Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ

“Không có việc gì khó


Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”

Đây chính là bốn câu thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng cho lực lượng thanh
niên xung phong những năm kháng chiến chống giặc. Từ lâu, vai trò của các thanh
niên xung phong đã được xem là không kém phần quan trọng so với những lực
lượng vũ trang khác. Đó là một lực lượng tự nguyện trực tiếp được Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo và rèn luyện, hầu hết những chiến sĩ
tình nguyện năm ấy đều còn ở độ tuổi rất trẻ, họ xung phong đảm nhận công việc
nguy hiểm để góp phần vào đánh đuổi quân giặc – mở đường và đảm bảo giao
thông được an toàn. Năm xưa, bom đạn của giặc lúc nào cũng rải đầy những con
đường, khiến cho xe cung cấp lương thực, vũ trang của quân đội ta không thể đi
qua. Nhờ có những người chiến sĩ tình nguyện trẻ tuổi không ngại khổ cực, đường
xá mới trở nên an toàn. Hình ảnh những thanh niên xung phong từ đó đã trở thành
một chủ đề đẹp đẽ thổi hồn vào những tác phẩm văn học bất hủ cho những người
con của nghệ thuật. Và trong đó, ta không thể không nhắc đến truyện “Những ngôi
sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê.

I/TÌM HIỂU CHUNG


1. Tác giả
Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa. Bà thuộc thế hệ nhà văn thời kì
chống Mĩ, là cây bút chuyên viết truyện ngắn về đề tài kháng chiến. Phong cách
của bà là ngòi bút giàu nữ tính, miêu tả tinh tế và đặc sắc.

(“Trường Sơn đông nắng, tây mưa – Ai chưa đến đó như chưa rõ mình” Trường
Sơn – một thời hoa lửa, từ lâu đã trở thành một đề tài không vơi cạn trong thơ ca
chống Mĩ cứu nước. ở tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, truyện cũng được lấy
bối cảnh ở tuyến đường Trường Sơn, một huyền thoại thời chiến, nơi mà các thanh
niên xung phong ngày đêm mất ngủ để phòng bị cho những trận mưa bom bão đạn
của kẻ thù)

2. Tác phẩm
Tác phẩm được viết vào năm 1971, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang
diễn ra ác liệt. Với nhan đề “Những ngôi sao xa xôi”, “Những ngôi sao” chỉ xuất
hiện thoáng qua trong kí ức của nhân vật Phương Định cuối văn bản. Tuy nhiên,
hình ảnh “những ngôi sao xa xôi” còn là một hình ảnh ẩn dụ cho ba cô gái ngày
đêm xung phong chiến trận. Do tính chất công việc mà cả ba người thanh niên trẻ
phải rời xa nội thành, xa gia đình để tác chiến, ba cô gái chính là những vì sao trên
cao điểm của tuyến đường Trường Sơn. Vì thế, đó có lẽ là lí do tại sao nhà văn lại
chọn “Những ngôi sao xa xôi” làm nhan đề cho văn bản. Với nội dung ca ngợi sự
hi sinh và cống hiến của ba cô thanh niên trẻ xung phong hồn nhiên, dũng cảm, lạc
quan trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ, truyện có nội dung tóm tắt như sau :
“Những ngôi sao xa xôi” kể về cuộc sống chiến đấu của ba nữ thanh niên xung
phong trên cao điểm tuyến đường Trường Sơn. Ba cô gái – hay còn được gọi là tổ
trinh sát mặt đường gồm Phương Định, Nho và chị Thao. Hằng ngày, công việc
của họ là quan sát, đo khối lượng đất lắp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá
bom. Trong một lần phá bom, Nho đã vô tình bị thương nặng. Với sự chăm sóc tận
tình và chu đáo của hai người đồng đội, cô đã dần trở nên khá hơn. Và ngay lúc ấy
một cơn mưa đá ùa đến, bất chợt gợi lại cho Phương Định những hoài niệm, hồi ức
xa xăm về quãng thời gian còn chưa ở nơi chiến trận. Mặc dù tính chất công việc
nguy hiểm và gian khó nhưng ba cô gái vẫn không bao giờ đánh mất vẻ đẹp hồn
nhiên, mộc mạc và những mơ mộng khát khao của tuổi trẻ cũng như là tinh thần
lạc quan với cuộc đời.
(Để hiểu thêm về văn bản, chúng ta cùng bước vào phần II – đọc hiểu văn bản)

II/ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu
Ba cô gái trong truyện sống trong một cái hang dưới chân cao điểm, đường bị
đánh lở loét. Công việc hằng ngày của họ là chạy lên cao điểm, đo khối lượng đất
lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Hoàn cảnh chiến đấu
vô cùng gian khó và ngột ngạt : đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang
ì ầm xa dần, thần kinh căng như chão,...

(Và cả ba cô gái đều có điểm chung ở nhiều mặt)

2. Vẻ đẹp chung của ba cô gái


Họ đều là những thanh niên trẻ không màng khó khăn, xung phong chiến đấu vì
đất nước. Luôn dũng cảm, gan dạ trong những lần đi phá bom, dọn đường cho xe
của quân đội đi qua, luôn cận kề cái chết trong lúc làm việc. Bên cạnh đó, họ sở
hữu tình đồng đội vô cùng cao đẹp : cả ba cô gái đều yêu thương, san sẻ và giúp đỡ
lẫn nhau trong những ngày tháng tác chiến trên chiến trường, tình đồng đội ấy lại
được thể hiện rõ hơn nữa trong một lần Nho bị thương do phá bom. Mặc dù hoàn
cảnh sống gian khó, nguy hiểm, hằng ngày phải đắm mình trong mưa bom bão đạn
của quân thù nhưng ba cô gái vẫn giữ được vẻ đẹp, những mơ mộng của tuổi mới
lớn, lạc quan, không chùng bước trước những sự hiểm nguy kề cận xung quanh.

(Nhân vật gây ấn tượng nhiều nhất chính là Phương Định)

3. Vẻ đẹp mỗi nhân vật


* Phương Định
Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xinh đẹp, gan dạ, ngoan cường và có ý
chí bất khuất trước bom đạn của giặc, chị là một thanh niên xung phong, hằng ngày
chị cùng hai người đồng đội chạy trên cao điểm, vùi mình vào khói lửa từ những
họng súng của quân giặc. Mặc dù ngày đêm phải đối mặt với bom đạn và những
cuộc gỡ bom đầy trắc trở, song Phương Định vẫn không mất đi vẻ ngoài trong trẻo
và những mơ mộng của một thiếu nữ. Chị tự đánh giá : “Tôi là con gái Hà Nội. Nói
một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một
cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đặc biệt, đôi mắt của chị còn làm xiêu
lòng những người khác : “cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
- Tính cách Phương Định là tổ hợp của sự kiên định và bất khuất. Lẩn trong sự
mạo hiểm của những lần phá bom, ai cũng biết đấy là một việc làm cực kì nguy
hiểm và có tính rủi ro cao. Nhưng qua lời kể của chị, dường như nó đã trở thành
một công việc bình thường, mặc định ngày qua ngày của ba cô gái trên tuyến
Trường Sơn mưa dầm dãi nắng. Sợ thì có sợ, nhưng chị kiên cường và chẳng bao
giờ chùng bước trước những khó khăn, trước những âm thanh ì ầm vang dội mà
chiến tranh mang lại.
- Phương Định còn là một cô gái trẻ có đầu óc thông minh và rắn rỏi. Chị luôn
gắng giữ bình tĩnh, không nao núng quá nhiều trước những tình huống nguy hiểm
xảy ra bất chợt. Trong lần phá bom trên đồi, chị nhớ đến ánh mắt của các chiến sĩ
dõi theo : “Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có
thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. (Ở đây, ta cũng có thể hiểu thêm được sự khí
phách của những người chiến sĩ năm xưa, đường hoàng, dứt khoát mà tiến tới chứ
không cúi đầu, bình tĩnh đối mặt với nỗi sợ chứ không sợ hãi, phân vân) Ở một độ
tuổi còn quá trẻ, chị đã có thể mài giũa được bản lĩnh qua những kinh nghiệm được
đúc kết trong những năm tháng tham gia kháng chiến của mình.
- Và chị còn hình dung cái chết của mình : “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.
Còn cái chính : liệu mìn có nổi, bom có nổ không ?”. Cho dù cận kề cái chết, chị
vẫn nghĩ đến việc bom có nổ không, có gây nguy hiểm cho xe qua hay không. Đây
cũng chính là một điều đẹp đẽ mà ta được thấy ở nhân vật. Ngoài ra, Phương Định
còn là một cô gái chất chứa đầy những hoài niệm và kí ức. Ở cuối văn bản, khi cơn
mưa đá ùa xuống, những hồi ức năm xưa cũng trải dọc về tâm trí chị, một tuổi thơ
với mẹ, với những ngôi sao trên bầu trời thành phố,...
- Trong suy nghĩ của cô gái đang ngoài chiến tuyến, theo chị, “những người đẹp
nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có
ngôi sao trên mũ”

(Bên cạnh Phương Định còn có 2 người đồng đội thân thiết, kể đến đầu tiên là chị
Thao)

* Chị Thao
- Chị là người lớn tuổi nhất trong tổ trinh sát, là một người con gái có nét đẹp
“cương quyết, táo bạo, mà trong công việc ai cũng gờm, một chỉ huy kiên cường
và dũng cảm. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị hay tỉa đôi lông mày
của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” . Đặc biệt, chị Thao còn thích hát, mặc dù giọng hát
của chị chẳng hay, và nhạc thì sai. Nhưng cứ rỗi là chị ngồi chép bài hát, thậm chí
còn chép đầy cả ba quyển sổ dày. Chị sợ máu, mặc dù trong công việc thường ngày
chị khí phách, lại táo bạo nhưng thấy máu là “chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”. Khi
thấy người đồng đội Nho bị thương trong lúc gỡ bom, chị đã sợ hãi và lo lắng biết
bao. Chị Thao yêu thương 2 đồng đội của mình như là những chị em ruột thịt

(Tiếp theo, đến với nhân vật Nho, cô là)

* Nho
Một cô gái có nét đẹp trong trẻo, hồn nhiên của người thiếu nữ mới lớn. “Cái cổ
tròn và những cúc áo nhỏ nhắn”. Theo lời Phương Định, Nho “trông như một que
kem trắng”. Sự dũng cảm và gan dạ của Nho không kém gì hai người đồng đội.
Một mình cô, “hai quả bom dưới lòng đường”. Sự cống hiến cho công cuộc kháng
chiến của Nho được thể hiện rõ trong một lần bị thương do phá bom. “Qủa bom
tung lên và nổ trên không. Hầm nó bị sập”. “Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra,
ngấm vào đất”, và không còn là “que kem trắng” mà Phương Định đã thấy nữa.
Mặc dù bị thương nặng, nhưng Nho vẫn không một lời kêu la, than trách, không
muốn hai người đồng đội phải lo lắng, là một người chu toàn, biết quan tâm đến
người khác
=> Từ cách xây dựng tâm lí, tính cách nhân vật, ta có thể thấy ba cô gái mỗi người
đều có một sở thích, một tính cách, một nét đẹp riêng đặc trưng của những người
con gái trẻ thời xưa, với tinh thần yêu nước, gan dạ và bất khuất trước cuộc chiến
tranh thảm khốc. Hơn hết, ở họ còn có một thứ cao quý, đó là tình đồng đội cao
đẹp, luôn luôn hỗ trợ, chia sẻ và cảm thông lẫn nhau, yêu thương và trân quý nhau
như những người chị em ruột thịt.

(Qua văn bản, về giá trị nội dung)

III/TỔNG KẾT

* Giá trị nội dung


Truyện “Những ngôi sao xa xôi” đã khắc họa rõ những suy nghĩ, tâm hồn, sự lạc
quan, hồn nhiên đồng thời cũng kiên cường và bất khuất của ba cô gái là thanh
niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chiến tranh diễn ra ác
liệt. Đây cũng là một hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ của Việt Nam ta trong
công cuộc kháng chiến chống Mĩ thời xưa.

(Về giá trị nghệ thuật , nhà văn đã)

* Giá trị nghệ thuật


- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, tác giả Lê Minh Khuê đã đặt mình vào tâm trí của
nhân vật Phương Định để kể cho mọi người nghe về hoàn cảnh chiến đấu trên
tuyến Trường Sơn, cách kể chuyện tự nhiên, hành văn độc đáo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, gây sức hút cho
người đọc.
- Ngôn ngữ giản dị và tự nhiên, thể hiện sự mộc mạc, thật thà của những con người
trong thời chiến tranh xưa.
- Câu văn ngắn nhịp tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến
trường, đôi khi lại chậm lại gợi nhớ những kỉ niệm xưa cũ.

Truyện “Những ngôi sao xa xôi” có thể nói là một thành công trong nền văn học
nước nhà, giúp người đọc có thêm những cái nhìn rõ hơn về thời chiến, trong giai
đoạn mà nhân dân ta còn nhiều khó khăn gian khổ, đồng thời đây cũng là một
trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của tác giá Lê Minh Khuê.

Cuối cùng, tôi muốn đọc cho các bạn nghe một bài thơ ngắn có chủ đề về người
thanh niên xung phong trên tuyến Trường Sơn để hiểu thêm được về sự bất khuất
của những chiến sĩ, thanh niên đồng thời cũng là sự hi sinh vì tương lai của đất
nước trong thời chiến năm xưa :

Khoảng trời, hố bom

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường


Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn


Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em


Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu


Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh

Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong


Ðã hóa thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Tên con đường là tên em gửi lại


Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng
Trường Sơn tháng 10/1972
Lâm Thị Mỹ Dạ

You might also like