiệm và kết quả thí
nghiệm;
b) Chịu trách nhiệm về số liệu thí nghiệm do mình thực hiện.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2017
2. Trường hợp các tiêu chuẩn được viện dẫn trong Thông tư này được bổ sung, sửa
đổi hoặc thay thế thì thực hiện theo phiên bản mới nhất.
3. Bãi bỏ các quy định sau:
a) Quyết định số 11/2003/QĐ-BXD ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng ban hành tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 297:2003 “Phòng thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận”
b) Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng.
c) Điều 5, Điều 6, khoản 3 Điều 7 Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày 21 tháng 6
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ
tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị
quyết số 55/NQ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa
thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ
chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.

BỘ XÂY DỰNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Lê Quang Hùng
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 09/2010/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2010

THÔNG TƢ
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM”
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây
dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm”;
Căn cứ Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm và Thông tư số 06/2010/TT-BKHCN ngày 02
tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 08/2008/QĐ-
BKHCN ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Viện trưởng Viện Đánh giá Khoa học và
Định giá Công nghệ và Chánh Văn phòng,
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chế đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm”.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các Cơ quan chủ quản, Thủ trưởng các
Cơ quan chủ trì, Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm, Chủ tịch Hội đồng các phòng thí
nghiệm trọng điểm và Giám đốc các phòng thí nghiệm trọng điểm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT. BỘ TRƢỞNG
Nơi nhận: THỨ TRƢỞNG
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; Nguyễn Quân
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ KHTC.

1
QUY CHẾ
ĐÁNH GIÁ PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2010/TT-BKHCN ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Chƣơng 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
1. Bản Quy chế này quy định quy trình, phương pháp và tiêu chí đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây
dựng theo các quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm là việc xem xét toàn diện về hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm bao
gồm: Sự phù hợp về nội dung hoạt động so với định hướng, mục tiêu của Phòng thí nghiệm trọng điểm; Các kết quả
nghiên cứu, đào tạo và sử dụng cán bộ nghiên cứu; Công tác tổ chức, quản lý hoạt động và trao đổi, hợp tác nghiên cứu
của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
Điều 2. Mục đích đánh giá
Đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu phát triển, phát hiện các khó khăn,
vướng mắc trong vận hành và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp giúp cho Phòng thí nghiệm trọng điểm nâng cao
hiệu quả hoạt động để đạt được các mục tiêu đã đặt ra của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
Điều 3. Nguyên tắc đánh giá
1. Việc đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, độc lập, hiệu quả.
2. Việc đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm được thực hiện bằng phương pháp chuyên gia thông qua Hội đồng đánh
giá. Việc lựa chọn các thành viên Hội đồng phải đảm bảo tính minh bạch, khách quan và thành viên Hội đồng phải là
những chuyên gia có khả năng thực hiện nhiệm vụ đánh giá, đáp ứng được các yêu cầu quy định tại điều 9 bản Quy chế
này.
3. Việc đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm được tổ chức định kỳ từ 3 đến 5 năm một lần. Trong trường hợp cần thiết
có thể tổ chức đánh giá đột xuất theo quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 4. Căn cứ đánh giá
1. Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 7/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng các Phòng thí
nghiệm trọng điểm và các quyết định khác có liên quan.
2. Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc
ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm và Thông tư số 06/2010/TT-BKHCN ngày 02
tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức
và hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng
7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Quyết định đầu tư và Quyết định thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm; Các quy hoạch, kế hoạch phát triển Phòng
thí nghiệm trọng điểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Thẩm quyền đánh giá
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì hoạt động đánh giá đối với các Phòng thí nghiệm trọng điểm trong cả nước. Hàng
năm, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố danh sách các phòng thí nghiệm trọng điểm được đánh giá; giao nhiệm vụ
đánh giá cho cơ quan đánh giá; kiểm tra, phê duyệt phương án đánh giá và hội đồng đánh giá; tổ chức thẩm định báo
cáo đánh giá và công bố kết quả đánh giá.
2. Việc tổ chức đánh giá được giao cho Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ là cơ quan có chức năng về
đánh giá khoa học và công nghệ thực hiện (sau đây gọi tắt là Cơ quan đánh giá).
Cơ quan đánh giá có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đánh giá từ Cơ quan chủ trì Phòng thí nghiệm; xây dựng phương án
đánh giá; đề xuất thành lập hội đồng đánh giá; tổ chức triển khai hoạt động đánh giá theo phương án và kế hoạch đánh
giá đã được phê duyệt và báo cáo kết quả đánh giá cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 6. Tài chính cho hoạt động đánh giá
Căn cứ vào yêu cầu đánh giá phục vụ công tác quản lý nhà nước, hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành giao
nhiệm vụ đánh giá cụ thể cho Cơ quan đánh giá. Cơ quan đánh giá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đánh giá và lập
dự toán kinh phí cho nhiệm vụ đánh giá để tổng hợp vào dự toán hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2
Chƣơng 2.
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
Điều 7. Quy trình đánh giá
1. Hàng năm, vào kỳ giao kế hoạch, theo đề nghị của Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm và sau khi thống nhất
với Bộ chủ quản, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố danh sách và thông báo kế hoạch đánh giá các Phòng thí nghiệm
trọng điểm của năm tới.
2. Trước thời hạn đánh giá 2 tháng, các Phòng thí nghiệm trọng điểm được chọn đánh giá phải nộp Báo cáo hoạt động
của Phòng thí nghiệm trọng điểm cho Cơ quan đánh giá.
Báo cáo hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm được lập theo mẫu thống nhất trong Phụ lục I-BCHĐ-PTNTĐ và
phải được Hội đồng phòng thí nghiệm trọng điểm, Cơ quan chủ trì của Phòng thí nghiệm trọng điểm thông qua.
Điều 8. Tổ chức đánh giá
1. Căn cứ vào tính chất hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm là đối tượng đánh giá, Cơ quan đánh giá xây dựng
phương án và kế hoạch đánh giá và đề xuất thành phần Hội đồng đánh giá trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
2. Sau khi được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, Cơ quan đánh giá thông báo cho Phòng thí nghiệm trọng điểm
được đánh giá về kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động đánh giá.
Các hoạt động đánh giá phải được tổ chức thực hiện theo phương án, kế hoạch đánh giá đã được Bộ Khoa học và Công
nghệ phê duyệt.
3. Việc đánh giá phải được ban hành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày phương án, kế hoạch đánh giá được Bộ Khoa
học và Công nghệ phê duyệt.
Điều 9. Tổ chức Hội đồng đánh giá
1. Hội đồng đánh giá do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt có từ 7 đến 9 thành viên (gồm Chủ tịch và các thành
viên Hội đồng). Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học, cán bộ quản lý, người sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm
và tham gia Hội đồng với tư cách chuyên gia trong lĩnh vực được mời tư vấn đánh giá.
2. Chủ tịch Hội đồng là người có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý và phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Có chuyên môn sâu, am hiểu rộng và có uy tín trong cộng đồng nghiên cứu thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng thí
nghiệm trọng điểm được đánh giá;
- Có năng lực điều khiển các hội đồng đánh giá, kinh nghiệm xử lý để đạt được sự đồng thuận khi đưa các quyết định;
- Có kiến thức về luật, quy định, tiêu chuẩn, quy tắc đối với hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
- Có đủ thời gian để bảo đảm tham gia trong suốt quá trình làm việc của Hội đồng;
3. Thành viên Hội đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của Phòng thí nghiệm trọng điểm và các hiểu biết và các
trang thiết bị liên quan đến phòng thí nghiệm trọng điểm được đánh giá;
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu và viết báo cáo đánh giá;
- Có hiểu biết về luật, quy định, quy tắc đối với hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm;
- Có đủ thời gian để thực hiện đánh giá.
Điều 10. Tổ chức các phiên họp của Hội đồng đánh giá
Việc đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm của Hội đồng được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Phiên họp trù bị
- Kiểm tra, khảo sát tại hiện trường.
- Phiên họp chính thức.
1. Phiên họp trù bị
Phiên họp trù bị nhằm phổ biến phương án đánh giá, kế hoạch đánh giá, nguyên tắc đánh giá và trách nhiệm của Hội
đồng đánh giá. Trong phiên họp trù bị, Hội đồng đánh giá sẽ phân tích nội dung của báo cáo hoạt động Phòng thí
nghiệm trọng điểm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thực hiện việc kiểm tra, khảo sát tại hiện
trường
3
2. Kiểm tra, khảo sát tại hiện trường
Kiểm tra, khảo sát trực tiếp tại hiện trường nhằm tìm hiểu về tình hình hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm trên
thực tế, đồng thời đối chiếu những kết quả mà Phòng thí nghiệm trọng điểm đã đạt được so với hồ sơ đánh giá.
Khi kiểm tra trực tiếp tại hiện trường, Hội đồng đánh giá sẽ tiến hành các công việc sau đây:
- Nghe Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm báo cáo về hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm trong thời gian
đánh giá;
- Khảo sát tình hình vận hành, quản lý và sử dụng các máy móc thiết bị phòng thí nghiệm trọng điểm; Kiểm tra thực tế
các kết quả nghiên cứu và tình hình mở cửa hợp tác của phòng thí nghiệm trọng điểm; Tìm hiểu tình hình đào tạo, xây
dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu; Kiểm tra nhật ký làm việc của phòng thí nghiệm trọng điểm;
- Tổ chức trao đổi, làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác đánh giá của Hội đồng.
3. Phiên họp chính thức
Trên cơ sở kiểm tra, khảo sát tại hiện trường và căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, Hội đồng thảo luận, trao đổi để nhận
xét, cho điểm và xếp loại Phòng thí nghiệm trọng điểm. Biên bản đánh giá của Hội đồng đánh giá là cơ sở để Cơ quan
đánh giá lập báo cáo đánh giá.
Phương thức làm việc của Hội đồng được quy định trong phương án đánh giá được Bộ Khoa học và Công nghệ phê
duyệt.
Chƣơng 3.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Điều 11. Tiêu chí đánh giá phòng thí nghiệm trọng điểm
1. Phòng thí nghiệm trọng điểm được đánh giá theo 3 nhóm tiêu chí sau:
- Sự phù hợp về nội dung hoạt động;
- Kết quả hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ;
- Tổ chức quản lý hoạt động.
2. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm, các nhóm tiêu chí đánh giá
được xây dựng thành 2 loại sau:
- Tiêu chí cho Phòng thí nghiệm trọng điểm có chức năng chính là triển khai nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định
hướng ứng dụng trình độ cao.
- Tiêu chí cho Phòng thí nghiệm trọng điểm có chức năng chính là nghiên cứu làm chủ, ứng dụng và phát triển các công
nghệ cốt lõi, mang tính đột phá trong lĩnh vực chuyên ngành.
3. Nội dung chính của tiêu chí đánh giá Phòng thí nghiệm trọng điểm được quy định trong các bảng 1 và bảng 2 dưới
đây.
Thuyết minh cụ thể từng tiêu chí đánh giá được nêu trong Phụ lục II – HDĐG-PTNTĐ kèm theo Quy chế này.
4. Cơ quan Đánh giá có trách nhiệm hướng dẫn cách thức chấm điểm từng tiêu chí đánh giá cho phù hợp với yêu cầu và
hoàn cảnh thực tế của từng loại Phòng thí nghiệm trọng điểm cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế về đánh giá.
Bảng 1: Tiêu chí cho Phòng thí nghiệm trọng điểm có chức năng chính là triển khai nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ
bản định hướng ứng dụng trình độ cao.

Tiêu chí Hệ số quan Nội dung chính


trọng

1. Sự phù hợp 30% - Tính hợp lý của nội dung nghiên cứu.
về nội dung - Tính hợp lý trong việc sử dụng cán bộ nghiên cứu.
hoạt động
- Tính hợp lý trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên
cứu.

2. Kết quả 50% - Kết quả nghiên cứu cơ bản.

4
hoạt động - Kết quả nghiên cứu ứng dụng.
nghiên cứu - Kết quả đào tạo nguồn nhân lực.
- Các nghiên cứu cấp thiết, ngắn hạn phục vụ các vấn đề
KT-XH mới phát sinh.

3. Tổ chức 20% - Mức độ hoạt động mở và phối hợp nghiên cứu trong và
quản lý hoạt ngoài nước.
động - Quản lý hoạt động

Bước 2: Tiêu chí cho Phòng thí nghiệm trọng điểm có chức năng chính là nghiên cứu làm chủ, ứng dụng và phát triển
các công nghệ cốt lõi, mang tính đột phá trong lĩnh vực chuyên ngành.

Tiêu chí Hệ số quan Nội dung chính


trọng

1. Sự phù hợp 30% - Mức độ cập nhật các công nghệ tiên tiến.
về nội dung - Tính hợp lý trong việc sử dụng cán bộ nghiên cứu.
hoạt động
- Tính hợp lý trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên
cứu.

2. Kết quả 50% - Các công nghệ mới đã được nghiên cứu.
hoạt động - Các công nghệ cốt lõi, mang tính đột phá trong lĩnh vực
nghiên cứu,
chuyên ngành đã làm chủ.
phát triển
công nghệ - Các công nghệ đã chuyển giao.
- Đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ thử nghiệm công
nghệ cho các doanh nghiệp

3. Tổ chức 20% - Mức độ hoạt động mở và phối hợp nghiên cứu trong và
quản lý hoạt ngoài nước.
động. - Quản lý hoạt động.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quyết định áp dụng loại tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng Phòng thí nghiệm
trọng điểm trên cơ sở tham khảo ý kiến đề xuất của Phòng thí nghiệm trọng điểm và Cơ quan chủ trì Phòng thí nghiệm
trọng điểm.
Chƣơng 4.
THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Điều 12. Báo cáo đánh giá
1. Trong vòng 01 tháng sau khi kết thúc phiên họp chính thức, Cơ quan đánh giá phải hoàn thành Báo cáo đánh giá theo
Phụ lục III-BCĐG-PTNTĐ và nộp các tài liệu có liên quan khác cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Báo cáo đánh giá phải tổng kết một cách hệ thống công tác đánh giá, đồng thời nêu ra những ý kiến và kiến nghị.
Điều 13. Thẩm định và phê duyệt kết quả đánh giá
1. Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm tiến hành kiểm tra, thẩm định báo
cáo đánh giá.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá và tình hình thực tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành phân hạng và công bố kết quả
đánh giá các Phòng thí nghiệm trọng điểm.
Thang điểm phân hạng các Phòng thí nghiệm trọng điểm sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ định kỳ công bố cho giai
đoạn từ 3 đến 5 năm.
Chƣơng 5.
5
TRÁCH NHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phê duyệt phương án, kế hoạch đánh giá và Hội đồng đánh giá, thẩm định
Báo cáo đánh giá, công bố kết quả phân hạng các Phòng thí nghiệm trọng điểm.
Việc thẩm định phương án, kế hoạch đánh giá, danh sách Hội đồng đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá và phân hạng các
phòng thí nghiệm được giao cho Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện.
Căn cứ kết quả đánh giá, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ,
ngành liên quan quyết định việc tiếp tục hỗ trợ, mở rộng đầu tư hoặc cơ cấu lại hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng
điểm được đánh giá.
Điều 15. Trách nhiệm của Cơ quan chủ quản thí nghiệm trọng điểm
Cơ quan chủ quản Phòng thí nghiệm trọng điểm có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Cơ
quan chủ trì Phòng thí nghiệm trọng điểm để thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho đánh giá định kỳ hoặc đột xuất theo
yêu cầu của các cơ quan quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của Cơ quan chủ trì Phòng thí nghiệm trọng điểm
Cơ quan chủ trì Phòng thí nghiệm trọng điểm có trách nhiệm hỗ trợ Phòng thí nghiệm trọng điểm và Cơ quan đánh giá
trong công tác tổ chức đánh giá hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
Điều 17. Trách nhiệm của Phòng thí nghiệm trọng điểm
Phòng thí nghiệm trọng điểm được đánh giá có trách nhiệm chuẩn bị và cung cấp các tài liệu có liên quan đầy đủ, đúng
thực tế và đáp ứng các yêu cầu được quy định trong phương án, kế hoạch đánh giá đã được phê duyệt.
Điều 18. Trách nhiệm của Cơ quan đánh giá
Cơ quan đánh giá có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đánh giá từ Cơ quan chủ trì Phòng thí nghiệm trọng điểm; lập phương
án đánh giá và tổ chức thực hiện đánh giá, báo cáo kết quả với Bộ Khoa học và Công nghệ đúng theo tiến độ đã được
phê duyệt.
Cơ quan đánh giá có chịu trách nhiệm tổ chức, phối hợp với các cơ quan liên quan để đảm bảo công tác đánh giá công
bằng, khoa học và hiệu quả. Đồng thời, Cơ quan đánh giá phải tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo mật và phải chịu
trách nhiệm về kết quả đánh giá của mình.
Điều 19. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng đánh giá
Thành viên Hội đồng đánh giá phải tuân thủ các chính sách, quy chế, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đánh giá trung
thực, khách quan; chịu trách nhiệm về sự chính xác, tin cậy của thông tin đánh giá và về kết quả đánh giá của mình;
chịu trách nhiệm và giữ bí mật kết quả đánh giá.
Chƣơng 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Trách nhiệm thi hành
Thủ trưởng Cơ quan chủ quản, Thủ trưởng Cơ quan chủ trì, Chủ tịch Hội đồng phòng thí nghiệm trọng điểm, Giám đốc
phòng thí nghiệm trọng điểm, Cơ quan đánh giá, Hội đồng đánh giá, Chủ tịch Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng
điểm và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Cơ quan chủ quản, Cơ quan chủ trì Phòng thí
nghiệm trọng điểm, các cá nhân, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu bổ sung,
sửa đổi./.

PHỤ LỤC I
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM
(Kèm theo Thông tư số 09/2010/TT-BKHCN ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Phụ lục I-BCHĐ-PTNTĐ
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA
I. Thông tin chung

6
1. Tên phòng thí nghiệm:
1.1. Địa chỉ:
1.2. Họ và tên giám đốc (phụ trách) phòng thí nghiệm trọng điểm:
Điện thoại CQ/NR/mobile:
Email:
2. Cơ quan chủ trì:
2.1. Địa chỉ:
2.2. Điện thoại:
3. Lĩnh vực hoạt động của PTN:
4. Danh sách các trưởng nhóm nghiên cứu chủ chốt trong kỳ báo cáo (không kê khai quá 5 trưởng nhóm nghiên
cứu)

Stt Họ và tên Học vị Chuyên ngành Năm Các công trình đã công

II. Hoạt động của PTN (trong thời gian đánh giá)
1. Các đề tài/dự án đã và đang thực hiện

Stt Tên đề tài/dự Cấp quản Chủ nhiệm đề tài, dự án Thời gian Kinh phí Các kết q
án lý/Mã số và các thành viên tham thực hiện (triệu hoặc s
gia đồng)

2. Các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế

Stt Tác giả, Đồng tác Tên bài báo Tên tạp chí Từ đề tài, dự án
giả Tập, số, trang, năm

7
3. Các bài báo công bố trong nước

Stt Tác giả, đồng tác Tên bài báo Tên tạp chí Từ đề tài, dự án
giả Tập, số, trang, năm

4. Đăng ký sở hữu trí tuệ

Stt Tác giả, đồng tác giả Tên sáng chế/ Giải Năm cấp Nƣớc cấp Số hiệu
pháp hữu ích

5. Các nhiệm vụ nghiên cứu cấp thiết, ngắn hạn nhằm giải quyết các vấn đề Kinh tế - Xã hội mới phát sinh

Stt Tên nhiệm vụ Cấp Ngƣời chủ trì Thời gian Kinh phí Các kết quả đã ho
nghiên cứu quản lý/ thực hiện (triệu
Mã số đồng)

6. Mở cửa, hợp tác và quản lý hoạt động PTN


6.1. Số cộng tác viên khoa học của PTN (kể cả chuyên gia khoa học người nước ngoài đang làm việc tại PTN)

Stt Họ và tên Quốc tịch Chức vụ nghiên cứu Chuyên Thời gian Nội dun
đảm nhận ngành/Học vị cộng tác nghiên cứ

6.2. Các dự án hợp tác trong nước và quốc tế


8
Stt Tên dự án Chủ nhiệm Cơ quan Nội dung Thời gian Kinh phí Nơ
dự án hợp tác hợp tác hợp tác

6.3. Các Hội thảo, Seminar và các lớp tập huấn do PTN tổ chức hoặc đồng tham gia tổ chức

Stt Tên Hội thảo / Seminar/ Lớp tập huấn Thời gian Cơ quan phối hợ

III. Tình hình tài chính của phòng thí nghiệm trọng điểm
- Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước
- Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học từ ngân sách Nhà nước
- Nguồn thu khác
IV. Tự đánh giá
1. Đóng góp của PTN cho phát triển khoa học và công nghệ
- Vai trò của PTN trong việc đề xuất và tổ chức thực hiện các ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực KH&CN liên quan.
- Kết quả thu hút các nhà khoa học, các tổ chức đến sử dụng trang thiết bị của phòng thí nghiệm.
- Số lượng các đơn đặt hàng nghiên cứu của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
- Hợp tác giữa PTN với các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.
2. Các thành tựu nghiên cứu ngoài dự kiến (nếu có)

3. Kết quả và khả năng sử dụng các kết quả nghiên cứu
- Các công bố.
- Các bằng sáng chế và giải pháp hữu ích.
- Phát triển vật mẫu
- Sản xuất pilot
- Sản xuất loạt lớn
4. Đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu đã đề ra của PTN (% đạt được)

5. Công tác quản lý và vận hành phòng thí nghiệm trọng điểm
- Sự tuân thủ quy chế tổ chức và hoạt động PTNTĐ.
- Sự hỗ trợ của cơ quan chủ trì
9
V. Các kiến nghị của PTNTĐ
1. Các thuận lợi

2. Các khó khăn

3. Các kiến nghị

Ý kiến của Hội đồng chuyên ngành Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm
Phòng thí nghiệm trọng điểm (Họ, tên và chữ ký)

Thủ trƣởng Cơ quan chủ trì Phòng thí nghiệm trọng điểm

PHỤ LỤC II
MẪU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
(Kèm theo Thông tư số 09/2010/TT-BKHCN ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Phụ lục II-HDĐG-PTNTĐ
HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
1. Đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm có chức năng chính là triển khai các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ
bản định hƣớng ứng dụng trình độ cao

Nhóm 1. Sự phù hợp về nội dung hoạt động (tối đa 30 điểm)

Stt Tiêu chí Gợi ý nội dung để đánh giá Điểm tối đa

1 Tính hợp lý của - Nội dung nghiên cứu có phù hợp với mục tiêu 10
nội dung nghiên phát triển ngắn và dài hạn của PTNTĐ
cứu - Nội dung nghiên cứu có phản ánh và cập nhật
các xu hướng nghiên cứu mới của khu vực và
quốc tế
- Nội dung nghiên cứu thể hiện được tính hợp
tác trong nghiên cứu khoa học

2 Tính hợp lý của - Cán bộ nghiên cứu tại PTNTĐ làm việc đúng 10
việc sử dụng chuyên môn
cán bộ nghiên - Các cán bộ có đủ năng lực thực hiện các hoạt
cứu động nghiên cứu
- Việc trao đổi học thuật, cập nhật kiến thức của
các cán bộ nghiên cứu (thông qua các hội thảo,
seminar, các báo cáo tại các Hội nghị Quốc tế)

3 Tính hợp lý của - Trang thiết bị được sử dụng, khai thác hết các 10
việc sử dụng chức năng, công dụng và đúng mục đích nghiên
trang thiết bị cứu
nghiên cứu - Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện
thường xuyên

10
Nhóm 2. Kết quả hoạt động nghiên cứu (tối đa 50 điểm)

Stt Tiêu chí Gợi ý nội dung đánh giá Điểm tối đa

1 Kết quả nghiên - Số lượng và chất lượng các bài báo được đăng 15
cứu cơ bản trên tạp chí chuyên ngành Quốc tế
- Số lượng và chất lượng các báo cáo thuyết
trình tại Hội thảo Quốc tế.

- Số lượng và chất lượng các bài báo đăng trên


các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tại Hội
thảo trong nước
- Sách, chuyên khảo

2 Kết quả nghiên - Số sáng chế được cấp bằng/ được chấp nhận 15
cứu ứng dụng - Số giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí và giống
cây trồng được cấp bằng/được chấp nhận
- Số bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành
Quốc tế.
- Số báo cáo thuyết trình tại Hội thảo Quốc tế
- Số báo cáo đăng trên các tạp chí chuyên
ngành, báo cáo tại Hội thảo trong nước

3 Kết quả đào tạo - Số Tiến sỹ đã đào tạo được 15


- Số Thạc sỹ đã đào tạo được

4 Các nghiên cứu Số lượng và chất lượng các nghiên cứu đã thực 5
triển khai cấp hiện thành công
thiết, ngắn hạn
phục vụ các
nhiệm vụ kinh
tế xã hội

Nhóm 3. Tổ chức quản lý hoạt động (Tối đa 20 điểm)

Stt Tiêu chí Gợi ý nội dung để đánh giá Điểm tối đa

1 Mức độ hoạt - Số các dự án hợp tác với nước ngoài 10


động mở và - Số các dự án hợp tác trong nước
phối hợp
nghiên cứu - Số các hội thảo, semina …
trong và ngoài
nước

2 Quản lý hoạt - Mức độ tuân thủ quy chế tổ chức và hoạt động 10
động PTNTĐ
- Mức độ hỗ trợ của cơ quan chủ trì

II. Đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm có chức năng chính là nghiên cứu làm chủ, ứng dụng và phát triển các
công nghệ cốt lõi, mang tính đột phá trong lĩnh vực chuyên ngành

11
Nhóm 1. Sự phù hợp về nội dung hoạt động (tối đa 30 điểm)

Stt Tiêu chí Gợi ý nội dung để đánh giá Điểm tối đa

1 Mức độ cập - Sự phù hợp của các công nghệ được nghiên 10
nhật công nghệ cứu so với mục tiêu phát triển ngắn và dài hạn
tiên tiến của PTNTĐ
- Sự phù hợp/tính cập nhật của các công nghệ
được nghiên cứu so với xu hướng nghiên cứu
phát triển công nghệ của khu vực và quốc tế.
- Khả năng phối hợp, hợp tác nghiên cứu và khả
năng cạnh tranh của các công nghệ được nghiên
cứu

2 Tính hợp lý của - Cán bộ nghiên cứu tại PTNTĐ làm việc đúng 10
việc sử dụng chuyên môn
cán bộ nghiên - Các cán bộ có đủ năng lực thực hiện các
cứu nghiên cứu
- Việc trao đổi học thuật, cập nhật kiến thức của
các cán bộ nghiên cứu (thông qua các hội thảo,
seminar, các báo cáo tại các Hội nghị Quốc tế)

3 Tính hợp lý của - Trang thiết bị được sử dụng, khai thác hết các 10
việc sử dụng chức năng, công dụng và đúng mục đích nghiên
trang thiết bị cứu
nghiên cứu - Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện
thường xuyên

Nhóm 2. Kết quả hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ (tối đa 50 điểm)

Stt Tiêu chí Gợi ý nội dung đánh giá Điểm tối đa

1 Các công nghệ - Số lượng và chất lượng các bài báo được đăng 15
mới đã được trên tạp chí chuyên ngành Công nghệ Quốc tế
nghiên cứu - Số sáng chế được cấp bằng/ được chấp nhận
phát triển
- Số giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí và giống
cây trồng được cấp bằng/ được chấp nhận
- Có sản phẩm công nghệ đạt giải thưởng về
khoa học công nghệ
- Có các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên
ngành và các báo cáo tại Hội thảo trong nước

2 Các công nghệ - Số lượng các công nghệ đã được làm chủ 15
cốt lõi, mang
tính đột phá
trong lĩnh vực
chuyên ngành
đã làm chủ

12
3 Các công nghệ - Số lượng các công nghệ đã chuyển giao được 15
đã chuyển giao

4 Đào tạo nguồn - Số lượng nhân lực được đào tạo và số lượng 5
nhân lực và hỗ doanh nghiệp được hỗ trợ thử nghiệm công
trợ thử nghiệm nghệ thành công
công nghệ cho
các doanh
nghiệp

Nhóm 3. Tiêu chí về tổ chức quản lý hoạt động (Tối đa 20 điểm)

Stt Tiêu chí Gợi ý nội dung để đánh giá Điểm tối đa

1 Mức độ hoạt - Số các dự án hợp tác với nước ngoài 10


động mở và - Số các dự án hợp tác trong nước
phối hợp
nghiên cứu - Số các hội thảo, semina …
trong và ngoài
nước

2 Quản lý hoạt - Mức độ tuân thủ quy chế tổ chức và hoạt động 10
động PTNTĐ
- Mức độ hỗ trợ của cơ quan chủ trì

PHỤ LỤC III


MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
(Kèm theo Thông tư số 09/2010/TT-BKHCN ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Phụ lục III-BCDG-PTNTĐ

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CƠ QUAN ĐÁNH GIÁ --------------
-------

………, ngày tháng năm 20…..

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM


1. Tên PTNTĐ đƣợc đánh giá
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá
……………../QĐ-BKHCN ngày …../…../ 200 … của Bộ trưởng Bộ KH&CN
3. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng đánh giá
................................................................................................................ ., ngày …/…/200 …
.............................................................................................................................................

13
4. Cơ quan đánh giá:

5. Kết quả đánh giá


5.1. Sự phù hợp về nội dung hoạt động
5.1.1. Tính hợp lý của nội dung nghiên cứu / hoặc cập nhật công nghệ tiên tiến
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5.1.2. Tính hợp lý của sử dụng các cán bộ nghiên cứu
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5.1.3. Tính hợp lý của sử dụng các trang thiết bị nghiên cứu
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5.2. Kết quả hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ
5.2.1.
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ .
.............................................................................................................................................
5.2.2.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5.2.3.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5.2.4.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5.3. Tổ chức quản lý hoạt động
5.3.1. Mức độ hoạt động mở và phối hợp nghiên cứu trong và ngoài nước
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5.3.2. Quản lý hoạt động

14
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
6. Đánh giá chung
6.1. Điểm mạnh của Phòng thí nghiệm
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
6.2. Điểm yếu của Phòng thí nghiệm
........................................................................................................................................ .....
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
6.3. Các cơ hội và thách thức trong tương lai
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
7. Các khuyến nghị cho tƣơng lai trên cơ sở đánh giá của Hội đồng
7.1. Về nội dung hoạt động
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
7.2. Về kết quả hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ .
.............................................................................................................................................
7.3. Về tổ chức quản lý hoạt động
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
7.4. Về phát triển hạ tầng và môi trường nghiên cứu cho Phòng thí nghiệm
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
7.5. Về đào tạo nguồn nhân lực cho Phòng thí nghiệm

15
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Thủ trƣởng Cơ quan đánh giá


(Ký tên, đóng dấu)

16
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 55/2011/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định công nhận và quản lý
hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông”
ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGTVT
ngày 21/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày 21/6/2011 của Bộ Xây dựng về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng;
kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010
của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định công nhận và quản lý
hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông ban hành kèm
theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
(sau đây viết tắt là Quyết định số 14/2008/QĐ-BGTVT):
1. Sửa đổi Điều 5 như sau:
“Điều 5. Cơ sở quản lý phòng thí nghiệm phải đăng ký công nhận bổ sung khi
có nhu cầu mở rộng, thu hẹp năng lực hoạt động hoặc thay đổi địa điểm đặt phòng thí
nghiệm. Hồ sơ công nhận bổ sung phòng thí nghiệm tuân theo các nội dung được quy
định tại Điều 9 của Quy định này.”
2. Sửa đổi Điều 6 như sau:
“Điều 6. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông đã qua đánh giá,
nếu đạt các yêu cầu theo quy định của Quy định này sẽ được Bộ Giao thông vận tải
xem xét, cấp quyết định công nhận.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
giao thông bao gồm:
1) Đơn đề nghị công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông
(theo mẫu tại Phụ lục số 4 của Quy định này);
2) Bản sao chụp Quyết định thành lập phòng thí nghiệm của cơ sở quản lý trực
tiếp;
3) Bản sao chụp Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí nghiệm;
4) Bản sao chụp chứng chỉ đào tạo của trưởng phòng thí nghiệm, các thí nghiệm
viên hay công nhân kỹ thuật thí nghiệm do cơ quan có chức năng đào tạo cấp;
5) Báo cáo khả năng và tình hình hoạt động của phòng thí nghiệm (theo mẫu tại
Phụ lục số 3 của Quy định này);
6) Bản vẽ mặt bằng phòng thí nghiệm (mặt bằng với kích thước phòng, vị trí các
thiết bị thí nghiệm, vị trí lưu mẫu …);
7) Bản sao chụp hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao thiết bị thí nghiệm
và đo lường của phòng thí nghiệm; Bản sao chụp Quyết định của cấp có thẩm quyền
đối với các thiết bị được điều chuyển từ cơ quan khác;
8) Bản sao chụp hợp đồng sử dụng lao động đối với cán bộ quản lý và nhân viên
thí nghiệm được đăng ký trong hồ sơ;
Đối với bản sao chụp các loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ sẽ được đối chiếu
với bản chính trong quá trình đánh giá phòng thí nghiệm.”
4. Sửa đổi Điều 9 như sau:
“Điều 9. Hồ sơ đăng ký công nhận bổ sung gồm:
1) Đơn đề nghị công nhận bổ sung (theo mẫu tại Phụ lục số 5 của Quy định
này);
2) Danh mục các phép thử bổ sung, tiêu chuẩn kỹ thuật; Chứng chỉ kiểm định/
hiệu chuẩn các thiết bị bổ sung; Bản sao chụp tài liệu chứng minh trang thiết bị được
mua hoặc điều chuyển từ cơ quan khác; Chứng chỉ thí nghiệm viên thực hiện các
phép thử bổ sung;
3) Báo cáo khả năng và tình hình hoạt động của phòng thí nghiệm (theo mẫu tại
Phụ lục số 3 của Quy định này);
4) Bản vẽ mặt bằng phòng thí nghiệm và bố trí thiết bị thí nghiệm (trường hợp
thay đổi địa điểm đặt phòng thí nghiệm).”
5. Sửa đổi Điều 10 như sau:
“Điều 10. Hồ sơ công nhận và công nhận bổ sung phòng thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng giao thông được gửi trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải hoặc qua
đường bưu điện. Nếu hồ sơ không đáp ứng các yêu cầu theo quy định, trong vòng 07
ngày làm việc, cơ quan đánh giá công nhận phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở quản
lý phòng thí nghiệm để bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. Công tác đánh giá tại phòng thí
nghiệm sẽ được tiến hành trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ
đầy đủ theo quy định. Đối với phòng thí nghiệm được đánh giá công nhận lần đầu,
thời hạn Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Xây dựng cấp mã số LAS-XD sẽ được
tiến hành trong vòng 4 ngày làm việc kể từ khi tổ chuyên gia kết thúc kiểm tra, đánh
giá và đề nghị Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công nhận phòng thí nghiệm. Sau
khi nhận được mã số LAS-XD do Bộ Xây dựng cấp, sau 3 ngày làm việc Bộ Giao
thông vận tải sẽ ra quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
giao thông cho đơn vị.”
6. Sửa đổi Điều 11 như sau:
“Điều 11. Tùy theo quy mô, tính chất phức tạp và số lượng các phép thử, Bộ
Giao thông vận tải sẽ quyết định thành lập tổ chuyên gia tư vấn để tiến hành kiểm tra,
đánh giá năng lực của phòng thí nghiệm. Thành phần tổ chuyên gia bao gồm đại diện
của cơ quan đánh giá công nhận, cơ quan quản lý chất lượng công trình xây dựng tại
địa phương và chuyên gia lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành.”
7. Sửa đổi Điều 12 như sau:
“Điều 12. Đánh giá phòng thí nghiệm bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1) Quyết định thành lập phòng thí nghiệm, quyết định bổ nhiệm trưởng phòng
thí nghiệm;
2) Đối chiếu hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao trang thiết bị thí
nghiệm/văn bản điều chuyển trang thiết bị của cấp có thẩm quyền; hợp đồng lao động
của các cán bộ quản lý và nhân viên thí nghiệm được đăng ký;
3) Xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn TCXDVN 297-2003, bao gồm: điều kiện
môi trường làm việc của phòng thí nghiệm; chứng chỉ đào tạo cán bộ quản lý và các
nhân viên thí nghiệm; tình trạng thiết bị và chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị;
các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật của phòng thí nghiệm đối với nội dung đăng ký của
cơ sở;
4) Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm, bao gồm: quy trình
khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường; hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị và quy trình
thí nghiệm cho mỗi phép thử; các sổ sách ghi chép (giao nhận mẫu; kết quả quá trình
thí nghiệm; lưu mẫu); phiếu kết quả thí nghiệm; chứng chỉ hệ thống quản lý chất
lượng của phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 hoặc ISO/IEC
17025 (đối với các cơ sở đã hoạt động 1 năm, kể từ ngày có quyết định công nhận và
đề nghị đăng ký công nhận bổ sung).”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Phiếu kết quả thí nghiệm do cơ sở thiết lập theo yêu cầu của các phép
thử, nhưng phải có các thông tin và nội dung cơ bản sau:
1) Tên cơ sở quản lý phòng thí nghiệm;
2) Tên và địa chỉ phòng thí nghiệm, mã số LAS-XD (ghi theo quyết định công
nhận);
3) Số hợp đồng kinh tế hoặc văn bản yêu cầu của đơn vị yêu cầu thí nghiệm;
4) Tên dự án/công trình/hạng mục công trình được khảo sát, lấy mẫu, thí
nghiệm. Đối với các thí nghiệm phục vụ nghiên cứu/tự kiểm tra chất lượng của nhà
sản xuất thì ghi rõ mục đích thí nghiệm.
5) Tên cán bộ giám sát của Chủ đầu tư trong quá trình lấy mẫu, thí nghiệm;
6) Loại mẫu thí nghiệm;
7) Tiêu chuẩn và thiết bị thí nghiệm;
8) Kết quả thí nghiệm;
9) Thời gian lập phiếu kết quả thí nghiệm;
10) Chữ ký của nhân viên thí nghiệm và trưởng phòng thí nghiệm;
11) Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu pháp nhân của cơ sở quản lý phòng
thí nghiệm.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Hệ thống các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông
được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng tại địa chỉ
http://www.xaydung.gov.vn. Thông tin về hệ thống các phòng thí nghiệm bao gồm:
1) Tên, địa chỉ và mã số phòng thí nghiệm (LAS-XD);
2) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm;
3) Danh mục các phép thử và phương pháp thử kèm theo quyết định công nhận;
4) Danh sách trưởng phòng và nhân viên thí nghiệm;
5) Danh sách các phòng thí nghiệm, trưởng phòng và nhân viên thí nghiệm vi
phạm các quy định của pháp luật, bị đình chỉ hoạt động”.
10. Hủy bỏ Điều 7, Điều 23, Điều 29.
11. Sửa đổi Phụ lục số 3 của “Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông”.
12. Bổ sung Phụ lục số 4, Phụ lục số 5 như sau:
1) Phụ lục số 4: mẫu đơn đề nghị công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng giao thông;
2) Phụ lục số 5: mẫu đơn đề nghị công nhận bổ sung phòng thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng giao thông.
Điều 2. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Thủ trưởng các Tổng
Cục, Cục, Vụ, Viện có liên quan của Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc các Sở Giao
thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động và quản lý phòng thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và
cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đinh La Thăng
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/IEC 17025:2017


ISO/IEC 17025:2017
YÊU CẦU CHUNG VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁC PHÒNG THỬ NGHIỆM VÀ HIỆU CHUẨN
General requirements for the competence of testing and calibration laboratories
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu chung
4.1 Tính khách quan
4.2 Bảo mật
5 Yêu cầu về cơ cấu
6 Yêu cầu về nguồn lực
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Nhân sự
6.3 Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường
6.4 Thiết bị
6.5 Liên kết chuẩn đo lường
6.6 Sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp
7 Yêu cầu về quá trình
7.1 Xem xét yêu cầu, đề nghị thầu và hợp đồng
7.2 Lựa chọn, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
7.3 Lấy mẫu
7.4 Xử lý đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn
7.5 Hồ sơ kỹ thuật
7.6 Đánh giá độ không đảm bảo đo
7.7 Đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả
7.8 Báo cáo kết quả
7.9 Khiếu nại
7.10 Công việc không phù hợp
7.11 Kiểm soát dữ liệu - Quản lý thông tin
8 Yêu cầu hệ thống quản lý
8.1 Các lựa chọn
8.2 Tài liệu hệ thống quản lý (Lựa chọn A)
8.3 Kiểm soát tài liệu hệ thống quản lý (Lựa chọn A)
8.4 Kiểm soát hồ sơ (Lựa chọn A)
8.5 Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội (Lựa chọn A)
8.6 Cải tiến (Lựa chọn A)
8.7 Hành động khắc phục (Lựa chọn A)
8.8 Đánh giá nội bộ (Lựa chọn A)
8.9 Xem xét của lãnh đạo (Lựa chọn A)
Phụ lục A (tham khảo) Liên kết chuẩn đo lường
Phụ lục B (tham khảo) Các lựa chọn đối với hệ thống quản lý
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN ISO/IEC 17025:2017 thay thế cho TCVN ISO/IEC 17025:2007.
TCVN ISO/IEC 17025:2017 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 17025:2017.
TCVN ISO/IEC 17025:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự
phù hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ
công bố
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm thúc đẩy sự tin cậy trong hoạt động của các phòng thí nghiệm.
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu đối với phòng thí nghiệm, giúp phòng thí nghiệm chứng tỏ
mình hoạt động có năng lực và có khả năng cung cấp các kết quả có giá trị sử dụng. Nói chung, các
phòng thí nghiệm tuân theo tiêu chuẩn này cũng sẽ vận hành theo các nguyên tắc của TCVN ISO
9001.
Tiêu chuẩn này yêu cầu phòng thí nghiệm hoạch định và thực hiện các hành động nhằm giải quyết
rủi ro và cơ hội. Việc giải quyết cả rủi ro và cơ hội tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu lực của hệ
thống quản lý, đạt được các kết quả tốt hơn và ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực. Phòng thí
nghiệm chịu trách nhiệm đối với việc quyết định những rủi ro và cơ hội nào cần được giải quyết.
Việc sử dụng tiêu chuẩn này sẽ tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm và các cơ
quan khác, hỗ trợ trong việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm và trong việc hài hòa các tiêu chuẩn
và thủ tục. Việc chấp nhận kết quả giữa các nước cũng sẽ thuận lợi khi các phòng thí nghiệm đều
tuân theo tiêu chuẩn này.
Trong tiêu chuẩn này, từ:
- “phải” chỉ một yêu cầu;
- “cần/nên” chỉ một khuyến nghị;
- “được phép” chỉ sự cho phép;
- “có thể” chỉ một khả năng hoặc năng lực.
Với mục đích nghiên cứu, khuyến khích người dùng chia sẻ quan điểm của mình về tiêu chuẩn này
và các nội dung ưu tiên thay đổi trong những phiên bản tiếp theo. Bấm vào liên kết sau để tham gia
khảo sát trực tuyến: 17025 ed3 usersurvey

YÊU CẦU CHUNG VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁC PHÒNG THỬ NGHIỆM VÀ HIỆU CHUẨN
General requirements for the competence of testing and calibration laboratories
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về năng lực, tính khách quan và tính nhất quán trong
hoạt động của các phòng thí nghiệm (xem 3.6).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức thực hiện hoạt động thí nghiệm, không phân biệt về
số lượng nhân viên.
Khách hàng của phòng thí nghiệm, cơ quan quản lý, các tổ chức và các chương trình sử dụng đánh
giá đồng đẳng, các tổ chức công nhận và các tổ chức khác sử dụng tiêu chuẩn này trong việc xác
nhận hoặc thừa nhận năng lực của các phòng thí nghiệm.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi
năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản
mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi).
TCVN 6165, Từ vựng quốc tế về đo lường học - Các khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)1)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6165, TCVN ISO/IEC 17000 và
các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
ISO và IEC cũng duy trì cơ sở dữ liệu về thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn hóa ở địa chỉ sau:
- Nền trình duyệt trực tuyến của ISO: http://www.iso.org/obp
- Bách khoa điện tử của IEC: http://www.electropedia.org
Khi có nhiều định nghĩa cho cùng một thuật ngữ, thì ưu tiên sử dụng định nghĩa trong TCVN
ISO/IEC 17000 và TCVN 6165.
3.1 Tính khách quan
Sự thể hiện của tính vô tư.
CHÚ THÍCH 1: Vô tư có nghĩa là không có xung đột về lợi ích hoặc xung đột lợi ích được giải
quyết sao cho không ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động sau đó của phòng thí nghiệm (3.6).
CHÚ THÍCH 2: Các thuật ngữ khác có thể dùng để truyền tải đặc trưng của tính khách quan là:
“không có xung đột lợi ích”, “không thiên lệch”, “không thành kiến”, “trung lập”, “công bằng”,

1)
Tài liệu này cũng được biết đến giống như JCGM 200
“cởi mở”, “không thiên vị”, “tách bạch”, “cân bằng”.
[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, 3.2 được sửa đổi - Từ “tổ chức chứng nhận” được thay
bằng “phòng thí nghiệm” trong Chú thích 1 và từ “độc lập” trong Chú thích 2 được bỏ]
3.2 Khiếu nại
Việc thể hiện sự không hài lòng của cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ đối với phòng thí nghiệm (3.6),
liên quan đến hoạt động hoặc kết quả của phòng thí nghiệm đó, với mong muốn được đáp lại.
[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17000:2007, 6.5 được sửa đổi - Từ “không phải là yêu cầu xem xét lại”
được bỏ và từ “tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc tổ chức công nhận, liên quan đến hoạt động của tổ
chức đó” được thay bằng “phòng thí nghiệm, liên quan đến hoạt động hoặc kết quả của phòng thí
nghiệm đó]
3.3 So sánh liên phòng
Việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cùng đối tượng hoặc trên đối
tượng tương tự nhau bởi hai hay nhiều phòng thí nghiệm theo những điều kiện định trước.
[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17043:2011, 3.4]
3.4 So sánh nội bộ phòng thí nghiệm
Việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cùng mẫu thử hoặc trên mẫu thử
tương tự nhau trong cùng một phòng thí nghiệm (3.6) theo những điều kiện xác định trước.
3.5 Thử nghiệm thành thạo
Đánh giá việc thực hiện của các bên tham gia theo tiêu chí đã được thiết lập thông qua so sánh liên
phòng (3.3).
(NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17043:2011, 3,7 được sửa đổi - Bỏ chú thích]
3.6 Phòng thí nghiệm
Tổ chức thực hiện một hay nhiều hoạt động sau:
- thử nghiệm
- hiệu chuẩn
- lấy mẫu, liên quan đến việc thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn sau đó
CHÚ THÍCH 1: Trong bối cảnh của tiêu chuẩn này, từ "hoạt động thí nghiệm" đề cập đến ba hoạt
động nêu trên.
3.7 Quy tắc ra quyết định
Quy tắc nêu cách thức độ không đảm bảo đo được tính đến khi kết luận sự phù hợp với một yêu cầu
xác định.
3.8 Kiểm tra xác nhận
Việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng đối tượng đã cho đáp ứng các yêu cầu quy định.
VÍ DỤ 1: Xác nhận rằng mẫu chuẩn đã cho theo yêu cầu là đồng nhất đối với giá trị đại lượng và
thủ tục đo liên quan, khi giảm phần chia đo lường tới khối lượng 10 mg.
VÍ DỤ 2: Xác nhận rằng các tính năng hoặc yêu cầu pháp định của một hệ thống đo là đạt được.
VÍ DỤ 3: Xác nhận rằng độ không đảm bảo đo mục tiêu là có thể phù hợp.
CHÚ THÍCH 1: Khi có thể áp dụng, độ không đảm bảo đo cần được đưa vào để xem xét.
CHÚ THÍCH 2: Đối tượng có thể là, ví dụ như quá trình, thủ tục đo, vật liệu, hợp chất hoặc hệ
thống đo.
CHÚ THÍCH 3: Các yêu cầu quy định có thể là, ví dụ, các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất được
đáp ứng.
CHÚ THÍCH 4: Kiểm tra xác nhận/kiểm định trong đo lường pháp định, như định nghĩa trong
VIML và trong đánh giá sự phù hợp nói chung, liên quan đến việc kiểm tra và gắn dấu và/hoặc phát
hành giấy chứng nhận kiểm định cho hệ thống đo.
CHÚ THÍCH 5: Không được nhầm lẫn kiểm tra xác nhận với hiệu chuẩn. Không có bất cứ việc
kiểm tra xác nhận nào là xác nhận giá trị sử dụng (3.9).
CHÚ THÍCH 6: Trong hóa học, kiểm tra xác nhận sự đồng nhất của thực thể liên quan, hoặc của
hoạt tính cần có sự mô tả về cấu trúc hoặc các tính chất của thực thể hoặc hoạt tính đó.
[NGUỒN TCVN 6165:2009, 2.44, được sửa đổi thuật ngữ “kiểm định” được thay bằng “kiểm tra
xác nhận”]
3.9 Xác nhận giá trị sử dụng
Kiểm tra xác nhận (3.8), trong đó các yêu cầu quy định là thỏa đáng cho việc sử dụng đã định.
VÍ DỤ: Một thủ tục đo, thường được sử dụng cho phép đo nồng độ khối lượng nitơ trong nước,
cũng có thể được xác nhận giá trị sử dụng cho phép đo trong huyết thanh người.
4 Yêu cầu chung
4.1 Tính khách quan
4.1.1 Hoạt động thí nghiệm phải được thực hiện một cách khách quan và phải được tổ chức và
quản lý sao cho đảm bảo tính khách quan.
4.1.2 Lãnh đạo phòng thí nghiệm phải cam kết về tính khách quan.
4.1.3 Phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm đối với tính khách quan trong các hoạt động của
mình và không được cho phép các áp lực thương mại, tài chính hoặc các áp lực khác làm ảnh hưởng
đến tính khách quan.
4.1.4 Phòng thí nghiệm phải nhận diện các rủi ro đối với tính khách quan của mình một cách liên
tục. Điều này phải bao gồm các rủi ro nảy sinh từ các hoạt động hoặc từ các mối quan hệ của phòng
thí nghiệm hay các mối quan hệ của nhân sự của phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các mối quan hệ này
không nhất thiết thể hiện phòng thí nghiệm có rủi ro đối với tính khách quan.
CHÚ THÍCH: Mối quan hệ đe dọa tính khách quan của phòng thí nghiệm có thể do quyền sở hữu,
sự điều hành, quản lý, nhân sự, chia sẻ nguồn lực, tài chính, hợp đồng, marketing (gồm cả xây dựng
nhãn hiệu) và chi trả hoa hồng hay chi trả khác cho việc giới thiệu khách hàng mới,...
4.1.5 Khi một rủi ro đối với tính khách quan được nhận diện, phòng thí nghiệm phải có khả năng
chứng tỏ cách thức loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro đó.
4.2 Bảo mật
4.2.1 Bằng các cam kết có giá trị pháp lý, phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm đối với việc
quản lý tất cả các thông tin được thu được hoặc tạo ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thí
nghiệm. Phòng thí nghiệm phải thông báo trước cho khách hàng, về các thông tin dự định công
khai. Ngoại trừ thông tin mà khách hàng công khai hoặc khi đã được phòng thí nghiệm và khách
hàng thống nhất (ví dụ với mục đích đáp ứng khiếu nại), tất cả các thông tin khác đều được coi là
tài sản thông tin của khách hàng và phải được coi là bí mật.
4.2.2 Khi phòng thí nghiệm theo yêu cầu của luật pháp hoặc được ủy quyền theo thỏa thuận hợp
đồng để cung cấp thông tin bí mật, thì khách hàng hoặc cá nhân có liên quan phải được thông báo
về thông tin được cung cấp, trừ trường hợp luật pháp ngăn cấm.
4.2.3 Thông tin về khách hàng thu được từ các nguồn không phải là khách hàng (ví dụ: bên khiếu
nại, cơ quan quản lý) phải được giữ bí mật giữa khách hàng và phòng thí nghiệm. Nguồn cung cấp
thông tin này phải được phòng thí nghiệm giữ bí mật và không được chia sẻ với khách hàng, trừ khi
được người cung cấp thông tin đồng ý.
4.2.4 Nhân sự, bao gồm mọi thành viên của các ban, các nhà thầu, nhân sự của các tổ chức bên
ngoài hoặc các cá nhân hoạt động với danh nghĩa của phòng thí nghiệm phải giữ bí mật tất cả các
thông tin thu được hoặc tạo ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thí nghiệm, trừ khi được luật
pháp yêu cầu.
5 Yêu cầu về cơ cấu
5.1 Phòng thí nghiệm phải là một pháp nhân, hoặc một bộ phận xác định của pháp nhân, chịu trách
nhiệm pháp lý đối với các hoạt động thí nghiệm của mình.
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, phòng thí nghiệm của nhà nước được coi là một pháp nhân
trên cơ sở vị trí của phòng thí nghiệm trong hệ thống tổ chức chính quyền.
5.2 Phòng thí nghiệm phải xác định người lãnh đạo/người quản lý chịu hoàn toàn trách nhiệm đối
với phòng thí nghiệm.
5.3 Phòng thí nghiệm phải xác định và lập thành văn bản phạm vi các hoạt động thí nghiệm đáp
ứng tiêu chuẩn này. Phòng thí nghiệm chỉ được công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn này đối với
phạm vi hoạt động thí nghiệm này và phạm vi hoạt động không bao gồm các hoạt động thí nghiệm
do bên ngoài cung cấp một cách thường xuyên.
5.4 Các hoạt động thí nghiệm phải được thực hiện sao cho đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này,
của khách hàng của phòng thí nghiệm, của cơ quan quản lý và của các tổ chức thực hiện việc thừa
nhận. Điều này phải bao gồm các hoạt động thí nghiệm được thực hiện tại tất cả các cơ sở thường
xuyên của phòng thí nghiệm, các địa điểm nằm ngoài cơ sở thường xuyên, các cơ sở tạm thời hoặc
di động có liên quan hoặc tại cơ sở của khách hàng.
5.5 Phòng thí nghiệm phải:
a) xác định cơ cấu tổ chức và quản lý của phòng thí nghiệm, vị trí của nó trong tổ chức mẹ và các
mối quan hệ giữa các hoạt động quản lý, kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ;
b) quy định trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ tương tác của tất cả nhân sự quản lý, thực hiện
hay kiểm tra xác nhận công việc có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thí nghiệm;
c) lập thành văn bản các thủ tục của phòng thí nghiệm ở mức độ cần thiết để đảm bảo áp dụng nhất
quán tất cả các hoạt động thí nghiệm và giá trị sử dụng của kết quả.
5.6 Phòng thí nghiệm phải có nhân sự, không kể các trách nhiệm khác, có quyền hạn và nguồn lực
cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình, bao gồm:
a) thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý;
b) nhận biết những sai lệch so với hệ thống quản lý hoặc các thủ tục để thực hiện các hoạt động thí
nghiệm;
c) khởi xướng các hành động để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những sai lệch này;
d) báo cáo cho lãnh đạo phòng thí nghiệm về kết quả thực hiện hệ thống quản lý và mọi nhu cầu cải
tiến;
e) đảm bảo hiệu lực của các hoạt động thí nghiệm.
5.7 Quản lý phòng thí nghiệm phải đảm bảo:
a) việc trao đổi thông tin được thực hiện liên quan đến tính hiệu lực của hệ thống quản lý và tầm
quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu khác;
b) duy trì tính toàn vẹn của hệ thống quản lý khi những thay đổi đối với hệ thống quản lý được
hoạch định và thực hiện.
6 Yêu cầu về nguồn lực
6.1 Yêu cầu chung
Phòng thí nghiệm phải có sẵn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các hệ thống và dịch vụ hỗ trợ
cần thiết để quản lý và thực hiện các hoạt động thí nghiệm của mình.
6.2 Nhân sự
6.2.1 Tất cả nhân sự của phòng thí nghiệm, cả nội bộ hoặc bên ngoài, có thể ảnh hưởng đến hoạt
động thí nghiệm đều phải có năng lực, hành động một cách khách quan và thực hiện công việc đúng
theo hệ thống quản lý của phòng thí nghiệm.
6.2.2 Phòng thí nghiệm phải lập thành văn bản các yêu cầu về năng lực đối với từng vị trí chức
năng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thí nghiệm, bao gồm các yêu cầu về giáo dục, trình độ
chuyên môn, đào tạo, kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và kinh nghiệm.
6.2.3 Phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng nhân sự có năng lực thực hiện các hoạt động thí nghiệm
mà họ chịu trách nhiệm và đánh giá mức độ nghiêm trọng của những sai lệch.
6.2.4 Lãnh đạo phòng thí nghiệm phải trao đổi thông tin với nhân sự về nhiệm vụ, trách nhiệm và
quyền hạn của họ.
6.2.5 Phòng thí nghiệm phải có (các) thủ tục và lưu hồ sơ về việc:
a) xác định các yêu cầu về năng lực;
b) lựa chọn nhân sự;
c) đào tạo nhân sự;
d) giám sát nhân sự;
e) trao quyền cho nhân sự
f) theo dõi năng lực nhân sự.
6.2.6 Phòng thí nghiệm phải trao quyền cho nhân sự thực hiện các hoạt động thí nghiệm cụ thể, bao
gồm, nhưng không giới hạn ở:
a) xây dựng, sửa đổi, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp;
b) phân tích kết quả, kể cả các tuyên bố về sự phù hợp hoặc các ý kiến và diễn giải;
c) báo cáo, xem xét và phê duyệt kết quả.
6.3 Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường
6.3.1 Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường phải thích hợp với hoạt động thí nghiệm và không gây
ảnh hưởng bất lợi đến giá trị sử dụng của kết quả.
CHÚ THÍCH: Các ảnh hưởng bất lợi đến giá trị sử dụng của kết quả có thể bao gồm, nhưng không
giới hạn ở, lây nhiễm vi sinh, bụi, nhiễu điện từ, bức xạ, độ ẩm, nguồn cấp điện, nhiệt độ, âm thanh
và rung động.
6.3.2 Các yêu cầu về cơ sở vật chất và điều kiện môi trường cần thiết cho việc thực hiện hoạt động
thí nghiệm phải được lập thành văn bản.
6.3.3 Phòng thí nghiệm phải theo dõi, kiểm soát và ghi nhận các điều kiện môi trường theo các quy
định kỹ thuật, phương pháp hoặc thủ tục có liên quan hoặc khi chúng ảnh hưởng đến giá trị sử dụng
của kết quả.
6.3.4 Các biện pháp kiểm soát cơ sở vật chất phải được thực hiện, theo dõi, định kỳ xem xét và
phải bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
a) việc tiếp cận và sử dụng các khu vực ảnh hưởng đến hoạt động thí nghiệm;
b) việc ngăn ngừa nhiễm bẩn, sự can thiệp hoặc những ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động thí nghiệm;
c) việc tách biệt có hiệu lực các khu vực có hoạt động thí nghiệm không tương thích.
6.3.5 Khi phòng thí nghiệm thực hiện các hoạt động thí nghiệm tại các địa điểm hoặc cơ sở nằm
ngoài sự kiểm soát thường xuyên của mình, phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng các yêu cầu liên
quan đến cơ sở vật chất và điều kiện môi trường theo tiêu chuẩn này đều được đáp ứng.
6.4 Thiết bị
6.4.1 Phòng thí nghiệm phải tiếp cận được thiết bị bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các phương
tiện đo, phần mềm, chuẩn đo lường, mẫu chuẩn, dữ liệu quy chiếu, thuốc thử, vật tư tiêu hao hoặc
thiết bị phụ trợ cần thiết cho việc thực hiện chính xác hoạt động thí nghiệm và những gì có thể ảnh
hưởng đến kết quả.
CHÚ THÍCH 1: Hiện có nhiều tên gọi đối với mẫu chuẩn và mẫu chuẩn được chứng nhận, bao gồm
chuẩn chính, chuẩn hiệu chuẩn, mẫu chuẩn đối chứng và vật liệu kiểm soát chất lượng. TCVN ISO
17034 bao gồm thông tin bổ sung về nhà sản xuất mẫu chuẩn (RMP). Các RMP đáp ứng yêu cầu
của TCVN ISO 17034 được coi là có năng lực. Mẫu chuẩn của các RMP đáp ứng các yêu cầu của
TCVN ISO 17034 được cung cấp kèm theo tờ thông tin/giấy chứng nhận sản phẩm, quy định những
đặc trưng, trong số nhiều đặc trưng khác, về tính đồng nhất và độ ổn định của các tính chất xác định
và với mẫu chuẩn được chứng nhận là các tính chất xác định với các giá trị được chứng nhận, độ
không đảm bảo đo kèm theo và liên kết chuẩn đo lường của các giá trị đó.
CHÚ THÍCH 2: TCVN 8056 đưa ra hướng dẫn về việc lựa chọn và sử dụng mẫu chuẩn. ISO Guide
80 đưa ra hướng dẫn sản xuất vật liệu dùng để kiểm soát chất lượng nội bộ.
6.4.2 Nếu phòng thí nghiệm sử dụng thiết bị nằm ngoài kiểm soát thường xuyên của mình, thì
phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng các yêu cầu đối với thiết bị theo tiêu chuẩn này được đáp ứng.
6.4.3 Phòng thí nghiệm phải có thủ tục đối với việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và bảo
trì theo kế hoạch các thiết bị để đảm bảo hoạt động tốt và để ngăn ngừa việc nhiễm bẩn hay hư
hỏng.
6.4.4 Phòng thí nghiệm phải kiểm tra xác nhận rằng thiết bị phù hợp với các yêu cầu xác định trước
khi được đưa vào sử dụng hoặc trước khi đưa trở lại sử dụng.
6.4.5 Thiết bị đo phải có khả năng đạt được độ chính xác đo lường hoặc độ không đảm bảo đo cần
thiết để cho ra kết quả có giá trị sử dụng.
6.4.6 Thiết bị đo phải được hiệu chuẩn khi:
- độ chính xác đo hoặc độ không đảm bảo đo ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của kết quả được báo
cáo, hoặc
- việc hiệu chuẩn thiết bị là cần thiết để thiết lập liên kết chuẩn đo lường của kết quả được báo cáo.
CHÚ THÍCH: Các loại thiết bị có ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của kết quả được báo cáo có thể
bao gồm:
- thiết bị được sử dụng cho phép đo trực tiếp đại lượng đo, ví dụ, sử dụng cân để thực hiện phép đo
khối lượng;
- thiết bị được sử dụng để thực hiện việc hiệu chính giá trị đo được, ví dụ, các phép đo nhiệt độ;
- thiết bị được sử dụng để thu được kết quả đo được tính toán từ nhiều đại lượng.
6.4.7 Phòng thí nghiệm phải thiết lập chương trình hiệu chuẩn, chương trình này phải được xem
xét, điều chỉnh khi cần để duy trì sự tin cậy về tình trạng hiệu chuẩn.
6.4.8 Tất cả các thiết bị cần hiệu chuẩn hoặc có thời hạn hiệu lực xác định phải được dán nhãn, mã
hóa hoặc có cách nhận biết khác cho phép người sử dụng thiết bị dễ dàng nhận biết được tình trạng
hiệu chuẩn hay thời hạn hiệu lực.
6.4.9 Thiết bị quá tải hoặc sử dụng sai, đưa ra các kết quả nghi ngờ, hoặc thiết bị được phát hiện bị
lỗi hoặc vi phạm các yêu cầu xác định, phải được loại khỏi việc sử dụng. Những thiết bị đó phải
được để tách biệt để ngăn chặn việc sử dụng hoặc phải được ghi nhãn hay đánh dấu rõ ràng là
không sử dụng được cho đến khi nó được kiểm tra xác nhận là hoạt động bình thường. Phòng thí
nghiệm phải kiểm tra ảnh hưởng của thiếu sót hoặc sai lệch so với yêu cầu đã định và phải quản lý
theo thủ tục về công việc không phù hợp (xem 7.10).
6.4.10 Khi các kiểm tra giữa kỳ là cần thiết để duy trì sự tin cậy về kết quả thực hiện của thiết bị,
thì việc kiểm tra này phải được thực hiện theo một quy trình.
6.4.11 Khi dữ liệu hiệu chuẩn và dữ liệu về mẫu chuẩn bao gồm các giá trị quy chiếu hay các hệ số
hiệu chính, phòng thí nghiệm phải bảo đảm các giá trị quy chiếu và hệ số hiệu chính được cập nhật
và được sử dụng một cách thích hợp, để đáp ứng các yêu cầu xác định.
6.4.12 Phòng thí nghiệm phải thực hiện các biện pháp khả thi để ngăn ngừa việc hiệu chỉnh thiết bị
vô tình làm mất giá trị sử dụng của kết quả.
6.4.13 Phải lưu giữ các hồ sơ thiết bị có thể ảnh hưởng đến hoạt động thí nghiệm. Khi thích hợp, hồ
sơ phải bao gồm:
a) việc nhận biết thiết bị, bao gồm phần mềm và phiên bản phần mềm;
b) tên của nhà sản xuất, nhận biết kiểu loại, số sê-ri hoặc nhận dạng duy nhất khác;
c) bằng chứng của việc kiểm tra xác nhận rằng thiết bị phù hợp với yêu cầu xác định;
d) vị trí hiện tại;
e) ngày hiệu chuẩn, các kết quả hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, tiêu chí chấp nhận và ngày hiệu chuẩn kế
tiếp hoặc chu kỳ hiệu chuẩn;
f) các tài liệu về mẫu chuẩn, các kết quả, tiêu chí chấp nhận, ngày tháng có liên quan và thời hạn
hiệu lực;
g) kế hoạch bảo trì và việc bảo trì đã được thực hiện, khi việc này liên quan đến kết quả thực hiện
của thiết bị;
h) chi tiết về mọi hư hỏng, trục trặc, sửa đổi hoặc sửa chữa thiết bị.
6.5 Liên kết chuẩn đo lường
6.5.1 Phòng thí nghiệm phải thiết lập và duy trì liên kết chuẩn đo lường cho các kết quả đo của
mình bằng một chuỗi không đứt đoạn các phép hiệu chuẩn được lập thành văn bản, mỗi phép hiệu
chuẩn đóng góp vào độ không đảm bảo đo, liên kết các kết quả đo tới mốc quy chiếu thích hợp.
CHÚ THÍCH 1: Trong TCVN 6165, liên kết chuẩn đo lường được định nghĩa là “tính chất của kết
quả đo nhờ đó kết quả có thể liên hệ tới mốc quy chiếu thông qua một chuỗi không đứt đoạn các
phép hiệu chuẩn được lập thành văn bản, mỗi phép hiệu chuẩn đóng góp vào độ không đảm bảo đo”
CHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục A để biết thêm thông tin về liên kết chuẩn đo lường.
6.5.2 Phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng các kết quả đo có thể liên kết tới Hệ đơn vị quốc tế (SI)
thông qua:
a) việc hiệu chuẩn được thực hiện bởi phòng thí nghiệm có năng lực; hoặc
CHÚ THÍCH 1: Các phòng thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này này được coi là có
năng lực.
b) các giá trị được chứng nhận của mẫu chuẩn được chứng nhận do nhà sản xuất có năng lực cung
cấp có liên kết chuẩn đo lường tới SI được công bố: hoặc
CHÚ THÍCH 2: Nhà sản xuất mẫu chuẩn đáp ứng các yêu cầu của TCVN ISO 17034 được coi là có
năng lực.
c) việc thể hiện trực tiếp các đơn vị SI được đảm bảo bằng cách so sánh, trực tiếp hoặc gián tiếp,
với chuẩn quốc gia hoặc quốc tế;
CHÚ THÍCH 3: Chi tiết về việc thể hiện thực tế các định nghĩa của một số đơn vị quan trọng được
nêu trong sổ tay của SI.
6.5.3 Khi liên kết chuẩn đo lường đến các đơn vị SI không thể thực hiện về mặt kỹ thuật, phòng thí
nghiệm phải chứng tỏ liên kết chuẩn đo lường tới một mốc quy chiếu thích hợp như:
a) các giá trị được chứng nhận của mẫu chuẩn được chứng nhận do nhà sản xuất có năng lực cung
cấp; hoặc
b) kết quả của các thủ tục đo quy chiếu, các phương pháp quy định hoặc các chuẩn đồng thuận được
mô tả rõ ràng và được chấp nhận là cho ra các kết quả đo phù hợp với việc sử dụng đã định và được
đảm bảo bằng phép so sánh thích hợp.
6.6 Sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp
6.6.1 Phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm và dịch vụ thích hợp do bên ngoài
cung cấp có ảnh hưởng đến hoạt động thí nghiệm mới được sử dụng, khi những sản phẩm và dịch
vụ này:
a) nhằm mục đích kết hợp vào các hoạt động của chính phòng thí nghiệm;
b) được phòng thí nghiệm cung cấp trực tiếp cho khách hàng, một phần hoặc toàn bộ, như nhận
được từ nhà cung cấp bên ngoài;
c) được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của phòng thí nghiệm.
CHÚ THÍCH: Các sản phẩm có thể bao gồm, ví dụ, chuẩn đo lường và các thiết bị đo, thiết bị phụ
trợ, các vật tư tiêu hao và mẫu chuẩn. Các dịch vụ có thể bao gồm, ví dụ, dịch vụ hiệu chuẩn, dịch
vụ lấy mẫu, dịch vụ thử nghiệm, dịch vụ bảo trì thiết bị, cơ sở vật chất, dịch vụ thử nghiệm thành
thạo, dịch vụ đánh giá.
6.6.2 Phòng thí nghiệm phải có thủ tục và lưu giữ các hồ sơ về việc:
a) xác định, xem xét và phê duyệt các yêu cầu của phòng thí nghiệm đối với sản phẩm và dịch vụ
do bên ngoài cung cấp;
b) xác định các tiêu chí cho việc đánh giá, lựa chọn, theo dõi kết quả thực hiện và đánh giá lại các
nhà cung cấp bên ngoài;
c) đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp phù hợp với các yêu cầu đã được
thiết lập của phòng thí nghiệm, hoặc khi thích hợp với các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này,
trước khi chúng được sử dụng hoặc cung cấp trực tiếp cho khách hàng;
d) thực hiện mọi hành động nảy sinh từ việc đánh giá, theo dõi kết quả thực hiện và đánh giá lại nhà
cung cấp bên ngoài.
6.6.3 Phòng thí nghiệm phải trao đổi thông tin với nhà cung cấp bên ngoài về các yêu cầu của mình
đối với:
a) các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp;
b) chuẩn mực chấp nhận;
c) năng lực, bao gồm trình độ chuyên môn cần thiết của nhân sự;
d) các hoạt động mà phòng thí nghiệm, hoặc khách hàng của phòng thí nghiệm, dự định thực hiện
tại cơ sở của nhà cung cấp bên ngoài.
7 Yêu cầu về quá trình
7.1 Xem xét yêu cầu, đề nghị thầu và hợp đồng
7.1.1 Phòng thí nghiệm phải có thủ tục đối với việc xem xét các yêu cầu, đề nghị thầu và hợp đồng.
Thủ tục này phải đảm bảo rằng:
a) các yêu cầu được xác định, lập thành văn bản và hiểu một cách đầy đủ;
b) phòng thí nghiệm có khả năng và nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu đó;
c) khi sử dụng nhà cung cấp bên ngoài, thì các yêu cầu ở 6.6 phải được áp dụng và phòng thí
nghiệm thông báo cho khách hàng về các hoạt động thí nghiệm cụ thể sẽ được thực hiện bởi nhà
cung cấp bên ngoài và đạt được sự chấp thuận của khách hàng;
CHÚ THÍCH 1: Các hoạt động phòng thí nghiệm được cung cấp bởi bên ngoài có thể xảy ra khi:
- phòng thí nghiệm có nguồn lực và năng lực để thực hiện các hoạt động, tuy nhiên, vì các lý do
không lường trước nên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ việc đó;
- phòng thí nghiệm không có nguồn lực hoặc năng lực để thực hiện các hoạt động.
d) các phương pháp hoặc thủ tục thích hợp được lựa chọn và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu
của khách hàng.
CHÚ THÍCH 2: Đối với khách hàng nội bộ hoặc khách hàng thường xuyên, việc xem xét yêu cầu,
đề nghị thầu và hợp đồng có thể được thực hiện theo cách đơn giản hơn.
7.1.2 Phòng thí nghiệm phải thông báo cho khách hàng khi phương pháp khách hàng yêu cầu được
coi là không phù hợp hoặc đã lỗi thời.
7.1.3 Khi khách hàng yêu cầu công bố về sự phù hợp với một quy định kỹ thuật hay một tiêu chuẩn
về thử nghiệm hay hiệu chuẩn (ví dụ đạt/không đạt, nằm trong dung sai/nằm ngoài dung sai) thì quy
định kỹ thuật hay tiêu chuẩn đó và quy tắc ra quyết định phải được xác định rõ ràng. Trừ khi đã có
trong quy định kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn được đề nghị, quy tắc ra quyết định được chọn phải được
thông báo và thống nhất với khách hàng.
CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thêm về tuyên bố về sự phù hợp, xem ISO Guide 98-4.
7.1.4 Mọi khác biệt giữa yêu cầu hoặc đề nghị thầu và hợp đồng phải được giải quyết trước khi bắt
đầu các hoạt động thí nghiệm. Từng hợp đồng phải được cả phòng thí nghiệm và khách hàng cùng
chấp nhận. Các sai lệch do khách hàng yêu cầu không được ảnh hưởng đến sự nhất quán của phòng
thí nghiệm hoặc giá trị sử dụng của kết quả.
7.1.5 Khách hàng phải được thông báo về mọi sai lệch so với hợp đồng.
7.1.6 Nếu hợp đồng được sửa đổi sau khi công việc đã bắt đầu, thì việc xem xét hợp đồng phải
được lặp lại và mọi sửa đổi phải được thông báo cho tất cả các nhân viên bị ảnh hưởng.
7.1.7 Phòng thí nghiệm phải hợp tác với khách hàng hoặc đại diện của họ để làm rõ các yêu cầu
của khách hàng và theo dõi kết quả thực hiện của phòng thí nghiệm liên quan đến công việc được
thực hiện.
CHÚ THÍCH: Việc hợp tác này có thể bao gồm:
a) cho phép tiếp cận hợp lý các khu vực liên quan của phòng thí nghiệm để khách hàng chứng kiến
các hoạt động thí nghiệm cụ thể cho khách hàng.
b) việc chuẩn bị, đóng gói, chuyển các đối tượng khách hàng cần cho mục đích kiểm tra xác nhận.
7.1.8 Phải lưu giữ các hồ sơ xem xét, gồm cả mọi thay đổi đáng kể. Hồ sơ về các cuộc thảo luận
thích hợp với khách hàng về các yêu cầu của họ hoặc kết quả của hoạt động phòng thí nghiệm cũng
phải được lưu giữ.
7.2 Lựa chọn, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
7.2.1 Lựa chọn và kiểm tra xác nhận phương pháp
7.2.1.1 Phòng thí nghiệm phải sử dụng các phương pháp và thủ tục thích hợp đối với tất cả các hoạt
động thí nghiệm và, khi thích hợp, đối với việc đánh giá độ không đảm bảo đo cũng như các kỹ
thuật thống kê để phân tích dữ liệu.
CHÚ THÍCH: "Phương pháp" sử dụng trong tiêu chuẩn này có thể được coi là đồng nghĩa với "quy
trình đo" được định nghĩa trong TCVN 6165.
7.2.1.2 Tất cả các phương pháp, quy trình và tài liệu hỗ trợ, chẳng hạn như các hướng dẫn, tiêu
chuẩn, sổ tay và dữ liệu quy chiếu liên quan đến các hoạt động thí nghiệm phải được cập nhật và
sẵn có cho nhân sự (xem 8.3).
7.2.1.3 Phòng thí nghiệm phải đảm bảo sử dụng phiên bản có hiệu lực mới nhất của phương pháp
trừ khi nó không thích hợp hoặc không thể thực hiện được như vậy. Khi cần thiết, việc áp dụng một
phương pháp phải kèm theo những chi tiết bổ sung để đảm bảo việc áp dụng nhất quán.
CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia hoặc các quy định kỹ thuật đã được thừa
nhận khác có chứa thông tin đầy đủ và chính xác về cách thực hiện các hoạt động thí nghiệm thì
không cần bổ sung hoặc viết lại thành các quy trình nội bộ nếu những tiêu chuẩn này được viết theo
cách mà nhân sự tác nghiệp của phòng thí nghiệm có thể sử dụng. Có thể cần cung cấp tài liệu bổ
sung cho các bước tùy chọn trong phương pháp hoặc các chi tiết bổ sung.
7.2.1.4 Khi khách hàng không quy định phương pháp được sử dụng, thì phòng thí nghiệm phải lựa
chọn phương pháp thích hợp và thông báo cho khách hàng về phương pháp đã chọn. Khuyến nghị
sử dụng các phương pháp được xuất bản theo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc bởi
các tổ chức kỹ thuật có uy tín, hay trong các bài báo hoặc tạp chí khoa học có liên quan, hoặc theo
quy định của nhà sản xuất thiết bị. Cũng có thể sử dụng các phương pháp do phòng thí nghiệm xây
dựng hoặc sửa đổi.
7.2.1.5 Trước khi đưa vào sử dụng, phòng thí nghiệm phải kiểm tra xác nhận rằng mình có thể thực
hiện đúng các phương pháp bằng cách đảm bảo rằng phòng thí nghiệm có thể đạt được kết quả cần
thiết. Hồ sơ kiểm tra xác nhận này phải được lưu giữ. Khi phương pháp này được cơ quan ban hành
sửa đổi, thì việc kiểm tra xác nhận phải được lặp lại ở một mức độ cần thiết.
7.2.1.6 Khi cần xây dựng phương pháp, thì việc này phải là một hoạt động được hoạch định và phải
được giao cho các nhân sự có năng lực, được trang bị nguồn lực đầy đủ. Khi việc xây dựng phương
pháp được tiến hành, việc xem xét định kỳ phải được thực hiện để xác nhận rằng nhu cầu của khách
hàng vẫn đang được đáp ứng. Bất kỳ sửa đổi nào đối với kế hoạch xây dựng cũng phải được phê
duyệt và được chấp thuận.
7.2.1.7 Đối với tất cả hoạt động thí nghiệm, những sai lệch khỏi phương pháp chỉ được xảy ra nếu
sai lệch đó được lập thành văn bản, được lý giải về mặt kỹ thuật, được cho phép và được khách
hàng chấp nhận.
CHÚ THÍCH: Việc chấp nhận của khách hàng đối với sai lệch cần được thỏa thuận trước trong hợp
đồng.
7.2.2 Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
7.2.2.1 Phòng thí nghiệm phải xác nhận giá trị sử dụng của các phương pháp không tiêu chuẩn,
phương pháp do phòng thí nghiệm xây dựng và các phương pháp tiêu chuẩn được sử dụng ngoài
phạm vi dự kiến hoặc được sửa đổi. Việc xác nhận giá trị sử dụng phải ở mức độ cần thiết để đáp
ứng các nhu cầu áp dụng đã định hay lĩnh vực áp dụng.
CHÚ THÍCH 1: Xác nhận giá trị sử dụng có thể bao gồm các thủ tục lấy mẫu, xử lý và vận chuyển
các đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Các kỹ thuật được sử dụng để xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp có thể là
một hoặc kết hợp của:
a) hiệu chuẩn hoặc đánh giá độ chệch và độ chụm bằng việc sử dụng các chuẩn chính hoặc mẫu
chuẩn;
b) đánh giá có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả;
c) thử nghiệm độ ổn định của phương pháp qua sự biến động của các thông số được kiểm soát như
nhiệt độ tủ ấm, thể tích đo,...;
d) so sánh các kết quả đạt được bởi các phương pháp khác đã được xác nhận giá trị sử dụng;
e) so sánh liên phòng;
f) đánh giá độ không đảm bảo đo của các kết quả dựa trên sự hiểu biết về các nguyên lý của phương
pháp và kinh nghiệm thực tế về việc thực hiện phương pháp lấy mẫu hoặc thử nghiệm.
7.2.2.2 Khi thực hiện các thay đổi đối với một phương pháp đã được xác nhận giá trị sử dụng, thì
phải xác định ảnh hưởng của những thay đổi này và nếu chúng được phát hiện là có ảnh hưởng đến
việc xác nhận giá trị sử dụng ban đầu, thì phải tiến hành một xác nhận giá trị sử dụng mới đối với
phương pháp.
7.2.2.3 Các thông số đặc trưng của phương pháp đã được xác nhận giá trị sử dụng khi đánh giá cho
việc sử dụng đã định, phải thích hợp với nhu cầu của khách hàng và nhất quán với các yêu cầu xác
định.
CHÚ THÍCH: Các thông số đặc trưng có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở, phạm vi đo, độ
chính xác, độ không đảm bảo đo của kết quả, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ chọn lọc
của phương pháp, độ tuyến tính, độ lặp lại hoặc độ tái lập, độ ổn định đối với các ảnh hưởng bên
ngoài hoặc độ nhạy với nhiễu từ chất nền của mẫu hoặc đối tượng thử và độ chệch.
7.2.2.4 Phòng thí nghiệm phải lưu giữ các hồ sơ xác nhận giá trị sử dụng sau:
a) thủ tục xác nhận giá trị sử dụng được dùng;
b) quy định kỹ thuật về các yêu cầu;
c) xác định các thông số đặc trưng của phương pháp;
d) kết quả thu được;
e) công bố về giá trị sử dụng của phương pháp, nêu chi tiết về sự phù hợp của phương pháp với mục
đích sử dụng.
7.3 Lấy mẫu
7.3.1 Phòng thí nghiệm phải có kế hoạch và phương pháp lấy mẫu khi tiến hành lấy mẫu các chất,
vật liệu hoặc sản phẩm để thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn sau đó. Phương pháp lấy mẫu phải đề cập
đến các yếu tố cần được kiểm soát để đảm bảo giá trị sử dụng của các kết quả thử nghiệm hoặc hiệu
chuẩn sau đó. Kế hoạch và phương pháp lấy mẫu phải có sẵn tại địa điểm mẫu được lấy. Các kế
hoạch lấy mẫu phải dựa trên các phương pháp thống kê thích hợp, nếu hợp lý.
7.3.2 Phương pháp lấy mẫu phải quy định:
a) việc lựa chọn mẫu hoặc địa điểm;
b) kế hoạch lấy mẫu;
c) việc chuẩn bị và xử lý (các) mẫu từ một chất, vật liệu hoặc sản phẩm để thu được đối tượng cần
thiết cho việc thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn tiếp theo.
CHÚ THÍCH: Khi tiếp nhận vào phòng thí nghiệm, có thể cần được xử lý thêm theo yêu cầu ở 7.4.
7.3.3 Phòng thí nghiệm phải lưu giữ hồ sơ về dữ liệu lấy mẫu là một phần thử nghiệm hoặc hiệu
chuẩn được thực hiện. Khi thích hợp, những hồ sơ này phải bao gồm:
a) viện dẫn tới phương pháp lấy mẫu được sử dụng;
b) ngày và giờ lấy mẫu;
c) dữ liệu để nhận biết và mô tả mẫu (ví dụ số lượng, lượng, tên);
d) nhận biết nhân sự thực hiện lấy mẫu;
e) nhận biết thiết bị được sử dụng;
f) các điều kiện môi trường hoặc vận chuyển;
g) sơ đồ hoặc các cách tương đương khác để nhận biết vị trí lấy mẫu, khi thích hợp; và
h) những sai lệch, bổ sung hoặc loại trừ khỏi phương pháp lấy mẫu và kế hoạch lấy mẫu.
7.4 Xử lý đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn
7.4.1 Phòng thí nghiệm phải có thủ tục đối với việc vận chuyển, tiếp nhận, xử lý, bảo vệ, bảo quản,
lưu giữ, hủy bỏ hay trả lại các đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn, bao gồm tất cả các quy định
cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn của đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn và để bảo vệ lợi ích của
phòng thí nghiệm và khách hàng. Phải thận trọng để tránh sự hư hỏng, nhiễm bẩn, mất mát hay tổn
hại đối tượng này trong quá trình xử lý, vận chuyển, lưu giữ/chờ đợi và chuẩn bị để thử nghiệm
hoặc hiệu chuẩn. Phải tuân thủ các hướng dẫn xử lý đưa ra với đối tượng đó.
7.4.2 Phòng thí nghiệm phải có một hệ thống để nhận biết một cách rõ ràng về các đối tượng thử
nghiệm hoặc hiệu chuẩn. Việc nhận biết phải được duy trì chừng nào các đối tượng còn thuộc trách
nhiệm của phòng thí nghiệm. Hệ thống này phải đảm bảo rằng các đối tượng sẽ không bị nhầm lẫn
về mặt vật lý hoặc nhầm lẫn khi được dẫn chiếu trong các hồ sơ hay các tài liệu khác. Khi thích
hợp, hệ thống nhận biết này phải hỗ trợ việc phân nhỏ đối tượng hoặc các nhóm đối tượng và sự
chuyển dịch các đối tượng.
7.4.3 Ngay khi nhận đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn, phải ghi nhận về những sai lệch so với
các điều kiện quy định. Khi có nghi ngờ về sự thích hợp của đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn,
hoặc khi đối tượng không phù hợp với mô tả đã được cung cấp, phòng thí nghiệm phải tham vấn
khách hàng về những chỉ dẫn tiếp theo trước khi tiến hành và phải ghi nhận kết quả của việc tham
vấn này. Khi khách hàng yêu cầu thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn đối tượng được ghi nhận có sự sai
lệch so với các điều kiện quy định, phòng thí nghiệm phải đưa vào báo cáo tuyên bố không chịu
trách nhiệm, trong đó chỉ ra những kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi sai lệch đó.
7.4.4 Khi các đối tượng cần được lưu giữ hoặc được ổn định trong những điều kiện môi trường
nhất định, thì những điều kiện này phải được duy trì, theo dõi và lưu hồ sơ.
7.5 Hồ sơ kỹ thuật
7.5.1 Phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng các hồ sơ kỹ thuật cho từng hoạt động thí nghiệm đều
phải bao gồm các kết quả, báo cáo và thông tin đầy đủ để tạo thuận lợi, khi có thể, cho việc nhận
biết các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo và độ không đảm bảo đo kèm theo và tạo khả năng để lặp
lại hoạt động thí nghiệm này trong điều kiện giống nhất có thể so với điều kiện ban đầu. Các hồ sơ
kỹ thuật phải bao gồm thời gian và việc nhận biết nhân sự chịu trách nhiệm đối với mỗi hoạt động
thí nghiệm và cho việc kiểm tra dữ liệu và kết quả. Các quan trắc, dữ liệu gốc và các tính toán phải
được ghi nhận tại thời điểm chúng được thực hiện và phải có khả năng nhận biết đối với nhiệm vụ
cụ thể.
7.5.2 Phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng những sửa đổi đối với hồ sơ kỹ thuật có thể truy xuất
được tới các phiên bản trước đó hoặc tới các quan trắc gốc. Cả dữ liệu gốc và dữ liệu được sửa đổi
đều phải được lưu giữ, bao gồm cả ngày thay đổi, chỉ ra các khía cạnh được thay đổi và nhân sự
chịu trách nhiệm về những thay đổi.
7.6 Đánh giá độ không đảm bảo đo.
7.6.1 Phòng thí nghiệm phải nhận biết các thành phần độ không đảm bảo đo. Khi đánh giá độ
không đảm bảo đo, mọi thành phần đóng góp đáng kể, kể cả những thành phần nảy sinh từ việc lấy
mẫu, đều phải được tính đến nhờ sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp.
7.6.2 Phòng thí nghiệm thực hiện hiệu chuẩn, kể cả hiệu chuẩn thiết bị của mình, phải đánh giá độ
không đảm bảo đo đối với tất cả các phép hiệu chuẩn.
7.6.3 Phòng thí nghiệm tiến hành thử nghiệm phải đánh giá độ không đảm bảo đo. Khi phương
pháp thử không thể đánh giá chính xác độ không đảm bảo đo, thì phải ước lượng nó dựa trên sự
hiểu biết về các nguyên tắc lý thuyết hoặc kinh nghiệm thực tế về kết quả thực hiện của phương
pháp đó.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp, phương pháp thử đã được thừa nhận rộng rãi, quy định giới hạn
các giá trị của nguồn không đảm bảo đo chính và quy định hình thức thể hiện các kết quả tính toán,
thì phòng thí nghiệm được xem là thỏa mãn 7.6.3 khi tuân theo phương pháp thử và các hướng dẫn
báo cáo này.
CHÚ THÍCH 2: Đối với một phương pháp cụ thể mà độ không đảm bảo đo của các kết quả đã được
thiết lập và kiểm tra xác nhận, thì không cần đánh giá độ không đảm bảo đo cho từng kết quả, nếu
phòng thí nghiệm có thể chứng tỏ rằng các yếu tố ảnh hưởng quan trọng được nhận biết đều được
kiểm soát.
CHÚ THÍCH 3: Thông tin thêm, xem TCVN 9595-3, bộ tiêu chuẩn TCVN 6910 và TCVN 10861.
7.7 Đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả
7.7.1 Phòng thí nghiệm phải có quy trình theo dõi giá trị sử dụng của các kết quả. Dữ liệu tạo ra
phải được lưu hồ sơ sao cho có khả năng phát hiện được các xu hướng và khi có thể, phải áp dụng
các kỹ thuật thống kê để xem xét kết quả. Việc theo dõi này phải được hoạch định và xem xét và
khi thích hợp phải bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
a) việc sử dụng mẫu chuẩn hoặc các vật liệu kiểm soát chất lượng;
b) việc sử dụng thiết bị thay thế đã được hiệu chuẩn để cung cấp các kết quả có khả năng liên kết
chuẩn;
c) (các) kiểm tra về vận hành của thiết bị đo lường và thử nghiệm;
d) sử dụng các chuẩn kiểm tra hoặc chuẩn công tác cùng với các biểu đồ kiểm soát, nếu có thể áp
dụng;
e) kiểm tra giữa kỳ thiết bị đo lường;
f) thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn lặp lại bằng cách sử dụng cùng một phương pháp hay phương pháp
khác;
g) thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn lại trên đối tượng được lưu;
h) mối tương quan giữa các kết quả về các đặc tính khác nhau của cùng một đối tượng;
i) xem xét kết quả được báo cáo;
j) so sánh trong nội bộ phòng thí nghiệm;
k) thử nghiệm (các) mẫu mù.
7.7.2 Phòng thí nghiệm phải theo dõi kết quả thực hiện của mình thông qua việc so sánh với kết
quả của các phòng thí nghiệm khác, khi sẵn có và thích hợp. Việc theo dõi này phải được hoạch
định và xem xét và phải bao gồm, nhưng không giới hạn ở việc lựa chọn một hoặc cả hai cách sau:
a) tham gia thử nghiệm thành thạo;
CHÚ THÍCH: TCVN ISO/IEC 17043 bao gồm thông tin bổ sung về thử nghiệm thành thạo và các
nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo. Các nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo đáp ứng các yêu cầu
của TCVN ISO/IEC 17043 được coi là có năng lực.
b) tham gia các hình thức so sánh liên phòng thí nghiệm khác ngoài thử nghiệm thành thạo.
7.7.3 Dữ liệu từ các hoạt động theo dõi phải được phân tích và sử dụng để kiểm soát và nếu có thể,
cải tiến các hoạt động của phòng thí nghiệm. Khi kết quả phân tích dữ liệu từ hoạt động theo dõi
cho thấy nó nằm ngoài các tiêu chí đã được xác định, thì phải thực hiện hành động thích hợp để
ngăn ngừa việc báo cáo các kết quả sai.
7.8 Báo cáo kết quả
7.8.1 Yêu cầu chung
7.8.1.1 Các kết quả phải được xem xét và phê duyệt trước khi đưa ra.
7.8.1.2 Các kết quả phải được cung cấp một cách chính xác, rõ ràng, không gây hiểu sai và khách
quan, thường là dạng báo cáo (ví dụ báo cáo thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận hiệu chuẩn hoặc báo
cáo lấy mẫu) và phải bao gồm tất cả các thông tin thỏa thuận với khách hàng và cần thiết cho việc
giải thích kết quả và mọi thông tin theo yêu cầu của phương pháp được sử dụng. Tất cả các báo cáo
đã được ban hành phải được lưu giữ dưới dạng hồ sơ kỹ thuật.
CHÚ THÍCH 1: Với mục đích của tiêu chuẩn này, báo cáo thử nghiệm và giấy chứng nhận hiệu
chuẩn đôi khi lại được gọi là giấy chứng nhận thử nghiệm và báo cáo hiệu chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Các báo cáo có thể được phát hành dưới dạng bản cứng hoặc bằng các phương tiện
điện tử, với điều kiện đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
7.8.1.3 Khi được khách hàng đồng ý, các kết quả có thể được báo cáo một cách đơn giản. Mọi
thông tin được nêu trong 7.8.2 đến 7.8.7 mà không được báo cáo cho khách hàng đều phải có sẵn.
7.8.2 Báo cáo (thử nghiệm, hiệu chuẩn hoặc lấy mẫu) - Các yêu cầu chung
7.8.2.1 Mỗi báo cáo phải bao gồm ít nhất các thông tin sau, trừ khi phòng thí nghiệm có những lý
do hợp lệ để không làm như vậy, bằng cách đó sẽ giảm thiểu bất kỳ khả năng hiểu nhầm hoặc sử
dụng sai:
a) tiêu đề (ví dụ "Báo cáo thử nghiệm", "Giấy chứng nhận hiệu chuẩn" hoặc "Báo cáo lấy mẫu");
b) tên và địa chỉ phòng thí nghiệm;
c) vị trí thực hiện các hoạt động thí nghiệm, kể cả khi thực hiện tại cơ sở của khách hàng hoặc tại
các địa điểm cách xa cơ sở thường xuyên của phòng thí nghiệm, hoặc ở các cơ sở tạm thời liên quan
hoặc cơ sở di động;
d) nhận biết duy nhất tất cả các phần của báo cáo được ghi nhận là một phần của báo cáo hoàn
chỉnh và nhận biết rõ phần kết thúc của báo cáo;
e) tên và thông tin liên hệ của khách hàng;
f) nhận biết phương pháp sử dụng;
g) mô tả, nhận biết rõ ràng, và khi cần, điều kiện/tình trạng của đối tượng;
h) ngày nhận (các) đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn, ngày lấy mẫu, nếu điều này là quan
trọng đối với giá trị sử dụng và việc ứng dụng kết quả;
i) ngày thực hiện hoạt động thí nghiệm;
j) ngày phát hành báo cáo;
k) viện dẫn đến kế hoạch và phương pháp lấy mẫu được phòng thí nghiệm hoặc các tổ chức khác sử
dụng nếu những điều này có liên quan đến giá trị sử dụng hoặc việc ứng dụng kết quả;
l) tuyên bố về hiệu lực rằng các kết quả chỉ liên quan đến đối tượng được thử nghiệm, hiệu chuẩn
hoặc lấy mẫu;
m) kết quả gắn với đơn vị đo, khi thích hợp;
n) các bổ sung đối với phương pháp, những sai lệch hoặc các loại trừ khỏi phương pháp;
o) nhận biết (những) người phê duyệt báo cáo;
p) nhận biết rõ những kết quả là của nhà cung cấp bên ngoài.
CHÚ THÍCH: Đưa ra một tuyên bố quy định rằng "báo cáo không được sao chép một cách không
đầy đủ và không có sự chấp thuận của phòng thí nghiệm" có thể mang lại sự đảm bảo rằng các phần
trong báo cáo không bị tách khỏi ngữ cảnh.
7.8.2.2 Phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm về tất cả các thông tin nêu trong báo cáo, trừ khi đó
là thông tin được cung cấp bởi khách hàng. Dữ liệu được cung cấp bởi khách hàng phải được nhận
biết rõ ràng. Ngoài ra, tuyên bố từ chối trách nhiệm phải được nêu trong báo cáo khi thông tin được
cung cấp bởi khách hàng có thể ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của kết quả. Nếu phòng thí nghiệm
không chịu trách nhiệm trong giai đoạn lấy mẫu (ví dụ mẫu được khách hàng cung cấp), thì phải
nêu trong báo cáo rằng các kết quả được áp dụng cho mẫu nhận được.
7.8.3 Yêu cầu cụ thể đối với báo cáo thử nghiệm
7.8.3.1 Ngoài các yêu cầu nêu trong 7.8.2, báo cáo thử nghiệm phải, khi cần giải thích kết quả thử
nghiệm, bao gồm:
a) thông tin về điều kiện thử nghiệm cụ thể, chẳng hạn các điều kiện môi trường;
b) khi có liên quan, tuyên bố về sự phù hợp với yêu cầu hoặc các quy định kỹ thuật (7.8.6);
c) khi có thể, độ không đảm bảo đo được trình bày theo cùng một đơn vị của đại lượng được đo
hoặc theo đơn vị tương đối của đại lượng được đo (ví dụ như phần trăm) khi:
- nó liên quan đến giá trị sử dụng hoặc việc ứng dụng các kết quả thử nghiệm;
- một chỉ dẫn của khách hàng mang tính yêu cầu, hoặc
- độ không đảm bảo đo ảnh hưởng đến sự phù hợp với một giới hạn kỹ thuật;
d) khi thích hợp, nêu ý kiến và diễn giải (xem 7.8.7);
e) thông tin bổ sung có thể theo yêu cầu của phương pháp, cơ quan quản lý, khách hàng hay nhóm
khách hàng cụ thể.
7.8.3.2 Trường hợp phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm về hoạt động lấy mẫu, báo cáo thử nghiệm
phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong 7.8.5 khi cần để giải thích các kết quả thử nghiệm.
7.8.4 Yêu cầu cụ thể đối với giấy chứng nhận hiệu chuẩn
7.8.4.1 Ngoài các yêu cầu nêu trong 7.8.2, giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải bao gồm:
a) độ không đảm bảo đo của kết quả đo được trình bày theo cùng một đơn vị của đại lượng được đo
hoặc theo đơn vị tương đối của đại lượng được đo (ví dụ như phần trăm);
CHÚ THÍCH: Theo TCVN 6165, một kết quả đo thường được biểu diễn dưới dạng một giá trị đại
lượng đo đơn bao gồm cả đơn vị đo và độ không đảm bảo đo.
b) các điều kiện (ví dụ như môi trường) trong đó việc hiệu chuẩn đã được thực hiện có ảnh hưởng
đến các kết quả đo;
c) tuyên bố xác định các phép đo có liên kết chuẩn đo lường như thế nào (xem Phụ lục A);
d) các kết quả trước và sau khi hiệu chỉnh hoặc sửa chữa, nếu có;
e) khi có liên quan, tuyên bố về sự phù hợp với yêu cầu hoặc các quy định kỹ thuật (7.8.6);
f) khi thích hợp, nêu ý kiến và diễn giải (xem 7.8.7).
7.8.4.2 Trường hợp phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm về hoạt động lấy mẫu, thì khi cần giấy
chứng nhận hiệu chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu nêu ở 7.8.5 để diễn giải các kết quả hiệu chuẩn.
7.8.4.3 Giấy chứng nhận hoặc tem hiệu chuẩn không được chứa bất kỳ đề xuất nào về khoảng thời
gian hiệu chuẩn ngoại trừ điều đó đã được thỏa thuận với khách hàng.
7.8.5 Báo cáo lấy mẫu - các yêu cầu cụ thể
Trường hợp phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm về hoạt động lấy mẫu, ngoài các yêu cầu nêu trong
7.8.2, báo cáo phải bao gồm những điều sau, khi cần, để giải thích kết quả:
a) ngày lấy mẫu;
b) nhận biết duy nhất đối tượng hoặc vật liệu được lấy mẫu (bao gồm tên của nhà sản xuất, model
hay kiểu loại chỉ định và số sêri khi thích hợp);
c) địa điểm lấy mẫu, bao gồm bất kỳ sơ đồ, phác họa hoặc hình ảnh nào;
d) viện dẫn kế hoạch lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu;
e) chi tiết về mọi điều kiện môi trường trong quá trình lấy mẫu có ảnh hưởng đến việc giải thích kết
quả thử nghiệm;
f) thông tin cần thiết để đánh giá độ không đảm bảo đo cho việc thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn tiếp
theo.
7.8.6. Báo cáo các tuyên bố về sự phù hợp
7.8.6.1 Khi tuyên bố về sự phù hợp với một quy định kỹ thuật hay tiêu chuẩn được đưa ra, phòng
thí nghiệm phải lập thành văn bản quy tắc quyết định được áp dụng, có tính đến mức độ rủi ro (như
chấp nhận sai, bác bỏ sai và các giả định thống kê sai) liên quan đến quy tắc quyết định được áp
dụng và việc áp dụng quy tắc quyết định này.
CHÚ THÍCH: Khi quy tắc ra quyết định được quy định bởi khách hàng, chế định hay tài liệu quy
định, thì không cần xem xét thêm về mức độ rủi ro nữa.
7.8.6.2 Phòng thí nghiệm phải báo cáo tuyên bố về sự phù hợp và tuyên bố đó nhận biết rõ:
a) tuyên bố về sự phù hợp áp dụng cho những kết quả nào;
b) các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn hay phần quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn nào được đáp ứng hay
không được đáp ứng;
c) quy tắc ra quyết định được áp dụng (trừ khi nó đã có trong quy định kỹ thuật hay tiêu chuẩn liên
quan).
CHÚ THÍCH Thông tin thêm, xem ISO/IEC Guide 98-4.
7.8.7 Báo cáo các ý kiến và diễn giải
7.8.7.1 Khi phải thể hiện các ý kiến và diễn giải, phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng chỉ nhân sự
được trao quyền thể hiện ý kiến và diễn giải mới được đưa ra tuyên bố tương ứng. Phòng thí
nghiệm phải lập thành văn bản căn cứ theo đó các ý kiến và diễn giải được thực hiện.
CHÚ THÍCH: Quan trọng là phân biệt giữa ý kiến và diễn giải với các tuyên bố về giám định và
chứng nhận sản phẩm như nêu trong TCVN ISO/IEC 17020 và TCVN ISO/IEC 17065, cũng như
với các tuyên bố về sự phù hợp nêu ở 7.8.6.
7.8.7.2 Các ý kiến và diễn giải được trình bày trong các báo cáo phải dựa trên các kết quả thu được
từ đối tượng đã được thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn và phải được nhận biết thật rõ ràng.
7.8.7.3 Khi ý kiến và diễn giải được trao đổi trực tiếp với khách hàng bằng đối thoại, phải lưu hồ sơ
về đối thoại đó.
7.8.8 Sửa đổi báo cáo
7.8.8.1 Khi một báo cáo đã ban hành cần được thay đổi hay sửa đổi hoặc cấp lại thì bất kỳ sự thay
đổi thông tin nào cũng phải được nhận biết rõ và khi thích hợp, nêu lý do thay đổi trong báo cáo.
7.8.8.2 Việc sửa đổi một báo cáo sau khi phát hành chỉ được thực hiện dưới hình thức của một tài
liệu tiếp theo, hoặc một cách chuyển dữ liệu, nó phải bao gồm tuyên bố: "Sửa đổi Báo cáo, số sêri...
[hoặc được nhận biết theo cách khác]", hoặc một hình thức diễn đạt bằng từ ngữ tương đương.
Những sửa đổi này phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
7.8.8.3 Khi cần ban hành một báo cáo hoàn toàn mới, thì báo cáo này phải được nhận biết duy nhất
và phải bao gồm viện dẫn đến bản gốc mà nó thay thế.
7.9 Khiếu nại
7.9.1 Phòng thí nghiệm phải có quá trình dạng văn bản đối với việc tiếp nhận, đánh giá và ra quyết
định về khiếu nại.
7.9.2 Bản mô tả quá trình xử lý khiếu nại phải sẵn có cho bất kỳ bên quan tâm nào khi có yêu cầu.
Ngay khi nhận được khiếu nại, phòng thí nghiệm phải xác nhận xem khiếu nại có liên quan đến các
hoạt động thí nghiệm mà mình chịu trách nhiệm hay không và nếu có, sẽ xử lý khiếu nại đó. Phòng
thí nghiệm phải chịu trách nhiệm về mọi quyết định ở tất cả các cấp trong quá trình giải quyết khiếu
nại.
7.9.3 Quá trình xử lý khiếu nại phải bao gồm ít nhất các yếu tố và phương pháp sau:
a) mô tả quá trình tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác, điều tra khiếu nại và quyết định những hành
động nào được thực hiện để đáp ứng khiếu nại;
b) theo dõi và lập hồ sơ các khiếu nại, kể cả các hành động được tiến hành để giải quyết khiếu nại;
c) đảm bảo hành hành động thích hợp được thực hiện.
7.9.4 Phòng thí nghiệm nhận khiếu nại phải có trách nhiệm thu thập và xác minh tất cả thông tin
cần thiết để kiểm tra tính chính xác của khiếu nại;
7.9.5 Ngay khi có thể, phòng thí nghiệm phải chính thức xác nhận nhận được khiếu nại và cung cấp
cho bên khiếu nại các báo cáo tiến độ và kết quả.
7.9.6 Các kết quả được trao đổi thông tin với bên khiếu nại phải được lập, hoặc được xem xét và
phê duyệt bởi (các) cá nhân không tham gia vào các hoạt động thí nghiệm ban đầu đang xem xét.
CHÚ THÍCH Điều này có thể được thực hiện bởi nhân sự bên ngoài.
7.9.7 Ngay khi có thể, phòng thí nghiệm phải đưa ra thông báo chính thức về việc kết thúc xử lý
khiếu nại cho bên khiếu nại.
7.10 Công việc không phù hợp
7.10.1 Phòng thí nghiệm phải có một thủ tục được thực hiện khi bất kỳ khía cạnh nào của hoạt
động thí nghiệm hoặc kết quả của công việc này không phù hợp với các thủ tục của phòng thí
nghiệm hay với các yêu cầu của khách hàng đã được thống nhất (ví dụ thiết bị hoặc các điều kiện
môi trường nằm ngoài giới hạn quy định, kết quả theo dõi không đạt được chuẩn mực đã định). Thủ
tục này đảm bảo rằng:
a) các trách nhiệm và quyền hạn đối với việc quản lý công việc không phù hợp đều được xác định;
b) các hành động (bao gồm việc tạm dừng hoặc lặp lại công việc và nếu cần, đình lại các báo cáo)
đều dựa trên mức độ rủi ro do phòng thí nghiệm thiết lập;
c) thực hiện đánh giá mức độ nghiêm trọng của công việc không phù hợp, bao gồm cả phân tích tác
động đối với các kết quả trước đó;
d) thực hiện quyết định về khả năng chấp nhận công việc không phù hợp;
e) khi cần, khách hàng sẽ được thông báo và công việc được thu hồi;
f) xác định trách nhiệm cho phép khôi phục lại công việc.
7.10.2 Phòng thí nghiệm phải lưu giữ các hồ sơ về công việc không phù hợp và các hành động như
quy định tại 7.10.1, điểm b) đến f).
7.10.3 Trong trường hợp đánh giá chỉ ra rằng công việc không phù hợp có thể tái diễn hoặc có nghi
ngờ về sự phù hợp của hoạt động của phòng thí nghiệm với hệ thống quản lý của nó, thì phòng thí
nghiệm phải thực hiện hành động khắc phục.
7.11 Kiểm soát dữ liệu - Quản lý thông tin
7.11.1 Phòng thí nghiệm phải có sự tiếp cận dữ liệu và thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động
thí nghiệm.
7.11.2 (Các) hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm được sử dụng để thu thập, xử lý, lưu hồ
sơ, báo cáo, bảo quản hoặc khôi phục dữ liệu phải được phòng thí nghiệm xác nhận giá trị sử dụng
về tính năng, bao gồm việc vận hành đúng chức năng của các giao diện trong hệ thống quản lý
thông tin phòng thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào, kể cả cấu
hình phần mềm của phòng thí nghiệm hay mọi sự sửa đổi phần mềm thương mại bán sẵn, thì những
thay đổi này đều phải được cho phép, được lập thành văn bản và xác nhận giá trị sử dụng trước khi
thực hiện.
CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này "hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm" bao gồm việc
quản lý dữ liệu và thông tin trong cả hệ thống máy tính và nằm ngoài hệ thống máy tính. Một số
yêu cầu có thể áp dụng được nhiều hơn cho các hệ thống máy tính so với các hệ thống không được
máy tính hóa.
CHÚ THÍCH 2: Phần mềm thương mại bán sẵn thường được sử dụng trong một phạm vi ứng dụng
đã được chỉ định và có thể được coi là đã được xác nhận giá trị sử dụng đầy đủ.
7.11.3 Hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm phải:
a) được bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép;
b) được bảo vệ chống lại sự giả mạo và mất mát;
c) được vận hành trong môi trường phù hợp với nhà cung cấp hoặc các quy định kỹ thuật của phòng
thí nghiệm hoặc trong trường hợp các hệ thống không sử dụng máy tính, cung cấp các điều kiện bảo
vệ tính chính xác của việc lập hồ sơ hay sao chép thủ công;
d) được duy trì theo cách đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và thông tin; và
e) bao gồm việc lập hồ sơ về các sai lỗi hệ thống và các hành động tức thời thích hợp hay các hành
động khắc phục.
7.11.4 Khi hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm được quản lý và duy trì từ bên ngoài hoặc
qua nhà cung cấp bên ngoài, phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng nhà cung cấp hoặc người vận
hành hệ thống tuân thủ tất cả các yêu cầu được áp dụng được của tiêu chuẩn này.
7.11.5 Phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng các hướng dẫn, sổ tay và dữ liệu tham khảo liên quan
đến hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm đều sẵn có cho nhân viên.
7.11.6 Việc tính toán và truyền dữ liệu phải được kiểm tra một cách thích hợp và có hệ thống.
8 Yêu cầu hệ thống quản lý
8.1 Các lựa chọn
8.1.1 Khái quát
Phòng thí nghiệm phải thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý có khả
năng hỗ trợ và chứng tỏ việc đạt được một cách nhất quán các yêu cầu của tiêu chuẩn này và đảm
bảo chất lượng các kết quả thí nghiệm. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu từ điều 4 đến điều 7 của tiêu
chuẩn này, phòng thí nghiệm phải áp dụng một thống quản lý theo lựa chọn A hoặc lựa chọn B.
CHÚ THÍCH: Thông tin thêm xem Phụ lục B.
8.1.2 Lựa chọn A
Tối thiểu hệ thống quản lý của phòng thí nghiệm phải giải quyết các vấn đề sau:
- tài liệu hệ thống quản lý (xem 8.2);
- kiểm soát tài liệu hệ thống quản lý (xem 8.3);
- kiểm soát hồ sơ (xem 8.4);
- hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội (xem 8.5);
- cải tiến (xem 8.6);
- hành động khắc phục (xem 8.7);
- đánh giá nội bộ (xem 8.8);
- xem xét của lãnh đạo (xem 8.9);
8.1.3 Lựa chọn B
Phòng thí nghiệm đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý, phù hợp với các yêu cầu của TCVN ISO
9001 và hệ thống này có khả năng hỗ trợ, chứng tỏ sự đáp ứng đầy đủ nhất quán các yêu cầu từ điều
từ 4 đến điều 7, cũng như đáp ứng ít nhất mục đích của các yêu cầu về hệ thống quản lý được quy
định ở 8.2 đến 8.9.
8.2 Tài liệu hệ thống quản lý (Lựa chọn A)
8.2.1 Quản lý phòng thí nghiệm phải thiết lập, lập thành văn bản và duy trì các chính sách và mục
tiêu để đáp ứng mục đích của tiêu chuẩn này và phải đảm bảo rằng các chính sách và mục tiêu được
ghi nhận và thực hiện ở tất cả các cấp tổ chức của phòng thí nghiệm.
8.2.2 Các chính sách và mục tiêu phải đề cập đến năng lực, tính khách quan và việc thực hiện nhất
quán của phòng thí nghiệm.
8.2.3 Quản lý phòng thí nghiệm phải cung cấp bằng chứng về cam kết xây dựng và áp dụng hệ
thống quản lý và để cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống.
8.2.4 Tất cả tài liệu, quá trình, hệ thống, hồ sơ liên quan việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn
này phải có trong, được viện dẫn từ hay được kết nối đến hệ thống quản lý này.
8.2.5 Tất cả nhân viên tham gia vào các hoạt động thí nghiệm phải có sự tiếp cận các phần của hệ
thống tài liệu quản lý và các thông tin có liên quan có thể áp dụng cho các trách nhiệm của họ.
8.3 Kiểm soát tài liệu hệ thống quản lý (Lựa chọn A)
8.3.1 Phòng thí nghiệm phải kiểm soát các tài liệu (nội bộ và bên ngoài) có liên quan đến việc đáp
ứng tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Trong bối cảnh này, từ "tài liệu" có thể là các tuyên bố về chính sách, thủ tục, quy
định kỹ thuật, hướng dẫn của nhà sản xuất, bảng hiệu chuẩn, biểu đồ, sách, áp phích, thông báo, bản
ghi nhớ, bản vẽ, kế hoạch,... Chúng có thể ở phương tiện truyền thông khác nhau như bản cứng hay
dạng số hóa.
8.3.2 Phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng:
a) tài liệu được phê duyệt về sự thỏa đáng bởi nhân sự có thẩm quyền trước khi ban hành;
b) tài liệu được xem xét định kỳ và cập nhật khi cần thiết;
c) các thay đổi và tình trạng soát xét hiện thời của các tài liệu được nhận biết;
d) các phiên bản có liên quan của các tài liệu hiện hành cần có sẵn tại các nơi sử dụng và khi cần,
việc phân phối chúng được kiểm soát;
e) các tài liệu được nhận biết một cách duy nhất;
f) ngăn chặn được việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng cách nhận biết thích hợp đối
với tài liệu lỗi thời nếu chúng được giữ lại vì bất cứ mục đích nào.
8.4 Kiểm soát hồ sơ (Lựa chọn A)
8.4.1 Phòng thí nghiệm phải thiết lập và lưu giữ các hồ sơ rõ ràng để chứng tỏ việc đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.
8.4.2 Phòng thí nghiệm phải áp dụng các kiểm soát cần thiết đối với việc nhận biết, bảo quản, bảo
vệ, sao lưu, lưu trữ, phục hồi, thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ của mình. Phòng thí nghiệm
phải lưu giữ các hồ sơ trong một giai đoạn nhất quán với nghĩa vụ hợp đồng. Việc tiếp cận các hồ
sơ này phải nhất quán với các cam kết bảo mật và các hồ sơ phải có sẵn.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu bổ sung về hồ sơ kỹ thuật được nêu ở 7.5.
8.5 Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội (Lựa chọn A)
8.5.1 Phòng thí nghiệm phải xem xét các rủi ro và cơ hội liên quan đến các hoạt động thí nghiệm
nhằm:
a) đảm bảo rằng hệ thống quản lý đạt được kết quả đã dự kiến của nó;
b) tăng cường cơ hội để đạt được các mục đích và mục tiêu của phòng thí nghiệm;
c) ngăn ngừa, hoặc làm giảm các tác động không mong muốn và những sai lỗi tiềm ẩn trong các
hoạt động thí nghiệm; và
d) đạt được sự cải tiến.
8.5.2 Phòng thí nghiệm phải hoạch định:
a) các hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội;
b) cách thức để:
- tích hợp và thực hiện các hành động vào hệ thống quản lý;
- đánh giá hiệu lực của những hành động này.
CHÚ THÍCH: Mặc dù tiêu chuẩn này quy định rằng phòng thí nghiệm hoạch định hành động để
giải quyết rủi ro, nhưng không yêu cầu đối với các phương pháp chính thức để quản lý rủi ro hay
một quá trình quản lý rủi ro được lập thành văn bản. Phòng thí nghiệm có thể quyết định xây dựng
một phương pháp luận quản lý rủi ro đầy đủ hơn yêu cầu của tiêu chuẩn này hay không, ví dụ thông
qua việc áp dụng các hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn khác.
8.5.3 Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội phải tương xứng với tác động tiềm ẩn tới giá trị sử
dụng của các kết quả thí nghiệm.
CHÚ THÍCH 1: Các lựa chọn để giải quyết rủi ro có thể bao gồm việc nhận biết và tránh các mối đe
dọa, chấp nhận rủi ro để theo đuổi cơ hội, loại bỏ nguồn rủi ro, thay đổi khả năng xảy ra hoặc hệ
quả, chia sẻ rủi ro hoặc duy trì rủi ro bằng quyết định đúng đắn.
CHÚ THÍCH 2: Các cơ hội có thể dẫn đến việc mở rộng phạm vi các hoạt động thí nghiệm, tiếp cận
các khách hàng mới, sử dụng công nghệ mới và các khả năng khác để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
8.6 Cải tiến (Lựa chọn A)
8.6.1 Phòng thí nghiệm phải nhận biết và lựa chọn các cơ hội để cải tiến và thực hiện mọi hành
động cần thiết.
CHÚ THÍCH: Các cơ hội cải tiến có thể được nhận biết thông qua việc xem xét các thủ tục tác
nghiệp, áp dụng các chính sách, các mục tiêu tổng thể, các kết quả đánh giá, các hành động khắc
phục, xem xét của lãnh đạo, các đề xuất từ nhân viên, đánh giá rủi ro, phân tích dữ liệu và kết quả
thử nghiệm thành thạo.
8.6.2 Phòng thí nghiệm phải tìm kiếm các thông tin phản hồi, cả tích cực và tiêu cực, từ khách
hàng. Thông tin phản hồi phải được phân tích và sử dụng để cải tiến hệ thống quản lý, các hoạt
động thí nghiệm và dịch vụ khách hàng.
CHÚ THÍCH: Các ví dụ về loại hình thông tin phản hồi bao gồm khảo sát sự hài lòng của khách
hàng, hồ sơ trao đổi thông tin, xem xét các báo cáo với khách hàng.
8.7 Hành động khắc phục (Lựa chọn A)
8.7.1 Khi một sự không phù hợp xảy ra, phòng thí nghiệm phải:
a) hành động ứng phó với sự không phù hợp và, khi có thể:
- thực hiện hành động để kiểm soát và khắc phục sự không phù hợp;
- giải quyết các hệ quả;
b) đánh giá nhu cầu đối với hành động để loại bỏ (các) nguyên nhân của sự không phù hợp, để nó
không tái diễn hoặc xảy ra ở nơi khác, bằng cách:
- xem xét và phân tích sự không phù hợp;
- xác định nguyên nhân của sự không phù hợp;
- xác định xem có sự không phù hợp tương tự hay không hoặc có khả năng xảy ra hay không;
c) thực hiện mọi hành động cần thiết;
d) xem xét hiệu lực của mọi hành động khắc phục được thực hiện;
e) cập nhật các rủi ro và cơ hội được xác định trong quá trình hoạch định, nếu cần;
f) thực hiện các thay đổi đối với hệ thống quản lý, nếu cần.
8.7.2 Các hành động khắc phục phải thích hợp với ảnh hưởng của sự không phù hợp gặp phải.
8.7.3 Phòng thí nghiệm phải lưu giữ hồ sơ làm bằng chứng về:
a) bản chất của sự không phù hợp, (các) nguyên nhân và bất kỳ hành động tiếp theo nào được thực
hiện;
b) kết quả của bất kỳ hành động khắc phục nào.
8.8 Đánh giá nội bộ (Lựa chọn A)
8.8.1 Phòng thí nghiệm phải tiến hành đánh giá nội bộ theo các khoảng thời gian được hoạch định
để cung cấp thông tin về hệ thống quản lý:
a) có phù hợp với:
- các yêu cầu của chính phòng thí nghiệm đối với hệ thống quản lý của mình, kể cả các hoạt động
thí nghiệm;
- các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) được áp dụng và duy trì một cách hiệu lực.
8.8.2 Phòng thí nghiệm phải:
a) hoạch định, thiết lập, thực hiện và duy trì chương trình đánh giá bao gồm tần suất, các phương
pháp, trách nhiệm, hoạch định các yêu cầu và lập báo cáo, chương trình này phải tính đến mức độ
quan trọng của các hoạt động thí nghiệm có liên quan, những thay đổi ảnh hưởng đến phòng thí
nghiệm và các kết quả của các cuộc đánh giá trước đó;
b) xác định các chuẩn mực đánh giá và phạm vi cho từng cuộc đánh giá;
c) đảm bảo rằng các kết quả đánh giá được báo cáo cho cấp quản lý có liên quan;
d) thực hiện không chậm trễ việc khắc phục và các hành động khắc phục thích hợp;
e) lưu hồ sơ làm bằng chứng về việc thực hiện chương trình đánh giá và các kết quả đánh giá.
CHÚ THÍCH: TCVN ISO 19011 cung cấp hướng dẫn cho các cuộc đánh giá nội bộ.
8.9 Xem xét của lãnh đạo (Lựa chọn A)
8.9.1 Lãnh đạo phòng thí nghiệm phải xem xét hệ thống quản lý của mình theo các khoảng thời
gian đã định nhằm đảm bảo sự phù hợp liên tục, sự thỏa đáng và hiệu lực của hệ thống, bao gồm cả
các chính sách và mục tiêu đã được tuyên bố liên quan đến việc đáp ứng tiêu chuẩn này.
8.9.2 Các đầu vào xem xét của lãnh đạo phải được lưu hồ sơ và bao gồm thông tin liên quan đến:
a) những thay đổi trong các vấn đề nội bộ và bên ngoài có liên quan đến phòng thí nghiệm;
b) việc hoàn thành các mục tiêu;
c) sự phù hợp của các chính sách và thủ tục;
d) tình trạng của các hành động từ các cuộc xem xét của lãnh đạo trước đó;
e) kết quả của các cuộc đánh giá nội bộ gần nhất;
f) các hành động khắc phục;
g) đánh giá của các tổ chức bên ngoài;
h) những thay đổi về khối lượng và loại hình công việc hoặc phạm vi hoạt động thí nghiệm;
i) phản hồi của khách hàng và nhân viên;
j) các khiếu nại;
k) hiệu lực của các cải tiến bất kỳ được thực hiện;
l) sự đầy đủ của các nguồn lực;
m) kết quả nhận diện rủi ro;
n) kết quả đầu ra của việc đảm bảo giá trị sử dụng của các kết quả;
o) các yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như hoạt động theo dõi và đào tạo.
8.9.3 Đầu ra xem xét của lãnh đạo phải ghi nhận tất cả các quyết định và hành động có liên quan
đến ít nhất:
a) tính hiệu lực của hệ thống quản lý và các quá trình của hệ thống;
b) việc cải tiến các hoạt động thí nghiệm liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn
này;
c) cung cấp các nguồn lực cần thiết;
d) mọi nhu cầu thay đổi.
Phụ lục A
(tham khảo)
Liên kết chuẩn đo lường
A.1 Khái quát.
Phụ lục này cung cấp thông tin bổ sung về liên kết chuẩn đo lường, là một khái niệm quan trọng để
đảm bảo khả năng so sánh các kết quả đo ở cả trong nước và quốc tế.
A.2 Thiết lập liên kết chuẩn đo lường
A.2.1 Liên kết chuẩn đo lường được thiết lập bằng cách xem xét và sau đó đảm bảo:
a) các quy định kỹ thuật của đại lượng đo (đại lượng được đo);
b) chuỗi hiệu chuẩn không đứt đoạn được lập thành văn bản liên kết tới các mốc quy chiếu thích
hợp đã được công bố. Các mốc quy chiếu thích hợp bao gồm chuẩn quốc gia, quốc tế và chuẩn nội
bộ;
c) độ không đảm bảo đo tại từng bậc trong độ không đảm bảo đo của chuỗi liên kết chuẩn được
đánh giá theo các phương pháp thống nhất;
d) mỗi bậc của chuỗi được thực hiện theo các phương pháp thích hợp và các kết quả đo và độ không
đảm bảo đo kèm theo được ghi nhận; và
e) các phòng thí nghiệm thực hiện một hoặc nhiều bậc trong chuỗi này sẽ cung cấp bằng chứng về
năng lực kỹ thuật của mình.
A.2.2 Sai số đo hệ thống (đôi khi được gọi là độ chệch) của một thiết bị đã được hiệu chuẩn được
tính đến khi lan truyền liên kết chuẩn đo lường tới các kết quả đo trong phòng thí nghiệm. Hiện sẵn
có một số cơ chế để tính đến các sai số đo hệ thống trong việc lan truyền liên kết chuẩn đo lường
của phép đo.
A.2.3 Các chuẩn đo lường có các thông tin đã được một phòng thí nghiệm có năng lực báo cáo chỉ
bao gồm một công bố về sự phù hợp với quy định kỹ thuật (không có các kết quả đo và độ không
đảm bảo kèm theo) đôi khi cũng được dùng để lan truyền liên kết chuẩn đo lường. Cách tiếp cận
này, trong đó các giới hạn của quy định kỹ thuật được đưa vào như là một nguồn của độ không đảm
bảo, phụ thuộc vào:
- việc sử dụng một quy tắc ra quyết định thích hợp để thiết lập sự phù hợp;
- các giới hạn của quy định kỹ thuật được xử lý sau đó theo giải pháp kỹ thuật thích hợp trong bảng
thành phần độ không đảm bảo.
Cơ sở kỹ thuật cho cách tiếp cận này là sự phù hợp được công bố đối với một quy định kỹ thuật sẽ
xác định một giải các giá trị đo mà giá trị thực dự kiến sẽ nằm trong đó, với mức tin cậy xác định,
có tính đến cả độ chệch so với giá trị thực cũng như độ không đảm bảo đo.
VÍ DỤ: Việc sử dụng các quả cân cấp R 111 của OILM để hiệu chuẩn cân.
A.3 Chứng tỏ liên kết chuẩn đo lường
A.3.1 Phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm đối với việc thiết lập liên kết chuẩn đo lường theo tiêu
chuẩn này. Kết quả hiệu chuẩn của các phòng thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn này sẽ cung cấp
liên kết chuẩn đo lường. Các giá trị được chứng nhận của mẫu chuẩn được chứng nhận do các nhà
sản xuất mẫu chuẩn đáp ứng TCVN ISO 17034 cũng cung cấp liên kết chuẩn đo lường. Có nhiều
cách để chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chuẩn này, nghĩa là sự thừa nhận của bên thứ ba (ví dụ tổ chức
công nhận), đánh giá bên ngoài bởi khách hàng hoặc tự đánh giá. Các giải pháp được quốc tế chấp
nhận bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
a) Khả năng hiệu chuẩn và đo lường được cung cấp bởi các viện đo lường quốc gia và các viện
được chỉ định là đối tượng của quá trình xem xét đồng đẳng thích hợp. Việc xem xét đồng đẳng
được tiến hành theo CIPM MRA (Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Ủy ban cân đo quốc tế). Các
dịch vụ của CIPM MRA có thể xem trong Phụ lục C của BIPM KCDB (Cơ sở dữ liệu so sánh cơ
bản của Văn phòng cân đo quốc tế), nêu chi tiết về phạm vi và độ không đảm bảo đo đối với từng
dịch vụ được nêu.
b) Khả năng hiệu chuẩn và đo lường đã được công nhận bởi tổ chức công nhận tuân theo Thoả
thuận của ILAC (Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế) hoặc các Thoả thuận khu
vực được ILAC thừa nhận đã chứng tỏ liên kết chuẩn đo lường. Phạm vi của các phòng thí nghiệm
được công nhận được công bố công khai từ các tổ chức công nhận tương ứng.
A.3.2 Công bố chung giữa BIPM, OIML (Tổ chức Đo lường Pháp quyền Quốc tế), ILAC và ISO
về liên kết chuẩn đo lường đưa ra hướng dẫn cụ thể khi có nhu cầu chứng tỏ khả năng chấp nhận
quốc tế về chuỗi liên kết chuẩn đo lường.
Phụ lục B
(tham khảo)
Các lựa chọn đối với hệ thống quản lý
B.1 Nhìn chung, sự phát triển trong việc sử dụng các hệ thống quản lý đã thúc đẩy nhu cầu đảm
bảo rằng các phòng thí nghiệm có thể vận hành hệ thống quản lý được coi là phù hợp với TCVN
ISO 9001 cũng như với tiêu chuẩn này. Vì vậy, tiêu chuẩn đưa ra hai lựa chọn đối với các yêu cầu
liên quan đến việc áp dụng hệ thống quản lý.
B.2 Lựa chọn A (xem 8.1.2) liệt kê các yêu cầu tối thiểu đối với việc áp dụng hệ thống quản lý
trong phòng thí nghiệm. Phải thận trọng trong việc kết hợp tất cả các yêu cầu của TCVN ISO 9001
có liên quan đến phạm vi các hoạt động thí nghiệm được bao trùm trong hệ thống quản lý. Các
phòng thí nghiệm tuân thủ các điều từ 4 đến 7 và thực hiện lựa chọn A của điều 8 theo đó cũng sẽ
vận hành theo các nguyên tắc của TCVN ISO 9001.
B.3 Lựa chọn B (xem 8.1.3) cho phép các phòng thí nghiệm thiết lập và duy trì hệ thống quản lý
phù hợp với yêu cầu của TCVN ISO 9001 theo cách hỗ trợ và chứng tỏ việc thực hiện nhất quán
các điều từ 4 đến 7. Các phòng thí nghiệm áp dụng lựa chọn B của điều 8 theo đó sẽ được xem là
vận hành theo TCVN ISO 9001. Sự phù hợp của hệ thống quản lý, trong đó phòng thí nghiệm hoạt
động, theo các yêu cầu của TCVN ISO 9001, tự nó không thể chứng tỏ được năng lực của phòng thí
nghiệm trong việc tạo ra các kết quả và dữ liệu có ý nghĩa về mặt kỹ thuật. Việc này được thực hiện
thông qua việc tuân thủ các điều từ 4 đến 7.
B.4 Cả hai lựa chọn đều nhằm đạt được cùng một kết quả trong việc thực hiện hệ thống quản lý và
tuân thủ các điều từ 4 đến 7.
CHÚ THÍCH: Tài liệu, dữ liệu và hồ sơ là các thành phần của thông tin dạng văn bản được sử dụng
trong TCVN ISO 9001 và các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý. Việc kiểm soát các tài liệu được
nêu ở 8.3. Việc kiểm soát hồ sơ được nêu ở 8.4 và 7.5. Việc kiểm soát dữ liệu liên quan đến hoạt
động thí nghiệm được nêu ở 7.11.
B.5 Hình vẽ trong trang kế tiếp minh họa một ví dụ về cách thể hiện mang tính sơ đồ các quá trình
hoạt động của một phòng thí nghiệm như nêu ở điều 7.
Hình B1 - Ví dụ về sơ đồ thể hiện các quá trình thực hiện của phòng thí nghiệm theo quy định
ở điều 7
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 6910-1, Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp và kết quả đo - Phần 1:
Nguyên tắc và định nghĩa chung
[2] TCVN 6910-2, Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp và kết quả đo - Phần 2:
Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp tiêu chuẩn
[3] TCVN 6910-3, Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp và kết quả đo - Phần 3:
Các thước đo trung gian về độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn
[4] TCVN 6910-4, Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp và kết quả đo - Phần 4:
Các phương pháp cơ bản để xác định độ đúng của một phương pháp đo tiêu chuẩn
[5] TCVN 6910-6, Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp và kết quả đo - Phần 6:
Sử dụng trong thực tế các giá trị về độ chính xác
[6] TCVN ISO 9000, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
[7] TCVN ISO 9001, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
[8] TCVN ISO 10012, Hệ thống quản lý đo lường - Các yêu cầu đối với quá trình đo và thiết bị đo
[9] ISO/IEC 12207, Kỹ thuật hệ thống và phần mềm - Quá trình vòng đời phần mềm
[10] ISO 15189, Phòng xét nghiệm y tế - Yêu cầu đối với chất lượng và năng lực
[11] ISO 15194, Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm - Đo lường các đại lượng trong mẫu gốc
vi sinh - Yêu cầu đối với mẫu chuẩn được chứng nhận và nội dung của tài liệu hỗ trợ
[12] TCVN ISO/IEC 17011, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức công nhận công
nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp
[13] TCVN ISO/IEC 17020, Đánh giá sự phù hợp - Các yêu cầu đối với hoạt động của tổ chức tiến
hành giám định
[14] TCVN ISO/IEC 17021-1, Đánh giá sự phù hợp - Các yêu cầu đối với các tổ chức tiến hành
đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 1: Các yêu cầu
[15] TCVN ISO 17034, Yêu cầu chung đối với năng lực của nhà sản xuất mẫu chuẩn
[16] TCVN ISO/IEC 17043, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với thử nghiệm thành thạo
[17] TCVN ISO/IEC 17065, Đánh giá sự phù hợp - Các yêu cầu đối với các tổ chức chứng nhận
sản phẩm, quá trình và dịch vụ
[18] ISO 17511, Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro - Đo lường các đại lượng của mẫu vi sinh - Liên kết
chuẩn đo lường của giá trị được ấn định cho chất hiệu chuẩn và vật liệu kiểm soát
[19] TCVN ISO 19011, Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
[20] TCVN 10861, Hướng dẫn sử dụng độ lặp lại, độ tái lập và ước lượng độ đúng trong ước
lượng độ không đảm bảo đo
[21] TCVN ISO 31000, Quản lý rủi ro - Nguyên tắc và hướng dẫn
[22] TCVN 8890, Mẫu chuẩn - Thuật ngữ và định nghĩa
[23] TCVN 7962, Mẫu chuẩn - Nội dung của giấy chứng nhận, nhãn và tài liệu kèm theo
[24] TCVN 8056, Mẫu chuẩn - Thực hành tốt trong sử dụng mẫu chuẩn
[25] TCVN 8245, Mẫu chuẩn - Các nguyên tắc chung và nguyên tắc thống kê đối với hoạt động
chứng nhận
[26] ISO Guide 80, Hướng dẫn chuẩn bị mẫu kiểm soát chất lượng nội bộ (QCMs)
[27] TCVN 9595-3, Độ không đảm bảo đo - Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo
(GUM:1995)
[28] ISO/IEC Guide 98-4, Độ không đảm bảo đo - Phần 4: Vai trò của độ không đảm bảo đo trong
đánh giá sự phù hợp
[29] IEC Guide 115, Áp dụng độ không đảm bảo đo trong hoạt động đánh giá sự phù hợp trong
lĩnh vực kỹ thuật điện
[30] Công bố chung của BIPM, OIML, ILAC và ISO về liên kết chuẩn đo lường, 20112)
[31] Tổ chức hợp tác về công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC) 3)
[32] Thuật ngữ quốc tế về đo lường pháp quyền (VIML), OIML V1:2013
[33] JCGM 106:2012, Đánh giá dữ liệu đo lường - Vai trò của độ không đảm bảo đo trong đánh
giá sự phù hợp
[34] Lựa chọn và sử dụng mẫu chuẩn, EEE/RM/062rev3, Eurachem 4)
[35] Sổ tay hướng dẫn SI: Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) BIPM 5)

2)
http://www.bipm.org/utils/common/pdf/BIPM-OIML-ILAC-ISO_joint_declaration_2011.pdf
3)
http://ilac.org/
4)
https://www.eurachem.org/images/stories/Guides/pdf/EEE-RM-062rev3.pdf
5)
http://www.bipm.org/en/publications/si-brochure/
DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THÍ NGHIỆM VẬT
LIỆU, SẢN PHẨM & ĐẤT XÂY DỰNG
(TCVN, TCXD & TCXDVN : 1974 – 2020, CẬP NHẬT NGÀY 01/08/2020)

Số hiệu Tên tiêu chuẩn


Tiêu chuẩn
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
TCVN 7494:2005 Bitum - Phương pháp lấy mẫu
TCVN 7495:2005 Bitum – Phương pháp xác định độ kim lún
TCVN 7496:2005 Bitum - Phương pháp xác định độ kéo dài
TCVN 7497:2005 Bitum - Phương pháp xác định điểm hoá mềm (dụng cụ vòng và bi)
TCVN 7498:2005 Bi tum - Phương pháp xác định điểm chớp cháy và điểm cháy bằng thiết bị
thử cốc hở Cleveland
TCVN 7499:2005 Bi tum - Phương pháp xác định tổn thất khối lượng sau gia nhiệt
TCVN 7500:2005 Bi tum - Phương pháp xác định độ hòa tan trong tricloetylen
TCVN 7501:2005 Bi tum - Phương pháp xác định khối lượng riêng (phương pháp Pycnometer)
TCVN 7502:2005 Bi tum - Phương pháp xác định độ nhớt động
TCVN 7503:2005 Bi tum - Xác định hàm lượng paraphin bằng phương pháp chưng cất
TCVN 7504:2005 Bi tum - Phương pháp xác định độ bám dính với đá
TCVN 8817-2:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ nhớt
Saybolt Furol
TCVN 8817-3:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ lắng và
độ ổn định lưu trữ
TCVN 8817-4:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định lượng hạt
quá cỡ (Thử nghiệm sàng)
TCVN 8817-5:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định diện tích
hạt
TCVN 8817-6:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ khử nhũ
TCVN 8817-7:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 7: Thử nghiệm trộn với
vi măng
TCVN 8817-8:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định độ dính
bám và tính chịu nước
TCVN 8817-9:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 9: Thử nghiệm chưng
cất
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 10: Thử nghiệm bay
10:2011 hơi
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 11: Nhận biết nhũ
11:2011 tương nhựa đường axit phân tách nhanh

1
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 12: Nhận biết nhũ
12:2011 tương nhựa đường axit phân tách chậm
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 13: Xác định khả năng
13:2011 trộn lẫn với nước
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 14: Xác định khối
14:2011 lượng thể tích
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định độ dính
15:2011 bám với cốt liệu tại hiện trường
TCVN 8818-2:2011 Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử - Phần 2: Thử nghiệm xác định nhiệt độ
bắt lửa
TCVN 8818-3:2011 Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử - Phần 3: Thử nghiệm xác định hàm
lượng nước
TCVN 8818-4:2011 Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử - Phần 4: Thử nghiệm chưng cất
TCVN 8818-5:2011 Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử - Phần 5: Thử nghiệm xác định độ nhớt
tuyệt đối (sử dụng nhớt kế mao dẫn chân không)
TCVN 8821:2011 Phương pháp xác định chỉ số CBR của nền đất và các lớp móng đường bằng
vật liệu rời tại hiện trường
TCVN 8860-1:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo
Marshall
TCVN 8860-2:2011 Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng
phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm
TCVN 8860-3:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 3: Xác định thành phần hạt
TCVN 8860-4:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối
lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời
TCVN 8860-5:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng
thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén
TCVN 8860-6:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 6: Xác định độ chảy nhựa
TCVN 8860-7:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát
TCVN 8860-8:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử . Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn
TCVN 8860-9:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 9: Xác định độ rỗng dư
TCVN 8860- Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu
10:2011
TCVN 8860- Bê tông nhựa – Phương pháp thử . Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa
11:2011
TCVN 8860- Bê tông nhựa – Phương pháp thử . Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của
12:2011 bê tông nhựa
TCVN 8861:2011 Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi của nền đất và các lớp kết cấu áo
đường bằng phương pháp sử dụng tấm ép cứng
TCVN 8862:2011 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu hạt liên
kết bằng các chất kết dính

2
TCVN 8864:2011 Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét
TCVN 8865:2011 Mặt đường ô tô – Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo
chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI
TCVN 8866:2011 Mặt đường ô tô – Xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát -
Thử nghiệm
TCVN 8867:2011 Áo đường mềm – Xác định mođun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo
võng Benkeman
TCVN 9273:2012 Phương tiện đường sắt đô thị khổ đường 1435 mm – Yêu cầu kỹ thuật,
phương pháp thử
TCVN 9274:2012 Sơn tín hiệu giao thông – Phương pháp đo hệ số phát sáng dưới ánh sáng
khuyếch tán bằng phản xạ kế cầm tay
TCVN 9275:2012 Màng biển báo phản quang – Phương pháp xác định hệ số phản quang dùng
cấu hình đồng phẳng
TCVN 9843:2013 Xác định mô đun đàn hồi của vật liệu đá gia cố chất kết dính vô cơ trong
phòng thí nghiệm
TCVN 9880:2013 Sơn tín hiệu giao thông – Bi thủy tinh dùng cho vạch kẻ đường – Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử
TCVN 10308:2014 Gối cầu cao su cốt bản thép không có tấm trượt trong cầu đường bộ - Yêu cầu
kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 11194:2017 Bitum - Phương pháp xác định độ đàn hồi
TCVN 11195:2017 Bitum - Phương pháp xác định độ ổn định lưu trữ
TCVN 11196:2017 Bitum - Phương pháp xác định độ nhớt kế brookfield
TCVN 11365:2016 Mặt đường sân bay - Xác định số phân cấp mặt đường bằng thiết bị đo võng
bằng quả nặng thả rơi
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 1: Xác
1:2016 định độ phục hồi và khả năng chịu nén
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 2: Xác
2:2016 định độ đẩy trồi của vật liệu
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 3: Xác
3:2016 định độ giãn dài trong nước đun sôi
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 4: Thử
4:2016 nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCl
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 5: Xác
5:2016 định hàm lượng nhựa
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 6: Xác
6:2016 định độ hấp thụ nước
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 7: Xác
7:2016 định khối lượng riêng
TCVN 11415:2016 Bê tông nhựa - Phương pháp xác định độ hao mòn cantabro
TCVN 11633:2017 Bê tông nhựa - Thu hồi nhựa đường từ dung dịch sau khi chiết bằng phương

3
pháp Abson
TCVN 11710:2017 Nhựa đường - Thử nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt và không khí bằng
phương pháp sấy màng mỏng xoay
TCVN 11711:2017 Nhựa đường - Thử nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt và không khí bằng
phương pháp sấy màng mỏng
TCVN 11712:2017 Nhựa đường - Phương pháp xác định đặc tính chống nứt ở nhiệt độ thấp bằng
thiết bị kéo trực tiếp (DT)
TCVN 11781:2017 Nhựa đường – Phương pháp xác định độ cứng chống uốn từ biến bằng lưu
biến kế dầm chịu uốn (BBR)
TCVN 11782:2017 Bê tông nhựa - Chuẩn bị thí nghiệm bằng phương pháp đầm lăn bánh thép
TCVN 11807:2017 Bê tông nhựa - Phương pháp xác định độ góc cạnh của cốt liệu thô
TCVN 11808:2017 Nhựa đường - Xác định các đặc tính lưu biến bằng lưu biến kế cắt động
TCVN 12584:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử
TCVN 12585:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Thiết bị dẫn hướng và tấm phản
quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 12586:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Tấm chống chói - Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử
TCVN 12587:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Trụ tiêu dẻo phân làn - Yêu cầu
kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 12268:2018 Ứng dụng đường sắt - Tấm lát cao su trên đường ngang - Yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp thử
BÊ TÔNG & BÊ TÔNG CỐT THÉP
TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu
thử
TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt
TCVN 3107:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp vebe xác định độ cứng.
TCVN 3108:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích
TCVN 3109:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định độ tách vữa và độ tách nước
TCVN 3110:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp phân tích thành phần
TCVN 3111:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định hàm lượng bọt khí
TCVN 3112:1993 Bêtông nặng - Phương pháp xác định khối lượng riêng
TCVN 3113:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước
TCVN 3114:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ mài mòn
TCVN 3115:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích
TCVN 3116:1993 Bê tông - Phương pháp xác định độ chống thấm
TCVN 3117:1993 Bê tông nặng. Phương pháp xác định độ co

4
TCVN 3118:1993 Bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ nén
TCVN 3119:1993 Bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn
TCVN 3120:1993 Bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ kéo khi bửa
TCVN 4058:1985 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. Sản phẩm và kết cấu bằng
bê tông và bê tông cốt thép. Danh mục chỉ tiêu
TCVN 5440:1991 Bê tông - Kiểm tra và đánh giá độ bền - Quy định chung
TCVN 5726:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ lăng trụ và mođun đàn hồi khi
nén tĩnh
TCVN 8219:2009 Hỗn hợp bê tông thủy công và bê tông thủy công. Phương pháp thử
TCVN 9114:2019 Sản phẩm bê tông cốt thép ứng lực trước - Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp
nhận
TCVN 9116:2012 Cống hộp bê tông cốt thép
TCVN 9334:2012 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy
TCVN 9335:2012 Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ nén sử
dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy
TCVN 9336:2012 Bê tông nặng – Phương pháp xác định hàm lượng sunfat
TCVN 9337:2012 Bê tông nặng – Xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo điện lượng
TCVN 9338:2012 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian đông kết
TCVN 9339:2012 Bê tông và vữa xây dựng – Phương pháp xác định pH bằng máy đo pH
TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn. Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu
TCVN 9344:2012 Kết cấu bê tông cốt thép - Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn
trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh
TCVN 9347:2012 Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn - Phương pháp thí nghiệm gia tải
để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt
TCVN 9348:2012 Bê tông cốt thép - Kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn - Phương pháp điện
thế
TCVN 9356:2012 Kết cấu bê tông cốt thép - Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê
tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông
TCVN 9357:2012 Bê tông nặng. Phương pháp thử không phá hủy. Đánh giá chất lượng bê tông
bằng vận tốc xung siêu âm
TCVN 9382:2012 Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền
TCVN 9396:2012 Cọc khoan nhồi. Xác định tính đồng nhất của bê tông. Phương pháp xung siêu
âm
TCVN 9489:2012 Bê tông – Xác định chiều dày của kết cấu dạng bản bằng phương pháp phản
(ASTM C 1383-04) xạ xung va đập
TCVN 9490:2012 Bê tông – Xác định cường độ kéo nhổ
(ASTM C 900-06)
TCVN 9491:2012 Bê tông – Xác định cường độ kéo bề mặt và cường độ bám dính bằng kéo trực

5
(ASTM C 1583/C tiếp (phương pháp kéo đứt)
1583M-04)
TCVN 9492:2012 Bê tông – Xác định hệ số khuếch tán clorua biểu kiến theo chiều sâu khuếch
(ASTM C 1556- tán
11a)
TCVN 10303:2014 Bê tông - Kiểm tra và đánh giá cường độ chịu nén
TCVN 10306:2014 Bê tông cường độ cao. Thiết kế thành phần mẫu hình trụ
TCVN 10654:2015 Chất tạo bọt cho bê tông bọt. Phương pháp thử
TCVN 11839:2017 Hệ bảo vệ bề mặt bê tông - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 12209:2018 Bê tông tự lèn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCXDVN 239:2006 Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình
CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA
TCVN 6221:1997 Cốt liệu nhẹ cho bê tông. Sỏi, dăm sỏi và cát keramzit. Phương pháp thử.
TCVN 7572-1:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 1: Lấy mẫu
TCVN 7572-2:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định thành phần
hạt
TCVN 7572-3:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 3: Hướng dẫn xác định
thành phần thạch học
TCVN 7572-4:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 4: Xác định khối lượng
riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước
TCVN 7572-5:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 5: Xác định khối lượng
riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và hạt cốt liệu lớn
TCVN 7572-6:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 6: Xác định khối lượng
thể tích xốp và độ hổng
TCVN 7572-7:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 7: Xác định độ ẩm
TCVN 7572-8:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 8: Xác định hàm lượng
bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ
TCVN 7572-9:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 9: Xác định tạp chất hữu

TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 10: Xác định cường độ
10:2006 và hệ số hóa mềm của đá gốc
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 11: Xác định độ nén dập
11:2006 và hệ số hóa mềm của cốt liệu lớn
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 12: Xác định độ hao mòn
12:2006 khi và đập của cốt liệu lớn trong máy Los Angeles
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 13: Xác định hàm lượng
13:2006 hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 14: Xác định khả năng
14:2006 phản ứng kiềm-silic

6
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 15: Xác định hàm lượng
15:2006 clorua
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 16: Xác định hàm lượng
16:2006 sunfat và sunfit trong cốt liệu nhỏ
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 17: Xác định hàm lượng
17:2006 hạt mềm yếu, phong hóa
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 18: Xác định hàm lượng
18:2006 hạt bị đập vỡ
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 19: Xác định hàm lượng
19:2006 silic oxit vô định hình
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 20: Xác định hàm lượng
20:2006 mica trong cốt liệu nhỏ
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 21: Xác định chỉ số
21:2018 methylen xanh
TCVN 7572- Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 22: Xác định độ ổn
22:2018 định của cốt liệu bằng cách sử dụng natri sunfat hoặc magnesi sunfat
ĐÁ XÂY DỰNG
TCVN 10323:2014 Đá xây dựng - Phương pháp xác định độ bền cắt trong phòng thí nghiệm
TCVN 10324:2014 Đá xây dựng - Phương pháp xác định độ bền nén trong phòng thí nghiệm
TCVN 10321:2014 Đá xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm, độ hút nước trong phòng thí
nghiệm
TCVN 10322:2014 Đá xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí
nghiệm
THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC
TCVN 197-1:2014 Vật liệu kim loại. Thử kéo. Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng
TCVN 198:2008 Vật liệu kim loại. Thử uốn
TCVN 6287:1997 Thép thanh cốt bêtông - Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn
TCVN 7937-1:2013 Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực. Phương pháp thử. Phần 1:
Thanh, dảnh và dây dùng làm cốt
TCVN 7937-2:2013 Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực. Phương pháp thử. Phần 2: Lưới
hàn
TCVN 7937-3:2013 Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực. Phương pháp thử. Phần 3: Thép
dự ứng lực
TCVN 7938:2009 Quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông
TCVN 8998:2018 Thép cacbon và thép hợp kim thấp - Phương pháp phân tích thành phần hóa
(ASTM E 415-17) học bằng quang phổ phát xạ chân không
TCVN 10597:2014 Vật liệu kim loại. Lá và dải có chiều dày 3mm hoặc nhỏ hơn. Thử uốn đảo
chiều
TCVN 11243:2016 Thép thanh dự ứng lực - Phương pháp thử kéo đồng bộ

7
VỮA XÂY DỰNG
TCVN 3121-1:2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử
Phần 1: Xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất
TCVN 3121-2:2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
TCVN 3121-3:2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi
(phương pháp bàn dằn)
TCVN 3121-6:2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định khối lượng thể tích vữa
tươi.
TCVN 3121-8:2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu
động của vữa tươi.
TCVN 3121-9:2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 9: Xác định thời gian bắt đầu đông
kết của vữa tươi
TCVN 3121- Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 10: Xác định khối lượng thể tích
10:2003 mẫu và đóng rắn
TCVN 3121- Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén
11:2003 của vữa đã đóng rắn
TCVN 3121- Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 12: Xác định cường độ bám dính của
12:2003 vữa đã đóng rắn trên nền
TCVN 3121- Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 17: Xác định hàm lượng ion clo hòa
17:2003 tan trong nước
TCVN 3121- Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 18: Xác định độ hút nước mẫu vữa
18:2003 đã đóng rắn.
TCXDVN 336:2005 Vữa dán gạch ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
GẠCH XÂY – GẠCH BÊ TÔNG
TCVN 6355-1:2009 Gạch xây. Phương pháp thử. Phần 1:Xác định kích thước và khuyết tật ngoại
quan
TCVN 6355-2:2009 Gạch xây. phương pháp thử. Phần 2:Xác định cường độ nén
TCVN 6355-3:2009 Gạch xây. Phương pháp thử. Phần 3:Xác định cường độ uốn
TCVN 6355-4:2009 Gạch xây. Phương pháp thử. Phần 4:Xác định độ hút nước
TCVN 6355-5:2009 Gạch xây. Phương pháp thử. Phần 5:Xác định khối lượng thể tích
TCVN 6355-6:2009 Gạch xây. Phương pháp thử. Phần 6:Xác định độ rỗng
TCVN 6355-7:2009 Gạch xây. Phương pháp thử. Phần 7:Xác định vết tróc do vôi
TCVN 6355-8:2009 Gạch xây. Phương pháp thử. Phần 8:Xác định sự thoát muối
TCVN 6476:1999 Gạch bê tông tự chèn
TCVN 9030:2017 Bê tông nhẹ - Phương pháp thử
NGÓI - SỨ VỆ SINH - GẠCH GỐM ỐP LÁT –
TCVN 4313:1995 Ngói - Phương pháp thử cơ lý.
TCVN 5436:2006 Sản phẩm sứ vệ sinh - Phương pháp thử.

8
TCVN 6415-1:2016 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 1: Lấy mẫu và nghiệm thu sản
phẩm
TCVN 6415-2:2016 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định kích thước và chất
lượng bề mặt
TCVN 6415-3:2016 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ hút nước, độ xốp
biểu kiến, khối lượng riêng tương đối và khối lượng thể tích
TCVN 6415-4:2016 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ bền uốn và lực uốn
gẫy.
TCVN 6415-5:2016 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ bền va đập bằng
cách đo hệ số phản hồi.
TCVN 6415-6:2016 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ bền mài mòn sâu
đối với gạch không phủ men.
TCVN 6415-7:2016 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ bền mài mòn bề
mặt đối với gạch phủ men.
TCVN 6415-8:2016 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định hệ số giãn nở nhiệt
dài.
TCVN 6415-9:2016 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 9: Xác định độ bền sốc nhiệt.
TCVN 6415- Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 10: Xác định hệ số giãn nở ẩm.
10:2016
TCVN 6415- Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 11: Xác định độ bền rạn men đối
11:2016 với gạch men.
TCVN 6415- Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 12: Xác định độ bền băng giá.
12:2016
TCVN 6415- Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 13: Xác định độ bền hóa học.
13:2016
TCVN 6415- Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 14: Xác định độ bền chống bám
14:2016 bẩn.
TCVN 6415- Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định độ thôi chì và cadimi
15:2016 của gạch phủ men.
TCVN 6415- Gạch gốm ốp, lát - Phương pháp thử - Phần 16: Xác định sự khác biệt nhỏ về
16:2016 màu
TCVN 6415- Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 17: Xác định hệ số ma sát
17:2016
TCVN 6415- Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 18: Xác định độ cứng bề mặt theo
18:2016 thang Mohs.
CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI
TCVN 7452-1:2004 Cửa sổ và cửa đi. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định độ lọt khí
TCVN 7452-2:2004 Cửa sổ và cửa đi. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định độ kín nước
TCVN 7452-3:2004 Cửa sổ và cửa đi. Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ bền áp lực gió
TCVN 7452-4:2004 Cửa sổ và cửa đi. Phương pháp thử. Phần 4: Xác định độ bền góc hàn thanh

9
profile U-PVC
TCVN 7452-5:2004 Cửa sổ và cửa đi. Cửa đi. Phần 5: Xác định lực đóng
TCVN 7452-6:2004 Cửa sổ và cửa đi. Cửa đi. Phần 6: Thử nghiệm đóng và mở lặp lại
ĐẤT XÂY DỰNG
TCVN 2683:2012 Đất xây dựng. Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
TCVN 4195:2012 Đất xây dựng – phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí
nghiệm
TCVN 4196:2012 Đất xây dựng – phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí
nghiệm
TCVN 4197:2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong
phòng thí nghiệm
TCVN 4198:2014 Đất xây dựng – Các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí
nghiệm
TCVN 4199:1995 Đất xây dựng – Phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm
ở máy cắt phẳng
TCVN 4200:2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
TCVN 4201:2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí
nghiệm
TCVN 4202:2012 Đất xây dựng. Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí
nghiệm
TCVN 6862:2012 Chất lượng đất – Xác định thành phần cấp hạt trong đất khoáng – Phương
(ISO 11277:2009) pháp rây và sa lắng
TCVN 8868:2011 Thí nghiệm xác định sức kháng cắt không cố kết - không thoát nước và cố kết
- thoát nước của đất dính trên thiết bị nén ba trục
TCVN 8869:2011 Quy trình đo áp lực nước lỗ rỗng trong đất
TCVN 9153:2012 Đất xây dựng – Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất
TCVN 9438:2012 Đất xây dựng. Phương pháp xác định độ bền nén một trục nở hông
TCVN 9846:2013 Quy trình thí nghiệm xuyên tĩnh có đo áp lực nước rỗng (CPTu)
TCVN 12662:2019 Chất lượng đất - Xác định hệ số thấm thủy lực của vật liệu xốp bão hòa sử
dụng thiết bị đo độ thẩm màng đàn hồi
KẾT CẤU THÉP - MỐI HÀN – KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY
TCVN 1548:1987 Kiểm tra không phá hủy mối hàn. Phương pháp siêu âm.
TCVN 3909:2000 Que hàn điện dùng cho thép cacbon thấp và thép hợp kim thấp - Phương pháp
thử
TCVN 4059:1985 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. Kết cấu thép. Danh mục chỉ
tiêu
TCVN 4394:1986 Kiểm tra không phá hủy - Phân loại và đánh giá khuyết tật mối hàn bằng
phương pháp phim rơnghen

10
TCVN 4395:1986 Kiểm tra không phá hủy - Kiểm tra mối hàn kim loại bằng tia rơnghen va
gamma.
TCVN 4396:1986 Kiểm tra không phá hủy. Phương pháp dùng bột từ
TCVN 4398:2001 Thép và sản phẩm thép. Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị phôi mẫu và mẫu thử cơ tính
TCVN 4617:1988 Kiểm tra không phá hủy - Phương pháp thẩm thấu
TCVN 5113:1990 Kiểm tra không phá hủy - Cấp chất lượng mối hàn
TCVN 5115:2009 Thử không phá hủy. Thử siêu âm. Yêu cầu kỹ thuật của mẫu hiệu chuẩn số 2
TCVN 5116:1990 Thép tấm - Phương pháp kiểm tra tính liên tục bằng siêu âm
TCVN 5400:1991 Mối hàn - Yêu cầu chung về lấy mẫu để thử cơ tính
TCVN 5401:2010 Thử phá hủy mối hàn vật liệu kim loại -Thử uốn
TCVN 5402:2010 Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại. Thử va đập. Vị trí mẫu thử, hướng
rãnh khía và kiểm tra
TCVN 5868:2009 Thử không phá hủy. Trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ cá nhân.
TCVN 5873:1995 Mối hàn thép. Mẫu chuẩn để chuẩn thiết bị dùng cho kiểm tra siêu âm
TCVN 5874:1995 Kiến nghị thực hành về kiểm tra bằng cách chụp bằng tia X các mối hàn giáp
mép nóng chẩy cho nhôm và các hợp kim nhôm, magie và các hợp kim magie
có chiều dầy từ 5 đến 50 mm
TCVN 5875:1995 Kiểm tra bằng cách chụp bằng tia bức xạ các mối hàn điểm bằng điện cho
nhôm và các hợp kim nhôm. Kiến nghị kỹ thuật thực hành.
TCVN 5876:1995 Anốt hóa nhôm và các hợp kim nhôm - Xác định chiều dày của lớp oxit nhôm
anốt hóa - Đo không phá hủy bằng kính hiển vi tách chùm.
TCVN 5879:2009 Thử không phá hủy. Phương tiện kiểm tra bằng mắt. Chọn kính phóng đại có
độ phóng đại nhỏ
TCVN 5880:2010 Thử không phá hủy - Thử hạt từ và thử thẩm thấu - Điều kiện quan sát
TCVN 6008:2010 Thiết bị áp lực. Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 6111:2009 Thử không phá hủy. Kiểm tra chụp ảnh bức xạ các vật liệu kim loại bằng tia X
và tia gama. Qui tắc cơ bản
TCVN 6112:2010 Sản phẩm thép - Hệ thống đánh giá trình độ chuyên môn cá nhân thử không
phá hủy của cơ sở sử dụng lao động
TCVN 6735:2000 Kiểm tra các mối hàn bằng siêu âm. Các phương pháp kiểm tra bằng tay các
mối hàn nóng chảy trong thép ferit
TCVN 7472:2005 Hàn. Các liên kết hàn nóng chảy ở thép, niken, titan và các hợp kim của chúng
(trừ hàn chùm tia). Mức chất lượng đối với khuyết tật
TCVN 7474:2005 Liên kết hàn hồ quang nhôm và các hợp kim nhôm. Chỉ dẫn mức chất lượng
cho khuyết tật
TCVN 7507:2005 Kiểm tra không phá huỷ mối hàn nóng chảy. Kiểm tra bằng mắt thường.
TCVN 7508:2005 Kiểm tra không phá huỷ mối hàn. Kiểm tra mối hàn bằng chụp tia bức xạ.
Mức chấp nhận.

11
TCVN 8310:2010 Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại. Thử kéo ngang
TCVN 8311:2010 Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại. Thử kéo dọc kim loại mối hàn
trên mối hàn nóng chảy
ỐNG THÉP HÀN & KHÔNG HÀN
TCVN 165:1988 Kiểm tra không phá hủy – Kiểm tra chất lượng mối hàn ống thép bằng
phương pháp siêu âm
TCVN 6113:1996 Ống thép không hàn và hàn (trừ hàn hồ quang phủ) chịu áp lực. Thử siêu âm
toàn mặt biên để phát hiện các khuyết tật dọc
TCVN 6114:1996 Ống thép không hàn chịu áp lực. Thử siêu âm toàn mặt biên để phát hiện các
khuyết tật ngang
TCVN 6116:1996 Ống thép hàn cảm ứng và điện trở chịu áp lực. Thử siêu âm mối hàn để phát
hiện các khuyết tật dọc
TCVN 8921:2012 Ống thép hàn chịu áp lực. Thử siêu âm vùng liền kề với mối hàn để phát hiện
(ISO 10893-9:2011) các khuyết tật tách lớp
MẠ KIM LOẠI
TCVN 4392:1986 Mạ kim loại - Các phương pháp kiểm tra
TCVN 5877:1995 Lớp mạ điện niken trên chất nền từ và không từ - Đo chiều dày lớp mạ -
Phương pháp từ
GỖ - GỖ DÁN – VÁN GỖ - GỖ GHÉP – KẾT CẤU GỖ – VÁN LÁT SÀN
TCVN 1553:1974 Gỗ. Phương pháp xác định lực bám của đinh và đinh vít
TCVN 1554:1974 Gỗ. Phương pháp xác định độ thấm nước
TCVN 5692:2014 Gỗ dán. Xác định kích thước mẫu thử
TCVN 5694:2014 Ván gỗ nhân tạo. Xác định khối lượng riêng
TCVN 7756-1:2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 1: Lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và biểu
thị kết quả thử nghiệm.
TCVN 7756- Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 2: Xác định kích thước, độ vuông
2:2007 góc và độ thẳng cạnh
TCVN 7756-3:2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ ẩm
TCVN 7756- Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 4: Xác định khối lượng thể
4:2007 tích
TCVN 7756- Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ trương nở chiều
5:2007 dày sau khi ngâm trong nước
TCVN 7756-6:2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ mô đun đàn hồi
khi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh
TCVN 7756-7:2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ bền kéo vuông góc
với mặt ván
TCVN 7756- Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 8: Xác định độ bền ẩm
8:2007
TCVN 7756-9:2007 Ván gỗ nhân tạo. Phương pháp thử. Phần 9: Xác định chất lượng dán dính của

12
ván gỗ dán
TCVN 7756- Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 10: Xác định độ bền bề mặt
10:2007
TCVN 7756- Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 11: Xác định lực bám giữ đinh
11:2007 vít
TCVN 7756- Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 12: Xác định hàm lượng
12:2007 formadehyt
TCVN 7961:2008 Ván sàn gỗ. Phương pháp thử
TCVN 8043:2009 Gỗ. Chọn và lấy mẫu cây, mẫu khúc gỗ để xác định các chỉ tiêu cơ lý
TCVN 8044:2009 Gỗ. Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung đối với phép thử cơ lý
TCVN 8045:2009 Gỗ. Xác định số vòng năm
TCVN 8046:2009 Gỗ. Xác định độ hút ẩm
TCVN 8047:2009 Gỗ. Xác định độ bền tách
TCVN 8048-1:2009 Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 1: Xác định độ độ ẩm cho các phép thử cơ

TCVN 8048-2:2009 Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 2: Xác định khối lượng thể tích cho các
phép thử cơ lý
TCVN 8048-3:2009 Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 3: Xác định độ bền uốn tĩnh
TCVN 8048-4:2009 Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 4: Xác định môđun đàn hồi uốn tĩnh
TCVN 8048-5:2009 Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 5: Thử nghiệm nén vuông góc với thớ
TCVN 8048-6:2009 Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 6: Xác định ứng suất kéo song song thớ
TCVN 8048-7:2009 Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 7: Xác định ứng suất kéo vuông góc với thớ
TCVN 8048-8:2009 Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 8: Xác định ứng suất cắt song song thớ
TCVN 8048-9:2009 Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 9: Xác định độ bền cắt song song thớ của gỗ
xẻ
TCVN 8048- Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 10: Xác định độ bền uốn va đập
10:2009
TCVN 8048- Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 11: Xác định độ cứng va đập
11:2009
TCVN 8048- Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 12: Xác định độ cứng tĩnh
12:2009
TCVN 8048- Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 13: Xác định độ co rút theo phương xuyên
13:2009 tâm và phương tiếp tuyến
TCVN 8048- Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 14: Xác định độ co rút thể tích
14:2009
TCVN 8048- Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 15: Xác định độ giãn nở theo phương xuyên
15:2009 tâm và phương tiếp
TCVN 8048- Gỗ. Phương pháp thử cơ lý. Phần 16: Xác định độ giãn nở thể tích

13
16:2009
TCVN 8164:2009 Gỗ kết cấu. Giá trị đặc trưng của gỗ phân cấp theo độ bền. Lấy mẫu, thử
nghiệm và đánh giá trên toàn bộ kích thước mặt cắt ngang
TCVN 8165:2009 Gỗ kết cấu. Phân cấp độ bền bằng thiết bị. Nguyên tắc cơ bản
TCVN 8166:2009 Gỗ kết cấu. Phân cấp độ bền bằng mắt thường. Nguyên tắc cơ bản
TCVN 8167:2009 Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm từ gỗ. Loại môi trường sử dụng
TCVN 8574:2010 Kết cấu gỗ - Gỗ ghép thanh bằng keo – Phương pháp thử xác định các tính
chất cơ lý
TCVN 8575:2010 Kết cấu gỗ - Gỗ ghép thanh bằng keo – Yêu cầu về tính năng thành phần và
sản xuất
TCVN 8576:2010 Kết cấu gỗ - Gỗ thép thanh bằng keo – Phương pháp thử độ bền trượt của
mạch keo
TCVN 8577:2010 Kết cấu gỗ - Gỗ ghép thanh bằng keo – Phương pháp thử tách mạch keo
TCVN 8578:2010 Kết cấu gỗ - Gỗ ghép thanh bằng keo – Thử nghiệm tách mối nối bề mặt và
cạnh
TCVN 9081:2011 Kết cấu gỗ - Thử liên kết bằng chốt cơ học – Yêu cầu đối với khối lượng riêng
của gỗ
TCVN 9082-1:2011 Kết cấu gỗ - Chốt liên kết – Phần 1: Xác định mômen chảy
TCVN 9082-2:2011 Kết cấu gỗ - Chốt liên kết – Phần 2: Xác định độ bền bám giữ
TCVN 9083:2011 Cột gỗ - Yêu cầu cơ bản và phương pháp thử
TCVN 9084-1:2011 Kết cấu gỗ - Độ bền uốn của dầm chữ I – Phần 1: Thử nghiệm, đánh giá và
đặc trưng
TCVN 9084-2:2014 Kết cấu gỗ- Ứng dụng uốn của dầm chữ I. Phần 2: - Tính năng và yêu cầu sản
xuất đối với dầm chữ I tiền chế từ gỗ
TCVN 11944:2018 Ván lát sàn nhiều lớp và loại đàn hồi - Xác định độ ấn lõm và vết lõm lưu lại -
Phần 1: Vết lõm lưu lại
TCVN 11947:2018 Ván lát sàn nhiều lớp - Xác định độ bền mài mòn
TCVN 11948:2018 Ván lát sàn nhiều lớp, loại đàn hồi và loại dệt - Xác định độ bền chịu tác động
của bánh xe chân ghế
TCVN 11949:2018 Ván lát sàn nhiều lớp - Xác định độ bền va đập
TCVN 11950:2018 Ván lát sàn nhiều lớp - Xác định độ trương nở dày sau khi ngâm một phần
trong nước
TCVN 11951:2018 Ván lát sàn nhiều lớp và loại dệt - Xác định sự thay đổi kích thước sau khi
phơi nhiễm trong điều kiện khí hậu ẩm và khô
TCVN 11952:2018 Ván sàn nhiều lớp - Xác định độ bền mối ghép nối cơ học
XI MĂNG & PHỤ GIA
TCVN 139:1991 Cát tiêu chuẩn để thử ximăng
TCVN 141:2008 Xi măng pooc lăng. Phương pháp phân tích hoá học

14
TCVN 3736:1982 Ximăng - Phương pháp nhanh xác định giới hạn bền khi nén
TCVN Ximăng - Yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý
4029:1985
TCVN 4030:2003 Ximăng-Phương pháp thử độ mịn
TCVN 4031:1985 Ximăng - Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính
ổn định thể tích
TCVN 4032:1985 Ximăng - Phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén
TCVN 4745:2005 Xi măng - Danh mục chỉ tiêu chất lượng
TCVN 4787:2009 Xi măng. Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
(EN 196-7:2007)
TCVN 6016:2011 Ximăng - Phương pháp thử - Xác định cường độ
(ISO 679:2009)
TCVN 6017:2015 Xi măng – Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích
TCVN 6068:2004 Xi măng Poóc lăng bền sun phát - Phương pháp xác định độ nở sun phát
TCVN 6070:2005 Xi măng - phương pháp xác định nhiệt thủy hóa
TCVN 6227:1996 Cát tiêu chuẩn ISO để xác định cường độ của ximăng
TCVN 6820:2015 Xi măng pooc lăng chứa bari – Phương pháp phân tích hóa học
TCVN 7445-2:2004 Ximăng giếng khoan chủng loại G - Phần 2: Phương pháp thử
TCVN 7713:2007 Xi măng - xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch Sulfat
TCVN 8262:2009 Tro bay - Phương pháp phân tích hóa học
TCVN 8824:2011 Xi măng - Phương pháp xác định độ co khô của vữa
TCVN 8874:2012 Phương pháp thử - Xác định độ nở hãm của vữa xi măng nở
TCVN 8875:2012 Phương pháp thử - Xác định thời gian đông kết của vữa xi măng bằng kim
vicat cải biến
TCVN 8876:2012 Phương pháp thử - Xác định hàm lượng bọt khí trong vữa xi măng
TCVN Xi măng - Phương pháp thử - Xác định độ nở Autoclave
8877:2011
TCVN 9203:2012 Xi măng Pooc lăng hỗn hợp – Phương pháp xác định hàm lượng phụ gia
khoáng
TCVN 9189:2012 Định lượng các khoáng cơ bản trong clanhke xi măng pooc lăng bằng nhiễu
xạ tia X theo phương pháp chuẩn trong
TCVN 10653:2015 Xi măng - Phương pháp xác định độ đông cứng sớm bằng dụng cụ Vicat
TCVN 11970:2018 Xi măng - Xác định nhiệt thủy hóa theo phương pháp bán đoạn nhiệt
TCVN 12003:2018 Xi măng - Phương pháp xác định độ nở thanh vữa trong môi trường nước
TRE
TCVN 8168-1:2009 Tre. Xác định các chỉ tiêu cơ lý. Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật

15
TCVN 8168-2:2010 Tre. Xác định các chỉ tiêu cơ lý. Phần 2: Hướng dẫn thực hành phòng thí
nghiệm
ỐNG NHỰA NHIỆT DẺO
TCVN 6144:2003 Ống nhựa nhiệt dẻo. Xác định độ bền va đập bên ngoài. Phương pháp vòng
(ISO 3127:1994) tuần hoàn.
TCVN 6145:2007 Hệ thống ống nhựa nhiệt dẻo - Các chi tiết bằng nhựa – Phương pháp xác định
(ISO 3126:2005) kích thước
TCVN 6147-1:2003 Ống và phụ tùng nối bằng nhựa nhiệt dẻo - Nhiệt độ hóa mềm Vicat. Phần 1 :
(ISO 2507-1:1995) Phương pháp thử chung
TCVN 6147-2:2003 Ống và phụ tùng nối bằng nhựa nhiệt dẻo - Nhiệt độ hóa mềm Vicat. Phần 2:
(ISO 2507-2:1995) Điều kiện thử dùng cho ống và phụ tùng nối bằng poly (vinyl clorua) không
hóa dẻo (PVC-U) hoặc bằng poly (vinyl clorua) cho hóa (PVC-C) và cho ống
nhựa bằng poly (vinyl clorua) có độ bền va đập cao (PVC-HL)
TCVN 6147- Ống và phụ tùng nối bằng nhựa nhiệt .dẻo - Nhiệt độ hóa mềm Vicat. Phần 3:
3:2003 Điều kiện thử dùng cho ống và phụ tùng nối bằng acrylonitril/ butadien/
(ISO 2507-3:1995) styren (ABS) và bầng acrylonitril/ styren/ este acrylic (ASA)
TCVN 6148:2007 Ống nhựa nhiệt dẻo – Sự thay đổi kích thước theo chiều dọc – Phương pháp
(ISO 2505:2005) thử và các thông số
TCVN 6149-1:2007 Ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển
(ISO 1167-1:2006) chất lỏng. Xác định độ bền với áp suất bên trong. Phần 1: Phương pháp thử
chung
TCVN 6149-2:2007 Ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển
(ISO 1167-2:2006) chất lỏng. Xác định độ bền với áp suất bên trong. Phần 2: Chuẩn bị mẫu thử
TCVN 6149-3:2009 Ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển
(ISO 1167-3:2007) chất lỏng. Xác định độ bền với áp suất bên trong. Phần 3: Chuẩn bị các chi tiết
để thử
TCVN 6149-4:2009 Ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển
(ISO 1167-4:2007) chất lỏng. Xác định độ bền với áp suất bên trong. Phần 4: Chuẩn bị các tổ hợp
lắp ghép để thử
TCVN 6253:2003 Hệ thống ống nhựa dùng để vận chuyển nước sinh hoạt - Đánh giá sự hòa tan.
(ISO 8795:2001) Xác định giá trị hòa tan của ống nhựa, phụ tùng nối và đầu nối
TCVN 7433-1:2004 Ống và phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo - Xác định tốc độ chảy khối lượng.
(ISO 4440-1:1994) Phần 1: Phương pháp thử
TCVN 7433-2:2004 Ống và phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo - Xác định tốc độ chảy khối lượng.
(ISO 4440-2:1994) Phần 2: Điều kiện thử
TCVN 7434-1:2004 Ống nhựa nhiệt dẻo - Xác định độ bền kéo. Phần 1: Phương pháp thử chung
(ISO 6259-1:1997)
TCVN 7434-2:2004 Ống nhựa nhiệt dẻo - Xác định độ bền kéo. Phần 2: Ống poly(vinyl clorua)
(ISO 6259-2:1997) không hoá dẻo (PVC-U), poly(vinyl clorua) clo hoá (PVC-C) và poly(vinyl
clorua) chịu va đập cao (PVC-HI)
TCVN 7434-3:2004 Ống nhựa nhiệt dẻo - Xác định độ bền kéo. Phần 3: Ống polyolefin.
(ISO 6259-3:1997)
TCVN 8199:2009 Ống nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng. Xác định độ bền với sự

16
phát triển nhanh của vết nứt (RCP). Phép thử ở trạng thái ổn định thang nhỏ
(Phép thử S4)
TCVN 8200:2009 Ống nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng. Xác định độ bền với sự
phát triển nhanh của vết nứt (RCP). Phép thử hết thang (FST)
TCVN 8848:2011 Ống và phụ tùng bằng chất dẻo - Xác định độ đục.
(ISO 7686:2005)
ỐNG PVC-U & ỐNG PE
TCVN 6140:1996 Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) dùng để cung cấp nước uống. Hàm
(ISO 6992:1986) lượng có thể chiết ra được của cadimi và thuỷ ngân.
TCVN 6143:1996 Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U). Yêu cầu và phương pháp đo độ đục.
(ISO 3474:1976)
TCVN 6146:1996 Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) dùng để cung cấp nước uống - Hàm
(ISO 3114:1977) lượng chiết ra được của chì và thiếc - Phương pháp thử
TCVN 6253:2003 Hệ thống ống nhựa dùng để vận chuyển nước sinh hoạt - Đánh giá sự hoà tan
(ISO 8795:2001) - Xác định giá trị hoà tan của ống nhựa, phụ tùng nối và đầu nối
TCVN 8201:2009 Ống và phụ tùng bằng polyetylen (PE). Xác định độ bền kéo và kiểu phá hủy
của mẫu thử từ mối nối nung chảy mặt đầu
NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM
TCVN 5876:1995 Anot hoá nhôm và các hợp kim nhôm. Xác định chiều dày của lớp oxit nhôm
anot hoá. Đo không phá huỷ bằng kính hiển vi tách chùm
TCVN 5911:1995 Nhôm và hợp kim nhôm – Xác định hàm lượng đồng – Phương pháp trắc
(ISO 795:1976) quang oxalylđihydrazit
TCVN 5912:1995 Nhôm và hợp kim nhôm – Xác định hàm lượng mangan – Phương pháp trắc
(ISO 886:1973) quang (Hàm lượng mangan từ 0,005% đến 1,5%)
TCVN 5913:1995 Nhôm và hợp kim nhôm – Xác định hàm lượng titan – Phương pháp quang
(ISO 1118:1978) phổ axit cromotropic
TCXDVN 330:2004 Nhôm hợp kim định hình dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật và phương
pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm
TẤM THẠCH CAO
TCVN 8257-1:2009 Tấm thạch cao. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định kích thước, độ sâu của gờ
vuốt thon và độ vuông góc của cạnh;
TCVN 8257-2:2009 Tấm thạch cao. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định độ cứng của cạnh, gờ và
lõi; độ bên mưa, nắng
TCVN 8257-3:2009 Tấm thạch cao. Phương pháp thử. Phần 3: Xác định cường độ chịu uốn
TCVN 8257-4:2009 Tấm thạch cao. Phương pháp thử. Phần 4: Xác định kháng nhổ đinh
TCVN 8257-5:2009 Tấm thạch cao. Phương pháp thử. Phần 5: Xác định độ biến dạng ẩm
TCVN 8257-6:2009 Tấm thạch cao. Phương pháp thử. Phần 6: Xác định độ hút nước
TCVN 8257-7:2009 Tấm thạch cao. Phương pháp thử. Phần 7: Xác định độ hấp thụ nước bề mặt
TCVN 8257-8:2009 Tấm thạch cao. Phương pháp thử. Phần 8: Xác định độ thẩm thấu hơi nước

17
TCVN 8654:2011 Thạch cao và sản phẩm thạch cao. Phương pháp xác định hàm lượng nước
liên kết và hàm lượng sunfua trioxit tổng số
VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT
TCVN 8055-1:2009 Vật liệu cách nhiệt. Sản phẩm bông thủy tinh. Phương pháp thử. Phần 1:Xác
định kích thước
TCVN 8055-2:2009 Vật liệu cách nhiệt. Sản phẩm bông thủy tinh. Phương pháp thử. Phần 2:Xác
định khối lượng thể tích
TCVN 8055-3:2009 Vật liệu cách nhiệt. Sản phẩm bông thủy tinh. Phương pháp thử. Phần 3:Xác
định nhiệt độ co nóng
TẤM XI MĂNG SỢI
TCVN 8259-1:2009 Tấm xi măng sợi. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định kích thước, độ thẳng
cạnh và độ vuông góc
TCVN 8259-2:2009 Tấm xi măng sợi. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định cường độ chịu uốn
TCVN 8259-3:2009 Tấm xi măng sợi. Phương pháp thử. Phần 3: Xác định khối lượng thể tích biểu
kiến
TCVN 8259-4:2009 Tấm xi măng sợi. Phương pháp thử. Phần 4: Xác định độ co dãn ẩm
TCVN 8259-5:2009 Tấm xi măng sợi. Phương pháp thử. Phần 5: Xác định độ bền chu kỳ nóng
lạnh
TCVN 8259-6:2009 Tấm xi măng sợi. Phương pháp thử. Phần 6: Xác định khả năng chống thấm
nước
TCVN 8259-7:2009 Tấm xi măng sợi. Phương pháp thử. Phần 7: Xác định độ bền nước nóng
TCVN 8259-8:2009 Tấm xi măng sợi. Phương pháp thử. Phần 8: Xác định độ bền băng giá
TCVN 8259-9:2009 Tấm xi măng sợi. Phương pháp thử. Phần 9: Xác định độ bền mưa - nắng
VẬT LIỆU CHỊU LỬA
TCVN 6530-1:1999 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định độ bền nén ở nhiệt độ
thường
TCVN 6530-2:1999 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định khối lượng riêng
TCVN 6530-3:1999 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 3: Xác định khối lượng thể tích, độ
hút nước, độ xốp biểu kiến và độ xốp thực
TCVN 6530-4:1999 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 4: Xác định độ chịu lửa
TCVN 6530-5:1999 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 5: Xác định độ co, nở phụ sau khi
nung
TCVN 6530-6:1999 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 6: Xác định nhiệt độ biến dạng dưới
tải trọng
TCVN 6530-7:2000 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 7: Xác định độ bền sốc nhiệt
TCVN 6530-8:2003 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 8: Xác định độ bền xỉ
TCVN 6530-9:2007 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 9: Xác định độ dẫn nhiệt bằng
phương pháp dây nóng (hình chữ thập)

18
TCVN 6530- Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 10: Xác định độ bền uốn ở nhiệt độ
10:2007 cao
TCVN 6530- Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 11: Xác định độ chịu mài mòn ở
11:2007 nhiệt độ thường
TCVN 6530- Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 12: Xác định khối lượng thể tích vật
12:2007 liệu dạng hạt
TCVN 6530- Vật liệu chịu lửa. Phương pháp thử. Phần 13: Xác định độ bền ôxy hoá của vật
13:2008 liệu chịu lửa chứa cacbon
TCVN 6533:1999 Vật liệu chịu lửa alumosilicat. Phương pháp phân tích hoá học
TCVN 6819:2001 Vật liệu chịu lửa chứa crôm. Phương pháp phân tích hoá học
TCVN 7190-1:2002 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp lẫy mẫu. Phần 1: Lấy mẫu nguyên liệu và sản
phẩm không định hình
TCVN 7190-2:2002 Vật liệu chịu lửa. Phương pháp lẫy mẫu. Phần 2: Lấy mẫu và kiểm tra nghiệm
thu sản phẩm định hình
TCVN 7638:2007 Vật liệu chịu lửa. Xác định hàm lượng zircon dioxit
TCVN 7706:2007 Vật liệu chịu lửa. Xác định hàm lượng phospho pentoxit
TCVN 7707:2007 Vật liệu chịu lửa. Xác định hàm lượng titan dioxit
TCVN 7890:2008 Vật liệu chịu lửa kiềm tính. Phương pháp xác định hàm lượng magiê oxit
(MgO)
TCVN 7891:2008 Vật liệu chịu lửa kiềm tính. Spinel. Phương pháp xác định hàm lượng SiO2,
Fe2O3, Al2O3, CaO
TCVN 7948:2008 Vật liệu chịu lửa manhêdi. Cacbon. Phương pháp xác định hàm lượng cacbon
tổng
TCVN 7949-1:2008 Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định độ
bền nén ở nhiệt độ thường
TCVN 7949-2:2008 Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định
khối lượng thể tích và độ xốp thực
THỬ NGHIỆM CHỊU LỬA
TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng - Phần 1: Yêu cầu
(ISO 834-1:1999) chung
TCVN 9311-3:2012 Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng
(ISO/TR 834- - Phần 3: Chỉ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm
3:1994)
TCVN 9311-4:2012 Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng
(ISO 834-4:2000) - Phần 4: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng chịu tải
TCVN 9311-5:2012 Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng
(ISO 834-5:2000) - Phần 5: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải
TCVN 9311-6:2012 Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng
(ISO 834-6: 2000) - Phần 6 : Các yêu cầu riêng đối với dầm
TCVN 9311-7:2012 Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng

19
(ISO 834-7:2000) - Phần 7 : Các yêu cầu riêng đối với cột
TCVN 9311-8 : Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng
2012 - Phần 8 : Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải
(ISO 834-8:2000)
TCVN 9383:2012 Thử nghiệm khả năng chịu lửa - Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy
HỆ THỐNG SPRINKLER TỰ ĐỘNG
TCVN 6305-1:2007 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 1: Yêu cầu và
(ISO 06182-1:2004) phương pháp thử đối với Sprinkler
TCVN 6305-2:2007 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 2: Yêu cầu và
(ISO 06182-2:2005) phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt, bình làm trễ và chuông nước
TCVN 6305-3:2007 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 3: Yêu cầu và
(ISO 06182-3:2005) phương pháp thử đối với van ống khô
TCVN 6305-4:1997 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống sprinkler tự động. Phần 4: Yêu cầu và
(ISO 6182-4:1993) phương pháp thử đối với cơ cấu mở nhanh
TCVN 6305-5:2009 Phòng cháy và chữa cháy. Hệ thống sprinkler tự động. Phần 5: Yêu cầu và
(ISO 6182-5:2006) phương pháp thử đối với van tràn.
TCVN 6305-6:2013 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 6: Yêu cầu và
phương pháp thử đối với van một chiều
TCVN 6305-8:2013 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 8: Yêu cầu và
phương pháp thử đối với van báo động khô tác động trước
TCVN 6305-9:2013 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 9: Yêu cầu và
phương pháp thử đối với đầu phun sương
TCVN 6305- Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 10: Yêu cầu và
10:2013 phương pháp thử đối với Sprinkler trong nhà
TCVN 6305- Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 12: Yêu cầu và
12:2013 phương pháp thử đối với các chi tiết có rãnh ở đầu mút dùng cho hệ thống
đường ống thép
LỚP PHỦ MẶT KẾT CẤU
TCVN 9349:2012 Lớp phủ mặt kết cấu xây dựng – Phương pháp kéo đứt thử độ bám dính bền
HỆ CHẤT KẾT DÍNH GỐC NHỰA EPOXY CHO BÊ TÔNG
TCVN 7952-1:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 1:
Xác định độ nhớt
TCVN 7952-2:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 2:
Xác định độ chảy sệ
TCVN 7952-3:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 3:
Xác định độ thời gian tạo gel
TCVN 7952-4:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 4:
Xác định cường độ dính kết
TCVN 7952-5:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 5:
Xác định độ hấp thụ nước

20
TCVN 7952-6:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 6:
Xác định nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng uốn
TCVN 7952-7:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 7:
Xác định khả năng thích ứng nhiệt
TCVN 7952-8:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 8:
Xác định hệ số co ngót sau khi đóng rắn
TCVN 7952-9:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 9:
Xác định cường độ chịu nén và mô đun đàn hồi khi nén ở điểm chảy
TCVN 7952- Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 10:
10:2008 Xác định độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt
TCVN 7952- Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 11:
11:2008 Xác định cường độ liên kết
TẤM SÓNG AMIĂNG XI MĂNG - TẤM LỢP BITUM
TCVN 4435:2000 Tấm sóng amiăng xi măng - Phương pháp thử
TCVN 8052-2:2009 Tấm lợp bitum dạng sóng. Phần 2: Phương pháp thử
KÍNH XÂY DỰNG
TCVN 7219:2018 Kính tấm xây dựng - Phương pháp xác định kích thước và khuyết tật ngoại
quan
TCVN 7368:2013 Kính xây dựng – Kính dán an toàn nhiều lớp – Phương pháp thử độ bền va
đập.
TCVN 7625:2007 Kính gương - Phương pháp thử
TCVN 8261:2009 Kính xây dựng. Phương pháp thử. Xác định ứng suất bề mặt và ứng suất
cạnh của kính bằng phương pháp quang đàn hồi không phá hủy sản phẩm
TCVN 9502:2013 Kính xây dựng - Xác định hệ số truyền nhiệt (Giá trị U) - Phương pháp tính
TCVN 9808:2013 Kính xây dựng - Kính phủ bức xạ thấp
TCVN 10760:2015 Kính phẳng tôi hóa - Phân loại và phương pháp thửm
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
TCVN 8220:2009 Vải địa kỹ thuật. Phương pháp xác định độ dày danh định
TCVN 8221:2009 Vải địa kỹ thuật. Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
TCVN 8222:2009 Vải địa kỹ thuật. Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê
TCVN 8482:2010 Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím, nhiệt độ
và độ ẩm
TCVN 8483:2010 Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dẫn nước
TCVN 8484:2010 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định sức bền kháng thủng bằng pháp thử
rơi côn
TCVN 8485:2010 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định cường độ chịu kéo và độ giãn dài
TCVN 8486:2010 Vải địa kỹ thuật − Phương pháp xác định kích thước lỗ lọc bằng phép thử
sàng ướt

21
TCVN 8487:2010 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định độ thấm xuyên
TCVN 8871-1:2011 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định lực kéo giật và độ giãn
dài kéo giật
TCVN 8871-2:2011 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định lực xé rách hình thang
TCVN 8871-3:2011 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định lực xuyên thủng CBR
TCVN 8871-4:2011 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định lực kháng xuyên thủng
thanh
TCVN 8871-5:2011 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định áp lực kháng bục
TCVN 8871-6:2011 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định kích thước lỗ biểu kiến
bằng phép thử sàng khô
TCVN 9138:2012 Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định cường độ chịu kéo của mối nối
MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN (HDPE)
TCVN 9749:2014 Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp
xác định độ dày của màng loại sần
TCVN 9750:2014 Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp
xác định chiều cao sần
TCVN 9751:2014 Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp
xác định các thuộc tính chịu kéo
TCVN 9752:2014 Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp
xác định độ bền chọc thủng
TCVN 9753:2014 Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp
xác định hàm lượng muội
TCVN 9755:2014 Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp
xác định thời gian cảm ứng oxy hóa bằng phương pháp đo nhiệt lượng quét vi
sai (DSC) ở điều kiện áp suất cao
TCVN 9756:2014 Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp
xác định độ bền lão hóa nhiệt
VẬT LIỆU CHỐNG THẤM
TCVN 9067-1:2012 Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính. Phương pháp thử. Phần 1:
Xác định tải trọng kéo đứt và độ dãn dài khi đứt
TCVN 9067-2:2012 Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính. Phương pháp thử. Phần 2:
Xác định độ bền chọc thủng động
TCVN 9067-3:2012 Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính. Phương pháp thử. Phần 3:
Xác định độ bền nhiệt
TCVN 9067-4:2012 Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính. Phương pháp thử. Phần 4:
Xác định độ thấm nước dưới áp lực thủy tĩnh
TCVN 9409-1:2014 Vật liệu chống thấm – Tấm CPE – Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ
dày
TCVN 9409-2:2014 Vật liệu chống thấm – Tấm CPE – Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ
bền bóc tách của mối dán

22
TCVN 9409-3:2014 Vật liệu chống thấm – Tấm CPE – Phương pháp thử - Phần 3: Xác định tỷ lệ
thay đổi khối lượng ở 700 C
TCVN 9409-4:2014 Vật liệu chống thấm – Tấm CPE – Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ
bền trong môi trường vi sinh
TCVN 9409-5:2014 Vật liệu chống thấm – Tấm CPE – Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ
bền trong môi trường hóa chất
SILICON XẢM KHE CHO KẾT CẤU XÂY DỰNG
TCVN 8267-1:2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định
độ chẩy
TCVN 8267-2:2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định
khả năng đùn chẩy
TCVN 8267-3:2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định
độ cứng Shore A
TCVN 8267-4:2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định
ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn
hóa
TCVN 8267-5:2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định
thời gian không dính bề mặt
TCVN 8267-6:2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định
cường độ bám dính
SƠN VÀ VÉC NI
TCVN 2090:2015 Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu
TCVN 2091:2015 Sơn, vecni và mực in - Xác định độ mịn
TCVN 2092:2013 Sơn và vecni - Xác định thời gian chảy bằng phễu chảy
TCVN 2093:1993 Sơn - Phương pháp xác định chất rắn và chất tạo màng
TCVN 2094:1993 Sơn - Phương pháp gia công màng sơn
TCVN 2095:1993 Sơn - Phương pháp xác định độ phủ
TCVN 2096-1:2015 Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 1: Xác
định trạng thái khô hoàn toàn và thời gian khô hoàn toàn
TCVN 2096-2:2015 Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 2: Thử
nghiệm áp lực đối với khả năng xếp chồng
TCVN 2096-3:2015 Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 3: Xác
định thời gian khô bề mặt dùng hạt ballotini
TCVN 2096-4:2015 Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 4: Phép
thử dùng máy ghi cơ học
TCVN 2096-5:2015 Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 5: Phép
thử Bandow-Wolff cải biến
TCVN 2096-6:2015 Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 6: Xác
định trạng thái không vết
TCVN 2097:2015 Sơn và vecni - Phép thử cắt ô

23
TCVN 2098:2007 Sơn và vecni - Phép thử dao động tắt dần của con lắc
TCVN 2099:2013 Sơn và vecni - Phép thử uốn (trục hình trụ)
TCVN 2100-1:2013 Sơn và vecni - Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) - Phần 1: Phép thử
tải trọng rơi, vết lõm có diện tích lớn
TCVN 2100-2:2007 Sơn và vecni - Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) - Phần 2: Phép thử
tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ
TCVN 2101:2016 Sơn và Vecni - Xác định giá trị độ bóng ở 20° 60° và 85°
TCVN 2102:2008 Sơn và véc ni - Phương pháp xác định màu sắc theo phương pháp so sánh trực
quan
TCVN 5668:1993 Sơn, véc ni và nguyên liệu của chúng. Nhiệt độ và độ ẩm để điều hoà và thử
nghiệm
TCVN 5669:2013 Sơn và vecni - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử
TCVN 5670:2007 Sơn và vecni - Tấm chuẩn để thử
TCVN 8789:2011 Sơn bảo vệ kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 9277:2012 Sơn và vecni – Phương pháp thử thời tiết nhân tạo – Thử nghiệm dưới đèn
huỳnh quang tử ngoại và nước
TCVN 9760:2013 Sơn và vecni – Xác định độ dày màng
TCVN 9761:2013 Sơn và vecni – Sự phong hóa tự nhiên của lớp phủ - Phơi mẫu và đánh giá
TCVN 9762:2013 Sơn và vecni – Xác định ảnh hưởng của nhiệt
TCVN 10369:2014 Sơn và véc ni – Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong
sơn nhũ tương có hàm lượng VOC thấp
TCVN 10370- Sơn và véc ni – Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi – Phần 1:
1:2014 Phương pháp hiệu số
TCVN 10370- Sơn và véc ni - Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Phần 2 -
2:2014 Phương pháp sắc ký khí
TCVN 10671:2015 Sơn và vecni - Phép thử độ sâu ấn lõm
TCVN 10833:2015 Bột kẽm sử dụng trong sơn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 11606:2016 Sơn và vecni - Phép thử uốn-T
TCVN 11607- Sơn và vecni - Xác định hàm lượng bột màu - Phần 1: Phương pháp ly tâm
1:2016
TCVN 11607- Sơn và vecni - Xác định hàm lượng bột màu - Phần 2: Phương pháp tro hóa
2:2016
TCVN 11607- Sơn và vecni - Xác định hàm lượng bột màu -Phần 3 : Phương pháp lọc
3:2016
TCVN 11608- Sơn và vecni - Phương pháp phơi nhiễm với nguồn sáng phòng thử nghiệm -
1:2016 Phần 1: Hướng dẫn chung
TCVN 11608- Sơn và vecni - Phương pháp phơi nhiễm với nguồn sáng phòng thử nghiệm -
2:2016 Phần 2: Đèn hồ quang xenon

24
TCVN 11608- Sơn và vecni - Phương pháp phơi nhiễm với nguồn sáng phòng thử nghiệm -
3:2016 Phần 3: Đèn huỳnh quang tử ngoại
TCVN 11608- Sơn và vecni - Phương pháp phơi nhiễm với nguồn sáng phòng thử nghiệm -
4:2016 Phần 4: Đèn hồ quang cacbon ngọn lửa hở
SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG
TCVN 8653-1:2012 Sơn tường dạng nhũ tương. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định trạng thái sơn
trong thùng chứa, đặc tính thi công, độ ổn định ở nhiệt độ thấp và ngoại quan
màng sơn
TCVN 8653-2:2012 Sơn tường dạng nhũ tương. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định độ bền nước
của màng sơn
TCVN 8653-3:2012 Sơn tường dạng nhũ tương. Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ bền kiềm
của màng sơn
TCVN 8653-4:2012 Sơn tường dạng nhũ tương. Phương pháp thử. Phần 4: Xác định độ bền rửa
trôi của màng sơn
TCVN 8653-5:2012 Sơn tường dạng nhũ tương. Phương pháp thử. Phần 5: Xác định độ bền chu kỳ
nóng lạnh của màng sơn
TCVN 9405:2012 Sơn tường - Sơn nhũ tương - Phương pháp xác định độ bền nhiệt ẩm của
màng sơn
TCVN 9406:2012 Sơn – Phương pháp không phá huỷ xác định chiều dày màng sơn khô
VỮA BỀN HÓA GỐC POLYME
TCVN 9080-1:2012 Vữa bền hóa gốc polyme. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định độ bền kéo
TCVN 9080-2:2012 Vữa bền hóa gốc polyme. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định độ bền nén
TCVN 9080-3:2012 Vữa bền hóa gốc polyme. Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ bám dính
TCVN 9080-4:2012 Vữa bền hóa gốc polyme. Phương pháp thử. Phần 4: Xác định thời gian công
tác, thời gian đóng rắn ban đầu và thời gian đóng rắn đủ cường độ sử dụng
TCVN 9080-5:2012 Vữa bền hóa gốc polyme. Phương pháp thử. Phần 5: Xác định độ co và hệ số
dãn nở nhiệt
TCVN 9080-6:2012 Vữa bền hóa gốc polyme. Phương pháp thử. Phần 6: Xác định độ hấp thụ
nước
TCVN 9080-7:2012 Vữa bền hóa gốc polyme. Phương pháp thử. Phần 7: Xác định độ bền hóa
VẬT LIỆU BENTONITE
TCVN 11893:2017 Vật liệu Bentonite - Phương pháp thử
CÁP TRUYỀN HÌNH
TCVN 10296: 2014 Cáp đồng trục dùng trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp – Yêu cầu
kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 10297: 2014 Phiến đấu dây CAT5/CAT5E – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
TCVN 7494:2005 Bitum - Phương pháp lấy mẫu

25
TCVN 7495:2005 Bitum – Phương pháp xác định độ kim lún
TCVN 7496:2005 Bitum - Phương pháp xác định độ kéo dài
TCVN 7497:2005 Bitum - Phương pháp xác định điểm hoá mềm (dụng cụ vòng và bi)
TCVN 7498:2005 Bi tum - Phương pháp xác định điểm chớp cháy và điểm cháy bằng thiết bị
thử cốc hở Cleveland
TCVN 7499:2005 Bi tum - Phương pháp xác định tổn thất khối lượng sau gia nhiệt
TCVN 7500:2005 Bi tum - Phương pháp xác định độ hòa tan trong tricloetylen
TCVN 7501:2005 Bi tum - Phương pháp xác định khối lượng riêng (phương pháp Pycnometer)
TCVN 7502:2005 Bi tum - Phương pháp xác định độ nhớt động
TCVN 7503:2005 Bi tum - Xác định hàm lượng paraphin bằng phương pháp chưng cất
TCVN 7504:2005 Bi tum - Phương pháp xác định độ bám dính với đá
TCVN 8817-2:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ nhớt
Saybolt Furol
TCVN 8817-3:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ lắng và
độ ổn định lưu trữ
TCVN 8817-4:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định lượng hạt
quá cỡ (Thử nghiệm sàng)
TCVN 8817-5:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định diện tích
hạt
TCVN 8817-6:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ khử nhũ
TCVN 8817-7:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 7: Thử nghiệm trộn với
vi măng
TCVN 8817-8:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định độ dính
bám và tính chịu nước
TCVN 8817-9:2011 Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 9: Thử nghiệm chưng
cất
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 10: Thử nghiệm bay
10:2011 hơi
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 11: Nhận biết nhũ
11:2011 tương nhựa đường axit phân tách nhanh
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 12: Nhận biết nhũ
12:2011 tương nhựa đường axit phân tách chậm
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 13: Xác định khả năng
13:2011 trộn lẫn với nước
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 14: Xác định khối
14:2011 lượng thể tích
TCVN 8817- Nhũ tương nhựa đường axit - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định độ dính
15:2011 bám với cốt liệu tại hiện trường
TCVN 8818-2:2011 Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử - Phần 2: Thử nghiệm xác định nhiệt độ

26
bắt lửa
TCVN 8818-3:2011 Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử - Phần 3: Thử nghiệm xác định hàm
lượng nước
TCVN 8818-4:2011 Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử - Phần 4: Thử nghiệm chưng cất
TCVN 8818-5:2011 Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử - Phần 5: Thử nghiệm xác định độ nhớt
tuyệt đối (sử dụng nhớt kế mao dẫn chân không)
TCVN 8821:2011 Phương pháp xác định chỉ số CBR của nền đất và các lớp móng đường bằng
vật liệu rời tại hiện trường
TCVN 8860-1:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo
Marshall
TCVN 8860-2:2011 Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng
phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm
TCVN 8860-3:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 3: Xác định thành phần hạt
TCVN 8860-4:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối
lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời
TCVN 8860-5:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng
thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén
TCVN 8860-6:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 6: Xác định độ chảy nhựa
TCVN 8860-7:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát
TCVN 8860-8:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử . Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn
TCVN 8860-9:2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 9: Xác định độ rỗng dư
TCVN 8860- Bê tông nhựa – Phương pháp thử. Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu
10:2011
TCVN 8860- Bê tông nhựa – Phương pháp thử . Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa
11:2011
TCVN 8860- Bê tông nhựa – Phương pháp thử . Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của
12:2011 bê tông nhựa
TCVN 8861:2011 Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi của nền đất và các lớp kết cấu áo
đường bằng phương pháp sử dụng tấm ép cứng
TCVN 8862:2011 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu hạt liên
kết bằng các chất kết dính
TCVN 8864:2011 Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét
TCVN 8865:2011 Mặt đường ô tô – Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo
chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI
TCVN 8866:2011 Mặt đường ô tô – Xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát -
Thử nghiệm
TCVN 8867:2011 Áo đường mềm – Xác định mođun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo
võng Benkeman
TCVN 9273:2012 Phương tiện đường sắt đô thị khổ đường 1435 mm – Yêu cầu kỹ thuật,
phương pháp thử

27
TCVN 9274:2012 Sơn tín hiệu giao thông – Phương pháp đo hệ số phát sáng dưới ánh sáng
khuyếch tán bằng phản xạ kế cầm tay
TCVN 9275:2012 Màng biển báo phản quang – Phương pháp xác định hệ số phản quang dùng
cấu hình đồng phẳng
TCVN 9843:2013 Xác định mô đun đàn hồi của vật liệu đá gia cố chất kết dính vô cơ trong
phòng thí nghiệm
TCVN 9880:2013 Sơn tín hiệu giao thông – Bi thủy tinh dùng cho vạch kẻ đường – Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử
TCVN 10308:2014 Gối cầu cao su cốt bản thép không có tấm trượt trong cầu đường bộ - Yêu cầu
kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 11194:2017 Bitum - Phương pháp xác định độ đàn hồi
TCVN 11195:2017 Bitum - Phương pháp xác định độ ổn định lưu trữ
TCVN 11196:2017 Bitum - Phương pháp xác định độ nhớt kế brookfield
TCVN 11365:2016 Mặt đường sân bay - Xác định số phân cấp mặt đường bằng thiết bị đo võng
bằng quả nặng thả rơi
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 1: Xác
1:2016 định độ phục hồi và khả năng chịu nén
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 2: Xác
2:2016 định độ đẩy trồi của vật liệu
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 3: Xác
3:2016 định độ giãn dài trong nước đun sôi
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 4: Thử
4:2016 nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCl
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 5: Xác
5:2016 định hàm lượng nhựa
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 6: Xác
6:2016 định độ hấp thụ nước
TCVN 11414- Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 7: Xác
7:2016 định khối lượng riêng
TCVN 11415:2016 Bê tông nhựa - Phương pháp xác định độ hao mòn cantabro
TCVN 11633:2017 Bê tông nhựa - Thu hồi nhựa đường từ dung dịch sau khi chiết bằng phương
pháp Abson
TCVN 11710:2017 Nhựa đường - Thử nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt và không khí bằng
phương pháp sấy màng mỏng xoay
TCVN 11711:2017 Nhựa đường - Thử nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt và không khí bằng
phương pháp sấy màng mỏng
TCVN 11712:2017 Nhựa đường - Phương pháp xác định đặc tính chống nứt ở nhiệt độ thấp bằng
thiết bị kéo trực tiếp (DT)
TCVN 11781:2017 Nhựa đường – Phương pháp xác định độ cứng chống uốn từ biến bằng lưu
biến kế dầm chịu uốn (BBR)

28
TCVN 11782:2017 Bê tông nhựa - Chuẩn bị thí nghiệm bằng phương pháp đầm lăn bánh thép
TCVN 11807:2017 Bê tông nhựa - Phương pháp xác định độ góc cạnh của cốt liệu thô
TCVN 11808:2017 Nhựa đường - Xác định các đặc tính lưu biến bằng lưu biến kế cắt động
TCVN 12584:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử
TCVN 12585:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Thiết bị dẫn hướng và tấm phản
quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 12586:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Tấm chống chói - Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử
TCVN 12587:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Trụ tiêu dẻo phân làn - Yêu cầu
kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 12268:2018 Ứng dụng đường sắt - Tấm lát cao su trên đường ngang - Yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp thử
GHI CHÚ: Các tiêu chuẩn sau đây đã hủy bỏ:
TCVN 337:1986 Cát xây dựng - Phương pháp lấy mẫu

TCVN 338:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định thành phần khoáng vật

TCVN 339:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng riêng

TCVN 340:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích xốp và độ xốp

TCVN 341:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm

TCVN 342:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định thành phần hạt và môđun độ lớn

TCVN 343:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định hàm lượng chung bụi, bùn, sét

TCVN 344:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định hàm lượng sét

TCVN 345:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định hàm lượng tạp chất hữu cơ

TCVN 346:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định hàm lượng sunfat và sunfit

TCVN 1772:1987 Sỏi - Phương pháp xác định hàm lượng các tạp chất trong sỏi

TCVN 4376:1986 Cát xây dựng - Phương pháp xác định hàm lượng mica

TCVN 4787:1985 Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

TCXDVN 329:2004 Bê tông và vữa xây dựng – Phương pháp xác định pH

TCXDVN 376: 2006 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian đông kết

29

You might also like