NGHỊ LUẬN VỀ TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NGHỊ LUẬN VỀ TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM

I. MỞ BÀI
VD1: Trong thời gian gần đây, tình trạng các bạn học sinh gặp tai nạn đuối nước đã xuất
hiện liên tục tại nhiều tỉnh và thành phố trên toàn quốc, đặc biệt là vào mùa hè khi các bạn
học sinh có kỳ nghỉ hè. Điều này đã làm cho vấn đề đuối nước trở nên nóng bỏng và thu hút
sự quan tâm của dư luận.
VD2: Một trong những vấn đề xã hội nổi cộm nhất xảy ra trong mùa hè đó chính là vấn
đề trẻ em bị đuối nước. Qua những phương tiện báo đài và truyền thông, ta có thể thấy tỷ lệ
trẻ em đuối nước xảy ra khá phổ biến ở khắp nơi trên toàn quốc. Tai nạn đuối nước quả thật
đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
II. THÂN BÀI
1. Giải thích:
- Đuối nước là khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch vào
đường thở (mũi, miệng, phế quản, phổi) làm cho không khí có chứa oxy không thể vào phổi
sẽ dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
- Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do
đuối nước cao gấp 10 các nước phát triển.
2. Ý kiến 1: Đuối nước để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho trẻ em. Trước
hết, tai nạn đuối nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ.
- Lí lẽ: Đuối nước chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ
em từ 5 - 14 tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em xảy ra chủ yếu tại cộng đồng, tại
trường học và một số ít xảy ra ở gia đình. Đó là sự tổn thất vô cùng lớn đối với mỗi quốc gia,
mỗi cộng đồng và gia đình. Hơn nữa tai nạn đuối nước còn để lại sự xót thương, những nỗi
đau không thể bù đắp cho cha mẹ, người thân của nạn nhân. Đuối nước không những cướp đi
sự sống, ảnh hưởng đến sự phát triển của các em mà còn để lại những mất mát, đau thương
không thể nguôi ngoai trong nhiều gia đình.
- Dẫn chứng:
+ Mặc dù số trẻ em tử vong do đuối nước liên tục giảm qua các năm, nhưng tỷ lệ này vẫn
còn cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình hình đuối
nước trẻ em đã giảm trong những năm vừa qua, mỗi năm giảm từ 3-5%, tương đương với
trung bình mỗi năm giảm 100 trường hợp trẻ em bị tử vong do đuối nước. Tuy nhiên hàng
năm, vẫn còn gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.
+ Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh – Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm
2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 10 vụ làm 14 trẻ đuối nước, tăng 4 vụ so với năm 2021. Riêng
từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra ít nhất 3 vụ làm 5 người tử vong do đuối nước.
3. Ý kiến 2: Bên cạnh đó, những trẻ em sống sót sau đuối nước còn phải gánh chịu
nhiều di chứng nặng về về sức khỏe và tâm lý.
- Lí lẽ: Đuối nước không phải lúc nào cũng có thể gây tử vong. Có nhiều trường hợp trẻ
em sống sót sau đuối nước với nhiều kết quả khác nhau. Có trẻ may mắn hồi phục hoàn toàn
và cũng có trẻ phải chung sống cả đời với những thương tật, di chứng nghiêm trọng do đuối
nước. Đuối nước có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài, hồi phục khó khăn và chi phí
điều trị tốn kém. Không những thế, một số trẻ em được cứu sống sau đuối nước thường có
tâm lí lo lắng, sợ hãi, thậm chí ám ảnh khi nhìn thấy sông nước.
- Bằng chứng:
+ Trẻ bị đuối nước thường gặp phải các biến chứng về phổi mắc phải hội chứng suy hô hấp
cấp, viêm phổi...do thiếu oxy trong cơ thể. Không những thế, trẻ em bị đuối nước có thể bị
tổn thương não hoặc tổn thương về mặt thể chất... Đặc biệt, người bị đuối nước cũng có thể
bị tàn tật hoặc rơi vào trạng thái sống thực vật vĩnh viễn.
+ Chỉ từ đầu hè đến nay, khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp
nhận điều trị cho gần 10 trẻ đuối nước, trong đó có những trẻ tổn thương phổi nặng, suy đa
tạng phải lọc máu, thậm chí có trẻ tử vong.Tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện
Nhi Trung ương, bé trai V.A. (12 tuổi, ở Hải Dương) vẫn đang hôn mê trên giường bệnh sau
khi bị đuối nước. Bé nhập viện trong tình trạng suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, chảy máu
nhiều qua ống nội khí quản. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành biện pháp hồi sức tích cực
cho bé, tuy nhiên tiên lượng của trẻ vẫn rất nặng.
4. Giải pháp
- Tai nạn đuối nước để lại nhiều hậu quả thương tâm vì vậy cần có những biện pháp để
xóa bỏ hiểm họa này.
- Trẻ em cần tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm, không nên rủ nhau đi tắm ao,
hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Trẻ tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải
có cha mẹ, người lớn trông coi.
- Cha mẹ cần dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp
phải khi tiếp xúc với nước. Đặc biệt đối nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như
một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục.
- Bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng
cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước.
III. KẾT BÀI
VD1: Tóm lại, hiện tượng đuối nước là một tai nạn thương tích đau lòn, gây ra biết bao
mất mát cho chính các em và gia đình các em. Vì các em xứng đáng được vui chơi an toàn,
bổ ích nên bố mẹ, gia đình và toàn xã hội hãy luôn có những hành động ngăn chặn tai nạn
đuối nước và tạo những bể bơi an toàn, lành mạnh cho các em trong mùa hè này.
VD2: Tai nạn đuối vô vùng nguy hiểm, vì vậy ngay từ lúc này, mỗi chúng ta cần tự bản
thân trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để phòng tránh tai nạn đuối nước. Đồng thời,
chúng ta cũng cần tham gia vào việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng, để
mọi người luôn cảnh giác và biết cách bảo vệ bản thân khi tham gia các hoạt động dưới
nước.

You might also like