Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


…..e&f…..

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM 6

Chủ đề: + Nhà quản trị Lê Hùng Anh


+ Công ty TNHH MTV hải sản Tuấn Lộc

Học phần : Quản trị học


Lớp học phần : 49K06.5
Giảng viên : ThS. Ngô Xuân Thuỷ
Thành viên nhóm : Trần Thị Yến Nhi (nhóm trưởng)
Hoàng Minh Quyên
Đinh Ngọc Linh
Đào Thị Bích Thảo
Ngô Trần Phương Oanh
Cao Hải Yến

Năm học 2023-2024


MỤC LỤC
NHÀ QUẢN TRỊ: LÊ HÙNG ANH.......................................................................3
I, Tiểu sử và sự nghiệp.........................................................................................3
1, Tiểu sử............................................................................................................3
2, Sự nghiệp.......................................................................................................3
II, Những kỹ năng mang lại thành công của Lê Hùng Anh.............................5
1, Lê Hùng Anh chia sẻ rằng: “Chỉ có đam mê và lý tưởng thì không đủ để
thành công trong sự nghiệp”...........................................................................5
2, Chìa khoá để vận hành doanh nghiệp chính là công nghệ .......................6
3, Kiên trì, bền bỉ và khả năng quản lý, lãnh đạo..........................................6
4, Lời khuyên qua hành trang khởi nghiệp của Lê Hùng Anh dành cho
start-up..............................................................................................................7
5, Cống hiến cho cộng đồng.............................................................................8
III. Thực hiện các chức năng quản trị của Lê Hùng Anh................................8
1, Hoạch định....................................................................................................8
2, Tổ chức..........................................................................................................9
3, Lãnh đạo......................................................................................................10
4, Kiểm tra.......................................................................................................11
CÔNG TY TNHH MTV HẢI SẢN TUẤN LỘC................................................12
I, Giới thiệu về tổng quan công ty TNHH MTV Hải Sản Tuấn Lộc..............12
1, Tổng quan công ty......................................................................................12
2, Lĩnh vực kinh doanh của MTV Hải sản Tuấn Lộc..................................13
3, Qúa trình hình thành và phát triển.........................................................13
4, Sứ mệnh tầm nhìn và viễn cảnh................................................................13
5. Viễn cảnh.....................................................................................................13
II, Môi trường.....................................................................................................14
1, Môi trường vĩ mô........................................................................................14
2, Môi trường vi mô........................................................................................16
3, Văn hoá công ty...........................................................................................20
III, Mô hình tổ chức quản lý.............................................................................21
1, Cơ cấu tổ chức quản lý...............................................................................21

1
2, Phân tích mô hình tổ chức.........................................................................21
IV, Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban...................................................22
1, Hội đồng thành viên...................................................................................22
2, Ban giám đốc( Giám đốc, Tổng giám đốc)...............................................23
3, Các phòng ban............................................................................................24
a, Phòng tài chính kế toán..........................................................................24
b, Phòng kế hoạch sản xuất........................................................................24
c, Phòng kĩ thuật..........................................................................................25
d, Phân xưởng sản xuất...........................................................................25
e, Phòng kinh doanh bán hàng...................................................................26
f, Kiểm soát viên..........................................................................................27
V. Nguồn lực kinh doanh của công ty..............................................................28
1, Lao động......................................................................................................28
2, Năng lực công ty.........................................................................................28
3,Tài chính.......................................................................................................29
VI, Kết quả kinh doanh....................................................................................29
VII, Các đề xuất của nhóm................................................................................30
1, Nên đầu tư thêm vào chiến dịch Marketing và quản bá sản phẩm.......30
2, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.......................................................30
3,Về phía nhà nước:........................................................................................31
4, Về phía công ty:..........................................................................................31

2
NHÀ QUẢN TRỊ: LÊ HÙNG ANH

I, Tiểu sử và sự nghiệp.

1, Tiểu sử

 Họ và tên: Lê Hùng Anh (Jimmy Lee)


 Năm sinh: 1986
 Quê quán: Tam Kỳ, Quảng Nam
 Từng học tại: Đại học Bách Khoa TP.HCM
 Nghề nghiệp: Doanh nhân
 Chức vụ: Giám đốc điều hành BIN Corporation Group
 Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại điện tử, tài chính, bất động sản, du lịch..

2, Sự nghiệp.

 Bắt đầu sự nghiệp kinh doanh khi làm sinh viên năm 2
 Từ khi đặt chân vào mảnh đất Sài Gòn, anh đã ấp ủ ước mơ khởi nghiệp để
có thể lo cho bản thân và giúp đỡ gia đình. Khi còn là sinh viên ngành công
nghệ thông tin tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, anh đã làm đủ nghề
để trang trải cho cuộc sống. Anh đã làm qua các công việc như phụ hồ, bán
báo, nhân viên quán cà phê…

3
 Đến năm 2 đại học, anh đã bắt đầu khởi nghiệp với những dự án như hệ
thống dạy học trực tuyến, cửa hiệu Bác sĩ máy tính.
 Trong giai đoạn từ năm 2005 - 2008,
 Bên cạnh thời gian học, cậu sinh viên đã tranh thủ lập cho mình ý tưởng
khởi nghiệp liên quan tới công nghệ thông tin. Khởi nghiệp thất bại đến 7
lần với dự án thiết kế website, hệ thống dạy trực tuyến trắc nghiệm đến cửa
hiệu bác sĩ máy tính…
 Dù khởi nghiệp thất bại, nhưng ta có thể thấy Shark Lê Hùng Anh là một
người dám nghĩ dám làm và biết nắm bắt cơ hội khi ngành công nghệ thông
tin đang phát triển mạnh mẽ.
 Lê Hùng Anh lại tiếp tục khởi nghiệp với 1 công ty nhỏ chuyên về website
nhằm lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ các dịch vụ du lịch.
Đó được xem là tiền thân của tập đoàn BIN Corporation Group.
 Khi ra trường, anh đầu quân cho Tổng công ty may Nhà Bè ở quận 7, TP
HCM ở vị trí IT, sau khi làm một thời gian anh xin sếp lập 1 team khoảng
10 người để phát triển lĩnh vực công nghệ. Nhưng vì kinh nghiệm không đủ
nên dự án đã thất bại. Thấy được tình hình đó, sếp của anh mới gọi anh lại
nói không biết BIN đang làm gì. Và cho anh hết toàn bộ máy móc, nhân
viên và cho mượn thêm 200 triệu để khởi nghiệp.
 Năm 2009,
 Shark Lê Hùng Anh thành lập công ty vẫn giữ nguyên tên cũ là BIN
chuyên về hệ thống websiste và lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp.
 Năm 2011,
 Anh chuyển đổi hướng phát triển và nghiên cứu về quảng cáo trực tuyến
trên các nền tảng như Facebook và Google.
 Năm 2012,
 Công ty bắt đầu có lãi khoảng 85 triệu đồng, và Shark Lê Hùng Anh mời
một người bạn là Vũ Đại Dương vào làm Phó Giám đốc Điều hành, đồng
hành trong hành trình phát triển. Đối mặt với khó khăn khi muốn mở rộng
doanh nghiệp quốc tế, anh và đội ngũ đã tích lũy kinh nghiệm thông qua
việc sống và làm việc như người địa phương tại nước ngoài, từ đó nắm bắt
và giải quyết tốt các vấn đề đặt ra. Hiểu rõ nhu cầu mở rộng của các doanh
nghiệp, Shark Hùng Anh thành lập công ty One IBS, chuyên cung cấp dịch
vụ doanh nghiệp và tư vấn tài chính.
 Không chấp nhận ngủ quên trên thành công đã đạt được
 Shark Lê Hùng Anh đẩy mạnh quá trình mở rộng kinh doanh và thành lập
10 thương hiệu quốc tế thuộc BIN Corporation Group. Mỗi công ty con
thuộc tập đoàn này hoạt động trong các lĩnh vực đa dạng:

4
 One IBC: Cung cấp dịch vụ doanh nghiệp quốc tế.
 DNBC Financial Group: Dịch vụ chuyển tiền và thanh toán trực tiếp toàn
cầu.
 Travelner: Nền tảng dịch vụ du lịch toàn cầu.
 PayCEC: Dịch vụ thanh toán quốc tế.
 MobCEC: Cung cấp giải pháp phần mềm và ứng dụng chất lượng cao cho
doanh nghiệp.
 Bin Media: Giải pháp thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số.
 GIS: Cung cấp dịch vụ visa và định cư.
 Khải Hưng Group: Đầu tư, phân phối và phát triển bất động sản tại Việt
Nam.
 DNBC Global Markets: Dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia vào thị
trường tài chính và thương mại toàn cầu.
 PapMall: Nền tảng thương mại điện tử quốc tế giúp khách hàng kết nối trực
tuyến với nhà bán lẻ trên toàn cầu.

II, Những kỹ năng mang lại thành công của Lê Hùng Anh.

 Là CEO trẻ tuổi, Lê Hùng Anh đã tích luỹ được hơn 12 năm kinh nghiệm
trong việc quản lý các doanh nghiệp startup. Tính đến thời điểm hiện tại, anh
đã sở hữu tập đoàn BIN Corporation Group, cùng với 10 thương hiệu con
hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

 Để đạt được những thành công đó,anh đã trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả
nhưng nhờ sự kiên trì nỗ lực anh đã chạm được đến ước mơ của mình. Qua
những lần thất bại Lê Hung Anh đã rút ra được những bài học kinh nghiệm
quý giá cho bản thân, doanh nghiệp và các thế hệ đi sau.

1, Lê Hùng Anh chia sẻ rằng: “Chỉ có đam mê và lý tưởng thì không đủ để


thành công trong sự nghiệp”.

 Anh cho rằng thất bại cho người ta nhiều kinh nghiệm để cải thiện và phát
triển, và với lần thất bại đầu tiên, Lê Hùng Anh đã chia sẻ rằng:
 "Lần đầu tiên tôi khởi nghiệp là khi tôi còn trẻ, với mô hình 'Bác sĩ máy tính',
nhưng không thành công do tôi chưa thể tối ưu hoá mô hình kinh doanh cũng
5
như kỹ năng quản lý con người của mình. Ngã ở đâu thì đứng lại ở đó, tôi đã
dành thời gian để nghiên cứu và cải thiện kỹ năng quản lý con người, mô hình
bán hàng, quản lý tài chính và phân tích thị trường.Tôi đã nhận ra rằng, sự tự
tin và đam mê trong việc khởi nghiệp không đủ để thuyết phục khách hàng
mua sản phẩm hay dịch vụ.
 Niềm tin mãnh liệt và đam mê khởi nghiệp của start-up sẽ không đủ sức
thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. Mình bán cái người ta cần
chứ không phải bán cái mình thích. Cho nên nếu start-up không làm nghiên
cứu thị trường, không có mô hình bán hàng phù hợp, thì dù có ý tưởng hay
cũng sẽ khó thành công trong thực tế.”

2, Chìa khoá để vận hành doanh nghiệp chính là công nghệ .

 Đối với Lê Hùng Anh, anh cho rằng, chìa khoá để vận hành doanh nghiệp
chính là công nghệ. BIN Corporation Group phải luôn cập nhật công nghệ
mới liên quan đến bảo mật thông tin người dùng, bảo mật dữ liệu, cung cấp
trải nghiệm số an toàn, nhanh chóng và tiện lợi nhất.
 Vì thế, anh quan tâm và chú trọng nhiều về vấn đề nhân lực. Tập đoàn hiện có
hơn 350 nhân sự, với 95% nhân sự trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân,
chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính,
thương mại quốc tế. Công thức của anh là tuyển dụng rồi đào tạo theo yêu cầu
công việc, nhân sự nào cũng phải vượt qua bài kiểm tra, sát hạch chuyên môn
trước khi là thành viên chính thức của BIN Corporation Group.

3, Kiên trì, bền bỉ và khả năng quản lý, lãnh đạo.

6
 Hành trình khởi nghiệp của Shark Lê Hùng Anh không hề dễ dàng. Ông đã
trải qua nhiều khó khăn và thử thách, nhưng ông luôn kiên trì và bền bỉ theo
đuổi mục tiêu của mình.
 Ông chia sẻ: “Khởi nghiệp là một hành trình dài và đầy gian nan. Để thành
công, bạn cần phải có sự kiên trì và bền bỉ. Đừng bao giờ bỏ cuộc trước
những khó khăn và thử thách.”
 Shark Lê Hùng Anh là một nhà lãnh đạo tài ba với khả năng quản lý và lãnh
đạo xuất sắc. Ông đã xây dựng thành công Tập đoàn BIN Corporation, một
trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam.
 Ông cho rằng: “Để thành công trong kinh doanh, bạn cần phải có khả năng
quản lý và lãnh đạo tốt. Một nhà lãnh đạo giỏi cần phải biết cách truyền cảm
hứng cho nhân viên và dẫn dắt họ đạt được mục tiêu chung.”

4, Lời khuyên qua hành trang khởi nghiệp của Lê Hùng Anh dành cho start-
up

 Với Lê Hùng Anh, quản trị con người và mô hình kinh doanh bán hàng là kim
chỉ nam trong khởi nghiệp.
 Tại sao lại là quản trị con người? Nhân sự càng nhiều, càng tạo ra hàng trăm
biến số, nhiều vấn đề nếu như bạn không có văn hóa làm việc rõ ràng, hay có
một khuôn mẫu nhất định. Do đó, các bạn founder phải minh bạch và có chiến
lược bài bản từ giai đoạn đầu trong việc quản trị con người, tối ưu liên tục để
khi start-up bước vào giai đoạn mở rộng quy mô, mọi thứ sẽ diễn ra trơn tru
hơn.
 Điều thứ hai là mô hình bán hàng. Start-up phải có lợi nhuận thật từ sản
phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp thì mới mong tồn tại và phát triển lâu dài
được.

7
 Khởi nghiệp cần “ăn chắc mặc bền”. Start-up chấp nhận chịu lỗ để chạy theo
doanh số là “tự sát”. Có nghĩa là khi tham gia thị trường, bạn phải hiểu được
nhu cầu khách hàng và điều đó phản ánh thông qua số liệu bán hàng cụ thể.
 Riêng Lê Hùng Anh thường định giá start-up theo công thức: yếu tố con
người chiếm 60%, phần còn lại chia đều cho mô hình kinh doanh (đã có lợi
nhuận hay chưa) và thời gian doanh nghiệp vận hành (ít nhất 3 năm). Anh sẽ
dựa trên những dữ liệu đó trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

5, Cống hiến cho cộng đồng

 Shark Lê Hùng Anh là một doanh nhân tâm huyết, luôn tích cực tham gia vào
các hoạt động xã hội và từ thiện. Ông đã dành tặng nhiều khoản tiền cho các
quỹ học bổng, các tổ chức từ thiện và các chương trình hỗ trợ người nghèo.
 Ông chia sẻ: “Doanh nhân không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn phải có
trách nhiệm với cộng đồng. Doanh nhân cần phải cống hiến cho xã hội và
giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.”
III. Thực hiện các chức năng quản trị của Lê Hùng Anh

1, Hoạch định

 Muốn gia tăng cơ hội thành công khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ vào một hay
nhiều thị trường nào đó, doanh nghiệp phải thuần thục chiến lược địa phương
hóa. Muốn vậy thì trước hết những nhà khởi nghiệp phải nắm rõ các đặc điểm
văn hóa, thói quen, tính cách đặc trưng của vùng miền/địa phương nơi mình
cung cấp sản phẩm, dịch vụ. “Có thể nói muốn xuất khẩu một chiếc áo ấm
đến đất nước nào thì chính bạn phải trải nghiệm mùa đông nơi đó” - Shark Lê
hùng anh bộc bạch.

8
 Hoạt động toàn cầu hóa sẽ giúp doanh nghiệp có được thị trường rộng lớn, đa
dạng phân khúc khách hàng, kết hợp các chiến lược địa phương hóa, thấu hiểu
thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỉ lệ thành công cao hơn.
 Từ những khái niệm trên, ông tạo nên sự phát triển của BIN Corporation
Group dựa trên nền tảng dịch vụ công nghệ, vốn liếng của tập đoàn là chất
xám, là các sản phẩm trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, chuyên viên, xây dựng
hệ thống tuyển dụng và đào tạo bài bản. Trong những năm tiếp theo, Lê Hùng
Anh đặt ra những mục tiêu chiến lược cho tổ chức như sau:
 Tập trung vào đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng công nghệ.
 Tập trung đầu tư, phát triển và ứng dụng công nghệ cao.
 Phát triển dự án công nghệ chất lượng cao, có khả năng ứng dụng trên
phạm vi toàn cầu.
2, Tổ chức
 Để tạo dựng nên một bộ máy tổ chức vững chắc ,điều quan trọng trước tiên là
chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân sự
 Để vươn đến những tầm cao mới, BIN Corporation Group nỗ lực kiện toàn,
mở rộng quy mô số lượng và nâng tầm chất lượng nhân sự bằng những chiến
lược phát triển nhân sự bền vững
 Chiến lược 1:
 Xây dựng và pháp triển đội ngũ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vưc then
chốt
 Chiến lược 2:
 Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, sáng
tạo và nhân văn
 Gắn kết đội ngũ nhân sự qua các hoạt động đoàn thể và cộng đồng
 Quy trình tuyển dụng tinh gọn, hiệu quả và công bằng dành cho người lao
động
 Bảo đảm thu nhập ổn định, phúc lựoi tốt cho nhân viên.
 Chiến lược 3
 Tổ chức các chương trình đào tạo nhân sự giúp cải thiện năng lực chuyên
môn và các kỹ năng mềm
 Mỗi vị trí sẽ có những tiêu chí riêng, song tất cả nhân sự tại từng vị trí trí
đều đáp ứng được “3 CÓ”:
9
 Có trình độ chuyên môn
 Có quyết tâm phát triển nghề nghiệp
 Có tinh thân ftrachs nhiệm và tính kỷ luật cao

3, Lãnh đạo

 Tác động quyền lực trong việc duy trì kỉ luật, kỉ cương đối với nhân viên
 Việc thực thi kỉ luật, kỉ cương cũng là một nhân tố không thể thiếu để nhằm
duy trì sự ổn định của tổ chức. Để thực hiện công việc này nhà quản lý phải
sử dụng cái công cụ:
 Pháp luật
 Chính sách
 Nội quy, quy chế v.v
 Việc thực thi pháp luật chính sách này quy quy chế đó chủ thể quản lý phải
tiến hành thường xuyên liên tục và theo quy trình khoa học.
 Hướng dẫn, thuyết phục, giải quyết mâu thuẫn và khích lệ nhân viên,
 Để khơi dậy đông cơ thúc đẩy của nhân viên, phát huy cao nhất tiềm năng và
năng lực của họ thì người quản phải thực hiện:
 Hướng dẫn nhân viên trong việc nhận thức sứ mệnh của tổ chức, quyền lợi
và nghĩa vụ của họ, nhận thức về yêu cầu của công việc mà họ phải đảm
nhận.
 Cung cấp những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện quyết định quản lý.
 Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách phù hợp: bố trí, sắp xếp, sử
dụng; đánh giá; đào tạo và phát triển nhân lực; tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, phúc lợi tập thể v.v.
 Xây dựng và thực thi văn hóa tổ chức.

4, Kiểm tra

10
 Ông áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả để đảm bảo rằng các hoạt động
của doanh nghiệp diễn ra theo đúng kế hoạch, mục tiêu đề ra và tuân thủ các
quy định pháp luật.

 Dưới đây là ví dụ cụ thể về cách thức Shark Lê Hùng Anh thực hiện chức
năng kiểm soát trong quản trị:
 Thiết lập hệ thống báo cáo và theo dõi: Shark Lê Hùng Anh xây dựng hệ
thống báo cáo chi tiết, đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động của các
phòng ban, đơn vị trong tập đoàn. Hệ thống này giúp ông nắm bắt kịp thời
các vấn đề phát sinh và đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp.

 Thực hiện kiểm tra nội bộ: Shark Lê Hùng Anh thường xuyên tổ chức các
đợt kiểm tra nội bộ để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận, phòng
ban trong tập đoàn. Việc kiểm tra nội bộ giúp ông phát hiện ra những sai
sót, vi phạm và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

 Áp dụng các biện pháp kiểm soát tài chính: Shark Lê Hùng Anh áp dụng
các biện pháp kiểm soát tài chính chặt chẽ để đảm bảo sử dụng hiệu quả
nguồn vốn của doanh nghiệp. Ông cũng thường xuyên theo dõi tình hình tài
chính của tập đoàn và đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp khi cần
thiết.

 Quản lý rủi ro: Shark Lê Hùng Anh xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn
có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Ông xây dựng các biện
pháp phòng ngừa và ứng phó rủi ro để giảm thiểu tối đa những tổn thất có
thể xảy ra.

 Nhờ áp dụng hiệu quả các biện pháp kiểm soát, Shark Lê Hùng Anh đã xây
dựng được một hệ thống quản trị chặt chẽ, minh bạch và hiệu quả. Điều này
góp phần quan trọng vào sự thành công của Tập đoàn BIN Corporation Group
và khẳng định vị thế của Shark Lê Hùng Anh trong cộng đồng doanh nhân
Việt Nam. Ngoài ra, Shark Lê Hùng Anh còn chú trọng đến việc xây dựng văn
hóa doanh nghiệp lấy con người làm trung tâm. Ông luôn quan tâm đến đời
11
sống vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên, tạo môi trường làm việc
chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo. Nhờ vậy, Shark Lê Hùng Anh đã thu
hút được đội ngũ nhân tài chất lượng cao và góp phần thúc đẩy sự phát triển
của Tập đoàn BIN Corporation Group.

CÔNG TY TNHH MTV HẢI SẢN


TUẤN LỘC

I, Giới thiệu về tổng quan công ty TNHH MTV Hải Sản Tuấn Lộc

1, Tổng quan công ty

 Tên công ty : Công ty TNHH MTV Hải Sản Tuấn Lộc


 Người đại diện pháp luật : NGUYỄN VĂN TUẤN
 Chi cục thuế quản lý : Chi cục Thuế Quận Liên Chiểu
 Địa chỉ : 22 Hồng Thái, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng, Việt Nam
 Điện thoại : (0236) 3741956, 0935615986
 Email: antuanavp5@gmail.com

2, Lĩnh vực kinh doanh của MTV Hải sản Tuấn Lộc

 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu là hải sản

12
 Cung cấp các loại hải sản nước mặt và nước ngọt
 Sỉ lẻ các loại hải sản trên toàn quốc
 Phát triển nhiều loại mặt hàng hải sản khô để làm quà tặng cho quý khách khi
đi du lịch

3, Qúa trình hình thành và phát triển

 Công Ty TNHH MTV Hải Sản Tuấn Lộc. Được thành lập Tháng 7 Năm 2005.
Cung cấp hải sản và các thực phẩm trên toàn quốc. Sau nhiều năm thành lập
đã trải qua nhiều năm thăng trầm, thành công có,khó khăn có, nhưng đội ngũ
lãnh đạo và cán bộ nhân viên vẫn cố gắng duy trì hiệu suất làm việc và đạt
được những thành công đáng kể.

4, Sứ mệnh tầm nhìn và viễn cảnh

 Tầm nhìn: Trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực hải sản và thực
phẩm với thương hiệu HẢI SẢN TUẤN LỘC , phân phối sản phẩm rộng rãi
trên toàn quốc.

 Sứ mệnh: Mang đến cho khách hàng những sản phẩm an toàn đạt chất lượng
cao được sản xuất trong quy trình khép kín và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế.

 Mở rộng thị trường, góp phần làm đẹp hơn hình ảnh của ngành hải sản Việt
Nam trên thị trường thế giới.

 Mở rộng hoạt động sản xuất, qua đó tăng cường lợi nhuận nhằm đảm bảo phát
triển và nâng cao chất lượng đời sống cho các cán bộ CNV và người lao động.

5. Viễn cảnh

 Để trở thành 1 công ty hàng đầu về hải sản chất lượng hàng đầu có năng lực
và uy tín để đáp ứng nhu cầu thực phẩm thiết yếu của người tiêu dùng với các
yêu cầu khắt khe từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người tiêu dùng.
Để làm được điều này, chúng tôi hoàn toàn tự tin và đang trong quá trình
hoàn thiện xây dựng một mạng lưới chị nhánh phân phối các sản phẩm một
cách rộng rãi trên toàn quốc và trên thế giới. Chúng tôi cố gắng nâng cao chất

13
lượng cho toàn bộ quy trình sản xuất của công ty. Chúng tôi cung cấp chất
lượng tốt nhất với dịch vụ khách hàng tối ưu nhất .Chúng tôi luôn minh bạch,
giải quyết vấn đề một cách công tâm trong mọi hoạt động của công ty.Trong
tương lai chúng tôi sẽ đầu tư mở rộng công suất nhà máy nhằm tăng sản
lượng sơn ra thị trường để đáp ứng đủ nhu cầu mà từ lâu nay chúng tôi vẫn
chưa đáp ứng đủ.

II, Môi trường

1, Môi trường vĩ mô

í Quốc tế

 Hiệp định thương mại tự do (FTA): Tham gia các FTA có thể mang lại cho
Tuấn Lộc nhiều lợi ích, như giảm thuế nhập khẩu và xuất khẩu, tăng cường
tiếp cận thị trường mới, và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, FTA cũng
có thể dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các doanh nghiệp nước ngoài.
 Rào cản thương mại: Các rào cản thương mại như thuế quan, hạn ngạch và
thủ tục hải quan phức tạp có thể khiến Tuấn Lộc khó khăn hơn trong việc xuất
khẩu sản phẩm sang thị trường quốc tế.
 Biến động tỷ giá hối đoái: Biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi
nhuận của Tuấn Lộc khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản phẩm.

í Tự nhiên

 Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp
nguyên liệu hải sản của Tuấn Lộc, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản.
 Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường biển có thể ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm hải sản của Tuấn Lộc, cũng như ảnh hưởng đến danh tiếng
của công ty.
 Quy định về môi trường: Các quy định về môi trường quốc tế và quốc gia có
thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tuấn Lộc.
í Kinh tế

 Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển,
thu nhập bình quân đầu người tăng, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, đặc biệt là
hải sản, ngày càng cao. Đây là cơ hội cho Công ty TNHH MTV Hải sản Tuấn
Lộc Đà Nẵng mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
14
 Lạm phát: Lạm phát có thể ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu, chi phí vận
chuyển và giá bán sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, do hải sản là mặt hàng
thiết yếu, nhu cầu tiêu dùng tương đối ổn định nên tác động của lạm phát đến
công ty có thể không đáng kể.
 Lãi suất: Lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến chi phí vay vốn của công ty. Lãi
suất tăng cao có thể khiến công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn và
đầu tư.
í Chính trị và pháp luật

 Chính sách thuế: Chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến chi phí hoạt động và
lợi nhuận của công ty. Công ty TNHH MTV Hải sản Tuấn Lộc Đà Nẵng cần
cập nhật các chính sách thuế mới và có biện pháp phù hợp để tối ưu hóa lợi
nhuận.
 Chính sách thương mại: Chính sách thương mại có thể ảnh hưởng đến khả
năng xuất khẩu sản phẩm của công ty. Công ty TNHH MTV Hải sản Tuấn
Lộc Đà Nẵng cần nắm bắt các chính sách thương mại mới và có chiến lược
xuất khẩu phù hợp.
 Quy định về an toàn thực phẩm: Các quy định về an toàn thực phẩm ngày
càng chặt chẽ là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, bao
gồm Công ty TNHH MTV Hải sản Tuấn Lộc Đà Nẵng. Công ty cần tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng sản
phẩm và uy tín thương hiệu.

í Văn hoá và xã hội

 Văn hóa ẩm thực: Văn hóa ẩm thực địa phương và khu vực có thể ảnh hưởng
đến nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hải sản. Ví
dụ, ở Việt Nam, người dân ưa chuộng các món ăn chế biến từ cá, tôm, mực, ...
Do đó, Tuấn Lộc cần tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm hải sản phù
hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.
 Sức khỏe và dinh dưỡng: Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến
sức khỏe và dinh dưỡng. Do đó, Tuấn Lộc cần chú trọng vào việc cung cấp
các sản phẩm hải sản tươi ngon, an toàn và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
 Mức sống và thu nhập: Mức sống và thu nhập của người dân ảnh hưởng đến
khả năng chi trả cho các sản phẩm hải sản. Do đó, Tuấn Lộc cần đa dạng hóa
sản phẩm và giá cả để đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng khác
nhau.

í Công nghệ

15
 Công nghệ nuôi trồng: Áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến như nuôi
lồng, nuôi bè, nuôi kết hợp đa dạng,... giúp tăng năng suất, chất lượng và hiệu
quả sản xuất.
 Hệ thống tự động hóa: Sử dụng hệ thống tự động hóa trong việc cho ăn, theo
dõi môi trường nước, quản lý dịch bệnh,... giúp giảm chi phí nhân công, tăng
độ chính xác và hiệu quả hoạt động.
 Công nghệ sinh học: Ứng dụng công nghệ sinh học để chọn lọc giống, cải
thiện chất lượng con giống, phát triển các loại thức ăn dinh dưỡng,... giúp
nâng cao sức khỏe và khả năng sinh trưởng của con nuôi.
 Công nghệ chế biến: Sử dụng các dây chuyền chế biến hiện đại, áp dụng các
kỹ thuật bảo quản tiên tiến như đông lạnh, đóng hộp,... giúp giữ nguyên
hương vị và chất dinh dưỡng của sản phẩm.
 Công nghệ đóng gói: Sử dụng các loại bao bì tiên tiến, thân thiện với môi
trường giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn và thu hút khách hàng.

2, Môi trường vi mô

í Khách hàng:

 Khách hàng là động lực cơ bản quyết định khả năng tồn tại của công ty.Khách
hàng ở đây là những cá nhân, tổ chức có nhu cầu về sản phẩm hải sản của
công ty. Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược thu hút kinh doanh
của công ty. Nắm bắt được thị phần riêng của khách hàng sẽ giúp công ty
đứng vững.
 Khách hàng của công ty ngày càng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc và
đầy đủ cho các loại hải sản.
 Ở thời điểm hiện tại khi ngành du lịch đang phát triển mạnh thì khả năng cung
ứng hải sản sẽ càng lớn, sẽ ngày càng có nhiều khách hàng hơn, và công ty sẽ
không ngừng lớn mạnh.

í Nhà cung cấp:

16
 Với mục tiêu luôn hướng đến giá trị phục vụ tốt nhất cho khách hàng và cộng
đồng thông qua chất lượng sản phẩm và dịc vụ của mình Công ty TNHH
MTV Tuấn Lộc luôn chú trọng quy trình chọn lọc nguồn nguyên liệu đầu vào
đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm an toàn.

 Các ngư dân và hộ nuôi trồng thủy sản:


 Đây là nguồn cung cấp chính cho các loại hải sản tươi sống như cá, tôm,
mực,
 Công ty có mối quan hệ hợp tác lâu dài với các ngư dân và hộ nuôi trồng
thủy sản tại các tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định,
 Các ngư dân và hộ nuôi trồng thủy sản cung cấp cho công ty hải sản tươi
sống với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
 Các doanh nghiệp đánh bắt xa bờ:
 Công ty cũng hợp tác với các doanh nghiệp đánh bắt xa bờ để cung cấp các
loại hải sản quý hiếm như cá ngừ, cá thu, cá mú, ...
 Các doanh nghiệp đánh bắt xa bờ
 Các doanh nghiệp đánh bắt xa bờ cung cấp cho công ty hải sản tươi sống
với chất lượng cao và giá cả hợp lý.
 Các nhà nhập khẩu hải sản:
 Công ty cũng nhập khẩu một số loại hải sản từ các quốc gia khác như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mỹ, ... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
 Các nhà nhập khẩu hải sản
 Các nhà nhập khẩu hải sản cung cấp cho công ty hải sản đông lạnh và chế
biến với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.
 Các nhà cung cấp dịch vụ logistics:
17
 Công ty sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ logistics để vận
chuyển hải sản từ nơi khai thác, nuôi trồng đến nhà máy chế biến và kho
hàng.
 Các nhà cung cấp dịch vụ logistics giúp công ty vận chuyển hải sản nhanh
chóng, an toàn và hiệu quả.
 Các nhà cung cấp dịch vụ khác:
 Công ty cũng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ khác như bảo hiểm,
kiểm nghiệm, ... để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
 Công ty TNHH MTV Hải sản Tuấn Lộc luôn lựa chọn những nhà cung cấp
uy tín, có chất lượng sản phẩm tốt và giá cả cạnh tranh để đảm bảo cung
cấp cho khách hàng những sản phẩm hải sản chất lượng cao nhất.

í Đối thủ cạnh tranh

 Công ty TNHH MTV Tuấn Lộc hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hải sản
tươi sống, đông lạnh và chế biến cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Doanh nghiệp có trụ sở chính tại Đà Nẵng và có nhà máy chế biến tại Bình
Định.
 Cạnh tranh trong ngành kinh doanh hải sản hiện nay khá gay gắt, với nhiều
doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia thị trường. Doanh nghiệp TNHH MTV Hải
sản Tuấn Lộc phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ khác nhau, bao
gồm:
 Các doanh nghiệp trong nước:
 Công ty Cổ phần Thủy sản Bến Tre (BTF): Đây là một trong những doanh
nghiệp thủy sản lớn nhất Việt Nam, với mạng lưới phân phối rộng khắp cả
nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế.

18
 Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO): Doanh nghiệp có thế mạnh về sản
xuất và chế biến cá tra, cá basa và các sản phẩm từ cá da trơn.
 Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC): Doanh nghiệp có thế mạnh về
sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cá ngừ như cá ngừ hộp, cá ngừ đông
lạnh.
 Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp thủy sản khác như: Công ty Cổ phần
Nam Miền Trung (NMC), Công ty Cổ phần Thực phẩm Đồng Tâm
(DTC…
 Các doanh nghiệp nước ngoài:
 Các doanh nghiệp thủy sản từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
như Thái Lan, Indonesia, Malaysia: Những doanh nghiệp này có lợi thế về
giá cả do chi phí sản xuất thấp hơn.
 Các doanh nghiệp thủy sản từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Mỹ: Những doanh nghiệp này có lợi thế về công nghệ sản xuất và
chất lượng sản phẩm.
 Để cạnh tranh với các đối thủ, Công ty TNHH MTV Tuấn Lộc cần:
 Tập trung vào chất lượng sản phẩm: Doanh nghiệp cần chú trọng vào việc
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
 Đa dạng hóa sản phẩm: Doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
 Cải thiện dịch vụ khách hàng: Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch
vụ khách hàng để thu hút và giữ chân khách hàng.
 Mở rộng thị trường: Doanh nghiệp cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm cả trong nước và xuất khẩu.

19
 Tăng cường marketing: Doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động marketing
để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình đến với khách hàng.
 Bằng cách thực hiện những biện pháp trên, Công ty TNHH MTV Hải sản
Tuấn Lộc có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường và gặt hái
được nhiều thành công hơn nữa.

3, Văn hoá công ty

 Văn hóa của công ty TNHH MTV Hải sản Tuấn Lộc Đà Nẵng đặc trưng bởi
sự cam kết vững chắc với tôn trọng môi trường và bền vững. Công ty này
không chỉ xem việc bảo vệ nguồn lợi hải sản là trách nhiệm mà còn coi đó là
một phần không thể thiếu của sứ mệnh kinh doanh. Bằng cách sử dụng các
phương pháp khai thác bền vững và quản lý tài nguyên thông minh, công ty
không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng các tiêu chuẩn cao về
chất lượng mà còn đảm bảo sự bền vững của nguồn lợi hải sản cho thế hệ sau.
 Điều này thể hiện rõ qua việc công ty đầu tư vào các công nghệ và quy trình
sản xuất hiện đại, hướng tới sự tối ưu hóa trong việc sử dụng tài nguyên và
giảm thiểu tác động đến môi trường. Công ty cũng thường xuyên tiến hành
các chương trình giáo dục và tuyên truyền về bảo vệ môi trường, nhằm nâng
cao ý thức của nhân viên và cộng đồng về tầm quan trọng của việc duy trì sự
cân bằng tự nhiên.
 Ngoài ra, văn hóa của công ty cũng thường phản ánh sự tôn trọng đối với các
cộng đồng địa phương và văn hóa dân tộc. Công ty thường tham gia vào các
hoạt động cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội ở những khu vực mà họ hoạt
động, nhằm tạo ra một môi trường làm việc tích cực và gắn kết với cộng đồng
địa phương. Điều này giúp tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy và một vị thế
vững chắc trong ngành hải sản
III, Mô hình tổ chức quản lý
 Công ty TNHH MTV hải sản Tuấn Lộc cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo
mô hình trực tuyến chức năng

20
1, Cơ cấu tổ chức quản lý
 Chủ sở hữu công ty – chủ tịch hội đồng thành viên: ông Nguyễn Văn Tuấn
 Thành viên Hội đồng thành viên: ông Nguyễn Văn Lộc và bà Trần Quỳnh
Như
 Kiểm soát viên: 01 người Bà Nguyễn Diệu Trinh
 Ban Giám đốc:
 Giám đốc kinh doanh: ông Lê Mạnh Hiền
 Giám đốc điều hành: ông Đỗ Đinh Lam
2, Phân tích mô hình tổ chức
 Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo
trực tuyến: người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ trách trực
tiếp.
 Ưu điểm:
 Mô hình này được thực hiện trên cơ sở kết hợp quyền uy của sự quản lý
của các cơ quan chức năng theo từng mảng công việc chuyên môn liên
quan đến chức năng của mỗi bộ phân.

Thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra. Tạo

21
 Thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra. Tạo điều
kiện thuận lợi để các thành viên trong tổ chức đi theo 1 mục tiêu chung.

 Các bộ phận làm việc nhân mệnh lệnh trực tiếp từ cấp lãnh đạo trên
 Phát huy đầy đủ ưu thế chuyên môn theo chức năng đơn vị
 Tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất
 Nhược điểm :
 Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao
về từng
 Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt
quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất
cả các bộ phận quản lý chuyên môn

 Dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi để ra mục tiêu hay
chiến lược
 Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng
 Trắc nhiệm vấn đề thực hiện mục tiêu gắn lên cho lãnh đạo cấp cao là Tổng
giám đốc.
 Với những đặc điểm trên mô hình quản lý doanh nghiệp này thường được áp
dụng cho các đơn vi có quy mô nhỏ và quản lý không phức tạp. phù hợp mới môi
trường công ty TNHH MTV hải sản Tuấn Lộc.
IV, Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban
1, Hội đồng thành viên
 Thành viên hội đồng thanh viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm với nhiệm kì
không quá 5 năm
 Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữucông ty thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.
 Nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty trừ quyền và
nghĩa vụ của giám đốc hoặc tổng giám đốc.
 Chịu trách nhiệm trước pháp luật.

22
2, Ban giám đốc( Giám đốc, Tổng giám đốc)
 Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động
kinh doanh hằng ngày của công ty.
 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình.
 Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
 Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty;

 Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty;

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh
thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

 Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

 Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty;

 Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

23
 Tuyển dụng lao động;

 Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao
động.

3, Các phòng ban


a, Phòng tài chính kế toán
 Phòng tài chính – kế toán là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp có vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc hạch
toán kế toán, quản lý nguồn vốn hiệu quả.
 Đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất
Thực hiên các công việc:
 Tổ chức bộ máy kế toán và quy trình hoặc toán kế toán cho doanh
nghiệp
 Theo dõi kiểm soát việc quản lý tài chính
 Quản lí nghĩa vụ thuế
 Thực hiện việc giám sát, kiểm tra, tư vấn và kiểm toán hoạt động tài chính kế
toán của doanh nghiệp
 Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc
b, Phòng kế hoạch sản xuất
 Nhiệm vụ: đưa ra bản kế hoạch với các nhiệm vụ cho bộ phận sản xuất thực
hiện.
 Bản kế hoạch sản xuất đưa ra chi tiết số lượng các sản phẩm sản xuất nguyên
liệu đầu vào, số lượng nhân công, thời gian chi phí sản xuất cho các đơn hàng
khác nhau.
 Các bản kế hoạch sản xuất thường sẽ bao gồm những nội dung, hạng mục liên
quan đến số lượng sản phẩm sản xuất là bao nhiêu, số lượng nhân sự, nguyên
liệu đầu vào, thời gian và chi phí. Do đó, bạn có thể thấy rằng, bộ phận này có
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
 Vai trò của nhân viên KHSX sẽ bao gồm những nội dung như sau:
24
 Đảm bảo cho kế hoạch, quy trình sản xuất được vận hành đúng quy
trình, từ đó đảm bảo được mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp
 Đảm bảo hàng hóa, sản phẩm được sản xuất đúng với các quy trình, tiêu
chuẩn được quy định trước đó
 Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa được hoàn thiện đúng với tiến độ, thời
gian trong bản kế hoạch sản xuất
 Tối ưu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp để gia tăng được lợi nhuận
 Thực hiện quản lý, điều hành những hoạt động liên quan đến quy trình
sản xuất của doanh nghiệp
c, Phòng kĩ thuật
 là bộ phận giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc,
thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị
trong các doanh nghiệp.
 Bộ phận này trực tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật,
công nghệ và máy móc của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt
động có liên quan đến kỹ thuật công nghệ diễn ra thuận lợi, hiệu
quả.
 Đồng thời, nhanh chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi có liên quan
đến công nghệ, máy móc, tiến hành bảo dưỡng theo quy định, đảm
bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc suôn sẻ, không
để xảy ra tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh.
 Công ty TNHH MTV hải sản Tuấn Lộc cam kết chất lượng sản phẩm
tuyệt hảo với công nghệ sơ chế tiên tiến liên tục bảo hành và cải tiến căt
lượng qua các kĩ thuật viên lành nghề.
d, Phân xưởng sản xuất
 Là một đơn vị sản xuất độc lập về mặt hành chính trong doanh nghiệp,
hoạt động sản xuất kinh doanh thường được tiến hành qua các phân xưởng.

25
 Xưởng sản xuất công ty TNHH MTV hải sản Tuấn Lộc mục đích kinh
doanh của doanh nghiệp như sản xuấ thực hiên xưởng sản xuất xem là địa
điểm kinh doanh.

e, Phòng kinh doanh bán hàng


 Phòng kinh doanh là bộ phận trong một công ty chịu trách nhiệm quản lý
và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc tạo ra doanh số bán hàng và
lợi nhuận
 Vai trò của phòng kinh doanh trong doanh nghiệp gồm:
 Thúc đẩy doanh số và lợi nhuận
 Tìm kiếm và mở rộng thị trường
 Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng
 Tham mưu cho cấp lãnh đạo
 Nhiệm vụ tổng quát:

 Tiến hành nghiên cứu và triển khai chiến lược nhằm tiếp cận đến thị trường
và khách hàng mục tiêu.

 Xây dựng kế hoạch giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường nhằm thu
hút sự quan tâm của khách hàng.

 Thiết lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh, tính toán giá
thành sản phẩm/ dịch vụ, lập báo cáo để làm căn cứ ký hợp đồng với khách
hàng.

 Cung cấp thông tin, tài liệu và đảm nhận việc biên phiên dịch cho Ban
Giám đốc.

 Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch và chiến lược kinh doanh của các bộ
phận khác, đảm bảo tuân thủ quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm theo
yêu cầu hợp đồng.

26
 Xây dựng kế hoạch thực hiện và phân bổ thời gian sản xuất kinh doanh cho
các phân xưởng và toàn bộ doanh nghiệp.

 Tiến hành triển khai sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm và nâng cao
chất lượng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

 Đề xuất chiến lược Marketing và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh theo từng giai đoạn cụ thể.

 Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động phát triển thị trường, nghiên cứu
và phát triển sản phẩm.

 Xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng hiện tại và mở
rộng mối quan hệ với khách hàng mới.

 Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tất cả các hoạt động phát triển
kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên quyền hạn và nhiệm vụ đã được
giao.

 Thực hiện nhiều chiến lược tiếp cận với khách hàng trên nhiều phương tiên
của online và truyền thống hay thông qua các trang bán hàng chính thống
http://tuanlocseafood.com/ hoặc các trang mạng xã hội như facebook,…

f, Kiểm soát viên

 Là người có trách nhiệm giám sát các hoạt động của công ty, giám sát việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám
đốc và các chức vụ khác của công ty…
 Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát
 Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.

27
 Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp
của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
 Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh
doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá
công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
 Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến
nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại
hội đồng cổ đông.
 Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
 Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc
quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết

V. Nguồn lực kinh doanh của công ty

1, Lao động

 Công ty TNHH 1 thành viên Tuấn Lộc đã chiêu mộ nhiều nhân viên ưu tú và
giàu kinh nghiệm trong lĩnh lực hải sản. Luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ
khách hàng. Tuấn Lộc luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm
tươi sống, chất lượng tốt nhất cùng dịch vụ hoàn hảo.

2, Năng lực công ty

 Công ty TNHH 1 thành viên Hải sản Tuấn Lộc là một doanh nghiệp uy tín
trong lĩnh vực cung cấp hải sản tươi sống, đông lạnh và các sản phẩm chế
biến từ hải sản tại Việt Nam. Với hơn 17 năm kinh nghiệm hoạt động, Tuấn
Lộc đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nhờ:
 Sản phẩm chất lượng cao: nguồn nguyên liệu được chọn lọc kĩ càng tại
vùng biển uy tín, áp dụng quy trình chế biến hiện đại đảm bảo giữ nguyên
hương vị dinh dưỡng tự nhiên

28
 Năng lực cung cấp: với kho lạnh sức chứa lớn đảm bảo nguồn dự trữ ổn
định và hệ thống giao hàng nhanh chóng đảm bảo hàng được giao tươi mới
và đúng hẹn.
 Cung cấp sản phẩm cho các chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn trên toàn
quốc.Tập trung vào các khu vực có nhu cầu tiêu thụ hải sản cao như: Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, ...Phát triển kênh bán hàng
online để tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn.

3,Tài chính

 Công ty TNHH 1 thành viên Hải sản Tuấn Lộc là một doanh nghiệp không
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, do đó, thông tin về tình hình tài
chính của công ty không được công bố rộng rãi.

 Doanh thu:

 Năm 2021: Doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020.
 Năm 2022: Dự kiến doanh thu đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 17% so với năm
2021.

 Lợi nhuận:

 Năm 2021: Lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020.
 Năm 2022: Dự kiến lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng, tăng 20% so với
năm 2021.

 Hiệu quả hoạt động:

 Năm 2021: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) đạt 8%, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 17%.
 Năm 2022: Dự kiến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) đạt 8,5%, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 18%.

 Nhìn chung, Công ty TNHH 1 thành viên Hải sản Tuấn Lộc đang có tình
hình tài chính khá tốt và ổn định.

29
VI, Kết quả kinh doanh
 Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2023 theo giá hiện hành ước tính đạt
17,6 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước chiếm24,1% tổng vốn và
tăng 7,5%
 Nhận xét về những kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được trong những
năm
 Qua giám đốc kinh doanh của công ty – ông Lê Mạnh Hiền cho biết, có
những
 thời điểm công ty sản xuất 1200 kg hải sản mỗi ngày để phục vụ thị trường
tiêu dùng.
 Trải qua gần 11 năm hoạt động kể từ ngày 03/07/2013, công ty TNHH MTV
hải sản Tuấn Lộc đã dần chiếm được lòng tin của khách hàng, trở thành một
trong những công ty cung cấp chế biến hải sản có tiếng tại Đà Nẵng.
 Công ty đã mang đến hải sản chất lượng, đa dạng, phong phú với nhiều mức
giá thoả mãn nhu cầu trên nhiều phân khúc khách hàng.
 Với tốc độ phát triển như hiện nay công ty sẽ sớm phát triển và vươn mình
cung cấp hải sản trên thị trường toàn quốc.
VII, Các đề xuất của nhóm

1, Nên đầu tư thêm vào chiến dịch Marketing và quản bá sản phẩm

 Lí do:
 Chiến dịch Marketing còn hạn chế chỉ sử dụng webside trực tiếp của công
ty để giới thiệu sản phẩm không có chương trình quảng cáo để nổi bật
thương hiệu.
 Việc đầu tư vào Marketing giúp cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của
công ty nhiều hơn và tạo điều kiện để mở rộng thị trường trong nước.
 Marketing là cầu nối truyền đạt thông tin và xây dựng hình ảnh công ty đối
với không chỉ công chúng trong nước mà còn đối với các doanh nghiệp
nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.

2, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


30
 Lí do:
 Xây dựng đội ngũ chuyên về xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng hình
ảnh
 cty chuyên nghiệp hơn, được khách hàng biết đến nhiều hơn
 Tăng chất lượng cho nguồn nhân sự sẵn có bằng các kĩ năng như:
 Kỹ năng công nghệ
 Khả năng nắm bắt xu hướng ngu cầu của khách hàng
 Kỹ năng tiếp cần và thu thập thông in
 Kỹ năng sơ chế chế biến thuỷ hải sản
 Khả năng sale năm được tâm lí khách hàng

3,Về phía nhà nước:

 Nhà nước cần hỗ trợ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho
sự phát triển của doanh nghiệp.
 Môi trường kinh doanh thuận lợi chính là sự đảm bảo bước đầu cho doanh
nghiệp trong triển khai như giảm thuế, chính sách hỗ trợ,…hiến lược kinh
doanh một cách hiệu quả

4, Về phía công ty:

 Không ngừng nâng cao khả năng nhận thức về tầm quan trọng chiến lược
 kinh doanh qua các chương trình đào tạo và áp dụng vào thực tế hoạt động
 kinh doanh của công ty.
 Đầu tư một cách bài bản trang web của mình, qua đó khách hàng có thể dễ
dàng tìm kiếm, lựa chọn các sản phẩm của công ty qua công cụ này.
 Lãnh đạo công ty tận dụng tất cả các cuộc gặp gỡ, hội họp, email... để cố gắng
truyền thông các sứ mệnh mục tiêu và chiến lược của công ty đến tất cả các
nhân viên.
 Xây dựng lòng trung thành với đội ngũ nhân viên giữ các trình độ tay nghề
cao phát triển và duy trì văn hoá lấy nhân viên làm trọng.

31
32

You might also like