Ví dụ minh hao cho phương pháp chọn mẫu cơ bản

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Ví dụ minh họa cho phương pháp chọn mẫu cơ bản

 Chọn ngẫu nhiên đơn giản


Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản được hiểu là mỗi đối tượng
trong tổng thể được gán một con số, sau đó con số đượcchọn một cách
ngẫu nhiên
Khi muốn chọn 300 người trong số 3.000 sinh viên tại Trường đại học Công
nghiệp Hà Nội thì mỗi sinh viên có xác suất là 10% được chọn vào mẫu.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lập khung mẫu chứa 3.000 sinh viên của trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội
Bước 2: Chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách tung đồng xu, tung xúc sắc, bốc thăm
vòng quay,… để chọn.
 Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống được hiểu là toàn thể đối
tượng trong tổng thể được liệt kê theo thứ tự định trước. Sau đó tùy vào
quy mô mẫu và tổng thể mà quyết định khoảng cách các đối tượng được
lựa chọn

yêu cầu đặt ra là cần chọn 5 khách hàng từ nhóm 20 khách hàng, cách thức thực
hiện như sau:
 Tính khoảng cách mẫu: k = 20 :5 = 4
 Chọn ngẫu nhiên một giá trị r: 1 ≤r ≤ 4 . Ví dụ chọn r = 4
 Những khách hàng được chọn vào làm mẫu sẽ lần lượt có số thứ tự trong
khung mẫu là:
 Khách hàng thứ nhất có số thứ tự là 3
 Khách hàng thứ hai có số thứ tự là 3+1.4=7
 Khách hàng thứ ba có số thứ tự là 3+2.4=11
 Khách hàng thứ tư có số thứ tự là 3+3.4=15
 Khách hàng thứ năm có số thứ tự là 3+4.4=19
 Chọn mẫu phân tầng
Phương pháp chọn mẫu phân tầng được hiểu là các đối tượng được chia
theo nhóm Sau đó đối tượng được chọn ngẫu nhiên trong từng nhóm theo
tỉ lệ tương ứng với tổng thể
Chúng ta cần nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong phương pháp chọn mẫu phân tầng, giả
sử nghiên cứu cần mẫu là 200 sinh viên trong số 400 sinh viên. Người nghiên cứu
chia tổng thể sinh viên thành 4 tầng theo bốn khối ngành kế toán-kiểm toán, quản
trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Tự động hóa. Dựa trên số lượng sinh viên của
từng khối người nghiên cứu chọn ra 200 sinh viên của trường để tiến hành khảo
sát.
 Chọn mẫu theo khu vực
Phương pháp chọn mẫu theo khu vực được hiểu là không lựa chọn các đối
tượng mà lựa chọn một cách ngẫu nhiên khu vực sau đó phỏng vấn toàn bộ
đối tượng trong khu vực
Tổng thể chung là sinh viên của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Khi đó ta
sẽ lập danh sách các lớp chứ không phải lập danh sách sinh viên, tiếp theo chọn ra
các lớp để điều tra.
 Chọn mẫu thuận tiện
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện dựa trên sự thuận tiện hay dựa trên
tính dễ tiếp cận của đối tượng khảo sát
Chúng ta cần nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng
dạy của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong phương pháp chọn mẫu thuận
tiện người nghiên cứu có thể khảo sát bất kỳ sinh viên nào trong trường khi gặp,
nếu sinh viên đó không đồng ý thì chuyển sang sinh viên khác.
 Chọn mẫu phán đoán
Phương pháp chọn mẫu phán đoán là người phỏng vấn tự đưa ra phán
đoán về đối tượng cần cọn vào mẫu
Chúng ta cần nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong phương pháp chọn mẫu phán đoán,
người nghiên cứu thấy sinh viên A thích hợp sẽ mời sinh viên A làm khảo sát,
người nghiên cứu thấy sinh viên B không thích hợp sẽ không mời.
 Chọn mẫu theo lớp
Phương pháp chọn mẫu theo lớp
 Dựa vào một số thuộc tính kiểm soát xác định một số phần tử sao
cho chúng đảm bảo tỉ lệ của tổng thể và đặc trưng kiểm soát
 Sử dụng phổ biến nhất trong thực tiễn nghiên cứu
 Có thể dùng một hoặc nhiều thuộc tính kiểm soát như tuổi, giới tính,
thu nhập, loại hình doanh nghiệp....
Chúng ta cần phỏng vấn 800 người có độ tuổi trên 18 tại một Tỉnh. Phân tổ theo
giới tính như sau: chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40,
chọn 400 người (200 nam và 200 nữ)có tuổi từ 40 trở lên.

You might also like