Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Từ xa xưa: “Quân - sư - phụ” là quan niệm được Khổng Tử nêu ra từ 2.

500 năm
trước. Nghĩa là "Vua - Thầy – Cha”. Theo đó, địa vị của người Thầy được nâng lên trên
cả địa vị của người Cha trong gia đình. Người cha cũng có bổn phận dạy dỗ con cái
của mình, nhưng trong xã hội xưa, người dạy dỗ con mình nhiều nhất, sát nhất, cả mặt
kiến thức và đạo đức chính là người Thầy

Người thầy có tri thức rộng, uyên bác. Thiên chức người thầy không chỉ truyền bá tri
thức mà còn đào tạo ra người tài cho quốc gia. Thế nên mới có câu “Lương sư hưng
quốc” - thầy giỏi có thể làm cho quốc gia hưng thịnh. Việc học ngày xưa đã chú trọng
cả dạy chữ và dạy người, trong đó đặt dạy đạo lý làm người lên hàng đầu “Tiên học Lễ,
hậu học Văn”- trước hết phải học đạo lý, lễ nghĩa, rồi sau mới học kiến thức văn hóa.

Theo quan niệm thông thường: Nhiều người dùng cụm từ “Nhà giáo”, “Thầy giáo”,
“Thầy”… với cùng một nghĩa để chỉ những người dạy văn hoá, truyền đạt kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm cho một người khác. Câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có từ xa xưa
và vẫn truyền đến ngày nay là theo nghĩa này. Cách nói này thể hiện sự tôn trọng với
những người đem lại kiến thức, kỹ năng mới cho người khác (dù ít, dù nhiều) vì vậy
người có chút kiến thức, thỉnh thoảng giảng dạy chút ít cũng gọi là Thầy.

Theo từ điển Tiếng Việt (NXb Đà Nẵng, 1997): “Nhà giáo là người làm nghề dạy học”.
Trong từ “Nhà giáo” thì từ “giáo” có nghĩa là dạy, chỉ bảo; từ “nhà” được hiểu là người
CHUYÊN làm một nghề, một lĩnh vực hoạt động nào đó đạt được trình độ nhất định.
Như vậy, người dạy học mà không chuyên, không thành nghề thì không phải là nhà
giáo. Người dạy học liên tục mà không đạt đến một trình độ nào đó thì cũng không là
nhà giáo.

Theo Luật Giáo dục:

* Điều 70 Luật giáo dục 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Giáo dục nghề
nghiệp 2014) có quy định cụ thể như sau:

- Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục
khác.

- Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS,
THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là GIÁO VIÊN.

- Nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học gọi là GIẢNG
VIÊN.

=> khái niệm “Nhà giáo” theo quy định của Luật Giáo dục gồm hai yếu tố cơ bản: phản
ánh công việc và địa chỉ làm việc. Có thể hiểu người dạy ít, dạy nhiều đều được gọi là
nhà giáo nếu người đó làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Người có
trình độ cao, chuyên đi dạy nhưng không gắn với cơ sở giáo dục thì về pháp lý không
phải là nhà giáo.

* Luật Giáo dục 2019 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) cũng có quy định về vấn
đề này:

- Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục (trừ Viện Hàn lâm,
viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập để đào tạo tiến sĩ).

- Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục
khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là GIÁO VIÊN.

- Nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là GIẢNG VIÊN.

Tóm lại:

(1) Nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong cơ sở giáo dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên.

(2) Trước ngày 01/7/2020, thực hiện theo Luật giáo dục 2005, việc xác định, phân biệt
ai là giáo viên, đối tượng nào là giảng viên sẽ dựa vào việc người đó giảng dạy ở đâu.

(3) Từ ngày 01/7/2020, thực hiện theo Luật giáo dục 2019, việc xác định, phân biệt ai là
giáo viên, giảng viên có sự thay đổi đó là: Việc xác định ai được gọi là giảng viên sẽ
dựa vào việc người đó giảng dạy trình độ gì chứ không phải giảng dạy ở đâu.

=> Có thể thấy rằng, tuy đều là những người làm nghề dạy học ở các trường nhưng
giáo viên và giảng viên lại có sự khác biệt. Theo đó, sự khác biệt lớn nhất giữa giảng
viên và giáo viên chính là giảng viên sẽ dạy từ trình độ cao đẳng trở lên, còn giáo viên
thì giảng dạy từ bậc trung học phổ thông trở xuống. Hơn nữa, giáo viên thường sẽ chỉ
tập trung giảng dạy cho một trường, còn giảng viên thì lại có thể tham gia giảng dạy
cho nhiều trường, vì thời giờ giảng dạy của giảng viên luôn linh hoạt hơn so với giáo
viên.

Dưới đây là bảng các tiêu chí cụ thể nhằm phân biệt nghề giáo viên với nghề
giảng viên:

1. Trình độ giảng dạy

- Giáo viên: Mầm non, giáo dục phổ thông, sơ cấp, trung cấp.

- Giảng viên: Từ cao đẳng trở lên.

2. Thời gian làm việc


Thời gian làm việc là 42 tuần và tùy vào từng cấp học để phân rõ thời gian cụ thể của
mỗi nhiệm vụ

44 tuần (tương đương 1760 giờ hành chính)

3. Nhiệm vụ trong năm học

- Giáo viên: Giảng dạy; Học tập, bồi dưỡng và nâng cao trình độ; Chuẩn bị năm học
mới; Tổng kết năm học

- Giảng viên: Giảng dạy; Nghiên cứu khoa học; Phục vụ cộng đồng; Thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn khác

4. Định mức tiết dạy

- Giáo viên: Tùy thuộc vào từng cấp học mà sẽ có số tiết lý thuyết hoặc thực hành
chuẩn bắt buộc của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần

- Giảng viên: Được tính trong một năm học từ 200 đến 350 giờ chuẩn giảng dạy (tương
đương từ 600 đến 1050 giờ hành chính)

5. Chế độ nghỉ hè

02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được
hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)

- Giảng viên: Không quy định cụ thể mà chỉ yêu cầu về thời gian làm việc của giảng
viên, còn thời gian nghỉ sẽ phụ thuộc vào giảng viên và cơ sở giảng viên làm việc

Một chú ý khác: Phân biệt nghề dạy học với nghề giáo

Những người làm nghề giáo (hay còn gọi là nghề dạy học) khi khai hồ sơ cá nhân ở
mục nghề nghiệp hẳn đều ghi là “giáo viên”. Được xem là 1 nghề nghiệp tương tự như
bác sĩ, kỹ sư, … Nói về nghề giáo, người ta có khá nhiều từ để định danh như: Nghề
“gõ đầu trẻ”, “bán cháo phổi”, “thầy giáo hay cô giáo”, “kỹ sư tâm hồn”, … Tuy nhiên, khi
nói đến giáo viên là nói đến một loại chức nghiệp, để nhằm xếp hạng trong các thang
bảng về mặt lương bổng, về mặt ngạch trật hơn là sự nhìn nhận về công việc, tính chất
công việc hoặc phẩm cách nghề nghiệp. Khi muốn làm giáo viên phải có những tiêu chí
theo quy định (chẳng hạn, có trình độ học vấn (bằng cấp) nhất định, các chứng chỉ kèm
theo, được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng, có độ tuổi phù hợp, …); nhưng còn làm nghề
dạy học hoặc làm công việc dạy học thì không nhất thiết có những đòi hỏi đó. Người
mới 14 tuổi cũng có thể làm công việc dạy học cho các em nhỏ hơn hoặc cho người
học lớp thấp hơn, có trình độ thấp hơn. Người chưa từng qua trường lớp sư phạm,
chưa đậu bằng cấp gì đáng kể vẫn có thể tự tổ chức lớp học theo điều kiện của mình
(lớp dạy kèm, lớp tình thương, …). Người đã nghỉ hưu vẫn có thể tổ chức lớp dạy kèm
từng môn hoặc đứng lớp vỡ lòng cho trẻ em, cho người mù chữ, … Nhưng những
người như thế này lại không thể được coi là đang làm “giáo viên”.

Khi phân biệt ở khía cạnh trên, có người sẽ cho rằng nghề dạy học và giáo viên khác
nhau ở chỗ là được trả lương. Giáo viên được nhận lương từ nhà trường (từ ngân sách
nhà nước hoặc ngân sách của trường) và theo thang bậc, thâm niên cùng các mức cụ
thể khác theo quy định của pháp luật, hoặc theo thỏa thuận giữa nhà trường và giáo
viên. Còn người dạy học không phải là giáo viên có thể được trả thù lao (dạy kèm, dạy
thêm,…) hoặc không được trả thù lao (dạy học với tính chất là công việc xã hội).

Thế nhưng, có lẽ sự khác nhau nhiều hơn cả là về sự thể hiện tình cảm, gắn bó, tư
cách của nghề dạy học và nghề giáo viên. Xét nhiều mặt, nghề dạy học (hay công việc
dạy học) đòi hỏi sự tận tụy, yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng người học, có sự chăm chút
cho công việc của mình, đồng thời thường thể hiện phong thái, tư cách nhất định, ít
nhiều được mặc định với công việc đó. Và vì vậy, nghề giáo viên thường được gắn với
những phẩm chất nhất định về tri thức, về thái độ, về tình cảm, về đạo đức, …, mà nếu
thiếu những điều đó thì sẽ không được coi là nhà giáo hoặc không đủ sự nhìn nhận về
một nhà giáo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

"Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người
tốt"

1. Những câu tục ngữ về thầy cô

1. Tiên học lễ, hậu học văn

2. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

3. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

4. Không thầy đố mày làm nên.

5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

6. Mồng 1 tết cha, mồng ba tết thầy.

7. Trọng thầy mới được làm thầy.

8. Ông bảy mươi học ông bảy mốt. (Người Việt quan niệm học là để làm người nên
việc học tập phải xảy ra suốt đời).
2. Những danh ngôn về thầy cô hay và ý nghĩa

1. Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi.

(Ngạn ngữ Trung Quốc)

2. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học.

(Comenxki)

3. Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng và cũng không thể nuôi dạy trẻ nếu
thiếu sự nhiệt tình

(Carl Jung)

4.Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy cô
cho ra phương cách sống đàng hoàng tử tế.

(Philoxene de Cythere)

3. Những câu ca dao hay về thầy cô

1. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.

2. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

You might also like